• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/06/2016 in all areas

  1. ===================== THƯ NGỎ GỬI NGÀI ANDREI DONISOV - ĐẠI SỨ NGA TẠI BẮC KINH Kính thưa ngài đại sứ. Qua bản dịch tiếng Việt của Đại Tá Lê Thế Mẫu, tôi đã suy nghĩ về khả năng dịch sai, để một phó thường dân cấp thấp như tôi có thể hiểu lầm ý tốt của ngài, khi mà vốn tiếng Nga của tôi học gần ba năm ở trường phổ thông đã trả lại cho thầy giáo của mình. Nhưng tính chính chính xác và khả năng mô tả đến từng chi tiết ngay cả những trạng thái trừu tượng và mối liên hệ hợp lý tương quan cấu trúc, của một ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là ngôn ngữ Việt, đã khiến cho tôi hiểu rằng: bản dịch này không thể sai được. Trong lời phát biểu này, tôi hy vọng và tin rằng: sự phân tích của ngài về quyền lợi của Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông được ngài tôn trọng như nhau. Và tôi cũng tin rằng: việc ngài đại diện cho nước Nga xác định không ủng hộ bất cứ một phe nào ở biển Đông là hoàn toàn đúng đắn. Riêng về nhận định này, cá nhân tôi rất ủng hộ ngài. Đây cũng chính là điều mà Hoa Kỳ và các nước khác không trực tiếp có những tranh chấp ở biển Đông cũng có lập trường tương tự. Chính phủ Hoa Kỳ cũng long trọng tuyên bố: "Không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông". Nhưng vấn đề còn lại là Bắc Kinh đã bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách tấn công, lấn chiếm bằng vũ lực để tiêu diệt các lực lượng của các quốc gia đang đồn trú, chiếm hữu trên thực tế ở các vùng lãnh thổ ở biển Đông thì lại là một biện pháp hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hoàn toàn không dùng các giải pháp ngoại giao và nhân danh luật pháp quốc tế với các điều khoản đã được cả thế giới long trọng chấp thuận, để giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của họ, mà ngài nhắc tới trong phát biểu của ngài. Mà họ chỉ đòi hỏi một cách vô lý một phương pháp đối thoại, mà họ gọi là song phương trong việc tranh chấp lãnh hải với các nước có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Vậy phải chăng Bắc Kinh đã không cần đến các chuẩn mực pháp lý quốc tế khi đưa ra đề nghị này? Tôi tin rằng chính phủ Nga cũng nhận thức được và hoàn toàn không thể ủng hộ điều này. Nhưng tiếc thay! Ngài đại sứ đã không hề phân tích điều này và chỉ nói tới quyền lợi của Bắc Kinh với đường vận tải biển đi qua biển Đông với giải pháp ngoại giao đơn phương của họ. Là một trong năm nước thường trực ở Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ những chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôi không còn hy vọng với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ít nhất tôi cũng còn chút hy vọng vào những quốc gia còn lại trong 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sức mạnh của các chuẩn mực quốc tế để giải quyết vấn đề, sau khi quán xét một cách toàn diện mọi sự kiện và vấn đề liên quan. Cho nên, tôi hoàn toàn không có gì khó hiểu khi Hoa Kỳ và Đồng minh là những quốc gia có quyền lợi tự do hàng hải, như Trung Quốc và Nga ở biển Đông, không thể chấp nhận Bắc Kinh đơn phương dùng vũ lực và các thủ đoạn chính trị phi chuẩn mực quốc tế ở đây. Nhưng có điều Hoa Kỳ và Đồng minh nhân danh chuẩn mực quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia một cách hoàn toàn chính danh. Ngược lại Bắc Kinh và bài phát biểu của ngài Đại sứ lại chưa hề có một từ nào nói tới điều này. Ngược lại ngài đã công khai xác định: Với phát biểu như vậy với tư cách là đại diện cho nước Nga, phải chăng ngài đã phủ nhận những chuẩn mực pháp lý quốc tế, mà nước Nga và chính Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ? Ngài Đại sứ đã phát biểu một vấn đề