• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/06/2016 in all areas

  1. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò” Chủ nhật, 05/06/2016 - 11:20 Dân trí Trung Quốc hôm qua 4/6 đã ngang ngược tuyên bố rằng sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Getty) Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề Diễn đàn Shangri-La ở Singapore hôm qua 4/5, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Quan Hữu Phi lớn tiếng nói rằng tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ kiện này. Quan chức Trung Quốc ngang ngược nói rằng tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài. “Do đó chúng tôi sẽ không tham gia cũng như không chấp nhận phán quyết vụ kiện”, ông Quan Hữu Phi nói. Ông này nói thêm: “Lãnh đạo mới của Philippines nói rằng Philippines hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể trở lại con đường đàm phán. Cánh cửa đàm phán vẫn luôn mở”. Những bình luận trên đưa ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài. Tại Diễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, các bên tham gia đồng loạt hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng NATO. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề diễn đàn an ninh Shangri-la hôm qua 3/6, tướng Petr Pavel - chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO - nói rằng: "Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ". Vị tướng này cũng cảnh báo thêm: "Việc thiếu tôn trọng các luật lệ này sẽ dẫn đến bất ổn không chỉ với khu vực mà còn tác động đến quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển vì vậy họ cần tôn trọng luật lệ này. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, họ cần xử lý thông qua các biện pháp thỏa đáng, chứ không phải là không tôn trọng luật lệ và hành động đơn phương". Nhiều đồn đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ trắng trợn lập vùng nhận diện phòng không quanh bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng của Philippines để đáp trả lại phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, tại Diễn đang Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo, nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động. Minh Phương Tổng hợp ===================== Bắc Kinh lại mới ngu nữa rùi! Hoa Kỳ đã hoàn toàn chính danh trên bể Đông qua vụ kiện của Phi Luật Tân. Những con cáo già phố Wall về kinh tế chính trị quốc tế đã dàn trận xong - tuy không qua mặt được lão Gàn - nhưng quả là bậc thầy của Bắc Kinh. Chống lại phán quyết quốc tế, Bắc Kinh đã "Ở trần đóng khố" về tính chính danh trên bể Đông. Hoa Kỳ sẽ căn cứ vào đấy và nhân danh những luật pháp quốc tế cô lập hoàn toàn Bắc Kinh và nhân danh những giá trị chuẩn mực quốc tế để ra đòn. Các chiêu trò chuẩn bị ra mắt. "Bên trong còn lắm điều hay", Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Mún bít ra siu. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì!
    2 likes
  2. VÌ SAO LẠI PHÂN LOẠI ĐÔNG – TÂY TRẠCH TRONG PHONG THỦY ĐỊA LÝ - BÁT TRẠCH? Hoàng Triều Hải. Bản quyền thuộc về TTNC Lý học Đông phương và tác giả Phong thủy địa lý (PTĐL) được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nếu ai quan tâm tới PTĐL đều biết cách tính hướng hung -cát của các hướng đối với chủ nhà, sẽ có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu đối với trạch Chủ. Cung mạng trạch chính là cung bản mạng của chủ nhà và trong môn Bát Trạch sẽ chia mạng trạch làm hai nhóm: Đông tứ trạch (hay còn gọi là Đông trù) và Tây tứ trạch (hay còn gọi là Tây trù). Tuy nhiên, ít ai đặt câu hỏi vì sao lại chỉ có hai nhóm mà không phải là 4 nhóm ? Hoặc sao không phải là Bắc tứ trạch hay Nam tứ trạch ? Có thể nói rằng: việc ứng dụng Phong thuỷ trong cổ thư chữ Hán, coi như là một tiên đề miễn bàn cãi. Đó chính là nguyên nhân để bộ môn Phong thuỷ vốn dĩ là khoa học, trở thành mê tín dị đoan. Từ cái trên nền tảng kiến thức của Phong thuỷ Địa lý Lạc Việt, nhằm khẳng định tính khoa học trong bộ môn Phong thuỷ và thêm các yếu tố để chứng minh sự chính xác trong việc đổi chỗ Tốn-Khôn - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt của PTĐL Lạc Việt, kết hợp với những tri thức khoa học hiện đại, tôi cố gắng trình bày cái hiểu của tôi cho vấn nạn này. Rất mong được mọi người đóng góp ý kiến cho vấn đề thêm hoàn thiện. I. NHÓM ĐÔNG TÂY TRẠCH: Trước hết, hãy xét tới cách chia nhóm, vì sao lại chia nhóm : Đông –Tây chứ không phải là Nam-Bắc? Trước hết, chúng ta xét đến quĩ đạo của trái đất quay quanh mặt trời sẽ tạo ra Ngày & Đêm, Sáng-Tối. Và theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ÂDNH) tương ứng sẽ là cặp phạm trù Dương và Âm. Nửa phía Tây của trái đất là ban ngày thì nửa phía Đông của trái đất sẽ là ban đêm. Ngược lại, khi nửa trái đất đón ánh sáng mặt trời thì cả hai nửa bán cầu trên (Bắc bán Cầu) và dưới (Nam bán Cầu) đều là Ngày hoặc đều là Đêm. Do vậy Đông – Tây mang tính qui luật Âm Dương: Âm trưởng Dương tiêu, Dương trưởng Âm tiêu mô tả sự vận động của tự nhiên nên tính qui luật đó được phân chia thành nhóm chịu tác động của qui luật tự nhiên đó. Trong sự vận động của trái Đất, ngày và đêm - tức Đông Tây - chính là chịu sự tương tác trực tiếp của vũ trụ. Do đó, cổ nhân đã phân định Đông & Tây trạch. Xin được lưu ý rằng, qui luật này là mô tả sự vận động Âm-Dương và không có nghĩa là Đông và Tây sẽ áp dụng cho người sinh vào buổi sáng hay buổi tối. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trục từ trường trái đất được tính theo cực Bắc và cực Nam của trái đất, nhưng nếu xét theo phương thẳng đứng thì chúng ta nhận thấy trục trái đất theo phương thẳng đứng lại là trục Tây Bắc-Đông Nam tức là trục Càn-Khôn (336,5 độ trên la kinh là sơn Hợi thuộc quẻ Càn-hướng Tây bắc) do trục biểu kiến theo cực Bắc-Nam của trái đất nghiêng 23,5 -24,5 độ so với trục đứng. Như vậy Hậu thiên Lạc Việt Bát quái đồ mô tả trục Càn-Khôn chính là trục thẳng đứng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái Đất. Tức đường Bạch Đạo. Trong phong thủy Bát trạch thì Bắc-Nam được coi là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Đông tứ trạch và theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Viêt, chúng ta lại thấy được sự mô tả trục biểu kiến của sự vận động trái đất bằng trục Càn-Khôn <tức là Cha-Mẹ (hướng Tây Bắc-Đông Nam) và theo Phong thủy địa lý Lạc Việt thì Càn-Khôn chính là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Tây tứ trạch , và trục Tây Nam (tốn)- Đông Bắc (cấn) là trục Sinh-Tử. Những người thuộc Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch lại tiếp tục được phân chia thuộc nhóm nào dựa trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt (theo các phương pháp truyền thống là Lạc Thư phối Hâu Thiên Văn Vương ) là nhóm gồm các quẻ tương ứng với hướng trên Hà Đồ , sẽ là hướng hợp với chủ nhà có mạng trạch được tính theo năm sinh của chủ nhà theo bảng tính Bát Trạch tam nguyên. Dựa trên Hà Đồ mà năm sinh được quy thành Quẻ tương ứng với Cung mệnh của chủ nhà. Đông tứ trạch gồm: quẻ Khảm-Ly-Chấn-Tốn tương ứng với các hướng là : Bắc-Nam-Đông-Tây Nam theo PT ĐL Lạc Việt trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt .Còn theo cổ thư thì các hướng Bắc-Nam-Đông-Đông Nam trên cơ sở Lạc Thư phối Hâu Thiên Văn Vương. Tây tứ trạch gồm: quẻ Càn-Khôn-Cấn-Chấn tương ứng với các hướng là : Tây Bắc-Đông Nam –Tây- Đông Bắc theo PT ĐL Lạc Việt trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt . Còn theo cổ thư thì các hướng Tây Bắc- Tây Nam –Tây- Đông Bắc trên cơ sở Lạc thư phối Hâu Thiên Văn Vương. Hà Đồ được sắp xếp theo chiều tương sinh ngũ hành của các quẻ mà ý nghĩa của số quẻ cũng như ngũ hành theo số của Lạc Thư được sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Khắc của chữ Vạn) : 1-6 thuộc hành Thủy, 3-8 thuộc hành Mộc, 2-7 thuộc hành Hỏa và 4-9 thuộc Hành Kim. Ở đây đã có sự gượng ép khi đưa 4-9 vào hành Hỏa và 2-7 vào hành Kim khi mà Hà Đồ sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Sinh. Rất nhiều cuốn sách và tác giả đã đề cập tới ý nghĩa và ngũ hành Hà Đồ và Lạc Thư, nhưng khi sắp xếp trên Bát quái cửu cung thì hoàn toàn không đề cập tới Hà Đồ. Vấn đề ở chỗ, có sự gượng ép từ ý nghĩa của các con số trên Ma Phương 3x3. tuy có sự trùng hợp, nhưng ý nghĩa giữa Bát quái đồ và Ma Phương 3x3 lai khác nhau. Nếu sắp xếp các con số theo Hà Đồ và Bát Quái theo tượng Số Ngũ Hành tương sinh ( bỏ qua sắp việc sắp xếp Quẻ theo hướng). Theo cách đó, ta sẽ được Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt. Có lẽ quá cứng nhắc khi nhất định phải sắp xếp sao cho khi cộng hàng dọc và hàng ngang để luôn có tổng là 15 đã làm mất đi ý nghĩa của chiều ngũ hành tương sinh trên Hà Đồ. Để tìm hiểu thêm về Ma phương 3x3 và Hà Đồ sẽ phân tích ở một bài viết khác. Tham khảo thêm về lý thuyết Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt - Đổi chỗ quẻ Tốn (tây nam)- Khôn (đông nam) qua các bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh có nick name Thiên Sứ Lạc Việt, là người phát hiện phục hồi và ứng dụng lý thuyết này. Tính hợp lý và thống nhất được thể hiện thêm trên các yếu tố sau; 1/ Trong các cuốn sách về Huyền Không cũng như Kinh Dịch đều đề cập tới ý nghĩa,biểu tượng của các con số trong Hà Đồ và Lạc Thư. Ý nghĩa của Hồng Phạm Cửu trù với Lạc Thư và Hà Đồ sẽ không bàn kĩ ở bài viết này. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy sự sắp xếp nguyên gốc của Lạc Thư (từ chữ Tỉnh mà tổ tiên sáng tạo ra Lạc Thư – theo Gs.Lương Kim Định) là sự đối lập của các cặp quẻ mà ngũ hành xung khắc trên hình chữ Vạn. Trong cuốn Thẩm thị Huyền Không của tác giả Thẩm trúc Nhưng, có đề cập tới cát hung của cửu tinh trên Hà Đồ nhưng chỉ để tham khảo. Nếu ta bỏ qua Hướng trên Hà Đồ mà chỉ ghép các Quẻ theo chiều ngũ hành tương sinh, chúng ra sẽ có đồ hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. 2/ Trên Tiên thiên Bát quái đồ, chúng ta sẽ thấy xuất hiện 8 tam giác đối nhau qua đỉnh. Mỗi cặp tam giác đối nhau có tổng số hào Âm và tổng số hào Dương luôn bằng nhau .Đây chính là định luật bất dịch của Tiên thiên Bát quái đồ.- Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Lạc Thư phối Hậu thiên bát quái Văn Vương, định luật này bị phá bỏ hoàn toàn. Ví dụ : Càn - Tốn có tổng số 5 hào Dương+1 hào Âm. - Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt: hoàn toàn thỏa mãn định luật của Tiên thiên bát quái đồ. Ví dụ : Càn-Khôn có tổng 3 hào Dương + 3 Hào Âm. “Không có gì xảy ra trên vòm trời xanh kia mà không có phần đối xứng lại ở quả đất này” II. Ý NGHĨA CÁT HUNG ĐỐI VỚI TRẠCH CHỦ 1. Đông tứ trạch: Khảm – Ly - Chấn - Tốn, theo Địa Lý phong thủy Lạc Việt tương ứng với các hướng Bắc- Nam – Đông – Tây Nam. Vì sao lại xếp nhóm các Quẻ này vào nhóm Đông tứ trạch mà không phải là hướng khác ? Theo phép Qui tàng dịch thì các cặp quẻ thuộc Đông trạch khi phối hợp với nhau, thì được Cát hướng tức là các quẻ Sinh khí (Cấn), Phúc Đức (Càn), Thiên Y (Đoài), Phục Vị (chính là quẻ đó). Nếu phối hợp với các quẻ thuộc Tây tứ trạch sẽ gặp Hung hướng tức là hóa thành các quẻ Ngũ Quỉ (Tốn), Lục Sát (Ly), Tuyệt Mạng (Khảm), Họa Hại (Chấn) 2. Tây tứ trạch: Càn – Khôn - Cấn - Đoài ứng với các hướng Tây Bắc – Đông Nam - Đông Bắc – Tây. Khi phối với các quẻ cùng nhóm sẽ được các quẻ Cấn - Càn - Đoài - Khôn thành Phục vị và phối hợp với các quẻ thuộc nhóm Đông tứ trạch sẽ thành các quẻ Tốn - Khảm - Ly - Chấn Tên của các Hướng biểu trưng cho mức độ Cát –Hung chứ không phải là ý nghĩa theo nghĩa đen của từ, vì mức độ Cát-Hung còn phụ thuộc nhiều yếu tố quan trọng khác trong phong thủy. Còn lý do vì sao quẻ Càn - Cấn - Đoài - Khôn Phục Vị lại được coi là Cát và KHảm -Ly -Chấn-Tốn lại bị coi là Hung thì xin được trình bày ở bài viết khác. Con cảm ơn SP Thiên Sứ đã góp ý cho bài viết của đệ tử. Hà nội tháng 4 năm 2016 Mạnh Đại Quân (hth)
    1 like
  3. Sức mạnh niềm tin Lịch sử đã chứng minh rằng Kỳ tích vĩ đại – tinh thần tạo ra Nước Mĩ hùng mạnh chính là Mỗi người khẳng định tự ta làm giàu Tưởng tượng, sáng tạo nhiệm màu Biến nước Mĩ tự hoang nghèo mà lên (Claude M Bri stol <Sức mạnh niềm tin> xuất bản năm 1948) Kho báu nằm ở trong người Ngẫm sâu vào đó đắp bồi niềm tin Vĩ nhân có khắp mọi miền Đều do thiền quán mở tiềm thức đi Trước khi ngủ bạn nghĩ gì Tiềm thức của bạn sẽ y chấp hành Tiềm thức thiết kế thân lành Khi ngủ ru “Khỏe” sẽ thành thật chân Ý nghĩ là cái nguyên nhân Lời xưa “Tâm tưởng sự thành” đúng y Bạn muốn sáng tác cái gì Nói với tiềm thức, nó ghi tức thời Nó làm đến chốn đến nơi Nó là trợ lý tuyệt vời chữ Trung Bạn như thuyền trưởng ung dung Ý nghĩ, hình ảnh đáng dùng, lệnh nhanh Tiềm thức y lệnh chấp hành Chỉ đâu đánh đấy trung thành với ta Lời nói, ý nghĩ buông ra Đều được tiềm thức nghe và làm ngay Bạn phải kiêng kỵ điều này: Đừng nghĩ lùi bước, đừng gây lời nhàm Qui luật sống - ấy niềm tin Đừng tin những thứ gây phiền cho ta Hãy tin tiềm thức là nhà Sức mạnh của nó cho ta khỏe, giàu Thay đổi cách nghĩ cho mau Sẽ thay đổi phận, nhiệm màu là đây Nghĩ tốt, tốt sẽ đến ngay Nghĩ xấu, xấu sẽ theo dây theo dài Ngã chính là Nghĩ an bài Nghĩ sao thì sẽ thành Ngài thế thôi Tiềm thức chẳng thể hé môi Đầy tớ chấp nhận mọi lời lệnh ra Ý thức như thể vua cha Tiềm thức chỉ biết lệnh là làm theo Nghĩ giàu khỏe, bỏ yếu nghèo Tiềm thức sẽ khiến cảnh theo như lời Ý thức gác cổng suốt đời Bảo vệ tiềm thức khỏi nơi sai lầm Tin vào tốt đẹp, khỏe thân Tức thì tiềm thức sẽ mần xảy ra Lựa chọn là sức mạnh ta Hãy chọn hạnh phúc, sẽ là giàu sang Mặc ai ám thị, bàn ngang Đừng cho nó phạm để làm hại ta Ám thị sở dĩ có là Do mình nghĩ có, do là mình tin Bởi vậy nghe phải chọn tìm Loại bỏ tiêu cực, giữ gìn lòng ta Tâm thức chẳng có xấu xa Tự Nhiên cũng vậy, bởi là Tự Nhiên Vận dụng sức mạnh thiên nhiên Truyền cho tâm thức những điềm lành ngay Khẳng định công việc hàng ngày Mọi điều ta hễ bắt tay là thành Đừng mê tín , đừng run, ganh Đừng để kẻ khác xâm giành ý ta Ta là thuyền trưởng cơ mà Tiềm thức tuân lệnh của ta suốt đời Chọn sức khỏe, chọn yên vui Tự ta xây dựng phận đời cho ta Ý thức thừa nhận tức là Tiềm thức biến nó xảy ra tức thì Bởi vậy linh hướng đường đi Tin vào hạnh vận là vì chính Mi - (chí minh) Tiềm thức điều khiển hành vi - (vì hanh) Biết trả lời mọi việc vì đời ta Những gì ta đã phác ra Vào trong tiềm thức, nó đà hiện lên Ý thức mà nghĩ xấu, hèn Sẽ thành hiện thực, ấy liền họa tai Tiềm thức hưởng ứng dài dài Tư tưởng tốt, xấu an bài trong ta Chớ nên trăn trở, kêu ca Tiềm thức nó sẽ cho ra như lời Sẽ chẳng đổi được cuộc đời Bởi Mi tự chặn mất nơi trong lành Hãy để ý thức ngập tràn Những điều tốt đẹp, làm tiềm thức ghi Tiềm thức sẽ vậy mà đi Tự nhiên ta được những gì ta mong Mỗi khi gặt hái thành công Ta phải cảm nhận cho lòng sướng vui Tiềm thức cũng được thúc xui Giúp ta lại gặt nữa rồi thành công Hãy tin sức mạnh của lòng Tiềm thức ắt giải quyết xong mọi điều Bệnh, đau ta chớ có kêu Sức mạnh tiềm thức sẽ đều chữa xong Niềm tin như hạt gieo mầm Lớn lên theo ý như ngầm có gen Nên phải chăm bón niềm tin Gieo vào tâm trí, nó liền đơm hoa Cái trí tưởng tượng bao la Gieo vào tiềm thức, đó là sức trong Tiềm thức – sức mạnh trong lòng Bệnh gì nó cũng chữa lành được ngay Tiềm thức nếu để ghi sai Thi hành lệnh xấu – bệnh hoài do ta Mọi bệnh có thể xảy ra Do tự ám thị hoặc là thôi miên Chữa lành duy nhất – niềm tin Tiềm thức – sức mạnh vô biên hàng đầu Niềm tin thật giả biết đâu Hễ tin là có nhiệm màu xảy ra Tiềm thức đáp lại đấy mà Nó theo ý nghĩ như là đường ray Định hướng đúng đắn là hay Tiềm thức sẽ chữa lành ngay bệnh tình Phải lập kế hoạch cho mình Chuyển đến tiềm thức tâm tình, ước mong Cứ nghĩ điều ước trong lòng Nghĩ tốt tức tạo dựng xong tín niềm Chớ nghĩ bệnh tật , tổn thương Hãy nghĩ Mi khỏe, bình thường, thành công Tư tưởng vĩ đại cao sang Trở thành hành động phi thường liệt oanh Cầu nguyện lời, ý của mình Nói ra ước vọng chân thành trong tim Thật tin cầu nguyện, tịnh tâm Sẽ có hồi đáp âm thầm hiện lên “Cầu được, ước thấy” như răn Lời xưa dân Việt ngàn năm dạy truyền Ý thức (+) Tiềm thức (=) Niềm tin Lòng tin nhất định làm nên diệu kỳ Bệnh gì cũng tự qua đi Cần gì đến thuốc, cần gì y khoa Cầu nguyện – sức mạnh bao la Cầu cho người khác cũng là, diệu thay Nuôi giữ ước vọng ngày ngày Tâm thức chất chứa vào ngay trong mình Rồi tiềm thức sẽ thi hành Mọi điều ước vọng biến thành thật chân Tưởng tượng là ảnh nội tâm Dù không nhìn thấy, nó ngầm khắc ghi Rồi thành cảnh thật một khi Là do tâm thức thực thi cảnh này Cầu nguyện chớ gượng, chớ rầy Hãy tự ru ngủ , hãy gây mơ màng Giữ vững thái độ tinh thần Quả quyết điều ước sẽ thành như mong Vấn đề chưa giải quyết xong Trước ngủ hãy nhắc cho lòng nó ghi Tiềm thức nhận lệnh tức thì Ta ngủ, nó vẫn thực thi âm thầm Tiềm thức tự giải quyết xong Bỗng nhiên đáp số có trong tỉnh thời Cơ thể tái tạo cuộc đời Giao cho tiềm thức nó thời vẽ nhanh Cứ mười một tháng một lần Tư duy thay đổi là cần cho ta Chớ ganh tỵ, chớ lo xa Hoang mang sẽ tổn những là thần kinh Gây ra đủ bệnh linh tinh Tư tưởng đúng đắn giữ mình khỏe, ngay Ung dung, thư thái ngày ngày Chớ để bức xúc nó gây phiền hà Nhịp điệu sinh học - cho qua ! Tâm thức mới thật chính là quan tâm Trước khi ngủ hãy ước mong Ngủ ngon, thức dậy hân hoan con người Tự mình quyết định giàu thôi Tiềm thức sẽ giúp như lời tự Tôi Tham công, tiếc việc – lỗi thời Tích cóp của cải - để đời mất vui “Giàu, giàu, giàu” niệm một hồi Năm phút trước ngủ, Tiềm thời khắc ghi Ý niệm hóa thật một khi Cảm giác giàu có luôn đi với mình Ý thức, tiềm thức đồng hành Sẽ không xung đột, sẽ thành diệu thay Phải luôn giải quyết từng ngày “Tôi đang phát đạt từng ngày đó thôi” Tiềm thức ghi nhận y lời Đem lại kết quả như đời ta mong Điều gì ta quả quyết xong Đừng phủ nhận nó mà thành uổng công Đồng tiền như thủy triều dâng Khi lên khi xuống phiền lòng làm chi Lệnh cho tiềm thức tức thì Tiền hết lại có, ước chi , được vầy Chê tiền sẽ có hại ngay Tiền sẽ không đến hàng ngày với ta Tiền chẳng phải thánh đâu mà Chỉ là luân chuyển cho qua chẳng buồn Giàu có đích thực – tâm hồn Đừng biến tiền bạc thành nguồn mục tiêu Bần cùng – lòng cạn, tâm nghèo Phải sống đầy đủ mới gieo mạnh giàu Trọng của cải – tính phải trau Thường xuyên tâm niệm “Thích mau nhiều tiền” Sòng phẳng là tính tự nhiên Không làm công, chớ nhận tiền của ai Tư tưởng tích cực an bài Tiềm thức phục vụ cho đời ta vui.
