-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/06/2016 in Bài viết
-
Bí ẩn ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông 03:08 PM - 28/06/2016 Thanh Niên Online Liên quan vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, hồi giữa tháng 6, tờ The Manila Times của Philippines loan tin Tòa trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 7.7. Một phiên làm việc của Toà trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan)PCA Sau đó, giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học La Salle (Philippines), cũng khẳng định với Thanh Niên rằng thông tin trên là chính xác. Ông Heydarian từng là một cố vấn của Quốc hội Philippines và có nhiều tham vấn cho chính phủ trong vụ kiện. Tuy nhiên, khi trao đổi riêng với Thanh Niên, luật sư Paul Reichler, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện trên lại bác bỏ thời điểm phán quyết được đưa ra vào ngày 7.7. Ông chia sẻ: “Chưa có tuyên bố chính thức nào được đưa ra bởi PCA về thời điểm phán quyết. Bất cứ thời điểm nào được giới truyền thông đưa ra cũng chỉ là phỏng đoán”. Bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi giành từ tay Philippines, ảnh chụp ngày 1.3.2016 Reuters Chuyên gia Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) - vốn là người theo dõi sát sao diễn biến về Biển Đông, cũng có nhận định tương tự. Bà Glaser nhận định với Thanh Niên: “Tôi nghi ngờ thời điểm ngày 7.7, mọi người chỉ phỏng đoán mà thôi”. Tương tự, ông Gregory B. Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải của CSIS, nhận xét: “Thông tin về ngày 7.7 “nổi lên” từ một blog trích dẫn một nguồn tin không tên trong Bộ Ngoại giao Philippines. Sự thật chỉ có 5 thẩm phán ở PCA mới biết khi nào phán quyết được đưa ra”. Một số chuyên gia khác vốn rất thân cận với các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông cũng không “tin tưởng” về thời điểm ngày 7.7 do tờ The Manila Times loan tin. Ngô Minh Trí ==================== Thương Xích khẩu! Chưa đâu. Người ta tranh luận về thời điểm đưa ra phán quyết. Nói theo "khoa học" thì có thể dẫn lời giáo sư Trịnh Xuân Thuân: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nói một cách khác theo Lý học ứng dụng trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, là: "Bất cứ một hiện tượng nào, cũng phải xét đến nhiều yếu tố tương tác phức tạp". Phán quyết của Tòa PCA, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.3 likes
-
Hình như là... có "lực cản" nào đó đang kìm hãm không cho đưa ra phán quyết sớm...! Chỉ nhá ngày "vu vơ"... bởi lẽ Biển Đông bắt đầu sôi nhưng chưa "sùng sục"... Cần khoảng thời gian... để "dàn trận" xong đã... Lúc này... "phán quyết" đưa ra phải là giọt nước cuối cùng "tràn ly"... Nó giống như "hiệu lệnh"... khi đã sẵn sàng... Chứ "phán" bây giờ... chưa "quyết" được gì... mà "để lâu nó nguội"... Rõ ràng... "Nghề chơi cũng lắm công phu... Làng chơi ta phải biết cho đủ điều..." Cho nên... "Ở trong còn lắm điều hay... Nỗi đêm khép mở... nỗi ngày riêng chung..."2 likes
-
Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết 07:11 26/06/16 Thảo luận (20) (GDVN) - Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ Nga không đại diện cho cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông Thời báo Hoàn Cầu bình vụ Tổng thống Indonesia họp trên chiến hạm phá "lưỡi bò" LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến tiền đồ quốc gia dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả. Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ. Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn. Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews. Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA. Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc. Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông; Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau: Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra. Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào). Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế... Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung "tranh chấp chủ quyền và phân định biển" mà Trung Quốc chính thức bảo lưu. Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu: Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có). Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982. Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA. Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra tiền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp. Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò. Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ "chồng lấn" nào với Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy. Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu. Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết. Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt. Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải súng ống, cũng không phải tiền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó. Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam. Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh - Thanh mấy trăm năm trước. Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau. Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó. Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều. Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin. Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ. Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây. Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt. Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được. Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt - Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả. Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài. Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào. Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau. Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết ========================= Vấn đề mà giáo sư Thuyết nói tới chỉ là một khả năng có thể xảy ra - và điều này tôi cũng đã nói từ lâu - từ 2008. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì nó không thể xảy ra. Có lẽ tôi cần phải xác định rằng: Mọi chuyện ở biển Đông chỉ là một nguyên cớ vĩ đại để dẫn đến "Canh bạc cuối cùng". Do đó, cho dù Bắc Kinh rút khỏi biển Đông ngay bây giờ và long trọng tuyên bố thừa nhận từ bỏ các yêu sách chủ quyển ở biển Đông - thì - mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Họ đã sai lầm rất lớn về quyết sách chiến lựơc và không thể dừng lại. Mà ngược lại, sau phán quyết của Tòa PCA. mọi chuyện sẽ cực kỳ phức tạp. Việt Nam phải mạnh lên đã. Hãy chờ xem.2 likes
