-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/07/2016 in Bài viết
-
*Cầu thạch anh, canxit *Bát tụ bảo *Núi thạch anh hồng *Tháp văn xương *Thiềm thừ ............................. Và còn rất nhiều sản phẩm khác đang cập nhật Tất cả có tại Cửa hàng Đá Quý Lê Dũng 12K3 Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: 09819605341 like
-
Tạp chí New Scientist đưa ra một danh sách những hiện tượng bí hiểm mà cho tới nay khoa học khó giải thích, đặc biệt những hiện tượng liên quan đến con người và bệnh tật. Xem bài hay về Xem tướng - Xem nốt ruồi - Xem chỉ tay Xem bài hay về Phong thủy Thông tin mới nhất về “Hồ sơ Panama” Hiệu ứng giả dược (placebo) Hiệu ứng giả dược (placebo) Hàng ngày trong suốt một tuần, bác sĩ áo choàng trắng, ống nghe đeo trước ngực đến khám bệnh và phát thuốc “chữa huyết áp” cho bệnh nhân, để huyết áp của ông ta tăng hay hạ tuỳ bệnh nhân này yêu cầu. Đến ngày thứ tám bác sĩ phát loại thuốc chỉ làm bằng bột và đường, mà không hề chứa một hoạt chất gì. Bệnh nhân vẫn uống và huyết áp diễn biến chẳng khác gì dùng thuốc thật. Hiệu ứng chữa được bệnh bằng “thuốc giả vờ” như vậy gọi là “hiệu ứng giả dược” hoặc “hiệu ứng placebo”. Nói cách khác, “giả dược” cũng có tác dụng chữa bệnh. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi khi thử hiệu lực của một thứ thuốc mới nào người ta cũng so sánh thuốc chứa hoạt chất chữa bệnh và thuốc không chứa chất đó nhưng về hình thức bên ngoài thì giống hệt nhau. Với sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với bác sĩ, chính bệnh nhân không biết bác sĩ cho mình thuốc gì và nhiều khi tự nhiên cũng khỏi bệnh. Rõ ràng là sau một thời gian thấy thuốc đã có công hiệu, về mặt tâm lý, bệnh nhân đã “thoả thuận” với cơ thể là cứ uống thuốc ấy (lúc này là giả dược) thì phản ứng lại như thế. Cơ chế của “sự thoả thuận tâm lý” này như thế nào thì khoa học chưa biết. Chúng đã “nói năng, khuyên bảo”gì với nhau? Biết được điều đó có lợi vô cùng. Sẽ “xui” được tâm lý “khuyên bảo”cơ thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Vì thuốc nào bên cạnh việc chữa bệnh cũng kèm theo “hiệu ứng phụ”, đôi khi rất nguy hiểm. Cho tới nay khoa học vẫn chưa thể giải thích cặn kẽ về hiện tượng giả dược trong y học. Liệu pháp vi lượng đồng căn (Homeopathy) “Hiệu ứng giả dược” có thể giải thích được hiện tượng vi lượng đồng căn, vốn không thể giải thích được bằng những khái niệm “vật chất”. Bệnh nhân được chữa trị bằng các liều rất nhỏ loại thuốc mà chính nó gây ra các triệu chứng của loại bệnh này (theo quan niệm “dĩ độc trị độc”). Thực ra, các thầy thuốc vi lượng đồng căn chữa cho bệnh nhân bằng những dung dịch thuốc cực kỳ loãng, có thể coi như chẳng chứa một phân tử thuốc nào. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thuốc vi lượng đồng căn tỏ ra rất có công hiệu chữa bệnh. Theo phương pháp vi lượng đồng căn, thậm chí chẳng cần đến 1 tuần cho bệnh nhân phải “chịu thầy” như trường hợp giả dược nói trên. Có người giải thích là các phân tử nước “xếp thành hàng” xung quanh phân tử thuốc theo một trật tự xác định và giữ nguyên dạng ấy sau khi thuốc đã tách ra. Thầy thuốc vi lượng đồng căn dùng các dạng cấu trúc này, gọi là “nước có trí nhớ” để “kéo bệnh” ra khỏi cơ thể. Nhưng lý thuyết đó không chống đỡ được những sự phê phán, ví dụ các phức chất của nước chỉ tồn tại được khoảng phần tỉ giây (điều này khoa học đã chứng minh) thì sao có thể chữa được bệnh! Vậy mà tại London có hẳn một cơ sở chữa bệnh gọi là Bệnh viện vi lượng đồng căn Hoàng gia, thành lập từ mấy thế kỷ trước đến nay vẫn đông bệnh nhân đến chữa. Theo Khoahoctv1 like
-
Cái Đồ Thời Buổi (Thôi 推 Bối 背 Đồ 圖) Tương truyền 1300 năm trước, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân có sai hai ông họ Lý và họ Viên là hai vị xem thiên tướng nổi tiếng đương thời làm ra cuốn Thôi Bối Đồ để Bấm Độn (Thôi Toán) quốc vận nhà Đường. Ông họ Lý cứ Bấm Độn mải miết đến mức nghiện, không những hết quốc vận nhà Đường rồi mà còn Bấm đến 2000 năm sau nhà Đường nữa, vậy mà cũng chưa hết các Tượng. Ông họ Viên đợi lâu quá, lúc ấy mới Thúc vào lưng ( tức cái Bối) ông họ Lý, nói: “Thiên cơ không thể tái tiết lộ, dừng đi, về nghỉ cái đã” khi ấy ông họ Lý mới Bấm hết quẻ thứ 60 (còn 4 quẻ nữa đành bỏ). Thế là công trình của hai ông mang tên là Thôi Bối Đồ. Đó là chuyện tương truyền, do người đời sau đặt ra để giải thích tại sao có tên là Thôi Bối Đồ, đó là chuyện tương truyền của 1300 năm trước. Nhưng 2000 năm trước, tức cuối thời Đông Tấn, còn trước thời Đường 700 năm, Hứa Thận giải thích cách đọc đúng chữ Bối và chữ Thôi cũng đúng như QT ngôn từ Việt mà tôi nêu. Chữ Bối 背, sau trong Hán ngữ dùng chữ Bối 背 nghĩa là cái lưng (do người Hán đã dùng chữ Bối 背 đó để ký âm cái âm tiết “bei” trong Hán ngữ nghĩa là cái lưng), nhưng thời Hứa Thận, trong phần của ông giải thích nghĩa chữ Bối thì để trống (không biết nó nghĩa là gì), còn hướng dẫn đọc thì là: lướt Bổ 補 Muội 妹 = Buổi. Vậy cái chữ Bối 背 ấy là của người Việt, đọc là Buổi và có nghĩa là Buổi, nghĩa của nó trong tiếng Việt là “một sự tuần hoàn”, như buổi sáng rồi đến buổi tối rồi lại đến buổi sáng, cứ thế tuần hoàn mãi. Chữ nho Bối 背 ấy viết bằng chữ Rau 肉ở dưới và chữ Bắc北 ở trên, đọc từ dưới lên (như đếm hào của quẻ dịch thì cũng phải đếm từ dưới lên), thì theo QT lướt: Rau肉 Bắc北=Rắc, và QT thay tơi: Rắc=Lắc, sự Lắc cũng là “một sự tuần hoàn”. (Tôi đã giải thích rồi: Ruột=Rau=Nhau=Nhục肉, chữ Nhục肉 ấy đọc là Rau, là cái Nhau bà đẻ nên có hinh hai nhân