-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/07/2016 in Bài viết
-
Trung Quốc dọa Mỹ ngay tại Washington 07/07/2016 10:19 GMT+7 TTO - Hôm qua, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã có bài viết cho rằng Trung Quốc đã đem chiến dịch tuyên truyền quan điểm của mình về Biển Đông tới tận Washington. Bản đồ bày bán trên đường phố ở Bắc Kinh thể hiện luôn cả đường lưỡi bò bao trùm Biển Đông và không được thế giới công nhận. Cách tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh với người dân chỉ là kiểu một chiều - Ảnh: AFP Đó là việc ông Đới Bỉnh Quốc - cựu ủy viên Quốc vụ Trung Quốc - đã đến phát biểu tại một hội nghị tổ chức ở trụ sở của Tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Carnegie Endowment for International Peace ở Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó đã đăng toàn văn bài phát biểu dưới tên gọi “bài phát biểu của Đới Bỉnh Quốc tại Đối thoại Mỹ - Trung về Biển Đông”. Sau phần rào đón về quan hệ hai nước và vai trò của nước lớn, ông Đới - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc - đã mạnh miệng đánh giá rằng: “Nhiệt độ ở Biển Đông hiện nay khá cao. Nếu không kiểm soát được tình hình có thể xảy ra các tai nạn và Biển Đông có thể rơi vào hỗn loạn, thậm chí là cả khu vực châu Á”. Ông Đới khẳng định Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) và cảnh cáo Mỹ nên ứng xử cẩn trọng ở Biển Đông. Thậm chí ông còn dùng ngôn từ không còn chất ngoại giao khi tuyên bố phán quyết sắp tới của PCA “chỉ là tờ giấy lộn không hơn không kém”! Vị cựu lãnh đạo chính trị của Trung Quốc không những đề nghị các nước không công nhận phán quyết mà còn cảnh cáo Trung Quốc sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Philippines sau phán quyết. Ông Đới Bỉnh Quốc cũng cáo buộc Mỹ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông với các hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không liên tục, cũng như khuyến khích các nước Đông Nam Á đối đầu hơn với Trung Quốc. Dù phát biểu ở một hội thảo giữa các trí thức hai nước nhưng ông Đới cũng bắn tiếng đe dọa luôn các chính trị gia ở Washington: “Trung Quốc chúng tôi sẽ không để bị hăm dọa bởi hành động của Mỹ, dù Mỹ có tung một lúc cả 10 hàng không mẫu hạm tới Biển Đông đi chăng nữa... Mỹ đã mạo hiểm để có thể bị kéo vào những rắc rối chống lại lợi ích của chính mình và phải trả một giá đắt bất ngờ”. Bài phát biểu ngày 5-7 (giờ Mỹ) này của ông Đới hoàn toàn phù hợp với giọng điệu “sẵn sàng chiến tranh” của bài xã luận trên Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc. N.QUÂN ====================== Nội dung bài này cũng như bài trên thôi. Nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều, vì là phát ngôn của một nhân vật từng giữ chức vụ cao trong chính giới Bắc Kinh. Nên gần như tuyên bố chính thức của chính phủ. Lão Gàn bảo kê cho cái thế giới khốn khổ này cho đến tháng 10 chưa có chiến tranh ở Tây Thái bình Dương. Lão dùng danh từ chính xác, là "Tây Thái Bình Dương" chứ không phải biển Đông. Bởi vậy từ nay đến đó cứ chém gió thoải mái. Nhưng khi nào đến giờ G thì tự các người biết, lão không cần phải tiên tri.4 likes
-
Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông Thứ ba, 05/07/2016 - 11:06 Dân trí Một tuần trước khi tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò”, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn cho kịch bản xung đột quân sự ở Biển Đông. >> G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện Biển Đông >> Mỹ-Trung sẽ gia tăng đối đầu ở Biển Đông sau phán quyết của PCA? >> Mỹ sẽ đáp trả thẳng tay nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông Một tàu chiến Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters) Trong một bài viết đăng tải hôm nay 5/7, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) thuộc tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nói rằng, căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ leo thang hơn nữa sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA). Thời báo Hoàn cầu viện dẫn việc Mỹ điều đến 2 cụm tàu sân bay tác chiến tới Biển Đông. Thừa nhận rằng Trung Quốc không thể đuổi kịp năng lực quân sự của Mỹ trong ngắn hạn, Thời báo Hoàn cầu nói rằng, Trung Quốc cần đẩy nhanh phát triển năng lực phòng vệ quân sự, buộc Mỹ phải “trả giá” nếu can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Tờ báo cũng biện minh rằng, mặc dù Bắc Kinh hy vọng có thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán nhưng vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xung đột vũ trang. Những bình luận trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Trung Quốc trắng trợn tuyên bố tiến hành tập trận hải quân trong 1 tuần từ ngày 5-11/7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước thềm PCA công bố phán quyết vào ngày 12/7 tới về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 4/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, hành động của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). “Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”, Người Phát ngôn nêu rõ. Minh Phương Tổng hợp ========================= Giỏi! Rất "hảo hán"! Rất Lý Quỳ. Tỏ ra không sợ "ngoáo ọp"! Lão đây quảng cáo cho mấy tay con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc biết rằng: Hoa Kỳ đem hai hạm đội đến Tây Thái Bình Dương, không phải để tranh chấp ở Biển Đông. Hai hạm đội này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề không phải thắng hay thua ở biển Đông , mà là "Ai sẽ là bá chủ thế giới?!". "Hảo Hán" (Người Hán tốt) làm sao sánh được với "Việt Lang" (*) đích thực. * Chú thích: "Lang" là một từ Việt cổ, để mô tả những người đàn ông Việt xuất sắc. Ngày nay dấu ấn còn lại chính là "Ông Lang" (Thày thuốc. Tàu gọi là "Đại phu" - người đàn ông lớn), "lang quân" (Tàu gọi là "phu quân"); "quan Lang" (Người đứng đầu một đơn vị hành chính miền núi). Bởi vậy, với tên nước Văn Lang xác định đất nước của những người đàn ông xuất sắc với những giá trị tri thức (Văn). Cho nên, mấy nhà ngâm cứu nửa mùa, cứ ra rả thời Hai Bà Trưng là "chế độ Mẫu hệ", chỉ là thứ tư duy đất sét. Nền văn hiến Việt vẫn xác định nam nữ bình đẳng.3 likes
-
