• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/05/2016 in Bài viết

  1. Vụ tiền nước 19 triệu: "Họ cắt nước thì chỉ còn cách bỏ làng đi" Hoàng Đan | 29/05/2016 10:34 15 Theo gia đình bà Hòa, để làm rõ vụ hóa đơn nước 19 triệu đồng, gia đình đang có ý định sẽ làm đơn đề nghị kiểm định lại đồng hồ nước tại một đơn vị độc lập Bà Hoàng Thị Hòa, vợ ông Ứng. Vụ hóa đơn nước 19 triệu: Gia đình bỏ về sau khi biết sẽ phải nộp đủ số tiền nước Thông tin bất ngờ vụ hóa đơn nước 19 triệu đồng ở Hà Nội Vụ hóa đơn nước 19 triệu: Sau 2 lần Ủy ban xã triệu tập, Chủ nhiệm HTX mới lên làm việc Liên quan đến vụ việc hóa đơn nước 19 triệu đồng của gia đình ông Trần Công Ứng (Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hòa cho biết, sau khi có kết quả kiểm định đồng hồ, gia đình đã rất buồn, lo lắng. "Sau khi có kết quả kiểm định của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội, chúng tôi gần như hết cách để minh oan. Cả nhà ai cũng lo lắng, suy nghĩ, nhất là tôi và ông nhà tôi. Đêm ngủ nhưng nào có ngủ được vì không hiểu vì lý do gì mà nước lại lên đến mức hơn 1.000 m3 như vậy chứ gia đình tôi có dùng gì đâu, mỗi tháng trước có vài chục m3, hết độ 200.000 - 300.000 đồng là cùng", bà Hòa nói. Bà Hòa cũng cho hay, chồng bà - ông Ứng trước đây từng bị tai biến nên trong suốt thời gian qua khi nhận hóa đơn nước hơn 19 triệu đồng, rồi kết quả kiểm định ông đã lo lắng, suy nghĩ rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe. "Vừa rồi, gia đình tôi phải đưa ông ấy đi kiểm tra sức khỏe ngay chứ ông ấy suy nghĩ nhiều quá, gia đình bị thế rồi mà giờ ông ấy ốm ra nữa thì rất khổ", bà Hòa chia sẻ. Vợ chồng ông Ứng, bà Hòa. Cũng theo thông tin từ bà Hòa, sau khi nhảy lên hơn 1.000 m3 thì hiện nay, đồng hồ đã trở về bình thường. Mỗi ngày, gia đình đều kiểm tra đồng hồ định kỳ thì thấy chỉ hết khoảng hơn 1m3/ ngày, dù chưa qua bất cứ sửa chữa gì. Bà thắc mắc: "Ngay sau tháng đấy, thì lúc còn đồng hồ cũ chưa tháo đi, chúng tôi đều kiểm tra định kỳ mức nước chảy qua đồng hồ hàng ngày, chỉ hết hơn 1m3/ngày, giờ lắp đồng hồ mới cũng thế, còn trong nhà, hệ thống đường nước, phao trong bể chưa hề được sửa chữa, thay thế gì. Tôi cũng không hiểu vì sao mà số nước tháng 4 lại tăng đột biến như vậy, còn bây giờ, kết quả kiểm định đồng hồ đảm bảo, gia đình cũng chẳng biết nói sao". Người phụ nữ ở tuổi 60 này cũng tâm sự, dù không phải là gia đình khó khăn, nhưng để lo được khoản tiền hơn 19 triệu đồng này thì chắc chắn gia đình sẽ phải đi vay mượn thêm. Hóa đơn nước tháng 4 của gia đình. "Kết quả như thế các ông ở HTX cũng nói như vậy thì gia đình tôi chỉ còn biết chấp nhận đóng đủ tiền, nếu không, họ cắt nước thì chỉ còn cách bỏ làng mà đi nơi khác ở thôi", bà Hòa nghẹn ngào. Còn anh Trần Công Sơn, con trai bà Hòa cho biết thêm, một số người con trong gia đình có đưa ý kiến là sẽ làm đơn đề nghị HTX cho đưa đồng hồ đi kiểm định lại một lần nữa, tại một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, gia đình cũng không hy vọng nhiều. "Gia đình cũng đang dự định sẽ làm đơn đề nghị HTX cho đi kiểm định lại đồng hồ lần nữa ở một đơn vị kiểm định độc lập, nhưng thực sự là cũng chưa biết thế nào, vì ở Chi cục là đơn vị có