• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/06/2016 in Bài viết

  1. ===================== THƯ NGỎ GỬI NGÀI ANDREI DONISOV - ĐẠI SỨ NGA TẠI BẮC KINH Kính thưa ngài đại sứ. Qua bản dịch tiếng Việt của Đại Tá Lê Thế Mẫu, tôi đã suy nghĩ về khả năng dịch sai, để một phó thường dân cấp thấp như tôi có thể hiểu lầm ý tốt của ngài, khi mà vốn tiếng Nga của tôi học gần ba năm ở trường phổ thông đã trả lại cho thầy giáo của mình. Nhưng tính chính chính xác và khả năng mô tả đến từng chi tiết ngay cả những trạng thái trừu tượng và mối liên hệ hợp lý tương quan cấu trúc, của một ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là ngôn ngữ Việt, đã khiến cho tôi hiểu rằng: bản dịch này không thể sai được. Trong lời phát biểu này, tôi hy vọng và tin rằng: sự phân tích của ngài về quyền lợi của Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông được ngài tôn trọng như nhau. Và tôi cũng tin rằng: việc ngài đại diện cho nước Nga xác định không ủng hộ bất cứ một phe nào ở biển Đông là hoàn toàn đúng đắn. Riêng về nhận định này, cá nhân tôi rất ủng hộ ngài. Đây cũng chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác không trực tiếp có những tranh chấp ở biển Đông cũng có lập trường tương tự. Chính phủ Hoa Kỳ cũng long trọng tuyên bố: "Không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông". Nhưng vấn đề còn lại là Bắc Kinh đã bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách tấn công, lấn chiếm bằng vũ lực để tiêu diệt các lực lượng của các quốc gia đang đồn trú, chiếm hữu trên thực tế ở các vùng lãnh thổ ở biển Đông thì lại là một biện pháp hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hoàn toàn không dùng các giải pháp ngoại giao và nhân danh luật pháp quốc tế với các điều khoản đã được cả thế giới long trọng chấp thuận, để giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của họ, mà ngài nhắc tới trong phát biểu của ngài. Mà họ chỉ đòi hỏi một cách vô lý một phương pháp đối thoại, mà họ gọi là song phương trong việc tranh chấp lãnh hải với các nước có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Vậy phải chăng Bắc Kinh đã không cần đến các chuẩn mực pháp lý quốc tế khi đưa ra đề nghị này? Tôi tin rằng chính phủ Nga cũng nhận thức được và hoàn toàn không thể ủng hộ điều này. Nhưng tiếc thay! Ngài đại sứ đã không hề phân tích điều này và chỉ nói tới quyền lợi của Bắc Kinh với đường vận tải biển đi qua biển Đông với giải pháp ngoại giao đơn phương của họ. Là một trong năm nước thường trực ở Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ những chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôi không còn hy vọng với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ít nhất tôi cũng còn chút hy vọng vào những quốc gia còn lại trong 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sức mạnh của các chuẩn mực quốc tế để giải quyết vấn đề, sau khi quán xét một cách toàn diện mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Cho nên, tôi hoàn toàn không có gì khó hiểu khi Hoa Kỳ và Đồng minh là những quốc gia có quyền lợi tự do hàng hải, như Trung Quốc và Nga ở biển Đông, không thể chấp nhận Bắc Kinh đơn phương dùng vũ lực và các thủ đoạn chính trị phi chuẩn mực quốc tế ở đây. Nhưng có điều Hoa Kỳ và Đồng minh nhân danh chuẩn mực quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia một cách hoàn toàn chính danh. Ngược lại Bắc Kinh và bài phát biểu của ngài Đại sứ lại chưa hề có một từ nào nói tới điều này. Ngược lại ngài đã công khai xác định: Với phát biểu như vậy với tư cách là đại diện cho nước Nga, phải chăng ngài đã phủ nhận những chuẩn mực pháp lý quốc tế, mà nước Nga và chính Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ? Ngài Đại sứ đã phát biểu một vấn đề mà chính Bắc Kinh cũng chưa công khai nói tới. Thưa ngài Đại sứ. Một thế giới không có chuẩn mực trong các mối quan hệ quốc tế thì theo ngài phải chăng lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh? Nếu ngài phát biểu như vậy, phải chăng chính ngài đã phủ nhận nước Nga với cương vị là một trong năm nước trong Hội Đồng bảo an có trách nhiệm bảo vệ các chuẩn mực quốc tế? Nhưng ngay cả trong trường hợp lý phải thuộc về kẻ mạnh thì tôi cũng lưu ý ngài rằng: Tổng thống Nga Putin, cấp trên của ngài, cách đây vài ngày đã thừa nhận Hoa Kỳ là nước mạnh nhất thế giới. Vậy bài diễn văn của ngài mà tôi trích dẫn ở trên, hoàn toàn thừa, dù xét với bất cứ góc độ nào và không chính danh với nhận thức tối thiểu của những tri thức ngoại giao. Tôi hy vọng ngài Putin, người đại diện tối cao của nước Nga, sẽ sáng suốt sửa chữa những sai lầm của ngài. Cảm ơn nước Nga, nếu có duyên đọc và chia sẻ những suy nghĩ của tôi. PS: Thưa ngài Đại sứ. Nếu quả thực lý phải thuộc về tay kẻ mạnh thì tôi có thể khẳng định với ngài rằng: Sức mạnh tuyệt đối không thuộc về bất cứ một siêu cường nào - kể cả Hoa Kỳ - đang tồn tại của nền văn minh hiện nay. Nếu nói một cách hình ảnh thì nó thuộc về Thượng đế. Thưa ngài.
