-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/06/2016 in all areas
-
Báo Mỹ lo Trung Quốc tạo trận Trân Châu Cảng mới Thứ tư, 15/06/2016 - 23:00 Theo National Interest, dù Mỹ đang sở hữu dàn vũ khí công/thủ cực mạnh, nhưng như thế là chưa đủ đối đối phó với số đông vũ khí Trung Quốc. >> Mỹ muốn dùng “kho vũ khí bay” áp chế Trung Quốc Mỹ thừa nhận Theo số liệu của National Interest, Mỹ hiện sở hữu hơn 8.700 máy bay và 273 tàu chiến triển khai khắp thế giới, các căn cứ hải quân và không quân lớn trên biển, trên đất liền của họ. Những căn cứ này rất dễ bị đánh phủ đầu và tiêu diệt bởi các vũ khí dẫn đường chính xác trong một cuộc chiến tranh cục bộ giới hạn. Hải quân Mỹ không thể hy vọng tàu chiến của họ sống sót nếu bị lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong biên chế hiện nay của Trung Quốc tấn công. "Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc cho rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay nhằm vào các căn cứ và lực lượng Mỹ sẽ không xảy ra hoặc lực lượng phòng thủ hạn chế của họ có thể đối phó được. Nhưng những quan niệm như vậy không còn đúng nữa", Mark Gunzinger và Bryan Clark, hai nhà phân tích từ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nói. Theo Robert Bechkhusen, chuyên gia phân tích quốc phòng, Nga, Trung Quốc và Iran đã đầu tư lớn để phát triển các tên lửa nhắm vào căn cứ Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, nước đang sản xuất với số lượng rất lớn các tên lửa tầm xa có chi phí thấp. Tên lửa chống hạm YJ-18. Trong khi đó, Mỹ có rất ít lựa chọn để bảo vệ các căn cứ nằm rải rác trên các hòn đảo ở Tây Thái Bình Dương, khác với các cụm căn cứ tập trung dễ phòng thủ ở châu Âu và Trung Đông. Bắc Kinh đã đưa vào biên chế hàng nghìn tên lửa hành trình và hàng trăm tên lửa đạn đạo có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, đảo Okinawa của Nhật Bản và đảo Guam ở Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đã triển khai các khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot đến Tây Thái Bình Dương, nhưng mục tiêu mà hệ thống này nhắm đến chỉ là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không có cơ hội nếu như Trung Quốc dùng tên lửa tấn công dồn dập và ồ ạt vào các căn cứ Mỹ. Các tàu mặt nước Mỹ cũng phải đối mặt mối đe dọa tương tự. Theo Beckhusen, các hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình trên tàu chiến Mỹ như Aegis cùng các tên lửa phòng không như Sea Sparrow, SM-2, Sm-3 và SM-6 khó có thể đánh chặn được toàn bộ những tên lửa đang lao tới. Một khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị khoảng trên 90 tên lửa phòng không nhưng không hẳn mọi tên lửa này đều bắn trúng mục tiêu. Theo các chuyên gia ước tính, đối thủ có thể dùng 32 tên lửa diệt hạm giá trị chưa đến 100 triệu USD để buộc tàu Mỹ phải sử dụng hết số tên lửa SM-6 trị giá 300 triệu USD và chỉ có tỷ lệ bảo vệ thành công ở mức 70%. Đó là chưa tính tới giá trị khoảng 2 tỷ USD của khu trục hạm. Một tên lửa của đối phương bắn trúng có thể khiến tàu chìm, hư hỏng, hoặc mất khả năng chiến đấu trong vài tuần hoặc vài tháng. Dù tàu sống sót thì nó vẫn phải trở lại cảng để tái trang bị. Tất cả điều đó cho thấy chiến lược của Trung Quốc nếu hiệu quả có thể làm suy yếu hải quân Mỹ. Các tên lửa của Trung Quốc ngày càng thông minh hơn. Đặc biệt, sát thủ diệt hạm YJ-18 của nước này rất nguy hiểm. Mới chỉ được biên chế vài năm gần đây, YJ-18 có thể bay quãng đường gần 467 km với vận tốc xấp xỉ Mach 0,8. Khi tiếp cận mục tiêu trong tầm phòng thủ của vũ khí tàu đối phương, nó tăng tốc lên Mach 2,5 khiến hệ thống phòng thủ rất khó bám bắt và phá hủy. Vũ khí công nghệ cao Vũ khí điện từ sẽ được Mỹ ưu tiên trang bị trên siêu hạm lớp Zumwalt đầu tiên. Theo phân tích của National Interest, công nghệ tàng hình và học thuyết quân sự Mỹ không thể bù đắp được lợi thế giá rẻ và số lượng lớn của tên lửa đối phương, khiến Lầu Năm Góc phải cân nhắc những nguy cơ tổn thất trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột kéo dài nhiều giờ trong tương lai. Một giải pháp khắc phục điểm yếu này có thể là các vũ khí của tương lai như súng laser, pháo điện từ vốn có khả năng tấn công nhiều tên lửa đang bay tới trong phạm vi tương đối gần. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các căn cứ phân tán của Mỹ cần gia cố khi cần để buộc Trung Quốc sử dụng nhiều tên lửa, tốn kém và tốn nhiều vũ khí tầm xa hơn. Để tấn công các bệ phóng tên lửa trước khi nó khai hỏa, Mỹ cần sử dụng nhiều máy bay không người lái (UAV) và oanh tạc cơ tàng hình như B-21 xâm nhập khu vực phòng không của Trung Quốc và tung đòn phủ đầu. Mỹ cũng không phải từ bỏ các tên lửa phòng không mà chỉ không thể dựa vào các biến thể tầm xa và đắt đỏ hơn. Việc phát triển các vũ khí điện từ sẽ rất tốn kém, khoảng hàng chục triệu USD mỗi đơn vị vũ khí, vì thế nó sẽ không phổ biến bằng các vũ khí laser, vũ khí vi sóng năng lượng cao và các tên lửa tầm ngắn, tầm trung có thể khai hỏa đồng loạt. Trong trường hợp tên lửa địch vượt qua được các vũ khí này, các tàu chiến hải quân Mỹ vẫn còn các vũ khí tầm gần như pháo bắn cực nhanh Phalax để hạ tên lửa trước khi nó bắn trúng, nhưng đây là giải pháp cuối cùng. Mỹ cũng có thể kết nối mạng toàn bộ các vũ khí tầm ngắn với các pháo điện từ để tạo thành mạng lưới gồm nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu ở tầm trung hơn. Dù vậy, các tên lửa Trung Quốc đối đầu với UAV, vũ khí laser và pháo điện từ Mỹ sẽ không thể biết vũ khí nào giành chiến thắng, trừ khi một cuộc chiến thực sự nổ ra, ông Beckhusen nhấn mạnh. Clip Hải quân Trung Quốc khoe cơ bắp: Theo Thùy Dung (tổng hợp) =========================== Cái này lão cũng nói lâu rùi nhá! Thứ nhất: Tung Coóc hổng phải Iraq. Thứ hai: Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất thảm khốc. Bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi lão gõ xong hàng chữ này, lão cảnh cáo rằng: Cả hai siêu cường Mỹ và Tàu, đều cần hết sức cảnh giác. Cho đến hết tháng 10 Việt lịch là thời gian lão bảo kê không thể có chiến tranh thì cả hai bên cần để phòng một cuộc tấn công bất ngờ vào đối phương. Lão nhắc lại rằng: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông và tất cả các lực lượng quân sự của Tàu trên đất liền đều bị tấn công. Biển Đông chỉ là dây dẫn của thùng thuốc nổ kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Hoa Kỳ đem 70% quân lực của họ đến đây, không phải để uýnh mấy hòn đảo ở bể Đông.6 likes
-
Quán vắng!