chức năng rồi", anh Sơn nói thêm. Trước đó, ông Triệu Đình Nhã, Chủ nhiệm HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Triều Khúc cho hay, kết quả kiểm định cho thấy, đồng hồ đảm bảo, vì vậy, gia đình phải chi trả số tiền đúng như số nước đã sử dụng, tức 19.125.036 đồng cho 1.029 m3 nước. Theo ông Nhã, trước đó, phía HTX đã có ý định giải quyết theo kiểu "tình làng nghĩa xóm" tức là chỉ thu của gia đình ông Ứng số tiền 10.800.000 đồng. Tuy nhiên, phía gia đình đã nhờ cơ quan chức năng, báo chí vào cuộc nên giờ cứ đúng luật mà làm. Ông Nhã cho biết thêm, HTX đồng ý cho gia đình ông Ứng đóng số tiền 19.125.036 đồng từ nay đến cuối năm 2016. Tuy nhiên, phía gia đình phải làm đơn kiến nghị lên HTX để xem xét. Nếu đến cuối năm gia đình vẫn chưa đóng đủ số tiền, HTX sẽ cắt nước, cắt điện. Gặp người tự ứng cử duy nhất trúng cử ở HN theo Trí Thức Trẻ =========================== Có một lần gia đình tôi phải đóng tiền điện là gần 10. 000. 000 VND. Cơ quan Điện lực đến kiểm tra đồng hồ điện không thấy có sự cố. Cuối cùng, thợ điện riêng của nhà kiểm tra và phát hiện đường dây điện hỗ trợ dàn pin năng lương mặt trời bị rò rỉ. Nhưng với hơn 1000 m3 nước thì khả năng rò rỉ chỉ có thể thông thẳng vào đường ống nước thải của gia đình này đi ra ngoài. Những nếu với 1000m3 thì sự rò rỉ này phải tương đương với một cống nhỏ xả nước chứ khó một ống nước có thể thoát như vậy. Tuy nhiên, nếu HTX cấp nước nói trên không vô cảm với khách hàng thì có thể cho nhân viên kỹ thuật giỏi đến kiểm tra lai toàn bộ đường ống nước của gia đình này. Chứ không phải hành vi bớt tiền điện gần phân nửa. Gia đình này chỉ có thể bỏ nhà đi và cũng chẳng ai dám đến ở ngôi nhà này với tiền điện gần 20 triệu đồng tháng, mà không có một sự giải thích có "cơ sở khoa học" và được "khoa học công nhận".
    1 like
  2. Trả đũa Tokyo về vấn đề biển Đông, TQ sẽ tuần tra ở đảo của Nhật? Hải Võ | 29/05/2016 19:49 Trước và sau hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ise-shima, Nhật Bản vừa qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã liên tiếp tỏ thái độ bất mãn với lập trường của Tokyo về vấn đề biển Đông. (Ảnh minh họa: Xinhua) TQ cho chiến hạm "lượn quanh Philippines", sắp đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương Mặc dù tuyên bố chung của G7 không "chỉ đích danh" Trung Quốc mà chỉ nêu sự "quan ngại" của nhóm về căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh vẫn phản ứng "hết sức bất bình" về điều này. Trung Quốc cáo buộc Chính phủ Nhật Bản, chủ nhà hội nghị G7 2016, đã "cầm đầu xuyên tạc vấn đề biển Đông", "không phù hợp với vai trò diễn đàn kinh tế chính trị của các nước phát triển". Trong khi lớn tiếng chỉ trích Nhật Bản "can thiệp" tình hình biển Đông, Bắc Kinh đã bắt đầu triển khai kế hoạch nhằm tăng hiện diện quân sự của hải quân nước này ngay trên "sân nhà" của Nhật. Chiến hạm Trung Quốc muốn tuần tra "tự do hàng hải" gần đảo của Nhật Bản Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Trung Quốc có khả năng trả đũa các cuộc tuần tra tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ, Nhật, Australia phối hợp tiến hành ở biển Đông bằng các cuộc tuần tra tương tự gần khu vực đảo Okinotori Shima của Nhật. Để mở đường cho hành động tiếp theo, Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 24/5 đã tuyên bố Okinotori Shima là "một bãi đá cô lập ở Tây Thái Bình Dương nằm cách xa lãnh thổ Nhật Bản". Nhóm đảo Okinotori Shima, nằm ở vùng biển Philippines, là các đảo cực Nam của Nhật Bản. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố đây không phải là đảo và "không thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa", "vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý là biển quốc tế". Nhóm đảo Okinotori Shima có vị trí ở vùng biển Philippines, tuyến đường nối từ biển Hoa Đông xuống biển Đông và thông ra Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: Twitter) Bằng nhận định trên, Trung Quốc nói rằng "các nước đều có quyền đánh bắt cá và lưu thông" ở khu vực này. Đa Chiều bình luận, tuyên bố gay gắt của Bắc Kinh, cùng thực tế hải quân Trung Quốc đặt mục tiêu ra vào "chuỗi đảo thứ nhất" ở Tây Thái Bình Dương là then chốt để mở đường từ biển Hoa Đông xuống phía Đông Nam, Okinotori Shima dường như sẽ trở thành địa điểm tập trận quân sự tất yếu của quân đội Trung Quốc trong tương lai. Những ngày vừa qua, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin đậm nét về việc các chiến hạm của Mỹ và Nhật Bản theo dõi, giám sát cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc. Việc Bắc Kinh có ý định "kéo" địa điểm tập trận lên gần nhóm đảo Okinotori Shima không ngoài mục đích tạo ra sức ép nhằm vào Tokyo, như một lời cảnh báo về sự hỗ trợ của Nhật đối với đồng minh Mỹ, Philippines ở biển Đông. Quân đội Trung Quốc tuần tra vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. (Ảnh: CNR) Theo Đa Chiều, Trung Quốc có thể lợi dụng cách định tính của Bộ ngoại giao nước này về Okinotori Shima để đơn phương thực hiện hành động "tuần tra tự do hàng hải". Nếu điều này xảy ra, căng thẳng Trung-Nhật sẽ leo thang nghiêm trọng, vượt khỏi phạm vi tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tokyo thậm chí có thể đánh giá đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia nước này, dẫn đến leo thang đối đầu giữa Trung Quốc với liên minh Mỹ-Nhật trên toàn bộ vòng cung biển Hoa Đông - biển Philippines - biển Đông. Trên thực tế, quân đội Trung Quốc từng có cơ hội triển khai sự hiện diện quân sự ở vùng biển nói trên. Hồi tháng 9/2006, hải quân nước này đã "đi qua" Okinotori Shima, đồng thời tiến hành tập trận ở phía Nam quần đảo Nansei của Nhật. Vùng biển rộng lớn giữa Nhật Bản, Philippines và đảo Đài Loan này từ lâu đã nằm trong kế hoạch bành trướng quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn tham vọng tiến gần đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự của Mỹ để gây sức ép với Washington. "Một con rồng quân đội" Trung Quốc sắp bị hạ bệ? theo Thế giới trẻ ===================== Bởi zdậy! Cái này ngộ lói nâu zdồi! Tả một phát ở cái Pể Tông thì Tả pín lù ở cái Hoa Tông à. Hầy à! Mấy cái lị này thích cái pụp nhau hả!
    1 like
