-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 28/06/2016 in all areas
-
Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết 07:11 26/06/16 Thảo luận (20) (GDVN) - Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ Nga không đại diện cho cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông Thời báo Hoàn Cầu bình vụ Tổng thống Indonesia họp trên chiến hạm phá "lưỡi bò" LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến tiền đồ quốc gia dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả. Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ. Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn. Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews. Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA. Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc. Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông; Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau: Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra. Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào). Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế... Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung "tranh chấp chủ quyền và phân định biển" mà Trung Quốc chính thức bảo lưu. Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu: Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có). Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982. Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA. Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra tiền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp. Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò. Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ "chồng lấn" nào với Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy. Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu. Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết. Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt. Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải súng ống, cũng không phải tiền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó. Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam. Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh - Thanh mấy trăm năm trước. Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau. Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó. Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều. Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin. Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ. Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây. Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt. Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được. Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt - Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả. Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài. Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào. Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau. Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết ========================= Vấn đề mà giáo sư Thuyết nói tới chỉ là một khả năng có thể xảy ra - và điều này tôi cũng đã nói từ lâu - từ 2008. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì nó không thể xảy ra. Có lẽ tôi cần phải xác định rằng: Mọi chuyện ở biển Đông chỉ là một nguyên cớ vĩ đại để dẫn đến "Canh bạc cuối cùng". Do đó, cho dù Bắc Kinh rút khỏi biển Đông ngay bây giờ và long trọng tuyên bố thừa nhận từ bỏ các yêu sách chủ quyển ở biển Đông - thì - mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Họ đã sai lầm rất lớn về quyết sách chiến lựơc và không thể dừng lại. Mà ngược lại, sau phán quyết của Tòa PCA. mọi chuyện sẽ cực kỳ phức tạp. Việt Nam phải mạnh lên đã. Hãy chờ xem.3 likes
-
Bí ẩn ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông 03:08 PM - 28/06/2016 Thanh Niên Online Liên quan vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, hồi giữa tháng 6, tờ The Manila Times của Philippines loan tin Tòa trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 7.7. Một phiên làm việc của Toà trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan)PCA Sau đó, giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học La Salle (Philippines), cũng khẳng định với Thanh Niên rằng thông tin trên là chính xác. Ông Heydarian từng là một cố vấn của Quốc hội Philippines và có nhiều tham vấn cho chính phủ trong vụ kiện. Tuy nhiên, khi trao đổi riêng với Thanh Niên, luật sư Paul Reichler, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện trên lại bác bỏ thời điểm phán quyết được đưa ra vào ngày 7.7. Ông chia sẻ: “Chưa có tuyên bố chính thức nào được đưa ra bởi PCA về thời điểm phán quyết. Bất cứ thời điểm nào được giới truyền thông đưa ra cũng chỉ là phỏng đoán”. Bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi giành từ tay Philippines, ảnh chụp ngày 1.3.2016 Reuters Chuyên gia Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) - vốn là người theo dõi sát sao diễn biến về Biển Đông, cũng có nhận định tương tự. Bà Glaser nhận định với Thanh Niên: “Tôi nghi ngờ thời điểm ngày 7.7, mọi người chỉ phỏng đoán mà thôi”. Tương tự, ông Gregory B. Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải của CSIS, nhận xét: “Thông tin về ngày 7.7 “nổi lên” từ một blog trích dẫn một nguồn tin không tên trong Bộ Ngoại giao Philippines. Sự thật chỉ có 5 thẩm phán ở PCA mới biết khi nào phán quyết được đưa ra”. Một số chuyên gia khác vốn rất thân cận với các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông cũng không “tin tưởng” về thời điểm ngày 7.7 do tờ The Manila Times loan tin. Ngô Minh Trí ==================== Thương Xích khẩu! Chưa đâu. Người ta tranh luận về thời điểm đưa ra phán quyết. Nói theo "khoa học" thì có thể dẫn lời giáo sư Trịnh Xuân Thuân: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nói một cách khác theo Lý học ứng dụng trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, là: "Bất cứ một hiện tượng nào, cũng phải xét đến nhiều yếu tố tương tác phức tạp". Phán quyết của Tòa PCA, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.2 likes
-
Tiếng Việt
