-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/07/2016 in Bài viết
-
Trung Quốc phản ứng việc toà trọng tài sắp ra phán quyết vụ kiện Biển Đông 03:26 PM - 30/06/2016 Thanh Niên Online Phúc Duy Sau khi Tòa trọng tài quốc tế thông báo ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào ngày 12.7, Trung Quốc nhanh chóng có tuyên bố chính thức, tiếp tục nhắc lại việc bác bỏ phán quyết của toà. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines từ năm 2012 khiến ngư dân Philippines mất đi một ngư trường truyền thốngReuters Theo Reuters ngày 30.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi sáng cùng ngày đã phát đi một thông cáo dài, khẳng định Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào có tính ép buộc Trung Quốc. Ông Hồng Lỗi nói: “Tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền trong trường hợp này và với các vấn đề có liên quan, và toà không nên xét xử hoặc đưa ra quyết định". Trung Quốc còn cáo buộc cách tiếp cận đơn phương của Philippines là coi thường luật pháp quốc tế. Tại Manila, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines "hoàn toàn tôn trọng" phán quyết của tòa trọng tài quốc tế (PCA) và hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ làm điều tương tự. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen cũng khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với phiên tòa: "Chúng tôi ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế như trọng tài". Philippines khởi kiện lên PCA, có trụ sở ở The Hague, vào tháng 1.2013 sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh không tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA. Trong khi đó, phần lớn dư luận quốc tế, bao gồm cả những bên không tham gia tranh chấp ở Biển Đông, đều khẳng định phán quyết của tòa phải được tôn trọng. Theo Reuters, Mỹ quan ngại Trung Quốc có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như nước này từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013, để trả đũa phán quyết PCA, đồng thời tiếp tục xây đường băng, cơ sở quân sự và đưa khí tài quân sự ra những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. tin liên quan 'Kịch bản' Biển Đông sau phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc Tòa án quốc tế sẽ ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ Philippines kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả Biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia.Cũng theo các quan chức Mỹ, để ứng phó trước những động thái nêu trên của Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường tàu chiến và máy bay quân sự tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như viện trợ quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực. Phúc Duy ======================== Ơ! Cái nị lày pùn cừi nhể! Tã piết Tòa phán thế nào tâu mà phản tối? Nhỡ cái tòa nó phán Tung Coóc thắng thì sao? Cũng phản tối lun à?! Bởi vậy! Một khi không có tính chính danh thì mọi hành vi chỉ phù hợp với nội dung của "Lý thuyết khoa học hiện đại" - theo mô tả của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Phàm mún làm bá chủ thế giới, hoặc khu vực thì phải có bảng hiệu. Cái này lão nói lâu rùi và nhắc lại nhiều lần ngay trong những bài đầu tiên của topic này. Đó là tính chính danh. Tính chính danh là một yếu tố cần trong mọi mối quan hệ xã hội của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Tất nhiên nó cũng là yếu tố cần trong cả những mối quan hệ quốc gia. Sau này, nếu một quốc gia nào có được Thượng Đế phong làm bá chủ thế giới, mà không có một giá trị tri thức bao trùm hàm chứa trong nó mọi giá trị tôn giáo, tri thức...vv...thì mọi cố gắng để đến dẫn đến một sự hội nhập toàn cầu cũng chỉ là công cốc. Lịch sử sẽ lặp lại những sự bi thương tranh giành sự sống trên thế gian này. Tóm lại, nó cần một lý thuyết thống nhất.4 likes
-