  3. Chợ Búng Chợ Búng không phải là do phát âm sai của từ chợ Bún, mà đúng tên nó là Búng. Buông = Bung = Bùng = (lướt lủn) “Bung Nước” = =Búng = (lướt lủn) “Bung Nở” = Bủng (béo bủng là béo do thịt lắm nước, không phải là béo do thịt lắm mỡ). Địa danh Chợ Búng, thị trấn nằm giữa thị trấn Cầu Ngang và thị trấn Thủ Dầu Một, gọi là Búng vì vùng đất này là vùng trũng thấp hơn các vùng xung quanh , nên hễ khoan trúng mạch nước ngầm thì dòng nước tự phun lên cao hơn mặt đất, nên gọi bằng lướt lủn là “Bung Nước” = Búng. Nơi có nguồn nước tại chỗ tự nhiên không bao giờ cạn gọi là Mọi (tiếng Nam Bộ), do đất chỗ đó bị Moi sâu tức lướt lủn “Moi Nặng” = Mọi. Nói cái từ, tức cái kí hiệu bằng âm thanh, “Mọi” thì người nghe hiểu ngay đó là cái Mọi nước. Lướt lủn “Mọi Nước” = Mói = Mó. Nguồn nước tự nhiên tại chỗ không bao giờ cạn thì tiếng Tày và tiếng Bắc Bộ gọi là Mó tức Mó nước, cũng logic với lướt lủn “Mỏ Nước” = Mó, cũng giống như Mỏ khoáng sản vậy, nhưng cái sản ở đây là nước. Bản thân âm tiết “O” trong tiếng Việt đã có nghĩa là Tròn. O Tròn là một từ đôi chỉ sự Tròn Trặn = Tròn Trịa. Nên câu đầu tiên trong sách truyền bá chữ quốc ngữ của GS Hoàng Xuân Hãn viết là: “O tròn như quả trứng gà. Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”. O chỉ sự Tròn, tiếng Khơ me thì “Pro” chỉ sự Tròn hay sự Lăn tùy ngữ cảnh, bánh xe chạy “Pro Pro” thì tiếng Việt là bánh xe chạy Ro Ro, mắm “Pro Hóc” (làm bằng đầu cá các loại) thì tiếng Việt gọi là mắm Bồ Hóc. Tiếng Việt còn có từ ghép cụ thể hóa theo cấu trúc đề thuyết là Tròn Vo, Tròn Lẳn. QT Vo chính là qui tắc làm tròn, Làm Tròn = Việc O = “Vụ O” = Vo; Làm Tròn = “Mần O” = Mo, cái “Mo đựng Nước” = =Mó (cái Mó nước), cái “Mo đựng Của” = Mỏ (cái Mỏ khoáng sản), từ “đào mỏ” nghĩa đen cụ thể đã đồng thời chuyển nghĩa thành nghĩa bóng trừu tượng là “bòn rút của nhà giàu”. Lăn = Lẳn thì Nho (có sau) viết bằng chữ Luân 輪. Hán ngữ dùng chữ Luân nhưng phát âm lơ lớ là “Lún 輪” dùng chỉ cái bánh xe. Các đồ đựng có hình tròn như O = Đó (đó cá) = Đõ (đõ ong) = Rọ (rọ lợn) = Rổ = Bồ (bồ lúa) = Ô (ô che nắng) = Ổ ( ổ trứng gà) = Tổ (tổ chim). Rổ = Gổ (tiếng miền Tây Nam Bộ) = Gọn = Tròn. Tròn = Trọn = Hòn = Vón = Viên 圓 = =Nguyên 元 = Ngoan 刓 = Hoàn 丸 (“Hòn Ngoan” = Hoàn 完, chỉ trời tròn). Vuông = Vẹn = Viên 園 = Nguyên 元 = Ngoan = Toàn (Đất Ngoan” = “Tất Ngoan” = Toàn 全, chỉ đất vuông). Chữ Ngoan 刓 là chữ Nho Việt, nghĩa đen là đẽo gọt, chỉ có trong Sách cổ, gọi là từ chết, biểu ý của Ngoan 刓 nó là từ cái Nguyên 元 sơ người ta dùng Dao刂 đẽo gọt cho thành hình mình muốn, đẽo gọt ở đây là đẽo gọt con chữ (“Đời cha cho chí đời con. Đẽo Vuông rồi lại đẽo Tròn mới nên”). Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn 完 全, dùng chỉ vũ trụ nói chung. Một từ tức một tiếng (cái âm tiết) là có nghĩa nên nó chính là một kí hiệu giao tiếp. Một âm tiết đó là có nhiều nghĩa tùy ngữ cảnh. Do tiếng Việt có QT Tơi-Rỡi (biến âm trong cùng nôi khái niệm) nên tiếng Việt ít có từ đồng âm dị nghĩa (cũng bởi âm tiết tiếng Việt quá phong phú lại còn thêm sáu thanh điệu). Tròn và Vuông ở ngữ cảnh cụ thể đều có nghĩa là Nhiều. Và khi dùng từ ghép theo cấu trúc D/Â thì từ ghép Tròn Vuông càng mang nghĩa là Nhiều. Ví dụ: Tròn = Trộn = Bộn = Phồn 繁 = Rộn = Nhộn = Nhốn = Hỗn 混 = “Hỗn 混 Chi 之!” = Hi 熙. Vuông = Vang = Ràng. Nên Tròn Vuông đã biến âm để mang nghĩa là Rộn Ràng. Người nói cho ra cái kí hiệu “Rộn Ràng” thì người nghe đã hiểu ngay là