mà chính Bắc Kinh cũng chưa công khai nói tới. Thưa ngài Đại sứ. Một thế giới không có chuẩn mực trong các mối quan hệ quốc tế thì theo ngài phải chăng lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh? Nếu ngài phát biểu như vậy, phải chăng chính ngài đã phủ nhận nước Nga với cương vị là một trong năm nước trong Hội Đồng bảo an có trách nhiệm bảo vệ các chuẩn mực quốc tế? Nhưng ngay cả trong trường hợp lý phải thuộc về kẻ mạnh thì tôi cũng lưu ý ngài rằng: Tổng thống Nga Putin, cấp trên của ngài, cách đây vài ngày đã thừa nhận Hoa Kỳ là nước mạnh nhất thế giới. Vậy bài diễn văn của ngài mà tôi trích dẫn ở trên, hoàn toàn thừa, dù xét với bất cứ góc độ nào và không chính danh với nhận thức tối thiểu của những tri thức ngoại giao. Tôi hy vọng ngài Putin, người đại diện tối cao của nước Nga, sẽ sáng suốt sửa chữa những sai lầm của ngài. Cảm ơn nước Nga, nếu có duyên đọc và chia sẻ những suy nghĩ của tôi. PS: Thưa ngài Đại sứ. Nếu quả thực lý phải thuộc về tay kẻ mạnh thì tôi có thể khẳng định với ngài rằng: Sức mạnh tuyệt đối không thuộc về bất cứ một siêu cường nào - kể cả Hoa Kỳ - đang tồn tại của nền văn minh hiện nay. Nếu nói một cách hình ảnh thì nó thuộc về Thượng đế. Thưa ngài.
    4 likes
  2. Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức Thứ sáu, 24/06/2016 - 14:42 Dân trí Ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy đa số cử tri Anh ủng hộ rời EU, Thủ tướng Anh David Cameron đã bất ngờ tuyên bố từ chức. >> Cơn địa chấn Brexit "gây sốc" chính trường thế giới >> Cử tri chọn rời EU, Thủ tướng Anh có nguy cơ phải từ chức Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức trong bài phát biểu sau trưng cầu dân ý. (Ảnh: Telegraph) Trong bài phát biểu bên ngoài tòa nhà số 10 Downing Street, Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Người dân Anh đã bỏ phiếu lựa chọn rời EU và ý nguyện của họ sẽ được tôn trọng. Mong muốn của người dân cần được hiện thực hóa. Không có gì phải nghi ngờ về kết quả này. Cả thế giới đang dõi theo điều mà người Anh vừa lựa chọn. Điều này đòi hỏi một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, có quyết tâm. Tôi vô cùng tự hào vì được làm Thủ tướng của nước Anh suốt 6 năm qua. Người dân Anh đã đưa ra một quyết định rõ ràng lựa chọn một lối đi khác và tôi nghĩ rằng đã đến lúc đất nước chúng ta cần một bộ máy lãnh đạo mới để đưa đất nước đi theo con đường này. Theo tôi, chúng ta cần có một thủ tướng mới khi đại hội đảng Bảo thủ diễn ra vào tháng 10 tới”. Người đứng đầu chính phủ Anh cũng nhấn mạnh: "Tôi sẽ làm mọi thứ ở cương vị của mình để giữ thăng bằng cho con tàu (nước Anh) trong vài tuần hoặc vài tháng tới, nhưng tôi nghĩ tôi không phải là vị thuyền trưởng thích hợp để chèo lái đất nước tới bến đỗ mới". Ông David Cameron trở thành Thủ tướng Anh vào năm 2010 và mới tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm ngoái, đảng Bảo thủ của ông cũng lần đầu tiên trong 23 năm nắm quyền kiểm soát hoàn toàn chính phủ. Ông Cameron dự kiến sẽ có cuộc họp đầu tiên sau trưng cầu dân ý với các lãnh đạo EU vào tuần tới. Ông nói rằng, việc đàm phán với EU về vấn đề Anh rút khỏi liên minh nên bắt đầu dưới chính quyền mới. Tuyên bố của ông Cameron được đưa ra ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy 51,9% cử tri Anh ủng hộ rời EU, áp đảo tỷ lệ 48,1% ủng hộ ở lại. Minh Phương Theo Telegraph ======================= Từ rất lâu trên diễn đàn này, tôi đã có nhận xét rằng: Hội nhập là một yếu tố tất yếu. Nhưng sự hội nhập của các quốc gia châu Âu (EU) là một cuộc hội nhập chưa chín mùi. Một trong những sai lầm chính là sự vội vã xuất hiện của đồng tiền chung châu Âu (Euro) và thiếu một hình thái ý thức xã hội chung cho Công Đồng