Tướng Thước: Formosa gây thiệt hại đến đâu phải đền bù đến đó Thứ sáu, 01/07/2016 - 15:41 Dân trí “Bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy đều phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho đối tượng gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với PV Dân trí. >> Vụ cá chết: Thiệt hại thực tế của người dân là bao nhiêu? >> Formosa xả độc tố khiến cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD Trước sự việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành làm đến nơi đến chốn, truy tìm bằng được thủ phạm gây ra hậu quả. Ông ghi nhận thế nào với những nỗ lực đó? Tôi thấy trong vụ việc này, dường như phải đến lúc Thủ tướng thấy cần phải hành động ngay thì các Bộ ngành mới rốt ráo khắc phục hậu quả, truy tìm nguyên nhân cá chết. Vì vậy, tôi hoan nghênh vai trò của Thủ tướng trong việc chỉ đạo điều hành xử lý vụ việc, như vậy mới có kết quả như ngày hôm nay. Qua sự việc, đơn vị có liên quan phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Bộ máy tham mưu giúp việc phải có kiến thức dự báo, dự kiến tình huống chưa xảy ra, chứ cứ để tình huống xảy ra rồi mới đi khắc phục hậu quả và truy tìm nguyên nhân thì không được. Điều này cũng giống như chúng tôi đánh giặc - giặc đến thì phải xử trí ngay, chứ cứ để nó đánh tan hoang rồi mới phản ứng thì dù chúng ta có thắng thì thiệt hại cũng rất nặng nề. Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước sau khi nguyên nhân cá chết được làm rõ, bà con hãy bắt tay vào sản xuất và khắc phục hậu quả ổn định đời sống Theo ông, Chính phủ phải xử lý thế nào với việc Formosa đã gây ra hậu quả rất nặng nề đến đời sống nhân dân ven biển và thảm họa môi trường nghiêm trọng ở vùng biển miền Trung, có thể mất cả trăm năm cũng chưa chắc khôi phục được? Sự việc không phải như mấy chục tấn cá chết trong hồ mà nó ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường biển, do vậy những kẻ gây ra hậu quả phải đền bù một cách thỏa đáng. Những thiệt hại đó phải được tính toán một cách kỹ lưỡng từ ngày mới xảy ra sự việc và cả trong tương lai. Cả một vùng biển rộng lớn, ngư dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đi đánh bắt hải sản bán nhưng không ai mua. Còn ngư dân chuyển đổi sang nghề khác cũng không thể trong một sớm một chiều là chuyển ngay được. Tóm lại, bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho bất cứ đối tượng nào gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó. Sự việc đã được Chính phủ và các Bộ ngành nỗ lực làm rõ, vậy thời gian tới chính quyền và nhân dân phải làm gì để khắc phục hậu quả, thưa ông? Đây là sự việc không ai mong muốn, đã và đang được xử lý theo pháp luật. Do vậy, thời gian tới bà con hãy yên tâm sản xuất vì lợi ích của bản thân và cùng Nhà nước khắc phục hậu quả môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Từ sự việc như vậy, theo ông các Bộ, ngành địa phương nên rút ra bài học, kinh nghiệm gì để không xảy ra những trường hợp tương tự trong tương lai? Theo tôi, tất cả những dự án ngay từ khi có chủ trương đầu tư phải tính toán cả những hậu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh có thể xảy ra. Tôi là nhà quân sự nên luôn cảnh giác những vấn đề liên quan đến an ninh – quốc phòng. Những vấn đề này nếu không nghiên cứu kỹ thì cực kỳ nguy hiểm. Tóm lại, các Bộ ngành, địa phương đừng để lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế mà quên đi hậu quả xã hội, đặc biệt là hậu quả an ninh - quốc phòng. Những vùng nhạy cảm, địa bàn nhạy cảm, lĩnh vực nhạy cảm thì đừng ham cái lợi trước mắt để rồi gây ra hậu quả đến hàng trăm năm sau không khắc phục được. Các dự án phải nhìn một cách tổng quát, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Xin cảm ơn ông! Quang Phong (thực hiện) ======================== Ngoài vấn đề bồi thường ngư dân, họ cần phải làm những việc sau đây: Trước hết họ phải làm sạch môi trường biển và phục hồi sinh thái biển nơi đây. Sau khi họ tuyên bố phục hồi xong phải có kiểm chứng. Họ còn phải phục hồi nghề cá của ngư dân bị gián đoạn vì thảm họa biển mà họ gây ra. Xong việc này sẽ xét đến nhà máy của họ có nên tiếp tục hoạt động hay không. Đây là ý kiến cá nhân tôi. Tôi tự cho mình là người giàu lòng vị tha. Trong tôi không có kẻ thù. Nhưng đây là lẽ công bằng.2 likes