-
Đúng là tư duy của một nhà nghiên cứu Địa Lý Phong thủy Lạc Việt. Giỏi. Nhưng mà không phải bất cứ cái gì cũng nói "toạc móng lợn". Bởi vì một tư duy tiên tri chính xác, đôi khi làm thay đổi cuộc chơi. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên, sư phụ chờ đến sát nút mới dự đoán về kết quả cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Hai trong một Tiếng Việt có nhiều từ một tiếng (đơn âm tiết) nhưng hàm hai ý ngược nhau trong một khái niệm. Đành. Khi nói “Đành” phải làm một cái gì đó, có nghĩa là mọi phương án khác đều không được chọn, chỉ có một phương án duy nhất đã chọn cách bắt buộc là được làm. Vậy trong từ Đành có hàm hai ý trong một từ, đó là Đình những phương án khác, và chỉ Lãnh một phương án duy nhất được chọn bắt buộc, tôi “đành” phải làm việc này. Gốc của từ Đành là do lướt câu “Đình các việc khác để chỉ một việc đã chọn được Lãnh” = Đành. Chữ Nôm muộn (TK 13) mượn chữ Đình 停 (Đứng =Dừng = Đừng = Đình 停) để ghi từ Đành (vì âm Inh và âm Anh chuyển đổi được cho nhau), đương nhiên kiểu kí âm này không chính xác được ý nghĩa của từ Đành, vì chữ Đình có biểu ý chỉ là dừng, chứ không nói đến việc Lãnh một việc khác. Khăng Khít. Đây là từ hai tiếng, là từ kết cấu âm dương kiểu Nòng Nọc. Có học giả gọi là từ “lưỡng thể”, gọi kiểu này có thể chấp nhận được. Có học giả lại gọi là từ “thực hư” vì cho rằng trong hai tiếng đó có một tiếng là “thực từ” tức rõ nghĩa, còn một tiếng là “hư từ” tức chưa rõ nghĩa, giải thích này hoàn toàn sai lầm. Hai tiếng đó đều là rõ nghĩa cả, chỉ có nghĩa của tiếng này ngược với nghĩa của tiếng kia, nhưng hai tiếng lại phải gắn với nhau để diễn đạt một khái niệm, điển hình là từ Nòng-Nọc chỉ con nòng nọc. Hai lúa đăt tên chính xác từ kiểu này là “từ dính”, đáng lẽ viết giữa hai tiếng còn có một gạch nối, song để tránh rườn rà trên giấy, đành bỏ không ghi gạch nối, chỉ hiểu ngầm có dính nhau là được. Gọi từ “Dính” là chính xác nhất vì bản thân từ Dính (cũng giống từ Đành ở trên) là nó có một tiếng nhưng hàm hai ý nghịch nhau kiểu hai trong một. “Dính” là kết cấu thành một thể của hai con chữ : con chữ đực là Dái (cái dương thực khí) và con chữ cái là Tính (cái âm thực khí). Và do vậy mới có từ lướt “Dái / Tính” = Dính. Dái là cái hòn dái, có hòn thì mới có khả năng đực. Tính là cái âm thực khí, mà tiếng Việt còn gọi là cái “Tỉnh Tình Tinh” bằng một từ ba tiếng. Bởi vì theo dấu thanh điệu: Tỉnh+Tình = 1+1=0 = Tinh, cộng tiếp Tinh+Tinh = 0+0 = 1 =Tính, như vậy cái “Tỉnh Tình Tinh” chính là cái Tính 姓,Nho viết chữ Tính 姓 biểu ý là cái của Nữ 女 để làm chức năng Sinh 生 nở, trăm họ đều từ cái Tính 姓 ấy mà ra cả, nên Hán ngữ mượn chữ Tính 姓 này để chỉ họ, trăm họ thì dùng chữ Bách Tính 百 姓. Quan hệ Tính Dục 性 欲 tức là quan hệ khi cái Tính (chữ Tính 性 biểu ý là Tâm忄Sinh 生 lý, Tâm 忄Sinh 生 thiết Tính 性) nó muốn (chữ Dục 欲), gọi là Tính Dục 性 欲. Hán ngữ mà thiết thì là “Xin 