Châu Âu, mà nghị viện châu Âu không phải là một đại diện hoàn hảo. Nó chỉ mang tính hình thức. Việc nước Anh rút khỏi EU là một sự cảnh báo cho sự hội nhập toàn cầu trong tương lai, nếu như nó thiếu một hình thái ý thức xã hội đủ để tập hợp trong nội hàm của nó tất cả các gía trị của nền văn minh và các trạng thái ý thức xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng. Tức là nó không có một hình thái ý thức xã hội tương ứng với nó. Hay nói một cách rõ hơn: nó thiếu một lý thuyết thống nhất là điều kiện ràng buộc cả thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu trong tương lai. Nếu như vị tổng thống sáng suốt của Hoa Kỳ Barak Obama có một sai lầm trong tương lai thì tôi cần nói rõ luôn: Ngài Obama đã không quan tâm đúng mức tới một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại mà nhà tiên tri lừng danh Vanga đã nói tới, được giới thiệu trong cuốn sách của tôi tặng ngài. Nhưng đây lại là điều mà tổng thống Roosevelt nhận thức được tầm quan trọng của những tri thức khoa học tiên tiến cách đây hơn 70 năm trước, đã dẫn đến sự ra đời của dự án Manhattan quyết định sức mạnh của Hoa Kỳ trước phe Trục và là nền tảng cho sức mạnh của Hoa Kỳ trước các siêu cường chiến thắng sau Đại chiến thứ II, cơ sở dẫn đến sức mạnh của Hoa Kỳ hiện nay.
    3 likes
  3. Dẹp mẹ nó cơn bão này đi cho nó tiện. Xong. Hôm nay là ngày thứ nhất. Mai là hạn tối thiểu phải biến. Được chưa - Phạm Hùng thân mến. Hùng theo dõi cơn bão này cho sư phụ.
    1 like
  4. Nói có Sách, mách có Chứng Thành ngữ “nói có sách, mách có chứng” chỉ về hai kiểu đưa thông tin, nhưng hiệu quả khác nhau vì sử dụng phương tiện khác nhau. Dùng phương tiện là Chứng 證 thì đúng sự thật dù chưa tề toàn mọi Chứng cứ, kèm thêm Mách là nói hoàn toàn đúng sự thật, không dấu diếm, bóp méo, vì nó là “Miệng nói Sạch” = Mách. Dùng phương tiện là Sách 策 thì thông tin trong Sách là chưa hoàn toàn đúng sự thật, mà có thể còn sai, dù nó là của một cuốn Sách 冊 hay là của một kế Sách 策 nào đó, chưa kể Nói là còn bao gồm cả nói vu vơ, nói không có căn cứ. Cuốn Sách 冊 mà nói hết sự thật thì người ta phải gọi nó cụ thể là Sách Trắng, tức lướt lủn “Sách Thật” = Sạch, nội dung của nó là nói sạch sành sanh không dấu diếm một thứ gì. Còn nếu chỉ là Sách không thôi thì trong nó đã hàm chứa cả sự dối trá, dù nó là một cuốn Sách 冊 hay là một chính Sách 策, vì nó là nội dung bao gồm cả “Sạch và Dối” = Sách (lướt lủn). Bởi vậy đời sống nhân loại tức chữ Mịnh 命 luôn luôn đòi hỏi mọi thứ phải “Minh 明 Bạch 白” = Mịnh 命 (lướt lủn). Các cặp đối tương ứng Âm/Dương là Sai/Đúng = Sách/Sạch = Đen/Trắng = Đen/Bạc = Tối/ Bạc = Tạo 皂 / Bạch 白. Sáng gắn với mở cửa nên thường nói là Sáng Ra. Tối gắn với đóng cửa (“bế quan tỏa cảng”) nên thường nói là Tối Vào, như mặt trời buổi sáng thì nó ra, buổi tối thì nó vào, lướt “Tối Vào” = Tạo, chữ Tạo 皂 viết hội ý là Bạc Mất tức Bạch 白 Thất 七, thì còn lại là Tối, tức “Tối Vào” = Tạo 皂,nghĩa là màu đen . Mặt trời khi Ló là “Tỏ Ra” = Tỏa = Tá = Lả = Lửa = Hủa 火 = Hỏa 火 = Hoàng 煌 = =Giàng = Dương 陽 = Tường 詳 = Tỏ = Đỏ = Đúng = Trúng = Trắng = Tráng 壯 = Sáng = Sạch = Bạch 白 = Bạc = Blơi = Trời. Mặt trời khi Lặn là “Tối Vào” = Tạo 皂 = Túi = Tăm = Đắm = Đêm = Đen = Mèn = Mun = Man 瞞 = =Than 碳 = Thâm = Âm 陰 = Thầm = Lầm = Lỗi = Blơi = Trời = Sổi = Sai 差 = Sách 策. Nếu hành động như thành ngữ “ăn Sổi ở thì” thì sẽ gây ra suy nghĩ không đúng đắn, hấp tấp đề ra Sách thì sẽ có Sai. Trời còn có khi Sáng, Sáng = Đáng = Đúng, được coi là Đúng. Trời còn có khi Tối, Tối = Tội = Lỗi = Sổi = =Sai, được coi là Sai. Người là Đời thì được gọi như thành ngữ là có “cuộc đời Đen/Bạc”, tức có lúc sai có lúc đúng, như thành ngữ “sông có khúc, người có lúc”.
