-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/06/2016 in all areas
-
'Mỹ sẽ giúp đỡ chỉ khi Philippines bị tấn công' 10:55 AM - 22/06/2016 Thanh Niên Online Bảo Vinh Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ Đại sứ Mỹ gần đây trả lời ông rằng Mỹ sẽ chỉ giúp đỡ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc nếu Manila bị tấn công. Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte nói sẽ không muốn chiến tranh với Trung QuốcReuters Tin liên quan Trung Quốc dọa rút khỏi Công ước quốc tế về luật biển Trung Quốc ồ ạt tung 'hỏa mù' trước phán quyết về Biển Đông Hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tàu thanh niên Philippines ở bãi cạn Scarborough Tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao (Philippines) ngày 21.6, tổng thống mới được bầu của Philippines là Rodrigo Duterte phát biểu rằng Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không bắt buộc Washington phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Manila bị vướng vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo AP ngày 22.6. Tuy nhiên, ông Duterte tiết lộ, gần đây đã nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. Tân tổng thống Philippines hỏi rằng “liệu Mỹ có về phe chúng tôi hay không?”, ông Goldberg trả lời “chỉ khi Philippines bị tấn công”. Bộ Ngoại giao Mỹ thì không bình luận chi tiết về những trao đổi trên, tuy nhiên tuyên bố rằng liên minh Mỹ-Philippines đã được xây dựng rất bền chặt và Mỹ sẽ giữ vững những cam kết trong hiệp ước. Tổng thống tân cử Philippines, ông Rodrigo Duterte Theo hiệp ước, mỗi nước sẽ hành xử phù hợp khi phải đối phó với những nguy hiểm chung và khi một trong hai nước bị tấn công. Cũng trong phát biểu ngày 21.6, ông Duterte cho hay sẽ đợi đến khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc như thế nào rồi mới quyết định hành động tiếp theo. Tân Tổng thống Philippines tuyên bố ông sẽ không chọn cách đối đầu quân sự với Trung Quốc và gây nguy hại đến binh lính Philippines. Ông Duterte cũng nhấn mạnh về những lợi ích khi tạo được mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc rằng ông sẽ chấp nhận thiện chí của Bắc Kinh. “Bạn (ý nói đến Mỹ) có thể đáp ứng được những đề nghị? Nếu bạn không thể đáp ứng, tôi sẽ chấp nhận thiện chí từ Trung Quốc”, ông Duterte nói. Theo AP, hồi đầu tháng 6, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ vạch ra một chính sách ngoại giao độc lập và không phụ thuộc vào Mỹ. Bảo Vinh ==================== "Năm nay biển Đông sôi sùng sục". Đấy là lời tiên tri của lão Gàn khi nói về biển Đông năm Bính Thân 2016. Và nó đang sôi sùng sục. Tất cả mọi diễn biến với mọi thủ pháp chính trị, ngoại giao chỉ là những hành vi cụ thể chứng minh cho lời tiên tri của lão. Lời phán quyết của đại sứ Hoa Kỳ trong quan hệ quân sự với Philipine chỉ là khoảng lặng hồi Dương ân huệ của Thần Chết khi Âm khí của cuộc chiến sắp lan tỏa.4 likes
-
Tổng thống Indonesia trực tiếp kiểm tra tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm Hồng Thủy 16:32 22/06/16 (GDVN) - Ăn cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt. Trung Quốc tán thưởng và cảm ơn ông Hun Sen, quyết không ăn được thì đạp đổ? Putin sắp thăm Trung Quốc, Đại sứ Nga lên tiếng về Biển Đông Trung Quốc dọa ASEAN: Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò" The Jakarta Post ngày 22/6 đưa tin, hôm nay Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bất ngờ tới tỉnh Riau, quần đảo Natuna và kiểm tra một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và bị lực lượng chức năng nước này bắt giữ. Ông Joko Widodo muốn kiểm tra khả năng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý quần đảo Natuna (trước sự xâm nhập ngày càng liều lĩnh của tàu cá Trung Quốc). Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ảnh: AP. S. Irawan, Tư lệnh Căn cứ hải quân Tanjung Pinang IV nói với báo giới rằng, ông Joko Widodo đến Natuna là để kiểm tra một chiếc tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ và tình hình tuần tra của các lực lượng chức năng nước này trên Biển Đông. The Straits Times ngày 22/6 lưu ý, chuyến đi Natuna của Tổng thống Joko Widodo diễn ra ngay sau khi cấp phó của ông, Jusuf Kalla nói với Reuters rằng, Indonesia sẽ cứng rắn hơn, quyết đoán hơn trong việc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của nước này ở quần đảo Natuna. Thứ Sáu tuần trước, Hải quân Indonesia đã ngăn chặn và bắt giữ tàu cá Trung Quốc Yueandong Yu đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna. Đây là vụ bắt giữ thứ 3 liên quan đến tàu cá Trung Quốc từ tháng Ba năm nay. The Straits Times cho hay, sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc xung quanh vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna thực ra là mưu mẹo của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, theo Tư lệnh Hạm đội Phương Tây của Hải quân Indonsia, Taufiq R. Chuẩn Đô đốc Taufiq cũng phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh rằng tàu hải quân Indonesia đã bắn bị thương một ngư dân Trung Quốc. "Ăn cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt ở đó. Theo cách của Trung Quốc là triển khai tàu cá", theo Taufiq. Người viết cho rằng đây là một phản ứng khá kiên quyết, cứng rắn và kịp thời của Indonesia nhằm đáp trả các hành vi leo thang thực hiện yêu sách đường lưỡi bò mà Trung Quốc đang thúc đẩy. Tuy nhiên việc làm này của Indonesia sẽ ý nghĩa và hiệu quả hơn nếu Jakarta có thêm tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa hối thúc Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò và bảo vệ phán quyết ấy. Bởi suy cho cùng, Indonesia vẫn nói họ không phải một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đường lưỡi bò đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quần đảo Natuna, tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào sát bờ biển nước này cứ như chỗ không người, đã đến lúc Jakarta cần xem lại cách tiếp cận. Bắc Kinh thì vẫn khăng khăng, một mặt khẳng định chuyện đương nhiên là không có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Natuna thuộc lãnh thổ Indonesia, mặt khác nói rằng một phần vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Natuna là "ngư trường truyền thống của Trung Quốc". Hồng Thủy ======================== Trong điều kiện địa chiến lược của Indo, họ đã giải quyết một cách rất tỉnh táo. Lệnh bà Rice - cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phán một câu rất ngắn gọn: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Chỉ cần điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Còn lão Gàn phát biểu thế này: Với tiếng gầm của con sư tử thì mọi tiếng kêu trong rừng đều im lặng. Cho nên, khi "Canh bạc cuối cùng" xảy ra và khi nó kết thúc bằng một cuộc chiến, thì chẳng còn thứ lý luận nào được coi là hợp lý. Đây là luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, khi ông ta công khai xác định rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Hay nói một cách khác: Ông ta đã xác định công khai, nhân danh một trí thức cao cấp và hàng đầu, rằng: Mọi chuyện trên thế gian này không có tính hợp lý. Ông ta sẽ phải nhận thức được sai lầm trong "canh bạc cuối cùng" này. Với sự khẳng định của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu, như ông Nguyễn Văn Trọng, tất nhiên lão Gàn không còn "cơ sở khoa học" (*) để nói chuyện với ông ta. Nhưng thực tế sẽ trả lời ông ta. Tất nhiên, mọi thứ sẽ được nhận thức bởi tính hợp lý, sau khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc và Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý. * Chú thích: Thế nào là "cơ sở khoa học". Xin hỏi giáo sư Phan Huy Lê. ============== PS: Với học vị của ông Nguyễn Văn Trọng, chắc ông ta có thể đọc ngược lý thuyết vật lý lượng tử, trong đó nói về "hiệu ứng cánh bướm". Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng ông ta không thể nào hiểu được bản chất tương tác của "hiệu ứng cánh bướm" này. Cho nên ông ta đã phát biểu như vậy tại cafe Trung Nguyên để phản biện tôi. Tôi muốn xác định với những nhà vật lý tinh hoa của nền văn minh này, rằng: Mọi điều to tát trong thế giới này và cả sự hình thành vũ trụ, đều bắt đầu từ những nguyên nhân rất đơn giản, không muốn nói là cực kỳ đơn giản. Đây chính là nội dung của hiệu ứng cánh bướm. nhanh thì 100 năm nữa, chậm thì 300 năm nữa, sự phát triển của nền văn minh sẽ nhận thấy tôi đã nói đúng.2 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Phụ từ nghi vấn Phụ từ nghi vấn, đứng cuối câu, thay cho dấu hỏi. Đầu tiên từ thủa ngôn ngữ chưa phát sinh thanh điệu là phụ từ “a”, sau đây sẽ viết kèm dấu hỏi, là A? Rồi diễn biến trong nôi khái niệm: A? = Ư? = Ru? = Răng?. Ví dụ: “Vậy A?”, “Vậy Ư?” (tiếng Bắc Bộ), “Vậy Ru?”, “Rứa Răng?” (tiếng Trung Bộ). Khi ngôn ngữ xuất hiện thanh điệu thì diễn biến tiếp: Ư ? = Hử? = Hả ? = Hà 何? = Cà? . Ví dụ: “Sao vậy Hả?” (tiếng Bắc Bộ), “Sao vzậy Cà?” (tiếng Nam Bộ). A? = Chả? = Chẳng? = Chăng? = (nhấn) “Chăng Chi!” = Chi? = Gì? = Kỷ 幾? (tiếng Tày “Vằn Nẩy?” là Ngày Mấy? “Kỷ Vằn?” là Mấy Ngày?). Chi? = Gì? = Kỷ 幾? là cái hỏi thể hiện sự chưa biết, còn phải phán đoán, sau chia ra Gì? để hỏi sự kiện, Kỷ? để hỏi số lượng.(Nguồn gốc của Kỷ? là “Có Gì?” = Kỷ?). Từ thời Ngu Thuấn đã dùng từ Kỷ 幾? <TVGT>: Ngu viết: Kỷ giả, thần bí dã, vi dã, nguy dã (虞曰: 幾者,神妙也, 微也,危也)- nghĩa là một cái gì đó nhỏ, lạ, chưa rõ làm cho người ta lo lắng nghi vấn.Diễn biến tiếp: Cà? = Tá? = Ta? = Ma 嗎 ? = Xá 啥? = “Shá 啥?” = Ná 哪? = Nại 奈? = Nẩy? = Mấy? = Nấy? = Nào? = Sao? = Đâu? Ví dụ: “Người đâu chăng Tá?”, “Nó chạy đâu mất tiêu rồi Ta?”, “Khiếu Nại” (“Khốc Kêu” = Khiếu, Khiếu kiện để xem kết quả thế Nào, gọi tắt là Khiếu Nại), “Vằn Nẩy?” (tiếng Tày, nghĩa là Ngày Nào?), “Răng Nấy?” (tiếng Trung Bộ, “Rằng chừng Nào tiền cho số lượng Ấy?” , nghĩa là “bao nhiêu?”, ví dụ: “Mi mua răng nấy ri?” – mày mua bao nhiêu số lượng này?). Câu hỏi nghi vấn lấp lửng giữa khẳng định và phủ định là “Phải hay là Không phải?” đã nói tắt thành câu “Phải Không?” (đáng lẽ viết là “Phải? Không?”). Câu “Phải Không?” lại còn lướt thành Phải Không thiết Phỏng, ví dụ: “Mày ăn no rồi phải không?” lướt thành câu “Mày ăn no rồi Phỏng?”, “Mày làm vậy Phỏng có ích gì?”. Từ phủ định Không 空, có nghĩa là “Bỏ Mất” = Bất 不. Bất 不 đồng nghĩa với Không 空. Diễn biến: Bất 不 = Bố 不 (tiếng Tày) = Bộ 不 (tiếng Nam Bộ) = Nỏ (tiếng Trung Bộ) = No (tiếng Anh) = Bỏ. Ví dụ câu khẩu hiệu rối rắm: “Hãy nói không với thuốc lá!” (tốn mực tốn giấy), nó đơn giản chỉ sự dứt khoát mạnh mẽ là “No Smoking!” hay “Nỏ thuốc lá!”, “Bất 不 thuốc lá!”, “Bộ 不 thuốc lá!” hay “Vất Bỏ thuốc lá!”, từ đôi Bất 不 Bộ 不 = Vất Bỏ = “Vất Bộ” = Vô 無 = Mô 無 = Zero = 0 = Không 空. Câu nghi vấn giữa quả quyết “Có Chứ!” và lừng chừng “Không Ư?” = “Bộ Ư?” đã được Nam Bộ nói tắt bằng lấy cái nhấn “Chứ” của khẳng định “Có Chứ!” với cái Không = Bộ của từ lăn tăn “Bộ Ư?” để thành câu khẳng định “Chứ Bộ!”. Ví dụ: hỏi “Ngày mai anh có định đi đến đó không?”, trả lời “Ngày mai tôi cũng đi Chứ Bộ!” – Mai tôi cũng đi Chứ, chẳng lẽ lại Không đi à) Những chữ nghi vấn như Hà 何?, Nại 奈? thì từ điển Hán Việt chú là [sách] nghĩa là chỉ có sách cổ dùng, Hán ngữ hiện đại gọi đó là từ của “cổ Hán ngữ”. Hán ngữ hiện đại dùng các phụ từ nghi vấn là “Kỷ?” (mấy?) , “Ná?” (nào?) , “Ma?” (ư?), “Shá?” (gì?) . Các phụ từ nghi vấn này đều là do gốc Việt: A? = Hả? = Hà 何? = Ma 嗎? = Mấy? = Nẩy? = Nấy? = Ná 哪 ? = Xá 啥? = Shá 啥? = Chả? = Chi? = =Gì?.