trong cái Cung, nhân thò ra ngoài là mẹ, nhân gọn lỏn bên trong là con). Tuần hoàn Lắc ấy cũng giống như là con lắc của cái đồng hồ quả lắc, hết vòng lại quay lại, như con thoi chạy trên khung cửi. Chữ Thôi 推, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Tha 他 Hồi 回 = Thôi, giải thích nghĩa là : vỗ. Vỗ=Võ=Gõ. Vậy thì đích thị là nói về con Thoi, mà con Thoi thì cũng như con Lắc, là “một sự tuần hoàn”. Hãy quan sát con thoi nó làm việc trên khung cửi thì rõ. Nó chạy đến đụng Đầu trái thì nó Lộn lại tức Dội lại hướng phải, đến đụng Đầu phải, nó lại lập tức Lộn lại tức Dội lại hướng trái. Khoảng cách hai Đầu ấy, tức chiều rộng của khung cửi ra khổ rộng của tầm vải, gọi là Đoạn, nên cái Đầu ấy cũng gọi là cái Đoan. Thoi đến Đầu thì Lộn, nên Đầu Lộn=Độn, Thoi đến Đầu thì Dội, nên Đầu Dội=Đội. Mà cái Đầu ấy chính là cái Thớt gỗ trên khung cửi, Thoi đến Thớt thì Gõ vào thớt một cái rồi thì Hồi, cái lúc gõ vào thớt ấy chính là cái Thời khắc nó phản hồi trở lại tức Dội lại, nên Thớt Hồi=Thôi. Quãng đường con thoi chạy trên khung cửi gọi là Buổi. Từ thớt trái chạy đi là bắt đầu bằng Thời rồi đến Buổi, đến đụng thớt phải nó lộn lại cũng là một Thời Buổi tiếp theo, cứ thế tuần hoàn mãi. Vậy thì trong cái nôi tuần hoàn là công việc của con Thoi ấy ta có: Thời=Thoi=Thôi=Đội=Độn=Đoan=Đoán=Toán=Bàn=Bấm. Cái hình ảnh tuần hoàn của con thoi cũng giống hệt như hình ảnh tuần hoàn của 6 hào của quẻ Dịch, từ dưới lên trên là từ hào 1 đến hào 6 rồi lại lộn trở lại. Từ đó mà người ta có Bấm Độn hoặc viết bằng chữ nho là Toán 算 Thôi 推(sau Hán gọi ngược là Thôi 推 Toán 算) rồi làm ra cái Bàn Tính (mà Hán gọi ngược là cái Toán 算 Bàn 盤). Và cũng từ đó mà có khái niệm Thời Buổi là nói cái thời gian hoạt động, Thời là cái thời khắc bắt đầu, Buổi là quá trình tiếp theo từ khi bắt đầu. Thời gian mà Dịch từ hào 1 đến hào 6 trong một quẻ (tức một Tượng, hay một Đồ) cũng gọi là một Thời Buổi. Bởi vậy mới có cái từ Việt là hình tượng “Đồ Thời Buổi”, chữ nho viết là Đồ 圖 Thôi 推 Bối 背, Hán ngữ viết ngược là Thôi 推 Bối 背 Đồ 圖. Giải thích theo QT có mấy từ đó thôi mà cũng đã thấy rõ là 64 quẻ Dịch là của người Việt. Cái thiên Cơ là một sự tuần hoàn huyền bí, cũng chỉ do cái dân tộc Việt là Cặm-Cụi làm lúa nước, ghi ra bằng 64 Quẻ. Tiếng Việt: Cơ=Cạm=Cộ=Cọn=Cửi=Cút-Kít đều là những ứng dụng của sự tuần hoàn, giống như Quẻ. Thoi=Thôi, chữ Thôi 推 viết hoàn toàn biểu ý bằng Tay 扌 + Chim 隹, mà Tay Chim = Tim Chảy, cũng là một sự bắt đầu tuần hoàn, tức là cái Thời điểm, giọt máu từ Tim bắt đầu Chảy gọi là Tim Chảy, một giọt máu từ tim chảy đi khắp cơ thể rồi lại quay về tim, để lại bắt đầu chảy, cứ thế tuần hoàn mãi. Người Việt dùng tượng quẻ Dịch để bấm độn đời một con người, hay đời của một triều đại, nên