-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/06/2016 in Bài viết
-
Trung Quốc dọa ASEAN: Sẽ rút khỏi UNCLOS 1982 nếu PCA hủy "lưỡi bò" Hồng Thủy 10:23 21/06/16 Thảo luận (1) (GDVN) - Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Đừng trách Hun Sen, hãy tiếp tục ủng hộ PCA ra phán quyết hủy "lưỡi bò" Ông Hun Sen tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA Indonesia: Kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/6 cho biết, Trung Quốc đã nói với các nước ASEAN rằng Bắc Kinh có thể rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao nói với Kyodo News hôm nay, Trung Quốc quan tâm và lo ngại nhất trong vụ kiện của Philippines là số phận đường lưỡi bò. Kết quả tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là PCA phán quyết, đường lưỡi bò cũng như "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra không có căn cứ trong luật pháp quốc tế, tuyên bố đường lưỡi bò vô hiệu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Inquirer. Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết này xảy ra. Bắc Kinh phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996. Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chấp nhận phán quyết của PCA. Tuy nhiên vụ kiện của Philippines đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Phán quyết của PCA dự kiến sắp đưa ra đầu tháng tới là một bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp, giảm bớt căng thẳng một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cá nhân người viết cho rằng, việc một nước thành viên UNCLOS 1982 đe dọa xin rút khỏi công ước chỉ vì phán quyết bất lợi cho mình trong một vụ kiện về tranh chấp giải thích, áp dụng và vi phạm UNCLOS 1982 là một suy nghĩ nông nổi, cực đoan chỉ làm tổn hại uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận quốc tế mà thôi. Bởi lẽ khi phê chuẩn UNCLOS 1982 năm 1996, Trung Quốc chắc hẳn đã phải cân nhắc hết lợi hại. Chính nước này cũng rào trước bằng việc từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phân định biển thông qua một bên thứ 3 như cơ quan tài phán. Còn vụ kiện của Philippines và 7 nội dung PCA phán quyết đủ thẩm quyền xử lý như thông cáo báo chí ngày 29/10/2015 hoàn toàn liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 cũng như một số hành động vi phạm Công ước. Chủ quyền hóa các vấn đề hàng hải / áp dụng giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông hông xong, Trung Quốc quay ra chống phá phán quyết của PCA, đe dọa rút khỏi UNCLOS 1982 cũng không thể tác động đến phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên mà PCA đã thành lập để thụ lý, bởi trước Tòa các thẩm phán chỉ tuân theo công lý. Nếu điều này xảy ra, Bắc Kinh đã đẩy các nước còn lại trong khu vực vào thế phải đoàn kết lại chống tham vọng bành trướng phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, chính Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng vào chỗ phải cảnh giác trước nhất cử nhất động của họ trong khu vực. Điều này rõ ràng không có lợi cho Trung Quốc mà Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đang tìm cách vận động cho sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Một vành đai một con đường phục vụ cho "giấc mơ Trung Quốc", phục hưng dân tộc Trung Hoa. Bởi lẽ một cường quốc thực sự trong thế giới hiện đại không chỉ cần sức mạnh, mà còn cần ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ luật pháp và công lý. Giải thích luật pháp quốc tế theo ý mình, hành động một mình một chiếu rõ ràng chỉ đẩy Trung Quốc ra ngoài lề đời sống sôi động của nhân loại văn minh. Hồng Thủy ======================= Lão Gàn đã phán trên topic này: Sau phán quyết của tòa án PCA thì sẽ xuất hiện lắm trò ngoạn mục. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Trước đây nhiều năm, một tổ chức quốc tế có quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đã đề nghị các nước liên quan có quyền lợi ở biển Đông, nộp hồ sơ chứng tỏ chủ quyền của minh ở vùng biển này. Lão đã góp ý ngay tại diễn đàn, đề nghị chính phủ nên nộp hồ sơ. Vì đây là tính chính danh của Việt Nam. Lão nhớ rõ là lão có viết - đại ý: "Nếu có thua thì cùng lắm mất vài gram giấy, không ảnh hưởng gì đến ngân sách quốc gia. Nhưng nếu thắng thì huy hoàng". Lão Gàn nhớ sau đó chính phủ Việt Nam đã gửi hồ sơ này. Sự kiện này xảy ra trước khi có chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc rất lâu. Trên cơ sở này, lão thấy Việt Nam cần phải được Tòa Quốc Tế xác định một cách công bằng trong phán quyết của Tòa án PCA trong việc xác định chủ quyền của Việt Nam, qua hồ sơ đã gửi. Đây là hành vi cần được thực hiện, vì tính chính danh của một tòa quốc tế. Bởi vì, khi đã xác định phủ nhận "Đường Lưỡi bò", tất yếu nó phải mô tả rõ những vùng biển đó thuộc về những quốc gia nào. Cho dù sự mô tả này của Tòa PCA, chưa phải là phán quyết cuối cùng. Thật sự là một hành vi đầy đủ tính chính danh, nếu Tòa PCA xác định quyền lợi lãnh thổ ở Việt Nam trên biển Đông. PS: Về vấn đề "kiện Trung Quốc ở biển Đông", có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia. Riêng lão nghĩ đây là việc không cần thiết nên đã im lun. Bởi vì, bản chất của vụ kiện - nếu nói riêng trong nội hàm tương quan của nó thì vấn đề còn là thắng hay thua. Điều này ngoài tính chân lý, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp của các thế lực chính trị quốc tế. Thắng hay thua kiện đều bất lợi cho hoàn cảnh Việt Nam trong lúc này và trước đây. Do đó, nếu thắng thì bản chất của vấn đề còn là thực lực quân sự tương quan Việt Trung. Nếu thua thì ko có gì để bàn nữa. Nếu bàn ra ngoài nội hàm của việc kiện tụng này thì còn là sự tác động của các thế lực chính trị quốc tế, giành tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng". Trong điều kiện này thì chỉ cần vụ kiện của mình Philipine là đủ. Tạm phân tích đến đây. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng có thể nói rằng: Nếu sau vụ kiện này, Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOC, thì chỉ là một việc thừa và thêm bằng chứng chứng tỏ tố chất ngu lâu về chính trị. Bởi vì thực chất của vấn đề của cuộc tranh chấp biển Đông này bằng vũ lực của Bắc Kinh, đã thấy luật pháp quốc tế bị coi thường. Cho nên không rút thì còn đeo được cái mặt nạ đạo đức giả. Còn rút thì chỉ thể hiện bản chất thật của vấn đề. Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo toét! Hậu quả là tiến lên lùi xuống đều nghẽn đường. Còn lão đây vẫn tắc tục, ung dung minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Chân lý sẽ phải được sáng tỏ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian.7 likes
-
