• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/06/2016 in Bài viết

  1. Năm nay, cả 2 vợ chồng đều có hạn liên quan đến nhà đất, sẽ gặp hơi răc rối về thủ tục giấy tờ tại tháng 06al nhưng mọi việc sẽ hoàn tất trong 2 tháng 08-10 al, chúc may mắn và thuận lợi. Về việc có thai vẫn còn hy vọng mà nhưng giữa 2 lá số của vợ chồng có điều khác biệt nếu sinh năm tới lá số chồng là con trai, lá số vợ là con gái > suy ra có thể là trai thì giống bố là gái thì giống mẹ.
    1 like
  2. Một vốn bốn lời Thành ngữ “một Vốn, Bốn lời” chữ Nho viết là “nhất 壹 Bản 本, Vạn 萬 lợi 利”. Nghĩa đen của câu thành ngữ này là Một sự đầu tư sẽ đem lại lợi ích cho bốn bên là: Ngân hàng, Người sản xuất, Người phân phối, Người tiêu dùng. Bốn Bên là bốn Ven của cái lỗ hình vuông của đồng tiền. Làm lỗ hình Vuông là có dụng ý của đồng tiền Việt, trong khi làm lỗ hình tròn như cả thế giới làm thì vừa dễ gia công hơn, vừa giảm ma sát dễ làm đứt dây xâu qua lỗ các đồng tiền. Dụng ý là: lỗ vuông tượng Đất, Vuông = Khuông = Khôn = Vốn = Bổn = Bản = =Nhan Nhản = Nhân, ý nói cái lỗ vuông biểu trưng tiềm năng con người, nhiều vô cùng (Nhan Nhản) và trí tuệ vô cùng (Khôn). Hiệu quả của lợi ích cho bốn bên là Ven+Ven = 0+0=1=Vèn, Vèn+Vèn= 1+1=0 = Vẹn (đủ Ven+Ven+Ven+Ven = Vẹn), nghĩa là đồng tiền có hình Tròn to (cái bổn thể) và hình Vuông nhỏ (cái lỗ) chính là Tròn Vuông = Trọn Vẹn cho lợi ích của mọi thành phần trong xã hội ở cuộc chơi gọi là đầu tư. Nhưng trong bốn bên ấy thì Người tiêu dùng được gọi là Thượng đế, cũng đúng vậy, bởi Người tiêu dùng là Nhân Dân. Nhân Dân là Thượng đế nên nhìn đồng tiền là nhìn từ trên trời nhìn xuống, sẽ thấy cái to Tròn trước (là Trời) và thấy cái nhỏ xíu lỗ Vuông sau (là Đất), tức Nhân Dân nhìn được bao khoát tổng thể, giám sát được mọi hành vi của tất cả từng bên là Ngân hàng, Người sản xuất, Người phân phối, Người tiêu dùng. Ví dụ Nhân Dân (Thượng đế) phát hiện Người sản xuất gây ô nhiễm môi trường (tức xâm phạm đến cái mục tiêu Trọn Vẹn của nhân loại) là lập tức đưa cảnh báo lên internet ngay. Trong câu bằng chữ “nhất Bản, Vạn lợi” chữ Vạn không có nghĩa là con số cụ thể là một vạn, mà nó chỉ có nghĩa phiếm chỉ là “nhiều”, như từ Bốn trong câu dân gian “một Vốn, Bốn lời”, Bốn có nghĩa phiếm chỉ là “nhiều”. Nghĩa đen của hai câu dân gian và hàn lâm đồng nghĩa này là: một sự đầu tư sẽ đem lại lợi ích cho nhiều (Bốn) thành phần trong xã hội, mà lợi ích được hưởng của mỗi thành phần là công bằng như nhau (bốn Ven đều bằng nhau thì mới tạo được cái hình Vuông của lỗ đồng tiền). Đúng là số Bốn (4), tức số Tứ (4) trong tiếng Việt phiếm chỉ “nhiều”. Trong tiếng Nga bắt đầu từ số 4 trở lên gọi là số nhiều, ngữ pháp tiếng Nga chặt chẽ mà rất phức tạp, đuôi từ biến đổi theo sáu cách, lại còn theo số ít, số nhiều. Số 4 của tiếng Nga gọi là số Tứ ( “tre-Tứ-re” nghĩa là bốn, theo dùng QT Vo sẽ thấy ra cái lõi Việt). Từ Một (“Muôi” của tiếng Khơ me) trong tiếng Việt là con số 1 = Mọn là rất nhỏ, rất ít (Một Small = “Một cỏn Con” = Mọn), Một = Mẻ = Lẻ, Một còn gọi là Lẻ, nên dù dùng từ đôi Lẻ Mọn mà vẫn mang nghĩa là rất ít. Từ Hai (“Tê” của tiếng Khơ me) là con số 2 vẫn là số ít, Hai còn gọi là Tẻ hay Tê (“bên Ni bên Tê” = bên Nếp bên Tẻ), nên từ ghép Một Hai là Lẻ Tẻ vẫn mang nghĩa là ít. Từ Ba (“Pây” của tiếng Khơ me) là con số 3 thì đã là ranh giới giữa ít và nhiều, khi ghép với số dưới nó thì nó là ít, như Hai Ba = Vài Ba thì từ “vài ba” chỉ nói lên cái ít, cái nghèo nàn, cái lẻ tẻ; hoặc khi đơn độc thì số 3 phiếm chỉ ít, nhỏ, xấu, tiêu cực, như quyển sổ nhỏ gọi là Bạ 簿, xóm nhỏ gọi là Plây (tiếng Tây Nguyên), cái xấu gọi là Bậy Bạ (do từ “Pây” là số 3 của tiếng Khơ me), “Ba đồng lương bèo”, “Ba thằng giặc cỏ cũng đòi ngo ngoe”. Số 3 khi nào chỉ số lượng lớn thì nó mới mang nghĩa “nhiều”, ví dụ như chỉ 3 cái lớn là Thiên-Địa-Nhân thì Ba đã phiên thiết thành Bao La. Bao La dùng chỉ không gian đa chiều, như “bầu trời bao la”, “biển trời bao la” (nhưng “Mặt biển thì Mênh Mông” vì nó chỉ rộng trên một Mặt phẳng). Từ Bốn trở lên là số nhiều. Số 4 là nhiều nên từ Bốn còn ám chỉ những con số có 4 số 0 đằng sau đều mang nghĩa là “nhiều”: Bốn = Muôn = Màn 萬 (tiếng Nhật) = Vạn 萬 = =Vẹn = 4 Ven (tức 4 con số 0 đằng sau). Bốn Ven là của cái lỗ đồng tiền, cái Lỗ còn gọi là cái Khổng 孔 = Không 空. “Nhất Bản” là vốn 1 đồng đã nhân lên 4 số 0 đằng sau nó thành “Vạn Lợi”. Nhưng rõ ràng ăn theo con 1 của vốn, là 4 con 0 bằng nhau cho bốn “nhóm lợi ích” cùng hưởng lợi như nhau từ “dự án đầu tư” đó, không có nhóm nào được ưu tiên hơn để làm thiệt hại cho nhóm khác. Bởi vậy đồng tiền còn có tên gọi khác là Vạn Lịch = Vuông Vắn Lợi Ích (chia đều bốn bên). Tên đơn vị dân cư đều là những từ mang nghĩa “nhiều”, bắt đầu từ từ Ú của cái bánh ú, hình dáng nó giống như cái Ụ đất mối đùn, tức hình kim tự tháp có 4 đỉnh, ăn nó có vị béo Ú Ụ, từ “béo ú” dùng chỉ động vật, lợn béo hay lợn ú;từ “béo mập” dùng chỉ người, người béo hay người mập. Ú = Ú ụ = Bụ = “Bụ Lắm” = Bẫm = Bụ Bẫm = Buôn (đơn vị dân cư) = Bản (đơn vị dân cư) = BỐN (4) = Vốn = Ván = =Bản 板 = Bảng = Bang 邦 (đơn vi dân cư) = Bổn 本 = Bộn = Phồn 繁 = Phức 複 = Phúc 福 = Phú 富 = Phong 豐 = Phường 坊 (đơn vị dân cư – sản xuất) = Phong Phú = Ú = Tụ 聚 = TỨ 四 (4) = Tích 積 = Ích 益 = Ắp = Ấp 邑(đơn vị dân cư) = Chập = Chụm = Chòm (đơn vị dân cư) = Nhóm = Xóm 村 (đơn vị dân cư) = Xúm = Thôn 村 (đơn vị dân cư) = Thập 拾 = Tập 集 = Tấp Nập = Nạp 納 = Nóc (đơn vị dân cư) = =Sóc 落 (đơn vị dân cư) = Sạc = Lạc 落 (đơn vị dân cư) = Làng 郎 (đơn vị dân cư) = Hãng 行 (đơn vị sản xuất) = Hạng 巷 (đơn vị dân cư) = Hẻm 巷 (đơn vị dân cư) = Hương 鄉 (đơn vị dân cư) = Huyện 縣 (đơn vị dân cư). Như vậy trong số đếm tiếng Việt thì từ số 1 đến Vài Ba (2-3) vẫn là số ít, từ số Bốn trở lên mới là số nhiều, giống tiếng Nga từ số Tứ ( четыре : “tre-Tứ-re”) trở lên mới là số nhiều. Tứ là Bốn, vì Bốn = Bộn = Bự = Tứ, nhưng Tứ được dùng cho ý “nhiều” thường xuyên hơn, như “rơi tứ tung” (rơi nhiều hướng), “chạy tứ tán” (chạy nhiều hướng), “thị tứ” (nơi nhiều chợ). Bốn còn thành từ chữ Nho chỉ số nhiều là chữ Môn 們 có bộ Nhân 亻chỉ nhiều người là Bọn (nếu ngôi hai số nhiều thì là “Bọn Mày” = Bay), vì Bốn = Bộn =Bọn = Món = Môn 們. Còn từ Một (Muôi của tiếng Khơme) cũng sinh ra chữ Nho là Mỗi 每, vì Một = Muôi = Mỗi 每 (Hán ngữ số 1 là “Yi一”, chẳng có liên quan nôi khái niệm gì với Một = Mỗi cả, cho nên chữ Mỗi 每 không thể là “tố gốc Hán” như giải thích của TĐ Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ, HN 1991, trang 263). Tương tự, những từ khác được TĐ coi là “tố gốc Hán” thực ra đều là do từ Việt. Ví dụ chữ Môi 媒 giới để chỉ bà Mối, là vì bà đó là người làm “Mạch Nối” = Mối 媒 cho hai bên xích lại gần nhau. Qủa mâm xôi mà trẻ con Việt rất thích hái chơi vì nó giống hình cái mâm xôi đầy nho nhỏ xinh xinh, nhưng nó cũng là một vị thuốc đông y, trong đông y thì tên chữ của nó là “Mâm Xôi” = Môi 莓 . Cho đến cái Cây 木 (tiếng Việt đọc) hay nhấn “Cây 木 Chi 之!” = Ki 木 (tiếng Nhật đọc) hay nhấn “Ki 木 Hầy 兮!” = Cây 木 (tiếng Việt đọc) vốn có tên như cái hình vẽ của nó là Mọc bằng đầu tức “Mọc Trốc” = Mộc 木 (cái trốc là phần nhô lên khỏi mặt đất, mặt đất tượng trưng là một gạch ngang 一, còn dưới mặt đất là một rễ cái và hai rễ chùm hai bên), từ đó chữ “Mọc Trốc” = Mộc 木. Mộc木 mới được dùng đại diện cho gỗ vì nó chỉ cái cây, rồi Mộc 木 còn dùng chỉ mọi thứ hàng làm chưa gia công (chưa nung, chưa sơn v.v.) gọi là hàng Mộc. <TVGT> : “木, 冒地而生 –Mộc, mạo địa nhi sinh – Mộc, moi đất mà lên” giải thích chữ Mộc nghĩa là “mọc lên từ mặt đất”, ám chỉ cái Cây, đọc: Mạc 莫 Bốc 卜 thiết Mộc 木. Nhưng nếu Hán ngữ mà thiết thì là “Mò 莫 Bó卜” = Mo, trật, không thành “ Mù 木”. Còn nếu cho hợp logic “Mọc trốc” = Mộc 木 là phải thiết cụm từ “Mọc bằng Đầu” thì Hán ngữ là “Mao 冒 Tou 頭” = Mou, cũng trật, không thành “Mu 木”. mới được dùng đại diện cho gỗ vì nó chỉ cái cây, rồi còn dùng chỉ mọi thứ hàng làm chưa gia công (chưa nung, chưa sơn v.v.) gọi là hàng Mộc. <TVGT> giải thích chữ Mộc nghĩa là “mọc lên từ mặt đất”, nhưng nếu Hán ngữ mà thiết cụm từ “mọc bằng đầu” thì là “Mao 冒 Tou 頭” = Mou, trật, không thành “Mu 木”.
    1 like
  3. Trung Quốc dọa ASEAN: Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò" Hồng Thủy 10:23 21/06/16 Thảo luận (1) (GDVN) - Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Đừng trách Hun Sen, hãy tiếp tục ủng hộ PCA ra phán quyết hủy "lưỡi bò" Ông Hun Sen tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA Indonesia: Kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/6 cho biết, Trung Quốc đã nói với các nước ASEAN rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao nói với Kyodo News hôm nay, Trung Quốc quan tâm và lo ngại nhất trong vụ kiện của Philippines là số phận đường lưỡi bò. Kết quả tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là PCA phán quyết, đường lưỡi bò cũng như "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra không có căn cứ trong luật pháp quốc tế, tuyên bố đường lưỡi bò vô hiệu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Inquirer. Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết này xảy ra. Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996. Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chấp nhận phán quyết của PCA. Tuy nhiên vụ kiện của Philippines đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Phán quyết của PCA dự kiến sắp đưa ra đầu tháng tới là một bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp, giảm bớt căng thẳng một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cá nhân người viết cho rằng, việc một nước thành viên UNCLOS 1982 đe dọa xin rút khỏi công ước chỉ vì phán quyết bất lợi cho mình trong một vụ kiện về tranh chấp giải thích, áp dụng và vi phạm UNCLOS 1982 là một suy nghĩ nông nổi, cực đoan chỉ làm tổn hại uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận quốc tế mà thôi. Bởi lẽ khi phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996, Trung Quốc chắc hẳn đã phải cân nhắc hết lợi hại. Chính nước này cũng rào trước bằng việc từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phân định biển thông qua một bên thứ 3 như cơ quan tài phán. Còn vụ kiện của Philippines và 7 nội dung PCA phán quyết đủ thẩm quyền xử lý như thông cáo báo chí ngày 29/10/2015 hoàn toàn liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 cũng như một số hành động vi phạm Công ước. Chủ quyền hóa các vấn đề hàng hải / áp dụng giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông hông xong, Trung Quốc quay ra chống phá phán quyết của PCA, đe dọa rút khỏi UNCLOS 1982 cũng không thể tác động đến phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên mà PCA đã thành lập để thụ lý, bởi trước Tòa các thẩm phán chỉ tuân theo công lý. Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng vào chỗ phải cảnh giác trước nhất cử nhất động của họ trong khu vực. Điều này rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc mà Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đang tìm cách vận động cho sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Một vành đai một con đường phục vụ cho "giấc mơ Trung Quốc", phục hưng dân tộc Trung Hoa. Bởi lẽ một cường quốc thực sự trong thế giới hiện đại không chỉ cần sức mạnh, mà còn cần ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp và công lý. Giải thích luật pháp quốc tế theo ý mình, hành động một mình một chiếu rõ ràng chỉ đẩy Trung Quốc ra ngoài lề đời sống sôi động của nhân loại văn minh. Hồng Thủy ======================= Lão Gàn đã phán trên topic này: Sau phán quyết của tòa án PCA thì sẽ xuất hiện lắm trò ngoạn mục. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Trước đây nhiều năm, một tổ chức quốc tế có quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đã đề nghị các nước liên quan có quyền lợi ở biển Đông, nộp hồ sơ chứng tỏ chủ quyền của minh ở vùng biển này. Lão đã góp ý ngay tại diễn đàn, đề nghị chính phủ nên nộp hồ sơ. Vì đây là tính chính danh của Việt Nam. Lão nhớ rõ là lão có viết - đại ý: "Nếu có thua thì cùng lắm mất vài gram giấy, không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia. Nhưng nếu thắng thì huy hoàng". Lão Gàn nhớ sau đó chính phủ Việt Nam đã gửi hồ sơ này. Sự kiện này xảy ra trước khi có chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc rất lâu. Trên cơ sở này, lão thấy Việt Nam cần phải được Tòa Quốc Tế xác định một cách công bằng trong phán quyết của Tòa án PCA trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam, qua hồ sơ đã gửi. Đây là hành vi cần được thực hiện, vì tính chính danh của một tòa quốc tế. Bởi vì, khi đã xác định phủ nhận "Đường Lưỡi bò", tất yếu nó phải mô tả rõ những vùng biển đó thuộc về những quốc gia nào. Cho dù sự mô tả này của Tòa PCA, chưa phải là phán quyết cuối cùng. Thật sự là một hành vi đầy đủ tính chính danh, nếu Tòa PCA xác định quyền lợi lãnh thổ ở Việt Nam trên biển Đông. PS: Về vấn đề "kiện Trung Quốc ở biển Đông", có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia. Riêng lão nghĩ đây là việc không cần thiết nên đã im lun. Bởi vì, bản chất của vụ kiện - nếu nói riêng trong nội hàm tương quan của nó thì vấn đề còn là thắng hay thua. Điều này ngoài tính chân lý, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp của các thế lực chính trị quốc tế. Thắng hay thua kiện đều bất lợi cho hoàn cảnh Việt Nam trong lúc này và trước đây. Do đó, nếu thắng thì bản chất của vấn đề còn là thực lực quân sự tương quan Việt Trung. Nếu thua thì ko có gì để bàn nữa. Nếu bàn ra ngoài nội hàm của việc kiện tụng này thì còn là sự tác động của các thế lực chính trị quốc tế, giành tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng". Trong điều kiện này thì chỉ cần vụ kiện của mình Philipine là đủ. Tạm phân tích đến đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng có thể nói rằng: Nếu sau vụ kiện này, Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOC, thì chỉ là một việc thừa và thêm bằng chứng chứng tỏ tố chất ngu lâu về chính trị. Bởi vì thực chất của vấn đề của cuộc tranh chấp biển Đông này bằng vũ lực của Bắc Kinh, đã thấy luật pháp quốc tế bị coi thường. Cho nên không rút thì còn đeo được cái mặt nạ đạo đức giả. Còn rút thì chỉ thể hiện bản chất thật của vấn đề. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét! Hậu quả là tiến lên lùi xuống đều nghẽn đường. Còn lão đây vẫn tắc tục, ung dung minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Chân lý sẽ phải được sáng tỏ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.
