-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/06/2016 in all areas
-
Thông Báo Mở Rộng Hoạt Động
hungphupy and 8 others liked a post in a topic by Guest
Ban Giám Đốc TTNC Lý Học Đông Phương xin trân trọng thông báo Sau một thời gian hạn chế các hoạt động của Trung tâm bao gồm các hoạt động như đăng ký thành viên và các thư mục trên diễn đàn của Trung tâm vì lý do sức khoẻ của Thầy Thiên Sứ -Nguyễn Vũ Tuấn Anh , Kể từ ngày hôm nay 4-06-2016 Giám đốc TTNC Lý Học Đông Phương đã ra quyết định số QĐ/TT/010616 ngày 06-06-2016 về việc mở rộng các hoat động của TRung Tâm bao gồm các hoạt động của diễn đàn. Bắt đầu từ hôm nay, để đăng ký nick tham gia diễn đàn hoặc thành viên chính thức của Trung tâm, các bạn có thể liên hệ với Hoàng Triệu Hải số điện thoại 0965059666, Thiên Luân- 0989215214 qua email: phongthuylacviet@gmail.com để đăng ký. Do hoạt động của trung tâm là các hoạt động nghiêm túc và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, nên cho dù là thành viên diễn đàn online cũng được yêu cầu có sự quản lý từ các cơ quan chức năng cũng như xác định sự nghiêm túc của thành viên khi tham gia. Khi đăng ký chúng tôi yêu cầu các thông tin cá nhân bao gồm: 1. Bản sao hoặc scan chứng minh thư nhân dân 2. Địa chỉ hiện tại 3. Số điện thoại, email liên hệ chính thức 4. Công việc hiện tại 5. Nick đăng ký hoạt động trên diễn đàn. Mẫu form theo link dưới đây http://goo.gl/forms/PEyxEsPFtFnSt1Lh2 *Lưu ý: khi đưa hình ảnh vào thì các bạn không copy link mà bên cột nhỏ tay phải có phần add photo, đưa trực tiếp ảnh vào file. Mọi thông tin cá nhân, chúng tôi cam kết giữ bí mật và chỉ nhằm mục đích quản lý thành viên. Các thành viên đã tham gia diễn đàn được đề nghị cung cấp lại thông tin cho ban quản trị diễn đàn sớm nhất. Ban quản trị diễn đàn cũng sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ thành viên và yêu cầu bổ xung thông tin. Ban quản trị cũng trân trọng kính mời các thành viên cũ đăng ký làm quản trị viên diễn đàn cũng như thành viên chính thức có trong biên chế của Trung Tâm NCLH Đông Phương. Qui chế sẽ được ban hành chính thức sau các cuộc họp thống nhất ý kiến của ban lãnh đạo trung tâm. Ngoài các qui định của diễn đàn, các thành viên khi tham gia diễn đàn được phép viết các bài nghiên cứu của mình hoặc từ các nguồn khác nhưng phải ghi rõ nguồn cũng như bản quyền tác giả. Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung của các bài viết nhưng sẽ band nick thành viên nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm nội quy và bản quyền tác giả. Việc mở cửa diễn đàn không hạn chế việc các thành viên đưa các bài viết, bài nghiên cứu và đặc biệt là về Địa Lý Phong Thuỷ theo cổ thư truyền thống tức là nằm ngoài khuôn khổ ĐLPT Lạc Việt. Tuy nhiên, BQT diễn đàn sẽ sửa hoặc xoá bất kì bài viết nào nếu bài viết vi phạm qui định hoặc mang tính chất bôi nhọ, nói xấu, hiềm khích cá nhân. Thay mặt Ban Quản Trị Trân trọng Mạnh Đại Quân9 likes -
Mỹ sẽ “san phẳng” toàn bộ đảo Trung Quốc ở Biển Đông nếu xảy ra chiến sự 04/06/2016 14:18 Long Nhất Lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ Trong khi quân đội Trung Quốc (PLA) vẫn còn rất xa mới đạt được sức mạnh tổng hợp quân sự Mỹ, trong tương lai gần, PLA đang nỗ lực giành được ưu thế trước sức mạnh của Mỹ trong một khu vực có giới hạn hẹp bên cạnh Trung Quốc. Đó là một trong những kết luận thuộc một bản báo cáo dài 430 trang của RAND công bố gần đây, được soạn thảo bởi 14 học giả và có tên gọi là “Tương quan quân sự Mỹ-Trung : Lực lượng, địa lý và sự phát triển cân bằng sức mạnh, giai đoạn từ 1996-2017″. Những