gọi quẻ Dịch là Đồ Thời Buổi. Thời Đường cuốn sách “Đồ Thời Buổi” ấy vẫn còn trong mỗi gia đình, để người già Bấm Độn ứng dụng cho nhiều việc, như thư tịch từng nói, nhưng thư tịch cũng nói là sách ấy bị coi là sách cấm. Vua Đường tò mò cũng muốn tìm hiểu xem sao nên mới sai người biên soạn lại. Chữ Đồ 圖, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Đồng 同 Đô 都 = Đồ. Giải thích nghĩa: khó ghi, khó ý (tức nó là một biểu tượng chứ không phải là một ký tự biểu thị khái niệm), bên ngoài là Vuông口, bên trong là cái hình của cổ văn, (bỏ trống - không biết từ đâu) đã nhận được. Đọc cái hình tượng bên trong 啚 ấy là: lướt Phương 方 Mĩ 美= Phị (hoặc lái Phương Mĩ=Phi Mưỡng). Thật là khó định nghĩa cái chữ Đồ 圖 này đây, vì Hứa Thận cũng không rõ lắm. Phải vận dụng QT ngôn từ Việt để giải mã: Giải thích nghĩa của Hứa Thận chữ Đồ 圖: “thư 書 ký 計 nan 難 dã 也” (viết, ghi khó ạ), bên trong là hình 啚 “nan 難 ý 意 dã 也” (ý nó khó ạ). Nhưng cái hình ấy lại đọc là Phị, Phi mà trong tiếng Việt có từ “phương phi” = “béo phị” và Béo Phị=Bị (QT lướt). Vậy cái hình bên trong 啚 ấy chính gọi là Bị. Hình chữ Đồ 圖 nó là cái gì mà lại “khó ghi, khó hiểu ý”, xem hình trong cái vuông của nó thì hình dung ra là hai con “Đuôi thóp đầu Thô”, rõ ràng con ở trên có cái đầu to còn đuôi thì mỏng mảnh tẽ ra hai phía, con ở dưới thì hình dung đầu nó là cái vòng ngoài to còn đuôi là cái vòng trong thóp nhỏ lại. Hai con “Đuôi thóp đầu Thô” ấy chính là hai con trong hình “thái cực đồ” (giống hai con Nòng Nọc) nên mới “nan ý”, và QT lướt thì: “Đuôi thóp đầu Thô”=Đồ. Phần chú có vẽ cổ văn (giáp cốt văn) tượng hình chữ Đồ 啚 là: Bên dưới là một vòng tròn kín to, có núm cuống tí tẹo trên đầu như muốn dính với phần trên, trong vòng có kẻ thẳng bốn sợi lạt chia cái vòng tròn to đó thành 9 ô ( Vậy đó chính là hình chiếc bánh Chưng). Bên trên là hình tròn nhỏ được tạo thành bằng hai vòng cung bán nguyệt không tiếp xúc nhau, trong có một kẻ thẳng ngang (Vậy đó là hình cái bánh Dầy, kẻ ngang bên trong là tượng trưng cho dương hay càn, hai cung và một kẻ đó tạo thành 3 nét vẽ, đều không tiếp xúc nhau). Nhìn toàn hình thì nó giống cái Bị vải căng phồng bị buộc túm cổ, thòi cái chỏm tròn nhỏ bên trên. Đây chính là hình ảnh của câu đồng dao trẻ con Việt: “3 Bị 9 quai“. Vậy tức là cả hình biểu tượng Âm Dương Lạc Việt, cả hình bánh Chưng bánh Dầy, được ngôn từ Việt gói gọn trong một chữ Đồ 圖. Vận dụng QT lướt thì giải thích ra cái hình vẽ mà thành âm tiết Đồ 圖 là vậy. Nhưng vận dụng QT thay Tơi và QT thay Rỡi thì cũng đúng Đồ 圖 ấy là của Việt: người Việt là dân mặt trời, dân Kẻ Lửa, từ khái niệm đầu tiên của “lửa” là Tá=Tỏ=Đỏ=Đồ=Đào của Hồng Bàng thị , nên Hồng Bàng thị cũng gọi là dân Đào. Dân Đào quí nhất là con