Mỹ "bắn cảnh cáo” Trung Quốc, hai mẫu hạm rầm rộ thị uy Biển Đông Thục Ninh Thứ Ba, ngày 21/6/2016 - 06:45 VietTimes -- Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết, nhật báo Mỹ New Yorrk Times nhận định. Mỹ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn đến Trung Quốc Trong một động thái mạnh mẽ trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã phái cùng lực hai cụm tác chiến tàu sân bay tới tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương. Hai mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết. “Chúng tôi phải tận dụng những cơ hội để thực hành các kỹ năng chiến đấu đòi hỏi để giành ưu thế trong các chiến dịch tác chiến hải quân hiện đại”, đô đốc John D. Alexander cho biết. Cuộc tập trận diễn ra ở phía đông Philippines, tại một khu vực nằm sát Biển Đông, một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết. Trung Quốc tìm cách thống trị phía tây Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược dài hạn của nước này, các nhà chiến lược Mỹ cho biết. Thông điệp trong cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ là không thể nhầm lẫn và là thời điểm được tính toán kỹ lưỡng, một quan chức giấu tên nắm rõ kế hoạch tập trận cho biết. Theo New York Times, Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế tại The Hague đang xem xét vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc năm 2013 và phán quyết của tòa được trông đợi sẽ công bố trong vài tuần tới. Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” bất chấp luật pháp quốc tế và biện bạch một cách nực cười rằng đó là lãnh thổ của nước này từ thời xa xưa và Biển Đông đã trở thành một công cụ để thổi bùng chủ nghĩa dân tộc của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với các đường băng quân sự tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong thông cáo về cuộc tập trận của hai cụm tác chiến tàu sân bay, Hạm đội Thái Bình Dương nêu rõ: “Với tư cách một quốc gia thuộc Thái Bình Dương và một lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh và thịnh vượng, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thương mại theo luật pháp không bị cản trở và tôn trọng triệt để tự do hàng hải và hàng không trên phạm vi khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương”. Hồi đầu tuần, tàu sân bay Stennis cũng đã tiến hành tập trận chung với hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc đã điều tàu do thám bám sát cuộc tập trận hải quân giữa ba nước Mỹ-Ấn-Nhật. Sau đó, mẫu hạm Stennis đã gặp tàu sân bay Reagan, hiện đóng trú thường xuyên tại căn cứ ở Nhật Bản. Hồi đầu tháng 6 này, thượng nghị sĩ quyền lực John McCain, chủ tịch ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ đã báo trước cuộc diễn tập của hai tàu sân bay trong bài diễn văn tại Singapore, nói rằng đó là một phần trong sự cảnh giác ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ sẽ sớm có hai tàu sân bay hoạt động cùng nhau trên Thái Bình Dương, đó là một thông điệp mạnh mẽ về cam kết bền chặt của Mỹ đối với an ninh khu vực”, ông McCaine nói. Cũng trong tuần này, Mỹ đã điều động 4 máy bay tác chiến điện tử Growlers cùng với 120 nhân viên quân sự tới căn cứ không quân Clark tại Philippines. Trong một cuộc họp báo mới đây do tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng Global Times tổ chức tại Bắc Kinh, một số nhà phân tích đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực tây Thái Bình Dương. “Phía Trung Quốc cương quyết tăng cường sức mạnh của mình còn Obama cương quyết bảo vệ vị thế của Mỹ”, ông Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói. Cả quân đội Mỹ và Trung Quốc cần thận trọng ở Biển Đông. Bất cứ một sự hiểu lầm nào cũng có thể dẫn tới một thảm họa giữa hai nước”, Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Máy bay trên mẫu hạm Stennis Theo AP, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ ngang dọc vùng Biển Đông và biển Nhật Bản đã trở thành “chuyện bình