nghiên cứu nhấn mạnh rằng Trung Quốc đạt được những tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, nhưng nhấn mạnh lực lượng quân sự Mỹ vẫn luôn giữ được ưu thế trong hầu hết các tiêu chí về quân sự và quốc phòng. Cụ thể hơn, các học giả của RAND phân tích mười tiêu chí khác nhau của năng lực quân sự được cho là rất quan trọng trong những tình huống một cuộc xung đột Trung-Mỹ trên quần đảo Trường Sa, nghiên cứu những khả năng có thể xảy ra trong bốn khoảng thời gian khác nhau từ năm 1996 đến năm 2017. Các phân tích đặc biệt chú ý đến vị trí địa lý và khoảng cách thời gian trong mỗi kịch bản. Trong các kịch bản xung đột, các chuyên gia RAND đã phân tích ưu thế và nhược điểm của cả hai lực lượng Trung – Mỹ theo mười tiêu chí trong từng giai đoạn thời gian mà theo đó, mỗi bên có thể đạt được mục đích chính trị đề ra, bên còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được. Mười tiêu chí đó bao gồm: Tập kích căn cứ không quân Trung Quốc, ưu thế tác chiến đường không của Mỹ với Trung Quốc, khả năng Mỹ thâm nhập không phận, tập kích đường không không phận Mỹ, chiến tranh chống tấn công bề mặt của Trung Quốc, chiến tranh chống tác chiến bề mặt của Mỹ, tấn công trên tầng không gian Mỹ, tấn công trên tầng không gian Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh mạng, năng lực tấn công hạt nhân. Xét trên không gian chiến trường Thái Bình Dương, Mỹ chiếm ưu thế vượt trội trên mọi lĩnh vực, nhưng trong không gian chiến trường hẹp như biển Đông và quần đảo Trường Sa, các học giả RAND gặp những khó khăn nhất định. Nhìn từ góc độ đấu tranh địa chính trị, cả Mỹ và Trung Quốc mặc dù có nhiều mâu thuẫn khác nhau, nhưng cả hai bên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng hai lực lượng đang lao vào một cuộc đấu tranh ác liệt giành lợi thế kiểm soát chiến trường đặc biệt quan trọng có trị giá thương mại đến 5000 tỷ USD này. Tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc Tình đến giai đoạn năm 1996, Mỹ đã thành công trong việc thiết lập một vành đai bao vây kiềm chế Trung Quốc bằng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh và đe dọa kiểm soát mọi hoạt động phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng. Sự phát triển nhanh chóng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo, không quân, hải quân và các lĩnh vực khác dường như đã đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ khỏi vùng nước biển Đông, các tàu sân bay Mỹ đang nằm trong tầm tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, sự xuất hiện những đảo nhân tạo có đường băng quân sự tiếp tục củng cố vững chắc quan điểm chiến lược 2D/AD của Bắc Kinh trên vùng nước Biển Đông. Từ góc độ nhận xét của các học giả RAND, có thể nhận thấy: Nếu trong một cuộc xung đột cục bộ thời gian ngắn trên một vùng nước hẹp như biển Đông, Trung Quốc dường như có thể đẩy lùi được các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực ra khỏi vùng nước biển Đông và khống chế toàn bộ khu vực bằng lực lượng không quân hải quân xuất phát từ các sân bay mới được xây dựng. Nhưng lực lượng thực sự ngăn cản hải quân Trung Quốc thực hiện điều này nằm sâu trong lòng biển Đông, đó là hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ, lực lượng mà sức mạnh hỏa lực có thể nhanh chóng phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ sân bay và các đơn vị tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong loạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk đầu tiên. Nếu trong tính toán của các học giả RAND có đưa yếu tố tàu ngầm tấn công hạt nhân vào bài toán chiến lược chiến