letruongduy and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cháu tiên tri mù Vanga tiết lộ bí ẩn về “lời sấm” của bà Thứ tư, 15/06/2016, 21:40 (GMT+7) (Văn hóa) - Nhà tiên tri mù Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình. >> Những tiên tri linh ứng về thảm họa thiên nhiên môi trường >> Hậu duệ của bà Vanga đã xuất hiện >> Ông Nguyễn Phúc Giác Hải nhận định về tiên tri rợn người của Vanga >> Kinh hãi với những tiên tri "rợn tóc gáy" của bà Vanga năm 2016 >> Những lời tiên tri kinh hoàng đã “trở thành sự thực” của bà Vanga Hiện tượng kỳ lạ nhà tiên tri mù Vanga giờ được cả thế giới biết tới. Dưới đây là bài học sức khỏe tinh thần của nhà tiên tri do chính cháu gái của bà Kraximira Xtôiankôva ghi chép lại. Hãy xem bà nói gì về điều này: – Mọi thực thể sống, toàn bộ Trái đất và cả Vũ trụ đều tuân theo một nhịp điệu và trật tự Vũ trụ nghiêm ngặt nhất định. Phá vỡ trật tự đó, dù là ở mức độ nhỏ nhất cũng dẫn tới những hậu quả lớn khó tránh khỏi, mà nhân loại sớm muộn gì cũng phải trả giá đắt cho chúng. Và bây giờ cũng đang phải trả giá. – Vâng, nhưng là thế nào để tiến tới trật tự đó? – tôi hỏi (Kraximira Xtôiankôva). – Đừng phá vỡ sự hài hoà. – Nhưng làm thế nào để sống nhịp nhàng với nó? – Người hiền sẽ đạt tới sự hài hoà với thiên nhiên và con người xung quanh. Lòng tốt đó là phẩm chất chủ yếu của con người. Con người không có quyền trở nên vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác, mỗi người, dù anh ta là ai cũng đều phải thực hiện sứ mệnh của mình trên mặt đất… Mỗi một cuộc đời đều có khả năng tự phát triển vì những mục đích cao cả. Và tất nhiên chúng ta không có quyền coi thường trách nhiệm cao cả đó. Nhưng nếu trao quyền tự do đó cho người tồi thì chúng ta sẽ vô tình trở thành đồng loã cho tội lỗi của cái ác, chúng ta kìm hãm quá trình hoàn thiện đạo đức. Tôi muốn minh họa ý kiến của Vanga về bản chất của sự phát triển con người hài hoà bằng một số ví dụ: …Một người đàn ông đứng tuổi, mệt mỏi, ăn bận xuyềnh xoàng đứng bối rối trước mặt Vanga. Sau khi trấn tĩnh được ông ta hỏi: – Bà chị hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ – bà nhà tôi mới chết, tôi còn trơ trọi một thân một mình. – Tại sao lại một mình? – Vanga ngạc nhiên – Tôi nhìn thấy 7 người con của anh. – Vâng – người đàn ông trả lời – tôi có nhiều con nhưng chúng chỉ có những mối quan tâm của chúng thôi, chứ chẳng có thời gian dành cho cha. Chúng hoàn toàn quên tôi rồi. – Anh bạn ơi, đối với những người bị con cái lãng quên, ở nước ta đã có những nhà dưỡng lão, ở đó có thể sống yên ổn cuối đời. Hãy để cho nhà nước lo cho anh, anh sẽ còn sống lâu và sống tốt hơn bây giờ. Tôi hiểu, là một người cha, anh sẽ đau đớn khi nghe những lời của tôi, nhưng hãy biết rằng, các con anh sẽ phải trả giá nghiệt ngã cho việc con thường nghĩa vụ làm con của mình. Trong cuộc sống của chúng ta, thờ ơ với người thân, đui điếc trước nỗi khổ người khác, chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị trừng phạt. Mỗi lần mẹ tôi đề nghị Vanga tiếp một người quen của mình. Bà này thường khó ở vì một điều gì đấy. Nhưng Vanga lại cương quyết trả lời: – Không, bà ta hoàn toàn chẳng ốm đau gì hết! Bà ấy là một người tồi! Bà ấy muốn sao cho cả thế giới tội nghiệp của chúng ta chỉ quanh xung quanh bà ấy và các con bà. Tốt hơn hết hãy để bà ấy nhớ lại xem mình đã lớn lên từ cảnh bần hàn thế nào! Bây giờ bà ấy có đủ thứ mình mong muốn. Nhưng lòng tham vô đáy, mong ước có nhiều đồ đạc, nhà cửa hơn nữa đã hành hạ bà ta. Đấy chính là bệnh của bà ta. Chẳng có loại thuốc nào chống lại căn bệnh này được! Còn có một chuyện rất thú vị. Một hôm có đôi vợ chồng đứng tuổi ở một làng nhỏ bé Pleven tới gặp Vanga để xin lời khuyên về những nỗi cay đắng và bệnh tật của mình. Bỗng nhiên Vanga quay sang phía ông chồng và hỏi: – Thế anh không quên chuyện về cái dây thừng đấy chứ? Người đàn ông ngơ ngác không hiểu, nhưng vợ ông ta lập tức nhớ ngay ra chiếc dây bất hạnh đó và bà kể lại: Khi cả hai còn trẻ và khỏe, họ có một mảnh vườn lớn. Họ trồng dưa hấu rồi đem dưa đi bán. Tiền thu được cũng khá. Một lần trên đường ông chồng đem dưa ra chợ bán, có một cậu bé đu lên đằng sau xe telega của ông và moi lấy một quả. Ông ta nổi nóng vớ lấy chiếc dây nằm dưới tay mình đánh cậu bé tàn bạo. Vợ ông phải khó khăn lắm mới giằng nổi cậu bé ra khỏi tay ông chồng đang nổi điên. – Vì sự tàn bạo của mình bây giờ anh phải trả giá đó. Quả dưa có đáng gì không? Không có lẽ mọi người đến với Vanga không phải vì những chuyện vạch vãnh. Tôi rất thích ý kiến của một trong những người kính trọng Vanga. Có thể Vanga không tiên đoán cho bạn điều gì cả, mà đơn giản bạn chỉ cần xin một lời khuyên là đủ. Bởi bà đọc được từ cuốn sách của cuộc sống. Có lần tôi hỏi bà: – Dì hãy nói xem con người là gì? Vanga trả lời: – Ngay cả trong câu hỏi đã chứa đựng một câu trả lời: một thực thể lăng xăng, hối hả không ngừng quan sát, nghiên cứu tìm tòi và không tìm thấy cái đáng đi tìm. Xin lỗi, dì đùa đấy. Nếu nói một cách to tát, con người như là một phần của vũ trụ bao la – thì chẳng là gì cả. Một hạt cát bé nhỏ trong cái vô biên. Nhưng trong con người có một ngọn lửa thần thánh. Vì thế con người rất thường xuyên biến chuyển bản thân, không mệt mỏi tìm tòi và nghiên cứu những bí mật còn tồn tại, làm nên những phát minh chưa từng thấy, dũng cảm đi tới sự mạo hiểm chết người. Cái nhìn cương quyết của con người nhằm hướng bầu trời, những khoảng không Vũ trụ không làm cho con người sợ hãi, con người nhìn thấy và đếm được các vì sao. Hai trăm năm nữa, con người sẽ tiếp xúc với những anh em về trí tuệ từ những thế giới khác. Những người hàng xóm – Hungari của chúng ta sẽ thiết kế được những máy móc mà nhờ đó họ lần đầu tiên bắt được những tín hiệu từ Vũ trụ. Còn những tri thức đúng đắn về Vũ trụ thì nên tìm trong những cuốn sách cổ thiêng liêng. – Còn trước đó thì sao? – Thế giới đang trải qua nhiều thảm hoạ và những chấn động mạnh. Bản thân nhận thức của con người cũng thay đổi. Thời kỳ nặng nề đang tới. Mọi người được phân chia theo dấu hiệu niềm tin (tôn giáo). Một học thuyết thông thái và cổ nhất sẽ quay lại với họ. Người ta hỏi dì: “Khi nào thì thời kỳ đó tới?” Không nhanh đâu! Xiry vẫn còn chưa sụp đổ (Câu chuyện này được ghi lại vào tháng 5 năm 1979 và xin thề là tôi không biết ý nghĩa phù thuỷ là gì bao hàm trong bốn từ cuối cùng). Mẹ tôi kể: – Mẹ thường sang nhà Vanga vào sáng sớm, khi dì còn chưa bắt đầu tiếp khách. Nhiều khi nhìn thấy dì rất mệt mỏi, mẹ hỏi tại sao dì không ngủ và thường nghe câu trả lời: â??Tôi không thể ngủ được bởi vì ban đêm tôi có mặt ở những điểm nóng khác nhau trên Trái đất, tôi nhìn thấy những cảnh tượng khủng khiếp của chiến tranh và tai họa. Tôi muốn ngủ chút ít bây giờ, nhưng không thể bởi vì mọi người lại đã đợi tôi”. – Sau một trận lụt lớn ở Scopine – mẹ tôi kể tiếp – mẹ cùng dì Vanga sang Strumitsa tới thăm người bạn cũ Panđe Ascanov. Ông hết sức tuyệt vọng vì nhà cửa của ông ở Scopine hầu như bị lũ cuốn sạch. Tiện thể Panđe hỏi Vanga: “Có nên chữa lại ngôi nhà hay không, tốt hơn hết là tích góp tiền xây nhà mới”. Vanga trả lời: “Còn nhà mới gì nữa! Hãy chạy khỏi Scopine, bởi sắp tới ở đây sẽ bùng nổ một cái gì đó còn khủng khiếp hơn trận lụt vừa qua. Hãy ở lại Strumitsa này”. Một tuần sau, một trận động đất khủng khiếp đã tàn phá tận gốc Scopine, rất