    1 like
  4. Việc cung cấp thông tin chứng minh thư chắc sẽ có một vài bạn lo ngại và đắn đo. Thứ nhất: toàn bộ thông tin của các thành viên được bảo mật và chỉ ban Giám đốc trung tâm lưu hồ sơ. Thứ hai: Với CMT bản chụp qua điên thoại thì hoàn toàn không thể dùng vào được công việc lợi dụng làm điều xấu. Giá trị pháp lý là bản copy có công chứng. Đối với các thành viên đăng ký chỉ để xin tư vấn, chúng tôi sẽ xem xét loại bỏ yêu cầu này và nhóm thành viên này hạn chế chỉ vào được duy nhất box tư vấn. Tôi mong các bạn ủng hộ ý kiến này của BQT vì một diễn đàn dân chủ và uy tín. Trân trọng Mạnh Đại Quân
    1 like
  5. Rất vui có sự đóng góp của bạn Hạ Quốc Huy,. Bạn có thể đăng ký theo link của Phamhung hoặc gửi email trực tiếp :phongthuylacviet@gmail.com. Ban quản trị sẽ sớm lên danh sách QTV và thông báo cho bạn chức năng nhiệm vụ của nơi mình quản lý Xin cảm ơn Bạn
    1 like
  6. Link đăng ký đây Hạ Quốc Huy: https://docs.google.com/forms/d/1ZGvBTgskuQgcbAWU6y2qm1jEIkWlhimHPRg2BrLtKE0/viewform?c=0&w=1
    1 like
  7. Mỹ sẽ “san phẳng” toàn bộ đảo Trung Quốc ở Biển Đông nếu xảy ra chiến sự 04/06/2016 14:18 Long Nhất Lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ Trong khi quân đội Trung Quốc (PLA) vẫn còn rất xa mới đạt được sức mạnh tổng hợp quân sự Mỹ, trong tương lai gần, PLA đang nỗ lực giành được ưu thế trước sức mạnh của Mỹ trong một khu vực có giới hạn hẹp bên cạnh Trung Quốc. Đó là một trong những kết luận thuộc một bản báo cáo dài 430 trang của RAND công bố gần đây, được soạn thảo bởi 14 học giả và có tên gọi là “Tương quan quân sự Mỹ-Trung : Lực lượng, địa lý và sự phát triển cân bằng sức mạnh, giai đoạn từ 1996-2017″. Những nghiên cứu nhấn mạnh rằng Trung Quốc đạt được những tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, nhưng nhấn mạnh lực lượng quân sự Mỹ vẫn luôn giữ được ưu thế trong hầu hết các tiêu chí về quân sự và quốc phòng. Cụ thể hơn, các học giả của RAND phân tích mười tiêu chí khác nhau của năng lực quân sự được cho là rất quan trọng trong những tình huống một cuộc xung đột Trung-Mỹ trên quần đảo Trường Sa, nghiên cứu những khả năng có thể xảy ra trong bốn khoảng thời gian khác nhau từ năm 1996 đến năm 2017. Các phân tích đặc biệt chú ý đến vị trí địa lý và khoảng cách thời gian trong mỗi kịch bản. Trong các kịch bản xung đột, các chuyên gia RAND đã phân tích ưu thế và nhược điểm của cả hai lực lượng Trung – Mỹ theo mười tiêu chí trong từng giai đoạn thời gian mà theo đó, mỗi bên có thể đạt được mục đích chính trị đề ra, bên còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được. Mười tiêu chí đó bao gồm: Tập kích căn cứ không quân Trung Quốc, ưu thế tác chiến đường không của Mỹ với Trung Quốc, khả năng Mỹ thâm nhập không phận, tập kích đường không không phận Mỹ, chiến tranh chống tấn công bề mặt của Trung Quốc, chiến tranh chống tác chiến bề mặt của Mỹ, tấn công trên tầng không gian Mỹ, tấn công trên tầng không gian Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh mạng, năng lực tấn công hạt nhân. Xét trên không gian chiến trường Thái Bình Dương, Mỹ chiếm ưu thế vượt trội trên mọi lĩnh vực, nhưng trong không gian chiến trường hẹp như biển Đông và quần đảo Trường Sa, các học giả RAND gặp những khó khăn nhất định. Nhìn từ góc độ đấu tranh địa chính trị, cả Mỹ và Trung Quốc mặc dù có nhiều mâu thuẫn khác nhau, nhưng cả hai bên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng hai lực lượng đang lao vào một cuộc đấu tranh ác liệt giành lợi thế kiểm soát chiến trường đặc biệt quan trọng có trị giá thương mại đến 5000 tỷ USD này. Tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc Tình đến giai đoạn năm 1996, Mỹ đã thành công trong việc thiết lập một vành đai bao vây kiềm chế Trung Quốc bằng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh và đe dọa kiểm soát mọi hoạt động phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng. Sự phát triển nhanh chóng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo, không quân, hải quân và các lĩnh vực khác dường như đã đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ khỏi vùng nước biển Đông, các tàu sân bay Mỹ đang nằm trong tầm tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, sự xuất hiện những đảo nhân tạo có đường băng quân sự tiếp tục củng cố vững chắc quan điểm chiến lược 2D/AD của Bắc Kinh trên vùng nước Biển Đông. Từ góc độ nhận xét của các học giả RAND, có thể nhận thấy: Nếu trong một cuộc xung đột cục bộ thời gian ngắn trên một vùng nước hẹp như biển Đông, Trung Quốc dường như có thể đẩy lùi được các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực ra khỏi vùng nước biển Đông và khống chế toàn bộ khu vực bằng lực lượng không quân hải quân xuất phát từ các sân bay mới được xây dựng. Nhưng lực lượng thực sự ngăn cản hải quân Trung Quốc thực hiện điều này nằm sâu trong lòng biển Đông, đó là hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ, lực lượng mà sức mạnh hỏa lực có thể nhanh chóng phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ sân bay và các đơn vị tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong loạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk đầu tiên. Nếu trong tính toán của các học giả RAND có đưa yếu tố tàu ngầm tấn công hạt nhân vào bài toán chiến lược chiến dịch Biển Đông, khả năng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xung đột giới hạn hẹp là rất thấp: Tương quan lực lượng tàu ngầm Tương quan lực lượng tàu ngầm: Trung Quốc hiện có 70 chiếc tàu ngầm, trong đó có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 phát triển từ những năm 1970, 6 chiếc lớp Thượng Type 093 phát triển từ những năm 1980 và gần đây nhất đã phát triển thêm 3 chiếc lớp Thượng Type 093G , Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm nguyên tử tấn công Type – 095 với số lượng 5 chiếc đến năm 2020. Ngoài ra Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm diesel điện lớp Kilo, 13 chiếc lớp Tống, 2 chiếc lớp Nguyên Type 041, 6 chiếc lớp Romeo Type 033, 17 chiếc lớp Minh Type 035G, 1 chiếc SSG (mang tên lửa dẫn đường)- Tổng số tàu ngầm diesel điện khoảng 51 chiếc các loại. Tất cả các tàu ngầm Trung Quốc, ngoại trừ Type 095 đều là những chiến hạm đã có nhiều thời gian sử dụng, nếu không tính các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo của Nga thì các tàu của Trung Quốc có đặc điểm là tiếng ồn lớn, rất dễ bị phát hiện. Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang tên lửa chống tàu, nếu tính cả tên lửa Club – S do Nga cung cấp thì tầm bắn đến khoảng 300 km. Tương quan lực lượng Mỹ – Trung Quốc Hoạt động trực tiếp trên chiến trường Biển Đông, lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể tham chiến nhanh chóng là lực lượng tàu ngầm Hạm đội 7 có 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, ngoài các vũ khí trên biển thông thường còn có 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn từ 1.300 km đến 1.700 km. Lực lượng chủ lực trên Biển Đông là lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 với 22 tàu ngầm lớp Los Angeles và Virgina mang được tên lửa hành trình Tomahawk, 3 chiếc Seawolf chống ngầm và hai chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk. Hạm đội 3 Hải quân Mỹ là hạm đội có lực lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất mạnh nhất và cũng là hạm đội tàu ngầm có khả năng chống ngầm tốt nhất. Với các tàu ngầm theo biên chế, lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 Hải quân Mỹ và hạm đội 7 hoàn toàn khống chế được vùng nước biển Hoa Đông, Biển Đông và hướng ra eo biển Malacca. Đại đa số các tàu ngầm lớp Los Angeles được phát triển từ năm 1972 đến năm 1996, là lớp tàu tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ và cũng là lớp tàu thành công nhất trong lực lượng tàu ngầm Mỹ. Sức mạnh lực lượng chống ngầm Biển Đông, biển Hoa Đông là nơi lực lượng tàu ngầm hạm đội 7 và 3 hoạt động mạnh nhất, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đến những năm đầu của thế kỷ 21. Vịnh Cam Ranh là quân cảng và cũng là căn cứ của lực lượng hải quân Liên xô, chính vì vậy, tại Biển Đông, Mỹ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm Mỹ, đồng thời các hoạt động chống ngầm ở khu vực đã giúp cho người Mỹ theo dõi rất sát các hoạt động của tàu ngầm đối phương, bao gồm cả tàu ngầm của Liên xô và Trung Quốc Trong giai đoạn sau này, người Mỹ đã tập trung sự chú ý vào hải cảng quân sự của tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam, với hệ thống công nghệ chống ngầm hiện đại từ không ảnh vệ tinh, các hệ thống truy tìm, kiểm soát tàu ngầm trên biển Đông. Những vụ va chạm giữa hải quân Trung Quốc và các phương tiện trinh sát, tìm kiếm của Mỹ đã cho thấy rõ điều đó. Ví dụ: tháng 4.2001, vụ va chạm giữa chiếc máy bay trinh sát điện tử và chống ngầm EP-3 với máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc, năm 2009 ngư dân Trung Quốc đã tấn công tàu USNS Impeccable và USNS Victorious trong khu vực EEZ, cũng trong tháng 6.2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với một tàu khu trục Mỹ kéo theo anten sonar mảng