忄” “Sheng 生” thiết ” Xeng”, trật, không thành “Xing 性”. Khăng Khít là một từ dính, nghĩa gốc nó là Rộng Hẹp. Nói quan hệ Khăng Khít có nghĩa là quan hệ toàn diện cả chiều Rộng (Khăng) lẫn chiều Hẹp (Khít) hay cả bề Mặt lẫn bề Sâu. Nôi khái niệm Rộng là: Rộng = Roãng = =Loãng = Quang (tiếng Thái, nghĩa là rộng) = Khang 康 (nhà cửa khang trang) = Khăng = Khắng = = Khắp = =Khoát 闊 = Quát 括 = Quang = Roãng = Rộng. Nôi khái niệm Hẹp là: Bí = “Bí Hề!” = Bế 閉 = Bịt = Khít = “Khít Hề!” = Khế 契 (khế ước = giao kèo, là phải khít rìn rịt) = Khép = Hẹp = “Hẹp Chi!” = Hí = Ti Hí = Bí. Từ dính Khăng Khít thì chữ Nho viết bằng hai chữ Khoát Khế 闊 契 (cũng là Rộng Hep), còn chữ Nôm muộn (TK13) viết bằng hai chữ Khang Khế 康 契 (cũng là Rộng Hẹp). Do từ Khang đã được ghép với từ Cứng (tiếng Kinh) = Kèn (tiếng Thái) = Ken 健 (tiếng Nhật) = Kiện 健 (chữ Nho, Kiện nghĩa là Cứng, là Khỏe) thành Kiện Khang 健 康 nghĩa là Cứng Rộng dùng để chỉ sức khỏe. Do vậy Khăng Khít đã nhiễm thêm sắc thái là lành mạnh chứ không còn đơn thuần cái ý Rộng Hẹp ban đầu. Quan hệ Khắng Khít là quan hệ toàn diện rộng sâu mà lành mạnh nên chặt chẽ. Và chữ Kiện Khang 健 康 cũng không đơn thuần là sức khỏe, mà nó còn mang sắc thái là Cứng Rộng tức cứng từ trong ra ngoài, từ đối nội lẫn đối ngoại. Ba chữ Nho là Kiên 堅 (bền), Kiến 建 (cứng), Kiện 健 (khỏe) là cùng nôi khái niệm và có gốc do từ Việt là từ Cứng (tiếng Kinh) = Kèn (tiếng Thái). Bền+Khỏe = Kiên 堅 + Kiện 健 = 0+0 = 1= Kiến 建 = Cứng. Có Bền và Khỏe thì mới thành Cứng. Cứng này chính là vật liệu Bền (“Bọc vữa dính Lên” = Bền) + Nòng (“Nọc thép bên Trong” = Nòng ) = Bền Nòng = Bê Tông. Một vật muốn Vững thì phải Cứng, khi đó nó mới Đứng = Dựng = Dựng Đứng được, do vậy từ Cứng = “Cứng Bền” = Kèn = Kiến đã sinh ra chữ Kiến 建 để chỉ Kiến Trúc 建 築 thay cho từ Dựng Xây hay Xây Dựng. Những cọc làm cho vách Đứng vững được gọi là cây Dứng, đó là vật liệu xây dựng có tố chất Cứng tức “Bổn thể nó phải Kèn” = Bền, cứng và bền gọi là “Cứng và Bền” = Kiến. Kiến Trúc 建 築 nghĩa là dùng những vật liệu cứng bền (Kiến 建) ghép lại với nhau (Trúc 築). Còn Kiến Tạo 建 造 tức là phải biết kiến trúc (Kiến 建) để mà làm ra (Tạo 造). Loài côn trùng nói chung gọi là loài Sâu. Sâu = Sùng = Trùng = =Trùn = Giun = Dĩn = Gián v.v. chúng đều có tổ để ở gọi là “Có Tổ” = Cô, nên gọi chung là Sâu Cô = Sâu Bọ, mà Nho viết bằng chữ Lâu Cô 螻 蛄,có tổ tức biết làm tổ, tức biết Kiến trúc, nên loài côn trùng còn gọi chung là loài Sâu Kiến hay gọi là “con Sâu cái Kiến” cho nó đủ tính dương âm có con có cái. Chỉ riêng loài kiến vì chúng biết xây tổ hoành tráng (Kiến 建 trúc) lại có khả năng tiên đoán thấy trước (Kiến 見) khi nào sắp lụt và dự đoán được nước lụt sẽ lên đến mức nào , nên chúng được mang tên riêng là loài Kiến (Hán ngữ gọi loài Kiến là Mã Nghị 螞 蟻). Do vậy nói một “Chính Phủ Kiến Tạo” nghĩa là Chính Phủ đó phải có cấu trúc cơ chế (Kiến 建) để mà làm ra (Tạo 造) chứ không phải để làm mất (thất thoát tài nguyên quốc gia) đồng thời phải có khả năng thấy trước (Kiến 見) để mà làm ra (Tạo 造) chứ không phải để làm mất mát tài nguyên quốc gia thành sự đã rồi, rồi mới lo đi tìm nguyên nhân để mà khắc phục hậu quả (ví dụ hậu quả tàn phá môi trường sinh thái). Trong môi trường sinh thái thì: Con sâu cái kiến là dân. Dân là thấy trước, dân mần mới xong. (Lấy ý từ ca dao Quảng Bình: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”).1 like -
