HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Hay Những vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt.
(Tiếp theo)
2/ HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT.
Thưa quý vị và anh chị em. Tôi chưa đến đúng hai cực của trái đất, để làm một thí nghiệm chứng tỏ một cách trực quan cho mọi người nhìn thấy. Tức là, nói theo cách nói đã trở thành thành ngữ trong giới khoa học - ít nhất ở Việt Nam - là được "khoa học công nhận" và có cái gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng tôi có thể chắc chắn về mặt lý thuyết rằng: Nếu chúng ta đặt một cái la bàn tại đúng điểm cực của trái Đất, thì nó sẽ quay vòng tròn với một tốc độ rất nhanh và vừa quay vừa rung lắc do sự rung lắc của Địa cầu. Về mặt lý thuyết thì nếu chúng ta ở cực Bắc của Địa cầu thì bất cứ quay về hướng nào, chúng ta cũng đang nhìn về hướng Nam, và ngược lại ở cực Nam của Địa cầu.
Trong ngành Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã định danh với những khái niệm sau: 1/ Hướng nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía cửa chính; 2/ Sơn nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía sau, ngược với hướng nhà; 3/ Tọa nhà: Vị trí mảnh đất có giới hạn bởi ranh đất mà ngôi nhà xây dựng trên đó. Trường hợp này ngôi nhà tọa ở điểm cực bắc của Địa cầu.
Như vậy, với một ngôi nhà tọa ở điểm cực Bắc của Địa Cầu thì về lý thuyết nó luôn có hướng chính Nam và ngược lại với tọa ở cực Nam của Địa cầu. Trên cơ sở này chúng ta cùng xem xét từng trường hợp của các hệ thống lý luận chuyên ngành trong phong thủy là: Bát trạch, Loan đầu, Huyền không và Cấu trúc hình lý khí (Dương trạch). Trong phong thủy từ các cổ thư chữ Hán còn lại thì đó là những trường phái xuất hiện trong lịch sử văn minh Trung Hoa, được phát minh bởi những nhân tài Trung Hoa. Hệ luận của những cái gọi gọi là trường phái này, không chỉ mâu thuẫn ngay trong hệ thống phương pháp luận cấu trúc nội hàm của nó, mà nó còn là sự mâu thuẫn giữa các trường phái. Nhưng ngược lại, trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt - thì đấy là những chuyên ngành mô tả những hệ quy chiếu phản ánh những yếu tố tương tác riêng phần nói trên. Và Địa Lý phong thủy Lạc Việt xác định tất cả những cái gọi là trường phái trong cổ thư Trung Hoa, thực chất chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của ngành Địa Lý phong thủy Lạc Việt, lần lượt được phát hiện trong lịch sử văn minh Hán, từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ bên bờ Nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước.
Do đó, trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự giải quyết về mặt lý thuyết, lần lượt từng chuyên ngành mô tả các yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là trường phái".
2.1/ Huyền không Lạc Việt: Trên cơ sở những dữ kiện được nêu ra thì vấn đề định vị các đại lượng tương tác của vũ trụ trong ngành Huyền không Lạc Việt và nó vẫn có thể ứng dụng được với một ngôi nhà tọa ở hai cực của trái Đất. Tất nhiên, nó phải được giả định diện tích ngôi nhà lớn hơn diện tích giao động của điểm cực của trái Đất (Theo các nghiên cứu khoa học trước đây là vòng tròn có đường kính một mét vuông)
[Xin nói qua về hệ thống Huyền không để quý vị và anh chị em nào không am tường, có thể hiểu đuợc ý niệm căn bản và đối chiếu với những luận cứ của tôi. Phương pháp Huyền không Lạc Việt được mô tả như sau: Theo các văn bản từ cổ thư chữ Hán, thì Huyền Không là một trường phái, có hệ thống lý luận riêng, tách rời và mâu thuẫn với các cái gọi là trường phái khác của phong thủy Tàu. Cũng theo mô tả trong các sách cổ chữ Hán, thì phái Huyền Không ra đời vào thế kỷ XV AV, do Triệu Cửu Phong công bố. Phương pháp này có 9 đại lượng được gọi là sao (tinh) đánh số từ 1 đến 9 - Tùy theo thời điểm năm nhập trạch (vào ở) - chín đại lượng này được phân bổ theo tám hướng chung quanh ngôi nhà và ở giữa. Căn cứ vào tính chất được mặc định của 9 đại lượng được phân bổ trên cơ sở dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch. Chuyên gia phong thủy theo phương pháp này có thể dự báo được tương lai tốt xấu của gia chủ, liên quan đến vị trí các đại lượng qua việc phân bổ tám phương và trung tâm ngôi nhà với tính chất của nó. Việc phân bổ tính chất các sao với dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch, chỉ là yếu tố dự đoán căn bản ban đầu. Theo diễn biến thời gian, các chuyên gia phong thủy Huyền Không, tiếp tục phân bổ các sao của thời gian tiếp theo để dự đoán vận hạn đối với người cư ngụ trong nhà. Phương pháp Huyền không phong thủy cũng là cả một hệ thống kiến thức đồ sộ. Nhưng về căn bản có thể tóm tắt là: Nó gồm 9 đại lượng được gọi là sao, phân bổ trên 8 hướng với dữ kiến là hướng nhà và sự vận động của các đại lượng này theo thời gian].
Như vậy, với Huyền Không Lạc Việt - và kể phương pháp Huyền Không còn lưu truyền - thì những dữ liệu đầu vào liên quan vẫn đầy đủ. Đó là: Hướng nhà chính Nam và thời gian. Đương nhiên một phiên tinh bàn Huyền không vẫn được thực hiện. Bởi vì khi đã định vị nhà hướng Nam thì tất cả các sơn hướng khác để phiên tinh vẫn được định vị từ hướng Nam của ngôi nhà.
2.2/ Bát trạch Lạc Việt,
Chứng minh tương tự như trên.
2.3/ Loan Đầu Lạc Việt.
Trên cơ sở nhà chính Nam thì các vị trí cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến ngôi nhà từ các hướng khác nhau sẽ lấy hướng chính Nam làm chuẩn để định vị. 2.4/ Cấu trúc Hình Lý Khí Lạc Việt (Tương ứng với Dương trạch trong cổ thư chữ Hán).
Đương nhiên về "Khí" ở Bắc cực luôn phải là cực Dương (Dương thuộc Âm Khí của Địa cầu). Có hai trường hợp xảy ra: Nếu vùng tâm của Bắc cực không đóng băng , hoặc băng rất mỏng - tùy theo chu kỳ vận khí của Địa Cầu - thì có thể coi đây là thời kỳ mà Âm Dương hài hòa. Nếu băng ở vùng cực Bắc đóng dày thì Âm thịnh Dương suy.Ngược lại ở Nam cực được coi là cực Âm (Âm thuộc Âm Khí của Địa cầu). Cho nên với tương tác của Dương khí từ vũ trụ thì băng ở Nam cực luôn đóng và dày.
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.