    2 likes
  2. Nguy cơ lớn nhất đối với EU lộ diện Thứ sáu, 24/06/2016 - 17:00 Hãng tin Reuters nhận định phe “ra đi” ở Anh chiến thắng đồng nghĩa với Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với mối đe dọa tồn vong. >> Ai thắng, ai thua sau Brexit? >> Anh-EU: "Cuộc hôn nhân không hạnh phúc" đứt gánh sau 43 năm Sự sống còn của EU Chính sách hội nhập duy trì hàng thập kỷ của EU đang có nguy cơ bị đảo lộn sau khi Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lịch sử về quyết định ở lại hay rời khỏi liên minh. Với kết quả "ra đi" chiến thắng (tỉ lệ phiếu 52% so với 48%), Anh là nước đầu tiên rời khỏi EU, từ đó khơi ra các vết nứt tương tự đe dọa sự sống còn của liên minh gồm 28 thành viên (nay chỉ còn 27), trong bối cảnh EU vẫn đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và dòng người di cư từ Syria. Tổng thống Pháp François Hollande cảnh báo kết quả sẽ có một tác động rất lớn về tương lai của EU. “Sự ra đi của một quốc gia về mặt địa lý, lịch sử, chính trị ở Liên minh châu Âu sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” – ông Hollande nói. Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: PA Thảm họa! Với EU, việc mất đi Anh - nền kinh tế số 2 EU sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một đồng minh thân thiết của Mỹ - là một thảm họa. Đài Sky News cũng bày tỏ lo ngại trong một bài bình luận rằng EU dường như đang trở thành một dãy domino. Trong trường hợp Anh ra đi, các thành viên còn lại của khối cũng có thể làm theo, đặc biệt là Thụy Điển. Theo Telegraph, người dân Pháp, Ý và Hà Lan cũng đang có yêu cầu trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU và số phận đồng euro. Anh và Thụy Điển vốn là đồng minh, nằm ở rìa châu Âu và không ở trong khu vực đồng euro. Người Thụy Điển tất nhiên muốn Anh ở lại EU bởi London được xem là một đối trọng với các nước lớn trong khối. Nhiều người Thụy Điển cho biết trong một cuộc thăm dò rằng họ sẵn sàng rời khỏi EU nếu Anh lựa chọn phương án này. Việc Anh ra đi cũng tiếp sức cho các phong trào chống EU trên toàn châu lục. Theo báo The New York Times, các phong trào này có thể ảnh hưởng lớn tới các cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào năm sau ở Pháp và Đức. Canh bạc của Thủ tướng David Cameron Một mối lo ngại khác chính là số phận Thủ tướng Anh David Cameron. Trong một lá thư, 84 nhà lập pháp bảo thủ theo đường lối hoài nghi châu Âu tuyên bố họ muốn ông Cameron vẫn là thủ tướng bất chấp kết quả bỏ phiếu ra sao. Trong số những người ký tên có hai gương mặt nổi bật: nhà vận động Boris Johnson của phe “ra đi”, từng giữ chức thị trưởng London và Bộ trưởng Nội các Michael Gove, bạn của ông Cameron. Tuy nhiên, giờ đây ông Cameron phải đối mặt với áp lực rất lớn bởi trước đó, ông kêu gọi người dân bỏ phiếu “ở lại” để cứu vãn thương mại và đầu tư trong nước. Theo P.Nghĩa/Reuters, CNN, Sky News Người Lao động =================== Nhà tiên tri lừng danh Vanga đã tiên tri về sự tan rã của Liên minh Châu Âu. Có vẻ như bà đã đúng khi Anh Quốc rời khỏi EU. Nhưng ko phải lúc nào bà Vanga cũng đúng. Tôi cần hiệu chỉnh lại lời tiên tri này và xác định rằng: Về căn bản, Liên minh này vẫn tồn tại tuy chật vật sau giai đoạn ban đầu của sự kiện của Anh Quốc. Nhưng họ không ta rã thành từng quốc gia riêng. Không quá 9 năm sau, họ lại trở thành một thực thể thống nhất. Xin hãy chờ xem.
