• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/07/2016 in all areas

  1. Báo Mỹ: 
Trung Quốc 
đang sợ 02/07/2016 09:17 GMT+7 TTO - Chỉ còn mười ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philippines với Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục cho thế giới thấy họ hoàn toàn không có cách phản ứng nào khác ngoài kêu than bị xử ép và tố Philippines cùng Mỹ. Hôm qua 1-7, tờ Thời Báo Hoàn Cầu có bài xã luận với cùng kịch bản trên khi than rằng Trung Quốc “luôn nằm ở thế bất lợi” trong vụ kiện của Philippines, và rằng “Manila chỉ giả vờ là nạn nhân”. Thời Báo Hoàn Cầu lặp lại luận điệu cũ rích rằng truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục tuyên truyền sai lệch về vụ kiện. Bài viết kết luận hình ảnh vụ kiện đã bị làm méo mó bởi “một cái bẫy do Mỹ dựng lên, do Philippines dẫn đầu và được PCA hưởng ứng”. Cùng ngày, tạp chí Forbes của Mỹ có bài bình luận bài viết nói trên của Thời Báo Hoàn Cầu cho thấy Bắc Kinh đang lo sợ khó khăn trước “ngày phán quyết”. Giới phân tích quốc tế dự đoán PCA sẽ phán quyết có lợi cho Manila và nếu điều đó thật sự xảy ra, “Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với dư luận trong nước”, theo Forbes. Nếu đổi ý công nhận phán quyết về Biển Đông, trái với các tuyên bố trước đó, hòng tránh mất thể diện trên trường quốc tế, Bắc Kinh sẽ phải đối diện với phản ứng từ nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan. “Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra tình huống không thể thắng trên Biển Đông mà lại cũng khó có đường lui” - tờ 
Forbes nhận định. Trong khi đó theo báo Manila Bulletin của Philippines, nguồn tin từ ngoại giao Mỹ hôm 30-6 cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo với các quan chức Trung Quốc rằng Washington sẽ thực thi các biện pháp đáp trả nếu Bắc Kinh thực thi những hành động khiêu khích thêm nữa ở Biển Đông. TRƯỜNG SƠN ======================= Nếu chỉ xét riêng về phán quyết của PCA, thì Bắc Kinh coi như "phớt". Nhưng cái mà Bắc Kinh phải sợ chính là những lực lượng bảo trợ cho phán quyết của PCA. Sợ hả! Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn.
    1 like
  2. Với mong muốn tiễn đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia một cách bình an, người xưa ở các vùng miền khác nhau lại có những phong tục khác nhau. Người xưa tin rằng tồn tại thế giới bên kia, và có các cách đưa linh hồn về nơi đó. (Ảnh: Internet) Người Maya Người Maya tin rằng, thế giới bên kia tồn tại và gọi là Xibalba. Đó là một nơi rùng rợn, có những vị thần cai quản và các kẻ săn mồi khát máu. Xibalba là nơi chỉ dành cho những linh hồn người chết nếu như vượt qua được một loạt thử thách. Trong văn hóa của người Maya, phong tục tang lễ đóng vai trò quan trọng. Theo đó, người ta thường đặt ngô vào bên trong miệng người chết. Ngô được coi như là một dưỡng chất dành cho linh hồn người quá cố trong chuyến hành trình gian khó để đến được nơi an nghỉ vĩnh hằng Xibalba. Ngô cũng được coi là biểu tượng tái sinh của linh hồn. Bên cạnh ngô, người ta còn đặt vào trong miệng người quá cố hạt ngọc. Một số người dân tin rằng, những viên ngọc đó được linh hồn người chết sử dụng như một loại tiền tệ trong chuyến hành trình đến Xibalba. Cũng có quan niệm cho rằng, viên ngọc duy nhất đặt trong miệng người chết tương đương với nguồn năng lượng vô tận của hạt ngô. Địa ngục Xibalba trong văn hóa Maya. (Ảnh: Internet) Bùa hộ mệnh Người Ai Cập cổ đại tin những lá bùa hộ mệnh có sức mạnh kỳ diệu trong việc bảo vệ khỏi những cái ác và mang lại may mắn