===================== Kính thưa những nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, rằng: Ngài Võ Nguyên Giáp sinh năm Tân Hợi - 1911 - thuộc cung Khôn Tây trạch. Nếu cứ theo sách Tàu thì hướng tốt của người Tây trạch phải là Đông Bắc / Tây Nam. Nhưng ngài lại chôn theo hướng Tây Bắc/ Đông Nam. Ông Võ Điện Biên xác định: Cha tôi chôn theo truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Qua đó xác định rõ rằng: Truyền thống phong thủy của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàn toàn trùng khớp với Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".1 like
-
Tiếng Việt
vandung689 liked a post in a topic by Lãn Miên
Danh nhân Lê Hữu Kiều Lê Hữu Kiều (nhà Hậu Lê) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lê Hữu Kiều (1691-1760) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Thân thế Lê Hữu Kiều người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cha Lê Hữu Kiều là Lê Hữu Danh, đỗ Hoàng giáp năm 1670, làm tới chức Hiến sát Sơn Tây. Lê Hữu Danh tính tình nhân từ rộng rãi không cạnh tranh với ai nên được mọi người gọi là Phật sống[1]. Lê Hữu Kiều là con út (thứ 10) của Lê Hữu Danh. Sự nghiệp Năm 18 tuổi (1708), Lê Hữu Kiều cùng anh là Lê Hữu Mưu cùng đỗ Hương giải. Năm 1715 ông đỗ khoa Hoành từ, được bổ làm quan văn ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, ông đỗ đồng tiến sĩ khoa Mậu Tuất, được thăng làm Giám sát ở Thanh Hoa, quyền Hiến sát Kinh Bắc, tham dự việc trấn Thái Nguyên, Cao Bằng và Phó đô ngự sử. Năm 1737, ông được thăng làm thừa chỉ, rồi Hữu thị lại bộ Công. Cùng năm ông đi sứ Trung Quốc cống nhà Thanh. Khi về, Lê Hữu Kiều được phong làm Tả thị lang bộ Công, tước Liêu Đình bá. Năm 1740, ông vào phủ chúa Trịnh làm Bồi tụng, thăng chức Đô đài, rồi sau đó được phong tước hầu. Năm 1742 ông được thăng làm Thượng thư bộ Công. Năm đó ông lại ra làm Lưu thủ Thanh Hóa, rồi cùng Hà Tông Huân đi thị sát các quan lại và dân tình, xem xét việc phòng thủ của các đạo trước những cuộc nổi dậy của nông dân Đàng Ngoài. Năm 1743, Lê Hữu Kiều lại trở về kinh làm Tham tụng. Ông kiến nghị với chúa Trịnh Doanh rằng kỷ luật quân lính sơ sài, xin cấp thêm quân và quan cho mặt trận và đặt chức võ quan tuần phủ. Trịnh Doanh làm theo đề nghị của ông[1]. Năm 1744, ông đi làm Đốc trấn Thái Nguyên. Năm 1746, Lê Hữu Kiều làm Tham thị Nghệ An. Năm 1747, ông lại được triệu về kinh lo việc giải quyết đơn từ kiện tụng. Năm 1748, ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ. Năm 1749, ông lại làm Tham tụng, quyền hành như Tể tướng trong triều[1]. Năm 1752, ông được thăng làm Thượng thư bộ Binh. Năm 1754, ông vào giảng bài trong điện Kinh diên. Năm 1755, ông nghỉ hưu khi đã 65 tuổi. Lê Hữu Kiều được vua Lê Hiển Tông ban cho câu đối vào lá cờ thêu: Tại triều tại quận kiêm văn vũ Vu quốc vu gia hiếu tố trung Nghĩa là: Khi ở triều, khi tại quận, tài kiêm văn võ Với nước với nhà lấy hiếu làm trung Ốc ưu quốc sủng cung tam mệnh Thanh bạch gia phong mỹ tứ tri Nghĩa là: Ơn nước dồi dào được làm Tể tướng 3 lần Nếp nhà thanh bạch như Dương Chấn[2]. Lê Hữu Kiều làm quan cho nhà Lê trung hưng hơn 50 năm, dưới 5 đời vua (Lê Dụ Tông, Lê Duy Phường, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông và Lê Hiển Tông) và 4 đời chúa (Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang và Trịnh Doanh). Ông mất năm 1760, thọ 70 tuổi, được truy tặng làm Thiếu phó, tước quận công. Gia đình Các anh em của Lê Hữu Kiều cũng có những người đỗ đạt cao. Người anh thứ 6 là Lê Hữu Hỷ năm 27 tuổi thi một lần trúng ngay đồng tiến sĩ năm 1700, người anh thứ 9 là Lê Hữu Mưu cũng thi một lần đỗ ngay đồng tiến sĩ năm 1710[3]. Người con thứ 6 của Lê Hữu Kiều là Lê Hữu Dung đỗ đồng tiến sĩ năm 1775 khi 32 tuổi; người cháu họ là Lê Trọng Tín đỗ đồng tiến sĩ năm 1748 khi 27 tuổi[3]. Chú thích [2].Một người nổi tiếng thanh liêm, khi có người đến hối lộ bảo rằng không ai biết đâu thì Dương Chấn đáp rằng: "Có trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết là 4 người biết, sao bảo là không ai biết?" Từ đó người ta dùng chữ "tứ tri" (4 người biết) nói tới điển tích này Hết trích. Sau 50 năm làm quan trong triều đình với các chức vụ cao nhất là Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Binh, Cụ nghỉ hưu ở tuổi 65. Khi nghỉ hưu Cụ được Vua ban tặng tám câu đối. Dưới đây là một số câu: 1/ 在朝在郡文兼武 于國于家孝做忠 TẠI TRIỀU TẠI QUẬN, VĂN KIÊM VŨ VU QUỐC VU GIA, HIẾU TỐ TRUNG Đem khả năng văn võ toàn tài mà phụng sự ở trung ương cũng như ở địa phương. Làm việc nước hay việc nhà đều thể hiện trung với nước do biết hiếu với nhà . 2/ 凴率宮庭燕以此 華眉境界越之南 2.1. BẰNG SUẤT CUNG ĐÌNH YẾN DĨ THỬ 2.2. HỌA MI CẢNH GIỚI VIỆT CHI NAM 2.1. Nhờ có phẩm chất đó mà Cụ như chim yến biết dẫn dắt cung đình. 2.2. Cụ như chim họa mi biết giữ gìn khung cảnh nước Nam của người Việt. 3/ 使號潘閫勤施日 揆度經圍勵翼年 3.1. SỨ HIỆU PHAN KHỔN CẦN THI NHẬT 3.2. QÚI ĐỘ KINH VI LỆ DỰC NIÊN 3.1. Khi đi sứ mang hiệu là Phan Khổn (nghĩa là mở cửa, rải thảm đỏ) chăm chỉ thực thi công vụ ngày ngày. 3.2 Suy đoán kinh qua nhiều vòng (nhiều cuộc đấu trí ngoại giao) để lại (rất nhiều kinh nghiệm ngoại giao đã tích lũy) thành sự khích lệ giúp cho mai sau. Chú thích: CụLê Hữu Kiều từng đặt tên hiệu cho mình là Tốn Trai 遜 齋, nghĩa là khiêm tốn: biết tôn trọng mọi ý kiến , ham học hỏi, và không cậy tài (chữ Tốn 遜) đồng thời không tham (chữ Trai 齋 nghĩa là ăn Chay, đại diện cho ý là không tham vật chất, chỉ ham học hỏi tích lũy trí tuệ). Nhưng từ Tốn Trai nói lái là Tài Trọn vì Tốn Trai thiết Tài, Trai Tốn thiết Trọn. Tài Trọn là tài năng bao gồm cả đức khiêm tốn (chữ Tốn 遜) và đức không tham (chữ Trai 齋). Qua câu đối này của Vua ban lại thấy khi được Vua cử đi Sứ, Cụ lại đặt tên hiệu cho mình khi giữ vai trò sứ giả là Phan Khổn 潘閫 thì thấy Cụ thật là có ý thức ngoại giao và tài ngoại giao. Chữ Phan 潘 là họ Phan, nhưng chữ Phan có nghĩa là lật mở; chữ Khổn 閫 là cái bậc ngạch cửa (ngạch cửa ngăn cản làm cho khó độn được vào trong nên gọi là “Khó Độn” = Khổn, kẻ trộm thường phải đào ngạch để chui vào nhà). Phan Khổn 潘閫 mang ý là “dỡ bỏ rào cản qua lại”, khi hai nước Đại Việt và Đại Thanh thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Nhưng