nhiều người chết và bị thương nặng. Vào đầu năm 1968 Vanga mấy lần rơi vào trạng thái xuất thần và cứ nhắc đi nhắc lại: “Hãy nhớ tới Praha! Hãy nhớ tới Praha! Mây đen đang tụ đặc trên thành phố và từ mây đen vang lên giọng nói: “Chiến tranh! Praha sắp biến thành cái bể kính, mà trong đó những kẻ điên sẽ bắt cá. Vâng, vâng, chính là như vậy!” Có rất nhiều người cũng như tôi đã chứng kiến và nghe thấy những gì Vanga nói khi đó, tất cả họ có thể khẳng định điều này. Rất nhanh sau đó, cả thế giới được chứng kiến những sự kiện bi thảm ở Tiệp Khắc. Nhưng Vanga ngụ ý gì khi nói rằng Praha biến thành bể kính ở đó người ta bắt cá, thì tôi cảm giác rằng cho đến hiện nay vẫn không ai hiểu. Thường thì Vanga không giải thích: những gì bà nói ra, đặc biệt khi điều đó động chạm đến những sự kiện lớn có tính chất vận mạng. Có thể nghe được ở bà những điều mà bản thân bà cũng không hiểu. Công việc của bà là truyền đi những gì nghe được. Vanga thường tránh nói về chính trị, điều đó có lý do của nó. Bà sợ lời của bà có thể được giải thích những cách rất khác nhau. Nhưng quả thật, cũng có một vài lần bà nói về đề tài này. Cách đây khoảng chục năm đã có một cuộc đàm đạo thú vị giữa bà với nhà báo Libăng Abđel Amir Abđala. Về những ấn tượng của mình trong cuộc gặp gỡ này nhà báo đã chia sẻ với bạn đọc trong tờ tuần báo chính trị “Al.Kitakh al arabi”. Bài báo này được dịch sang tiếng Bungari và đăng trong tạp chí “Bulgaria de Oji” – Số 2 năm 1982. Thiết nghĩ không phải tất cả mọi người quan tâm tới Vanga đều đã đọc bài báo này nên tôi cho rằng có thể trích ra đây vài đoạn. “Vanga có một căn phòng giản dị như trăm ngàn các căn phòng khác. Ở giữa phòng là một lò sưởi điện. Vanga ngồi trên đi văng trải thảm sọc xanh và vàng da cam. Nói chuyện với bà, tôi cố gắng tập trung sức mạnh tinh thần vào những ý nghĩ của mình để không bị rơi vào ảnh hưởng của người phụ nữ này. Tôi tháo kính và nhìn mặt ba người phụ nữ khác ngồi trong góc phòng. Mọi thứ vẫn còn in trong tâm trí tôi. Im lặng ngự trị. Gương mặt Vanga toả ra sự yên tĩnh. Bà ngửng đầu và nói bằng một giọng mạnh mẽ tự tin: – Nhà báo Libăng hãy lại đây và ngồi xuống. Hãy để người lái xe ra ngoài! – Đây là dấu hiệu đầu tiên cho tôi thấy sức mạnh của Vanga. Làm sao bà đoán được rằng người lái xe đang ngồi trong phòng. – Hãy đưa miếng đường đây, nhà báo! Tôi lấy từ trong túi ra miếng đường và đặt lên bàn để xem. Vanga cầm nó lên như thế nào. Không chút khó khăn, bà đưa tay ra và cầm ngay được miếng đường và bắt đầu sờ nắn nó. Bàn tay bà rất tự tin. Bà quay sang phía tôi và tôi cảm thấy bà nhìn thấu tâm hồn tôi. Vanga nói: – Cậu có cặp kính mà cậu vẫn thường đeo trong những cuộc gặp gỡ và những tình huống quan trọng. Tại sao bây giờ cậu lại tháo nó ra? Đó là đòn thứ hai giáng vào sự thiếu tin tưởng của tôi đối với sức mạnh của cái nhìn nội tại của bà. – Hãy nghe đây – bà nói – cha mẹ cậu đang sống ở Libăng. Vào thời điểm này mẹ cậu đang ở nhà, còn cha cậu thì không. Có lẽ ông đang làm việc ngoài đồng. Cậu sống ở thành phố và làm nghề báo được 12 năm. Cậu viết về những vấn đề chuyên ngành của mình, đôi khi cũng viết về chính trị. Nhưng đóng góp của cậu ở đây không lớn lắm. Năm 1982 và 1983 sẽ đem lại cho cậu thành công lớn trong công việc. Sau này cậu sẽ có bảy đứa con, còn khi cậu 42 tuổi, cậu sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh lớn, nhưng tôi sẽ không nói ai là kẻ mở đầu cuộc chiến tranh này. Cậu theo đạo Hồi, hãy tuân thủ nghiêm ngặt những ngày lễ của lịch Hồi giáo. Các bạn có một văn bản thiêng liêng lớn đó là kinh Côran. Cậu phải chăm chú đọc nó, đặc biệt từ chương IX đến chương XII. Im lặng một lúc, Vanga tiếp tục: – Năm 1984, ở Xiry sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh lớn vì các vấn đề quốc tế của nó đang trở nên phức tạp. Cậu đã đến Jeruxalem bao giờ chưa? Bây giờ tôi đang nhìn thấy Bagđa. Thành phố Bagđa là gì vậy? Cậu sắp đi tới đó. Bà tiếp tục không để cho tôi kịp ra câu hỏi: – Ở Libăng sẽ có những vấn đề từ tứ phía. Tôi nhìn thấy dòng sông Nin hùng vĩ. Cậu sẽ tới thăm đôi bờ của nó. Trước mặt cậu có rất nhiều ngả đường. Ngừng một chút, bà tiếp bằng giọng đều đều: – Libăng bị bao bọc bởi những ngọn lửa. Tôi nhìn thấy nhiều quả đỏ và nhiều nước. Nhưng ở nước bạn sẽ không có và sẽ không dầu lửa. Sau đó Vanga hỏi tôi: – Ai đã kể cho cậu biết về tôi? – Tổng biên tập Ualid Al-Huxein, chính ông cũng muốn nói chuyện với bà. Tổng biên tập Ualid Al-Huxein. Vanga im lặng một lúc, sau đó lại xoay miếng đường giữa những ngón tay. Lát sau bà nói: – Hiện nay ở Libăng có rất nhiều xe quân sự hạng nặng. Vào tháng 5 năm 1982 bầu trời của các bạn bỗng dưng tối đen. Sau một phút im lặng, bà lại tiếp tục: – Ở Libăng có rất nhiều những uỷ ban khác nhau, chỉ có điều họ chẳng có khả năng bắt tay vào việc gì hết. Các chiến hào vẫn không có binh lính, còn các chướng ngại vật và chiến luỹ sẽ không bị phá vỡ. Tôi nhìn và nghe, còn bà thì nói, hỏi và tự trả lời: – Ai là nhà tiên tri của các bạn? Đó là người truyền đạo khiêm nhường như nhau cho cả người giàu lẫn người nghèo và nhìn thấy ngay ba hành tinh. Giờ đây linh hồn ông ta đang bước vào phòng. Eliax Sarkix là ai? Ông Tổn Thống của các bạn, theo đạo Cơ đốc, chưa vợ, dòng dõi Ả rập. Ông là một nhà chính trị tốt. Nhưng hiện nay ở Libăng đang có quá nhiều quân nhân. Trong tương lai vị trí của ông sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt. Vanga im lặng một chút rồi lại bổ sung: – Tôi nghe thấy ở Brâyrut bây giờ đang có chiến tranh. Lửa lúc tắt, lúc lại bùng lên. Cậu có ủng hộ cuộc chiến tranh này không? – Không, tôi không ủng hộ! – tôi trả lời. Bà Vanga đã kể cho tôi nghe tất cả điều đó vào hồi 8 giờ 45 phút sáng ngày 2 tháng 12 năm 1981. Sau này tôi trở về Libăng tôi tìm thấy trong kho lưu trữ những tư liệu cho biết chính vào ngày đó khu vực phía Tây của Bâyrút đã xảy ra những cuộc đụng độ giữa hai tổ chức vũ trang. Tôi biết rằng thường thì Vanga không động chạm đến vấn đề chính trị. Nhưng tại sao so với tôi bà lại nói về điều đó? Có lẽ tình hình chính trị và vận mạng của đất nước tôi đã làm tôi rất lo lắng. Trước khi gặp Vanga, tôi đã nghĩ nhiều về điều đó và những ý nghĩ thầm kín của tôi có lẽ bằng cách nào đó đã in dấu nên trên miếng đường mà tôi vẫn thường cầm theo cả khi ngủ. Còn Vanga thông qua những dấu ấn đó biết được những ý nghĩ của tôi và cố gắng dùng những lời tiên đoán của mình để trả lời những vấn đề đang dày vò tôi. Quay về Xôphia, tôi cứ nghĩ mãi về người phụ nữ mà năng khiếu đã được nhà nước công nhận này. Tôi quyết định không đăng những gì dính dáng đến riêng tôi cũng như không đăng những gì động chạm trực tiếp đến lợi ích của đồng bào và Tổ quốc tôi – Libăng. Tại sao? Bởi vì nếu những gì mà Vanga nói, được xác nhận thì điều đó thật khủng khiếp. Tôi những muốn tin rằng: đó chỉ là những lời đoán mà thôi” . Năm 1978 có một vị khách cao cấp từ Nicaragoa tới thăm Vanga. Khi nói về tình hình chính trị ở nước mình vị khách tỏ hy vọng rằng tình hình sẽ ổn định phần nào. Nhưng Vanga trả lời ông ta: – Không, máu vẫn còn đổ nhiều. Dòng sông máu còn chảy. Ông thậm chí cũng không hình dung nổi điều gì chờ đợi ông… Mọi người thường hỏi Vanga: “Bà chưa chán tất cả những người thường ngày vẫn đến với bà ư? Bà thích nói chuyện với ai hơn?” Bà trả lời: – Đối với tôi tất cả mọi người đều như nhau (bà rất thích nhắc tới câu chuyện ngụ ngôn: Một lần Chúa Trời ra lệnh mở tất cả những quan tài và cử Thiên Sứ xuống xem trong đó có gì. Khi Thiên Sứ trở về Chúa Trời hỏi: hãy nói xem ngươi nhìn thấy những gì? Ngươi có phân biệt được ai là chiến binh, ai là người thường, ai là quan toà không? – Không thưa ngài – Thiên Sứ trả lời – tôi chỉ nhìn độc có xương trắng dưới đất thôi)”. (Theo Kiến Thức) =========================== Quý vị và anh chị em hãy xem kỹ đoạn này Bà Vanga một lần nữa lại nhắc tới thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt. Đây chính là học thuyết cổ xưa duy nhất đủ tư cách quay trở lại với với nền văn minh nhân loại hiện đại. Tiếc thay! Hình như cả nhân loại đang thờ ơ với lời tiên tri của bà Vanga.5 likes -
