• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/05/2016 in Bài viết

  1. Lầu Năm Góc không bất ngờ về tin TQ đưa tàu ngầm ra biển Đông Hải Võ | 29/05/2016 13:51 Tờ The Guardian (Anh) hôm 26/5 đưa tin, quân đội Trung Quốc có khả năng đang chuẩn bị để lần đầu tiên điều các tàu ngầm hạt nhân chiến lược ra biển Đông và Tây Thái Bình Dương. (Ảnh minh họa) TQ cho chiến hạm "lượn quanh Philippines", sắp đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương Theo The Guardian, các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân sẽ bắt đầu thực hiện các cuộc tuần tra trên biển và khiến cục diện bế tắc ở biển Đông giữa Mỹ-Trung, vốn đã căng thẳng lại gặp thêm sóng gió. Theo truyền thông Đức, thông tin trên được đánh giá là "tín hiệu mạnh mẽ" từ Bắc Kinh, mà nếu trở thành sự thật, sẽ đưa Mỹ-Trung vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh trên biển". Trong khi đó, trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 28/5 cho hay, thông tin "Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu ngầm hạt nhân tuần tra trên biển" đã là cảnh báo được lan truyền trong dư luận Mỹ từ nhiều năm qua. Sự im lặng của Lầu Năm Góc Tờ The Times của Anh đánh giá, nếu Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân ra biển Đông và tây Thái Bình Dương thì động thái "chưa từng có tiền lệ" này sẽ làm leo thang căng thẳng khu vực. Một "nguồn tin từ Lầu Năm Góc" tiết lộ với The Times: "Ngoài nội dung trong báo cáo thường niên 2016, chúng tôi không có thêm bình luận. Chúng tôi cũng không muốn thảo luận thêm về Trung Quốc và ý đồ của họ." Trong báo cáo 2016 về Hải quân Trung Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đánh giá Bắc Kinh đặt việc phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân là nhiệm vụ tối quan trọng. Đến trước năm 2020, quân đội Trung Quốc có thể sở hữu khoảng 69-78 tàu ngầm loại này. "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai chuyến tuần tra bằng tàu ngầm hạt nhân lần đâu tiên vào một thời điểm trong năm 2016." Tuy nhiên, cũng theo The Times, việc các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo "Trung Quốc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm hạt nhân" đã tồn tại từ hơn 1 năm qua. Trong báo cáo thường niên 2015, Lầu Năm Góc cũng dự đoán Bắc Kinh sẽ tiến hành động thái trên trong năm này. Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) năm 2014 cũng nếu dự báo như trên. Truyền thông Trung Quốc coi việc đưa tàu ngầm ra biển Đông và Thái Bình Dương chỉ là chuyện "một sớm một chiều". (Ảnh: Huanqiu) Truyền thông Trung Quốc: Sẽ "thường thái hóa" tuần tra bằng tàu ngầm Theo quan điểm từ các học giả Trung Quốc, việc điều động tàu ngầm hạt nhân tuần tra trên biển là "nghiệp vụ mà một nước lớn cần thực hiện", bởi nó có liên quan đến tính thực chất và hiệu quả của sức đe dọa mà một quốc gia có thể tạo ra. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã nói với Thời báo Hoàn Cầu cho biết, thông tin từ The Guardian cho đến nay vẫn chưa thể xác nhận. Ông này tuyên bố: "Trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là nước phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược sau cùng, khởi đầu muộn nhất. Và dù tương lai Trung Quốc có đưa tàu ngầm ra Thái Bình Dương thì cũng không có gì bất ngờ. Đó là khả năng mà một nước lớn cần phải có." Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã đạt đủ điều kiện chín muồi để "thường thái hóa" việc đưa tàu ngầm hạt nhân chiến lược ra "trực ban" ở Thái Bình Dường. Hoàn Cầu tái khẳng định điều này "không phải là phản ứng nhằm vào tình hình căng thẳng ở biển Đông", mà là sự xây dựng sức mạnh chiến lược phù hợp logic và "củng cố an ninh quốc gia". Tờ báo "diều hâu" Trung Quốc cũng thẳng thừng tuyên bố, trong tương lai Trung Quốc sẽ có "nhiều hơn một tàu ngầm trực chiến trên biển"; đồng thời đe dọa nước này xây dựng "cơ chế trực chiến" của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa "là điều tất yếu". Nhân vật bí ẩn nhất bên cạnh Putin là ai? theo Thế giới trẻ =================== Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc không tỏ thái độ trước việc Trung Quốc đưa tầu ngầm vào biển Đông cả. Đó là tính chính danh của vấn đề "tự do hàng hải" trong vùng biển quốc tế và không có tính đe dọa. Khi chính Hoa Kỳ cũng đem tàu chiến đến vùng biển này. Bởi vậy, "vén đề" cần bàn là cái "vén đề" hậu quả của cái vén đề" trên. Híc! Đúng như lão đã phán: Biển Đông lăm lay sôi sùng sục và sẽ xuất hiện nhiều chiện, loạn cào cào ở biển Đông. Điếu mựa!