= Kỷ? Những chữ có kèm bộ Khẩu 口 thường là những chữ kí âm tiếng địa phương, viết theo kiểu tá âm (cụ thể ở đây mượn âm chữ Mã 馬 thêm Khẩu 口 thành Ma 嗎?, mượn âm chữ Xá 舍 thêm Khẩu 口 thành Xá 啥?, mượn âm chữ Na 那 thêm Khẩu thành Ná哪?). Nhưng chữ kiểu này được Từ điển giải thích là “phương ngữ” , tức không phải là của Hán, “phương” ở đây nghĩa là địa phương Việt (tức Hán ngữ hiện đại dùng mượn của tiếng Việt địa phương). Hán ngữ cũng dùng từ đôi Shá 啥?Ma 嗎?phát âm chệch thành “Shén 什 Me 麽?” (nghĩa là “Gì?”). Nhưng chữ Shén Me 什 么chỉ là hai chữ để mượn âm mà kí âm thôi: Chữ “Me 么”- thì < TVGT> trả lời: “抱歉,没有收录汉字 “么”- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Me “么”-, tức nó không phái chữ Hán. Còn chữ Shén 什 thì nghĩa biểu ý của nó là “Thập 十 Nhân 亻” = Thân, mang nghĩa là một đơn vị mười người hay mười hộ, cũng đọc tắt Thập Nhân theo đề trước (thuyết sau) kiểu Việt là Thập. ( < TVGT>: “Thập 什, mười người, Thị 是 Chấp 執 thiết Thập 什”). Hán ngữ đã bắt chước QT Lướt của tiếng Việt để mà Thiết là “Shí 十 Rén 亻” = Shén 什. Còn các chữ Na 哪, Shá 啥, Ma 嗎 thì <TVGT> trả lời như sau: 抱歉,没有收录汉字 “哪”。- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Na 抱歉,没有收录汉字 “啥”。- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Shá 抱歉,没有收录汉字 “吗”。- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự Ma Có mỗi ba phụ từ nghi vấn Na 哪?, Shá 啥?, Ma 嗎? mà Hán ngữ hiện đại vẫn dùng trong khẩu ngữ của mình với tần suất vạn lần hàng ngày, mà lại không phải là từ Hán, không phải là chữ Hán (như <Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字> của TQ cách nay 2000 năm đã chỉ rõ), vậy thì nỗi gì mà các nhà hàm lâm Việt Nam đến nay vẫn còn dõng dạc: “70% từ vựng trong tiếng Việt Nam là từ gốc Hán” (?!)1 like -
Trung Quốc dọa ASEAN: Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò" Hồng Thủy 10:23 21/06/16 Thảo luận (1) (GDVN) - Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Đừng trách Hun Sen, hãy tiếp tục ủng hộ PCA ra phán quyết hủy "lưỡi bò" Ông Hun Sen tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA Indonesia: Kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/6 cho biết, Trung Quốc đã nói với các nước ASEAN rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao nói với Kyodo News hôm nay, Trung Quốc quan tâm và lo ngại nhất trong vụ kiện của Philippines là số phận đường lưỡi bò. Kết quả tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là PCA phán quyết, đường lưỡi bò cũng như "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra không có căn cứ trong luật pháp quốc tế, tuyên bố đường lưỡi bò vô hiệu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Inquirer. Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết này xảy ra. Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996. Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chấp nhận phán quyết của PCA. Tuy nhiên vụ kiện của Philippines đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Phán quyết của PCA dự kiến sắp đưa ra đầu tháng tới là một bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp, giảm bớt căng thẳng một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cá nhân người viết cho rằng, việc một nước thành viên UNCLOS 1982 đe dọa xin rút khỏi công ước chỉ vì phán quyết bất lợi cho mình trong một vụ kiện về tranh chấp giải thích, áp dụng và vi phạm UNCLOS 1982 là một suy nghĩ nông nổi, cực đoan chỉ làm tổn hại uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận quốc tế mà thôi. Bởi lẽ khi phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996, Trung Quốc chắc hẳn đã phải cân nhắc hết lợi hại. Chính nước này cũng rào trước bằng việc từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phân định biển thông qua một bên thứ 3 như cơ quan tài phán. Còn vụ kiện của Philippines và 7 nội dung PCA phán quyết đủ thẩm quyền xử lý như thông cáo báo chí ngày 29/10/2015 hoàn toàn liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 cũng như một số hành động vi phạm Công ước. Chủ quyền hóa các vấn đề hàng hải / áp dụng giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông hông xong, Trung Quốc quay ra chống phá phán quyết của PCA, đe dọa rút khỏi UNCLOS 1982 cũng không thể tác động đến phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên mà PCA đã thành lập để thụ lý, bởi trước Tòa các thẩm phán chỉ tuân theo công lý. Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng vào chỗ phải cảnh giác trước nhất cử nhất động của họ trong khu vực. Điều này rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc mà Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đang tìm cách vận động cho sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Một vành đai một con đường phục vụ cho "giấc mơ Trung Quốc", phục hưng dân tộc Trung Hoa. Bởi lẽ một cường quốc thực sự trong thế giới hiện đại không chỉ cần sức mạnh, mà còn cần ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp và công lý. Giải thích luật pháp quốc tế theo ý mình, hành động một mình một chiếu rõ ràng chỉ đẩy Trung Quốc ra ngoài lề đời sống sôi động của nhân loại văn minh. Hồng Thủy ======================= Lão Gàn đã phán trên topic này: Sau phán quyết của tòa án PCA thì sẽ xuất hiện lắm trò ngoạn mục. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Trước đây nhiều năm, một tổ chức quốc tế có quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đã đề nghị các nước liên quan có quyền lợi ở biển Đông, nộp hồ sơ chứng tỏ chủ quyền của minh ở vùng biển này. Lão đã góp ý ngay tại diễn đàn, đề nghị chính phủ nên nộp hồ sơ. Vì đây là tính chính danh của Việt Nam. Lão nhớ rõ là lão có viết - đại ý: "Nếu có thua thì cùng lắm mất vài gram giấy, không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia. Nhưng nếu thắng thì huy hoàng". Lão Gàn nhớ sau đó chính phủ Việt Nam đã gửi hồ sơ này. Sự kiện này xảy ra trước khi có chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc rất lâu. Trên cơ sở này, lão thấy Việt Nam cần phải được Tòa Quốc Tế xác định một cách công bằng trong phán quyết của Tòa án PCA trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam, qua hồ sơ đã gửi. Đây là hành vi cần được thực hiện, vì tính chính danh của một tòa quốc tế. Bởi vì, khi đã xác định phủ nhận "Đường Lưỡi bò", tất yếu nó phải mô tả rõ những vùng biển đó thuộc về những quốc gia nào. Cho dù sự mô tả này của Tòa PCA, chưa phải là phán quyết cuối cùng. Thật sự là một hành vi đầy đủ tính chính danh, nếu Tòa PCA xác định quyền lợi lãnh thổ ở Việt Nam trên biển Đông. PS: Về vấn đề "kiện Trung Quốc ở biển Đông", có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia. Riêng lão nghĩ đây là việc không cần thiết nên đã im lun. Bởi vì, bản chất của vụ kiện - nếu nói riêng trong nội hàm tương quan của nó thì vấn đề còn là thắng hay thua. Điều này ngoài tính chân lý, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp của các thế lực chính trị quốc tế. Thắng hay thua kiện đều bất lợi cho hoàn cảnh Việt Nam trong lúc này và trước đây. Do đó, nếu thắng thì bản chất của vấn đề còn là thực lực quân sự tương quan Việt Trung. Nếu thua thì ko có gì để bàn nữa. Nếu bàn ra ngoài nội hàm của việc kiện tụng này thì còn là sự tác động của các thế lực chính trị quốc tế, giành tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng". Trong điều kiện này thì chỉ cần vụ kiện của mình Philipine là đủ. Tạm phân tích đến đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng có thể nói rằng: Nếu sau vụ kiện này, Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOC, thì chỉ là một việc thừa và thêm bằng chứng chứng tỏ tố chất ngu lâu về chính trị. Bởi vì thực chất của vấn đề của cuộc tranh chấp biển Đông này bằng vũ lực của Bắc Kinh, đã thấy luật pháp quốc tế bị coi thường. Cho nên không rút thì còn đeo được cái mặt nạ đạo đức giả. Còn rút thì chỉ thể hiện bản chất thật của vấn đề. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét! Hậu quả là tiến lên lùi xuống đều nghẽn đường. Còn lão đây vẫn tắc tục, ung dung minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Chân lý sẽ phải được sáng tỏ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.1 like
-