Mình hồi trước do sở thích cá nhân có tìm hiểu qua vấn đề chữ viết. Dựa vào kinh nghiệm quan sát chữ viết của riêng mình, thì xin khẳng định chữ viết này và chữ khoa đẩu chẳng qua chỉ là...khác font chữ, giống như nét chữ khi in với khi viết, khi nguệch ngoạc với khi nắn nót, khi cách điệu với khi viết quy chuẩn. Nét chữ của nhà văn Khánh Hoài hoặc mấy lang đạo thuộc kối viết "chuẩn", còn cái trong hang là lối viết nào khác nhưng chung quy vẫn là chữ khoa đẩu. Người chăm có xài mấy hệ chữ, trong đó phổ biến nhất là Akhar thrah, mình cũng xem qua vài hệ khác của họ nhưng không thấy cái nào giống mấy chữ trong hang cả. Mấy chữ trong hang chỉ có khả năng lớn nhất ở 2 trong các dòng Bách Việt cổ: Việt (mà về sau phân hóa phần lớn thành Việt - Mường), Thái (phần lớn về sau phân thành Tày - Thái - Lào,...) Về gốc gác chữ Thái Việt và phần lớn chữ cái Lào - Thái Lan, thì phán nó gốc từ hệ chữ Ấn Độ sau thời kỳ văn tự Brahmi là "truy nguyên nửa vời". Sự kế thừa giữa Brahmi với các văn tự sau đó (nếu có) rất không rõ ràng, trong khi đó nếu so với chữ khoa đẩu thì sẽ thấy khá rõ hoặc rất rõ. Ví dụ: অসমীয়া (Ôxômiya), viết "Ô xô mi da" lối khoa đẩu thì sẽ thấy chúng giống nhau đến thế nào. Còn chữ Brahmi vốn cứng cồng và rời rạc, khả năng có liên hệ với chữ oxomiya trên rất thấp, dù có viết theo lối văn tự Ấn Độ nào đi nữa. Như vậy theo suy đoán của mình thì Brahmi thật ra không phát triển thành các bộ chữ viết sau này bên Ấn, mà là chữ khoa đẩu1 like
-
Kính gửi Quý vị quan tâm, Hôm nay, Thiên Luân và Mộc Bản đã đến tận nhà để xem và tư vấn về việc sửa chữa Phong Thủy cho gia đình, nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân. Sau khi xem xét đã đưa ra 1 số nhận định như sau : - Nhà được Phúc Đức Trạch (Tọa Khôn hướng Càn - gia chủ Nhâm Dần Phục Vị theo Phong Thủy Lạc Việt), nhưng bố trí sai phạm nhiều - Nhà thoái khí Bạch Hổ, khí đi thẳng ra sau nhà và tụ tại vị trí nhà vệ sinh, không tụ trong nhà - Bên trong nhà vô khí - Bếp tù khí và sai hướng - Nhiều hầm hố tự đào, nước tù không thoát Cổng nhà gây thoái khí Hố tù đọng Cây trồng ở vị trí cung Cấn Và đã đưa phương án để xử lý : - Sửa lại cổng, lối đi trong nhà - Đổi hướng bàn thờ gia tiên - Phá bỏ nhà vệ sinh hiện tại, dời đi vị trí khác - Sửa bếp - Đào đi những cây và gốc cây ở vị trí cung Cấn - Lấp những hố tù đọng Thứ 7, ngày 9/7/2016, vào giờ Thìn 7-9h sáng, gia chủ sẽ tiến hành sửa chữa (nếu chuẩn bị kịp). Chúng tôi sẽ theo sát gia chủ trong khi tiến hành sữa chữa, và sẽ kiểm tra khi gia chủ thực hiện xong. Kính báo.1 like
-
Tiếng Việt
thienan liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ chuyển nghĩa Trong tiếng Việt cũng giống như trong nhiều ngôn ngữ khác, từ Lưỡi đã sinh ra từ Nói, là một chức năng của cái Mồm. Lưỡi = Lời = Nói = Gọi. Nhưng rồi từ Lời lại sinh ra từ khác để chuyển nghĩa thành cái Mồm, đó là trường hợp của chữ Chủy. Nói xía vô gọi là chõ mõm hay chõ lời. “Chõ Lời” = Chởi (tiếng Nghệ) = Chưởi (tiếng Thanh Hóa) = Chửi (tiếng Hà Nội) = Chủy 嘴 (chữ Nho). Chữ Chủy 嘴 được dùng chuyển nghĩa thành ra đại diện cho Miệng hoặc Nói. Vì chữ Chủy 嘴 này là chữ Nho gốc Việt, nên khi chuyển nghĩa thành “Nói” thì cụm từ ghép chỉ các cách nói đều ghép theo kiểu Việt là “Đề” trước “Thuyết” sau , mặc dù vẫn còn được dùng phổ biến trong Hán ngữ bằng cú pháp Việt, như: Mồm mép 嘴 皮 子 (Chủy Bì Tử), Nói kín kẽ 嘴 緊 (Chủy Khẩn), Nói kín đáo 嘴 穩 (Chủy Ổn), Nói nhanh nhẩu 嘴 快 ( Chủy Khoái), Nói lôi thôi 嘴 碎 (Chủy Toái), Nói đanh đá 嘴 損 (Chủy Tổn) , Nói chanh chua 嘴 尖 (Chủy Tiêm), Nói ngọt ngào 嘴 甜, (Chủy Điền), Nói nghiêm túc 嘴 嚴 (Chủy Nghiêm), Nói ngang