PHONG THỦY LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC HAY TÂM LINH? Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Thưa các bạn. Một tổ chức nghiên cứu khoa học phi chính phủ thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam có mời tôi tham gia tham luận cho một cuộc tọa đàm liên quan đến phong thủy và tâm linh. Tôi khẳng định phong thủy là một khoa học và không phải là một môn học ứng dụng tâm linh. Và tôi đề nghị viết bài theo hướng này, thể hiện quan điểm của tôi. Ban Tổ chức đồng ý. Tuy nhiên, vì công việc kiếm sống và tôi sang Mỹ làm phong thủy, nên ko có cơ hội tham gia. Bởi vậy, tôi viết bài này để chứng minh với các bạn rằng: Phong thủy là một ngành khoa học theo đúng mọi nội hàm của khái niệm này, cho dù các nhà khoa học thuộc nền văn minh hiện nay định nghĩa như thế nào về khái niệm khoa học. Thưa các bạn Trong từ điển của Trung Quốc hiện đại, họ đã định nghĩa về khái niệm Phong thủy như sau: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc". Là một nền văn minh tự nhận là cội nguồn của Phong thủy và thế giới này mặc nhiên thừa nhận, đã có định nghĩa như vậy thì có thể nói phong thủy là một hiện tượng tâm linh đã được mặc định. Và cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, có thể nói số đông con người khi nghĩ về môn phong thủy vẫn coi là một vấn đề "mê tín dị đoan", một thứ tín ngưỡng mơ hồ và là một điều gì đó còn bí ẩn chưa giải thích được. Như vậy, đến đây có hai vấn đề cần giải quyết: 1/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một tín ngưỡng không? 2/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một ngành khoa học hay không? Chúng ta cần giải quyết hai vấn đề trên. I/ PHONG THỦY CÓ PHẢI LÀ MỘT TÍN NGƯỠNG HAY KHÔNG? Thưa các bạn. Để xác định vấn đề này, chúng ta cần phải xem lại định nghĩa về khái niệm "tín ngưỡng". Theo thư viện mở wikipedia định nghĩa "tín ngưỡng" như sau: Trên cơ sở này, chắc các bạn từ chính các phong thủy gia và những người đã đọc qua vài cuốn sách nói về Phong thủy, cũng thấy rằng: Bản chất của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương nói chung, không hề có bất cứ một hiện tượng nào để có thể phù hợp với định nghĩa về khái niệm "tín ngưỡng" nói trên. Trong tất cả các bản văn cổ về Phong thủy cho thấy: nó không phải là một hệ thống giáo lý và không có bất cứ một biểu tượng tâm linh nào liên quan và được mô tả có tính thần quyền, như "Thần Cây Đa", "Ma cây đề", thậm chí "sơn thần, thổ địa"...vv....cũng không có. Bởi vậy, hoàn toàn không hề có một cơ sở nào để xác định ngành Địa Lý phong thủy phương Đông là một tín ngưỡng. Vậy thì, cái định nghĩa "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa" trong tự điển Trung Hoa hoàn toàn là một sai lầm. Nói đúng hơn là qua định nghĩa của từ điển Trung Hoa, cho thấy một cách hiểu sai về Phong thủy. Đây chính là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Chính nền văn minh Trung Hoa - vốn tự nhận là nguồn gốc của nền phong thủy Đông phương - cũng không hiểu gì về phong thủy. Và là sự tự xác nhận cội nguồn phong thủy không thể thuộc về nền văn minh này. Tôi đã định nghĩa về bản chất của phong thủy nhiều lần trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, nhưng tạm thời chưa nhắc lại ở đây. Mà chỉ lưu ý các bạn đang chia sẻ bài viết này của tôi, rằng: Rõ ràng ngành Địa lý phong thủy Đông phương là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc, xây dựng với những phương pháp, nguyên lý có tính quy luật, tính khách quan, có hiệu quả và có khả năng tiên tri. Như vậy, chỉ cần tính hiệu quả và khả năng tiên tri đã xác định sự khác biệt tuyệt đối so với bất cứ một khái niệm nào được mô tả về nội dung của cả tôn giáo lẫn tín ngưỡng trên thế gian. Bởi vì, tất cả hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo trong lịch sử văn minh nhân loại đều thiếu tính quy luật và khả năng tiên tri. Ngược lại, tính quy luật và hiệu quả ứng dụng tính quy luật có khả năng tiên tri thuộc về phạm trù của các lý thuyết nhân danh khoa học. Như vậy, sau khi xác định rằng: Ngành Địa lý phong thủy Đông phương không phải là một tín ngưỡng và chính những hiệu quả ứng dụng trải dài hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương là cơ sở để đặt vấn đề bản chất khoa học của nó . Tôi sẽ chứng minh điều này với các bạn trong phần tiếp theo đây. Tức là trả lời cho vấn đề được đặt ra: 2/ Ngành Địa lý phong thủy phương Đông có phải là một ngành khoa học hay không? II/ ĐỊA LÝ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG THỰC SỰ LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC. II/ 1. Tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết khoa học với di sản phong thủy qua bản văn chữ Hán. Thưa các bạn. TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô chứng minh rằng: "Phong thủy là một ngành khoa học" với sự tham dự của hơn 400 đại biểu, tại hội trường khách sạn La Thành 208 Đội Cấn Hanoi vào ngày 15/ 12/ 2009. Nhiều đại biểu là giáo sư đầu ngành của các ban ngành thuộc các hội khoa học và cơ quan nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Hôm nay, trong bài viết này, tôi muốn chứng minh rõ hơn về bản chất khoa học của ngành Phong thủy Đông phương. Thưa các bạn. Trước hết, tôi cần khẳng định rằng: Không cần có kiến thức chuyên sâu về phong thủy, chỉ cần bạn đọc xong - dù hiểu hay không hiểu - một cuốn sách phổ biến nhất về phong thủy đang lưu truyền ở Việt Nam là cuốn Bát trạch Minh Cảnh bán với giá 20. 000VND. Qua cuốn sách này, các bạn sẽ thấy rât rõ rằng: 1/ Không hề có biểu tượng thần quyền nào trong phương pháp ứng dụng phong thủy. 2/ Hoàn toàn có tính quy luật, tính khách quan trong phương pháp ứng dụng. Mặc dù tạm thời chưa bàn đến tính phản ánh đúng hay sai của những quy luật này. 3/ Có cơ sở phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và có tính hệ thống, mặc dù chưa hoàn chỉnh. 