pha. Điều đó cho thấy, lực lượng Hải quân Mỹ theo dõi rất chặt chẽ mọi hoạt động của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. Căn cứ của đồng minh Ngoài những lợi thế về công nghệ, lực lượng tàu ngầm của Mỹ còn được một lợi thế quan trọng hơn trong cuộc chiến ngầm dưới biển Đông, đó là việc được sử dụng các căn cứ của đồng minh. Những căn cứ quân sự mà Mỹ có thể sử dụng ở Philippines Trong điều kiện căng thẳng gia tăng, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa lực lượng tàu ngầm của mình vào vùng nước biển Đông đến quần đảo Trường Sa. Các hạm tàu mà Trung Quốc có thể sử dụng được chỉ có thể là lực lượng tàu ngầm chiến thuật bao gồm 06 tàu lớp Minh ES5F (Ming); 10 tàu lớp Romeo – Type 033; 04 tàu lớp Tống (Song) Type 039G hoặc 039G1; 01 tàu lớp Kilo. Lực lượng này là tàu ngầm lớp diesel điện phát triển từ những năm 1970, trên thực tế đã lỗi thời và rất dễ bị phát hiện đo tiếng ồn lớn và khoảng cách phải cơ động khá xa. Các tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles Mỹ có thể hành trình lâu dài dưới nước tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, sử dụng các hải cảng quân sự Philippines. Khoảng cách từ hải cảng này đến Trường Sa rất gần và các tàu ngầm nguyên tử Mỹ có khả năng triển khai nhanh sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm nguyên tử tấn công Mỹ còn có một lợi thế rất lớn là sử dụng các nguồn thông tin tình báo từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan cũng như sự yểm trợ (có thể không tham gia chiến đấu) để phục vụ cho mục đích ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc xuất kích. Không bị ngăn chặn bởi các thành phần lực lượng cấu thành hệ thống AD/2D Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, trang bị tên lửa Tomahawk có thể tiếp cận được khu vực tấn công thuận lợi nhất, đặt tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí trang bị của PLA vào tầm bắn của loại tên lửa hành trình này. Với những lợi thế trên, trong tình huống xảy ra mâu thuẫn có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát chiến tranh dồn nén thời gian, lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc, ngay từ loạt đạn đầu tiên xuất phát từ tàu ngầm có thể hủy diệt tất cả các căn cứ quân sự trên các đảo phi pháp đó, bao gồm cả đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và phong tỏa hoạt động của đảo Hải Nam. Khả năng giành thắng lợi như đẩy lùi lực lượng hải quân Mỹ, phá hủy được tàu chiến hoặc tàu sân bay của Mỹ thực sự rất nhỏ. Trung Quốc “học bài” Mỹ Trước nguy cơ đe dọa bằng lực lượng tàu ngầm Mỹ, Trung Quốc cố gắng đáp trả bằng giải pháp xây dựng các sân bay trực thăng trên các đảo nhân tạo nhằm tăng cường khả năng tuần thám chống ngầm. Phối hợp cùng các tàu khu trục mang trực thăng vận tải chống ngầm và máy bay chống ngầm tuần tra trên biển Đông. Hơn thế nữa, Trung Quốc đe dọa sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân vào vùng nước Thái Bình Dương, trên khu vực có thể tấn công vào nước Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn xây dựng một hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống IUSS với thành phần chính là SOSUS của Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu ngày 13.5.2016, đề cập đến phương án sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông, chú trọng đến các vùng nước nông rộng lớn nhằm kiểm soát chặt chẽ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trên vùng biển này. Trong tương lai, Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông với mục đích kiềm chế các hoạt động hạn chế Tự do hàng hải mà Trung Quốc có thể đặt ra. Đồng thời các đơn vị Hải quân bao gồm tàu sân bay, khu trục hạm và đặc biệt quan trọng là lực lượng tàu ngầm sẽ là lực lượng then chốt để răn đe, ngăn chặn và sẵn sàng tấn công trong tình huống cần thiết. ==================== Nếu chỉ uýnh nhau trên bể Đông thui, không có trên đất liền và không dùng vũ khí hạt nhân thì không cần đến sức mạnh của Huê Kỳ. Điếu mựa! Đem 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương đâu phải để uýnh nhau ở cái ao làng này. Cái này lão nói lâu rùi. Lão đã đưa ra giải pháp là phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 văn hiến, sẽ hóa giải mọi chuyện. Từ khó như việc "đuổi mưa", cho đến dễ như ăn bún chả, lý thuyết thống nhất nhân danh văn hiến Việt xử lý hết. Tiếc thay! Không đủ trình để hiểu được mối liên hệ tương tác giữa Việt sử và mọi sự kiện, đã vậy còn làm ngoáo ộp dọa lão Gàn nữa mới liều chứ lỵ. Cánh cửa ngoại giao đã đóng chặt. Bắc Kinh tiến hoặc lùi đều không xong. Từ nay, không cần đến khả năng tiên tri, đến một chính khách phường ngồi chém gió ở quán trà 5 xu vỉa hè Hanoi cũng có thể biết được cái gì sẽ xảy ra. Cuối năm nay, nền kinh tế Trung Quốc lục địa sẽ khủng hoảng nặng nề. Đấy là chiêu đầu tiên của "canh bạc cuối cùng". Ấy là lão nhá hàng một chút. Nó sẽ diễn biến cụ thể thế nào, đến lúc đó sẽ biết. Láo toét.
    1 like
  8. Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines Thứ bảy, 04/06/2016 - 11:40 Dân trí Nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo tại diễn đàn Shangri-la sáng nay. >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập >> NATO hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện "đường lưỡi bò" ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La (Ảnh: Reuters) Phát biểu tại diễn đàn an ninh ở Singapore hôm nay 4/6, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng Trung Quốc đang có nguy cơ xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với việc bành trướng quân sự ở Biển Đông. “Tôi hy vọng rằng kịch bản này sẽ không xảy ra bởi vì nó sẽ khiến Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực buộc phải hành động, và điều này sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter trả lời khi được hỏi về vấn đề bãi cạn Scarborough. Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch lập một tiền đồn ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 230km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng năm 2012. Trung Quốc được cho là đã triển khai các tàu tuần tra tới khu vực này, đồng thời ngang nhiên xua đổi các tàu cá Philippines lại gần bãi cạn. Việc lập tiền đồn, xây đườngbăng ở bãi cạn Scarborough được cho là một phần trong âm mưu của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông. Nguồn tin cũng nhấn mạnh, Trung Quốc dường như đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng trắng trợn này trong bối cảnh tòa án quốc tế dự kiến sắp đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Carter nói rằng, Mỹ sẽ coi phán quyết sắp tới là cơ hội cho Trung Quốc và các nước khác trong khu vực hướng tới một tương lai mới, làm mới quan hệ ngoại giao, hạ nhiệt căng thẳng. Ông cũng hối thúc Trung Quốc tham gia vào mạng lưới an ninh có nguyên tắc của châu Á thay vì xây “Vạn lý Trường thành tự cô lập” với chính sách bành trướng ở Biển Đông. Ông cũng một lần nữa nhấn mạnh việc Mỹ sẽ tiếp tục thực thi các hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở đây. “Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác khu vực để duy trì các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói. Minh Phương Theo AFP ======================== Bít ngay mà! Cứ phải có cụ Mỹ lên tiếng thì mới khống chế được cái anh Tàu. Cái này lão phán từ 2008. Cứ từ đúng trở lên. Từ khi anh Tàu, anh í cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam năm 2008, lão lo sốt vó. Có bao nhiêu dự định viết sách, viết vở: nào là "Đạo Đức Kinh nhìn từ văn hiến Việt", "Định mệnh có thật hay không?"; "Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý thuyết thống nhất"; "Thời Hùng Vương qua những di sản còn lại"....vv....và ...vv. Đều bị đình trệ hết. Cuốn "Minh triết Việt" thực tế là không nằm trong chương trình. Một trong những nguyên nhân quan trọng, chính vì anh Tàu anh í quậy quá, khiến tớ căng thẳng thần kinh. Tớ phải đem hết công lực để viết bài "Việt sử gần 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" từ 2008 và hồi hộp theo dõi diễn biến. May quá! Mọi việc diễn biến cứ từ đúng trở lên. Nhưng đến bây giờ, mới hết giai đoạn I. Tớ có thể thở phào nhẹ nhõm. Đến giờ này, "Canh bạc cuối cùng" sẽ nhất định phải xảy ra. Có điều nó sẽ kết thúc như thế nào - Chiến tranh khốc liệt, hay sự sụp đổ của nền kinh tế của một quốc gia, khiến nó tan rã? Vì bản chất yêu chuộng hòa bình và tính chính danh của lão, nên lão không thể xác định rằng: "Chiến tranh sẽ xảy ra". Mà chỉ có thể phát biểu rằng: Nếu "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì sẽ rất khốc liệt, chính vì bản chất "canh bạc cuối cùng" của nó. Và lão cũng cảnh báo rằng: Cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Không còn cửa để thương lượng. Vấn đề còn lại chỉ là những thủ pháp chính trị cho đến khi "Canh bạc cuối cùng" kết thúc. Wow! Mệt mỏi nhể! Hì. PS: Bản dịch của lão Gàn qua bức ảnh trên: Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter: - Đối với Trung Quốc phải thẳng tay! Thưa ngài Bộ trưởng. - Vâng! Thưa ngài Thượng Nghị sĩ. Hoàn toàn nhất trí với ngài!