cho chủ nhân. Do vậy, họ đeo những lá bùa ở cổ, cổ tay, các ngón tay và mắt cá chân từ khi còn trẻ. Không chỉ sử dụng bùa khi còn sống, người Ai Cập còn sử dụng chúng cho người quá cố khi sang thế giới bên kia. Hàng trăm bùa hộ mệnh được người Ai Cập sử dụng trong tang lễ. Tuy nhiên, việc sử dụng loại bùa nào tùy thuộc vào sự giàu có và sở thích của mỗi người. Theo đó, những bùa hộ mệnh được lựa chọn sẽ được đặt cẩn thận lên trên các bộ phận khác nhau của xác ướp trong quá trình chôn cất. Một số bùa hộ mệnh có thể được đặt ở bất cứ nơi nào nhưng cũng có loại bùa được đặt ở vị trí chính xác. Một điều quan trọng đó là các linh mục sẽ đọc lời cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ để đặt những bùa hộ mệnh đó trong thời gian diễn ra tang lễ. Một trong những loại bùa phổ biến nhất của người Ai Cập sử dụng đó là lá bùa trái tim hình bọ hung. Loại bùa này sẽ được đặt vào vị trí trái tim của người quá cố để nó không tách rời khỏi linh hồn người chết khi sang thế giới bên kia. Những người sợ xảy ra điều không mong muốn đó có thể đọc câu thần chú ghi trên lá bùa đó để ngăn chặn việc trái tim đó phản bội lại chủ nhân. Một bùa hộ mệnh quan trọng khác đối với người chết là “bùa đường đi” giúp người đã khuất đi đường một cách an toàn sang thế giới bên kia. Những bùa thường được đề cập đến trong “Book of the Dead” (Cuốn sách của người chết). “Cuốn sách của người chết” chứa tất cả những thông tin cần thiết nhằm hướng dẫn người chết sang thế giới bên kia. Theo đó, những linh hồn người quá cố sẽ phải vượt qua các phiên tòa xét xử, các cuộc kiểm tra để có thể sang thế giới bên kia một cách bình an. (Ảnh: Internet) Giấy đặc biệt – Amatl Trong thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Aztec, khi một người dân ở tầng lớp thấp hoặc trung bình qua đời, thầy tế sẽ thực hiện nghi lễ mai táng và chuẩn bị cho người chết sang thế giới bên kia. Theo đó, thầy tế sẽ chủ trì những nghi lễ bao gồm: đổ nước lên đầu của người quá cố cũng như mặc quần áo cho người quá cố tùy theo điều kiện, tài sản hoặc nguyên nhân tử vong. Cụ thể, nếu người quá cố chết vì uống quá nhiều rượu thì người đó sẽ mặc trang phục với những biểu tượng của Tezcatzoncatl – vị thần rượu và những người say rượu. Người ta cũng đặt 1 bình nước bên cạnh thi hài người quá cố để người chết không bị khát nước trong chuyến hành trình sang thế giới bên kia. Một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với người Aztec đó là là bọc cơ thể người quá cố trong giấy làm từ vỏ cây được gọi là amatl (hay còn gọi là amate). Việc sử dụng loại giấy đặc biệt này có những lý do riêng. Theo đó, người đã khuất sử dụng amatl lần đầu tiên để vượt qua 2 ngọn núi một cách an toàn. Thứ hai, người ta sử dụng amatl để giúp người chết không gặp bất cứ nguy hiểm nào khi đi qua con đường được con rắn khổng lồ bảo vệ. Thứ ba là giấy amatl giúp linh hồn người chết đi qua một ngã tư. Thứ 4, amatl giúp linh hồn người chết vượt qua 7 sa mạc và 8 ngọn đồi. Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, Amatl giúp bảo vệ người chết trước gió Bắc. Thêm vào đó, để vượt qua các thử thách, người Aztec còn đốt quần áo và cánh tay của người chết để hơi ấm từ cơ thể bị đốt cháy có thể bảo vệ linh hồn người đã khuất khỏi những trận gió Bắc lạnh giá. Giết chết một con chó Techichi cũng là một phần quan trọng của tang lễ bởi vì người ta tin rằng con vật sẽ trở thành bạn đồng hành của người chết trong hành trình sang thế giới khác. Theo kienthuc.net
    1 like