nó là cái gì đó có nội dung Nhiều (công việc rộn ràng, âm thanh rộn ràng v.v.). Nho (có sau) viết từ Rộn Ràng hay Nhộn Nhịp hoặc Nhốn Nháo bằng chữ Hi Nhượng 熙 攘 và láy Rộn Rộn Ràng Ràng là Hi Hi Nhượng Nhượng 熙 熙 攘 攘. Dùng từ lặp hoặc từ đôi là để nhấn cái nội dung Nhiều của bổn nghĩa. Ví dụ: Ngợi khen là nói nhiều lời khen. Nói nhiều lời gọi chung là Ngợi, vì Ngôn 言 = Lời, nên từ đôi Ngôn Lời có nghĩa là nói nhiều lời, lướt “Ngôn Lời” = Ngợi. Cũng tương tự từ Ngời nghĩa là càng sáng vì nó hàm ý hai cái sáng do đã thiết chữ Minh 明 là Nguyệt 月 Trời日, lướt “Nguyệt 月Trời日” = Ngời. Từ Ngời không có trong Hán ngữ, vì Hán ngữ hình thành bằng dùng sẵn chữ Nho Việt: Sáng = Quang 光 = Máng 芒 = Manh 明 = Minh 明, khái niệm “càng sáng” thì Hán ngữ dùng từ đôi bằng chữ Nho có sẵn là Quang Máng 光 芒 = Quang Manh 光 明 = =Quang Minh 光 明. Minh 明 = Manh 明 cũng tương tự Kinh 京 = Canh 京 hay Inh (tiếng Thái) = Anh = =Eng (tiếng Mường); Em = Ún (tiếng Mường) = Út (tiếng Kinh), Ả = Lả (tiếng Thái). Từ Ngời không có viết bằng chữ Nho, nó có thể đã từng viết bằng chữ Nôm sớm (đã quên) hay viết bằng chữ Nôm muộn (chưa tra) hoặc xưa hơn bằng chữ Khoa Đẩu. Khoa Đẩu thiết Khẩu 口,tức chữ Vuông 口 ký tiếng, Khẩu 口 = Mẫu 口 = Mẹ 口 = Miệng 口,tức tiếng mẹ đẻ, Vuông 口 tượng Đất nên còn có từ đôi Đất Mẹ. Giống như cách văn tự Nhật Bản hiện dùng gồm ba loại ký tự đồng dụng là Kan-Ji + Hi-Ra-Ga-Na + Ka-Ta-Ka-Na. Kan Ji 漢 字 là chữ Nho khi đã được gọi là 漢 字 Hán Tự = Kan Ji 漢 字 , dịch là Con (= Kan) chữ, Di (=Ji) lại từ người xưa, (như “cầu Tự 嗣” là “xin đứa con để Di 嗣” truyền nòi giống); + Hi Ra Ga Na, dịch là Hồn Ruột Gọi Nói, ký tự Hiragana dùng để ký âm những từ là tiếng mẹ đẻ của Nhật; + Ka Ta Ka Na, dịch là Kẻ Tây Kêu Nói, ký tự Katakana dùng để phiên âm những từ ngoại lai. Dịch kiểu này gọi là LM dịch kiểu đểu, nhưng hợp logic. Ví dụ câu người Nhật nói: “Bê tô Na mư Gô Ga, Ni hôn Gô Ga, Ô na di Đêx Nê”, dịch sát tiếng là: “Việt Nam Gọi Cả, Nhật bản Gọi Cả, Nó na-ná giống Đấy Nhé”. Bê-tô-Na-mư viết bằng ký tự Katakana để phiên âm từ Việt Nam, Gô = Gọi viết bằng Kanji chữ Ngữ 語, Ga=Cả viết bằng ký tự Hiragana, Ni-hôn Gô viết bằng Kanji chữ Nhật Bản Ngữ 日 本 語; Ô-na-ji nghĩa là giống nhau, Ô NA Ji = Nó Na ná Giống, viết bằng ký tự Hiragana; Đếx = =Đấy = Đích 的, viết bằng ký tự Hiragana; Nê = Hề 兮 = Hỉ = Nhỉ = Nhé = Nè = Nư (tiếng Thái), viết bằng ký tự Hiragana. Dịch chuyển nghĩa là: “Cả tiếng Việt, cả tiếng Nhật, nó na ná giống đấy nhé” là hoàn toàn đúng nghĩa và hợp logic. “O Tròn như quả trứng gà Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu” Tiếng Việt vốn có do đâu? Từ trong làm lụng dài lâu Con Người Đất, lúa lên, biết ơn Trời Nước, là sự sống muôn loài đất xanh Vòm Trời = Vũ Trụ, hình thành Người xưa vẽ nó là bằng chữ O Trong có Nòng/Nọc cuộn vo Vũ Trụ như cái hình đồ Âm/Dương - Là Tổng sống động phi thường Tự Nhiều nhan nhản gọi thành Tự Nhiên Tự Nhiên ấy chính đầu Tiên Nó bao la Rộng nên thêm huyền Rồng Người Việt là con Tiên Rồng Mỗi Tiên Rồng gọi là Tông – một Người Người (=) Ngã (=) “Tất Cả” = Ta “Đất Trời” (=) Đời, tạo nên Ta sống đời “Người Ta – Hoa đất” sáng ngời Thủy Tổ Ta mới gọi thời Đế Minh Con (=) Canh (=) Kinh 京, tự xưng Mình Đất Tổ - Bắc Bộ - “Tông Canh” là thường Man là giả, thật là chân Người giả, khoác áo, gọi thành “Man Canh” “Một Kinh 京” (=) Mình, chứa Âm/Dương: 0+0 = 1, “Minh 冥 Minh 明” = Mình Đế Minh thì cũng là Đinh 丁 “Đẻ ra Kinh” cũng bằng Đinh 丁, là Người Đinh Tiên Hoàng Đế sáng ngời Giành lại độc lập giống nòi Việt Nam Đất Nước – Núi Biển vẹn toàn Nơi thiêng liêng - mạch Âm Dương hoàn cầu.