người nên mới có câu “Giọt máu Đào hơn ao nước lã”. Dân Đào đã có nền văn minh được các tộc khác say đắm từ hàng vạn năm trước, nên mới có câu “Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say” (chất men say của “Hồng Bàng thị tức dân Đào”=Hồng Đào). Cái âm tiết Đào còn giải thích được lịch sử trận đại hồng thủy thời Nghiêu, dân con Đỏ đã “Đò được đến đậu ở các cù Lao”=Đào. Mỗi Cù Lao (như núi Tản chẳng hạn) là một Cửu Châu (Cù Lao=Cửu Châu, nên “Cù lao-Cửu châu” là một từ đôi nhấn ý “nhiều đảo”, sau người ta lướt “Cù lao- cửu Châu”=Cầu 球 để chỉ quần đảo. Lửa Cầu là dân Lửa tức tộc Việt ở quần đảo ngoài Thái Bình Dương (họ cũng trồng lúa nước và ăn trầu vậy), Lửa Cầu viết ký âm bằng chữ là Lưu 留 Cầu 球, chỉ Đài Loan và Nhật Bản. 编号 3326 楷字 啚 卷属 卷五 部首 ?部 拼音 bi3 反切 方美切 解释 嗇也。从口、?。?,受也。 注解 古文啚如此。1 like
-
Tôi thấy ngay trong đoạn Video clip cũng nhắc đến việc ông Thiệu Khang Tiết theo học thầy vốn là ẩn sĩ. Điều này cho thấy ông ta không phải là người sáng tạo ra Mai Hoa Dịch. Có thể nói rằng: Ngay cả Trần Đoàn Lão tổ, Quách Phác...vốn được coi là ông tổ môn Tử Vi, Phong thủy Tàu....thực chất chỉ là người thực hành và dịch các phương pháp ứng dụng này của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt ra chữ Tàu để người Tàu học và lưu truyền trong đời - khi Việt sử bị đô hộ - mà thôi. Làm gì có một phương pháp ứng dụng huyền vĩ đến ngày nay - khi nền văn minh của các dân tộc hội nhập vẫn không đủ trình để giải thích nổi - lại ra đời trước nguyên lý lý thuyết của nó. Trong khi đó, cũng cho đến ngày nay, tất cả các học giả Tây, Ta, Tàu, Nhật Bản, Ấn Đô, Urugoay.....vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu có phải là một lý thuyết hoàn chỉnh hay không và ra đời trong hoàn cảnh nào thì các phương pháp ứng dụng lại khá hoàn hảo để cho mấy tay như Trần Đoàn lão tổ sáng tác ra tử vi, Quách Phác sáng tác ra Phong thủy....từ hàng ngàn năm trước. Rồi lại có người như Thiệu Khang Tiết, Lý Thuần Phong dự báo trước cả ngàn năm nay. Tất cả những thứ đó của Việt tộc - kể cả Thôi Bối Đồ, Mai hoa Thi.......- khi mất nước thì lần lượt bị Hán hóa trong qúa trình lưu truyền. Để chứng minh điều này chúng ta xem lại cái truyền thuyết Tàu nói về Thôi Bối Đồ: Như vậy sự tích này giải thích bài dự ngôn Thôi Bối Đồ với chữ "Bối " là cái lưng. Giải thích này hợp lý được một chữ. Nhưng với chữ Thôi thì giải thích thế nào? Không lẽ nó là từ phiên âm tiếng Việt: Thoi; thụi, thúc...Nếu thể thì mặc nhiên xác định nó thuộc Việt tộc dự ngôn từ trước và dịch ra tiếng Hán. Hay "Thôi" có nghĩa là dừng lại - y như từ Việt? Bởi vậy, cái "tương truyền" của sử Tàu này không có "cơ sở khoa học" . Nó giống như truyền thuyết Tàu xác định ngày Tam Nương là ngày sinh nhật của ba người