4/ Có tính lưu truyền có thể nhận thức được để có sự tiếp tục kế thừa trong nền văn minh. 5/ Có tính hiệu quả của sự ứng dụng và có khả năng tiên tri. Tính hiệu quả và khả năng tiên tri của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương đã được xác định hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương và là nguyên nhân để nó tồn tại đến ngày hôm nay. Có thể nói rằng: Chưa một lý thuyết khoa học hiện đại nào, có thể tự hào về sự tồn tại lâu dài hàng Thiên niên kỷ như những ngành ứng dụng của Lý học Đông phương, trong đó có phong thủy. Như vậy, xét trên 5 yếu tố này thì ngành Địa lý phong thủy Đông phương hoàn toàn có những tố chất của một lý thuyết khoa học ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng. Các nhà nghiên cứu khoa học có thể đặt vấn đề về một tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học, là: "Một lý thuyết được coi là khoa học thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được". Trong khi đó, ký hiệu Bát quái, sự phân cung sơn hướng, quy định mệnh trạch và các danh tử, khái niệm của ngành Phong Thủy học Đông phương, như: "khí", sự vận động của các đại lương được mô tả như sao trong Huyền không, sự ảnh hưởng của các phương hướng đến cuộc sống của con người trong ngôi gia...vv... hết sức mơ hồ và không biết phản ánh một thực tại nào? Vậy thì phải chăng nó chưa thể coi là một lý thuyết ứng dụng khoa học, do chưa thỏa mãn được tiêu chí trên? Nhưng, như tôi đã trình bày: chính hiệu quả ứng dụng và khả năng tiên tri - khi hoàn toàn không hề có biểu tượng thần quyền - là một bằng chứng xác định những quy luật tồn tại khách quan trên thực tế đằng sau những mô hình biểu kiến, các phương pháp, quy định và nguyên lý ứng dụng của Địa Lý phong thủy Đông phương. Và cũng chính hiệu quả ứng dụng với khả năng tiên tri là nguyên nhân để ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương tồn tại hàng Thiên niên kỷ đến ngày hôm nay, mà không hề có một biểu tượng thần quyền của tín ngưỡng và tâm linh. Như vậy, vấn đề được đặt ra: "Một lý thuyết được coi là khoa học thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được", chỉ có thể là một hướng nghiên cứu cần tiếp tục khám phá những thực tại quan sát được, qua những mô hình biểu kiến, những khái niệm, những quy tắc và nguyên lý của ngành Địa Lý Phong thủy học Đông phương. Chứ không phải là một luận cứ bác bỏ tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương. Hơn nữa, chính hiệu quả ứng dụng của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương và khả năng tiên tri của nó, cũng chính là một phần của thực tại khách quan có thể quan sát được - cho dù con người chưa hiểu được bản chất của thực tại tương tác này. Và điều này đã làm nên sự tồn tại của ngành Địa lý Phong thủy trải hàng Thiên niên kỷ trong xã hội Đông phương. Vì vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra: về tính khoa học của hệ thống lý thuyết thể hiện qua hệ thống phương pháp luận của ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương, thể hiện ở những tố chất nào? Thưa các bạn. Ngành Địa lý phong thủy học Đông phương là cả một hệ thống lý thuyết và phương pháp luận mô tả hệ thống lý thuyết đó trong ứng dụng. Do đó, để thẩm định một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học, ta phải ứng dụng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, để so sánh đối chiếu với hệ thống lý thuyết ứng dụng của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương. Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phát biểu rằng: "Một lý thuyết hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Ứng dụng tiêu chí khoa học này vào các hệ thống phương pháp luận qua những di sản mô tả liên quan đến sự ứng dụng của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán, thì chúng ta nhận thấy những điểm sau đây: 1/ Không có tính nhất quán. Các cái gọi là trường phái Phong thủy Tàu hoàn toàn mâu thuẫn trong ngay chính nội hàm của nó và sự liên quan giữa những cái gọi là trường phái của Tàu với nhau. Chưa nói đến các di sản khác thuộc về ngành phong thủy nhưng tồn tại rời rạc và không nằm trong các trường phái nào. 2/ Không có tính hệ thống. Đương nhiên khi không có tính nhất quán thì cũng không có tính hệ thống, mặc dù tất cả các cái gọi là trường phái phong thủy Tàu đều mô tả như hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 3/ Không có tính hoàn chỉnh. Tổng hợp hai vấn đề trên, tất nhiên chúng không thể có tính hoàn chỉnh. 4/ Tính quy luật và tính khách quan. Trong tất cả các phương pháp của các trường phái phong thủy theo bản văn chữ Hán đều thể hiện tính quy luật cục bộ. Tất nhiên, nó cũng phản ánh tính khách quan từ những quy luật này. Nhưng tính khách quan được thể hiện ở tính quy luật chưa được thẩm định, cho nên nó chỉ mang tính lý thuyết và không phải vì thế nó phản ánh một thực tại khách quan có thể quan sát được. Cho nên vấn đề thứ 5 được đặt ra là: 5/ Khả năng tiên tri. Khả năng tiên tri của các trường phái, hoặc các phương pháp rời rạc không thuộc trường phái nào đều rất hạn chế. Do đó, nếu chúng ta xét những di sản ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương từ những di sản còn lại qua cổ thư chữ Hán, thì hoàn toàn không phù hợp với tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nhưng đến đây, một vấn đề khác được đặt ra, là: những phương pháp luận trong ứng dụng của ngành Địa lý phong thủy học Đông phương đều mang dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành và Bát quái. Hay nói một cách khác: Ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương là một hệ luận chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, không thể cả một hệ thống phương pháp luận chuyên ngành, là hệ quả của một lý thuyết sản sinh ra nó, lại đầy mâu thuẫn, không hoàn chỉnh và thiếu tính hệ thống, tính nhất quán?! Hơn thế nữa, bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cũng đầy rẫy những mâu thuẫn, từ lịch sử hình thành, nội dung và cơ sở phương pháp luận. Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, ngay cả những nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc, cả cổ lẫn kim, cũng không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời và hình thành trong thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa! Người ta không thể tìm được một cái đúng từ một cái sai. Bởi vậy, phần tiếp theo tôi sẽ trình bày với các bạn là: Cội nguồn văn minh Đông phương và tính khoa học đích thực của Địa Lý phong thủy Lạc Việt. Còn tiếp4 likes
-
Quý vị và anh chị em thân mến. TTNC LHDP được thành lập năm 2006 bởi quyết định của chủ tịch Hội Đông Nam Á, do cố Chủ Tịch Hội Phạm Đức Dương ký và có giấy phép hoạt động của Bộ Khoa Học Công Nghệ. Giấp phép hoạt động vô thời hạn được Bộ Khoa Học Công Nghệ ký cuối năm 2010. Từ khi thành lập đến nay đã qua hai đời giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành hiện nay là Nguyễn Vũ Diệu - tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ năm 2007. Từ đó đến nay, TTNC LHDP đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan. Đến nay do tuổi cao sức yếu, nên tôi - Nguyễn Vũ Diệu, tức Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành TTNC Lý Học Đông phương được sự đồng thuận của ban Giám Đốc Điều hành, đã quyết định: 1/ Chuyển quyền điều hành TTNC LHDP cho anh Hoàng Triệu Hải, Phó giám Đốc thường trực TTNC LHDP , kiêm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại Hanoi lên làm quyền giám đốc của TTNC LHDP. 2/ Bổ nhiệm cô Đỗ Thu Hà làm Chánh văn phòng Đại diện TTNC LHDP tại Hanoi, thay anh Hoàng Triều Hải. 3/ Bổ nhiên anh Huỳnh Phan Thiên Luân làm Chánh Văn Phòng TTNC LHDP tại TP.HCM. Anh Hoàng Triều Hải, Thiên Luân và cô Đỗ Thu Hà chính thức thực thi những nhiệm vụ của TTNC LHDP , chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, từ ngày mùng 4/ 5 Bính Thân Việt lịch, nhằm ngày mùng 8/ 6 2016, theo nội quy, điều lệ hoạt động của TTNC LHDP và pháp luật Việt Nam, trong mọi quan hệ với chức năng được công bố trong thông báo này về hoạt động của TTNC LHDP. Việc chuyển quyền điều hành theo thông báo này sẽ được coi là chính thức, khi được sự xác nhận của Ban Lãnh Đạo Hội Đông Nam Á. Trân trọng thông báo. Nguyễn Vũ Diệu Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh2 likes