    1 like
  4. HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Hay Những vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. (Tiếp theo) 2/ HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Thưa quý vị và anh chị em. Tôi chưa đến đúng hai cực của trái đất, để làm một thí nghiệm chứng tỏ một cách trực quan cho mọi người nhìn thấy. Tức là, nói theo cách nói đã trở thành thành ngữ trong giới khoa học - ít nhất ở Việt Nam - là được "khoa học công nhận" và có cái gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng tôi có thể chắc chắn về mặt lý thuyết rằng: Nếu chúng ta đặt một cái la bàn tại đúng điểm cực của trái Đất, thì nó sẽ quay vòng tròn với một tốc độ rất nhanh và vừa quay vừa rung lắc do sự rung lắc của Địa cầu. Về mặt lý thuyết thì nếu chúng ta ở cực Bắc của Địa cầu thì bất cứ quay về hướng nào, chúng ta cũng đang nhìn về hướng Nam, và ngược lại ở cực Nam của Địa cầu. Trong ngành Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã định danh với những khái niệm sau: 1/ Hướng nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía cửa chính; 2/ Sơn nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía sau, ngược với hướng nhà; 3/ Tọa nhà: Vị trí mảnh đất có giới hạn bởi ranh đất mà ngôi nhà xây dựng trên đó. Trường hợp này ngôi nhà tọa ở điểm cực bắc của Địa cầu. Như vậy, với một ngôi nhà tọa ở điểm cực Bắc của Địa Cầu thì về lý thuyết nó luôn có hướng chính Nam và ngược lại với tọa ở cực Nam của Địa cầu. Trên cơ sở này chúng ta cùng xem xét từng trường hợp của các hệ thống lý luận chuyên ngành trong phong thủy là: Bát trạch, Loan đầu, Huyền không và Cấu trúc hình lý khí (Dương trạch). Trong phong thủy từ các cổ thư chữ Hán còn lại thì đó là những trường phái xuất hiện trong lịch sử văn minh Trung Hoa, được phát minh bởi những nhân tài Trung Hoa. Hệ luận của những cái gọi gọi là trường phái này, không chỉ mâu thuẫn ngay trong hệ thống phương pháp luận cấu trúc nội hàm của nó, mà nó còn là sự mâu thuẫn giữa các trường phái. Nhưng ngược lại, trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt - thì đấy là những chuyên ngành mô tả những hệ quy chiếu phản ánh những yếu tố tương tác riêng phần nói trên. Và Địa Lý phong thủy Lạc Việt xác định tất cả những cái gọi là trường phái trong cổ thư Trung Hoa, thực chất chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của ngành Địa Lý phong thủy Lạc Việt, lần lượt được phát hiện trong lịch sử văn minh Hán, từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ bên bờ Nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Do đó, trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự giải quyết về mặt lý thuyết, lần lượt từng chuyên ngành mô tả các yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là trường phái". 