ngược 嘴 硬 (Chủy Ngạnh), Nói thẳng 嘴 直 (Chủy Trực), Nói dễ thương 嘴 乖 (Chủy Quai). Còn Hán ngữ ghép theo cú pháp Hán là “Thuyết” trước “Đề” sau nên từ nói thẳng là Chủy Trực 嘴 直 thì Hán ngữ sẽ dùng là Trực Thuyết 直 說 (từ Chủy đóng vai trò nói đồng nghĩa với từ Thuyết nghĩa là nói), từ nói cứng là Chủy Ngạnh 嘴 硬 thì Hán ngữ sẽ dùng là Ngạnh Thuyết 硬 說 (từ Ngạnh nghĩa là cứng, ngang ngược) . [ “Đề” và “Thuyết” là cách nói của GS Cao Xuân Hạo khi phân tích cú pháp Việt và các ngôn ngữ phương Đông, khác với cách phân tích cú pháp theo “chủ ngữ”, “vị ngữ”, “tân ngữ” là cách mà Ông gọi là “bắt chước ngữ pháp phương Tây để phấn tích câu cú phương đông”. “Đề” là cái nội dung cốt lõi cần nêu, “Thuyết” là cái phụ họa cho cái cần nêu. Các học giả khác gọi là “Chính” và “Phụ”, “cú pháp Việt thì “Chính” trước phụ sau; cú pháp Hán thì ngược lại “Phụ” trước “Chính” sau. Còn gọi là “Đề” và “Thuyết” ý là “Đề” đứng trước là cái Nêu, còn” Thuyết” đứng sau là cái “Thuyết Minh” cho cái Nêu. Nhưng từ “thuyết minh” là từ hàn lâm có chữ của từ “nói rõ”. Cái “nói rõ” này phụ họa (bổ nghĩa) cho cái “Đề” đứng trước nó, bởi vậy cái mà “Đề” cần ở nó là ở “rõ” mới là cốt lõi, chứ không phải là ở “nói” trong từ “nói rõ”. Do vậy dùng tắt thì phải tóm cái cốt lõi, ở “nói rõ” thì tóm cái cốt lõi là “rõ”, tức ở “Thuyết Minh” thì tóm cái cốt lõi là “Minh”. Vì vậy theo thiển ý của hai lúa thì “Đề 提” và “Thuyết Minh 說 明” nếu dùng từ tắt nên gọi là “Đề 提” và “Minh 明” thì mới chính xác, cái “Minh 明” đứng sau là để làm rõ hơn cho cái “Đề 提” đứng trước. Ví dụ khi HDV du lịch đang Thuyết Minh, nếu chưa rõ thì ta sẽ đề nghị HDV “Minh 明” lại cho nghe thêm cho rõ. Còn nếu đề nghị “Thuyết 說” lại cho nghe thì HDV lại cứ “Thuyết 說” (nói) vu vơ tràng giang đại hải nhưng sai cả lịch sử thì làm sao mà rõ được] “Chiếc lá màu xanh” nên người ta vẫn dùng từ theo kiểu đại diện là màu xanh cũng gọi được là màu lá. Vậy từ Lá và từ Xanh là chuyển nghĩa cho nhau hay chúng có cùng nôi khái niệm không? Đương nhiên là có, trong cùng một nôi khái niệm có nội dung là “màu xanh”. Trong nôi khái niệm ấy còn sinh ra cả những từ có viết bằng chữ Nho, mà Hán ngữ sử dụng về sau: Xanh = Lạnh = Lãnh 冷 = Lặng = Lằng = Nhặng = Dăng 蠅 = Dong = Mòng = Long 龍 = Lục 綠 = Lá = Liếp = =Diệp 葉 = Dâm = Lâm 林 = Râm = Rừng = Rành Rành = Thanh 青 = Thiện 善 = Thương 蒼 = Lương 良 = Lành. Nhân loại đang phấn đấu cho “một thế giới màu Xanh” hay “thế giới môi trường Xanh” (tức nó có màu Xanh của môi trường sống theo nghĩa đen và nó có xã hội Lương Thiện theo nghĩa bóng, đương nhiên con người có cái tâm Lành thì mới giữ được màu Xanh cho trái đất). Giải thích các từ trong nôi khái niệm trên: Màu Xanh còn gọi là màu Lạnh hay màu Lặng. Trong bóng Xanh là trong bóng Mát (bóng Lạnh) hay trong bóng Râm (bóng Dâm). Con ruồi xanh gọi là con Lằng, con Mòng, hay con Nhặng , nho viết bằng chữ Dăng 蠅, Hán ngữ dùng chữ Thương Dăng 蒼 蠅 chỉ con ruồi. Loại lá cây chỉ dùng khi xanh kể cả còn sống hay đã luộc chín, gọi là lá Dong. Phong thủy thì Long là màu xanh, Thanh Long. Những từ có nôi màu xanh với lá là: Lá = Lục 綠 = Lam 蘭 = =Chàm. Còn những từ có nôi hình thức như một mặt phẳng của Lá là: Lá = Liếp = Diệp 葉 = Dẹt = Dẹp = Bẹp = =Bẹt = Biển 扁. Do vậy tiếng Việt dùng từ Biển 扁 để