• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/06/2016 in Bài viết

  1. Biển Đông: Thứ trưởng TQ dọa sẵn sàng chiến tranh với Mỹ Việt Hà | 20/05/2016 13:11 "Mỹ không nên khiêu khích Trung Quốc ở biển Đông mà mong không bị trả đũa", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đe dọa hôm thứ Năm, 19/5. Tàu hộ vệ FS Guepratte của Pháp tham gia hoạt động trên biển Đông cùng nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ. (Nguồn: Hải quân Mỹ) Ông Lưu tuyên bố: "Trung Quốc không muốn chiến tranh, do đó chúng tôi sẽ đối lập với Mỹ nếu họ khuấy động các xung đột." Lưu Chấn Dân đe dọa "sẽ tự vệ nếu kịch bản Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Việt Nam tái diễn", như lời cảnh cáo rằng nước này sẵn sàng đối đầu Mỹ trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ rằng nước này "không thể bao vây Trung Quốc bằng căn cứ quân sự". "Chúng ta không thể làm theo cách đó vào 30 năm trước, và ngày nay cũng vậy." Lưu Chấn Dân lớn tiếng: "Người dân và Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đối xử bất công vì Mỹ đang đổ lỗi cho Trung Quốc về căng thẳng leo thang trên biển Đông." Ông này cảnh cáo Mỹ rằng "điều quan trọng là chính phủ Mỹ nên nhận ra thời thế đã thay đổi, và Mỹ có thể có lợi hơn bằng hợp tác (với Trung Quốc-PV) thay vì phát động chiến tranh". Ông Lưu nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng hòa bình ở khu vực biển Đông "hơn cả hòa bình với Mỹ và Nhật Bản" và "không ai nên nghi ngờ về thiện chí này của Trung Quốc". Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: Reuters) Theo CNBC News (Mỹ), mặc dù chưa từng có tiền lệ và cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hay luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn mưu đồ áp đặt quyền lợi kinh tế và quân sự của mình trên 80% diện tích biển Đông, thông qua yêu sách chủ quyền phi pháp "đường chín đoạn". Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN và các cơ quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ như Viện Brookings, đều phản đối yêu sách "đi ngược lại với luật pháp quốc tế" này của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tăng cường hiện diện quân sự phi pháp trên các đảo đá mà họ cưỡng chiếm ở biển Đông, bao gồm cả việc bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trái phép trên các khu vực từng là những rạn san hô tự nhiên. Đây cũng là vùng hoạt động của Hải quân Mỹ nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương và thể hiện liên minh chặt chẽ với quân đội đồng minh, đối tác như Philippines. Trong vụ "chạm trán" mới nhất hôm 17/5, máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát "không an toàn" ở cự ly chỉ 15m. [VIDEO] Những nhận xét rất thú vị của người Hà Nội về TT Obama theo Thế giới trẻ ==================== Bít ngay mà! Lăm lay bể Đông sôi sùng sục. Nhưng lạ thật?! Nhìn tướng cái nhà ông thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tàu, lão vận dụng hết công lực tướng pháp của lão vẫn chưa hiểu vì sao ông ta làm lên đến thứ trưởng ngoại giao Tàu. Trông quen quen...? Ah! Nhớ ra rồi! Giống thằng chả bán mỳ gõ ở đường Thành Thái, có lần lão ra đấy mua hoa lan, có ghé ăn. Có thể cái nhà ông này có ẩn tướng tốt - 7 nốt ruồi đỏ ở mông chẳng hạn - nên làm thứ trưởng Ngoại giao Tàu. Còn thẳng chả giống ông này thì ko có quý tưởng nên đi rao mỳ gõ.
    2 likes
  2. Bài đăng trên An Việt Toàn Cầu ngày 31/5/2010 Ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hiến Lạc Việt. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 . Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. Một truyền thuyết thứ hai nữa là: Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin: Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau: ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Xin xem hình minh hoạ dưới đây: TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm). Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên . Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này. Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.
    1 like