2.1/ Huyền không Lạc Việt: Trên cơ sở những dữ kiện được nêu ra thì vấn đề định vị các đại lượng tương tác của vũ trụ trong ngành Huyền không Lạc Việt và nó vẫn có thể ứng dụng được với một ngôi nhà tọa ở hai cực của trái Đất. Tất nhiên, nó phải được giả định diện tích ngôi nhà lớn hơn diện tích giao động của điểm cực của trái Đất (Theo các nghiên cứu khoa học trước đây là vòng tròn có đường kính một mét vuông) [Xin nói qua về hệ thống Huyền không để quý vị và anh chị em nào không am tường, có thể hiểu đuợc ý niệm căn bản và đối chiếu với những luận cứ của tôi. Phương pháp Huyền không Lạc Việt được mô tả như sau: Theo các văn bản từ cổ thư chữ Hán, thì Huyền Không là một trường phái, có hệ thống lý luận riêng, tách rời và mâu thuẫn với các cái gọi là trường phái khác của phong thủy Tàu. Cũng theo mô tả trong các sách cổ chữ Hán, thì phái Huyền Không ra đời vào thế kỷ XV AV, do Triệu Cửu Phong công bố. Phương pháp này có 9 đại lượng được gọi là sao (tinh) đánh số từ 1 đến 9 - Tùy theo thời điểm năm nhập trạch (vào ở) - chín đại lượng này được phân bổ theo tám hướng chung quanh ngôi nhà và ở giữa. Căn cứ vào tính chất được mặc định của 9 đại lượng được phân bổ trên cơ sở dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch. Chuyên gia phong thủy theo phương pháp này có thể dự báo được tương lai tốt xấu của gia chủ, liên quan đến vị trí các đại lượng qua việc phân bổ tám phương và trung tâm ngôi nhà với tính chất của nó. Việc phân bổ tính chất các sao với dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch, chỉ là yếu tố dự đoán căn bản ban đầu. Theo diễn biến thời gian, các chuyên gia phong thủy Huyền Không, tiếp tục phân bổ các sao của thời gian tiếp theo để dự đoán vận hạn đối với người cư ngụ trong nhà. Phương pháp Huyền không phong thủy cũng là cả một hệ thống kiến thức đồ sộ. Nhưng về căn bản có thể tóm tắt là: Nó gồm 9 đại lượng được gọi là sao, phân bổ trên 8 hướng với dữ kiến là hướng nhà và sự vận động của các đại lượng này theo thời gian]. Như vậy, với Huyền Không Lạc Việt - và kể phương pháp Huyền Không còn lưu truyền - thì những dữ liệu đầu vào liên quan vẫn đầy đủ. Đó là: Hướng nhà chính Nam và thời gian. Đương nhiên một phiên tinh bàn Huyền không vẫn được thực hiện. Bởi vì khi đã định vị nhà hướng Nam thì tất cả các sơn hướng khác để phiên tinh vẫn được định vị từ hướng Nam của ngôi nhà. 2.2/ Bát trạch Lạc Việt, Chứng minh tương tự như trên. 2.3/ Loan Đầu Lạc Việt. Trên cơ sở nhà chính Nam thì các vị trí cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến ngôi nhà từ các hướng khác nhau sẽ lấy hướng chính Nam làm chuẩn để định vị. 2.4/ Cấu trúc Hình Lý Khí Lạc Việt (Tương ứng với Dương trạch trong cổ thư chữ Hán). Đương nhiên về "Khí" ở Bắc cực luôn phải là cực Dương (Dương thuộc Âm Khí của Địa cầu). Có hai trường hợp xảy ra: Nếu vùng tâm của Bắc cực không đóng băng , hoặc băng rất mỏng - tùy theo chu kỳ vận khí của Địa Cầu - thì có thể coi đây là thời kỳ mà Âm Dương hài hòa. Nếu băng ở vùng cực Bắc đóng dày thì Âm thịnh Dương suy.Ngược lại ở Nam cực được coi là cực Âm (Âm thuộc Âm Khí của Địa cầu). Cho nên với tương tác của Dương khí từ vũ trụ thì băng ở Nam cực luôn đóng và dày. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.