chữ Phan Khổn nói lái lại là Phồn Khán (nghĩa là nhìn thấy nhiều) vì Khổn Phan thiết Khán, và Phan Khổn thiết Phồn, như vậy là hai chữ Phan Khổn đã đầy đủ ý nghĩa là “tháo dỡ rào cản thì mới làm cho nhìn thấy nhau nhiều hơn” đó là cái đích của ngoại giao vậy. Chắc hẳn là giới chức ngoại giao của nước Đại Thanh thời đó đã rất khâm phục và cảm tình giới chức ngoại giao nước Đại Việt khi nhận cái “Card Visit” có đề chữ Phan Khổn Lê Hữu Kiều của Cụ. [ Xem lại bài đã đăng: Lãn Miên, Thứ hai, 05/07/2010 | 13:49 Chuyện cụ quận công Lê Hữu Kiều. Cụ Lê Hữu Kiều là chú ruột của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Cụ Kiều năm 28 tuổi đậu tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718) niên hiệu Vĩnh Thịnh. Năm 47 tuổi đang giữ chứcThừa chỉ công bộ hữu thị lang năm Vĩnh Hựu thứ ba triều Lê (1738) thì Cụ được cử làm Sứ nước Đại Việt đi sang nước Đại Thanh nhằm dịp vua Ung Chính nước Đại Thanh lên ngôi. Sau hai năm hoàn thành sứ mệnh trở về. Sứ bộ đi về đến Qúi Châu nước Đại Thanh thì nghỉ lại, quan sở tại đón tiếp rất chu đáo. Chiều hôm ấy cụ Kiều đi du ngoạn quanh vùng, đến một nơi có ngôi chùa cổ, phong cảnh rất u tịch, cụ ghé vào thăm. Khi vào thấy chùa chiền bát ngát, cửa thiền lộng lẫy nguy nga. Sư trưởng và chư tăng đón tiếp rất là thành kính và chu đáo. Nhìn qua thấy mọi nơi đều sạch sẽ phong quang và ngăn nắp, cây cảnh, giò lan, khóm trúc đều như mới được chăm sóc cắt tỉa đẹp đẽ, cụ Kiều ngỏ lời khen ngợi. Vị sư trưởng chùa ấy chắp tay thưa rằng: “Tối qua bần tăng vừa nằm chợp mắt thì thấy Đức Phật báo cho biết rằng, ngày mai sẽ có hòa thượng sư tổ về thăm chùa, nhà chùa nên quét dọn sạch sẽ, nên bần tăng đã cho chuẩn bị sẵn sàng để nghênh tiếp. Nhưng chờ mãi từ sáng không thấy ai tới, mãi bây giờ đã xế chiều mới thấy võng lọng của quí quan hạ cố. Thật là vinh dự cho chúng tôi, và chắc là ứng vào lời Phật Tổ đã báo cho biết trước vậy”. Cụ Kiều lấy làm lạ. Sau khi dâng hương lễ Phật xong, cụ xuống thăm nhà tổ và đi vãn cảnh chùa. Đến một ngọn tháp cao to, cụ đọc bia ghi trong tháp thì giật mình thấy tên hiệu của vị sư tổ chùa này là Tốn Trai遜 齋, trùng với tên hiệu của mình. Cụ lại nghĩ đến chuyện vị sư trưởng chùa này đã nằm mộng tối hôm qua, được Đức Phật báo trước rằng ngày mai có hòa thượng sư tổ về thăm chùa. Cả ngày chẳng có vị hòa thượng nào đến, mà người duy nhất đến vãn cảnh chùa lại là mình, mà lại trùng tên hiệu với vị sư tổ trong tháp, không biết cái sự huyền bí ấy là như thế nào đây? Không biết có phải vì chuyện này hay không, mà sau khi về nước, cụ Kiều khi còn sống đã cho tạc tượng mình với y phục như một nhà tu hành, nét mặt thanh tú, chòm râu lưa thưa, đôi mắt hiền từ, trên đầu đội khăn nhiễu màu tím quấn hình chữ nhân, mình mặc chiếc áo dài màu nâu, xổ vắt chéo kiểu áo nhà chùa, chứ không mặc áo mão cân đai kiểu triều phục. Về sau cụ mất, bức tượng ấy được đặt trong khán thờ, trước khán thờ có khắc hai chữ Tốn Trai 遜 齋 thiếp vàng. Hàng năm cứ ngày 12 tháng giêng là cả tổng làm lễ tế xuân ở nhà thờ cụ rất linh đình. Rất tiếc là khoảng 1950 hồi kháng chiến chống Pháp, du kích dấu tài liệu truyền đơn trong khán thờ dưới tượng cụ. Bọn Pháp