-
"Kẻ thù nguy hiểm" của đảng Cộng sản Trung Quốc tái xuất Ngọc Việt 06:31 13/06/16 (GDVN) - Tập Cận Bình đã lường trước được hậu quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với “nhà đầu tư đại tài” đã diễn ra rất gay gắt. Tham bát bỏ mâm xem thường Ấn Độ, Bắc Kinh phải trả giá đắt Việt Nam có thể khai thác được gì từ cạnh tranh thương mại Trung - Mỹ? Thủ tướng Nhật quyết liệt theo đuổi Abenomics và cơ hội cho Việt Nam Nikkei Asian Review ngày 10/6 đưa tin, nhà tài phiệt người Mỹ - tỷ phú George Soros đã tái xuất trong bối cảnh giới đầu tư đang ngày càng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc và nguy cơ Brexit khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh sắp diễn ra. Tờ báo của Nhật Bản cho rằng “nhà đầu tư đại tài” G.Soros quay trở lại công việc kinh doanh đồng nghĩa với việc thúc đầy hoạt động đầu cơ chứng khoán và chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nhiều thực thể kinh tế - chính trị toàn cầu. “Mặc dù Soros được coi là nghỉ hưu thực tế kể từ năm 2011, nhưng giới truyền thông Hoa Kỳ đã thông báo rằng doanh nhân người Mỹ này hiện đang chỉ đạo giao dịch tại Soros Fund Management khi ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế đã có thể nhận diện được. G.Soros từng đưa ra nhiều ý kiến bi quan về nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm đến nay, trong đó có một cuộc hạ cánh cứng là không thể tránh khỏi”. Nhà tại phiệt Mỹ George Soros 85 tuổi, được giới đầu tư xem là “chuyên gia tạo khủng hoảng” khi được nhận định là có vai trò trong 3 cả cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính gần đây nhất. Đó là cuộc khủng hoảng của đồng bảng Anh năm 1992, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng khoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008. Đặc biệt G.Soros đều làm cho mình giàu qua tất cả các cuộc khủng hoảng nêu trên. Nhà đâu tư đại tài George Soros – người có thể gây nguy hại cho Bắc Kinh trong lần tái xuất này. Ảnh: dcclothesline.com. Ông G.Soros cũng được xem là ‘thiên tài bán khống”, có thể “một tay che cả bầu trời” và khiến cho thị trường nhiều phen chao đảo. Ông kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá, bắt đầu từ những động thái được xem là “mượn tạm” tài sản và sau đó bán đi, với nghiệp vụ “mua rẻ bán đắt” rồi trả nợ và hưởng lợi qua chênh lệch giá. Vì vậy, nhiều người cho ông là kẻ dã tâm khi khiến nhiều nền kinh tế chao đảo, nhưng không ai có thể phủ nhận Soros có bộ óc của một thiên tài. Là nhà tiên phong của ngành công nghiệp quỹ đầu cơ, ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, Soros không xa lạ gì với giới doanh nghiệp Trung Quốc. Soros đã được mời tham dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao diễn ra tại đảo Hải Nam năm 2013. Tuy nhiên, khi Soros đã đưa ra nhận định một cuộc hạ cánh cứng không thể tránh khỏi cho những khó khăn của kinh tế Trung Quốc, ông đã gây nên cuộc khẩu chiến ác liệt với Bắc Kinh. Tờ Nhân Dân Nhật báo ngày 30/1 lên án Soros đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, lần tái xuất này của George Soros sẽ khiến cho Bắc Kinh đối diện với nhiều nguy cơ khi nhà tài phiệt này ra đòn và nhắm tới Trung Hoa đại lục. George Soros có thể tấn công vào sự bất ổn của thị trường tài chính, làm cho đồng nhân tệ mất giá, khiến kinh tế Trung Quốc teo lại, dẫn đến nguy cơ sụp đổ Có thể thấy rằng, khi tái cơ cấu lại nền kinh tế của Tập Cận Bình phát huy hiệu quả thì cũng đồng thời khiến cho quy mô nền kinh tế Trung Quốc co lại khi các chỉ số của nền kinh tế hầu hết suy giảm, từ xuất khẩu, nhập hẩu đến giá trị sản lượng kinh tế nội địa, khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Đây là hệ quả của việc chuyển nền kinh tế từ lớn sang mạnh, sự phát triển bùng nổ sẽ chuyển sang phát triển bền vững. Việc co lại của quy mô kinh tế Trung Quốc được thể hiện ở việc giảm mức tăng trưởng, quy mô không lớn nhanh như trước nữa và thậm chí có thể không lơn bề ngoài, nhưng mạnh bên trong qua tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong GDP. Việc tỷ giá đồng nhân dân tệ được điều chỉnh trong những biên độ có kiểm soát, nhằm mang lại lợi ích cho kinh tế Trung Quốc qua công cụ tài chính này. Song nếu G.Soros có ý định và thực hiện thành công ý định của mình, khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng bắt đầu từ tiền tệ thì quy mô kinh tế Trung Quốc không còn co lại có điều tiết theo ý đồ của Bắc Kinh. Ngược lại, nó sẽ bị teo lại một cách nhanh chóng và thể hiện ra là nền kinh tế nhỏ đi ở quy mô GDP, thâm hụt trong tất cả các chỉ tiêu kinh tế và sức mạnh nền kinh tế có thể tụt lại hàng chục năm. Hình minh họa, nguồn: The Telegraph. Có thể thấy điều ấy qua các phương trình kinh tế sau đây. Giả thiết là đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá 10%. Thứ nhất, ta tính là thiệt hại về GDP của Trung Quốc khi nội tệ mất giá: Năm 2016, GDP của Trung Quốc = 71.608 tỷ CNY = 10.907 tỷ USD (theo tỷ giá của Trung Quốc) = 10.798 tỷ USD (theo thị trường ) (*) Khi CNY/ USD giảm 10% thì (*) teo lại chỉ còn = 10.798 x 90/100 = 9.718 tỷ USD Thứ hai, ta tính thiệt hại về gia tăng nợ công của Trung Quốc khi nội tệ mất giá: Năm 2016 nợ công của Trung Quốc tính bằng CNY = 71.608 x 2.49 = 178.304 tỷ CNY. Nếu 30% là nợ của nước ngoài = 178.304 x 30/100 = 53.491 tỷ CNY(**). Khi CNY/ USD giảm 10% thì (**) sẽ tăng lên = 53.491 x 110/100 = 58.840 tỷ CNY. Và lúc đó % ngân sách phải trả nợ nước ngoài là: = 58.840/178.304 x100 = 33% Vậy là khi CNY mất giá 10% thì kinh tế Trung Quốc thiệt hại ít nhất là 13% (gồm 10% GDP teo lại + 3% nợ nước ngoài tăng thêm). Nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trung bình 6,5% thì chỉ cần đồng nhân dân tệ mất giá 10% sẽ kéo kinh tế nước này tụt lùi tới hai năm, gây ra rất nhiều hệ luỵ cùng với những hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới ổn định xã hội. Trong khi giả thiết đưa ra là rất khiêm tốn, nếu so với việc mất giá của những đồng tiền tại Châu Á trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Với Thái Lan thì năm 1996, 1USD = 25,61 bath, đến năm 1997, 1USD = 47,25 bath và năm 1998, 1USD = 58 bath, nghĩa là đồng tiền của Thái Lan mất giá tới 44,16%. Còn với Hàn Quốc thì năm 1997, 1USD = 1.000 won, đến năm 1998, 1USD = 1.700 won, nghĩa là đồng tiền của Hàn Quốc mất giá gần 42%, theo BBC Timeline. Quả là ác mộng với Bắc Kinh nếu “chuyên gia tạo khủng hoảng” Soros tấn công vào thị trường tiền tệ nước này. Tập Cận Bình đã lường trước được hậu quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với “nhà đầu tư đại tài” đã diễn ra rất gay gắt. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thuỵ Sĩ hồi đầu năm 2016, nhà tài phiệt Mỹ đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho tương lai của kinh tế Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2. Có lẽ George Soros sẽ ra đòn với Bắc Kinh trong lần tái xuất này, bởi khi nhà tài phiệt này xuất hiện nghĩa là ông đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền của mình và như ông cho biết đó là nguy cơ Brexit và khó khăn của kinh tế Trung Quốc. Theo người viết thì có thể nhận diện 3 hiệu ứng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khiến cho“thiên tài bán khống” hành động và sẽ thành công. Thứ nhất, gần đây Bắc Kinh liên tục bơm thêm tiền vào thị trường, chứng tỏ thị trường tài chính Trung Quốc vẫn còn bất ổn, cụ thể là niềm tin của giới đầu tư vẫn chưa được củng cố lại, vẫn phải cần tới cú hích của chính phủ. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn điều tiết đồng nội tệ theo biên độ có lợi cho kinh tế Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ vai trò của nhà nước quá lớn, đồng nghĩa khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn rất yếu và đây chính là yết hầu cho Soros xuất chiêu. Thứ hai, tình hình bế tắc sau cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung kết thúc, khiến cho làn sóng đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc có thể gia tăng. Giới đầu tư lúc này hướng về Trung Hoa đại lục chủ yếu là hướng vào thị trường vốn, khiến cho nguồn cung tăng trong khi người sử dụng vốn lại giảm. Ứ vốn trên thị trường là một trong những dấu hiệu đầu tư sản xuất suy giảm. Cung tăng, cầu giảm sẽ là cơ hội cho chiêu thức mua rẻ và sẽ bán đắt của G.Soros. Thứ ba, cả Abenomics lẫn Modipolicies đều đã tìm ra đột phá khẩu cho mình và điều đó đồng nghĩa với mũi chiến lược kinh tế dịch vụ - nhất là dịch vụ tài chính – của tái cơ cấu giảm đi rất nhiều công hiệu. Trong khi Hong Kong không sáng sủa bởi ảnh hưởng từ chính trị sẽ khiến cho Soros té nước theo mưa, kéo luôn cả Thượng Hải vào vòng bất ổn. Từ đó việc tung đòn tâm lý hoang mang sẽ gây nên tình trạng hỗn loạn trên thị trường và đó là điều mà Soros chờ đợi. Đặc biệt nguy hại là khi Bắc Kinh ngấm đòn bởi kinh tế Trung Quốc teo lại, sức mạnh của nó suy giảm, sự tác oai tác quái từ những công cụ của Tập Cận Bình giảm công lực thì những đối tác, đối thủ của Trung Quốc có thể miễn nhiễm với “những cơn ho suyễn” từ Bắc Kinh. Đó là sự lợi hại của chiêu trò mà G.Soros thực hiện và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã chứng minh cho sự lợi hại ấy, khi nó chỉ gây thiệt hại cục bộ với một số nền kinh tế mà thôi. George Soros có thể tấn công vào “gót chân Asin” của chiến dịch “đả hổ đập ruồi” và gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc Người viết từng phân tích, nền kinh tế Trung Quốc có những nét riêng có của nó, thể hiện rõ nhất là sự tồn tại cả “của chìm” lẫn “của nổi” và điều đó khiến cho thị trường chứng khoán không phải là phong vũ biểu chân thực của nền kinh tế này. Những nét riêng cùng với sự can thiệp sâu của chính phủ vào quá trình vận hành của nền kinh tế, khiến cho kinh tế Trung Quốc có thể miễn nhiễm với những tác động trái chiều của nhiều quy luật của thị trường tự do. Điều đó cũng khiến cho nhiều sự trừng phạt của các định chế hay thực thể kinh tế trên toàn cầu không diễn ra theo hiệu ứng tất yếu và đã gây bất ngờ cho giới phân tích. Tuy nhiên, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thực hiện chiến dịch “đả hổ đập ruồi” trong cuộc chiến chống tham nhũng, với việc làm trong sạch bộ máy lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp cơ sở tới cấp trung ương. Chiến dịch thanh lọc này đã gây nên sự chuyển biến trong toàn xã hội. Song bên cạnh những thành quả đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng là củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì cùng với đó nó cũng gây nên nhiều hiệu ứng bất lợi cho sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Đó là sự kiềm chế hiệu quả chính sách kích cầu nội địa – một trong ba mũi nhọn chiến lực của tái cơ cấu lại nền kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình và đây chính là “gót chân Asin” của chiến dịch “đả hổ đập ruồi”. Có thể thấy rằng, lực lượng có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm – trọng tâm của kích cầu nội địa – là tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, trong đó có gia đình và người thân của cán bộ công chức - đối tượng quan trọng nhất trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” của Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: BBC. Tuy nhiên, sự quyết liệt của chiến dịch chống tham nhũng đã khiến cho việc mua sắm của gia đình và người thân quen cán bộ đã trở nên hạn chế rất nhiều. Có lẽ việc “chỉ mặt gọi tên” với tội danh vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của đảng không những đã làm cho những kẻ tham nhũng khiếp sợ mà còn khiến cho những người trung thực cũng ngán chiến dịch này. Điều đó khiến cho họ không dám thể hiện sự sung túc trong đời sống vật chất và thế là một lực lượng rất lớn những ngưởi có khả năng tiêu dùng những không dám tiêu xài. Do vậy, chỉ số CPI của Trung Quốc không gia tăng mạnh, dù được chính phủ kích thích. "Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi vốn chi tiêu nhiều nhất, trong đó có những người công chức hay người nhà của họ vẫn thường mua ngọc trai tốt nhất của chúng tôi làm quà tặng. Nhưng bây giờ, tất cả họ đều sợ hãi ông Tập, bởi lẽ trong chiến dịch chống tham nhũng, không ai muốn được nhìn thấy mang đồ trang sức đắt tiền", BBC ngày 11/3 dẫn lời một người chủ cửa hàng bán ngọc trai tại Bắc Kinh. Điều đó khiến cho đại gia không biết khi nào mới hết phải giả ăn mày và “của chìm” không biết khi nào mới trở thành “của nổi”. Tất cả những gì thuộc về “của chìm” sẽ phải mãi là của để dành mà ông bà, cha mẹ để dành cho con cháu. Tuy nhiên, khoản “phúc đức” tích luỹ được ấy sẽ có thể chẳng còn bao giá trị nếu đồng tiền mất giá. Và đó chính là điều mà George Soros có thể hướng tới để gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc. Theo The Guardian ngày 9/6: “Trong một email gửi cho The Wall Street Journal, Soros cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo chính trị và điều đó tạo nên bởi sự phức tạp trong khả năng đối phó với các vấn đề tài chính”. The Guardian cũng cho biết, Soros Fund Management đã tăng đầu tư vào vàng, xem như là một tài sản khá an toàn khi khủng hoảng tài chính. Vậy là Soros đã có những động thái rất nguy hiểm với Bắc Kinh. Giới đầu tư Hoa Kỳ vốn không hài lòng với Soros vì những rủi ro mà ông tạo ra cho chứng khoán nước này trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Song có lẽ lần này Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Soros, như Trung Quốc cáo buộc “Soros, chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Mỹ đã bắt đầu tấn công tổng lực vào nền kinh tế Trung Quốc”, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2. Tóm lại, việc tỷ phú George Soros tái xuất lần này có thể khiến cho kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại rất lớn nếu ông ta thể hiện đúng tính cách của mình và đúng với vị thế của một “kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tuy nhiên, Soros không thể gieo bão cho Bắc Kinh nếu như Tập Cận Bình và giới lãnh Trung Nam Hải không tự làm yếu mình qua những hành động không hợp lý gần đây và để lộ “gót chân Asin” cho “nhà đầu tư đại tài” có thể tấn công và hưởng lợi. Ngọc Việt ====================== Nếu quả thực ông Soros tạo ra được một cuộc khủng khoảng tài chính ở Trung Quốc thì điều này cũng chỉ là sự kiện cụ thể hóa cho lời tiên tri của Lão Gàn về cuộc khủng khoảng kinh tế Trung Quốc vào cuối năm nay. Xét về bản chất của vấn đề thì nền kinh tế Trung Quốc phải có những điểm yếu để có thể tác động. Nếu không có những điểm yếu này thì ông Soros sẽ không thể tác động. Nó tương tự như điểm yếu của Achilles phải có sẵn ở gót chân đã thì hoàng tử Paris mới có thể tiêu diệt được.2 likes