chỉ cái bảng (mặt phẳng) quảng cáo, gọi là Biển Hiệu 扁 號; Hán ngữ dùng chữ Biển Hình 扁 形 để chỉ cái hình Bẹt. Xanh được dùng đại diện bầu trời, TrênTrời tức Trên Xanh viết bằng chữ Thiên Thương 天 蒼 thì Hán ngữ dùng từ Thương Thiên 蒼 天 chỉ trời xanh. Rừng là nhiều cây xanh, nên vào Rừng còn gọi là vào Xanh , Rừng = Rậm = Lâm 林 = Lắm = Thẳm = Thâm 深 = Sâm 森 = Sâu = Lâu = Lục 綠, càng đi vào rừng càng thấy sâu thẳm, nên chữ Lục 綠 màu xanh cũng còn dùng chỉ lâu về thời gian, cùng logic với từ Lục 六 đồng âm là số Sáu, hết vòng đếm ngũ phân là số 5 = = Prăm = Năm = Lắm = Lâm 林, rồi mới sang vòng mới thì tất nhiên là nó phải Lâu = Sâu = Sâm 森 = Thâm 深 = Thăm Thẳm. (Trong chữ Minh 冥 âm chỉ màu đen của rừng U Minh 烏 冥 tối đen u u minh minh: thế giới âm là chữ Minh 冥 là Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 lái là Mầu Và Linh). Cây Lục Lằng (lá vị đắng ) và cây Rành Rành (lá vị đắng) đều dùng lá khi còn xanh để nấu nước uống giải nhiệt.1 like -
Báo Trung Quốc tiết lộ cơ chế phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết của tòa trọng tài Thứ ba, 05/07/2016 - 16:16 Dân trí Tờ China Daily ngày 7/5 dẫn nguồn thạo tin cho biết sau khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết vụ kiện “đường lưỡi bò” vào tuần tới, phản ứng của Trung Quốc “phụ thuộc hoàn toàn” vào các động thái của Philippines và các nước khác. >> Vì sao Trung Quốc ngoan cố cải tạo, xây dựng ở Biển Đông? >> Báo Trung Quốc hô hào chuẩn bị xung đột vũ trang sau phán quyết vụ kiện Biển Đông Một tàu hải quân Trung Quốc (Ảnh:Reuters) Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vào ngày 12/7 tới. Mặc dù cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ ngang ngược lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông để đối phó, Mỹ đã nhiều lần công khai hối thúc Bắc Kinh công nhận phán quyết của tòa. Trong khi đó, China Daily hôm nay dẫn nguồn thạo tin giấu tên nói rằng, phản ứng của Trung Quốc như nào sẽ “phụ thuộc hoàn toàn vào động thái của Phillippines và các nước khác sau phán quyết”. Nhưng một nguồn tin khác lại nói: "Nếu Trung Quốc quyết định phản kháng, những bước kiềm chế cùng phương thức tiến hành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng từ hành động của các bên, bao gồm Manila". Một nguồn tin thứ 3 nói: “Sẽ không có vấn đề gì nếu tất cả các bên liên quan đặt phán quyết của tòa sang một bên”. Một số đồn đoán cho rằng sau phán quyết của tòa trọng tài, Trung Quốc có thể sẽ trắng trợn lập một vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông hoặc đưa quân đến bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng trái phép của Philippines. Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đã “dụ dỗ” Philippines làm ngơ phán quyết để đàm phán song phương về hợp tác, đầu tư. Bắc Kinh cũng ra sức rêu rao hàng chục nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông. Minh Phương Theo China Daily ===================== Toàn đoán mò. Đúng là một đám "dở hơi, nhưng lại biết bơi". Nhưng trường hợp này, không phải chuyện chơi, để "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Mà là "Thiên cơ bất khả lộ". Nhưng nếu nói vậy thì những kẻ ưa chỉ trích lão Gàn lại bảo lão cũng điếu bít gì mà nói. Bởi vậy, lão phán như sau: Chỉ không qúa ba tháng, tính từ tháng 6 Việt lịch là tháng thứ nhất. Đến hết tháng 8, sang đầu tháng 9 Việt lịch thì quý vị sẽ thấy kết quả của cuộc thương lượng Phi - Tàu.1 like