vandung689 and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Danh nhân Lê Hữu Kiều Lê Hữu Kiều (nhà Hậu Lê) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lê Hữu Kiều (1691-1760) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Thân thế Lê Hữu Kiều người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cha Lê Hữu Kiều là Lê Hữu Danh, đỗ Hoàng giáp năm 1670, làm tới chức Hiến sát Sơn Tây. Lê Hữu Danh tính tình nhân từ rộng rãi không cạnh tranh với ai nên được mọi người gọi là Phật sống[1]. Lê Hữu Kiều là con út (thứ 10) của Lê Hữu Danh. Sự nghiệp Năm 18 tuổi (1708), Lê Hữu Kiều cùng anh là Lê Hữu Mưu cùng đỗ Hương giải. Năm 1715 ông đỗ khoa Hoành từ, được bổ làm quan văn ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, ông đỗ đồng tiến sĩ khoa Mậu Tuất, được thăng làm Giám sát ở Thanh Hoa, quyền Hiến sát Kinh Bắc, tham dự việc trấn Thái Nguyên, Cao Bằng và Phó đô ngự sử. Năm 1737, ông được thăng làm thừa chỉ, rồi Hữu thị lại bộ Công. Cùng năm ông đi sứ Trung Quốc cống nhà Thanh. Khi về, Lê Hữu Kiều được phong làm Tả thị lang bộ Công, tước Liêu Đình bá. Năm 1740, ông vào phủ chúa Trịnh làm Bồi tụng, thăng chức Đô đài, rồi sau đó được phong tước hầu. Năm 1742 ông được thăng làm Thượng thư bộ Công. Năm đó ông lại ra làm Lưu thủ Thanh Hóa, rồi cùng Hà Tông Huân đi thị sát các quan lại và dân tình, xem xét việc phòng thủ của các đạo trước những cuộc nổi dậy của nông dân Đàng Ngoài. Năm 1743, Lê Hữu Kiều lại trở về kinh làm Tham tụng. Ông kiến nghị với chúa Trịnh Doanh rằng kỷ luật quân lính sơ sài, xin cấp thêm quân và quan cho mặt trận và đặt chức võ quan tuần phủ. Trịnh Doanh làm theo đề nghị của ông[1]. Năm 1744, ông đi làm Đốc trấn Thái Nguyên. Năm 1746, Lê Hữu Kiều làm Tham thị Nghệ An. Năm 1747, ông lại được triệu về kinh lo việc giải quyết đơn từ kiện tụng. Năm 1748, ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ. Năm 1749, ông lại làm Tham tụng, quyền hành như Tể tướng trong triều[1]. Năm 1752, ông được thăng làm Thượng thư bộ Binh. Năm 1754, ông vào giảng bài trong điện Kinh diên. Năm 1755, ông nghỉ hưu khi đã 65 tuổi. Lê Hữu Kiều được vua Lê Hiển Tông ban cho câu đối vào lá cờ thêu: Tại triều tại quận kiêm văn vũ Vu quốc vu gia hiếu tố trung Nghĩa là: Khi ở triều, khi tại quận, tài kiêm văn võ Với nước với nhà lấy hiếu làm trung Ốc ưu quốc sủng cung tam mệnh Thanh bạch gia phong mỹ tứ tri Nghĩa là: Ơn nước dồi dào được làm Tể tướng 3 lần Nếp nhà thanh bạch như Dương Chấn[2]. Lê Hữu Kiều làm quan cho nhà Lê trung hưng hơn 50 năm, dưới 5 đời vua (Lê Dụ Tông, Lê Duy Phường, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông và Lê Hiển Tông) và 4 đời chúa (Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang và Trịnh Doanh). Ông mất năm 1760, thọ 70 tuổi, được truy tặng làm Thiếu phó, tước quận công. Gia đình Các anh em của Lê Hữu Kiều cũng có những người đỗ đạt cao. Người anh thứ 6 là Lê Hữu Hỷ năm 27 tuổi thi một lần trúng ngay đồng tiến sĩ năm 1700, người anh thứ 9 là Lê Hữu Mưu cũng thi một lần đỗ ngay đồng tiến sĩ năm 1710[3]. Người con thứ 6 của Lê Hữu Kiều là Lê Hữu Dung đỗ đồng tiến sĩ năm 1775 khi 32 tuổi; người cháu họ là Lê Trọng Tín đỗ đồng tiến sĩ năm 1748 khi 27 tuổi[3]. Chú thích [2].Một người nổi tiếng thanh liêm, khi có người đến hối lộ bảo rằng không ai biết đâu thì Dương Chấn đáp rằng: "Có trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết là 4 người biết, sao bảo là không ai biết?" Từ đó người ta dùng chữ "tứ tri" (4 người biết) nói tới điển tích này Hết trích. Sau 50 năm làm quan trong triều đình với các chức vụ cao nhất là Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Binh, Cụ nghỉ hưu ở tuổi 65. Khi nghỉ hưu Cụ được Vua ban tặng tám câu đối. Dưới đây là một số câu: 1/ 在朝在郡文兼武 于國于家孝做忠 TẠI TRIỀU TẠI QUẬN, VĂN KIÊM VŨ VU QUỐC VU GIA, HIẾU TỐ TRUNG Đem khả năng văn võ toàn tài mà phụng sự ở trung ương cũng như ở địa phương. Làm việc nước hay việc nhà đều thể hiện trung với nước do biết hiếu với nhà . 2/ 凴率宮庭燕以此 華眉境界越之南 2.1. BẰNG SUẤT CUNG ĐÌNH YẾN DĨ THỬ 2.2. HỌA MI CẢNH GIỚI VIỆT CHI NAM 2.1. Nhờ có phẩm chất đó mà Cụ như chim yến biết dẫn dắt cung đình. 2.2. Cụ như chim họa mi biết giữ gìn khung cảnh nước Nam của người Việt. 3/ 使號潘閫勤施日 揆度經圍勵翼年 3.1. SỨ HIỆU PHAN KHỔN CẦN THI NHẬT 3.2. QÚI ĐỘ KINH VI LỆ DỰC NIÊN 3.1. Khi đi sứ mang hiệu là Phan Khổn (nghĩa là mở cửa, rải thảm đỏ) chăm chỉ thực thi công vụ ngày ngày. 3.2 Suy đoán kinh qua nhiều vòng (nhiều cuộc đấu trí ngoại giao) để lại (rất nhiều kinh nghiệm ngoại giao đã tích lũy) thành sự khích lệ giúp cho mai sau. Chú thích: CụLê Hữu Kiều từng đặt tên hiệu cho mình là Tốn Trai 遜 齋, nghĩa là khiêm tốn: biết tôn trọng mọi ý kiến , ham học hỏi, và không cậy tài (chữ Tốn 遜) đồng thời không tham (chữ Trai 齋 nghĩa là ăn Chay, đại diện cho ý là không tham vật chất, chỉ ham học hỏi tích lũy trí tuệ). Nhưng từ Tốn Trai nói lái là Tài Trọn vì Tốn Trai thiết Tài, Trai Tốn thiết Trọn. Tài Trọn là tài năng bao gồm cả đức khiêm tốn (chữ Tốn 遜) và đức không tham (chữ Trai 齋). Qua câu đối này của Vua ban lại thấy khi được Vua cử đi Sứ, Cụ lại đặt tên hiệu cho mình khi giữ vai trò sứ giả là Phan Khổn 潘閫 thì thấy Cụ thật là có ý thức ngoại giao và tài ngoại giao. Chữ Phan 潘 là họ Phan, nhưng chữ Phan có nghĩa là lật mở; chữ Khổn 閫 là cái bậc ngạch cửa (ngạch cửa ngăn cản làm cho khó độn được vào trong nên gọi là “Khó Độn” = Khổn, kẻ trộm thường phải đào ngạch để chui vào nhà). Phan Khổn 潘閫 mang ý là “dỡ bỏ rào cản qua lại”, khi hai nước Đại Việt và Đại Thanh thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Nhưng chữ Phan Khổn nói lái lại là Phồn Khán (nghĩa là nhìn thấy nhiều) vì Khổn Phan thiết Khán, và Phan Khổn thiết Phồn, như vậy là hai chữ Phan Khổn đã đầy đủ ý nghĩa là “tháo dỡ rào cản thì mới làm cho nhìn thấy nhau nhiều hơn” đó là cái đích của ngoại giao vậy. Chắc hẳn là giới chức ngoại giao của nước Đại Thanh thời đó đã rất khâm phục và cảm tình giới chức ngoại giao nước Đại Việt khi nhận cái “Card Visit” có đề chữ Phan Khổn Lê Hữu Kiều của Cụ. [ Xem lại bài đã đăng: Lãn Miên, Thứ hai, 05/07/2010 | 13:49 Chuyện cụ quận công Lê Hữu Kiều. Cụ Lê Hữu Kiều là chú ruột của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Cụ Kiều năm 28 tuổi đậu tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718) niên hiệu Vĩnh Thịnh. Năm 47 tuổi đang giữ chứcThừa chỉ công bộ hữu thị lang năm Vĩnh Hựu thứ ba triều Lê (1738) thì Cụ được cử làm Sứ nước Đại Việt đi sang nước Đại Thanh nhằm dịp vua Ung Chính nước Đại Thanh lên ngôi. Sau hai năm hoàn thành sứ mệnh trở về. Sứ bộ đi về đến Qúi Châu nước Đại Thanh thì nghỉ lại, quan sở tại đón tiếp rất chu đáo. Chiều hôm ấy cụ Kiều đi du ngoạn quanh vùng, đến một nơi có ngôi chùa cổ, phong cảnh rất u tịch, cụ ghé vào thăm. Khi vào thấy chùa chiền bát ngát, cửa thiền lộng lẫy nguy nga. Sư trưởng và chư tăng đón tiếp rất là thành kính và chu đáo. Nhìn qua thấy mọi nơi đều sạch sẽ phong quang và ngăn nắp, cây cảnh, giò lan, khóm trúc đều như mới được chăm sóc cắt tỉa đẹp đẽ, cụ Kiều ngỏ lời khen ngợi. Vị sư trưởng chùa ấy chắp tay thưa rằng: “Tối qua bần tăng vừa nằm chợp mắt thì thấy Đức Phật báo cho biết rằng, ngày mai sẽ có hòa thượng sư tổ về thăm chùa, nhà chùa nên quét dọn sạch sẽ, nên bần tăng đã cho chuẩn bị sẵn sàng để nghênh tiếp. Nhưng chờ mãi từ sáng không thấy ai tới, mãi bây giờ đã xế chiều mới thấy võng lọng của quí quan hạ cố. Thật là vinh dự cho chúng tôi, và chắc là ứng vào lời Phật Tổ đã báo cho biết trước vậy”. Cụ Kiều lấy làm lạ. Sau khi dâng hương lễ Phật xong, cụ xuống thăm nhà tổ và đi vãn cảnh chùa. Đến một ngọn tháp cao to, cụ đọc bia ghi trong tháp thì giật mình thấy tên hiệu của vị sư tổ chùa này là Tốn Trai遜 齋, trùng với tên hiệu của mình. Cụ lại nghĩ đến chuyện vị sư trưởng chùa này đã nằm mộng tối hôm qua, được Đức