Mỹ "bắn cảnh cáo” Trung Quốc, hai mẫu hạm rầm rộ thị uy Biển Đông Thục Ninh Thứ Ba, ngày 21/6/2016 - 06:45 VietTimes -- Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết, nhật báo Mỹ New Yorrk Times nhận định. Mỹ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn đến Trung Quốc Trong một động thái mạnh mẽ trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã phái cùng lực hai cụm tác chiến tàu sân bay tới tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương. Hai mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết. “Chúng tôi phải tận dụng những cơ hội để thực hành các kỹ năng chiến đấu đòi hỏi để giành ưu thế trong các chiến dịch tác chiến hải quân hiện đại”, đô đốc John D. Alexander cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở phía đông Philippines, tại một khu vực nằm sát Biển Đông, một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. Trung Quốc tìm cách thống trị phía tây Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược dài hạn của nước này, các nhà chiến lược Mỹ cho biết. Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết. Theo New York Times, Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế tại The Hague đang xem xét vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc năm 2013 và phán quyết của tòa được trông đợi sẽ công bố trong vài tuần tới. Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” bất chấp luật pháp quốc tế và biện bạch một cách nực cười rằng đó là lãnh thổ của nước này từ thời xa xưa và Biển Đông đã trở thành một công cụ để thổi bùng chủ nghĩa dân tộc của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với các đường băng quân sự tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong thông cáo về cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay, Hạm đội Thái Bình Dương nêu rõ: “Với tư cách một quốc gia thuộc Thái Bình Dương và một lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh và thịnh vượng, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thương mại theo luật pháp không bị cản trở và tôn trọng triệt để tự do hàng hải và hàng không trên phạm vi khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương”. Hồi đầu tuần, tàu sân bay Stennis cũng đã tiến hành tập trận chung với hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc đã điều tàu do thám bám sát cuộc tập trận hải quân giữa ba nước Mỹ-Ấn-Nhật. Sau đó, mẫu hạm Stennis đã gặp tàu sân bay Reagan, hiện đóng trú thường xuyên tại căn cứ ở Nhật Bản. Hồi đầu tháng 6 này, thượng nghị sĩ quyền lực John McCain, chủ tịch ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ đã báo trước cuộc diễn tập của hai tàu sân bay trong bài diễn văn tại Singapore, nói rằng đó là một phần trong sự cảnh giác ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ sẽ sớm có hai tàu sân bay hoạt động cùng nhau trên Thái Bình Dương, đó là một thông điệp mạnh mẽ về cam kết bền chặt của Mỹ đối với an ninh khu vực”, ông McCaine nói. Cũng trong tuần này, Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử Growlers cùng với 120 nhân viên quân sự tới căn cứ không quân Clark tại Philippines. Trong một cuộc họp báo mới đây do tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng Global Times tổ chức tại Bắc Kinh, một số nhà phân tích đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực tây Thái Bình Dương. “Phía Trung Quốc cương quyết tăng cường sức mạnh của mình còn Obama cương quyết bảo vệ vị thế của Mỹ”, ông Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói. Cả quân đội Mỹ và Trung Quốc cần thận trọng ở Biển Đông. Bất cứ một sự hiểu lầm nào cũng có thể dẫn tới một thảm họa giữa hai nước”, Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Máy bay trên mẫu hạm Stennis Theo AP, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ ngang dọc vùng Biển Đông và biển Nhật Bản đã trở thành “chuyện bình thường mới” trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương bất chấp mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. Việc Bắc Kinh cho xây dựng và phát triển các hòn đảo tại Biển Đông đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực, bao gồm cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Hầu hết các nước đều lo ngại rằng Bắc Kinh, với các công trình xây dựng sân bay và đặt các hệ thống vũ khí trên các hòn đảo nhân tạo, sẽ sử dụng các cơ sở này để mở rộng phạm vi hoạt động quân sự và có thể để hạn chế hoạt động hàng hải trong khu vực. Ba lần trong vòng 7 tháng qua, chiến hạm của Mỹ đã cố tình tiến sát vào một trong những hòn đảo nhân tạo trên để thực thi quyền tự do hàng hải và thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ và chiến hạm để theo dõi và cảnh báo các tàu của Mỹ, đồng thời cáo buộc hành động của Mỹ là khiêu khích. Chỉ trong năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã 2 lần đến thăm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông trước sự có mặt của phóng viên. Hành động này nhằm truyền tải thông điệp rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ về các quyền hàng hải. Ông còn quay lại khu vực để dự diễn đàn an ninh Shangri-La tại Singapore. Trong buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Trung Quốc đã thực hiện một số hành động bành trướng chưa từng có tại vùng Biển Đông, tăng cường đòi hỏi chủ quyền quá đáng, trái với luật pháp quốc tế. Hậu quả là các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến việc nước này tự xây dựng một bức trường thành cô lập”. Các nước trong khu vực, từ đồng minh, đối tác và các nước trung lập, đang bày tỏ mối quan ngại ở cấp độ cao, dù là công khai hay chỉ riêng giữa hai nước. Washington khẳng định sứ mệnh của mình là bảo vệ quyền của Mỹ cũng như của các nước khác được qua lại những khu vực tự do, đồng thời ngăn chặn bất kỳ nỗ lực của quốc gia nào trong việc mở rộng ranh giới hoặc chủ quyền lãnh thổ một cách bất hợp pháp. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, đô đốc John Richardson phát biểu Mỹ đang thiết lập “một mức hoạt động bình thường mới hoặc tương tác” với chiến lược “quay lại cạnh tranh quyền lực” của Nga và Trung Quốc. Ông cũng cho biết hàng năm, các hoạt động tự do hàng hải vẫn được Mỹ tiến hành vài trăm lần trong sân sau của bạn bè và kẻ thù: “Chúng tôi vẫn làm việc này để phản đối những yêu sách quá đáng”, ông Richardson tuyên bố. ============================ Hì! Ngay từ trước khi cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung ở Wasington 3 tiếng đồng hồ, lão đã biết trước cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Hôm nay, giờ Thiên Xá, lão nói toạc móng lợn, rằng: Việc tổ chức cuộc họp Thượng Định Mỹ Trung vừa qua chỉ là một thủ pháp chính trị của Hoa Kỳ để cho cả thế giới biết rằng: Hoa Kỳ đã rất thiện chí và thực sự muốn hợp tác với Trung Quốc - qua cuộc đón tiếp long trọng như một cành Ô liu đã được đưa ra. Đây là mục đích mà Washington đã thể hiện với thế giới. Tất nhiên, qua sự đón tiếp này long trọng này, đã chứng tỏ Bắc Kinh hoàn toàn không hề thiện chí như Hoa Kỳ. Đây là một thủ pháp gây ảnh hưởng trước khi ra tay của những nhà chính trị cáo già Washinhton. Cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Nói chính xác là nó đã bị bít kín bằng bê tông. Cho nên , bây giờ chỉ còn vần đề là vào thời điểm nào "canh bạc cuối cùng" bùng nổ mà thôi. Mọi chuyện đã quá muộn, khi ông Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Mọi chuyện liên quan đến biển Đông, không nằm ngoài những dự báo của lão Gàn. Và lão có thể xác định rằng: Những dự báo về Biển Đông là một trong những thành tựu nghiên cứu của TTNC LHDP và của diễn đàn, qua topic này và những bài viết liên quan.1 like
-
Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines Thứ bảy, 04/06/2016 - 11:40 Dân trí Nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo tại diễn đàn Shangri-la sáng nay. >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập >> NATO hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện "đường lưỡi bò" ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La (Ảnh: Reuters) Phát biểu tại diễn đàn an ninh ở Singapore hôm nay 4/6, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng Trung Quốc đang có nguy cơ xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với việc bành trướng quân sự ở Biển Đông. “Tôi hy vọng rằng kịch bản này sẽ không xảy ra bởi vì nó sẽ khiến Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực buộc phải hành động, và điều này sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter trả lời khi được hỏi về vấn đề bãi cạn Scarborough. Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch lập một tiền đồn ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 230km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng năm 2012. Trung Quốc được cho là đã triển khai các tàu tuần tra tới khu vực này, đồng thời ngang nhiên xua đổi các tàu cá Philippines lại gần bãi cạn. Việc lập tiền đồn, xây đườngbăng ở bãi cạn Scarborough được cho là một phần trong âm mưu của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông. Nguồn tin cũng nhấn mạnh, Trung Quốc dường như đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng trắng trợn này trong bối cảnh tòa án quốc tế dự kiến sắp đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Carter nói rằng, Mỹ sẽ coi phán quyết sắp tới là cơ hội cho Trung Quốc và các nước khác trong khu vực hướng tới một tương lai mới, làm mới quan hệ ngoại giao, hạ nhiệt căng thẳng. Ông cũng hối thúc Trung Quốc tham gia vào mạng lưới an ninh có nguyên tắc của châu Á thay vì xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với chính sách bành trướng ở Biển Đông. Ông cũng một lần nữa nhấn mạnh việc Mỹ sẽ tiếp tục thực thi các hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở đây. “Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác khu vực để duy trì các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói. Minh Phương Theo AFP ======================== Bít ngay mà! Cứ phải có cụ Mỹ lên tiếng thì mới khống chế được cái anh Tàu. Cái này lão phán từ 2008. Cứ từ đúng trở lên. Từ khi anh Tàu, anh í cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam năm 2008, lão lo sốt vó. Có bao nhiêu dự định viết sách, viết vở: nào là "Đạo Đức Kinh nhìn từ văn hiến Việt", "Định mệnh có thật hay không?"; "Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý thuyết thống nhất"; "Thời Hùng Vương qua những di sản còn lại"....vv....và ...vv. Đều bị đình trệ hết. Cuốn "Minh triết Việt" thực tế là không nằm trong chương trình. Một trong những nguyên nhân quan trọng, chính vì anh Tàu anh í quậy quá, khiến tớ căng thẳng thần kinh. Tớ phải đem hết công lực để viết bài "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" từ 2008 và hồi hộp theo dõi diễn biến. May quá! Mọi việc diễn biến cứ từ đúng trở lên. Nhưng đến bây giờ, mới hết giai đoạn I. Tớ có thể thở phào nhẹ nhõm. Đến giờ này, "Canh bạc cuối cùng" sẽ nhất định phải xảy ra. Có điều nó sẽ kết thúc như thế nào - Chiến tranh khốc liệt, hay sự sụp đổ của nền kinh tế của một quốc gia, khiến nó tan rã? Vì bản chất yêu chuộng hòa bình và tính chính danh của lão, nên lão không thể xác định rằng: "Chiến tranh sẽ xảy ra". Mà chỉ có thể phát biểu rằng: Nếu "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì sẽ rất khốc liệt, chính vì bản chất "canh bạc cuối cùng" của nó. Và lão cũng cảnh báo rằng: Cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Không còn cửa để thương lượng. Vấn đề còn lại chỉ là những thủ pháp chính trị cho đến khi "Canh bạc cuối cùng" kết thúc. Wow! Mệt mỏi nhể! Hì. PS: Bản dịch của lão Gàn qua bức ảnh trên: Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter: - Đối với Trung Quốc phải thẳng tay! Thưa ngài Bộ trưởng. - Vâng! Thưa ngài Thượng Nghị sĩ. Hoàn toàn nhất trí với ngài!1 like