dịch Biển Đông, khả năng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xung đột giới hạn hẹp là rất thấp: Tương quan lực lượng tàu ngầm Tương quan lực lượng tàu ngầm: Trung Quốc hiện có 70 chiếc tàu ngầm, trong đó có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 phát triển từ những năm 1970, 6 chiếc lớp Thượng Type 093 phát triển từ những năm 1980 và gần đây nhất đã phát triển thêm 3 chiếc lớp Thượng Type 093G , Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm nguyên tử tấn công Type – 095 với số lượng 5 chiếc đến năm 2020. Ngoài ra Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm diesel điện lớp Kilo, 13 chiếc lớp Tống, 2 chiếc lớp Nguyên Type 041, 6 chiếc lớp Romeo Type 033, 17 chiếc lớp Minh Type 035G, 1 chiếc SSG (mang tên lửa dẫn đường)- Tổng số tàu ngầm diesel điện khoảng 51 chiếc các loại. Tất cả các tàu ngầm Trung Quốc, ngoại trừ Type 095 đều là những chiến hạm đã có nhiều thời gian sử dụng, nếu không tính các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo của Nga thì các tàu của Trung Quốc có đặc điểm là tiếng ồn lớn, rất dễ bị phát hiện. Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang tên lửa chống tàu, nếu tính cả tên lửa Club – S do Nga cung cấp thì tầm bắn đến khoảng 300 km. Tương quan lực lượng Mỹ – Trung Quốc Hoạt động trực tiếp trên chiến trường Biển Đông, lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể tham chiến nhanh chóng là lực lượng tàu ngầm Hạm đội 7 có 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, ngoài các vũ khí trên biển thông thường còn có 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn từ 1.300 km đến 1.700 km. Lực lượng chủ lực trên Biển Đông là lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 với 22 tàu ngầm lớp Los Angeles và Virgina mang được tên lửa hành trình Tomahawk, 3 chiếc Seawolf chống ngầm và hai chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk. Hạm đội 3 Hải quân Mỹ là hạm đội có lực lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất mạnh nhất và cũng là hạm đội tàu ngầm có khả năng chống ngầm tốt nhất. Với các tàu ngầm theo biên chế, lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 Hải quân Mỹ và hạm đội 7 hoàn toàn khống chế được vùng nước biển Hoa Đông, Biển Đông và hướng ra eo biển Malacca. Đại đa số các tàu ngầm lớp Los Angeles được phát triển từ năm 1972 đến năm 1996, là lớp tàu tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ và cũng là lớp tàu thành công nhất trong lực lượng tàu ngầm Mỹ. Sức mạnh lực lượng chống ngầm Biển Đông, biển Hoa Đông là nơi lực lượng tàu ngầm hạm đội 7 và 3 hoạt động mạnh nhất, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đến những năm đầu của thế kỷ 21. Vịnh Cam Ranh là quân cảng và cũng là căn cứ của lực lượng hải quân Liên xô, chính vì vậy, tại Biển Đông, Mỹ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm Mỹ, đồng thời các hoạt động chống ngầm ở khu vực đã giúp cho người Mỹ theo dõi rất sát các hoạt động của tàu ngầm đối phương, bao gồm cả tàu ngầm của Liên xô và Trung Quốc Trong giai đoạn sau này, người Mỹ đã tập trung sự chú ý vào hải cảng quân sự của tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam, với hệ thống công nghệ chống ngầm hiện đại từ không ảnh vệ tinh, các hệ thống truy tìm, kiểm soát tàu ngầm trên biển Đông. Những vụ va chạm giữa hải quân Trung Quốc và các phương tiện trinh sát, tìm kiếm của Mỹ đã cho thấy rõ điều đó. Ví dụ: tháng 4.2001, vụ va chạm giữa chiếc máy bay trinh sát điện tử và chống ngầm EP-3 với máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc, năm 2009 ngư dân Trung