  3. Philippines không dại dột bán rẻ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết 07:59 02/07/16 Thảo luận (3) (GDVN) - Tôi cho rằng sẽ không có gì "bất ngờ 180 độ" xảy ra về mặt lập trường chính thức của Philippines sau phán quyết của PCA. Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ Philippines muốn "hạ cánh mềm" với Trung Quốc sau phán quyết của PCA Sputnik cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc? Trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống Philippines tháng 5 năm nay, ông Rodrigo Duterte đã có nhiều phát ngôn gây tranh cãi về Biển Đông khiến dư luận chú ý. Khi ông trúng cử và chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines ngày 30/6 vừa qua, lập trường quan điểm của ông về Biển Đông, cách tiếp cận với Trung Quốc và thái độ đón nhận phán quyết của PCA trở thành tâm điểm theo dõi của dư luận. Trung Quốc ra sức lôi kéo, tác động ảnh hưởng đến chính quyền mới của Philippines, ông Rodrigo Duterte thay đổi chiến thuật Cuộc bầu cử Tổng thống Philippines diễn ra hôm 9/5 khá kịch tính với sự thắng lợi áp đảo của ông Rodrigo Duterte. Ngay khi biết tin, ông Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng Tổng thống đắc cử của nước láng giềng đang khởi kiện Trung Quốc và bày tỏ hy vọng cải thiện quan hệ hai nước. Ngày 30/6 ông Tập Cận Bình lại gửi điện mừng ông Rodrigo Duterte nhậm chức, đồng thời còn chỉ đạo cho các cơ quan chức năng Trung Quốc xúc tiến hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư với Philippines. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh do tác giả cung cấp. Chỉ hơn 1 tháng ông Tập Cận Bình 2 lần gửi điện mừng ông Duterte đủ thấy, Bắc Kinh muốn tranh thủ, vận động nhà lãnh đạo mới này như thế nào. Những động thái này càng đáng chú ý khi nó diễn ra ngay trước thềm phán quyết của PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự vận động và tranh thủ của Bắc Kinh với Manila không có gì khó hiểu. Cái dư luận đang quan tâm là thái độ và phản ứng của tân Tổng thống Rodrigo Duterte và Nội các của ông với phán quyết của PCA sẽ ra sao trước sức ép, sự lôi kéo của Trung Quốc. Câu trả lời đã có trong cuộc họp đầu tiên của Nội các mới ngày hôm qua. Ông Rodrigo Duterte tuyên bố muốn có một “hạ cánh mềm” với Trung Quốc ở Biển Đông. Còn tân Ngoại trưởng Perfecto Yasay khẳng định, ông từ chối ra tuyên bố lên án mạnh mẽ Trung Quốc nếu PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines. Nội các mới sẽ xem xét thấu đáo tình hình, đánh giá các tác động của phán quyết rồi mới ra tuyên bố. Dư luận khu vực, bao gồm cả Philippines lẫn Việt Nam băn khoăn chính bởi phát biểu này của ông Ngoại trưởng Philippines. Thậm chí có người lo ngại, phải chăng “gió đông đã thổi bạt gió tây?” Phải chăng Philippines đã “xuống nước, đầu hàng” Trung Quốc để đổi lấy các lợi ích kinh tế? Điều này sẽ tác động, ảnh hưởng ra sao đến PCA trước khi ra phán quyết, cũng như phán quyết của PCA hậu phiên tòa này? Đặc biệt là với Việt Nam, có những quan điểm lo ngại rằng, Philippines chủ động kiện, thắng kiện mà lại còn “rút lui” sẽ dẫn đến hoài nghi và lật ngược vấn đề, vậy Việt Nam có nên tiếp tục sử dụng kênh pháp lý đấu tranh với Trung Quốc hay không? Cá nhân tôi thiết nghĩ, trả lời những câu hỏi dư luận đang đặt ra là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Dĩ bất biến, ứng vạn biến Tôi tin rằng, việc Philippines kiện Trung Quốc ra PCA là việc làm cần thiết và có lợi cho ổn định, hòa bình trong khu vực, cũng như việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Trên thế giới chưa từng có quốc gia nào vẽ ra một đường