    2 likes
  2. Trả đũa Tokyo về vấn đề biển Đông, TQ sẽ tuần tra ở đảo của Nhật? Hải Võ | 29/05/2016 19:49 Trước và sau hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ise-shima, Nhật Bản vừa qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã liên tiếp tỏ thái độ bất mãn với lập trường của Tokyo về vấn đề biển Đông. (Ảnh minh họa: Xinhua) TQ cho chiến hạm "lượn quanh Philippines", sắp đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương Mặc dù tuyên bố chung của G7 không "chỉ đích danh" Trung Quốc mà chỉ nêu sự "quan ngại" của nhóm về căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh vẫn phản ứng "hết sức bất bình" về điều này. Trung Quốc cáo buộc Chính phủ Nhật Bản, chủ nhà hội nghị G7 2016, đã "cầm đầu xuyên tạc vấn đề biển Đông", "không phù hợp với vai trò diễn đàn kinh tế chính trị của các nước phát triển". Trong khi lớn tiếng chỉ trích Nhật Bản "can thiệp" tình hình biển Đông, Bắc Kinh đã bắt đầu triển khai kế hoạch nhằm tăng hiện diện quân sự của hải quân nước này ngay trên "sân nhà" của Nhật. Chiến hạm Trung Quốc muốn tuần tra "tự do hàng hải" gần đảo của Nhật Bản Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Trung Quốc có khả năng trả đũa các cuộc tuần tra tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ, Nhật, Australia phối hợp tiến hành ở biển Đông bằng các cuộc tuần tra tương tự gần khu vực đảo Okinotori Shima của Nhật. Để mở đường cho hành động tiếp theo, Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 24/5 đã tuyên bố Okinotori Shima là "một bãi đá cô lập ở Tây Thái Bình Dương nằm cách xa lãnh thổ Nhật Bản". Nhóm đảo Okinotori Shima, nằm ở vùng biển Philippines, là các đảo cực Nam của Nhật Bản. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố đây không phải là đảo và "không thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa", "vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý là biển quốc tế". Nhóm đảo Okinotori Shima có vị trí ở vùng biển Philippines, tuyến đường nối từ biển Hoa Đông xuống biển Đông và thông ra Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: Twitter) Bằng nhận định trên, Trung Quốc nói rằng "các nước đều có quyền đánh bắt cá và lưu thông" ở khu vực này. Đa Chiều bình luận, tuyên bố gay gắt của Bắc Kinh, cùng thực tế hải quân Trung Quốc đặt mục tiêu ra vào "chuỗi đảo thứ nhất" ở Tây Thái Bình Dương là then chốt để mở đường từ biển Hoa Đông xuống phía Đông Nam, Okinotori Shima dường như sẽ trở thành địa điểm tập trận quân sự tất yếu của quân đội Trung Quốc trong tương lai. Những ngày vừa qua, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin đậm nét về việc các chiến hạm của Mỹ và Nhật Bản theo dõi, giám sát cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc. Việc Bắc Kinh có ý định "kéo" địa điểm tập trận lên gần nhóm đảo Okinotori Shima không ngoài mục đích tạo ra sức ép nhằm vào Tokyo, như một lời cảnh báo về sự hỗ trợ của Nhật đối với đồng minh Mỹ, Philippines ở biển Đông. Quân đội Trung Quốc tuần tra vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. (Ảnh: CNR) Theo Đa Chiều, Trung Quốc có thể lợi dụng cách định tính của Bộ ngoại giao nước này về Okinotori Shima để đơn phương thực hiện hành động "tuần tra tự do hàng hải". Nếu điều này xảy ra, căng thẳng Trung-Nhật sẽ leo thang nghiêm trọng, vượt khỏi phạm vi tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tokyo thậm chí có thể đánh giá đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia nước này, dẫn đến leo thang đối đầu giữa Trung Quốc với liên minh Mỹ-Nhật trên toàn bộ vòng cung biển Hoa Đông - biển Philippines - biển Đông. Trên thực tế, quân đội Trung Quốc từng có cơ hội triển khai sự hiện diện quân sự ở vùng biển nói trên. Hồi tháng 9/2006, hải quân nước này đã "đi qua" Okinotori Shima, đồng thời tiến hành tập trận ở phía Nam quần đảo Nansei của Nhật. Vùng biển rộng lớn giữa Nhật Bản, Philippines và đảo Đài Loan này từ lâu đã nằm trong kế hoạch bành trướng quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn tham vọng tiến gần đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự của Mỹ để gây sức ép với Washington. "Một con rồng quân đội" Trung Quốc sắp bị hạ bệ? theo Thế giới trẻ ===================== Bởi zdậy! Cái này ngộ lói nâu zdồi! Tả một phát ở cái Pể Tông thì Tả pín lù ở cái Hoa Tông à. Hầy à! Mấy cái lị này thích cái pụp nhau hả!
    2 likes