Quốc đã tấn công tàu USNS Impeccable và USNS Victorious trong khu vực EEZ, cũng trong tháng 6.2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với một tàu khu trục Mỹ kéo theo anten sonar mảng pha. Điều đó cho thấy, lực lượng Hải quân Mỹ theo dõi rất chặt chẽ mọi hoạt động của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. Căn cứ của đồng minh Ngoài những lợi thế về công nghệ, lực lượng tàu ngầm của Mỹ còn được một lợi thế quan trọng hơn trong cuộc chiến ngầm dưới biển Đông, đó là việc được sử dụng các căn cứ của đồng minh. Những căn cứ quân sự mà Mỹ có thể sử dụng ở Philippines Trong điều kiện căng thẳng gia tăng, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa lực lượng tàu ngầm của mình vào vùng nước biển Đông đến quần đảo Trường Sa. Các hạm tàu mà Trung Quốc có thể sử dụng được chỉ có thể là lực lượng tàu ngầm chiến thuật bao gồm 06 tàu lớp Minh ES5F (Ming); 10 tàu lớp Romeo – Type 033; 04 tàu lớp Tống (Song) Type 039G hoặc 039G1; 01 tàu lớp Kilo. Lực lượng này là tàu ngầm lớp diesel điện phát triển từ những năm 1970, trên thực tế đã lỗi thời và rất dễ bị phát hiện đo tiếng ồn lớn và khoảng cách phải cơ động khá xa. Các tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles Mỹ có thể hành trình lâu dài dưới nước tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, sử dụng các hải cảng quân sự Philippines. Khoảng cách từ hải cảng này đến Trường Sa rất gần và các tàu ngầm nguyên tử Mỹ có khả năng triển khai nhanh sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm nguyên tử tấn công Mỹ còn có một lợi thế rất lớn là sử dụng các nguồn thông tin tình báo từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan cũng như sự yểm trợ (có thể không tham gia chiến đấu) để phục vụ cho mục đích ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc xuất kích. Không bị ngăn chặn bởi các thành phần lực lượng cấu thành hệ thống AD/2D Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, trang bị tên lửa Tomahawk có thể tiếp cận được khu vực tấn công thuận lợi nhất, đặt tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí trang bị của PLA vào tầm bắn của loại tên lửa hành trình này. Với những lợi thế trên, trong tình huống xảy ra mâu thuẫn có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát chiến tranh dồn nén thời gian, lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc, ngay từ loạt đạn đầu tiên xuất phát từ tàu ngầm có thể hủy diệt tất cả các căn cứ quân sự trên các đảo phi pháp đó, bao gồm cả đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và phong tỏa hoạt động của đảo Hải Nam. Khả năng giành thắng lợi như đẩy lùi lực lượng hải quân Mỹ, phá hủy được tàu chiến hoặc tàu sân bay của Mỹ thực sự rất nhỏ. Trung Quốc “học bài” Mỹ Trước nguy cơ đe dọa bằng lực lượng tàu ngầm Mỹ, Trung Quốc cố gắng đáp trả bằng giải pháp xây dựng các sân bay trực thăng trên các đảo nhân tạo nhằm tăng cường khả năng tuần thám chống ngầm. Phối hợp cùng các tàu khu trục mang trực thăng vận tải chống ngầm và máy bay chống ngầm tuần tra trên biển Đông. Hơn thế nữa, Trung Quốc đe dọa sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân vào vùng nước Thái Bình Dương, trên khu vực có thể tấn công vào nước Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn xây dựng một hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống IUSS với thành phần chính là SOSUS của Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu ngày 13.5.2016, đề cập đến phương án sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông, chú trọng đến các vùng nước nông rộng lớn nhằm kiểm soát chặt