• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/06/2016 in all areas

  1. Kinh Dương Vương Kinh Dương Vương 京 揚 王 có nghĩa là Người (chữ Kinh 京) Làm (chữ Dương 揚) Vua (chữ Vương 王). Chữ Dương 揚 có bộ Tay 扌, nghĩa là Làm (Giương cung, Giữ cày, Giơ cuốc, Dở gói xôi ra ăn, hay thậm chí đến Giở trò chim chuột, Giở thói côn đồ, đều chỉ dùng một chữ Dương 揚 này). “Người làm vua” tức “Kinh dương vương”, tiếng Anh chỉ gọi gọn một chữ “King”. Tục thờ Kinh Dương Vương chứng tỏ người Kinh là Tổ của người Việt tức Bách Việt, chứ không phải người Kinh là con út của nòi Việt. Làng Việt nào cũng có tên bằng từ chỉ người, là nhấn “Kinh 京 Hề 兮!” = Kẻ, sau còn dùng các chữ Cổ 古, Khê 溪 để kí âm từ Kẻ, còn nhan nhản các tên làng bản bắt đầu bằng chữ Cổ 古 hay chữ Khê 溪 ở Hoa Nam TQ. Chữ Dương 揚 có bộ Tay 扌, mang nghĩa là Làm vì từ Dương là ở trong Nôi khái niệm Làm: Chăm = Nhằm = =Nhậm 任 = Nhiệm 任 = Nhắm = Lăm Lăm = Lao 勞 = Làm = Cam 甘 = Cù 劬 = Cử 舉 = Cần Cù 勤 劬 = Cặm Cụi = (Cắc Củm = Cần Kiệm 勤 儉) = Cán 干 = Cần 勤 = Mần = ( Mẫn Cán 敏 干 = Cần Mẫn 勤 敏) = Mở = Dỡ = Giơ = Giở = Giương = Dương 揚 = Cương = Căng = Gắng = Ganh = Hành 行 = Hạch 核 = Trách 責 = Tranh 爭 = =Giành = Giăng = Chăng (con nhện chăng tơ) = Chăm Chỉ = Chí 志 (“Thập 十 Nhất 一” = Thật + Tâm 心”) = =Chức 職 = Dực 織 = Dệt = Nết = Nết Na = Nàm = Nam 男 = “Điền 田 Lực 力” = Đực; Đực về nghĩa thì là giống đực, tương ứng số 1, nhưng về dấu thanh điệu thì là dấu nhóm âm thể hiện “trong dương có âm”, nên về dấu thanh điệu thì Đực + Đực = 0 + 0 =1 = Đức (thái âm thành dương); Đức về dấu thanh điệu thì là nhóm dương nhưng về nghĩa thì nó chính là Nước, Nước = Nác = Đác = Đức 德 (biểu ý là Đi 彳Mười 十 phương Bốn 四biển vẫn y Một 一 là Nó = Tỏ = Tâm 心 = H2O), Đức mang tính âm (thể hiện trong âm có dương), Đức có nghĩa là đầy đủ, chu đáo, như nước, “thương nhau như bát nước đầy”, Đức = Phức 複 (sự đầy, nhiều) = Phúc 福 (cả ba từ này đều hàm ý đầy, nhiều, là ba chữ do Việt Nho đặt ra từ tư duy phồn thực của dân nông nghiệp lúa nước). Chữ Phúc 福 (Phúc = Phước = Nước = Nậm = Nậy = Đầy = Đủ = Tụ = Túc = Phúc) có nghĩa đen là sự đầy đủ, mà biểu ý của chữ là ước ao (Nước = Ướt = Ước = Ao = Yêu = Kêu = Cầu) mà cụ thể là ước ao (yêu cầu 要 求) được Phúc 福, cụ thể là được thấy (chữ Thị 礻) có nhiều ruộng nước (chữ Điền 田 khi thấy gần + chữ vuông 口 khi thấy ở “tầm nhìn xa mười ki lô mét” + chữ gạch một nét 一 khi thấy ở tầm nhìn xa tận chân trời, có nghĩa là ước ao giàu có, sở hữu “Đồng ruộng liền Liền” = Điền 田, là có được “ruộng đồng thẳng cánh cò bay”). Công việc nhà nông cứ lặp đi lặp lại chậm chạp (lặp lại chẳng khác gì thao tác công nghiệp của công nhân trong dây chuyền tự động, chỉ khác là nhanh thoăn thoắt), đó là Mần = Vần = Vận = Vụ 務 = “Vụ Chiếc” =Việc (người Nhật lại đọc chữ Vụ 務 là "Màn"). Công vụ hay thời vụ gọi cho sang là nhiệm vụ, là nhiều việc trong thời gian dài, còn công việc thì chỉ là cụ thể lẻ loi ngắn trong thời gian một Chốc = Chiếc. Khi cúng đều dâng hai thứ không thể thiếu là Lửa và Nước, thể hiện bằng Nhang + Đăng (lửa) và Trà +Tửu (nước) và cái thứ năm là Hoa vừa có nước (cắm vào bình nước) vừa có lửa (bông hoa nở). Nước/Lửa = Nậm/Nắng = Âm 陰 / Dương 陽. Nước = Ướt = Âm 陰. Nắng = Nướng = Dương 陽. Âm = Đẫm (ướt đẫm) = Đêm = Đen = Mèn = Mun = Hun = Hôn 昏 = Hối 晦 = Hắc 黑 = Huân 熏 = Hoen =Hoẻn = =Huyền 玄. Dương = Nướng = Nắng = Nỏ = Nôi (nắng nỏ, nắng nôi) = Ngời = Ngày = Cháy = Chói = Soi = Sáng = Tráng 壯 = Trắng. Âm màu Đen, Dương màu Trắng, chính là màu của con Nòng và con Nọc trong đồ hình Âm Dương. Lướt lủn: cái làm cho “Đen của đêm được sáng như Ngày” = Đèn, gọi là cái Đèn, đương nhiên lướt “Đèn sáng như Nắng” = Đăng, nên cái Đèn còn gọi là cái Đăng 燈. Hán ngữ hình thành trên nền chữ Nho, nên chỉ có từ Đăng 燈 mà không có từ Đèn, nhưng chữ Đăng 燈 thì lại phát âm lơ lớ là “Tâng” [ Deng燈 ]. Thiên thể ban đêm nhìn thấy to và sáng nhất là cái lướt lủn “Trắng ban Đêm” = Trăng, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lủn), nên gọi là Mặt Trăng. Lướt “Thời Trăng” = Tháng (tháng âm lịch). Thiên thể ban ngày nhìn thấy nó Chói Soi = Chiếu Sáng thành Nắng Rọi = Sáng Ngời = “Trắng Ngời” = Trời, nó duy nhất sáng như con “Mắt Độc” = Mặt (lướt lủn), nên gọi là Mặt Trời. Một = Mọn (lẻ mọn) = Đơn 單 = Độc 獨 = Cộc = Côi = Cô 孤 = Cột = Thột (giật thột) = Thọt = Thẻ = Lẻ = Que. Que để hỏi mà đoán gọi là “Que Hỏi” = =Quẻ = Quái, đó là cái “Thẻ Xem” = Thăm. Người nguyên thủy dùng Tay làm ra lửa bằng Mài = Ma sát, nên từ lửa đầu tiên là “Tay Ma” = Tá. Tá = Lả = Tá Lả = Lửa = Lộ 露 = Ló = =Tỏ = Đỏ = Đóm = Đuốc = Chúc 灼 = Chiếu 照 = Diệu 耀 = Triêu 昭 = Trời = Ngời = Ngày = Cháy = Chói = Rọi = Soi = Sao = Sáng = Láng = Lãng 朗 = Rạng = Rang = Ràng = Rực = Rỡ = Rõ = Lộ Rõ = Tỏ Rõ = Tỏ = Tảng = Tạnh = Tình 晴 = Tinh 精 = Tường 詳 = Tỏ Tường = =Tinh Tường = Dương 陽 = Giàng = Chang Chang = Náng = Nắng = Trắng = Tráng 壯 = Quang光 = Máng 芒 = Manh 明 = Minh 明 = Mắt Tinh = Bính 炳 = Bừng = Hừng = Hong 烘 = Hồng 紅 = Huy 輝 = Hoàng 煌 = Hỏa 火= Tá Hỏa = Hoa 華 = Tinh Hoa = Hà 霞 = Húc旭 = Chúc 灼 = Cháy = Chói = Chiếu 照 = Diệu 耀 = Thiều 韶 = Thiêu 燒 = Liệu 瞭 = Lượng 亮 = Dương 陽 . Tiêu biểu nhất cho cái Sáng cả ngày cả đêm là mặt trời và mặt trăng, là hai con “Mắt Tinh” = Minh 明. Đó là cái Minh trong một vòng xoay Vần (tiếng Tày gọi là Vằn, chỉ một ngày đêm), Vần là một ngày đêm trọn vẹn, nên gọi lướt lủn là “Minh trọn Vẹn” = Mịnh 命 (nói về cái sáng, Sáng = Sống), còn về thời gian thì nó là lướt lủn một “Vần trọn Vẹn” = Vận 運. Nhiều ngày đêm Lăn Tròn = Luân 輪 Chuyển 轉 trong suốt thời gian của cuộc Sống = Sáng của “Minh 冥 + Minh 明” = Mình, là của con người, gọi là Vận 運 Mịnh 命 (nghĩa sát ý là: Vần xoay trọn vẹn của sự Sáng trọn vẹn). Cái Thời (chữ Vận 運) có trước, như là cái đề. Còn cái Mạng sống (chữ Mịnh 命) có sau, như cái thuyết; nên có từ Vận Mịnh 運 命. Hán ngữ gọi ngược thuyết trước đề sau là Mịnh Vận 命 運. Thời là có sẵn trên trời, đó là cái Hồn, khi có thai tức có “Mầm Sáng” = Mạng, “Mạng Sống” = Mống, gọi là cái Mầm Mống của cơ thể thì Hồn mới nhập vào (gọi là đầu thai), là bắt đầu của cái Mịnh 命. Mịnh 命được sống hết đời, nên lướt lủn “Mịnh 命 Đời” = Mình, cùng logic “Một Kinh 京” = Mình, “Minh 冥 + Minh 明” = Mình. Qui Tắc Lướt (Thiết) trong đó có Lướt Lủn là có tồn tại trong tiếng Việt
    1 like
  2. 1 like