thường mới” trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương bất chấp mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. Việc Bắc Kinh cho xây dựng và phát triển các hòn đảo tại Biển Đông đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ trong khu vực, bao gồm cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Hầu hết các nước đều lo ngại rằng Bắc Kinh, với các công trình xây dựng sân bay và đặt các hệ thống vũ khí trên các hòn đảo nhân tạo, sẽ sử dụng các cơ sở này để mở rộng phạm vi hoạt động quân sự và có thể để hạn chế hoạt động hàng hải trong khu vực. Ba lần trong vòng 7 tháng qua, chiến hạm của Mỹ đã cố tình tiến sát vào một trong những hòn đảo nhân tạo trên để thực thi quyền tự do hàng hải và thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ và chiến hạm để theo dõi và cảnh báo các tàu của Mỹ, đồng thời cáo buộc hành động của Mỹ là khiêu khích. Chỉ trong năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã 2 lần đến thăm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông trước sự có mặt của phóng viên. Hành động này nhằm truyền tải thông điệp rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ về các quyền hàng hải. Ông còn quay lại khu vực để dự diễn đàn an ninh Shangri-La tại Singapore. Trong buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Trung Quốc đã thực hiện một số hành động bành trướng chưa từng có tại vùng Biển Đông, tăng cường đòi hỏi chủ quyền quá đáng, trái với luật pháp quốc tế. Hậu quả là các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến việc nước này tự xây dựng một bức trường thành cô lập”. Các nước trong khu vực, từ đồng minh, đối tác và các nước trung lập, đang bày tỏ mối quan ngại ở cấp độ cao, dù là công khai hay chỉ riêng giữa hai nước. Washington khẳng định sứ mệnh của mình là bảo vệ quyền của Mỹ cũng như của các nước khác được qua lại những khu vực tự do, đồng thời ngăn chặn bất kỳ nỗ lực của quốc gia nào trong việc mở rộng ranh giới hoặc chủ quyền lãnh thổ một cách bất hợp pháp. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, đô đốc John Richardson phát biểu Mỹ đang thiết lập “một mức hoạt động bình thường mới hoặc tương tác” với chiến lược “quay lại cạnh tranh quyền lực” của Nga và Trung Quốc. Ông cũng cho biết hàng năm, các hoạt động tự do hàng hải vẫn được Mỹ tiến hành vài trăm lần trong sân sau của bạn bè và kẻ thù: “Chúng tôi vẫn làm việc này để phản đối những yêu sách quá đáng”, ông Richardson tuyên bố. ============================ Hì! Ngay từ trước khi cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Trung ở Wasington 3 tiếng đồng hồ, lão đã biết trước cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Hôm nay, giờ Thiên Xá, lão nói toạc móng lợn, rằng: Việc tổ chức cuộc họp Thượng Định Mỹ Trung vừa qua chỉ là một thủ pháp chính trị của Hoa Kỳ để cho cả thế giới biết rằng: Hoa Kỳ đã rất thiện chí và thực sự muốn hợp tác với Trung Quốc - qua cuộc đón tiếp long trọng như một cành Ô liu đã được đưa ra. Đây là mục đích mà Washington đã thể hiện với thế giới. Tất nhiên, qua sự đón tiếp này long trọng này, đã chứng tỏ Bắc Kinh hoàn toàn không hề thiện chí như Hoa Kỳ. Đây là một thủ pháp gây ảnh hưởng trước khi ra tay của những nhà chính trị cáo già Washinhton. Cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Nói chính xác là nó đã bị bít kín bằng bê tông. Cho nên , bây giờ chỉ còn vần đề là vào thời điểm nào "canh bạc cuối cùng" bùng nổ mà thôi. Mọi chuyện đã quá muộn, khi ông Teng Jianqun, vụ trưởng vụ nghiên cứu Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cảnh báo. Mọi chuyện liên quan đến biển Đông, không nằm ngoài những dự báo của lão Gàn. Và lão có thể xác định rằng: Những dự báo về Biển Đông là một trong những thành tựu nghiên cứu của TTNC LHDP và của diễn đàn, qua topic này và những bài viết liên quan.4 likes