    1 like
  5. ĐẠI SỨ NGA TẠI TRUNG QUỐC NÓI GÌ VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG ? Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 25-6-2016, các nhà báo Nga đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga ở Bắc Kinh, ông Andrei Donisov, trong đó ông đánh giá về quan hệ Nga-Trung và những nội dung sẽ được hai bên bàn thảo trong chuyến thăm này, trong đó sẽ có 30 thỏa thuận sẽ được ký kết. Về nội dung đề cập tới tình hình Biển Đông, nhiều tờ báo cũng như trang facebook ở Việt Nam đã trích dẫn và đăng lại. Nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, tôi xin dịch nguyên văn từ bản gốc để những ai quan tâm có thể tham khảo và tiện theo dõi trên facebook. HỎI: Trong thời gian gần đây tình hình ở biển Đông trở nên căng thẳng. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ với Nga có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Kinh trong bối cảnh đó? TRẢ LỜI: Tôi có thể tin tưởng rằng, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả. Đang diễn những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với những chủ thể địa lý này hay chủ thể địa lý khác ở Biển Đông, cũng như trong vấn đề nhận diện hoạt động trên biển trong khu vực này, bao gồm quyền tự do hàng hải, việc tuân thủ những quy tắc này hay quy tắc khác trong việc thiết lập các ranh giới địa lý và không gian biển của các quốc gia khác nhau, cũng như các vấn đề khác nữa. Sự căng thẳng tình hình ở Biển Đông phần lớn là do nhân tạo. Cũng có thể thấy, yếu tố nhân tạo đóng vai trò quyết định ở đây. Ở mức độ không kém phần quan trọng, sự căng thẳng ở Biển Đông còn có liên quan đến sự dính líu của các quốc gia bên ngoài khu vực vào việc hóa giải tình hình ở vùng biển này. Chính phủ một số nước trên thế giới (nguyên văn câu này: từ thủ đô một số nước) bày tỏ sự nghi ngại, nếu không muốn nói là cáo buộc Trung Quốc, liên quan đến những hạn chế, nếu không muốn nói là nguy cơ, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, mà theo các chuyên gia Nga là nhân tạo, và không có liên quan tới một thực tế. Thực tế đó là, Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về khối lượng ngoại thương so với tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt qua cả Mỹ về số lượng lớn trọng tải ngoại thương xuất khẩu cũng như nhập khẩu bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua Biển Đông. Do đó, có thể là rất rõ ràng, Trung Quốc quan tâm không kém gì so với bất kỳ quốc nào khác, nếu không muốn nói là quan tâm nhiều hơn, tới viêc bảo đảm tự do hàng hải và không để xẩy ra tình tính phức tạp cản trở hoạt động này. Do đó, quan điểm của Nga liên quan tới những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông đã được tuyên bố rõ ràng. Quan điểm đó là logic và đã được xác định rất rõ: chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình giữa các nước tham gia các cuộc thảo luận này hay thảo luận khác. Bất kỳ sự dính líu nào từ bên ngoài nào, mà đôi khi được ngụy trang dưới những động cơ khác nhau như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, theo chúng tôi là không có tính chất xây dựng. Trong khi tuyên bố quan điểm của mình, chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc bởi lẽ, theo nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào trong những cuộc xung đột tương tự. Hơn nữa, các nước tham gia tranh chấp đều là những quốc gia hữu nghị với Nga và có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với chúng tôi. Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác, mà là tiếng nói có lý, là cách tiếp cận thận trọng, là tiếng nói của môt quốc gia hiểu quá rõ rằng, con đường giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải là tạo ra các mối quan hệ giữa các nước có tranh chấp để có thể vượt qua mọi bất đồng vượt ra khỏi khuôn khổ nhu cầu phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện. Đó là quan điểm của chúng tôi và quan điểm đó dĩ nhiên được Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia thành viên trong cuộc tranh chấp này chấp nhận./. *** Tài liệu gốc: Посол РФ: более 30 соглашений подпишут во время визита Путина в КНР. http://ria.ru/interview/20160621/1449493042.html… Phần nói về tình hình liên quan tới Biển Đông: — В последнее время обострилась ситуация в Южно-Китайском море. На ваш взгляд, какое значение в этом контексте для Пекина приобретают отношения с Россией? — Ситуация в Южно-Китайском море, по крайней мере та, которая складывается сейчас, она, как можно предположить с уверенностью, никого не радует. Идет достаточно острая дискуссия, связанная как и с территориальной принадлежностью тех или иных географических образований в акватории Южно-Китайского моря, так и в вопросах понимания морской деятельности в этом районе: свобода навигации, соблюдение тех или иных правил установления географических пределов, морских пространств различных государств и так далее. Напряженность здесь в значительной мере вызвана искусственно. Да может быть, и в решающей мере. В немаловажной степени это связано с вмешательством внерегиональных государств в урегулирование этой ситуации. Если не обвинения, то как минимум подозрения в адрес Китая, высказываемые некоторыми мировыми столицами относительно ограничений, если не сказать угрозы свободе судоходства в этой районе, по мнению российских экспертов, являются искусственными и не имеют отношения к реальности уже хотя бы потому, что Китай, давно и прочно вышедший на первое место по объему внешней торговли среди всех государств мира, опередив по этому показателю даже Соединенные Штаты Америки, абсолютно большую часть своих внешнеторговых грузов как по экспорту, так и по импорту, перевозит как раз морским путем, в том числе подавляющую часть через эти воды. Наверное, совершенно очевидно, что как минимум не меньше, а скорее, даже больше, чем кто-либо другой, Китай заинтересован в обеспечении свободы судоходства без каких-либо осложняющих обстоятельств. Поэтому позиция России, связанная с диспутами относительно территориальных проблем в Южно-Китайском море, хорошо известна. Она логичная и достаточно определенная: мы за решение любых вопросов переговорным путем между странами-участницами тех или иных дискуссий. Любые поползновения со стороны, иной раз маскируемые под разного рода содействие поискам решения, на наш взгляд, деструктивны. Поэтому, заявляя о своей позиции, мы не встаем на сторону Китая, потому что Россия, в принципе, в такого рода конфликтах не встает на ту или иную сторону. Тем более что участниками споров являются дружественные для нас государства, которые имеют для нас немаловажную ценность. А важность нашей позиции для Китая, как и для других участников споров, именно в том, что в основе нашей позиции не просто апелляция к тем или иным международно-правовым нормам, а просто голос разума, голос взвешенного подхода, голос страны, которая прекрасно понимает, что путь к решению территориальных споров — это создание таких отношений между странами-участницами, которые выносили бы любые расхождения за скобки потребности практического развития добрососедства. Это наша позиция, и она, безусловно, благоприятна как для Китая, так и для всех участников территориальных споров./. Đại tá Lê Thế Mẫu
    1 like
  6. 'Mỹ sẽ giúp đỡ chỉ khi Philippines bị tấn công' 10:55 AM - 22/06/2016 Thanh Niên Online Bảo Vinh Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Đại sứ Mỹ gần đây trả lời ông rằng Mỹ sẽ chỉ giúp đỡ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc nếu Manila bị tấn công. Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte nói sẽ không muốn chiến tranh với Trung QuốcReuters Tin liên quan Trung Quốc dọa rút khỏi Công ước quốc tế về luật biển Trung Quốc ồ ạt tung 'hỏa mù' trước phán quyết về Biển Đông Hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tàu thanh niên Philippines ở bãi cạn Scarborough Tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao (Philippines) ngày 21.6, tổng thống mới được bầu của Philippines là Rodrigo Duterte phát biểu rằng Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không bắt buộc Washington phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Manila bị vướng vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo AP ngày 22.6. Tuy nhiên, ông Duterte tiết lộ, gần đây đã nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. Tân tổng thống Philippines hỏi rằng “liệu Mỹ có về phe chúng tôi hay không?”, ông Goldberg trả lời “chỉ khi Philippines bị tấn công”. Bộ Ngoại giao Mỹ thì không bình luận chi tiết về những trao đổi trên, tuy nhiên tuyên bố rằng liên minh Mỹ-Philippines đã được xây dựng rất bền chặt và Mỹ sẽ giữ vững những cam kết trong hiệp ước. Tổng thống tân cử Philippines, ông Rodrigo Duterte Theo hiệp ước, mỗi nước sẽ hành xử phù hợp khi phải đối phó với những nguy hiểm chung và khi một trong hai nước bị tấn công. Cũng trong phát biểu ngày 21.6, ông Duterte cho hay sẽ đợi đến khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc như thế nào rồi mới quyết định hành động tiếp theo. Tân Tổng thống Philippines tuyên bố ông sẽ không chọn cách đối đầu quân sự với Trung Quốc và gây nguy hại đến binh lính Philippines. Ông Duterte cũng nhấn mạnh về những lợi ích khi tạo được mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc rằng ông sẽ chấp nhận thiện chí của Bắc Kinh. “Bạn (ý nói đến Mỹ) có thể đáp ứng được những đề nghị? Nếu bạn không thể đáp ứng, tôi sẽ chấp nhận thiện chí từ Trung Quốc”, ông Duterte nói. Theo AP, hồi đầu tháng 6, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ vạch ra một chính sách ngoại giao độc lập và không phụ thuộc vào Mỹ. Bảo Vinh ==================== "Năm nay biển Đông sôi sùng sục". Đấy là lời tiên tri của lão Gàn khi nói về biển Đông năm Bính Thân 2016. Và nó đang sôi sùng sục. Tất cả mọi diễn biến với mọi thủ pháp chính trị, ngoại giao chỉ là những hành vi cụ thể chứng minh cho lời tiên tri của lão. Lời phán quyết của đại sứ Hoa Kỳ trong quan hệ quân sự với Philipine chỉ là khoảng lặng hồi Dương ân huệ của Thần Chết khi Âm khí của cuộc chiến sắp lan tỏa.
    1 like
  7. Hi A. HTH! Em biết đến 4r cũng khá lâu, cỡ 3 năm, nhưng năm đầu thì em đang bận, khoảng 2 năm gần đây rảnh hơn thì 4r lại không nhận thành viên mới. Có lúc biết là trung tâm mở lớp PTLV cơ bản nhưng cũng không biết đăng ký ntn... Có lẽ là chưa đủ duyên. 1. Em cũng từng làm Mod & Smod ở 2 4r, nên cũng có kinh nghiệm xương máu. Em nói xương máu là vì bản thân mình từ suy nghĩ đến hành động là muốn tốt cho người ta, tuy nhiên giới trẻ ngày nay ngu ngơ, nhiều người mất định hướng quá, họ không có những mặt bằng kiến thức cơ bản nên đúng là làm quan thời loạn là khó trăm bề... Mà đội ngũ quản lý của 4r đó lại hoạt đông & liên lạc với nhau rất hạn chế, thậm chí là bất đồng với nhau. Bản thân em cho rằng các 4r đó không mạnh được là do BQT thiếu hình thức liên lạc cần thiết để hiểu nhau & thống nhất trong hành động, vì vậy mà em đề nghị 4r nên tổ chức theo hình thức công ty là như thế, chúng ta chỉ nâng cấp lên 1 mức cao hơn ở phần liên lạc cấp cao BQT (so với các 4r thông thường khác hiện nay đang dần bị chết) thôi ạ. 2. Em có thể hơi khác quan điểm của anh một chút là: Nếu như một cô gái tốt, cứ phải chọn được anh thật OK mới nhận tiếp chuyện, đi chơi, xyz, chịt nhau... Thì sẽ rất có ít cơ hội lựa chọn chồng... Vì anh cũng biết là cánh đàn ông AE mình kẻ tốt chưa chắc nhìn bề ngoài đã tốt, kẻ con nhà tử tế chưa chắc đã tử tế, kẻ con nhà nghèo chưa chắc đã là kẻ hèn... Ngược lại AE mình đi tán gái, anh thì em không biết ntn, nhưng em thì (và có lẽ là chủ yếu đàn ông AE mình là thế) cứ thấy thích thì dô cho thỏa mãn khoái cảm thôi, chứ lúc ấy đâu xác định lâu dài gì... Chỉ những cặp đã trải qua những sự kiện, những