chẽ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trên vùng biển này. Trong tương lai, Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông với mục đích kiềm chế các hoạt động hạn chế Tự do hàng hải mà Trung Quốc có thể đặt ra. Đồng thời các đơn vị Hải quân bao gồm tàu sân bay, khu trục hạm và đặc biệt quan trọng là lực lượng tàu ngầm sẽ là lực lượng then chốt để răn đe, ngăn chặn và sẵn sàng tấn công trong tình huống cần thiết. ==================== Nếu chỉ uýnh nhau trên bể Đông thui, không có trên đất liền và không dùng vũ khí hạt nhân thì không cần đến sức mạnh của Huê Kỳ. Điếu mựa! Đem 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương đâu phải để uýnh nhau ở cái ao làng này. Cái này lão nói lâu rùi. Lão đã đưa ra giải pháp là phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 văn hiến, sẽ hóa giải mọi chuyện. Từ khó như việc "đuổi mưa", cho đến dễ như ăn bún chả, lý thuyết thống nhất nhân danh văn hiến Việt xử lý hết. Tiếc thay! Không đủ trình để hiểu được mối liên hệ tương tác giữa Việt sử và mọi sự kiện, đã vậy còn làm ngoáo ộp dọa lão Gàn nữa mới liều chứ lỵ. Cánh cửa ngoại giao đã đóng chặt. Bắc Kinh tiến hoặc lùi đều không xong. Từ nay, không cần đến khả năng tiên tri, đến một chính khách phường ngồi chém gió ở quán trà 5 xu vỉa hè Hanoi cũng có thể biết được cái gì sẽ xảy ra. Cuối năm nay, nền kinh tế Trung Quốc lục địa sẽ khủng hoảng nặng nề. Đấy là chiêu đầu tiên của "canh bạc cuối cùng". Ấy là lão nhá hàng một chút. Nó sẽ diễn biến cụ thể thế nào, đến lúc đó sẽ biết. Láo toét.4 likes
-
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò” Chủ nhật, 05/06/2016 - 11:20 Dân trí Trung Quốc hôm qua 4/6 đã ngang ngược tuyên bố rằng sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. >> Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp với Philippines >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “lờ” phán quyết “đường lưỡi bò”. (Ảnh minh họa: Getty) Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề Diễn đàn Shangri-La ở Singapore hôm qua 4/5, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Quan Hữu Phi lớn tiếng nói rằng tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ kiện này. Quan chức Trung Quốc ngang ngược nói rằng tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài. “Do đó chúng tôi sẽ không tham gia cũng như không chấp nhận phán quyết vụ kiện”, ông Quan Hữu Phi nói. Ông này nói thêm: “Lãnh đạo mới của Philippines nói rằng Philippines hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể trở lại con đường đàm phán. Cánh cửa đàm phán vẫn luôn mở”. Những bình luận trên đưa ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài. Tại Diễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, các bên tham gia đồng loạt hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa án, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng NATO. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề diễn đàn an ninh Shangri-la hôm qua 3/6, tướng Petr Pavel - chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO - nói rằng: "Bất cứ khi nào chính phủ của một quốc gia có chủ quyền nói rằng sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa, thì sẽ đều không có ích. Lối hành xử đó sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia khác rằng luật lệ quốc tế chỉ dành cho kẻ yếu còn kẻ mạnh có thể lựa chọn giải pháp của riêng họ". Vị tướng này cũng cảnh báo thêm: "Việc thiếu tôn trọng các luật lệ này sẽ dẫn đến bất ổn không chỉ với khu vực mà còn tác động đến quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển vì vậy họ cần tôn trọng luật lệ này. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, họ cần xử lý thông qua các biện pháp thỏa đáng, chứ không phải là không tôn trọng luật lệ và hành động đơn phương". Nhiều đồn đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ trắng trợn lập vùng nhận diện phòng không quanh bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng của Philippines để đáp trả lại phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, tại Diễn đang Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo, nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông, Mỹ và các nước khác sẽ buộc phải hành động. Minh Phương Tổng hợp ===================== Bắc Kinh lại mới ngu nữa rùi! Hoa Kỳ đã hoàn toàn chính danh trên bể Đông qua vụ kiện của Phi Luật Tân. Những con cáo già phố Wall về kinh tế chính trị quốc tế đã dàn trận xong - tuy không qua mặt được lão Gàn - nhưng quả là bậc thầy của Bắc Kinh. Chống lại phán quyết quốc tế, Bắc Kinh đã "Ở trần đóng khố" về tính chính danh trên bể Đông. Hoa Kỳ sẽ căn cứ vào đấy và nhân danh những luật pháp quốc tế cô lập hoàn toàn Bắc Kinh và nhân danh những giá trị chuẩn mực quốc tế để ra đòn. Các chiêu trò chuẩn bị ra mắt. "Bên trong còn lắm điều hay", Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Mún bít ra siu. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hì!2 likes
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
'Bill Gates, ông hiến 99,95% tài sản cho từ thiện để làm gì?' Soha 08/06/2016 19:09 GMT+7 Nếu được hỏi, tôi sẽ thật thà kể hết 100 lý do khiến tôi đi làm từ thiện. Nhưng cùng một câu hỏi ấy, Bill Gates sẽ khó có thể trả lời. "Bill Gates, ông hiến 99,95% tài sản cho từ thiện để làm gì?" Yu Pang-Lin, một tỉ phú Hong Kong vừa qua đời ở tuổi 93. Điều quan trọng nhất khiến cái chết của ông được quan tâm một cách rất đặc biệt, là vì ông đã để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện . "Nếu các con giỏi hơn tôi thì việc gì phải để lại nhiều tiền cho chúng. Còn nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chính chúng mà thôi" - Yu Pang-Lin khẳng định. Chẳng biết Hong Kong có mua bản quyền "60 phút mở" hay không, mà họ lại không chịu hỏi: Yu Pang-Lin hiến tài sản vì mục đích gì? Cả chín người con của tỉ phú Mỹ Stephen Covey – một trong 25 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bầu chọn – đã từ chối nhận khoản thừa kế khổng lồ của cha. Lý do của họ rất đơn giản: Họ là những người bình thường, có thể tự kiếm sống được, không cần phải hỗ trợ. Người Mỹ, nơi đẻ ra "60 phút mở" từ năm 1968, chắc chắn cũng không đặt câu hỏi: "Không nhận thừa kế để làm gì? Để làm gì? Để làm gì?" để "truy đuổi" 9 người con đầy lòng tự trọng ấy. Bill Gates, người hiến tặng đến 99,95% tài sản khổng lồ của mình cho quỹ từ thiện, sẽ trả lời ra sao nếu bị một MC Việt Nam truy đuổi:"Gates, khai thật đi, ông hiến tài sản để làm gì?" Ai dám chất vấn nước mắt? Chuyện xứ người thế là đủ, hãy quay về với những giọt nước mắt xứ mình. Tôi cũng có năm bảy chục lần tổ chức và tham gia các đoàn từ thiện. Trong đoàn của chúng tôi, có những người lớn tuổi và những người rất trẻ. Họ đến với trẻ em, người nghèo vùng cao một cách hồn nhiên như hơi thở, không toan tính, như thể đó là công việc được lập trình từ kiếp trước trên đường đời của họ. Tôi đã thấy nhiều người trong số họ khóc. Đó là một nữ giảng viên ĐH đã nghỉ hưu gần 70 tuổi, tên là Anh Thơ. Hôm ấy, trong Lễ kỷ niệm thành lập của một tờ báo, thay vì vui mừng, cô đã khóc. Cô nói với những người dự lễ trong nước mắt: "Mới hôm qua thôi, một thành viên 7 tuổi trong lớp học Hy vọng, vừa