    1 like
  9. Do đó, điếu có chuyện bao nhiêu quốc gia ủng hộ Trung Quốc ở đây. Mà là quốc gia nào lựa chọn đúng chiến lược của minh trong tương lai hội nhập để tồn tại và phát triển và ai là kẻ chiến thắng cuối cùng?! Sai lầm của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trong bởi một tầm nhìn cục bộ và dốt nát. Trung Quốc tự tin thắng Mỹ và bước lên đỉnh thế giới (Quan hệ quốc tế) - Chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington liệu có khiến đối đầu Trung-Mỹ hiện nay giống như Xô-Mỹ thời chiến tranh lạnh? Mỹ hoán cải Tomahawk, SM-6 hạ tàu sân bay Trung Quốc? Đưa tàu ngầm hạt nhân xuống Biển Đông: Trung Quốc lập ADIZ? Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc như Liên Xô trước đây Mỹ sẽ phải đối diện với tình hình “cạnh tranh” với Nga và Trung Quốc lâu dài, mặc dù hiện Washington đang gặp trục trặc ở các khu vực khác trên thế giới, nhưng nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy chính sách “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. Điều đó cho thấy, chính sách này với Mỹ là rất quan trọng. Đó là tuyên bố mới đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter. Ngày 25 tháng 5 năm 2016, trên trang mạng của Bộ quốc phòng Mỹ đăng tải phát biểu của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Carter tại Học viện chiến tranh hải quân Mỹ. Đây là học viện chuyên đào tạo các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và các sĩ quan đến từ hơn 100 nước trên thế giới. Trong bài phát biểu của mình, ông chủ Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng, châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực quan trọng nhất trên thế giới”, đồng thời cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số và những tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng trong ngày 25 tháng 5 vừa qua, trên mạng “One defense” của Mỹ, ông chủ Lầu Năm Góc còn cho biết, hành động và phản ứng của Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông chẳng qua chỉ là một phần của tình hình đại cục thời đại. Thậm chí ông còn dự báo rằng, khi nội bộ Trung Quốc có những thay đổi, mọi thứ sẽ chấm hết. Tuy nhiên, ông chủ Lầu Năm Góc vẫn phải thừa nhận là tình hình hiện nay của Bắc Kinh đang có chiều hướng đi ngược lại với những dự đoán của ông. Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn đang đối đầu quyết liệt ở châu Á-Thái Bình Dương Để xác nhận thêm cho điều đó, ông Carter nhấn mạnh, đây là sự đối kháng lâu dài kiên quyết, ôn hoà nhưng mạnh mẽ, rất có thể sẽ kéo dài nhiều năm. Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không thể tiến hành nhanh, mà sẽ phải kéo dài. Trong chuyến thăm một căn cứ tàu ngầm của hải quân Anh tại bang Connecticut ngày 24/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ cũng đã có những phát biểu liên quan đến vấn đề này. Carter cho biết, tư tưởng xuyên suốt của “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” mãi mãi không chỉ là thực hiện quyền tự do hàng hải, mà là sự thúc đẩy “cùng tiến” về ngoại giao, kinh tế và quân sự, tăng cường kế hoạch hoàn chỉnh cho hoạt động tại khu vực này của Mỹ. Kế hoạch này bao gồm việc điều động thêm và hiện đại hóa lực lượng quân sự được triển khai đến khu vực này, tiến hành các cuộc diễn tập song phương và đa phương quy mô lớn, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Bình luận về vấn đề này, trang mạng “Vệ tinh” của Nga (Sputnik phiên bản tiếng Trung) cũng bình luận rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thế “cạnh tranh lâu dài” với Nga và Trung Quốc, nếu Washington tăng cường hiện diện thường xuyên ở khu vực này. Trung Quốc tự tin đạt đến đỉnh cao phát triển thế giới Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Mỹ đã cho 3 tàu quân sự tiến vào khu vực gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Carter lí giải rằng, Hoa Kỳ đang tiến hành những hoạt động có tính toàn cầu, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Bắc Kinh. Vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, “cũng có nước” đưa ra những yêu cầu về chủ quyền tại Biển Đông, do đó, Hoa Kỳ cũng đưa ra sự thách thức tương tự như vậy đối với yêu cầu đó”. Đối diện với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Carter ám chỉ việc Mỹ duy trì bảo đảm ổn định và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giống với việc nước này triển khai chính sách kiềm chế với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh 50 năm về trước. Dư luận Trung Quốc cho rằng rất nhiều nhận định của Carter có vấn đề. Quan hệ Trung-Mỹ hiện nay thật sự không hề giống với quan hệ Xô-Mỹ trước kia, bối cảnh và kết cấu thời đại cũng đều khác nhau. Thời kỳ đó là chiến tranh lạnh, thế giới đang chia làm 2 cực, còn giờ đây thời kỳ hội nhập, xu thế toàn cầu hóa đang thống trị. So sánh về mối quan hệ, Trung-Mỹ tuy có mâu thuẫn và vẫn đang tiếp tục gia tăng, nhưng hợp tác giữa hai bên là rộng rãi, lợi ích đan xen nhau, so với mối quan hệ Mỹ-Xô trước đây thì kết cấu của mối quan hệ Trung-Mỹ hiện nay phức tạp hơn nhiều. Vừa qua, phó viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh đã có bình luận trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” rằng, những tuyên bố của ông Carter không phải là tiếng nói chung của người Mỹ, mà là tiếng nói của Lầu Năm Góc. Học giả Trung Quốc tự tin sẽ đánh bại Mỹ và bước lên đỉnh cao thế giới Kim Xán Vinh cho rằng châu Á-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất toàn cầu, nó có liên quan đến tiền đồ của nền kinh tế Mỹ, thêm vào là sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho nên đây sẽ là khu vực hoạt động của các nước mạnh nhất. Do đó, Mỹ đã phải chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương, dịch chuyển cán cân lực lượng từ Đại Tây Dương về Thái Bình Dương, tập trung về khu vực châu Á tới 60% binh lực hải quân và không quân. Tuy nhiên, học giả Bắc Kinh cho rằng, nếu đối kháng lâu dài với Trung Quốc, Mỹ sẽ thất bại. Điều này không chỉ thể hiện ở những chỉ số so sánh về sức mạnh quân sự mà còn ở tiềm lực huy động quốc phòng, cùng với thực lực hiện tại và tiềm năng phát triển của nền kinh tế. Xét về qui mô, dân số Trung Quốc có gần 1,5 tỷ người, lớn hơn tổng dân số của cả hai nước có ngành công nghiệp đi đầu thế giới là Mỹ và Anh. Tung Quốc hiện là nền kinh tế thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ) nhưng vẫn đang phát triển trong khi Mỹ và Anh đã qua giai đoạn cực thịnh và bước sang ngưỡng thoái trào. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao công nghiệp hóa của nhân loại. Giới học giả Bắc Kinh tự tin cho rằng, 25 năm trước, Washington đã chiến thắng Moscow cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết nhưng trong thời đại ngày nay, Mỹ sẽ không thể làm được như thế với Trung Quốc. Minh Quang ====================== Bởi vậy, lão phán thì cứ phải từ đúng trở lên. Làm điếu gì cần 40 quốc gia ủng hộ. Vớ vẩn! Mà là một chiến lược phát triển chuẩn và phù hợp với điều kiện tình thế. Trung quốc tham vọng thì - Sory nha - thằng điếu nào mà chả có tham vọng. Vấn đề là mức độ tham vọng và hoàn cảnh thực hiện mà thôi. Như lão Gàn tham vọng làm sáng tỏ tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chẳng hạn. So với tham vọng của cả nước Trung Hoa, thì nói thật nha: Tham vọng của lão Gàn - xét về khía cạnh nào đó - khó khăn và vĩ đại hơn nhiều. Mặc dù tham vọng của Bắc Kinh nhỏ nhoi trước tham vọng của lão Gàn, Nhưng trước một đối thủ như Hoa Kỳ, Bắc Kinh điếu có cửa chiến thắng, dù xét dưới bất cứ một góc độ nào. Nhưng lão không có tham vọng làm luận án tiến sĩ về đề tài: "Tương lai Trung Quốc trong cuộc hội nhập toàn cầu" Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. "Chọc trời khuấy nước mặc dầu. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Ngu thì chết.
    1 like
  10. Đúng là một cái nhìn rất thiển cận của đám quan chức Bắc Kinh về vấn đề chiến lược quốc gia. 40 nước ủng hộ rồi làm sao? Hoa Kỳ sợ quá nên từ chức bá chủ thế giới và xuống làm phiên thuộc của Bắc Kinh, vì tuân theo số đông các quốc gia ủng hộ Bắc Kinh một cách dân chủ à? Bởi vậy, bản chất của vấn đề là: "Ai sẽ bá chủ thế giới sau cuộc hội nhập toàn cầu?". Do đó, điếu có chuyện bao nhiêu quốc gia ủng hộ Trung Quốc ở đây. Mà là quốc gia nào lựa chọn đúng chiến lược của minh trong tương lai hội nhập để tồn tại và phát triển và ai là kẻ chiến thắng cuối cùng?! Sai lầm của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trong bởi một tầm nhìn cục bộ và dốt nát.