Phật báo trước rằng ngày mai có hòa thượng sư tổ về thăm chùa. Cả ngày chẳng có vị hòa thượng nào đến, mà người duy nhất đến vãn cảnh chùa lại là mình, mà lại trùng tên hiệu với vị sư tổ trong tháp, không biết cái sự huyền bí ấy là như thế nào đây? Không biết có phải vì chuyện này hay không, mà sau khi về nước, cụ Kiều khi còn sống đã cho tạc tượng mình với y phục như một nhà tu hành, nét mặt thanh tú, chòm râu lưa thưa, đôi mắt hiền từ, trên đầu đội khăn nhiễu màu tím quấn hình chữ nhân, mình mặc chiếc áo dài màu nâu, xổ vắt chéo kiểu áo nhà chùa, chứ không mặc áo mão cân đai kiểu triều phục. Về sau cụ mất, bức tượng ấy được đặt trong khán thờ, trước khán thờ có khắc hai chữ Tốn Trai 遜 齋 thiếp vàng. Hàng năm cứ ngày 12 tháng giêng là cả tổng làm lễ tế xuân ở nhà thờ cụ rất linh đình. Rất tiếc là khoảng 1950 hồi kháng chiến chống Pháp, du kích dấu tài liệu truyền đơn trong khán thờ dưới tượng cụ. Bọn Pháp càn quét tìm thấy, thế là chúng sai lính chất rơm rạ vào nhà thờ rồi châm lửa đốt. Thế là toàn bộ hai lớp nhà thờ cùng tượng thờ với bao hoành phi, câu đối và đồ tế khí đã tồn tại mấy trăm năm phút chốc trở thành tro bụi. ] 4/ 奕葉詩書留世澤 累朝鍾鼎荷天庥 4.1. DỊCH DIỆP THI THƯ LƯU THẾ TRẠCH 4.2. LỤY TRIỀU CHUNG ĐỈNH HÀ THIÊN HƯU 4.1. Sách văn và sách thơ đồ sộ của Cụ (và của cả những người đương thời khác đã viết về Cụ) để lại cho đời là cái ơn trong sạch. 4.2. Sự phụng sự triều đình trọn vẹn của Cụ trên cương vị những chức vụ cao nhất (từng làm bộ trưởng ba bộ quan trọng) chính là bảo vệ sự yên ổn của chính quyền nhà nước để chính quyền đó luôn được trong sạch như hoa sen. Chú thích: Sách (chữ Diệp葉, là cái lá, ý nói quyển sách), Đồ sộ (chữ Diệc 奕), Ơn trong sạch (chữ Trạch 澤, nghĩa là được hưởng ơn miễn phí). Phụng sự (chữ Lụy 累), Trọn Vẹn trên cương vị cao (chữ Chung Đỉnh 鍾鼎, cái Chuông đồng và cái Đỉnh đồng tượng trưng Tròn Vuông = Trọn Vẹn ở vị trí cao quí nhất, Chung Đỉnh còn là có Âm có Dương tượng trưng sự cân bằng yên ổn cũng như xử lý vụ việc luôn trọn Tình vẹn Lý), Bảo vệ đến cùng (chữ Hưu 庥), Hoa sen (chữ Hà 荷, ý nói sự trong sạch, minh bạch), Thiên đình (chữ Thiên 天, ý nói chính quyền trung ương). 5/ 濕瀀國寵共三命 清白家畏四知風 5.1. ƯỚT ƯU QUỐC SỦNG CUNG TAM MỆNH 5.2. THANH BẠCH GIA ÚY TỨ TRI PHONG 5.1. Quốc gia thương yêu ưu tiên cung cho ba sứ mệnh (ba lần được phong Tể tướng) 5.2. Sự thanh bạch của gia đình Cụ thật đáng kính (chữ Úy畏, khả úy), xứng đáng được phong là “tứ tri” như điển tích là liêm khiết. Tứ tri cũng còn hàm ý là biết sống theo tứ đức Lao, Khiêm, Cẩn, Sắc : lao động, khiêm tốn, cẩn trọng, sắc sảo. Ở đây từ Phong được dùng kiểu nước đôi cho hai chữ đồng âm dị nghĩa: Phong 封 là được phong tứ tri (theo điển tích là liêm khiết), và Phong 風 là phong thái sống biết giữ gìn tứ đức là Lao (lao động), Khiêm (khiêm nhường), Cẩn (cẩn trọng), Sắc (sắc sảo), chữ Phong 風 còn có nghĩa là gió, ám chỉ tiếng tăm lan tỏa, dùng một chữ Phong 風 đại diện cho cả mấy ý là được phong, phong thái, tiếng tăm. Chú thích: điển tích Dương Chấn, Dương Chấn là một người nổi tiếng thanh liêm, khi có người đến hối lộ bảo rằng không ai biết đâu thì Dương Chấn đáp rằng: "Có trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết là 4 người biết, sao bảo là không ai biết?" Từ đó người ta dùng chữ "tứ tri" (4 người biết) nói tới điển tích này2 likes -
Về khả năng thì người Nhật thừa sức chế tạo vũ khí hạt nhân ngay bây giờ. Và Hoa Kỳ - như tôi đã nói từ 5 năm trước - cũng không cần phải cản trở nước Nhật có vũ khí hạt nhận, nếu phương tiện vận chuyển không tới đảo Guam. Nhưng tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng: Nước Nhật sẽ không cần đến vũ khí hạt nhân trong "canh bạc cuối cùng". Điều này, sẽ chỉ làm rắc rối thêm cho quan hệ đối nội và đối ngoại của liên minh Nhật Mỹ. Các chính trị gia Nhật Mỹ đủ khôn ngoan để hiểu điều này. Chỉ cần vị Phó Tổng Thống Mỹ xác nhận khả năng hạt nhân của Nhật là đủ rồi. Nước Mỹ với gần 2000 đầu đạn hạt nhân, chia lại cho Nhật 300 quả tùy nghi sử dụng, cũng đủ gấp rưỡi Trung Quốc. Số đầu đạn hạt nhân còn lại đủ nói chuyện sòng phẳng với phần còn lại của thế giới.2 likes
-
===================== Kính thưa những nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, rằng: Ngài Võ Nguyên Giáp sinh năm Tân Hợi - 1911 - thuộc cung Khôn Tây trạch. Nếu cứ theo sách Tàu thì hướng tốt của người Tây trạch phải là Đông Bắc / Tây Nam. Nhưng ngài lại chôn theo hướng Tây Bắc/ Đông Nam. Ông Võ Điện Biên xác định: Cha tôi chôn theo truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Qua đó xác định rõ rằng: Truyền thống phong thủy của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàn toàn trùng khớp với Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".1 like
-
===================== THƯ NGỎ GỬI NGÀI ANDREI DONISOV - ĐẠI SỨ NGA TẠI BẮC KINH Kính thưa ngài đại sứ. Qua bản dịch tiếng Việt của Đại Tá Lê Thế Mẫu, tôi đã suy nghĩ về khả năng dịch sai, để một phó thường dân cấp thấp như tôi có thể hiểu lầm ý tốt của ngài, khi mà vốn tiếng Nga của tôi học gần ba năm ở trường phổ thông đã trả lại cho thầy giáo của mình. Nhưng tính chính chính xác và khả năng mô tả đến từng chi tiết ngay cả những trạng thái trừu tượng và mối liên hệ hợp lý tương quan cấu trúc, của một ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là ngôn ngữ Việt, đã khiến cho tôi hiểu rằng: bản dịch này không thể sai được. Trong lời phát biểu này, tôi hy vọng và tin rằng: sự phân tích của ngài về quyền lợi của Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông được ngài tôn trọng như nhau. Và tôi cũng tin rằng: việc ngài đại diện cho nước Nga xác định không ủng hộ bất cứ một phe nào ở biển Đông là hoàn toàn đúng đắn. Riêng về nhận định này, cá nhân tôi rất ủng hộ ngài. Đây cũng chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác không trực tiếp có những tranh chấp ở biển Đông cũng có lập trường tương tự. Chính phủ Hoa Kỳ cũng long trọng tuyên bố: "Không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông". Nhưng vấn đề còn lại là Bắc Kinh đã bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách tấn công, lấn chiếm bằng vũ lực để tiêu diệt các lực lượng của các quốc gia đang đồn trú, chiếm hữu trên thực tế ở các vùng lãnh thổ ở biển Đông thì lại là một biện pháp hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hoàn toàn không dùng các giải pháp ngoại giao và nhân danh luật pháp quốc tế với các điều khoản đã được cả thế giới long trọng chấp thuận, để giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của họ, mà ngài nhắc tới trong phát biểu của ngài. Mà họ chỉ đòi hỏi một cách vô lý một phương pháp đối thoại, mà họ gọi là song phương trong việc tranh chấp lãnh hải với các nước có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Vậy phải chăng Bắc Kinh đã không cần đến các chuẩn mực pháp lý quốc tế khi đưa ra đề nghị này? Tôi tin rằng chính phủ Nga cũng nhận thức được và hoàn toàn không thể ủng hộ điều này. Nhưng tiếc thay! Ngài đại sứ đã không hề phân tích điều này và chỉ nói tới quyền lợi của Bắc Kinh với đường vận tải biển đi qua biển Đông với giải pháp ngoại giao đơn phương của họ. Là một trong năm nước thường trực ở Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ những chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôi không còn hy vọng với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ít nhất tôi cũng còn chút hy vọng vào những quốc gia còn lại trong 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sức mạnh của các chuẩn mực quốc tế để giải quyết vấn đề, sau khi quán xét một cách toàn diện mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Cho nên, tôi hoàn toàn không có gì khó hiểu khi Hoa Kỳ và Đồng minh là những quốc gia có quyền lợi tự do hàng hải, như Trung Quốc và Nga ở biển Đông, không thể chấp nhận Bắc Kinh đơn phương dùng vũ lực và các thủ đoạn chính trị phi chuẩn mực quốc tế ở đây. Nhưng có điều Hoa Kỳ và Đồng minh nhân danh chuẩn mực quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia một cách hoàn toàn chính danh. Ngược lại Bắc Kinh và bài phát biểu của ngài Đại sứ lại chưa hề có một từ nào nói tới điều này. Ngược lại ngài đã công khai xác định: Với phát biểu như vậy với tư cách là đại diện cho nước Nga, phải chăng ngài đã phủ nhận những chuẩn mực pháp lý quốc tế, mà nước Nga và chính Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ? Ngài Đại sứ đã phát biểu một vấn đề mà chính Bắc Kinh cũng chưa công khai nói tới. Thưa ngài Đại sứ. Một thế giới không có chuẩn mực trong các mối quan hệ quốc tế thì theo ngài phải chăng lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh? Nếu ngài phát biểu như vậy, phải chăng chính ngài đã phủ nhận nước Nga với cương vị là một trong năm nước trong Hội Đồng bảo an có trách nhiệm bảo vệ các chuẩn mực quốc tế? Nhưng ngay cả trong trường hợp lý phải thuộc về kẻ mạnh thì tôi cũng lưu ý ngài rằng: Tổng thống Nga Putin, cấp trên của ngài, cách đây vài ngày đã thừa nhận Hoa Kỳ là nước mạnh nhất thế giới. Vậy bài diễn văn của ngài mà tôi trích dẫn ở trên, hoàn toàn thừa, dù xét với bất cứ góc độ nào và không chính danh với nhận thức tối thiểu của những tri thức ngoại giao. Tôi hy vọng ngài Putin, người đại diện tối cao của nước Nga, sẽ sáng suốt sửa chữa những sai lầm của ngài. Cảm ơn nước Nga, nếu có duyên đọc và chia sẻ những suy nghĩ của tôi. PS: Thưa ngài Đại sứ. Nếu quả thực lý phải thuộc về tay kẻ mạnh thì tôi có thể khẳng định với ngài rằng: Sức mạnh tuyệt đối không thuộc về bất cứ một siêu cường nào - kể cả Hoa Kỳ - đang tồn tại của nền văn minh hiện nay. Nếu nói một cách hình ảnh thì nó thuộc về Thượng đế. Thưa ngài.1 like
-
'Mỹ sẽ giúp đỡ chỉ khi Philippines bị tấn công' 10:55 AM - 22/06/2016 Thanh Niên Online Bảo Vinh Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Đại sứ Mỹ gần đây trả lời ông rằng Mỹ sẽ chỉ giúp đỡ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc nếu Manila bị tấn công. Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte nói sẽ không muốn chiến tranh với Trung QuốcReuters Tin liên quan Trung Quốc dọa rút khỏi Công ước quốc tế về luật biển Trung Quốc ồ ạt tung 'hỏa mù' trước phán quyết về Biển Đông Hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tàu thanh niên Philippines ở bãi cạn Scarborough Tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao (Philippines) ngày 21.6, tổng thống mới được bầu của Philippines là Rodrigo Duterte phát biểu rằng Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không bắt buộc Washington phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Manila bị vướng vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo AP ngày 22.6. Tuy nhiên, ông Duterte tiết lộ, gần đây đã nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. Tân tổng thống Philippines hỏi rằng “liệu Mỹ có về phe chúng tôi hay không?”, ông Goldberg trả lời “chỉ khi Philippines bị tấn công”. Bộ Ngoại giao Mỹ thì không bình luận chi tiết về những trao đổi trên, tuy nhiên tuyên bố rằng liên minh Mỹ-Philippines đã được xây dựng rất bền chặt và Mỹ sẽ giữ vững những cam kết trong hiệp ước. Tổng thống tân cử Philippines, ông Rodrigo Duterte Theo hiệp ước, mỗi nước sẽ hành xử phù hợp khi phải đối phó với những nguy hiểm chung và khi một trong hai nước bị tấn công. Cũng trong phát biểu ngày 21.6, ông Duterte cho hay sẽ đợi đến khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc như thế nào rồi mới quyết định hành động tiếp theo. Tân Tổng thống Philippines tuyên bố ông sẽ không chọn cách đối đầu quân sự với Trung Quốc và gây nguy hại đến binh lính Philippines. Ông Duterte cũng nhấn mạnh về những lợi ích khi tạo được mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc rằng ông sẽ chấp nhận thiện chí của Bắc Kinh. “Bạn (ý nói đến Mỹ) có thể đáp ứng được những đề nghị? Nếu bạn không thể đáp ứng, tôi sẽ chấp nhận thiện chí từ Trung Quốc”, ông Duterte nói. Theo AP, hồi đầu tháng 6, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ vạch ra một chính sách ngoại giao độc lập và không phụ thuộc vào Mỹ. Bảo Vinh ==================== "Năm nay biển Đông sôi sùng sục". Đấy là lời tiên tri của lão Gàn khi nói về biển Đông năm Bính Thân 2016. Và nó đang sôi sùng sục. Tất cả mọi diễn biến với mọi thủ pháp chính trị, ngoại giao chỉ là những hành vi cụ thể chứng minh cho lời tiên tri của lão. Lời phán quyết của đại sứ Hoa Kỳ trong quan hệ quân sự với Philipine chỉ là khoảng lặng hồi Dương ân huệ của Thần Chết khi Âm khí của cuộc chiến sắp lan tỏa.1 like
-
Môn võ Việt chuyên dùng "thần chú" tạo sức mạnh phi thường Lê Sơn | 04/08/2015 07:31 Chia sẻ: Chỉ cần đọc bài "thần chú" xong bỗng dưng nội công thâm hậu, sức mạnh phi thường là một trong những điều kỳ lạ đến khó tin của môn võ Thất Sơn Thần Quyền (Quyền thề). Cao thủ Việt võ đạo khiến cánh mày râu vừa sợ vừa… yêu Clip: Cú lên gối tàn bạo nhất năm Pha dứt điểm khiến đối thủ “dở điên, dở dại” Môn võ của “bùa chú” Đến nay, có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh Thất Sơn Thần Quyền vẫn chưa có lời giải. Một điều đặc biệt là các môn đệ Thất Sơn Thần Quyền thường ít khi tập luyện công khai chốn đông người và cách thức tập luyện, những chiêu thức thường mang đậm màu sắc tâm linh huyền bí, rất khó để lý giải. Chính vì yếu tố bí mật, không tiết lộ với giới “ngoại đạo” nên người ta đã gán cho Thất Sơn Thần Quyền đủ các loại biệt danh như: Võ bùa, võ ma, thần quyền… và biến nó trở thành một môn phái như dị giáo. Theo những đệ tử Thất Sơn Thần Quyền, về mặt dương công (tức quyền pháp) thì môn võ này không có hệ thống quyền pháp cụ thể nào, không luyện tập binh khí cũng như thi đấu đối kháng. Người luyện tập không đánh theo khuôn mẫu nào cả. Nhìn một người theo Thất Sơn luyện tập “múa may quay cuồng”, y như người “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một sức mạnh khủng khiếp, chỉ cần lãnh một đòn, đối phương có thể nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt trước lúc xuất chiêu, các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền phải đọc một bài thần chú để “nhập quyền”. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên được học “thần quyền”. Do đó khi vượt qua được 9 lời thề ban đầu của người học, sư phụ và học trò sẽ nhìn thấy cơ duyên của học trò đó có tiếp tục tiến tới những tầng tiếp theo của võ công Thất Sơn hay không. Một màn biểu diễn thường thấy của Thất Sơn Thần Quyền. Những “lời thề” nghe huyền bí nhưng thực chất là những nguyên tắc về “đạo” như: hiếu thảo với cha mẹ, không phản thầy, phản bạn, không ỷ mạnh hiếp yếu, không làm điều ác… Khi tiếp xúc với 16 lời thề tiếp theo, môn sinh sẽ được đọc kỹ và nói chuyện với sư phụ để tiếp tục tiến đến những khóa luyện trì cao hơn. Tới lúc đạt được đến những đỉnh cao hơn có thể thề đến hàng chục điều (cao nhất 55 điều). Theo một số tài liệu, Thất Sơn Thần Quyền được chia làm 2 hệ chính là "Dương công" và "Âm công". Dương công thì tập trung vào các bài quyền cận chiến, các miếng đánh, chủ yếu rèn luyện tốc độ và nhanh nhẹn. Còn Âm công thì luyện theo bùa hoặc theo câu niệm (tập trung vào ý chí người luyện võ), có thêm một số chi thì luyện thêm phần chịu đòn, dùng gậy hoặc dao chém vào cơ thể để luyện sự dẻo dai chịu đựng. Âm công sử dụng sức mạnh tâm linh, ý chí nên khi ra đòn thường không theo chiêu thức nào nhất định cả. Những khả năng “dị” khó tin Khi đã “nhập” được quyền, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền có thể đạt được những khả năng cực “dị” như bị đánh không biết đau, có thể dùng dao chém vào người, nhai thủy tinh, công phá gạch ngói, nâng vật nặng... Đệ tử Thất Sơn thần quyền còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, sở hữu sức mạnh siêu phàm, giúp 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Nhưng để đạt tới cảnh giới “vô lượng” như vậy, các đệ tử Thất Sơn sẽ phải trải qua quá trình khổ luyện rất gian khổ và phải có “duyên” mới gặp cơ may luyện thành. Theo các đệ tử của môn võ này, khi luyện đến mức "nội công thâm hậu" thì sau khi “nhập quyền”, phía trước mặt sẽ xuất hiện một vòng tròn lượn lờ xung quanh. Người học chỉ cần tìm đúng tâm vòng tròn ấy rồi dùng chân, tay đấm đá là được. Thậm chí các môn đệ Thất Sơn còn có thể truyền “nội công” cho nhau, hoặc có thể "đả thông kinh mạch" bằng việc đấm đá liên tục vào cơ thể… Theo các môn sinh, khi họ ra đòn đều có câu "thần chú", điều này nhằm hợp sức mạnh của “bảy quả núi chụm lại”. Một khi đã dính phải quyền cước của họ tung ra thì có thể mất mạng. Clip những pha biểu diễn của Thất Sơn Thần Quyền: Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA Theo một số đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền, việc học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Ngoài ra, họ còn có thể chữa đau mắt, đau răng, đau đầu, quai bị hay u nhọt… Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề rất nhanh. Bên cạnh đó, trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn. Cho tới nay, vẫn chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh những khả năng này của các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền. Một số người gọi đó là những khả năng mang tính tiềm ẩn, có thể khai thác và thực hiện được khi người ta có niềm tin, tinh thần tốt. Có lẽ chúng ta cũng nên nhìn nhận về Thất Sơn Thần Quyền như vậy thay vì những lý giải mang tính chất mê tín, dị đoan. Kỳ lạ từ nguồn gốc Cho tới nay, các nhà nghiên cứu võ thuật vẫn chưa thể hiểu được Thất Sơn Thần Quyền ra đời ở Việt Nam từ bao giờ và như thế nào. Tất cả chỉ dừng lại ở những truyền thuyết trong dân gian, khiến cho môn võ này càng trở nên kỳ dị và khó giải thích. Thất Sơn Thần Quyền tương truyền do một vị Sư tổ sáng lập, nhưng không rõ là người Việt Nam hay Tây Tạng, do có nhiều tin đồn khác nhau. Tuy nhiên theo cố trưởng môn Nguyễn Văn Cảo cho biết, môn phái này có 3 vị Sư tổ, đều là người Việt Nam, cùng học Phật pháp tại vùng núi Thất Sơn sáng lập ra môn phái này. Trước đó, cả 3 vị Sư tổ này đều theo học một môn phái của đạo Phật do một vị Sư giác ngộ người Thiên Trúc (Ấn Độ) sáng lập. Nơi ông Cảo và các sư huynh đệ đã luyện tập trước đây là vùng Bảy núi thuộc tỉnh Long An ngày nay (nên có tên là Thất Sơn). Môn phái này là một dòng phái của Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên, vị Thượng sư này được thờ tượng ở các bàn thờ của môn, ở vị trí cao nhất. Có nhiều người cho rằng, Thất Sơn Thần Quyền của Việt Nam chẳng qua là môn Quyền thề của các đạo sĩ Trung Quốc. Lễ giỗ tổ của môn võ Nhưng luồng ý kiến khác lại lý giải Quyền thề của Trung Quốc là môn phái lâu đời của các Đạo sĩ trong khi Thất Sơn Thần Quyền mới hình thành và xuất phát từ vùng núi Thất Sơn của tỉnh Long An trên cơ sở hệ phái Tì Ni Đa Lưu Chi kết hợp giữa Thiền tông và Mật tông. Theo Trưởng môn nhân Nguyễn Văn Cảo, người Trung Quốc không có môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Trong số 3 học trò đầu tiên mà ông Cảo dạy có một người có nguồn gốc Trung Quốc là ông Hợi (học trò đầu tiên), hai ông tiếp theo là ông Cư và ông Mạc (người Phú Thọ). Về sau Nguyễn Văn Cảo được mọi người tôn vinh là người sáng lập ra Thất Sơn Thần Quyền tại Việt Nam. Cũng có một giai thoại khác nói về môn võ đầy bí ẩn này. Tương truyền khi xưa người dân sinh sống dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vẫn còn thấy một đạo sĩ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi. Không ai biết thân thế, tên tuổi thật của ông. Chỉ thỉnh thoảng gặp và thấy ông không bao giờ rời lưng ngựa. Ông trông rất ốm yếu nhưng lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa. Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp, bị toán cướp xông vào vây đánh. Chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông rùng mình một cái “bay” đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại. Xong, ông ung dung lên ngựa trở về núi. Biết chuyện, nhiều thanh niên thán phục, rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Về sau nhiều người cho rằng đây chính là nhân vật sáng lập ra Thất Sơn thần quyền. Nhìn chung tới nay vẫn chưa có một tài liệu thực sự đáng tin cậy nào nói về sự ra đời của Thất Sơn Thần Quyền. Những truyền nhân thực sự của môn võ đến nay cũng không còn nên những bí ẩn của Thất Sơn Thần Quyền gần như đã rơi vào quên lãng. Sức mạnh kinh khủng của "dị nhân 3 hiệp" theo Đại Lộ1 like
-