qua đời". Cô chính là một giáo viên tình nguyện ở lớp học dành cho những bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo ấy và tờ báo đang kỷ niệm, đã có công tổ chức nên lớp học. Nếu lúc ấy, một người nào đó lại đi hỏi rằng: Cô khóc để làm gì?, chắc chắn người ấy sẽ nhận được những cái nhìn căm giận. Một cô phóng viên trẻ tên Ngân, đã bật khóc ngay trong quán karaoke, khi nhận được tin nhắn một bệnh nhân nhỏ tuổi ở Viện huyết học (nơi cô vẫn lui tới làm tình nguyện viên) đã đầu hàng số phận. Mới hôm kia, cô còn đọc truyện cho bé nghe. Tất cả mọi người trong phòng hát ấy đều dừng lại, lặng đi. Nếu có ai dám hỏi cô: Khóc để làm gì?, thì chắc chắn người ấy sẽ không có cả khe nứt mà chui xuống. Trong chuyến công tác lên xã đặc biệt khó khăn Kim Bon, Phù Yên, Sơn La cách đây 5-6 năm, nhiều người đoàn công tác chúng tôi, đã quay đi, lén chùi nước mắt khi thấy học sinh tiểu học phải đi bẫy chuột, để bữa cơm có thịt. Không có chuột, thì thực đơn hàng ngày của các em bán trú lúc đó chỉ là cơm trắng, canh rau và muối. Liệu lúc ấy có ai dám buột miệng hỏi: Bẫy chuột để làm gì? Tất cả các bộ phận của con chuột còn lại sau khi mổ (chỉ vứt đi phần ruột, gan để lại) sẽ được chặt nhỏ và cho vào xoong. Ảnh: Giàng A Cối. Trong đám tang của một người làm từ thiện thầm lặng, một cụ bà tên Chi ở Hoàng Cầu, Hà Nội, rất nhiều người làm từ thiện đã khóc. Bà Chi, bị ung thư vú 21 năm trước, bệnh viện trả về. Bà quyết định không vùi những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong sầu muộn. Bà lên đường đi từ thiện.Tuần nào bà cũng lên đường. Trích khoản lương hưu còm cõi và miệt mài quyên góp, được ít hay nhiều bà Chi cũng đến những nơi cần cứu giúp. Căn bệnh ung thư vú biến mất từ lúc nào. Người phụ nữ nhỏ bé ấy đã sống thêm 21 năm, và qua đời khi đã ngoài 80 tuổi. Trước khi ra đi 1 năm, bà nói với tôi: "Trời phật phù hộ đấy, cứ cho đi rồi sẽ được nhận về". Bao nhiêu người thân, bạn bè bà, trong suốt 21 năm ấy, không ai hỏi: Bà làm từ thiện để làm gì? Ngay cả khi bà Chi có nói với ai đó rằng, bà làm từ thiện để trời phật phù hộ cho bà sống tiếp, thì cũng không ai có quyền ném đá. Còn điều gì tuyệt vời và chính đáng hơn khát vọng sống?! Mở hay đóng? Trong cuộc sống, luôn xuất hiện hàng ngàn hàng vạn câu hỏi cần được giải đáp nhiều chiều. Khi chúng ta đến với mạng xã hội, là chúng ta đã đón nhận (và chấp nhận) sự đa chiều của nó. Ai cũng có quyền được nói và ai cũng có quyền chọn nghe, xem. Nhưng tại sao, khi người này hỏi thì lại được người khác trả lời bằng một cái ôm, một nụ hôn, một cái nắm tay thật chặt. Còn người khác hỏi xong thì nhận được một cái tát? Vì sao dư luận giận dữ với một chương trình có cái tên và hướng đi "mở" đến như vậy? Xem kỹ, mới thấy, thực ra đây là một chương trình hoàn toàn đóng, chứ không phải mở. Đóng ở chỗ ê kíp làm chương trình đã mặc định trong đầu là những người đang lên tiếng vì cái chung, đang làm việc thiện ấy, là những người đang có vấn đề về động cơ, thái độ và lợi ích. Đóng ở chỗ, lẽ ra chương trình chỉ làm việc gợi "mở" cho khách mời có ý kiến đa chiều, thì lại "đóng" từ việc chọn nhân vật chính, chọn kịch bản và chọn thái độ của người dẫn. Cảm giác như tất cả việc lựa chọn này, đều nhằm đến việc dồn đuổi bằng được những người tốt vào những góc không sáng sủa. Cái đóng cuối cùng của chương trình, là sau bao nhiêu sóng gió dư luận, họ chọn cách im lặng. Bao nhiêu khách mời "tiên phong" còn muốn quay trở lại ghế nóng sau khi nằm lấm lưng trắng bụng trên chiếc thớt khổng lồ của dư luận? Bao nhiêu khách mời tương lai dám đi lại vết xe của người trước? Việt