-
Tôi rất tiếc, mạng điện tử ở Hoa Kỳ khó sử dụng, so với cái máy của tôi. Nhưng tôi nói luôn: Tất cả các phương pháp nghiên cứu của những học giả mà anh đề cập trong bài trên đều sai, từ sai ít hoặc sai căn bản. Họ chỉ bàn và phân tích các hiện tượng một cách rất cục bộ. Anh cứ việc thoái mài trình bày những luận điểm của anh với những luận cứ, luận chứng và những kết luận. Khi về VN tôi sẽ chứng minh anh và tất cả những ai ko công nhận hệ thống chữ Việt cổ của bác Xuyền đều sai. Không thừa nhận là những kẻ cực kỳ dốt nát. Thừa nhận ít, sai nhiều, thừa nhận nhiều sai ít. Thừa nhận hoàn toàn là người cực thông minh và hiểu biết. Tạm thời thế đã. Tôi sẽ chứng minh sau.2 likes
-
SGK Trung Quốc: Việt Nam và 12 nước láng giềng là "lãnh thổ bị đánh cắp"?! Hồng Thủy 06:42 01/07/15 Thảo luận (14) (GDVN) - Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa "thu hồi" nhằm củng cố địa vị... Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa" Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua Thượng tá Trung Quốc: Tên lửa đã gióng lên ở Trường Sa Giáo sư Tomohide Murai. Giáo sư Tomohide Murai từ đại học Tokyo ngày 1/7 cho biết trên tờ Sankei, năm 1952 sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc từng dạy (tuyên truyền nhồi sọ) học sinh cấp 2 của họ rằng các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nepal, Sikkim, Bhutan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và các vùng lãnh thổ Nga như Khabarovsk, Primorsky Krai đều là "một phần lãnh thổ Trung Quốc"?! Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa "thu hồi" nhằm củng cố địa vị của đảng Cộng sản Trung Quốc và giải quyết các vấn đề bất mãn nội bộ. Trung Quốc thừa hiểu, quân đội Hoa Kỳ đang nắm giữ sức mạnh áp đảo so với PLA nên Bắc Kinh có xu hướng tránh đối đầu trực tiếp với người Mỹ. Như vậy theo giáo sư Tomohide Murai, đối với các nước láng giềng bị Trung Quốc liệt vào danh sách cái gọi là "lãnh thổ bị đánh cắp", quan hệ với Hoa Kỳ là một điểm tựa quan trọng về an ninh. Ngoài ra trong danh sách này, Bắc Kinh cũng không thể đối đầu với Nga về quân sự, vốn chỉ đứng sau Mỹ. Các quốc gia khác ở Trung Á là sân sau chiến lược của Nga và bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Bắc Kinh vào đây đều phải cân nhắc khả năng can thiệp quân sự từ Moscow. Một cường quốc quân sự trong khu vực như Ấn Độ cũng có nguy cơ lớn trong việc đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Tuy nhiên ngày nay Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh hải quân ở Hoa Đông và Biển Đông hơn là trên đất liền. Trên biển Hoa Đông, Nhật Bản có lực lượng quân sự lớn, đồng thời lại là liên minh an ninh, quân sự với Hoa Kỳ và được Washington cam kết bảo vệ nếu bị tấn công. Còn các nước Đông Nam Á vừa không phải đối thủ quân sự của Trung Quốc, vừa không có sự đảm bảo an ninh nào trở thành mục tiêu lựa chọn của Trung Quốc. Mỹ cũng không đặt căn cứ quân sự lớn nào tại Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay, do đó quân đội Trung Quốc cho rằng bành trướng xuống Biển Đông là ít rủi ro nhất. Tuy nhiên, chiến lược quốc gia của Mỹ cơ bản là bảo vệ tình trạng của một siêu cường. Có một thực tế đối với Hoa Kỳ là rất khó duy trì ưu thế quân sự ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng các tuyến thương mại hàng hải chiếm tới 90% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu phải được hải quân Hoa Kỳ ưu tiên duy trì quyền lực tối cao. Trung Quốc lập luận rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào Biển Đông. Tuy nhiên nếu nhìn vào hoạt động thống trị các vùng biển thế giới của hải quân Hoa Kỳ, Biển Đông vẫn là lợi