ranh giới vô lý như đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ nên nhiều khả năng PCA sẽ ra phán quyết hủy bỏ. Đây là một cơ sở rất quan trọng trong đàm phán với Trung Quốc sau này. Philippines vẫn là nước nhỏ, dù họ cũng có những thế mạnh trong đấu tranh trực diện với Trung Quốc so với Việt Nam: Họ ở xa Trung Quốc, có đồng minh hỗ trợ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết của PCA chỉ là một tiếng nói lạc lõng. Ảnh: Yahoo. Tuy nhiên khi khởi kiện, các nhà lãnh đạo Philippines khi đó cũng xác định trước rằng, phán quyết của PCA hiện không có cơ chế thi hành án buộc Trung Quốc phải tuân thủ, nhưng có ý nghĩa pháp lý, chính trị, ngoại giao và đấu tranh dư luận rất tốt. Ít nhất khởi kiện Trung Quốc và nếu PCA ra phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giúp họ tạo ra thế thượng phong pháp lý trê bàn đàm phán, đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý sau này. Nói cách khác, Philippines xác định kiện để đàm phán, chứ không ảo tưởng Trung Quốc chấp nhận ngay. Bây giờ Philippines có Tổng thống mới, ông Rodrigo Duterte có chiến thuật mới, nhưng theo tôi chiến lược của Philippines không thay đổi bởi 3 lý do. Thứ nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc là tối thượng. Chẳng có lãnh đạo quốc gia nào có thể thay đổi được quyết tâm chiến lược bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc mình. Dù một tấc đất cũng không được phép tự nguyện dâng cho ngoại bang. Có chăng một vài trường hợp cá biệt trong lịch sử “rước voi về giày mả tổ” cũng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt để bảo vệ quyền lợi cá nhân hẹp hòi và sẽ là nỗi nhục muôn đời, tội lỗi với muôn đời sau. Lịch sử nước ta cũng từng có một vài con sâu như vậy, có thể kể ra như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Thứ hai, Philippines không yếu đến mức phải chấp nhận những yêu sách vô lý, vô lối của Trung Quốc. Một là về địa lý hai nước cách nhau bởi Biển Đông, Trung Quốc có muốn dùng vũ lực với họ cũng không đơn giản. Hai là họ có hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ, Mỹ sẽ không để yên. Ông Duterte đã hỏi trực tiếp Đại sứ Mỹ tại Philippines về cam kết này và cũng nhận được câu trả lời khá rõ ràng. Bởi vậy cá nhân tôi cho rằng không đời nào Philippines thay đổi 180 độ chiến lược, coi nhẹ phán quyết của PCA hay chấp nhận thỏa hiệp theo luật chơi bất công, vô lý mà Trung Quốc đặt ra. Nhưng về chiến thuật, ông Rodrigo Duterte có thể thay đổi mềm dẻo hơn. Chính phủ tiền nhiệm khởi kiện Trung Quốc cốt là tạo thế thượng phong pháp lý để tiếp tục đàm phán và đấu tranh ngoại giao, nhưng thời ông Aqunio cánh cửa đàm phán với Trung Quốc bị đóng chặt, do một số phát biểu của nhà lãnh đạo này dường như đã làm mất mặt Bắc Kinh. Bởi vậy khi lên nắm quyền, muốn mở cánh cửa đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở lấy phán quyết của PCA làm bàn đạp, đầu tiên Tổng thống Rodrigo Duterte phải tỏ thiện chí để có thể ngồi lại với Trung Quốc đã. Nói như Cụ Hồ là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đặc biệt là khi các nước nhỏ phải đương đầu, đấu tranh với các thế lực cường quyền. Theo tôi đó là lý do tại sao tân Ngoại trưởng Philippines nói rằng, chính phủ phải nghiên cứu kỹ phán quyết của PCA, đánh giá các tác động ảnh hưởng nhiều chiều rồi mới đưa ra phản ứng, không ngay lập tức lên án, chỉ trích làm mất mặt Trung Quốc, để tuột mất cơ hội đối thoại sau này. Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Independent. Điều đó không có nghĩa là Philippines “thay đổi lập trường”, càng không thể nói là họ rút lui hay đầu hàng Trung Quốc. Philippines là bên khởi kiện, mà nếu PCA ra phán quyết có lợi cho họ thì Philippines không thể im lặng. Vấn đề là mức độ, lời lẽ ôn hòa hay gay gắt, còn nội dung tuyên bố thì không thay đổi. Tôi cho rằng sẽ không có gì "bất ngờ 180 độ" xảy ra về mặt lập trường chính thức của Philippines sau phán quyết của PCA như một số quan điểm trong dư luận hiện nay lo ngại. Thứ ba là Philippines là một đất nước đa đảng, nếu ai đó đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc hợp pháp của họ thì chắc chắn các đảng phái chính trị khác và ngay chính người dân, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là quân đội, cảnh sát biển và ngư dân Philippines sẽ không để yên. Ngoại trưởng Philippines cũng đã gián tiếp thừa nhận thực tế này với báo giới khi cho biết, quân đội và nhiều bộ ngành yêu cầu chính phủ mới phải có tiếng nói mạnh mẽ lên án Trung Quốc hậu phán quyết của PCA. Dù ai nói ngả nói nghiêng Còn về phán quyết của PCA, các nước trên thế giới và trong khu vực có thể có ý kiến này ý kiến khác, ra tuyên bố hay không ra tuyên bố, tán thành hay không tán thành đều không ảnh hưởng gì đến phán quyết của PCA và hiệu lực, giá trị pháp lý của nó. Nhưng cách đưa tin của truyền thông về những thay đổi trong chiến thuật của tân Tổng thống Philippines hoặc một số phát biểu của quan chức nước này mà thiếu những phân tích khách quan và tỉnh táo, đặt những phát biểu ấy vào bối cảnh cụ thể cũng như chiến lược tổng thể của Philippines khiến một số người dao động. Những quan điểm này cho rằng, nước kiên quyết nhất, dám công khai đệ đơn khởi kiện Trung Quốc ra PCA giờ lại "thay đổi thái độ với Trung Quốc" và cho đó là một sự rút lui hay đầu hàng. Tôi cho rằng đó là một sự nhầm lẫn nguy hại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 1/7 cũng vừa có tuyên bố chính thức kêu gọi PCA ra phán quyết công bằng, khách quan. Việt Nam ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của UNCLOS 1982.Đây là một nội dung quan trọng để sau này mình mới có căn cứ pháp lý tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc bằng luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Còn tất nhiên một số nước im lặng, hoặc thậm chí đồng tình và hùa theo Trung Quốc thì điều đó chẳng thay đổi được giá trị và hiệu lực phán quyết của PCA. Đó là quyền lựa chọn của họ. Thực tế trong hàng ngũ các nước ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết của PCA chỉ có vài nước ở tít châu Phi, Trung Á, là những nước nhỏ và nghèo, không có quyền lợi gì ở Biển Đông, cần tiền Trung Quốc. Trong khu vực thì có Campuchia, nhưng chính ông Hun Sen cũng thổ lộ lý do của quyết định ấy, nước ông nhỏ và nghèo, ông phải lo cho nước mình trước. Mặt khác, những nước hùa theo Trung Quốc cũng nên nhớ, các tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông được PCA xét xử và ra phán quyết hoàn toàn đúng luật pháp quốc tế, phù hợp UNCLOS 1982 mà họ lại ra tuyên bố phản đối, thì sau này nếu bản thân các nước đó có tranh chấp với nước khác mà cần tới cơ quan tài phán quốc tế phân xử thì hãy coi chừng. Họ không thể hành động tiền hậu bất nhất. Để tránh dao động trước những thông tin dồn dập từ truyền thông quốc tế trước thời điểm PCA ra phán quyết, theo tôi người Việt Nam chúng ta cần nắm chắc hai điều. Một là bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam là nguyên tắc bất di bất dịch. Những phương tiện đấu tranh có thể thay đổi tùy thời điểm, hoàn cảnh và tính chất sao cho thiết thực, hiệu quả, nhưng