  3. Báo Mỹ lo Trung Quốc tạo trận Trân Châu Cảng mới Thứ tư, 15/06/2016 - 23:00 Theo National Interest, dù Mỹ đang sở hữu dàn vũ khí công/thủ cực mạnh, nhưng như thế là chưa đủ đối đối phó với số đông vũ khí Trung Quốc. >> Mỹ muốn dùng “kho vũ khí bay” áp chế Trung Quốc Mỹ thừa nhận Theo số liệu của National Interest, Mỹ hiện sở hữu hơn 8.700 máy bay và 273 tàu chiến triển khai khắp thế giới, các căn cứ hải quân và không quân lớn trên biển, trên đất liền của họ. Những căn cứ này rất dễ bị đánh phủ đầu và tiêu diệt bởi các vũ khí dẫn đường chính xác trong một cuộc chiến tranh cục bộ giới hạn. Hải quân Mỹ không thể hy vọng tàu chiến của họ sống sót nếu bị lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong biên chế hiện nay của Trung Quốc tấn công. "Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc cho rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay nhằm vào các căn cứ và lực lượng Mỹ sẽ không xảy ra hoặc lực lượng phòng thủ hạn chế của họ có thể đối phó được. Nhưng những quan niệm như vậy không còn đúng nữa", Mark Gunzinger và Bryan Clark, hai nhà phân tích từ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nói. Theo Robert Bechkhusen, chuyên gia phân tích quốc phòng, Nga, Trung Quốc và Iran đã đầu tư lớn để phát triển các tên lửa nhắm vào căn cứ Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, nước đang sản xuất với số lượng rất lớn các tên lửa tầm xa có chi phí thấp. Tên lửa chống hạm YJ-18. Trong khi đó, Mỹ có rất ít lựa chọn để bảo vệ các căn cứ nằm rải rác trên các hòn đảo ở Tây Thái Bình Dương, khác với các cụm căn cứ tập trung dễ phòng thủ ở châu Âu và Trung Đông. Bắc Kinh đã đưa vào biên chế hàng nghìn tên lửa hành trình và hàng trăm tên lửa đạn đạo có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, đảo Okinawa của Nhật Bản và đảo Guam ở Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đã triển khai các khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot đến Tây Thái Bình Dương, nhưng mục tiêu mà hệ thống này nhắm đến chỉ là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không có cơ hội nếu như Trung Quốc dùng tên lửa tấn công dồn dập và ồ ạt vào các căn cứ Mỹ. Các tàu mặt nước Mỹ cũng phải đối mặt mối đe dọa tương tự. Theo Beckhusen, các hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình trên tàu chiến Mỹ như Aegis cùng các tên lửa phòng không như Sea Sparrow, SM-2, Sm-3 và SM-6 khó có thể đánh chặn được toàn bộ những tên lửa đang lao tới. Một khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị khoảng trên 90 tên lửa phòng không nhưng không hẳn mọi tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu. Theo các chuyên gia ước tính, đối thủ có thể dùng 32 tên lửa diệt hạm giá trị chưa đến 100 triệu USD để buộc tàu Mỹ phải sử dụng hết số tên lửa SM-6 trị giá 300 triệu USD và chỉ có tỷ lệ bảo vệ thành công ở mức 70%. Đó là chưa tính tới giá trị khoảng 2 tỷ USD của khu trục hạm. Một tên lửa của đối phương bắn trúng có thể khiến tàu chìm, hư hỏng, hoặc mất khả năng chiến đấu trong vài tuần hoặc vài tháng. Dù tàu sống sót thì nó vẫn phải trở lại cảng để tái trang bị. Tất cả điều đó cho thấy chiến lược của Trung Quốc nếu hiệu quả có thể làm suy yếu hải quân Mỹ. Các tên