-
Rất cảm ơn sự đóng góp của Aygia. Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn. Tôi cũng cho rằng với các thành viên vào chỉ để xem bói là chính thì chỉ nên vào mục Trang Hội Viên và tư vấn. Còn các học giả thì cần được mời vào các trang học thuật. Bản thân tôi cũng có nhiều người cho là cực đoan học thuật. Thực ra tôi chỉ bực mình với những người phê phán lung tung theo cảm tính. Còn nếu trao đổi học thuật thật sự thì phải có luận cứ làm cơ sở phản biện. Với những vị này tôi hoàn toàn ủng hộ tham gia trao đổi, cho dù ngược với quan điểm của tôi. Một thí dụ gần nhất là tiến sĩ Hà Hưng Quốc ở Hoa Kỳ, viết cả hai cuốn sách dày cả ngàn trang, chủ yếu là phê phán tôi sai. Tôi vẫn công khai cảm ơn ông ta, khi nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy thay mặt ông ta tặng tôi bộ sách này. Trong cuốn sách đó, tiến sĩ Hà Hưng Quốc đưa ra cái đúng của ông là: "Hậu Thiên Văn Lang phối Hà Đồ" - (Của tôi là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ") - Bởi vậy, tôi chỉ cần đặt một vấn đề: Nếu tiến sĩ Hà Hưng Quốc đúng thì ông ta phải chứng minh tiếp theo về mặt lý thuyết, sự giải thích một cách hợp lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó, từ nguyên lý căn để mà ông ta đưa ra. Tức là trên cơ sở nguyên lý "Hậu Thiên Văn Lang phối Hà đồ" của ông ta, nó phải phục hồi được bản chất của thuyết Âm Dương Ngũ hành, các vấn đề như phong thủy, Tử Vi.... Chắc chắn ông ta không thể làm được điều này. Chân lý chỉ có một mà thôi. Bởi vậy hai tập sách dày cả ngàn trang của ông ta được đưa vào kỷ niệm. Nhưng dù sao, tôi vẫn tôn trọng ông ta vì tinh thần học thuật, có quan điểm, luận cứ rõ ràng. Cho nên, mặc dù ông ta sai, nhưng tôi sẵn sàng ủng hộ những người như ông ta tham gia diễn đàn để tranh luận theo tính thần dân chủ và tự do học thuật đích thực. Chứ ko phải đám láo nháo, phê phán đúng sai chỉ để thể hiện. Tôi thực sự không có thời gian nhiều.2 likes
-
Bắc Kinh cố đấm ăn xôi và những tiếng nói phản đối từ nội bộ Hồng Thủy 07:16 20/06/16 (GDVN) - Giáo sư Xu Xiaobing cho biết: "Chính phủ nên ngừng coi các học giả như nô bộc và tập trung xung quanh mình những người chỉ biết gật đầu... 2 cụm tàu sân bay Hoa Kỳ đến sát Biển Đông bảo vệ phán quyết của PCA Cựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông Trung Quốc đang bảo vệ cái gọi là "lợi ích" hay sĩ diện hão ở Biển Đông? South China Morning Post ngày 19/6 đưa tin, 3 tháng trước một cuộc hội thảo đã được Trung Quốc tổ chức để thảo luận về khả năng chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xung quanh vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các chuyên gia pháp lý và đối ngoại tham dự hội thảo rằng, chính phủ Trung Quốc mở cửa lắng nghe mọi ý kiến trái chiều. Và các học giả đã không lãng phí thời gian để phát biểu các ý kiến bất đồng với chính phủ Trung Quốc về vụ kiện. Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA lựa chọn để xét xử vụ kiện của Philippines, ảnh: PCA. "Tôi biết đó là ngõ cụt nếu mong muốn giành chiến thắng trong trường hợp thông qua giải pháp pháp lý, bởi vì (Trung Quốc) có rất ít không gian để cơ động khi chính phủ đã bác bỏ vai trò, thẩm quyền của PCA trong vụ kiện này. Là một người nghiên cứu pháp lý, tất cả những gì tôi có thể nói là, nếu quý vị từ chối xuất hiện trước Tòa, quý vị sẽ có rất ít cơ hội để chiến thắng", một học giả giấu tên vì sợ hậu quả nói với South China Morning Post. Đây là lần cuối cùng ông được mời tham gia một cuộc hội thảo như vậy. "Tôi phải chấp nhận việc làm mất lòng những người đang cam tâm đi theo chính sách đối ngoại từ các nhà lãnh đạo hàng đầu", học giả này nói. Ngay sau buổi hội thảo này, Bắc Kinh đã phát động một cuộc tấn công ngoại giao chưa từng có nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ dư luận quốc tế để tẩy chay phán quyết của PCA. Trong 3 tháng qua, hàng chục nhà ngoại giao đương chức hoặc nghỉ hưu của Trung Quốc trên thế giới đã được huy động viết báo, trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế và nhà nước Trung Quốc về việc tẩy chay phán quyết của PCA. Bắc Kinh tuyên bố có khoảng 60 nước ủng hộ lập trường của họ, nhưng một số quốc gia đã công khai tố cáo Trung Quốc bịa đặt quan điểm của họ như Slovenia và Fiji. Cho đến nay mới chỉ có 8 nước công khai ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết của PCA, hầu hết là những nước nghèo châu Phi, Trung Á (đang cần tiền Trung Quốc). Trong cuộc hội thảo 3 tháng trước, đối mặt với rất nhiều ý kiến lên án Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện sau khi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao cam kết lắng nghe, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng đàn mắng các học giả này là "ngu dốt" chỉ vì họ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa. Giáo sư Ling Bing, một chuyên gia về luật quốc tế thuộc Đại học Sydney cho biết việc này: "Từ góc độ pháp lý, phán quyết sẽ là một thay đổi cuộc chơi. Tại hội thảo (Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc) đã lặp đi lặp lại những lời nói chói tai như "ngu dốt", "bầy đàn". Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc thuyết phục được cộng đồng quốc tế về trường hợp của mình, mà chỉ củng cố thêm ấn tượng chung, Trung Quốc là một kẻ thất bại đau đớn". Mặc dù phán quyết của PCA khó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng, hình ảnh và uy tín quốc tế của Bắc Kinh đang bị đe dọa. Tham vọng của họ trên Biển Đông sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn. Một số nhà phân tích dẫn nguồn tin ngoại giao cấp cao nói rằng, Bắc Kinh thừa nhận không thể ra tòa vì sợ làm tăng những tiếng nói phản đối từ "tình cảm dân tộc (cực đoan) trong nước". Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc "tâm sự riêng" rằng, Bắc Kinh đã nghĩ đến việc thuê đội ngũ luật sư hàng đầu để chống lại vụ kiện của Philippines, nhưng những luật sự giỏi nhất về luật quốc tế, UNCLOS đã bị Manila thuê mất. Đã có nhiều cuộc thảo luận nóng trong giới chuyên gia pháp lý và quan hệ quốc tế Trung Quốc kể từ khi Philippines khởi kiện năm 2013. Nhiều người đặt câu hỏi về cách thức xử lý vụ việc của Trung Nam Hải, họ than phiền rằng chính trị đã được coi trọng hơn khía cạnh pháp lý quốc tế. Lẽ ra Trung Quốc không nên đứng ngoài vụ kiện để tránh một thất bại đáng xấu hổ. Giáo sư Bàng Trung Anh từ Đại học Nhân Dân bày tỏ lo ngại "tác dụng phụ" của các hoạt động ngoại giao mà Bắc Kinh đang vận động tẩy chay phán quyết của PCA trên toàn cầu. Ông và một số nhà phân tích khác cũng đặt câu hỏi về chi phí cũng như hiệu quả của một chiến dịch ngoại giao "cứu hộ trong tuyệt vọng" như vậy, trong khi đối thủ lại là một quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn Trung