Lời nói đầu Xưa nay, khi người ta nói đến bùa chú thì có rất nhiều người cho rằng những thứ đó là trò huyễn hoặc, lừa bịp… Nhưng các bạn hãy lắng nghe chân lý, giá trị đạo đức và sự lợi ích tích cực của bùa chú để tránh rơi vào hiện tượng mê tín. Cuộc sống phải lao động, lo toan, mạng sống cần được bảo vệ và bệnh đau phải chữa trị ngay. Bùa chú là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, linh nghiệm nhất… có những năng lực trường tồn vượt không gian và thời gian. Nó chữa được thân và tâm bịnh khi chưa có thuốc men ra đời. Chúng ta có thể coi đó là một trong những liệu pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc nhưng mang hiệu quả nhanh nhất và ít tốn kém... Thần quyền, Thần quyền lục pháp, Thất sơn thần quyền, Quyền thề, Võ bùa hay Phật quyền v.v… có khác nhau một chút về nội dung truyền dạy, cơ bản là giống nhau và đều được mô tả như một môn phái võ thờ Phật xuất hiện đầu tiên tại vùng Bảy núi - An giang. Thần quyền được xếp vào tục lệ cầu thần nhập xác còn gọi là tục giáng thần phụ thể, quốc gia nào cũng có phong tục này, người xưa đã hiểu nó là qúa trình xuất hồn và cầu xin một vị thần nào đó nhập vào thân xác để làm một việc phi thường khiến mọi người khâm phục và nể sợ, vì vậy nó mang tính huyèn bí và tâm linh rất sâu sắc. Rất ít tài liệu nói về thần quyền, người ta chỉ nghe kể lại thần quyền với những chuyện đã chứng kiến tận mắt về quyền cước cùng các điều cấm kỵ và dị thuật ... lạ lùng đến mức không thể tin được. Lại thêm những kẻ bịp bợm đã lợi dụng bày trò tà thuật kiếm tiền làm mọi người hoang mang không biết thật, giả ở đâu nên gây tác động xấu đến họat động của một xã hội pháp quyền. Vì thế thần quyền đã bị ngăn cấm. Theo dòng thời gian, những điều thiêng liêng và tinh hoa sẽ rũ bỏ những cái áo dị đoan để trở về bản chất nguyên thủy của nó với nét văn hóa tâm linh đã bám rễ rất sâu trong lịch sử loài người. Ví dụ như tục lên đồng giờ đây đã gạt bỏ đi mầu sắc dị đoan ngày xưa để trở thành một họat động văn góa dân gian đặc sắc. Ít ai biết được tục lên đồng là anh em ruột với tục cầu hồn nhập xác. Cho dến nay khoa học nghiên cứu về thân thể con người còn lạc hậu nhất trong các lĩnh vực khoa học, những thành quả về sơ đồ gen, những máy móc tối tân trợ giúp nghiên cứu đến từng tế bào não… cũng chỉ đưa ra kết luận hời hợt và có khi trái chiều. Đã đến lúc cần thiết những chuyên gia nghiên cứu về y học, tôn giáo, thần học, dân tôc học, tâm lý, xã hội, lịch sử học v .v… để có đươc tri thức tổng hợp soi sáng mọi góc cạnh cũa hiện tượng có thật nhưng đầy chất huyền bí này. Với mục đích đó, tập sách Thần quyền lục pháp được trình bày thành từng chương ngắn gọn rõ ràng để người xem dễ nắm bắt và nghiên cứu sáu pháp môn với những đặc điểm và ứng dụng khác nhau . Đối với các môn sinh cũng được nhấn mạnh vào các tố chất về nhân - nghĩa - lễ- trí - tín (qua các điều thề) để thấy võ công dù có siêu phàm đến đâu cũng chỉ là nấc thang cơ duyên để bước tiếp lên pháp vô vi và huyền diệu. Chẳng dễ gì đưa ra một vấn đề gai góc cứ âm thầm tồn tại trong những lời đồn đại mù mờ từ xa xưa, trong khi đó tài liệu về thần quyền còn thiếu thốn thì tập sách chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Người viết mong nhận được chỉ giáo của mọi độc giả gần xa để cùng gạn đục khơi trong một mạch nguồn văn hóa của dân tộc. Thanh Tuyền Dầu Tiếng Bình Dương Mùa hạ năm Mâu tý 2008 Liên Nhã TRẦN KIM CANG (còn tiếp)1 like
-
Những thông tin về Thần quyết thất sơn là rất ít, chỉ có ít bài báo viết vế nó và cũng là sơ sài. Tình cờ xem sách trên internet có bài viết khá hệ thống về sự bí hiểm của Thần quyết thất sơn Sự chính xác ntn thì cũng không rõ. Mời ACE xem ====================================================== Xưa nay, khi người ta nói đến bùa chú thì có rất nhiều người cho rằng những thứ đó là trò huyễn hoặc, lừa bịp… Nhưng các bạn hãy lắng nghe chân lý, giá trị đạo đức và sự lợi ích tích cực của bùa chú để tránh rơi vào hiện tượng mê tín Nhiều người được nghe kể lại một vài câu chuyện ly kỳ liên quan đến môn võ bí hiểm có tên là Thần quyền, nó có thể làm một người không biết võ công nếu được gia nhập môn phái và tuân thủ những lời thề nguyện thì cũng có thể biến thành cao thủ võ lâm không ai địch nổi, nhưng môn sinh nào vi phạm lời thề cũng bị “thần” trừng phạt rất nặng. Chuyện thực, hư thế nào thì có lẽ đây là lần đầu tiên nó mới được tác giả Trần kim Cang trình bày khá rõ ràng trong cuốn Thần quyền lục pháp. Với truyền thống viết về các chủ đề liên quan mật thiết đến lĩnh vực tâm linh, bằng các tư liệu qúi và kinh nghiệm của mình, tác giả dẫn dắt một cách hệ thống cho người đọc và người nghiên cứu có điều kiện vén lên bức màn huyền bí mà người ngày nay muốn giải thích “thần linh” bằng khoa học, còn người ngày xưa thì thấy thần linh sống xung quanh họ, ngay cả cái cây ngọn cỏ đều có thần linh hiện diện. Cho nên cầu xin thần linh trợ giúp là tục lệ có gốc rễ sâu thẳm trong đời sống tâm linh lòai người, ở đó tục cầu thần nhập xác là thần bí nhất trong văn hóa thần bí thế giới mà Thần quyền nói chung hay Thần quyền lục pháp nói riêng là hiện tượng tiêu biểu và đặc sắc với mọi hình thức võ công, văn nghệ, chữa bệnh, bói tóan .v.v… Khi thần nhập xác người ta ở trạng thái mất ý thức, tùy theo lọai thần nào nhập mà có biểu hiện tương ứng gần giống như tính cách vị thần đó, khoa học gọi đó là hiện tương đa nhân cách như một người tâm thần, hoặc gống người bị thôi miên để bộc lộ công năng phi thường như: Siêu trí lực thể hiện khả năng không cần học mà tự biết đành côn quyền, tự biết viết, biết hát, biết chữa bệnh. Siêu thể lực thể hiện khả năng vác nặng, nhảy cao gấp nhiều lần bình thường mà không biết mệt. Siêu nghị lực thể hiện không sợ, không đau khi nhảy vào nước sôi, lửa cháy hay bị đâm thủng. Ngoài ra có người bịt mắt vẫn đọc chữ hoặc nhớ được quấn từ điển dày .v.v… Những điều này đã được các nhà ngọai cảm, nhà khí công, thôi miên và cả những thiền nhân, yoga …biễu diễn mà không pha trộn sắc màu mê tín. Khoa học đang cần đến những thiết bị vô hình và cực kỳ hiện đại đang gìn giữ ở chính mỗi con người họ để giải thích và khám phá những bí ẩn trong kho tàng văn hóa tâm linh của dân tộc. Chắc vẫn còn phải bàn luận thêm về nội dung, về tác dụng trong cộng đồng và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thực hành pháp, nhưng trên hết cuốn sách này đã trang bị những dữ liệu cơ bản để người xem tự lọai bỏ mọi điều nghi hoặc và hoang đường xoay quanh nó, khi đó chỉ còn lại những tinh hoa trường tồn và bất biến theo thời gian. Thành phố Hồ Chí Minh mùa hạ 2008 KS: TRẦN KỲ NGHĨA Đại học Quân sự Hà Nội (còn tiếp)1 like
-