ích quốc gia chiến lược quan trọng đối với Mỹ. Mỹ vẫn muốn vẫn là một siêu cường thống trị các vùng biển chiến lược của thế giới, khả năng Mỹ rút khỏi Biển Đông rất thấp. Do đó Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ. Hồng Thủy ================== Qua sự kiện này thì quý vị và anh chị em thấy rõ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào, trong việc phản biện lại tư tưởng Đại Hán đang tuyên truyền trong các thế hệ tiếp nối của họ. Mặc dù vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến hoàn toàn khoa học, nhưng nó đang vấp phải một âm mưu chính trị hóa việc này. Âm mưu này không phải mới có từ bây giờ, mà nó có từ những năm 70 của thế kỷ trước trong một liên minh ma quỷ giữa Kissinger và Bắc Kinh. Những thế lực hắc ám đang chống lại chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.Sức mạnh hắc ám đó so với cá nhân Thiên Sứ là tuyệt đối. Từ đó, quý vị cũng thấy rõ việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đầy khó khăn và cực kỳ gian khổ. Nhưng có lẽ tôi phải nhắc lại một sự kiện khoa học như sau: Các nhà khoa học đầu bảng của thế giới này vào nửa cuối thế kỷ trước đã cho rằng: Vũ trụ này cần những sinh vật có trí tuệ để có thể hiểu được nó. Do đó - theo tôi - nó cũng có thể hiệu chỉnh sự tiến hóa của một nền văn minh đi theo chiều hướng này. Bởi vậy, tôi vẫn hy vọng rằng: Sự hiệu chỉnh những khả năng tư duy của những sức mạnh tuyệt đối trong vũ trụ, để có thể nhận thức chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, như là một giải pháp nhân đạo, vẫn được ưu tiên hơn việc hủy diệt cục bộ, hoặc hoàn toàn một nền văn minh để đạt tới một cân lý tuyệt đối trong quá trình tiến hóa. PS: Có lẽ tôi cần nhắc lại lời tiên tri Bính Thân Việt lịch - Đại ý: Động đất lớn vẫn xảy ra trong năm nay, nhưng không mang tính hủy diệt, Nhưng thủy tai sẽ rất nặng nề.2 likes
-
Rất hoan nghênh bạn ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ rằng: Bác Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh một cách rất hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu khác - hoặc là thiếu hiểu biết - hoặc là tung hỏa mù phủ nhận nền văn hiến Việt vì một mục đích nào đó của họ. Vì tôi ko nghĩ giáo sư tiến sĩ lại có thể ngu như vậy.1 like
-
THIÊN SỨ: MỘT TƯ DUY TIÊN TRI CHÍNH XÁC, LÀM THAY ĐỔI CUỘC CHƠI. THIÊN BỒNG: "ĐỂ LÂU NÓ NGUỘI". *** Tòa quốc tế sẽ ra phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 12/7 Thứ năm, 30/06/2016 - 07:01 Dân trí Tòa trọng tài thường trực (PCA) ngày 29/6 cho biết sẽ chính thức đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò “ phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7 tới. >> Mỹ cảnh báo đáp trả nếu Trung Quốc khiêu khích sau phán quyết “đường lưỡi bò” >> Trung Quốc sẽ càng bị cô lập nếu làm ngơ phán quyết về Biển Đông >> Tòa án quốc tế sẽ ra phán quyết vụ kiện “đường lưỡi bò” ở Biển Đông vào ngày 7/7 (Ảnh minh họa: Reuters) Trong một động thái khá bất ngờ, PCA - tòa án trọng tài của Liên hợp quốc đặt tại La Hay (Hà Lan) - cho biết sẽ gửi nội dung phán quyết đến các nước liên quan vào ngày 12/7 và công bố phán quyết cùng ngày. Từ Manila, Herminio Coloma Jr, thư ký báo chí văn phòng Tổng thống, cho biết Philippines chờ đợi một phán quyết công bằng để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư Philippines trong vụ kiện tại (PCA), cũng nói rằng: “Chúng tôi tự tin sẽ giành được thành công trong vụ kiện này... Sẽ tới lúc Trung Quốc nhận ra rằng họ mất nhiều thứ hơn là được khi tạo ra tình trạng hỗn loạn vô luật pháp”. Ông cũng dự đoán Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ nhiều nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Anna Richey-Allen nhấn mạnh Mỹ ủng hộ phán quyết của tòa. “Chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có việc sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế như tòa án trọng tài”, bà Richey-Allen nói. Mỹ tuy không có tranh chấp và cũng không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tuyên bố rằng việc giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở đây có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của PCA. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua lớn tiếng nói rằng PCA không có thẩm quyền xử vụ kiện này và đề nghị tòa không tổ chức điều trần hay đưa ra phán quyết. “Về vấn đề lãnh thổ và tranh chấp hàng hải, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất cứ phán quyết nào ràng buộc với Trung Quốc”, người phát ngôn Hồng Lỗi lớn tiếng nói. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế từ tháng 1/2013. Đơn của Philippines đề nghị phân xử 3 việc: làm rõ tính pháp lý của đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ôm lấy một vùng rộng lớn ở Biển Đông; quy chế của những thực thể Trung Quốc chiếm đóng như các bãi cạn và các quyền hàng hải của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc trong những nơi Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua yêu sách “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò”, chồng lấn chủ quyền với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Philippines cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển - một công ước mà Bắc Kinh đã ký kết. Trong khi đó, giới chức Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể phản ứng tiêu cực với phán quyết của tòa trọng tài với việc trắng trợn tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông như từng làm ở Hoa Đông năm 2013, hay tăng cường cải tạo, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở đây. Giới chức Mỹ tuyên bố, để đối phó với các hành động này của Trung Quốc, ngoài gây sức ép ngoại giao, Mỹ sẽ triển khai các biện pháp khác trong đó có đẩy mạnh tuần tra tự do hàng hải, hàng không cũng như tăng cường viện trợ quốc phòng cho các nước Đông Nam Á. Minh Phương Tổng hợp ===================== Từ lâu lão Gàn đã phán rằng: Sau phán quyết của Tòa án Quốc tế PCA, sẽ rất nhiều trò ngoạn mục. Rất nhiều khả năng sẽ xảy ra, trong đó không loại trừ chiến tranh. Việt Nam - ngoài việc tiếp tục xây dựng đất nước - cần phải mạnh mẽ tuyên bố sẵn sàng bảo vệ chủ quyền một cách kiên quyết nhất, nếu bị xâm phạm bởi bất cứ một quốc gia nào. Trong hoàn cảnh sắp tới, mọi thái độ thiếu mạnh mẽ và cứng rắn sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt đẹp. Việt Nam cần phải loại trừ ngay từ trong tư duy của bất cứ một quốc gia nào, có ý định dùng Việt Nam như một lợi thế Địa chính trị để chống lại nước thứ ba. PS: Nhưng ngay cả ý tưởng này cũng có tính thời gian. Nếu một kịch bản khác xảy ra và kéo dài thì thật là một điều đáng phải vận động trí não.1 like
-
Bạn Đa Lang và quý vị quan tâm thân mến. Trước hết, tôi cần khẳng định rằng: Bất cứ ai phản biện hệ thống chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền thì không khác gì phản biện lại tôi. Bởi vì, trong cuộc hội thảo về chữ Việt cổ của ông Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, tôi đã xác định rằng: Sự thành công trong việc nghiên cứu Chữ Việt Cổ của ông, là nét bút cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Do đó, những học giả còn hoài nghi về cội nguồn Việt sử trên thế gian, có thể phản biện các luận điểm liên quan của ông Kim Định, Trần Đại Sỹ...Hà Văn Thùy, Nguyễn Thiếu Dũng ...- là những người có quan điểm tương đồng, tôi cũng không có ý kiến gì. Vì hệ thống phương pháp luận và luận cứ của họ khác xa với tôi. Nhưng riêng với nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền về công trình của ông ta thì tôi có trách nhiệm học thuật để biện minh. Trong bài viết của bạn thì một sai lầm lớn nhất về học thuật là bạn đã lấy không gian lịch sử hiện tại để phân tích một lịch sử từ hơn hai ngàn năm trước. Bạn viết: BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Hiện máy tôi có trục trặc về mạng. đang bị chậm. Tôi sẽ trả lời bạn chu đáo - chậm nhất khi tôi về VN.1 like