đàn bà đẹp và lộng quyền nhất nước Tàu vậy(Hoặc ngày nhập cung, ngày làm hoàng hậu...vv) . Không có "cơ sở khoa học nào" để nói rằng những thứ liên quan đến Lý học Đông phương là của Tàu. Nó thuộc về Việt tộc. Bởi vậy, tôi thấy rằng: Không có gì là ngạc nhiên khi những hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa thực chất là cuốn biên niên sử và những lời tiên tri của Dương Thái Công - Chức danh ngang với Tể tướng thuộc đẳng cấp tri thức hàng đầu của các vua Hùng làm ra truyền lại đời sau. Rất tiếc hiện nay tất cả những hình vẽ bí ẩn trên bãi đá cổ đã phai mờ với tốc độ ngày càng nhanh và không ai có thể phục chế lại. Cuối cùng - qua bãi đá cổ Sapa cho thấy một dự ngôn huyền vĩ của nền văn hiến Việt - do Đức Ngài Tản Viên Sơn Thánh sáng tác - đã xác định tính chân lý: Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Với một trăm năm cuộc đời thì lời dự ngôn xác định hàng ngàn năm nếu không phải thánh trí thì không thể viết được. Bởi vậy sự phục hồi của cội nguồn Việt sử với một lý thuyết thống nhất vũ trụ huyền vĩ chỉ có thể tìm thấy ở những di sản văn hóa phi vật thể, nằm trong nền văn hiến truyền thống Việt.1 like
-
Nói là “hai ông đồng biên soạn” thì có nghĩa là không phải do hai ông sáng tác, mà chỉ soạn lại nội dung của một tác phẩm cũ bằng hình thức viết khác là lời thơ, lời tụng và tranh vẽ minh họa, như là một tác phẩm văn học mà nội dung có tính dự báo. Bạn vào mạng: [ tieba.baidu.com/p/1274906505 ] rồi mở tiếp mạng: [ hudong.com/wiki…] bạn sẽ thấy đủ 60 hình vẽ (gọi là Đồ) kèm khổ thơ và lời tụng (gọi là Thi), thì sẽ phán đoán đúng là hai ông họ Lý và họ Viên đã vận dụng cuốn sách gốc là cuốn Việt Dịch chỉ viết vỏn vẹn là 64 quẻ, mỗi quẻ là một Tượng gồm có 6 hào là 6 kẻ vạch liền và đứt mà thôi. Trên dòng đầu của mạng trên có giải thích về Thôi Bối Đồ rằng: Tương truyền 1300 năm trước, vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân có sai hai ông họ Lý và họ Viên là hai vị xem thiên tướng nổi tiếng đương thời làm ra cuốn Thôi Bối Đồ để Bấm Độn (Thôi Toán) quốc vận nhà Đường. Ông họ Lý cứ Bấm Độn mải miết đến mức nghiện, không những hết quốc vận nhà Đường rồi mà còn Bấm đến 2000 năm sau nhà Đường nữa, vậy mà cũng chưa hết các Tượng. Ông họ Viên đợi lâu quá, lúc ấy mới Thúc vào lưng ( tức cái Bối) ông họ Lý, nói: “Thiên cơ không thể tái tiết lộ, dừng đi về nghỉ cái đã” khi ấy ông họ Lý mới Bấm hết quẻ thứ 60 ( còn 4 quẻ nữa đành bỏ). Thế là công trình của hai ông mang tên là Thôi Bối Đồ. Đó là chuyện tương truyền, do người đời sau đặt ra để giải thích tại sao có tên là Thôi Bối Đồ, đó là chuyện tương truyền của 1300 năm trước. Nhưng 2000 năm trước, tức cuối thời Đông Tấn, còn trước thời Đường 700 năm, Hứa Thận giải thích cách đọc đúng chữ Bối và chữ Thôi cũng đúng như QT ngôn từ Việt mà tôi nêu. (Chữ Đồ là cái hình vẽ minh họa, nên không cần xét nữa). Chữ Bối 背, sau trong Hán ngữ dùng chữ Bối 背 nghĩa là cái lưng (do người Hán đã dùng chữ Bối 背 đó để ký âm âm tiết “bây” trong Hán ngữ nghĩa là cái lưng), nhưng thời Hứa Thận, trong phần của ông giải thích nghĩa chữ Bối để trống (không biết nó nghĩa là gì), còn hướng dẫn đọc thì là: lướt Bổ 補 Muội 妹=Buổi. Vậy cái chữ Bối 背 ấy là của người Việt, đọc là Buổi và có nghĩa là Buổi, nghĩa của nó trong tiếng Việt là “một sự tuần hoàn”, như buổi sáng rồi đến buổi tối rồi lại đến buổi sáng, cứ thế tuần hoàn mãi. Chữ nho Bối 背 ấy viết bằng chữ Rau 肉 ở dưới và chữ Bắc 北 ở trên, đọc từ dưới lên (như đếm hào của quẻ dịch thì cũng phải đếm từ dưới lên), thì theo QT lướt: Rau 肉 Bắc 北=Rắc, và QT thay tơi: Rắc=Lắc, sự Lắc cũng là “một sự tuần hoàn”. (Tôi đã giải thích rồi: Ruột=Rau=Nhau=Nhục 肉, chữ Nhục 肉 ấy đọc là Rau, là cái Nhau bà đẻ nên có hinh hai nhân trong cái Cung, nhân thò ra ngoài là mẹ, nhân gọn lỏn bên trong là con). Tuần hoàn Lắc ấy cũng giống như là con lắc của cái đồng hồ quả lắc, hết vòng lại quay lại, như con thoi chạy trên khung cửi. Chữ Thôi 推, Hứa Thận hướng dẫn đọc: lướt Tha 他 Hồi 回=Thôi, giải thích nghĩa là : vỗ. Vậy thì đích thị là nói về con Thoi, mà con Thoi thì cũng như con Lắc, là “một sự tuần hoàn”. Hãy quan sát con thoi nó làm việc trên khung cửi thì rõ. Nó chạy đến đụng Đầu trái thì nó Lộn lại tức Dội lại hướng phải, đến đụng Đầu phải, nó lại lập tức Lộn lại tức Dội lại hướng trái. Khoảng cách hai Đầu ấy, tức chiều rộng của khung cửi ra khổ rộng của tầm vải, gọi là Đoạn, nên cái Đầu ấy cũng gọi là cái Đoan. Thoi đến Đầu thì Lộn, nên Đầu Lộn=Độn, Thoi đến Đầu thì Dội, nên Đầu Dội=Đội. Mà cái Đầu ấy chính là cái Thớt gỗ trên khung cửi, Thoi đến Thớt thì Hồi, nên Thoi Hồi=Thôi. Vậy thì trong cái nôi tuần hoàn là công việc của con Thoi ấy ta có: Thoi=Thôi=Đội=Độn=Đoan=Đoán=Toán=Bàn=Bấm. Cái hình ảnh tuần hoàn của con thoi cũng giống hệt như hình ảnh tuần hoàn của 6 hào của quẻ Dịch, từ dưới lên trên là từ hào 1 đến hào 6 rồi lại lộn trở lại. Từ đó mà người ta có Bấm Độn hoặc viết bằng chữ nho là Thôi 推 Toán 算 rồi làm ra cái Bàn Tính. Giải thích theo QT có mấy từ đó thôi mà cũng đã thấy rõ là 64 quẻ Dịch là của người Việt. Cái thiên Cơ là một sự tuần hoàn huyền bí cũng chỉ là do cái dân tộc Việt Cặm-Cụi làm lúa nước ghi ra bằng 64 Quẻ. Tiếng Việt: Cơ = Cạm = Cộ = Cọn =Cửi =Cút-Kít đều là những ứng dụng của sự tuần hoàn, giống như Quẻ. Thoi=Thôi, chữ Thôi 推 viết hoàn toàn biểu ý bằng Tay 扌 +Chim 隹, mà Tay Chim = Tim Chảy, cũng là một sự tuần hoàn, một giọt máu qua tim rồi đi khắp cơ thể rồi lại về qua tim, cứ thế tuần hoàn mãi.1 like