    1 like
  11. Vớ vẩn thật! Và rất ngu xuẩn. Phàm đã là chính khách thì phải rất "chính danh" không thể lươn lẹo hai lời được. Trước khi tranh cử, lệnh bà Thái Anh Văn đã xác định "không công nhận đường lưỡi bò chín đoạn". Nay, nếu vì một hoàn cảnh nào đó, chưa thể thực thi lời hứa, đáng nhẽ lệnh bà Thái Anh Văn nên im lặng. Nay bà ta lại nói ngược lại với lời hứa ban đầu, khiến lão đây rất thất vọng. Lão đã tốn khá nhiều thời gian để có lời khuyên chính thể Đài Loan nên có những chính sách tỏ ra độc lập về ngoại giao với Trung Quốc lục địa, nhưng không tuyên bố độc lập. Một cơ hội vàng cho Đài Loan lúc này là quan điểm về biển Đông. Nhưng rất tiếc! Bà Thái Anh Văn đã không thực hiện điều này và có tuyên bố phù hợp với Tàu lục địa, mặc dù nhân danh một thể chế đối lập. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả bức tranh - lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - đã thể hiện cô em gái Đài Loan bị loại khỏi cuộc chơi, trên người chỉ còn một cái yếm để che chở cho sự liêm sỉ còn lại. Lão không có thời gian để phân tích kỹ việc này. Lão không chuẩn bị làm đề án tiến sĩ về đề tài "Đài Loan trong tranh chấp biển Đông" Nhưng thấy thật tội nghiệp! Ma đưa lối, quy đưa đường. Cớ sao tìm chốn đoạn trường mà đi? Vì cái nhìn của tha nhân và cái nhìn theo bản chất của Lý học Việt cách xa ngàn trùng. Mọi chuyện không còn cứu vãn được nữa. "Canh bạc cuối cùng" khốc liệt sẽ xảy ra và đất nước Trung Quốc sẽ tan làm nhiều mảnh. Chuyện thế nhân tan hợp, lão không quan tâm. Nhưng thật đau lòng cảnh sinh linh đồ thán. PS: Đại lão tiền bối Nguyễn Quảng Tuân - đồng dịch giả cuốn "Thái Ất Thần Kinh", trước khi mất đã nói lại với lão: "Truyện Kiều chính là một lời tiên tri". Đúng như vậy! Chính vì thế mà nó có khả năng tiên tri cho thế nhân, dùng để ..."Bói Kiều". Mặc dù mục đích của nó không nhằm tiên tri những chuyện đời tha nhân.
    1 like
  12. Biển Đông: Thứ trưởng TQ dọa sẵn sàng chiến tranh với Mỹ Việt Hà | 20/05/2016 13:11 "Mỹ không nên khiêu khích Trung Quốc ở biển Đông mà mong không bị trả đũa", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đe dọa hôm thứ Năm, 19/5. Tàu hộ vệ FS Guepratte của Pháp tham gia hoạt động trên biển Đông cùng nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ. (Nguồn: Hải quân Mỹ) Ông Lưu tuyên bố: "Trung Quốc không muốn chiến tranh, do đó chúng tôi sẽ đối lập với Mỹ nếu họ khuấy động các xung đột." Lưu Chấn Dân đe dọa "sẽ tự vệ nếu kịch bản Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Việt Nam tái diễn", như lời cảnh cáo rằng nước này sẵn sàng đối đầu Mỹ trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ rằng nước này "không thể bao vây Trung Quốc bằng căn cứ quân sự". "Chúng ta không thể làm theo cách đó vào 30 năm trước, và ngày nay cũng vậy." Lưu Chấn Dân lớn tiếng: "Người dân và Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đối xử bất công vì Mỹ đang đổ lỗi cho Trung Quốc về căng thẳng leo thang trên biển Đông." Ông này cảnh cáo Mỹ rằng "điều quan trọng là chính phủ Mỹ nên nhận ra thời thế đã thay đổi, và Mỹ có thể có lợi hơn bằng hợp tác (với Trung Quốc-PV) thay vì phát động chiến tranh". Ông Lưu nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng hòa bình ở khu vực biển Đông "hơn cả hòa bình với Mỹ và Nhật Bản" và "không ai nên nghi ngờ về thiện chí này của Trung Quốc". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: Reuters) Theo CNBC News (Mỹ), mặc dù chưa từng có tiền lệ và cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hay luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn mưu đồ áp đặt quyền lợi kinh tế và quân sự của mình trên 80% diện tích biển Đông, thông qua yêu sách chủ quyền phi pháp "đường chín đoạn". Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN và các cơ quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ như Viện Brookings, đều phản đối yêu sách "đi ngược lại với luật pháp quốc tế" này của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tăng cường hiện diện quân sự phi pháp trên các đảo đá mà họ cưỡng chiếm ở biển Đông, bao gồm cả việc bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trái phép trên các khu vực từng là những rạn san hô tự nhiên. Đây cũng là vùng hoạt động của Hải quân Mỹ nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương và thể hiện liên minh chặt chẽ với quân đội đồng minh, đối tác như Philippines. Trong vụ "chạm trán" mới nhất hôm 17/5, máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát "không an toàn" ở cự ly chỉ 15m. [VIDEO] Những nhận xét rất thú vị của người Hà Nội về TT Obama theo Thế giới trẻ ==================== Bít ngay mà! Lăm lay bể Đông sôi sùng sục. Nhưng lạ thật?! Nhìn tướng cái nhà ông thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tàu, lão vận dụng hết công lực tướng pháp của lão vẫn chưa hiểu vì sao ông ta làm lên đến thứ trưởng ngoại giao Tàu. Trông quen quen...? Ah! Nhớ ra rồi! Giống thằng chả bán mỳ gõ ở đường Thành Thái, có lần lão ra đấy mua hoa lan, có ghé ăn. Có thể cái nhà ông này có ẩn tướng tốt - 7 nốt ruồi đỏ ở mông chẳng hạn - nên làm thứ trưởng Ngoại giao Tàu. Còn thẳng chả giống ông này thì ko có quý tưởng nên đi rao mỳ gõ.
    1 like
  13. Lầu Năm Góc không bất ngờ về tin TQ đưa tàu ngầm ra biển Đông Hải Võ | 29/05/2016 13:51 Tờ The Guardian (Anh) hôm 26/5 đưa tin, quân đội Trung Quốc có khả năng đang chuẩn bị để lần đầu tiên điều các tàu ngầm hạt nhân chiến lược ra biển Đông và Tây Thái Bình Dương. (Ảnh minh họa) TQ cho chiến hạm "lượn quanh Philippines", sắp đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương Theo The Guardian, các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân sẽ bắt đầu thực hiện các cuộc tuần tra trên biển và khiến cục diện bế tắc ở biển Đông giữa Mỹ-Trung, vốn đã căng thẳng lại gặp thêm sóng gió. Theo truyền thông Đức, thông tin trên được đánh giá là "tín hiệu mạnh mẽ" từ Bắc Kinh, mà nếu trở thành sự thật, sẽ đưa Mỹ-Trung vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh trên biển". Trong khi đó, trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 28/5 cho hay, thông tin "Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu ngầm hạt nhân tuần tra trên biển" đã là cảnh báo được lan truyền trong dư luận Mỹ từ nhiều năm qua. Sự im lặng của Lầu Năm Góc Tờ The Times của Anh đánh giá, nếu Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân ra biển Đông và tây Thái Bình Dương thì động thái "chưa từng có tiền lệ" này sẽ làm leo thang căng thẳng khu vực. Một "nguồn tin từ Lầu Năm Góc" tiết lộ với The Times: "Ngoài nội dung trong báo cáo thường niên 2016, chúng tôi không có thêm bình luận. Chúng tôi cũng không muốn thảo luận thêm về Trung Quốc và ý đồ của họ." Trong báo cáo 2016 về Hải quân Trung Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đánh giá Bắc Kinh đặt việc phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân là nhiệm vụ tối quan trọng. Đến trước năm 2020, quân đội Trung Quốc có thể sở hữu khoảng 69-78 tàu ngầm loại này. "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai chuyến tuần tra bằng tàu ngầm hạt nhân lần đâu tiên vào một thời điểm trong năm 2016." Tuy nhiên, cũng theo The Times, việc các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo "Trung Quốc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm hạt nhân" đã tồn tại từ hơn 1 năm qua. Trong báo cáo thường niên 2015, Lầu Năm Góc cũng dự đoán Bắc Kinh sẽ tiến hành động thái trên trong năm này. Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) năm 2014 cũng nếu dự báo như trên. Truyền thông Trung Quốc coi việc đưa tàu ngầm ra biển Đông và Thái Bình Dương chỉ là chuyện "một sớm một chiều". (Ảnh: Huanqiu) Truyền thông Trung Quốc: Sẽ "thường thái hóa" tuần tra bằng tàu ngầm Theo quan điểm từ các học giả Trung Quốc, việc điều động tàu ngầm hạt nhân tuần tra trên biển là "nghiệp vụ mà một nước lớn cần thực hiện", bởi nó có liên quan đến tính thực chất và hiệu quả của sức đe dọa mà một quốc gia có thể tạo ra. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã nói với Thời báo Hoàn Cầu cho biết, thông tin từ The Guardian cho đến nay vẫn chưa thể xác nhận. Ông này tuyên bố: "Trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là nước phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược sau cùng, khởi đầu muộn nhất. Và dù tương lai Trung Quốc có đưa tàu ngầm ra Thái Bình Dương thì cũng không có gì bất ngờ. Đó là khả năng mà một nước lớn cần phải có." Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã đạt đủ điều kiện chín muồi để "thường thái hóa" việc đưa tàu ngầm hạt nhân chiến lược ra "trực ban" ở Thái Bình Dường. Hoàn Cầu tái khẳng định điều này "không phải là phản ứng nhằm vào tình hình căng thẳng ở biển Đông", mà là sự xây dựng sức mạnh chiến lược phù hợp logic và "củng cố an ninh quốc gia". Tờ báo "diều hâu" Trung Quốc cũng thẳng thừng tuyên bố, trong tương lai Trung Quốc sẽ có "nhiều hơn một tàu ngầm trực chiến trên biển"; đồng thời đe dọa nước này xây dựng "cơ chế trực chiến" của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa "là điều tất yếu". Nhân vật bí ẩn nhất bên cạnh Putin là ai? theo Thế giới trẻ =================== Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc không tỏ thái độ trước việc Trung Quốc đưa tầu ngầm vào biển Đông cả. Đó là tính chính danh của vấn đề "tự do hàng hải" trong vùng biển quốc tế và không có tính đe dọa. Khi chính Hoa Kỳ cũng đem tàu chiến đến vùng biển này. Bởi vậy, "vén đề" cần bàn là cái "vén đề" hậu quả của cái vén đề" trên. Híc! Đúng như lão đã phán: Biển Đông lăm lay sôi sùng sục và sẽ xuất hiện nhiều chiện, loạn cào cào ở biển Đông. Điếu mựa!