    1 like
  5. TỪ BÀI NÓI CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA TẠI HÀ NỘI. Tôi được đọc một bản dịch bài phát biểu của ngài Obama. Phải thừa nhận hay thật. Nếu cần chọn ra năm tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ thì một trong những người tôi chọn chính là ngài Barack Obama. Ông đã điều hành nước Mỹ trong một thế giới rối loạn về cả kinh tế với những xung đột toàn cầu. Ông đã từ từ ổn định được nền kinh tế cho nước Mỹ, ông đã kiên quyết theo đuổi đường lối hòa bình trong việc giải quyết các vấn đế nóng bỏng tại Trung Đông, tránh cho nước Mỹ lao vào một cuộc chiến tranh vô bổ. Các cơ quan báo chí truyền thông của Trung Quốc đã nhảy dựng lên về chuyến thăm của ông và rêu rao: vì biến Đông mà hai nước xích lại gần nhau với sự đe dọa một diễn biến hòa bình cho đất nước này. Nhưng Bắc Kinh cần hiểu rằng: Vấn để biển Đông thì Việt Nam cũng như một vị chủ nhà phải đối phó với quân ăn cướp. Còn diễn biến hòa bình là cuộc cờ của những cao thủ. Suy cho cùng, suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, không một triều đại nào, không một chính phủ nào không phải lo lắng cho sự an nguy của họ và của đất nước. Đương nhiên, Việt Nam biết cách chơi cờ với các cao thủ để chống quân ăn cướp. "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập.... Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau. Nhưng hào kiệt đời nào cũng có". Lịch sử dù có thăng trầm, thời thế mỗi lúc thay đổi. Nhưng "quân tử tùy thời biến Dịch". Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, sự có mặt của ngài Obama đến đất nước này đã cùng nước Việt "nối vòng tay lớn". Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước. Xã tắc bao phen chồn ngựa đá. Non sông muôn thuở vững âu vàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài. Vì tuổi già sức yếu, nếu không chính tôi cũng ra đường để vẫy chào ngài. Ngài Obama đã hứa hẹn với Việt Nam những giá trị hữu hình. Nhưng tôi tin rằng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, sẽ tặng lại cho ngài và nước Mỹ những giá trị vô hình. Cá nhân tôi hy vọng rằng: cho đến lúc tuổi gần đất xa trời, ngài sẽ có dịp đến đất nước Việt Nam một lần nữa, để thấy được sự an bình và tươi đẹp của đất nước này. "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. Chúc mừng ngài Obama và Hoa Kỳ ngày một hùng mạnh. Chúc chuyến thăm của ngài tìm thấy được ở Việt Nam nhiều điều tốt đẹp.
    1 like
  6. Dùng 3 đĩa CD trắng, dán trên mặt tường ngoài, có thể dán hàng ngang, mặt bóng (mặt ghi dữ liệu) hướng ra ngoài, thẳng đối diện với cái cây. Tuổi Tân Mão là 1951 nhé :D
    1 like
  7. Kính gửi Sư phụ, các anh/chị và các bạn hữu duyên. Gần đây, Văn Lang có duyên được gặp một cuốn sách về nhân quả, nghiệp báo. Đó là những câu chuyện hay, có thật về nhân quả báo ứng, luân hồi, nghiệp chướng và cả về cảnh giới những địa ngục mà chư Phật, Bồ Tát đã tiết lộ "thiên cơ" để người đời biết để hướng thiện tránh làm ác. Cuốn sách được một cá nhân cùng chùa Vẻn ở Hải Phòng với một dịch giả sống tại Q10 thực hiện. Trong đây cũng có thể có những câu chuyện mà các anh/chị đã biết vì những người thực hiện cuốn sách cũng lấy trên phương tiện truyền thông nhất là trong chương 14 phần những câu chuyện tại Việt Nam. Dù sách đã có bản ebook đầy đủ nhưng để thuận tiện cho các anh/chị đọc, VL sẽ lần lượt gửi dần những nội dung chính lên (không phải toàn bộ cuốn sách) dưới các bài viết và cũng rất hoan nghênh các anh/chị gửi bài cùng. Nếu như một nội dung quá dài thì có thể được ngắt thành các bài khác nhau để tiện theo dõi. Bản đầy đủ của cuốn sách các anh/chị có thể đọc trực tuyến hoặc tải về tại đây: https://drive.google.com/file/d/0B22ME4tKxHY3cW1ZRl9YdVU4Mkk/view?usp=sharing Nếu như có công đức từ việc làm này, xin nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sinh trọn thành Phật đạo và cho một nước Việt Nam yên bình, thịnh vượng. Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
    1 like