Đại chiến giang hồ lừng lẫy của Thất Sơn thần quyền Thập niên 60, võ sỹ Thất Sơn thần quyền đã từng có những lần thượng đài "nổi danh thiên hạ", khiến môn phái nổi danh và quy tụ nhiều võ sư từ khắp nơi... Cuộc chiến với “Cọp bay” cùng cú đá đoạt mạng cao thủ “Với mong muốn hùng bá thiên hạ, tìm cho mình một chỗ đứng trong giang hồ nên các đệ tử của Thất Sơn thần quyền, một thời luôn đi thách đấu. Họ đưa ra lời thách thức để thượng đài với các môn phái khác. Cũng đã có nhiều huyền thoại vang danh nhưng cũng chính vì quá ham mê danh vọng, nên Thất Sơn thần quyền một thời đã để lại điều tiếng trong thiên hạ...” Anh D. bắt đầu câu chuyện về huyền thoại của một thời Thất Sơn thần quyền vang danh thiên hạ với vẻ mặt trầm tư pha lẫn xót xa. Vào thập niên 60, võ sỹ Hoàng Sơn đã nổi danh khắp miền Nam và đã có lần thượng đài với cả võ sỹ Kh’mer tên Nosar, lúc đó có vai trò khác quan trọng trong giới võ thuật ở Campuchia. Trong trận thượng đài đó, họ đã nhận ra nhau là đồng môn của Thất Sơn thần quyền và cho dừng trận đấu. Kể từ đó danh phái Thất Sơn thần quyền được chính thức đưa ra ánh sáng và chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều võ sư từ khắp các nơi đã quy tụ về góp sức để khôi phục Thất Sơn thần quyền, trong số các võ sư đó có nhiều tên tuổi nổi danh như: Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá... Một trong những trận chiến lưu danh trong môn mà anh D. kể với chúng tôi là trận đấu của võ sư Hoàng Thọ đệ tử của võ sư Hoàng Sơn đấu với võ sỹ Tinor (môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong Đại hội Võ thuật tại Sài Gòn, đây cũng là một trận chiến tốn nhiều giấy mực nhất của báo giới Sài Gòn. Tinor là võ sỹ Lào được báo chí đặt cho biệt danh "Cọp bay" bởi chiêu song cước. Đã có nhiều đấu thủ đã bị hạ đo ván bởi cú song cước nhanh như chớp và sự chính xác gần như tuyệt đối của Tinor. Trong giới võ sư thời bấy giờ nhắc tới Tinor là nhiều môn phái phải kiêng nể. Để có trận đấu này, trước đó Tinor đã đánh gục võ sư Huỳnh Tiền trong một trận đấu gây nhiều tranh cãi. Bất bình trước thái độ không thượng võ của Tinor, võ sư Hoàng Thọ và Tinor đã có một cuộc thượng đài mang tính thách đấu. Khi võ sỹ Hoàng Thọ và Tinor thượng đài, mọi kèo cá cược đều nghiêng về Tinor bởi Hoàng Thọ lúc đó chỉ là một gã vô danh, thậm chí môn phái còn không rõ. Vào hiệp 1, "Cọp bay" Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, "Cọp bay" Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa. Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của Tinor. Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, mắt trợn ngược, tóc tai dựng đứng, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một bài bản nào. "Cọp bay" Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi vung chân đá thẳng. Cú đá bay thẳng vào hàm Tinor. Tiếng xương hàm vỡ phát ra cùng lúc với tiếng kẻng kết thúc hiệp 1. Tinor đầu hàng, được đưa về võ quán ở Lào để điều trị rồi chết sau đó vài tháng. Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài "Thần quyền giáp chiến" của Thất Sơn thần quyền. Đó là một trong số ba bài quyền còn nguyên vẹn phần quyền (võ) lẫn thuật (phép). Với những trận chiến đó, Thất Sơn thần quyền đã có chỗ đứng trong nền võ họcmiền Nam thời đó thậm chí là mở rộng ra khu vực. Nhiều trận thư hùng khu vực giữa các võ đường danh tiếng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đều có mặt võ sỹ Thất Sơn Võ Đạo. Rất nhiều chiến thắng vang dội trên võ đài đã làm rạng danh Thất Sơn thần quyền. Sau ngày giải phóng, Thất Sơn thần quyền cũng vang danh với các nhân vật như Chín “cụt”, Thành “vuông”, thậm chí còn phát triển mạnh tại Ucraina, Nhật Bản... Môn sinh của Thất Sơn thần quyền tại Ucraina (Ảnh T.L.). Vì sao Thất Sơn thần quyền đi thách đấu các đại môn phái? Có một điều mà anh D. khá nuối tiếc khi kể với chúng tôi về sự thoái trào của Thất Sơn thần quyền đó chính là tự kiêu trong một số đệ tử của môn phái. “Sau khi được lưu truyền ra Bắc, nhiều đệ tử trong môn đã có va chạm và thách đấu với các môn phái khác. Việc thách đấu bình thường, nhưng nhiều đệ tử trong môn chúng tôi quá tự kiêu khi toàn thách đấu với sư phụ hoặc thầy của các võ đường. Việc đánh thắng hay thua đều làm cho các môn phái bị thách đấu trở nên ghét bỏ chúng tôi. Đây cũng chính là một sự sai lầm đáng tiếc của một số đệ tử Thất Sơn thần quyền. Đó không phải là tôn chỉ của môn phái. Và vì việc thực hiện tôn chỉ của môn phái phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi lẫy lừng ngày trước, thậm chí đã đạt được mức huyền thoại, thì bây giờ do quá ham hư danh nên đã làm nhiều việc phạm không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng. Và chính vì sự khó trong tu tập, nên nhiều lúc có những đệ tử chỉ học xong cấp 1, chưa xuất đai cũng đã tự vỗ ngực cho rằng mình thế này thế khác nên đã tự đưa mình vào thế khó, rời bỏ tu tập. Do tự kiêu nên nhiều lúc phạm lỗi nhiều mà tự mình không thể nhận biết được để mà sửa chữa. Mặt khác, không ít đệ tử Thất Sơn thần quyền đã làm sút giảm uy tín của môn phái vì nhiều lý do khác nhau”, anh D. từ tốn nói về một phần quá khứ và đó cũng là lý do mà môn phái Thất Sơn thần quyền vốn đã kỳ bí nay lại trở thành như một thứ “dị giáo” trong võ học của nước nhà. Có thể đây chính là một trong những lý do khiến Thất Sơn thần quyền bị ghép “tội” dị giáo nên bị cấm không cho luyện tập và phổ biến. Những cao thủ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc họ đều thừa nhận việc hoạt động công khai trong những năm 80 đầu 90 rất khó khăn, vì cái duyên và lời thề trong môn phái, nhiều người đã vượt qua sự ngăn cấm của chính quyền, bí mật luyện tập và truyền bá. Thậm chí, có nhiều người còn bị chính quyền triệu tập và bắt viết cam kết. Nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục luyện tập tiếp. Có những lúc vòng “kiềm tỏa” của dư luận cũng như chính quyền khiến người ta tưởng Thất Sơn thần quyền đã biến mất trong giang hồ. Cho mãi đến sau này, vòng “kiềm tỏa” của dư luận và chính quyền dần được giãn bớt bởi một phần nào đó người ta bắt đầu thấy sức sống mãnh liệt của Thất Sơn thần quyền trong nhân gian. Môn võ này vẫn âm thầm được truyền bá trong nhân gian và tồn tại một cách bền bỉ. Có nhiều người cho rằng, sở dĩ sức sống của Thất Sơn thần quyền vượt qua mọi rào cản trong xã hội đương thời có nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố chủ đạo làm lên sức sống của môn võ này chính là tâm hồn hướng thiện trong tôn chỉ của môn phái và đạt được giác ngộ giống như trong đạo phật. theo http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dai-chien-giang-ho-lung-lay-cua-That-Son-than-quyen/165193274/157/ ======================================================================== Không biết các vị Cao thủ võ lâm có xem Thất sơn thần quyền là 1 môn võ hay không ? Hay chỉ xem là 1 phương thức bùa phép nào đó.1 like
-