-
Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Xin xem hồi sau sẽ rõ. Cũng không lâu lắm đâu. Tổng thống Philippines đề nghị Trung Quốc đàm phán về phán quyết vụ kiện Biển Đông Thứ ba, 05/07/2016 - 18:26 Dân trí Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 5/7 đề nghị Trung Quốc cùng đàm phán hòa giải về phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, liên quan tới vụ kiện do Manila khởi xướng về yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông. >> Trung Quốc dụ dỗ Philippines đàm phán nếu bỏ qua phán quyết về “đường lưỡi bò” >> Báo Trung Quốc ngang ngược dọa kéo tàu quân sự của Philippines ở Biển Đông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: EPA) Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay cho biết ông hoàn toàn lạc quan về kết quả vụ kiện do Manila khởi xướng chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông tin rằng phán quyết của PCA, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 12/7 tới, sẽ có lợi cho Philippines, AFP đưa tin. “Nếu điều đó có lợi cho chúng ta, hãy cùng đàm phán”, ông Duterte phát biểu trước Lực lượng Không quân Philippines tại căn cứ quân sự Clark, cách Manila khoảng một giờ lái xe. Khác với Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, người đã quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực và theo đuổi chính sách thắt chặt quan hệ với Mỹ, ông Duterte nói ông muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Chính quyền cựu Tổng thống Aquino cho rằng việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông Aquino cũng từ chối đàm phán trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cựu Tổng thống Philippines lo ngại rằng nếu đàm phán với Bắc Kinh, Manila sẽ gặp bất lợi vì có ít nguồn lực ngoại giao. Ngược lại với ông Aquino, Tổng thống Duterte tuyên bố để ngỏ khả năng đối thoại với Trung Quốc, thậm chí còn có thể hợp tác với Bắc Kinh và chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Phát biểu của ông Duterte hôm nay là lần đầu tiên tân Tổng thống Philippines xác nhận để ngỏ khả năng đối thoại với Trung Quốc. Đây cũng là điều Bắc Kinh ủng hộ từ lâu vì cho rằng sẽ đạt được lợi thế từ việc này. Nhà lãnh đạo Philippines nói ông sẽ không “khen ngợi hay chê bai” một phán quyết có lợi cho Manila. Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh “sẽ không ngại rắc rối” trong khi truyền thông trong nước kêu gọi chuẩn bị cho cuộc “đối đầu quân sự” ở Biển Đông. Trong khi đó, Tổng thống Philippines nhấn mạnh ông phản đối xung đột vũ trang. “Chúng tôi không muốn có chiến tranh. Chiến tranh là một từ bẩn thỉu”, ông Duterte tuyên bố. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ của ông sẽ tuân thủ phán quyết của tòa dù cho phán quyết đó gây bất lợi cho Philippines. Thành Đạt Theo AFP ========================= Hì! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn.1 like
-