-
III.VỀ WEBSITE Hiện nay bài đăng trên Website rất ít đc cập nhật tin bài và thường là lấy bài từ website, báo mạng khác. Thực tế thì Website không kém phần quan trọng so với diễn đàn vì khách hàng tìm đến với Trung tâm NCLH ĐP thường phải truy cập vào trang Website trước, sau đó mới tìm thấy Diễn đàn. Trang Website của Trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương nên cải tạo và chuyển dần thành trang báo mạng hoạt động theo Luật báo chí. Tin bài cập nhật hàng ngày. Có đội ngũ Ban Biên Tập, tiếp nhận bài viết và có chế độ nhuận bút cho Cộng Tác Viên (đối với những bài viết đc chọn đăng trên trang Website).1 like
-
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò” Chủ nhật, 05/06/2016 - 11:20 Dân trí Trung Quốc hôm qua 4/6 đã ngang ngược tuyên bố rằng sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Getty) Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề Diễn đàn Shangri-La ở Singapore hôm qua 4/5, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Quan Hữu Phi lớn tiếng nói rằng tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ kiện này. Quan chức Trung Quốc ngang ngược nói rằng tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài. “Do đó chúng tôi sẽ không tham gia cũng như không chấp nhận phán quyết vụ kiện”, ông Quan Hữu Phi nói. Ông này nói thêm: “Lãnh đạo mới của Philippines nói rằng Philippines hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể trở lại con đường đàm phán. Cánh cửa đàm phán vẫn luôn mở”. Những bình luận trên đưa ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài. Tại Diễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, các bên tham gia đồng loạt hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng NATO. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề diễn đàn an ninh Shangri-la hôm qua 3/6, tướng Petr Pavel - chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO - nói rằng: "Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ". Vị tướng này cũng cảnh báo thêm: "Việc thiếu tôn trọng các luật lệ này sẽ dẫn đến bất ổn không chỉ với khu vực mà còn tác động đến quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển vì vậy họ cần tôn trọng luật lệ này. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, họ cần xử lý thông qua các biện pháp thỏa đáng, chứ không phải là không tôn trọng luật lệ và hành động đơn phương". Nhiều đồn đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ trắng trợn lập vùng nhận diện phòng không quanh bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng của Philippines để đáp trả lại phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, tại Diễn đang Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo, nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động. Minh Phương Tổng hợp ===================== Bắc Kinh lại mới ngu nữa rùi! Hoa Kỳ đã hoàn toàn chính danh trên bể Đông qua vụ kiện của Phi Luật Tân. Những con cáo già phố Wall về kinh tế chính trị quốc tế đã dàn trận xong - tuy không qua mặt được lão Gàn - nhưng quả là bậc thầy của Bắc Kinh. Chống lại phán quyết quốc tế, Bắc Kinh đã "Ở trần đóng khố" về tính chính danh trên bể Đông. Hoa Kỳ sẽ căn cứ vào đấy và nhân danh những luật pháp quốc tế cô lập hoàn toàn Bắc Kinh và nhân danh những giá trị chuẩn mực quốc tế để ra đòn. Các chiêu trò chuẩn bị ra mắt. "Bên trong còn lắm điều hay", Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Mún bít ra siu. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì!1 like
-
Thưa các bạn! Hồi xưa các cụ nấu bếp bằng ba ông đầu rau, thì hướng bếp tức cửa lò quay về hướng nào thì hướng bếp được gọi là quay về hướng đó. Sau này, bếp củi thay bằng bếp mùn cưa. May quá nó vẫn có cái cửa lò để định hướng bếp. Nhưng rồi sau này xuất hiện những cái bếp Ga. Thế là các cao thủ phoengshui cuống cả lên vì nó không còn cái cửa lò để định hướng bếp. Thôi đủ thứ chém gió đập ruồi cứ loạn cả lên. Cuối cùng, các thày thống nhất ý kiến được "hầu hết các thày phoengshui trong nước" và cả "cộng đồng phoengshui quốc tế" thừa nhận cứ như đúng rồi, rằng: Cái núm vặn bếp Ga nằm ở đâu thì hướng bếp nằm ở hướng đó. Ối giới ơi! Chẳng may nền văn minh nhân loại không dừng lại ở cái bếp Ga, nó đẻ ra cái bếp điện. Híc! Các thầy lại phán như đúng rồi rằng: Đích thị chỗ nào điện vào thì hướng bếp nằm ở hướng đó. Ây da! Lại cứ như đúng rùi. Nhưng nền văn minh nhân loại lại tiếp tục phát triển đến một giai đoạn cao cấp hơn nữa. Đó là cái bếp từ. Oái oăm một cái là cái nút cảm ứng nằm trên mặt bếp, đường dây điện thì luồn dưới đáy bếp. Tức là đủ cả "Tham Thiên,lưỡng địa", Híc! Cứ theo lý lụn của các cao thủ phoengshui, hẳn từ Tàu thì bây giờ cái bếp hướng ...lên giời. Hì. Chuyên dài chưa kể: Thời bao cấp, cái môn phoengshui chưa phổ biến, nên chẳng ai bàn về phoengshui cả. Các cụ nhà ta thì cứ "Dương quản âm, Dương trước Âm sau". Thường thì tính phổ biến là người chồng trong nhà làm chủ mạng trạch. Thế rồi thời kinh tế thị trường phát triển, nam nữ bình đẳng. Để cho nó phù hợp với cái thời hiện đại - kết hợp truyền thống - các phoengshui gia kiểu Tàu thống nhất ý kiến là ai mần ra kinh tế chủ lực trong nhà thì người đó là chủ trạch mệnh. Ối giời ơi. Vậy cái nhà ông Bầu Kiên đi tù thì bà vợ ông ta lên làm chủ trạch mệnh chăng? Nhà cửa đập sửa lại tan hoang hết à? Cũng có thầy phán: Ai đứng tên sổ đỏ, người đó đứng trạch mạng chủ. Ối giời ơi! Vậy là ông Quách Phác đời Tấn, Ông Triệu Cửu Phong, Ngô Đạo Kính đời Đường, Thẩm Trức Nhưng đời Thanh cứ gọi là sai bét, sách vứt bán ve chai. Vì thời ấy chưa có sổ đỏ. Hì. Chưa hết. Có cụ phoengshui lại phán - sổ nho hẳn hoi: " Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" cho nên nếu bố mất thì trạch mệnh chủ phải đứng tên con trai cả. Ối giời ơi là giời! Khổ thân cho những nhà sinh toàn vịt giời thì khi chồng mất, đem nhà cho ông hàng xóm đứng trạch mệnh chủ chăng? Hì. Bây giờ, khổ một cái là dân số thế giới tăng bất ngờ, cả chục triệu người chen chúc trong một thành phố vĩ dại. Thế là nó đẻ ra cái gọi là chung cư, thế là một vấn nạn nữa cho cái môn cổ học Đông Phương - Phong là "gió", thủy là "nước" này - là hướng nhà tính ra răng? Trước đây, các cụ nhà ta vốn thật thà chất phác, cứ cái cửa quay về hướng nào thì gọi là nhà quay về hướng đó. Nhưng bi wờ, các cao thủ phoengshui lại tỏ ra "pha học" và chứng tỏ cái phoengshui phù hợp với sự phát triển của "zdăng miêng" nhân loại, phán cứ như đúng rồi là: lấy cửa ban công mần hướng. ... Ối giời ơi! Thế những cái căn hộ cao cấp dành cho nhà giàu ở, nó có đến mấy cái ban công, xoay đủ mọi hướng thì lấy hướng nào làm hướng chính? Nếu như chỉ có một ban công ngược chiều hướng cửa thì hướng cửa nay thành cửa sau, tức hậu môn chăng? Vậy là cứ theo các thày phoengshui phán lấy ban công mần hướng thì hóa ra người ở chung cư tàn là chui từ hậu môn chui vào. Híc! Thế này thì chết! Hoặc cũng có trường hợp nhà không có ban công thì các thày khỏi mần phoengshui chăng. Anh chị em Địa Lý phong thủy Lạc Việt chỉ liếc ké - í lộn - like thôi nhá. Không phán gì cả. Thấy các thầy lý lụn mà phát chán. Nên chém gió vài lời cho đỡ buồn.1 like