tình huống (mà các cụ vẫn bảo là phải tìm hiểu) thì mới biết được chân thiện mỹ... và kẻ mà mình chọn chung thủy trăm năm mới là chuẩn hay là không. Vậy nên em thì cho là họ vì bất chợt thích mà đăng ký thành viên ở 4r mình thì mình cứ OK đã, còn khi đã quen biết & tin nhau, thấy là người tốt thì có thể yêu nhau... còn chuyện cưới xin & thủ tục thì đã có lệ làng & ở cả pháp luật nữa ... Thế nên nếu về tổ chức BQT đủ mạnh thì em nghĩ là mình cứ nên open với new mem... 3 & 4 thì em không có ý kiến. 5. Vấn đề này vì em là mới nên cũng thực sự là chưa biết tổ chức của 4r & trung tâm nên rất khó mà có ý kiến xác đáng được. Nhưng thực sự thì tiềm năng của lý học là vô hạn (em cho là như vậy) cũng như năng lượng dự trữ trong thiên nhiên là vô hạn, chúng ta có biến tiềm năng đó thành tiền hay không là ở khả năng của chúng ta thôi. 6. Em hoàn toàn ủng hộ anh trong vấn đề này. 7. Em không có ý kiến. Em hiện tại đang sinh sống ở Bình Dương, có lẽ là cách nhà SP Thiên Sứ khoảng 15km. Vậy nên nếu có việc gì mà em có thể tham gia trực tiếp ở khu vực Miền Nam thì em sẽ luôn sãng sàng. Còn các vấn đề xây dựng một hệ thống mạnh & thống nhất thông qua internet thì em sẽ cố gắng (nếu được tham gia). Ngoài ra những ý kiến của em ở trên cũng là mang tính cá nhân & dựa trên kinh nghiệm bản thân, mong góp sức vào sự phát triển của 4r & trung tâm chứ chưa hẳn đúng. Chúc 4r trở lại mạnh mẽ & chúc sức khỏe anh. Thân ái!
    1 like
  8. Trung Quốc dọa ASEAN: Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò" Hồng Thủy 10:23 21/06/16 Thảo luận (1) (GDVN) - Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Đừng trách Hun Sen, hãy tiếp tục ủng hộ PCA ra phán quyết hủy "lưỡi bò" Ông Hun Sen tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA Indonesia: Kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/6 cho biết, Trung Quốc đã nói với các nước ASEAN rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao nói với Kyodo News hôm nay, Trung Quốc quan tâm và lo ngại nhất trong vụ kiện của Philippines là số phận đường lưỡi bò. Kết quả tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là PCA phán quyết, đường lưỡi bò cũng như "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra không có căn cứ trong luật pháp quốc tế, tuyên bố đường lưỡi bò vô hiệu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Inquirer. Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết này xảy ra. Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996. Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chấp nhận phán quyết của PCA. Tuy nhiên vụ kiện của Philippines đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Phán quyết của PCA dự kiến sắp đưa ra đầu tháng tới là một bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp, giảm bớt căng thẳng một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cá nhân người viết cho rằng, việc một nước thành viên UNCLOS 1982 đe dọa xin rút khỏi công ước chỉ vì phán quyết bất lợi cho mình trong một vụ kiện về tranh chấp giải thích, áp dụng và vi phạm UNCLOS 1982 là một suy nghĩ nông nổi, cực đoan chỉ làm tổn hại uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận quốc tế mà thôi. Bởi lẽ khi phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996, Trung Quốc chắc hẳn đã phải cân nhắc hết lợi hại. Chính nước này cũng rào trước bằng việc từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phân định biển thông qua một bên thứ 3 như cơ quan tài phán. Còn vụ kiện của Philippines và 7 nội dung PCA phán quyết đủ thẩm quyền xử lý như thông cáo báo chí ngày 29/10/2015 hoàn toàn liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 cũng như một số hành động vi phạm Công ước. Chủ quyền hóa các vấn đề hàng hải / áp dụng giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông hông xong, Trung Quốc quay ra chống phá phán quyết của PCA, đe dọa rút khỏi UNCLOS 1982 cũng không thể tác động đến phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên mà PCA đã thành lập để thụ lý, bởi trước Tòa các thẩm phán chỉ tuân theo công lý. Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng vào chỗ phải cảnh giác trước nhất cử nhất động của họ trong khu vực. Điều này rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc mà Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đang tìm cách vận động cho sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Một vành đai một con đường phục vụ cho "giấc mơ Trung Quốc", phục hưng dân tộc Trung Hoa. Bởi lẽ một cường quốc thực sự trong thế giới hiện đại không chỉ cần sức mạnh, mà còn cần ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp và công lý. Giải thích luật pháp quốc tế theo ý mình, hành động một mình một chiếu rõ ràng chỉ đẩy Trung Quốc ra ngoài lề đời sống sôi động của nhân loại văn minh. Hồng Thủy ======================= Lão Gàn đã phán trên topic này: Sau phán quyết của tòa án PCA thì sẽ xuất hiện lắm trò ngoạn mục. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Trước đây nhiều năm, một tổ chức quốc tế có quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đã đề nghị các nước liên quan có quyền lợi ở biển Đông, nộp hồ sơ chứng tỏ chủ quyền của minh ở vùng biển này. Lão đã góp ý ngay tại diễn đàn, đề nghị chính phủ nên nộp hồ sơ. Vì đây là tính chính danh của Việt Nam. Lão nhớ rõ là lão có viết - đại ý: "Nếu có thua thì cùng lắm mất vài gram giấy, không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia. Nhưng nếu thắng thì huy hoàng". Lão Gàn nhớ sau đó chính phủ Việt Nam đã gửi hồ sơ này. Sự kiện này xảy ra trước khi có chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc rất lâu. Trên cơ sở này, lão thấy Việt Nam cần phải được Tòa Quốc Tế xác định một cách công bằng trong phán quyết của Tòa án PCA trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam, qua hồ sơ đã gửi. Đây là hành vi cần được thực hiện, vì tính chính danh của một tòa quốc tế. Bởi vì, khi đã xác định phủ nhận "Đường Lưỡi bò", tất yếu nó phải mô tả rõ những vùng biển đó thuộc về những quốc gia nào. Cho dù sự mô tả này của Tòa PCA, chưa phải là phán quyết cuối cùng. Thật sự là một hành vi đầy đủ tính chính danh, nếu Tòa PCA xác định quyền lợi lãnh thổ ở Việt Nam trên biển Đông. PS: Về vấn đề "kiện Trung Quốc ở biển Đông", có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia. Riêng lão nghĩ đây là việc không cần thiết nên đã im lun. Bởi vì, bản chất của vụ kiện - nếu nói riêng trong nội hàm tương quan của nó thì vấn đề còn là thắng hay thua. Điều này ngoài tính chân lý, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp của các thế lực chính trị quốc tế. Thắng hay thua kiện đều bất lợi cho hoàn cảnh Việt Nam trong lúc này và trước đây. Do đó, nếu thắng thì bản chất của vấn đề còn là thực lực quân sự tương quan Việt Trung. Nếu thua thì ko có gì để bàn nữa. Nếu bàn ra ngoài nội hàm của việc kiện tụng này thì còn là sự tác động của các thế lực chính trị quốc tế, giành tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng". Trong điều kiện này thì chỉ cần vụ kiện của mình Philipine là đủ. Tạm phân tích đến đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng có thể nói rằng: Nếu sau vụ kiện này, Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOC, thì chỉ là một việc thừa và thêm bằng chứng chứng tỏ tố chất ngu lâu về chính trị. Bởi vì thực chất của vấn đề của cuộc tranh chấp biển Đông này bằng vũ lực của Bắc Kinh, đã thấy luật pháp quốc tế bị coi thường. Cho nên không rút thì còn đeo được cái mặt nạ đạo đức giả. Còn rút thì chỉ thể hiện bản chất thật của vấn đề. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét! Hậu quả là tiến lên lùi xuống đều nghẽn đường. Còn lão đây vẫn tắc tục, ung dung minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Chân lý sẽ phải được sáng tỏ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.
    1 like