    1 like
  14. ======================= Từ khi cái nền kinh thế tế dới này lâm vào khủng khoảng năm 2008, cứ mỗi khi G7, G 8, G20, rồi + các kiểu G... ngồi họp thì lão lại phán: Toàn tốn bia... Tất nhiên lão phán thì toàn từ đúng trở lên. Nhưng vì trong cái đám G7 này có anh Đức là cường quốc bia. Do đó, vụ tốn bia này không ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cái anh G7 họp lần này thì khác hẳn ạ. Lần này phần tốn bia để bàn về phát triển kinh tế thế giới thì vẫn nguyên si. Nhưng ngoài nội dung này thì còn một nội dung tuyệt mật nữa. Lão nói toạc ra lun: Đó là cho anh Tàu trở về thời "Đại nhảy vọt" của ngài Mao Chủ tịch vĩ đại. Ấy là lão cứ nói toạc móng lợn ra vậy. Chẳng sao cả. Vì lời nói của lão không được công chứng. Bởi vậy, chẳng phải chuyện chơi khi lão phán rằng: Chỉ cuối lăm lay thôi, anh Tàu sẽ biết thế lào là chiêu trò của các tay phù thủy kinh tế thế giới - tuy không đủ trình vực cái nền kinh tế thế giới khốn khổ này phát triển - nhưng thừa công lực để loại đối thủ khỏi cuộc chơi với những thủ pháp giang hồ. Lão đây cũng thừa biết những chiêu trò gì sẽ được dể ra để chơi anh xì thẩu Pê Canh này. Nhưng thôi, "Thiên cơ bất khả lậu". Cứ từ từ rồi cũng khắc biết. "Đừng hỏi để khỏi phải nghe nói dối". Hì.
    1 like
  15. Xã luận Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc quan hệ Việt - Mỹ Hồng Thủy 14:16 23/05/16 (GDVN) - Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/5 có bài xã luận hòng chống phá quan hệ Việt - Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama. Thời báo Hoàn Cầu đưa ra nhiều nhận định thiếu tử tế và những suy diễn xuyên tạc với mục tiêu chia rẽ quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam, một động tác thừa và tốn công vô ích. Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu hôm nay giật tít: "Xã luận: Obama chẳng có cách nào để biến Việt Nam thành Philippines". Mở đầu bài xã luận, Thời báo Hoàn Cầu viết: "Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23/5. Quan hệ Việt - Mỹ được (Trung Nam Hải?) xem như một vấn đề nhạy cảm, nhân tố không xác định trong cục diện Biển Đông, bởi thế nên được dư luận rất chú ý. Việt Nam - Hoa Kỳ có thể đi bao xa, còn nhiều quan điểm khác nhau. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội, ảnh: BBC. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của ông Obama sau nhiều lần trì hoãn. Năm ngoái là dịp 2 nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm bình thường hóa quan hệ. Năm nay Obama mới sang, điều này chứng tỏ Việt Nam đối với Mỹ mà nói cũng chẳng quan trọng gì. Nó cũng cho thấy mức độ quan trọng đối với Việt Nam về việc mời ông Obama trước lúc rời Nhà Trắng kiểu gì cũng phải thăm Việt Nam một chuyến. Obama thăm Việt Nam tổng cộng 3 ngày, như vậy thời gian không ngắn. Dự kiến ông sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam về TPP, e rằng ông ấy không thể không nói đến Biển Đông. Việt Nam cũng hy vọng Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng có thể khẳng định điều này không thể xảy ra. Ngoài ra dư luận Mỹ còn hy vọng ông Obama sẽ đề cập vấn đề nhân quyền khi thăm Việt Nam". Một hoạt động đối ngoại hết sức bình thường cũng giống như ông Obama thăm Trung Quốc hay ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, nhưng dưới con mắt tờ báo này lại là chuyện "nhạy cảm liên quan đến Biển Đông". Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu đang lo ngại trước khả năng Việt - Mỹ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải, chống bành trướng, bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng, ngăn cản giấc mộng bá quyền của ai đó? Còn việc Tổng thống Obama thăm Việt Nam thời điểm nào, sớm hay muộn, thiết nghĩ còn do bố trí của hai phía. Bởi lẽ người đứng đầu Nhà Trắng không chỉ thăm Việt Nam để đáp lễ chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm này với ông còn mang theo một trọng trách, một sứ mệnh nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định sức sống chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, vị thế, vai trò và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Do đó, nội dung kết quả chuyến thăm đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, đều quan trọng hơn thời điểm chuyến thăm diễn ra. Thời báo Hoàn Cầu nói ông Obama thăm Việt Nam trễ có nghĩa là Việt Nam đối với Mỹ "cũng chẳng quan trọng gì", vậy thì hà cớ gì Thời báo Hoàn Cầu lại cảm thấy chột dạ khi xem chuyến thăm này là "nhạy cảm" đến vậy? Thật lạ. Vấn đề Mỹ có tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam hay không Thời báo Hoàn Cầu khẳng định như đinh đóng cột, cứ như tờ báo này mới là người quyết định chứ không phải ông chủ Nhà Trắng. Đó không phải cách ứng xử khôn ngoan, đặc biệt là khi người Mỹ vừa tuyên bố điều ngược lại. "Chính vấn đề Biển Đông đã kéo Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, nhưng chính ý thức hệ lại không ngừng đẩy hai nước ra xa nhau. TPP sẽ giúp Mỹ 'cải tạo' Việt Nam, trong khi Việt Nam lại rất cảnh giác với diễn biến hòa bình. Điều này có thể nói quan hệ Việt - Mỹ là một chỉnh thể đầy mâu thuẫn", Thời báo Hoàn Cầu viết. Biển Đông khiến Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, không sai. Nói đúng hơn là chính hành vi leo thang quân sự hóa, bành trướng phiêu lưu của Trung Quốc hòng nuốt trọn Biển Đông khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đoàn kết lại để bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông. Còn vấn đề ý thức hệ mà truyền thông Trung Quốc, điển hình là Thời báo Hoàn Cầu rất thích dùng như một con bài để ly gián quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật đã chẳng còn giá trị. Hãy nhìn lại chính Trung Quốc. Mao Trạch Đông phải bắt tay với Nixon, Đặng Tiểu Bình cũng phải mở cửa chơi với Mỹ, và bây giờ Tập Cận Bình tham vọng hơn, muốn có một "quan hệ nước lớn mô hình mới" ngang vai với Mỹ, sao không thấy Thời báo Hoàn Cầu can ngăn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại, đừng chơi với Mỹ nữa? Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của các nước, nhất là các quốc gia lớn, có tiếng nói và có ảnh hưởng như Hoa Kỳ. Trung Quốc còn không thể không chơi với Mỹ. Nói TPP giúp Mỹ "cải tạo" Việt Nam một cách đầy mỉa mai, Thời báo Hoàn Cầu dường như đang cố che giấu một sự thất vọng về việc Trung Quốc bị gạt khỏi TPP, thậm chí còn đang tìm cách trục lợi từ TPP qua các thành viên của hiệp định. Trung Quốc từng không muốn Việt Nam gia nhập WTO, nhưng chính Bắc Kinh lại tìm cách trở thành thành viên tổ chức này trước. "Việt Nam hy vọng sức mạnh của Hoa Kỳ ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trở thành con cờ của Việt Nam trong xử lý tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, lại còn muốn thông qua quan hệ Việt - Mỹ để phát triển kinh tế trong nước. Đối với Hoa Kỳ, nếu Việt Nam có thể dựa vào Mỹ như Philippines hay Singapore, nếu Mỹ có thể đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam như làm với Philippines hay Singapore, chắc chắn chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ có thế đứng khác. Nhưng lo ngại về nhau từ hai phía là không thể khắc phục vì lý do nhân quyền cũng như cái nhìn của xã hội Mỹ với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhiều thiên kiến, đặc biệt là các Việt kiều sang Mỹ sau Chiến tranh. Họ hứng thú với việc lật đổ chính quyền Việt Nam hơn là bảo vệ Biển Đông". Việc Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ vốn không có gì lạ, kể cả về vấn đề nhân quyền lẫn vấn đề ý thức hệ. Thực tiễn những gì đã và đang diễn ra, thiết nghĩ đã là câu trả lời. Nhưng thật đáng buồn, đáng phẫn nộ khi một cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại có thể bất chấp thủ đoạn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước. Dân tộc Việt Nam chỉ có một, Tổ quốc Việt Nam chỉ có một. Dù lịch sử trải qua nhiều bước thăng trầm và nhân dân Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả đau thương, chia cắt vì những toan tính của chính các nước lớn, nhưng chưa bao giờ, chưa khi nào người Việt Nam nguôi ngoai về một phần lãnh thổ máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp, đó là Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Có thể đây đó còn những quan điểm, nhận thức khác nhau do lịch sử để lại, nhưng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi kẻ thù xâm lược, chống lại đến cùng mọi thế lực bán nước và cướp nước luôn chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng, dù ở trong nước hay ngoài nước. Cũng chính vì ý thức hệ, cũng chính vì những toan tính chính trị của các thế lực khác nhau mà Đài Loan và Trung Quốc từ một thành hai, và Bắc Kinh đang nỗ lực thống nhất từ 2 về 1. Nhưng khi nhìn sang dân tộc khác, Thời báo Hoàn Cầu lại đang tuyên truyền những quan điểm ích kỷ, hẹp hòi, chia rẽ láng giềng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn tham vọng bành trướng thì còn ai tin vào thiện chí của Trung Quốc? Mang tiếng là cơ quan ngôn luận chính thống, nhưng Thời báo Hoàn Cầu đang làm xấu mặt Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu viết tiếp: "Kỹ thuật internet của Việt Nam lạc hậu quá xa so với Trung Quốc, bởi vậy mạng xã hội Việt Nam tự nhiên sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây. Hà Nội thừa biết, đối với một quốc gia trong lịch sử từng bị thực dân phương Tây đô hộ thì toàn cầu hóa đồng nghĩa với thách thức." Mỗi quốc gia có một chính sách khác nhau đối với việc quản lý thông tin trên internet, và Việt Nam cũng khác với Trung Quốc do tình hình của mỗi nước. Dù Thời báo Hoàn Cầu quá khôn khi chỉ nhắc đến Việt Nam từng bị thực dân phương Tây đô hộ, nhưng người Việt Nam chắc hẳn không ai quên lịch sử. Phương Tây đô hộ Việt Nam trên dưới trăm năm, nhưng người Việt đã từng phải chịu ách ngàn năm Bắc thuộc dài dằng dặc cùng những bài học cảnh giác bảo vệ Tổ quốc. Phương Tây hay Hoa Kỳ hiện nay không chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cũng không đem giàn khoan khổng lồ cắm vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngược lại, họ đang giúp Việt Nam chống lại các nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia từ trên biển. "Hà Nội không thể trở thành đồng minh của Mỹ giống như Philippines. Thái độ của Việt Nam với Mỹ luôn phải ngó trước ngó sau, nhìn trái nhìn phải, tâm lý đề phòng rất nặng. Quan hệ Việt - Mỹ do đó cũng không thể trở thành mục tiêu quốc gia ưu tiên mà Việt Nam theo đuổi. Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của Việt Nam trên Biển Đông, nhưng đồng thời giới tinh hoa chủ yếu ở Hà Nội vẫn cho rằng Trung Quốc là trụ dỡ cho sự ổn định của Việt Nam. Công cuộc Đổi mới của Việt Nam chính là phiên bản Cải cách mở cửa của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc, hai bên đều coi phát triển quan hệ hai Đảng có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ hai nước. Hà Nội thừa biết, Đảng Cộng sản Việt Nam dù có thúc đẩy một số mặt cải cách chính trị thì cũng còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của phương Tây. Việt Nam có quy mô quá nhỏ, không thể trở thành một đơn nguyên độc lập về mặt ý thức hệ. Tính hợp pháp trong vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở mức độ nhất định chịu tác động bởi sự ổn định và phồn vinh lâu dài của chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc", Thời báo Hoàn Cầu bình luận. Có lẽ chính những tham vọng vĩ cuồng đang khiến một bộ phận truyền thông hiếu chiến của Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu bị "tự kỷ nước lớn", lúc nào cũng thấy người khác đang chống lại mình, đe dọa mình. Việt Nam nhất quán chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không liên minh với nước này chống nước kia, không cho bất cứ nước nào sử dụng lãnh thổ của mình hay đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình chống lại một nước thứ 3. Việt Nam và Philippines hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc có điều kiện khác nhau, nên không thể so sánh như kiểu Thời báo Hoàn Cầu đặt vấn đề. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm, ân oán, bạn thù, ngày nay đang đối mặt với nhiều thách thức là do tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra. Việt Nam đang nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ 3. Bởi vậy vừa hợp tác, vừa đấu tranh đã trở thành đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc. Đó cũng là đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thời hiện đại. Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của mình. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với quan hệ hai nước, tạo kênh đối thoại, tạo bầu không khí hữu nghị về chính trị để có thể đàm phán giải quyết tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị, lâu dài, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực. Nhưng tuyệt đối không thể để Trung Quốc sử dụng mối quan hệ đặc biệt ấy như một thứ vũ khí có thể lợi dụng để cô lập Việt Nam về đối ngoại, hay muốn đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng, kiềm tỏa như tuyên truyền của Thời báo Hoàn Cầu. Việc các chính đảng, các chính phủ học tập lẫn nhau những bài học kinh nghiệm phát triển đất nước không có gì lạ. Điều đó mới thể hiện tính cầu thị và khoa học. Nhưng Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan, hợp tác nhưng không đánh mất mình, trong quan hệ với bất cứ quốc gia nào cũng vậy, Trung Quốc hay Hoa Kỳ không khác. Bởi thế, những bình luận nêu trên của Thời báo Hoàn Cầu chỉ làm xấu hình ảnh của Trung Quốc, vì nó thể hiện thái độ chiếu trên, trịch thượng, coi thường công pháp quốc tế, chà đạp công luận quốc tế cũng như mọi lý lẽ của nhân loại văn minh. Về Hoàng Sa, Thời báo Hoàn Cầu viết: "Có thể nói Việt Nam không lòng dạ nào mà chống đối Trung Quốc về chiến lược. Bất đồng trên Biển Đông dường như là toàn bộ rào cản trong quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã đàm phán phân định xong biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đồng thời Việt Nam cũng yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hoàng Sa thì đã sớm bị Trung Quốc khống chế, nên yêu sách của Việt Nam hầu như không có ý nghĩa thực tế. Việt Nam làm lớn chuyện ở Hoàng Sa chẳng qua là sách lược ứng phó để tranh thủ hợp pháp hóa những thực thể Việt Nam đang đóng giữ ở Trường Sa. Ngoài ra, hiện nay các lô dầu khí Việt Nam đang khai thác hầu hết nằm trong đường 9 đoạn. Phạm vi tranh chấp giữa 2 nước không quá dài, nhưng cường độ cao. Việt Nam rất coi trọng phát triển quan hệ với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, lúc Biển Đông căng thẳng Việt Nam sẽ nghiêng về Washington, lúc Biển Đông sóng yên biển lặng thì Việt Nam sẽ nghiên về Bắc Kinh. Do đó Việt Nam đích thị không phải Philippines, điểm này cả Bắc Kinh và Washington đều rõ", Thời báo Hoàn Cầu kết luận. Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam mà Nhà nước Việt Nam qua các thế hệ đã xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp từ khi còn là đất vô chủ, là nơi cha ông người Việt đã để lại biết bao mồ hôi và xương máu. Không có chuyện Việt Nam sẽ lãng quên hay từ bỏ những gì đang bị ngoại bang chiếm đóng. Hành vi cất quân xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc tiến hành không có bất cứ giá trị nào về mặt pháp lý. Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để đòi lại những gì cha ông mình đã khai phá, tạo dựng nên bằng xương máu, dù cuộc chiến này có kéo dài, khó khăn, gian khổ đến đâu đi nữa. Còn cái gọi là đường 9 đoạn, hay đường lưỡi bò, hy vọng Tòa Trọng tài Thường trực PCA sớm ra phán quyết bác bỏ nó. Đây sẽ là hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng cho cả khu vực, đặc biệt là các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam đấu tranh lật tẩy tham vọng, âm mưu bành trướng hàng hải qua đường lưỡi bò bất hợp pháp này, dù biết rằng đấu tranh với các thế lực cường quyền không bao giờ là một chuyện dễ dàng. Hồng Thủy ============================ Tờ Thời báo Hoàn Cầu đúng là ngu bỏ mựa. Đối với Việt Nam thì biển Đông là vấn đề chống trộm cướp, còn "diễn biến hòa bình" là một ván cờ của các cao thủ. Hai vấn đề hoàn toàn khác biệt.
    1 like
  16. CANH BẠC. 1/ Cái anh Nga (Phát biểu cứ y như chính khứa cấp phường ở quán trà 5 xu, vỉa hè Hanoi), mún đi đêm với Trung Quốc. Nhưng chưa với tay đến nơi đã mất thế, bổ lăn, bổ ngửa. Bởi vậy, lão Gàn thường khuyên nước Nga bắt tay với Hoa Kỳ từ trước khi dầu xuống giá. Hình ảnh này thì họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Tàu đã thể hiện rùi. Không bàn nữa. Tuy có vấn đề thế này: "Và Trung Quốc đang có những bước đi để loại bỏ cô em Đài Loan ra khỏi cuộc chơi". Cái này thì lão Gàn cho rằng: Chính Hoa kỳ mới đủ tư cách để loại cô em Đài Loan ra khỏi cuộc chơi. Tất nhiên, nếu cô em....cà chớn" với Đại ca trong "canh bạc cuối cùng" này. Nhưng nếu lệnh bà Thái Anh Văn tuyên bố vô hiệu hóa tuyên bố "Đường lưỡi bò" ở biển Đông của Trung Hoa Dân Quốc năm 1947 và sát cánh với Hoa Kỳ trong các chính sách liên quan, thì vấn đề sẽ không xảy ra. Không những vậy, Đài Loan sẽ được sự ủng hộ quốc tế và uy tín quốc tế của chính thể này sẽ được quốc tế ủng hộ. Tất nhiên, Đài Loan dưới sự lãnh đạo của lệnh bà Thái Anh Văn, chắc cũng đủ sáng suốt để không tuyên bố độc lập trong lúc này. Cho nên, dù phủ nhận đường lưỡi bò thì Tàu lục địa cũng chẳng kiếm cớ gì mà gây sự được. Vì nó không đụng chạm đến chính sách "một Trung Quốc" vốn được Hoa Kỳ ủng hộ. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Về Đài Loan tạm phát biểu đến đấy. 2/ Bay vài cái đảo nhân tạo thì không cần phải đẳng cấp của Huê Kỳ. Theo Lão Gàn thì đem cả hai Hạm đội và nhân tài vật lực của 70% quân lực Huê Kỳ đến biển Đông, mà chỉ để thổi vài cái đảo nhân tạo thì hơi lãng phí. Nhưng thôi, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Tuy nhiên có vấn đề thế này: Các cụ nhà ta dặn con cháu: "Thừa gió, bẻ măng". Phàm bẻ măng thì không cần phải có gió. Chuyện vặt, Lão Gàn đang yếu đuối cũng bẻ măng được. Hì. Nhưng trường hợp này Việt Nam chờ có gió đã hãy bẻ măng. Việt Nam thì không có Tomahok, tàu sân bay, tên lửa xuyên lục địa.....Nhưng có vài thứ đồ chơi Hoa Kỳ có thể mượn được. Hì! "Liệu cơm mà gắp mắm". Thấy bác Túy Lão lên tiếng thì cũng chém gió vài lời. PS: Lão Gàn vốn yêu chuộng hòa bình, không thích chiến tranh. Các cụ đã dạy:"Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". Nên lão Gàn đã quảng cáo cho một lý thuyết siêu việt để hóa giải, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng can tội làm ngoáo ộp dọa lão. Láo! Bởi vậy: Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần, đất xa.
    1 like