mục tiêu này là bất biến. Nó sẽ giúp chúng ta đứng vững trong mọi tình huống, đồng thời cũng có phản ứng chính xác trước mọi diễn biến thuận hay không thuận. Thứ hai là cần tìm hiểu và nắm chắc hệ thống luật pháp quốc tế trong xử lý các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, trong đó nổi lên 2 loại tranh chấp cơ bản và khác nhau: Đó là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp về giải thích và vận dụng UNCLOS 1982. Mỗi loại tranh chấp này có một cơ chế pháp lý riêng, chúng ta cần bám vào từng loại, từng cơ chế để đấu tranh và nhận diện, xử lý các vấn đề phát sinh sau phán quyết của PCA với điều kiện mục tiêu trong phần thứ nhất không thay đổi. Nắm được 2 điều này, Trung Quốc có nói gì, hoặc chính phủ mới ở Philippines có thay đổi chiến thuật nào trong cách tiếp cận với Trung Quốc cũng không làm ảnh hưởng đến quyết tâm và mục đích đó của Việt Nam. Philippines là nước đi đầu đấu tranh chống đường lưỡi bò, bác bỏ đường lưỡi bò phi lý, phi pháp của Trung Quốc là điều rất đáng ca ngợi, chúng ta cũng được hưởng lợi rất lớn nếu Philippines thành công. Đó là lý do chúng ta nên ủng hộ nhiệt tình và phối hợp với bạn. Còn những thay đổi về chiến thuật tiếp cận của bạn với Trung Quốc hậu phán quyết của PCA, thiết nghĩ chúng ta có thể chủ động tiếp cận, tìm hiểu vấn đề với Philippines một cách đàng hoàng qua đường ngoại giao, có lẽ họ sẽ sẵn sàng chia sẻ. Trung Quốc là nước gây chuyện, là nguyên nhân của mọi rắc rối ở Biển Đông hiện nay mà còn đang vận động hành lang ầm ầm, tuyên truyền chống phá PCA, áp đặt đường lưỡi bò, chúng ta là nước trong cuộc càng cần có tiếng nói mạnh mẽ, tuyên truyền giải thích và vận động cả dư luận trong nước lẫn khu vực, quốc tế để tạo thêm sức mạnh bảo vệ mình, đấu tranh với Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết ========================= Cụ Thuyết nói thì về căn bản cũng không sai. Nhưng nó cũng giống như mô tả cái bề ngoài của cái xe hơi vậy. Đúng! Nhưng không phải tất cả cái xe hơi. Toàn bộ chiếc xe hơi - tức "canh bạc cuối cùng" - lại không đơn giản như vậy. Lão Gàn đã xác định rằng: Sau phán quyết của Tòa PCA thì sẽ lắm chiêu trò ngoạn mục. Tạm thời lão chưa có ý kiến gì vội, nhưng với lão có thể nói sơ sơ như thế này: Với lão - Nếu Phi Luật Tân tiếp tục cứng rắn và cương quyết với Bắc Kinh sau phán quyết của tòa PCA thì chuyện này mới là lạ. Còn Phi Luật Tân tỏ ra hữu nghị bắt tay với Bắc Kinh thì lão lại chẳng có gì ngạc nhiên cả. Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Xin xem hồi sau sẽ rõ. Cũng không lâu lắm đâu.
    1 like
  4. Về việc "Giặc Khăn vàng" vào cuối thể kỷ III - cuối thời Đông Hán, còn Hai Bà Trưng vào thế kỷ thứ nhất sau CN - Đầu thời Đông Hán. Hai vụ việc không liên quan đến nhau. Nhưng chuyện này không phải đề tài bàn ở topic này. Vấn đề Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại sự dô hộ của nhà Hán và phục hưng Việt tộc ở Nam Dương tử đã qúa rõ ràng và là điều không thể phủ nhận được. Ngoài việc ngài Trần Đại Sỹ minh chứng qua zen di truyền - tức là một phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại thì chính Tô Đông Pha cũng phát biểu: Nếu không có Tuấn Ức Hầu (Mã Viện) thì dân chín quận Giang Nam (Tức Nam Dương tử) đã mặc áo cài vạt bên trái hết". Điều này cho thấy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hoàn toàn vì văn hóa và độc lập dân tộc với nguồn gốc Việt tộc ở Nam Dương tử. Ngoài ra còn có rất nhiều chứng cứ khác. Chỉ có loại tư duy "Ở trần đóng khố", tư tưởng nô lệ về văn hóa phủ nhận điều này.
    1 like