Nam, đất nước có đến 52 triệu người dùng Internet (54% dân số), đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương, thì ngày nào thiếu thông tin thẳng thắn, đa chiều, ngày đó đã thấy đói khát. Và như vậy, tất nhiên người dân vẫn muốn được xem những chương trình cởi mở, khác lạ. Chỉ có điều, không thể có một chương trình mở thành công, nếu cái đầu và tư duy người làm, vẫn còn đóng trong những mặc định thiếu tích cực. theo Trí Thức Trẻ ============================= Khi cơ quan truyền thông chính thống chính thức đặt vấn đề với một đoàn từ thiện, là: "Có mục đích gì?". Sự kiện này của cơ quan truyền thông, đã khiến tôi liên hệ với buổi trao đổi học thuật tại cafe Trung Nguyên giữa tôi và nhóm người tham dự, mà người phản biện nổi cộm chính là giáo sư vật lý lý thuyết được nhận xét hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Họ cũng nhao nhao đặt vấn đề việc tôi nhân danh khoa học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là: "Có mục đích gì?". Với cách đặt vấn đề đó với tôi tất nhiên là rất lố bịch và dốt nát. Đã vậy, ông Nguyễn Văn Trọng còn ngang nhiên tuyên bố: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý!"(?). Tôi đã phê phán hậu quả nguy hiểm của nó ngay trên diễn đàn này. Với cá nhân tôi và sự giới hạn phổ biến thông tin của cuộc trao đổi thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm. Nhưng thật trớ trêu khi câu hỏi này được lặp lại trên một phương tiện truyền thông phổ biến. Với cách đặt câu hỏi này - trở thành phổ biến vì tính phổ cập đại chúng của cơ quan truyền thông VTV - lại là một tiền lệ rất nguy hiểm mang tính gián tiếp làm rối loạn tâm lý xã hội. Nó sẽ gián tiếp phá hoại toàn bộ tính chính danh trong lịch sử tồn tại của cả nhân loại, hoặc chí ít là sự chi phối cục bộ trong tầm ảnh hưởng của nó. Bởi vì - với cách đặt câu hỏi này - nó có thể được đặt ra với bất cứ hành vi, sự kiện nào của con người và xã hội. Từ những sự kiện cao cả của Đức Phật khi thí Pháp cho tha nhân, cho đến hành vi của một kẻ ăn mày, người ta vẫn có thể đặt câu hỏi như vậy. Cho nên, cách đặt câu hỏi này đã gián tiếp phá hoại tính chính danh của những hành vi đã được hình thành trong hình thái ý thức xã hội. Vì đằng sau câu hỏi đó là một cách trả lời theo chủ quan cá nhân. Tất nhiên lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh. Ngay cả trường hợp nếu Đức Phật có hiện ra và khuyên mọi người hay thương yêu lẫn nhau thì tôi nghĩ ngay đến câu hỏi: "Có mục đích gì vậy?".Thật là một tiền lệ nguy hiểm cho xã hội. Nhưng tất nhiên, nó không dễ gì nhận thức được. Bởi vì, khi hành vi của một người, nhóm người, hoặc lớn hơn như cả một cộng đồng xã hội tạo ra một sự kiện thì tự hành vi của nó đã xác định mục đích, hoặc động cơ của nó qua tính chính danh được gọi tên trong lịch sử phát triển của cả một nền văn minh. Thí dụ hành vi từ thiện của nhóm từ thiện trong cuộc phỏng vấn trên VTV - thì tự nó đã xác định họ có động cơ và mục đích được gọi là "từ thiện". Tức tính chính danh của hành vi này. Hoặc như việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì tính chính danh đã xác định mục đích: "Chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến". Cho nên cách đặt vấn đề như vậy nó sẽ làm rối loạn nhận thức hành vi có tính chính danh hình thành trong cuộc sống. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho xã hội qua cách đặt câu hỏi trên. Nhưng có lẽ họ ko ý thức được điều này. Tôi có thể xét nét quá chăng? Hoàn toàn không! Đây chính là một cấu trúc trong nội hàm của tính "chính danh" của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.1 like