càn quét tìm thấy, thế là chúng sai lính chất rơm rạ vào nhà thờ rồi châm lửa đốt. Thế là toàn bộ hai lớp nhà thờ cùng tượng thờ với bao hoành phi, câu đối và đồ tế khí đã tồn tại mấy trăm năm phút chốc trở thành tro bụi. ] 4/ 奕葉詩書留世澤 累朝鍾鼎荷天庥 4.1. DỊCH DIỆP THI THƯ LƯU THẾ TRẠCH 4.2. LỤY TRIỀU CHUNG ĐỈNH HÀ THIÊN HƯU 4.1. Sách văn và sách thơ đồ sộ của Cụ (và của cả những người đương thời khác đã viết về Cụ) để lại cho đời là cái ơn trong sạch. 4.2. Sự phụng sự triều đình trọn vẹn của Cụ trên cương vị những chức vụ cao nhất (từng làm bộ trưởng ba bộ quan trọng) chính là bảo vệ sự yên ổn của chính quyền nhà nước để chính quyền đó luôn được trong sạch như hoa sen. Chú thích: Sách (chữ Diệp葉, là cái lá, ý nói quyển sách), Đồ sộ (chữ Diệc 奕), Ơn trong sạch (chữ Trạch 澤, nghĩa là được hưởng ơn miễn phí). Phụng sự (chữ Lụy 累), Trọn Vẹn trên cương vị cao (chữ Chung Đỉnh 鍾鼎, cái Chuông đồng và cái Đỉnh đồng tượng trưng Tròn Vuông = Trọn Vẹn ở vị trí cao quí nhất, Chung Đỉnh còn là có Âm có Dương tượng trưng sự cân bằng yên ổn cũng như xử lý vụ việc luôn trọn Tình vẹn Lý), Bảo vệ đến cùng (chữ Hưu 庥), Hoa sen (chữ Hà 荷, ý nói sự trong sạch, minh bạch), Thiên đình (chữ Thiên 天, ý nói chính quyền trung ương). 5/ 濕瀀國寵共三命 清白家畏四知風 5.1. ƯỚT ƯU QUỐC SỦNG CUNG TAM MỆNH 5.2. THANH BẠCH GIA ÚY TỨ TRI PHONG 5.1. Quốc gia thương yêu ưu tiên cung cho ba sứ mệnh (ba lần được phong Tể tướng) 5.2. Sự thanh bạch của gia đình Cụ thật đáng kính (chữ Úy畏, khả úy), xứng đáng được phong là “tứ tri” như điển tích là liêm khiết. Tứ tri cũng còn hàm ý là biết sống theo tứ đức Lao, Khiêm, Cẩn, Sắc : lao động, khiêm tốn, cẩn trọng, sắc sảo. Ở đây từ Phong được dùng kiểu nước đôi cho hai chữ đồng âm dị nghĩa: Phong 封 là được phong tứ tri (theo điển tích là liêm khiết), và Phong 風 là phong thái sống biết giữ gìn tứ đức là Lao (lao động), Khiêm (khiêm nhường), Cẩn (cẩn trọng), Sắc (sắc sảo), chữ Phong 風 còn có nghĩa là gió, ám chỉ tiếng tăm lan tỏa, dùng một chữ Phong 風 đại diện cho cả mấy ý là được phong, phong thái, tiếng tăm. Chú thích: điển tích Dương Chấn, Dương Chấn là một người nổi tiếng thanh liêm, khi có người đến hối lộ bảo rằng không ai biết đâu thì Dương Chấn đáp rằng: "Có trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết là 4 người biết, sao bảo là không ai biết?" Từ đó người ta dùng chữ "tứ tri" (4 người biết) nói tới điển tích này1 like -
Về khả năng thì người Nhật thừa sức chế tạo vũ khí hạt nhân ngay bây giờ. Và Hoa Kỳ - như tôi đã nói từ 5 năm trước - cũng không cần phải cản trở nước Nhật có vũ khí hạt nhận, nếu phương tiện vận chuyển không tới đảo Guam. Nhưng tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng: Nước Nhật sẽ không cần đến vũ khí hạt nhân trong "canh bạc cuối cùng". Điều này, sẽ chỉ làm rắc rối thêm cho quan hệ đối nội và đối ngoại của liên minh Nhật Mỹ. Các chính trị gia Nhật Mỹ đủ khôn ngoan để hiểu điều này. Chỉ cần vị Phó Tổng Thống Mỹ xác nhận khả năng hạt nhân của Nhật là đủ rồi. Nước Mỹ với gần 2000 đầu đạn hạt nhân, chia lại cho Nhật 300 quả tùy nghi sử dụng, cũng đủ gấp rưỡi Trung Quốc. Số đầu đạn hạt nhân còn lại đủ nói chuyện sòng phẳng với phần còn lại của thế giới.1 like