Báo Mỹ: Trung Quốc đang sợ 02/07/2016 09:17 GMT+7 TTO - Chỉ còn mười ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philippines với Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục cho thế giới thấy họ hoàn toàn không có cách phản ứng nào khác ngoài kêu than bị xử ép và tố Philippines cùng Mỹ. Hôm qua 1-7, tờ Thời Báo Hoàn Cầu có bài xã luận với cùng kịch bản trên khi than rằng Trung Quốc “luôn nằm ở thế bất lợi” trong vụ kiện của Philippines, và rằng “Manila chỉ giả vờ là nạn nhân”. Thời Báo Hoàn Cầu lặp lại luận điệu cũ rích rằng truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục tuyên truyền sai lệch về vụ kiện. Bài viết kết luận hình ảnh vụ kiện đã bị làm méo mó bởi “một cái bẫy do Mỹ dựng lên, do Philippines dẫn đầu và được PCA hưởng ứng”. Cùng ngày, tạp chí Forbes của Mỹ có bài bình luận bài viết nói trên của Thời Báo Hoàn Cầu cho thấy Bắc Kinh đang lo sợ khó khăn trước “ngày phán quyết”. Giới phân tích quốc tế dự đoán PCA sẽ phán quyết có lợi cho Manila và nếu điều đó thật sự xảy ra, “Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với dư luận trong nước”, theo Forbes. Nếu đổi ý công nhận phán quyết về Biển Đông, trái với các tuyên bố trước đó, hòng tránh mất thể diện trên trường quốc tế, Bắc Kinh sẽ phải đối diện với phản ứng từ nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan. “Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra tình huống không thể thắng trên Biển Đông mà lại cũng khó có đường lui” - tờ Forbes nhận định. Trong khi đó theo báo Manila Bulletin của Philippines, nguồn tin từ ngoại giao Mỹ hôm 30-6 cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo với các quan chức Trung Quốc rằng Washington sẽ thực thi các biện pháp đáp trả nếu Bắc Kinh thực thi những hành động khiêu khích thêm nữa ở Biển Đông. TRƯỜNG SƠN ======================= Nếu chỉ xét riêng về phán quyết của PCA, thì Bắc Kinh coi như "phớt". Nhưng cái mà Bắc Kinh phải sợ chính là những lực lượng bảo trợ cho phán quyết của PCA. Sợ hả! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn.1 like
-
Bí ẩn văn tự Champa trong động Phong Nha 24/07/2015 13:13 GMT+7 TT - Đã 116 năm kể từ khi nhà truyền đạo người Pháp Léopold Cadière phát hiện những dòng chữ Champa cổ viết trên vách đá nằm sâu trong động Phong Nha (Quảng Bình). Chữ Champa cổ viết trên vách đá trong động Phong Nha - Ảnh: Lam Giang Đến nay những con chữ đó vẫn là sự bí ẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Mới đây nhất, từ ngày 11 đến 14-7-2015, một nhóm chuyên gia ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême - Orient, Pháp) đã đến động Phong Nha nghiên cứu những dòng chữ Champa viết trên vách thạch nhũ ở hang Bi Ký mà 116 năm trước cũng do chính người Pháp phát hiện. Một thánh đường Champa? Theo tài liệu của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tại thời điểm cuối năm 1899 giáo sĩ L. Cadière đến Quảng Bình ngoài chức trách truyền giáo ở vùng dân cư Cổ Lạc và Cổ Giang còn có thú ham thích khám phá, vì vậy ông đã vào động Phong Nha với mục đích nghiên cứu, khảo sát. Chỉ bằng một chiếc thuyền độc mộc của người dân bản địa, ông đã len lỏi vào sâu trong động Phong Nha đến hơn 600m. Tại điểm cuối của động lúc đó, ông phát hiện văn bản này và một số di tích cổ như bàn thờ, bệ thờ, gạch nung, mảnh gốm, mảnh sành, đĩa... Tháng 12-1899, L. Cadière viết thư gửi giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ là Louis Finot, báo tin về những phát hiện quý báu