    1 like
  3. Bính Thân năm mới rộn lòng tin Năm Khỉ thành công ắt hiển vinh Sức khỏe giữ gìn tăng tuổi thọ Tháng ngày dần bước tới diên niên Giúp người nghèo khổ tâm cao quý Phụng đạo tôn nghiêm trí sáng yên Nghĩa vụ làm tròn dân nước Việt Vững vàng THIÊN SỨ đạo chinh chuyên. Hoàng Huy
    1 like
  4. Cú đập cánh của con bướm ảnh hưởng thế nào đến thời tiếtThứ bảy, 18/6/2016 | 07:00 GMT+7 Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể dẫn đến cơn lốc ở Texas. Cây cổ thụ biết dự báo thời tiết ở Trung Quốc Hiệu ứng cánh bướm có thể dẫn đến tác động lớn đến thời tiết. Ảnh: Open Mind. Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một khái niệm đặc trưng trong lý thuyết hỗn loạn về tác động của điều kiện ban đầu tới sự thay đổi cuối cùng của một hệ phức tạp. Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ về sự tác động từ cú đập cánh của con bướm tại Brasil tới cơn lốc hình thành ở Texas, Mỹ. Trong những nghiên cứu mô phỏng về thời tiết trước đó, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng khác biệt. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng chục nghìn km. Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác. Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Xem thêm: Thủ phạm gây ra hiện tượng thời tiết nóng lạnh bất thường Thanh Tùng Nguồn: Báo Vnexpress
    1 like
  5. Quý vị và anh chị em thân mến. TTNC LHDP được thành lập năm 2006 bởi quyết định của chủ tịch Hội Đông Nam Á, do cố Chủ Tịch Hội Phạm Đức Dương ký và có giấy phép hoạt động của Bộ Khoa Học Công Nghệ. Giấp phép hoạt động vô thời hạn được Bộ Khoa Học Công Nghệ ký cuối năm 2010. Từ khi thành lập đến nay đã qua hai đời giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành hiện nay là Nguyễn Vũ Diệu - tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ năm 2007. Từ đó đến nay, TTNC LHDP đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan. Đến nay do tuổi cao sức yếu, nên tôi - Nguyễn Vũ Diệu, tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành TTNC Lý Học Đông phương được sự đồng thuận của ban Giám Đốc Điều hành, đã quyết định: 1/ Chuyển quyền điều hành TTNC LHDP cho anh Hoàng Triệu Hải, Phó giám Đốc thường trực TTNC LHDP , kiêm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại Hanoi lên làm quyền giám đốc của TTNC LHDP. 2/ Bổ nhiệm cô Đỗ Thu Hà làm Chánh văn phòng Đại diện TTNC LHDP tại Hanoi, thay anh Hoàng Triều Hải. 3/ Bổ nhiên anh Huỳnh Phan Thiên Luân làm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại TP.HCM. Anh Hoàng Triều Hải, Thiên Luân và cô Đỗ Thu Hà chính thức thực thi những nhiệm vụ của TTNC LHDP , chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, từ ngày mùng 4/ 5 Bính Thân Việt lịch, nhằm ngày mùng 8/ 6 2016, theo nội quy, điều lệ hoạt động của TTNC LHDP và pháp luật Việt Nam, trong mọi quan hệ với chức năng được công bố trong thông báo này về hoạt động của TTNC LHDP. Việc chuyển quyền điều hành theo thông báo này sẽ được coi là chính thức, khi được sự xác nhận của Ban Lãnh Đạo Hội Đông Nam Á. Trân trọng thông báo. Nguyễn Vũ Diệu Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like