Quốc rất nhiều. Các chuyên gia pháp lý cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc từ bỏ lập trường bị dư luận lên án vì sự mơ hồ chiến lược trong yêu sách đường lưỡi bò. Xu Xiaobing, một Giáo sư Luật tại Đại học Giao thông Thượng Hải đề nghị Bắc Kinh nên công bố những bằng chứng về cái gọi là đường 9 đoạn càng sớm càng tốt. Xu Xiaobing tin rằng, bằng cách chuẩn bị trình bày một yêu sách mạch lạc và thuyết phục ở Biển Đông có thể sẵn sàng đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, Trung Quốc có thể "đẩy lùi các thách thức pháp lý từ Philippines và Việt Nam". Người viết cho rằng, phát biểu của Giáo sư Xu Xiaobing cho thấy học giả này vẫn tin là đường lưỡi bò có cơ hội, chỉ có điều không hiểu sao chính phủ Trung Quốc không dám trưng ra bằng chứng. Đây chính là bi kịch điển hình của các nhà khoa học Trung Quốc bị nhồi nhét sự tự tin phi lý vào yêu sách đường lưỡi bò từ cấp mầm non đến đại học và sau đại học. Nhiều chuyên gia Trung Quốc phàn nàn rằng, việc ra quyết định của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông từ lâu đã bị cản trở bởi việc thiếu không gian tự do tranh luận học thuật và tư duy độc lập. Chúng bị bóp nghẹt bởi chính trị. Biển Đông là ví dụ điển hình, quan điểm bất đồng của họ rất ít khi được truyền thông nhà nước phản ánh. Giáo sư Xu Xiaobing cho biết: "Chính phủ nên ngừng coi các học giả như nô bộc và tập trung xung quanh mình những người chỉ biết gật đầu. Thiếu những tiếng nói đa dạng và bất đồng chỉ có thể dẫn đến những quyết sách sai lầm." Hồng Thủy ========================== Bắc Kinh có vẻ cố tình không hiểu, hoặc là không hiểu thật vì ngu lâu về bản chất vấn để Biển Đông. Bởi vậy, toàn làm những trò "tườu". Lão nhắc lại là lão chỉ bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch thôi - sẽ không có chiến tranh xảy ra trong thời gian này - sau đó thì lão hổng bít.2 likes
-
Vâng, Về việc khôi phục lại hoạt động của 4r, thì định hướng hoạt động & đội ngũ BQT cũng như phương pháp điều hành rất quan trọng. 1. Về định hướng hoạt động: Nếu 4r muốn chú trọng về vấn đề học thuật & quảng bá học thuật nhưng hạn chế thành viên thì mô hình sẽ thu gọn, sẽ tương đối nhẹ về mặt quản trị, tuy nhiên như thế cũng sẽ nhiều người có khả năng sẽ không biết đến 4r. Nếu muốn quảng bá rộng rãi và vượt ra ngoàn biên giời VN thì khâu tổ chức sẽ khá phức tạp & hướng phát triển sẽ rất mở... 2. Tiềm năng phát triển 4r thì: Về thành viên tham gia sẽ rất đông đảo vì nhu cầu tìm hiểu về tương lai (xem bói) sẽ rất nhiều, sẽ tương đối khó cho quản lý, nhưng đây cũng là thế mạnh để quảng bá về 4r, sẽ nhờ vậy mà rất nhiều người sẽ biết đến 4r, và trong đó cũng thu hút được nhiều người giỏi về lý học tham gia hoạt động, trao đổi học thuật trên 4r. Về vấn đề kiến thưc thì với những thứ đã có đã là rất nhiều rồi, tuy nhiên những chiêu, những điều chưa biết, chưa rõ, tranh cãi cũng rất nhiều thế nên khối lượng kiến thức sẽ ngày một lớn lên, lúc đó cũng phải có bộ phận quản lý để tổng kết, gom lại vv... 3. Mình từng quản lý khoảng 70 kỹ sư qua internet (AE có khi cả 3 năm không gặp nhau) và điện thoại. nhưng công việc vẫn trôi chảy. Dựa trên 2 công cụ là: 1. Điện thoại: nếu việc gì gấp thì dùng điện thoại. 2.Email: mỗi nhân viên có 1 tài khoản email, nếu có việc gì thì gửi email, và các trao đổi trên email. email nếu gửi cho ai thì người đó có nhiệm vụ trả lời hoặc thi hành nhiệm vụ đó, còn gửi cc (thông báo) thì là cho những người liên quan... mỗi nhân viên 1 ngày gửi báo cáo công việc 1 lần là trong ngày đã làm gì... Nếu BQT muốn hoạt động hiệu quả thì cũng nên tổ chức theo mô hình công ty, chứ không nên như trên 4r thế này có khi có việc thông báo cũng không biết là ai đã đọc hay chưa, thành viên có quan tâm đọc và xử lý hay không... 