    1 like
  4. Mỹ "bắn cảnh cáo” Trung Quốc, hai mẫu hạm rầm rộ thị uy Biển Đông Thục Ninh Thứ Ba, ngày 21/6/2016 - 06:45 VietTimes -- Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết, nhật báo Mỹ New Yorrk Times nhận định. Mỹ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn đến Trung Quốc Trong một động thái mạnh mẽ trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã phái cùng lực hai cụm tác chiến tàu sân bay tới tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương. Hai mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết. “Chúng tôi phải tận dụng những cơ hội để thực hành các kỹ năng chiến đấu đòi hỏi để giành ưu thế trong các chiến dịch tác chiến hải quân hiện đại”, đô đốc John D. Alexander cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở phía đông Philippines, tại một khu vực nằm sát Biển Đông, một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. Trung Quốc tìm cách thống trị phía tây Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược dài hạn của nước này, các nhà chiến lược Mỹ cho biết. Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết. Theo New York Times, Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế tại The Hague đang xem xét vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc năm 2013 và phán quyết của tòa được trông đợi sẽ công bố trong vài tuần tới. Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” bất chấp luật pháp quốc tế và biện bạch một cách nực cười rằng đó là lãnh thổ của nước này từ thời xa xưa và Biển Đông đã trở thành một công cụ để thổi bùng chủ nghĩa dân tộc của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với các đường băng quân sự tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong thông cáo về cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay, Hạm đội Thái Bình Dương nêu rõ: “Với tư cách một quốc gia thuộc Thái Bình Dương và một lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh và thịnh vượng, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thương mại theo luật pháp không bị cản trở và tôn trọng triệt để tự do hàng hải và hàng không trên phạm vi khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương”. Hồi đầu tuần, tàu sân bay Stennis cũng đã tiến hành tập trận chung với hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc đã điều tàu do thám bám sát cuộc tập trận hải quân giữa ba nước Mỹ-Ấn-Nhật. Sau đó, mẫu hạm Stennis đã gặp tàu sân bay Reagan, hiện đóng trú thường xuyên tại căn cứ ở Nhật Bản. Hồi đầu tháng 6 này, thượng nghị sĩ quyền lực John McCain, chủ tịch ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ đã báo trước cuộc diễn tập của hai tàu sân bay trong bài diễn văn tại Singapore, nói rằng đó là một phần trong sự cảnh giác ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ sẽ sớm có hai tàu sân bay hoạt động cùng nhau trên Thái Bình Dương, đó là một thông điệp mạnh mẽ về cam kết bền chặt của Mỹ đối với an ninh khu vực”, ông McCaine nói. Cũng trong tuần này, Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử Growlers cùng với 120 nhân viên quân sự tới căn cứ không quân Clark tại Philippines. Trong một cuộc họp báo mới đây do tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng Global Times tổ chức tại Bắc Kinh, một số nhà phân tích đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực tây Thái Bình Dương. “Phía Trung Quốc cương quyết tăng cường sức mạnh của mình còn Obama cương quyết bảo vệ vị thế của Mỹ”, ông Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói. Cả quân đội Mỹ và Trung Quốc cần thận trọng ở Biển Đông. Bất cứ một sự hiểu lầm nào cũng có thể dẫn tới một thảm họa giữa hai nước”, Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Máy bay trên mẫu hạm Stennis Theo AP, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ ngang dọc vùng Biển Đông và biển Nhật Bản đã trở thành “chuyện bình thường mới” trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương bất chấp mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. Việc Bắc Kinh cho xây dựng và phát triển các hòn đảo tại Biển Đông đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực, bao gồm cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Hầu hết các nước đều lo ngại rằng Bắc Kinh, với các công trình xây dựng sân bay và đặt các hệ thống vũ khí trên các hòn đảo nhân tạo, sẽ sử dụng các