trong động Phong Nha. Thư có đoạn: “Những gì còn lại đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích không ít cho khoa học”. Chính từ phát hiện này của L. Cadière trong động Phong Nha mà khu vực hang có văn bản này được đặt tên là Bi Ký như đang gọi ngày nay. Đến đầu thế kỷ 20, có thêm các nhà thám hiểm và học giả người Pháp, Anh đến động Phong Nha như Barton (năm 1924), Antonie (1928), M. Bouffie (1929), Pavi, Goloubew, Finot... Các nhóm này phát hiện thêm nhiều di vật Champa như tượng đá, tượng Phật, đá, gạch Champa, bài vị, mảnh gốm... Với 97 chữ Champa viết trên vách đá trong động Phong Nha, ngay từ chuyến khảo sát đầu thế kỷ 20 ông Pavi - học giả người Pháp - cũng cho rằng rất khó đọc, khó để viết phỏng lại chính xác. Cuối cùng ông Pavi chỉ nhận ra được một chữ và ông cho rằng đó là “capimala”. Sau này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, nếu đúng là chữ “capimala” thì đó là tên một vị la hán, tổ thứ 13 của Phật giáo. Tháng 7-1995, qua nghiên cứu và khảo sát động Phong Nha, giáo sư Trần Quốc Vượng và nhóm cộng tác viên ở Viện Khảo cổ học Hà Nội nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Các dấu tích ở hang Bi Ký cho thấy rất có thể đây là một thánh đường Champa từ thế kỷ 9 - 11. Cần thời gian giải mã Tháng 3-2008, một đoàn nghiên cứu của các nhà khoa học VN và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích văn tự trong động Phong Nha là theo dạng chữ sanskrit phối hợp với dạng chữ Champa cổ. Trong bài nghiên cứu về Phật giáo Champa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ 9 - 10), nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - nguyên phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại Huế - cho rằng những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu Việt - Nhật đã hé lộ nhiều thông tin đáng quan tâm nhằm làm rõ thêm di tích Phật giáo Chăm trong thạch động thuộc di sản thiên nhiên thế giới. Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái (Quảng Bình) cho biết chuyện giải mã chữ viết của người Champa trong động Phong Nha là khá nan giải “vì có những ngôn ngữ đã chết, hoặc có sự biến ngữ, hoặc có loại ngôn ngữ được thần thánh hóa khi viết cho bí ẩn trong tôn giáo”. Qua khảo sát và nghiên cứu bước đầu, giáo sư Arlo Griffiths của Trường Viễn Đông Bác Cổ cho biết hiện vẫn chưa thể dịch nghĩa được những dòng chữ này có nội dung gì, chỉ khẳng định được chữ viết ở văn bia này là chữ viết của người Champa. Ông nhận định văn bản này được viết vào những năm đầu thế kỷ 11 (cách đây khoảng 1.000 năm). Đây là lần đầu tiên văn bia trong động Phong Nha được xác định niên đại cụ thể, so với những nhận định trước đó đều có khoảng cách từ thế kỷ 9 - 10 hoặc từ thế kỷ 10 - 11. Sau khi đã khảo sát kỹ, các nhà ngôn ngữ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ đã chụp ảnh văn bia để đưa về Pháp nghiên cứu dịch nghĩa và cam kết sẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm mục đích giới thiệu cho du khách tham quan. LAM GIANG ========================== So sánh mẫu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với ký tự trong động Phong Nha. Cái gọi là chữ Champa trong động Phong Nha, giống đến 90% chữ Việt cổ mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học????!1 like