lửa của Trung Quốc ngày càng thông minh hơn. Đặc biệt, sát thủ diệt hạm YJ-18 của nước này rất nguy hiểm. Mới chỉ được biên chế vài năm gần đây, YJ-18 có thể bay quãng đường gần 467 km với vận tốc xấp xỉ Mach 0,8. Khi tiếp cận mục tiêu trong tầm phòng thủ của vũ khí tàu đối phương, nó tăng tốc lên Mach 2,5 khiến hệ thống phòng thủ rất khó bám bắt và phá hủy. Vũ khí công nghệ cao Vũ khí điện từ sẽ được Mỹ ưu tiên trang bị trên siêu hạm lớp Zumwalt đầu tiên. Theo phân tích của National Interest, công nghệ tàng hình và học thuyết quân sự Mỹ không thể bù đắp được lợi thế giá rẻ và số lượng lớn của tên lửa đối phương, khiến Lầu Năm Góc phải cân nhắc những nguy cơ tổn thất trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột kéo dài nhiều giờ trong tương lai. Một giải pháp khắc phục điểm yếu này có thể là các vũ khí của tương lai như súng laser, pháo điện từ vốn có khả năng tấn công nhiều tên lửa đang bay tới trong phạm vi tương đối gần. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các căn cứ phân tán của Mỹ cần gia cố khi cần để buộc Trung Quốc sử dụng nhiều tên lửa, tốn kém và tốn nhiều vũ khí tầm xa hơn. Để tấn công các bệ phóng tên lửa trước khi nó khai hỏa, Mỹ cần sử dụng nhiều máy bay không người lái (UAV) và oanh tạc cơ tàng hình như B-21 xâm nhập khu vực phòng không của Trung Quốc và tung đòn phủ đầu. Mỹ cũng không phải từ bỏ các tên lửa phòng không mà chỉ không thể dựa vào các biến thể tầm xa và đắt đỏ hơn. Việc phát triển các vũ khí điện từ sẽ rất tốn kém, khoảng hàng chục triệu USD mỗi đơn vị vũ khí, vì thế nó sẽ không phổ biến bằng các vũ khí laser, vũ khí vi sóng năng lượng cao và các tên lửa tầm ngắn, tầm trung có thể khai hỏa đồng loạt. Trong trường hợp tên lửa địch vượt qua được các vũ khí này, các tàu chiến hải quân Mỹ vẫn còn các vũ khí tầm gần như pháo bắn cực nhanh Phalax để hạ tên lửa trước khi nó bắn trúng, nhưng đây là giải pháp cuối cùng. Mỹ cũng có thể kết nối mạng toàn bộ các vũ khí tầm ngắn với các pháo điện từ để tạo thành mạng lưới gồm nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu ở tầm trung hơn. Dù vậy, các tên lửa Trung Quốc đối đầu với UAV, vũ khí laser và pháo điện từ Mỹ sẽ không thể biết vũ khí nào giành chiến thắng, trừ khi một cuộc chiến thực sự nổ ra, ông Beckhusen nhấn mạnh. Clip Hải quân Trung Quốc khoe cơ bắp: Theo Thùy Dung (tổng hợp) =========================== Cái này lão cũng nói lâu rùi nhá! Thứ nhất: Tung Coóc hổng phải Iraq. Thứ hai: Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất thảm khốc. Bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi lão gõ xong hàng chữ này, lão cảnh cáo rằng: Cả hai siêu cường Mỹ và Tàu, đều cần hết sức cảnh giác. Cho đến hết tháng 10 Việt lịch là thời gian lão bảo kê không thể có chiến tranh thì cả hai bên cần để phòng một cuộc tấn công bất ngờ vào đối phương. Lão nhắc lại rằng: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông và tất cả các lực lượng quân sự của Tàu trên đất liền đều bị tấn công. Biển Đông chỉ là dây dẫn của thùng thuốc nổ kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Hoa Kỳ đem 70% quân lực của họ đến đây, không phải để uýnh mấy hòn đảo ở bể Đông.