Giải mã lời thề trong “võ bùa” và sự thật về Âm - Dương công Cho đến nay, bí ẩn lớn nhất đối với tất cả những ai quan tâm đến môn võ Thất Sơn thần quyền chính là lời thề. Lời thề sẽ đi theo suốt cuộc đời “hành hiệp giang hồ” của một môn sinh. Các lời thề của môn sinh cũng có những cấp độ khác nhau và việc phản lại lời thề cũng gây ra những hậu quả tàn khốc. Do đó thường là môn sinh không dám phản lại lời thề ấy. Vậy sự thật lời thề và phản thề trong Võ bùa là gì, thành quả và hậu quả của nó ra sao? Sợi dây ngầm với mật tông Nhiều lần sắp xếp cuộc hẹn với Chưởng môn của Thất Sơn thần quyền, nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể diện kiến anh được bởi anh đang vào trong vùng Bảy Núi (An Giang) luyện công, khóa lễ trì tụng trong đó. Anh hứa sẽ cho chúng tôi một cuộc hẹn để kể về những trận “thư hùng” đặc biệt của Thất Sơn thần quyền với thế giới võ Việt. Tuy vậy, anh cũng gợi ý cho chúng tôi biết muốn tìm hiểu được “mạch lạc” về võ Thất Sơn, cần tìm hiểu kỹ những lời thề và những lời cầu khấn của những môn sinh đầu tiên. Khóa lễ trì tụng đầu tiên của môn sinh khi sơ nhập môn phái. Để tìm hiểu được vấn đề “căn cốt” trong môn phái kỳ bí nhất Việt Nam, chúng tôi đã liên lạc với ông Lại Văn An để có thể nghe ông kể về những ngày đầu sơ nhập môn phái và những lời thề bí ẩn trong Thất Sơn thần quyền. Theo ông An, trước kia, thời kỳ còn trai trẻ mà muốn tập “Thất Sơn thần quyền” rất khó và phải tập “chui”. Ông và các anh em cứ chờ đến đêm, rồi đi ra những bãi đất trống, hoặc bãi tha ma ít người qua lại để luyện vì ngày đó nhiều người cho rằng môn võ này sử dụng bùa phép? Những môn sinh sơ nhập môn phái sẽ được học một khóa lễ trì tụng căn bản, điều đầu tiên họ phải học là 9 lời thề bao gồm: 1- Phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.; 2- Không được phản môn phái Thất Sơn thần quyền; 3- Không phản thầy; 4- Không phản bạn, coi bạn như anh em ruột thịt; 5- Không đam mê tửu sắc; 6- Không cưỡng hiếp gái đã có chồng; 7- Không ỷ mạnh hiếp yếu; 8-Hết lòng hiệp nghĩa; 9-Không phản đạo. Những sơ nhập căn bản này sẽ là một trong những điều kiện để người nhập môn phái có thể tiến thêm những nấc thang khác trong việc lĩnh hội những tinh hoa của môn phái. Nếu không vượt qua bước đầu tiên, người học sẽ không bao giờ có thêm những lời thề của bậc cao hơn. Nói về nguồn gốc của các lời thề đầu tiên trong ngày sơ nhập môn phái, mỗi tông phái đều có lời thề riêng tuy có thêm thắt cho khác nhau nhưng chánh yếu vẫn là phải giữ luật công bằng, không được hiếu sát. Nguồn gốc của những lời thề này ông không rõ có từ khi nào, nhưng trong những năm tháng nghiên cứu về võ học của môn phái mình, ông An cho rằng sự khởi đầu của bộ môn Thần Quyền cũng có cùng thời kỳ xuất hiện với các môn phái huyền bí từ Trung Hoa hay Ấn Độ (cách đây hàng ngàn năm); đó là bộ môn do Thiên đình bí truyền cho nhân gian để chứng minh sự hiện diện của thánh thần, mà các võ sư bậc thầy ở dưới khi nhìn thấy thần quyền biểu diễn cũng phải trầm trồ bái phục. Cũng theo ông An, nghi lễ nhập môn của Thất Sơn thần quyền nhất thiết phải có lễ điểm đạo cúng Phật, cúng thần, cúng tổ, uống một lá linh phù, và chắp tay đọc 9 lời thề đầu tiên. Tông phái huyền bí sử dụng rất nhiều phù và rất nhiều thần chú cho nên khi xuất sư, mỗi môn sinh chọn một lá phù và một câu thần chú để lập tông phái, do đó mà có cả trăm tông phái thần quyền. Tất cả đều nằm trong mật tông của môn phái và có sự xuất phát từ bùa chú. Những câu hỏi chưa có lời giải Ở cấp độ thứ 2 trong Thất Sơn và cũng là tiền đề để đạt được những cảnh giới cao hơn, người học phải học thêm 7 lời thề tiếp theo. “Để có thể học thêm 7 lời thề nữa, đệ tử của Thất Sơn ban đầu phải tu luyện vô cùng khắc khổ bởi nếu không vượt qua được trạng thái ban đầu thì khó lòng đạt được những bậc tiếp theo. Đây là những điều căn bản trong võ học của Thất Sơn”, ông An giải thích. Tiếp câu chuyện, ông An cũng bật mí với chúng tôi rằng, Thất Sơn thần quyền có nhiều tinh túy khác nhau, thầy dạy ban đầu chỉ là những người hướng dẫn. Nếu người học tu luyện tốt, tự học tốt thì có thể tiến bộ trong mỗi ngày và tập trung tu dưỡng bản thân. Đến một cảnh giới lĩnh hội đủ 16 lời thề và luyện tập thì sức mạnh có thể gấp 3 – 4 người thường. Tay không có thể đấm vào gỗ đá mà không hề hấn gì hết. Một cái hay nữa là có thể luyện các môn võ khác, chẳng hạn đi bài Mai Hoa Quyền của phái Thiếu Lâm. Cho dù không có sư, nhưng khi lên Thần rồi, thì đi quyền rất thuần thục như là có học qua bài quyền đó. Mặc dầu là mình trần, nhưng mà sức mạnh của cánh tay làm ra gió kêu vụt vụt. Cũng theo ông An, trước đây, khi nhà tranh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ không cao, nhiều lần ông được chứng kiến màn đề khí phi thân của sư phụ một cách ngoạn mục. Ông giải thích rõ hơn cho chúng tôi về “Thần Quyền” được sử dụng trong môn phái này. Thần ở đây là thần thái, là cái thần của chính bản thân mỗi con người. Nhưng đa số mọi người lại hiểu thành thần thánh, là những điều siêu nhiên huyền bí nên có chuyện bị cấm đoán như vậy. Và cũng chính vì hai chữ “Thần Quyền” nên môn phái đã không được chấp nhận tại Việt Nam. Khi cha ông, đồng thời cũng là sư phụ của ông muốn công khai môn võ trong cộng đồng võ Việt, thế nhưng những nhà quản lý thời bấy giờ chỉ chấp nhận hai chữ “Thất Sơn” còn hai chữ “Thần Quyền” phải gỡ bỏ. Tất nhiên, điều đó đã không thể xảy ra bởi theo ông như thế làm mất đi thần thái của môn võ. Giải thích với chúng tôi về thế võ, vị cao thủ này cho biết, trước hết loại võ này chỉ dùng để phòng thân thôi, thích hợp cho những người hiền, không quậy phá. Học khoảng vài tháng là được, nhưng phải tu luyện thêm. Sau khi học vài tháng thì mỗi lúc đánh cần phải đọc chú, múa quyền theo bài bản khoảng 15 phút cho cơ thể có thể sẵn sàng để những vị “thần phù” nhập vào, lúc đó đường quyền cước mới nhẹ nhàng như lướt trên gió?! Những đòn thế đó sẽ tác động rất nhẹ nhàng đến đối phương nhưng hiệu quả vô cùng lớn, đối phương có thể ngã lăn và chịu nội thương cực lớn. Tuy nhiên, một điều khó khắc phục của Thất Sơn trong thực chiến là trong lúc tạo lập được trạng thái “thần quyền”, môn sinh rất dễ bị đối phương tấn công. Tuy nhiên, nếu trạng thái đỉnh cao thì hoàn toàn chịu đựng được đòn thế của đối phương đến khi xuất chiêu mà không hề hấn gì. Một điều đặc biệt mà ông An cũng như các môn sinh của võ phái rất kiêng kỵ chính là việc sử dụng võ của môn phái đi ức hiếp người khác, hay làm những việc trái luân thường đạo lý là chỉ vài tháng sau, mọi võ công sẽ tiêu tan hết. Bên cạnh đó, kẻ “phản thề” còn bị các vị “thần phù” “vật” khiến kẻ làm trái lời thề môn phái cảm thấy đau đớn vô cùng và có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, vĩnh viễn không sử dụng được võ công. Điều này, với chúng tôi, những người tiếp cận để tìm hiểu sâu, vẫn không tài nào lý giải nổi. Và vì thế, hành trình đi tìm câu trả lời vẫn còn ở phía trước... Kỳ bí lễ nhập môn Cao thủ Lại Văn An chia sẻ với chúng tôi về nghi lễ đầu tiên khi sơ nhập môn phái. Theo ông An, thường kẻ mới nhập môn thì sẽ được sư phụ dùng hương khoán bùa thổi trên đỉnh đầu, tam tinh (vùng giữa trán), 2 bên lỗ tai, trước ngực và sau lưng, 2 cánh tay dùng hương khoán, rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước bùa có cấp vị Tổ phụ nào đó theo hộ từ đó để cho tân môn sinh đó đọc chú, luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẽ luyện môn khác. Sau khi uống xong ly nước phép ông thầy đó sẽ cho đệ tử ấy đứng chắp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây hương giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền, đọc liên tục, đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện, có người lên mạnh, người lên yếu, người chậm, người nhanh tùy căn cơ với võ học, và xác "nặng, nhẹ ". Qua được giai đoạn này môn sinh chính thức được sơ nhập môn phái. theo http://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-loi-the-trong-phai-vo-bua-va-su-that-ve-am-duong-cong-a189908.html1 like