4. Nếu BQT muốn hoạt động mở rộng hết mức có thể thì theo mình nên chia ra 2 loại thành viên: Một loại thành viên vào để vui chơi & xem bói, vv thì nên cho họ đăng ký đơn giản. Và phạm vi hoạt động của họ nên hạn chế trong một số khu vực. Còn loại thành viên thứ 2 là những người quan tâm đến học thuật thì yêu cầu họ phải đăng ký giống như đang làm hiện tại, trên nick của họ cũng tùy thời gian tham gia, tùy trình độ mà có các tên chức danh khác nhau... tức là những trả lời của họ đối với thành viên khác là có trọng lượng hơn & có mang tính chất đại diện cho 4r Lý học Lạc Việt, hoặc là người có nghiên cứu về lý học vv... 5. Với các thành viên nghiên cứu và trao đổi học thuật thì nên tạo ra các khu vực & sân chơi đáp ứng thuận lợi về các điều kiên như lớp học, sách, tổ chức hội nhóm, khu vực... 6. Trong giai đoạn gây dựng như thế này thì có lẽ vấn đề tiền chúng ta chưa nên bàn đến vội, sau này vào việc chúng ta sẽ từ từ tính đến. 7. Vấn đề đặt quảng cáo trên 4r có lẽ là nên hạn chế. thứ nhất là số tiền sẽ không nhiều, thứ 2 là sẽ làm chậm tốc độ truy cập. 8. Những bài viết đăng trên ngoài trang Báo điện tử thì phải là những bái được lựa chọn từ trong 4r, cũng như những tổng kết vv và cần ghi rõ là đại diện cho cá nhân hay là đại diện cho Lý học Lạc Việt vv... 9. Về giao diện của 4r có lẽ là cần thay đổi theo hướng dễ quan sát & sử dụng hơn, hiện nay vì hoạt động hạn chế nên số lược bài mới ít, nhưng sau này sẽ rất nhiều nên số lượng bài trong top bài gần nhất phải nhiều lên. 10. Quy định của 4r với thành viên cần phải hoàn thiện sớm để làm căn cứ cho đội ngũ BQT làm việc cho chuẩn mực. Đôi lời mạo muội vậy đã ạ! Thân ái!1 like
-
Thưa quý vị Tôi đã nhiều lần xác định và chứng minh rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu rất huyền vĩ tồn tại trên địa cầu. Và họ chính là nền văn minh sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này đã bị hủy diệt. Việt tộc chính là một trong những tộc người còn sống sót và giữ gìn những giá trị của học thuyết này. Các quý vị có thể chưa tin. Nhưng một giả thuyết qua video clip dưới đây về sự đột ngột biến mất của loài người, đã mô tả được phần nào giả thuyết của tôi. Giả thuyết này đặt trường hợp loài người biến mất hoàn toàn. Còn giả thuyết của tôi chỉ là một đại thiên tai toàn cầu xóa sổ nền văn minh và trong đó vẫn có những tộc người còn sống sót và họ phải bắt đầu lại từ đầu. =========================== Nếu loài người biến mất, Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào? Với thông điệp HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT, Mind Warehouse đã thực hiện một video giả định tình huống khi con người đột nhiên biến mất và cho thấy kết cục của Trái Đất khi đó thật bất ngờ. https://www.youtube.com/watch?v=bLCeR6BKuLs Trái Đất có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, và mọi vết tích của nền văn minh chúng ta có thể biến mất hoàn toàn trong chỉ 10.000 năm. Vì vậy, nếu đã từng có những nền văn minh khác tồn tại trên Trái Đất, dễ hiểu tại sao những di tích còn lại lại ít ỏi đến như vậy. Video là một thông điệp mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những gì đang có. Viễn cảnh thành phố New York nếu nhân loại đột ngột biến mất. (Ảnh: deviantart.com) Ánh Sao tổng hợp1 like