    1 like
  4. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò” Chủ nhật, 05/06/2016 - 11:20 Dân trí Trung Quốc hôm qua 4/6 đã ngang ngược tuyên bố rằng sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Getty) Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề Diễn đàn Shangri-La ở Singapore hôm qua 4/5, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Quan Hữu Phi lớn tiếng nói rằng tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ kiện này. Quan chức Trung Quốc ngang ngược nói rằng tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài. “Do đó chúng tôi sẽ không tham gia cũng như không chấp nhận phán quyết vụ kiện”, ông Quan Hữu Phi nói. Ông này nói thêm: “Lãnh đạo mới của Philippines nói rằng Philippines hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể trở lại con đường đàm phán. Cánh cửa đàm phán vẫn luôn mở”. Những bình luận trên đưa ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài. Tại Diễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, các bên tham gia đồng loạt hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng NATO. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề diễn đàn an ninh Shangri-la hôm qua 3/6, tướng Petr Pavel - chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO - nói rằng: "Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ". Vị tướng này cũng cảnh báo thêm: "Việc thiếu tôn trọng các luật lệ này sẽ dẫn đến bất ổn không chỉ với khu vực mà còn tác động đến quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển vì vậy họ cần tôn trọng luật lệ này. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, họ cần xử lý thông qua các biện pháp thỏa đáng, chứ không phải là không tôn trọng luật lệ và hành động đơn phương". Nhiều đồn đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ trắng trợn lập vùng nhận diện phòng không quanh bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng của Philippines để đáp trả lại phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, tại Diễn đang Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo, nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động. Minh Phương Tổng hợp ===================== Bắc Kinh lại mới ngu nữa rùi! Hoa Kỳ đã hoàn toàn chính danh trên bể Đông qua vụ kiện của Phi Luật Tân. Những con cáo già phố Wall về kinh tế chính trị quốc tế đã dàn trận xong - tuy không qua mặt được lão Gàn - nhưng quả là bậc thầy của Bắc Kinh. Chống lại phán quyết quốc tế, Bắc Kinh đã "Ở trần đóng khố" về tính chính danh trên bể Đông. Hoa Kỳ sẽ căn cứ vào đấy và nhân danh những luật pháp quốc tế cô lập hoàn toàn Bắc Kinh và nhân danh những giá trị chuẩn mực quốc tế để ra đòn. Các chiêu trò chuẩn bị ra mắt. "Bên trong còn lắm điều hay", Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Mún bít ra siu. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì!
    1 like
  5. Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” Thứ 5, 29/05/2014 | 11:27 GMT+7 Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa Họp báo Bộ Ngoại giao: Xâm lược không thể sinh ra chủ quyền Trung Quốc “tự nhận” Hoàng Sa – Trường Sa là của mình? (Tinmoi.vn) Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự. Một số thông tin về Hội nghị San Francisco Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản. Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa. Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này. Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu. Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản. Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này. Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952. Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng. Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu. Tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị. Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư liệu. Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam. Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco. Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô. Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế. Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào. Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa. Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”. Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này. “Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói. Duy Minh Nguồn : Người đưa tin
    1 like