cơ sở này để mở rộng phạm vi hoạt động quân sự và có thể để hạn chế hoạt động hàng hải trong khu vực. Ba lần trong vòng 7 tháng qua, chiến hạm của Mỹ đã cố tình tiến sát vào một trong những hòn đảo nhân tạo trên để thực thi quyền tự do hàng hải và thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ và chiến hạm để theo dõi và cảnh báo các tàu của Mỹ, đồng thời cáo buộc hành động của Mỹ là khiêu khích. Chỉ trong năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã 2 lần đến thăm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông trước sự có mặt của phóng viên. Hành động này nhằm truyền tải thông điệp rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ về các quyền hàng hải. Ông còn quay lại khu vực để dự diễn đàn an ninh Shangri-La tại Singapore. Trong buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Trung Quốc đã thực hiện một số hành động bành trướng chưa từng có tại vùng Biển Đông, tăng cường đòi hỏi chủ quyền quá đáng, trái với luật pháp quốc tế. Hậu quả là các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến việc nước này tự xây dựng một bức trường thành cô lập”. Các nước trong khu vực, từ đồng minh, đối tác và các nước trung lập, đang bày tỏ mối quan ngại ở cấp độ cao, dù là công khai hay chỉ riêng giữa hai nước. Washington khẳng định sứ mệnh của mình là bảo vệ quyền của Mỹ cũng như của các nước khác được qua lại những khu vực tự do, đồng thời ngăn chặn bất kỳ nỗ lực của quốc gia nào trong việc mở rộng ranh giới hoặc chủ quyền lãnh thổ một cách bất hợp pháp. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, đô đốc John Richardson phát biểu Mỹ đang thiết lập “một mức hoạt động bình thường mới hoặc tương tác” với chiến lược “quay lại cạnh tranh quyền lực” của Nga và Trung Quốc. Ông cũng cho biết hàng năm, các hoạt động tự do hàng hải vẫn được Mỹ tiến hành vài trăm lần trong sân sau của bạn bè và kẻ thù: “Chúng tôi vẫn làm việc này để phản đối những yêu sách quá đáng”, ông Richardson tuyên bố. ============================ Hì! Ngay từ trước khi cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung ở Wasington 3 tiếng đồng hồ, lão đã biết trước cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Hôm nay, giờ Thiên Xá, lão nói toạc móng lợn, rằng: Việc tổ chức cuộc họp Thượng Định Mỹ Trung vừa qua chỉ là một thủ pháp chính trị của Hoa Kỳ để cho cả thế giới biết rằng: Hoa Kỳ đã rất thiện chí và thực sự muốn hợp tác với Trung Quốc - qua cuộc đón tiếp long trọng như một cành Ô liu đã được đưa ra. Đây là mục đích mà Washington đã thể hiện với thế giới. Tất nhiên, qua sự đón tiếp này long trọng này, đã chứng tỏ Bắc Kinh hoàn toàn không hề thiện chí như Hoa Kỳ. Đây là một thủ pháp gây ảnh hưởng trước khi ra tay của những nhà chính trị cáo già Washinhton. Cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Nói chính xác là nó đã bị bít kín bằng bê tông. Cho nên , bây giờ chỉ còn vần đề là vào thời điểm nào "canh bạc cuối cùng" bùng nổ mà thôi. Mọi chuyện đã quá muộn, khi ông Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Mọi chuyện liên quan đến biển Đông, không nằm ngoài những dự báo của lão Gàn. Và lão có thể xác định rằng: Những dự báo về Biển Đông là một trong những thành tựu nghiên cứu của TTNC LHDP và của diễn đàn, qua topic này và những bài viết liên quan.
    1 like
  5. Cú đập cánh của con bướm ảnh hưởng thế nào đến thời tiếtThứ bảy, 18/6/2016 | 07:00 GMT+7 Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể dẫn đến cơn lốc ở Texas. Cây cổ thụ biết dự báo thời tiết ở Trung Quốc Hiệu ứng cánh bướm có thể dẫn đến tác động lớn đến thời tiết. Ảnh: Open Mind. Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một khái niệm đặc trưng trong lý thuyết hỗn loạn về tác động của điều kiện ban đầu tới sự thay đổi cuối cùng của một hệ phức tạp. Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ về sự tác động từ cú đập cánh của con bướm tại Brasil tới cơn lốc hình thành ở Texas, Mỹ. Trong những nghiên cứu mô phỏng về thời tiết trước đó, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng khác biệt. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng chục nghìn km. Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác. Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Xem thêm: Thủ phạm gây ra hiện tượng thời tiết nóng lạnh bất thường Thanh Tùng Nguồn: Báo Vnexpress
    1 like