• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/05/2016 in Bài viết

  1. ======================= Từ khi cái nền kinh thế tế dới này lâm vào khủng khoảng năm 2008, cứ mỗi khi G7, G 8, G20, rồi + các kiểu G... ngồi họp thì lão lại phán: Toàn tốn bia... Tất nhiên lão phán thì toàn từ đúng trở lên. Nhưng vì trong cái đám G7 này có anh Đức là cường quốc bia. Do đó, vụ tốn bia này không ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cái anh G7 họp lần này thì khác hẳn ạ. Lần này phần tốn bia để bàn về phát triển kinh tế thế giới thì vẫn nguyên si. Nhưng ngoài nội dung này thì còn một nội dung tuyệt mật nữa. Lão nói toạc ra lun: Đó là cho anh Tàu trở về thời "Đại nhảy vọt" của ngài Mao Chủ tịch vĩ đại. Ấy là lão cứ nói toạc móng lợn ra vậy. Chẳng sao cả. Vì lời nói của lão không được công chứng. Bởi vậy, chẳng phải chuyện chơi khi lão phán rằng: Chỉ cuối lăm lay thôi, anh Tàu sẽ biết thế lào là chiêu trò của các tay phù thủy kinh tế thế giới - tuy không đủ trình vực cái nền kinh tế thế giới khốn khổ này phát triển - nhưng thừa công lực để loại đối thủ khỏi cuộc chơi với những thủ pháp giang hồ. Lão đây cũng thừa biết những chiêu trò gì sẽ được dể ra để chơi anh xì thẩu Pê Canh này. Nhưng thôi, "Thiên cơ bất khả lậu". Cứ từ từ rồi cũng khắc biết. "Đừng hỏi để khỏi phải nghe nói dối". Hì.
    4 likes
  2. HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Hay Những vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. (Tiếp theo) 2/ HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Thưa quý vị và anh chị em. Tôi chưa đến đúng hai cực của trái đất, để làm một thí nghiệm chứng tỏ một cách trực quan cho mọi người nhìn thấy. Tức là, nói theo cách nói đã trở thành thành ngữ trong giới khoa học - ít nhất ở Việt Nam - là được "khoa học công nhận" và có cái gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng tôi có thể chắc chắn về mặt lý thuyết rằng: Nếu chúng ta đặt một cái la bàn tại đúng điểm cực của trái Đất, thì nó sẽ quay vòng tròn với một tốc độ rất nhanh và vừa quay vừa rung lắc do sự rung lắc của Địa cầu. Về mặt lý thuyết thì nếu chúng ta ở cực Bắc của Địa cầu thì bất cứ quay về hướng nào, chúng ta cũng đang nhìn về hướng Nam, và ngược lại ở cực Nam của Địa cầu. Trong ngành Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã định danh với những khái niệm sau: 1/ Hướng nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía cửa chính; 2/ Sơn nhà: Hướng đường thẳng nối từ tâm nhà ra phía sau, ngược với hướng nhà; 3/ Tọa nhà: Vị trí mảnh đất có giới hạn bởi ranh đất mà ngôi nhà xây dựng trên đó. Trường hợp này ngôi nhà tọa ở điểm cực bắc của Địa cầu. Như vậy, với một ngôi nhà tọa ở điểm cực Bắc của Địa Cầu thì về lý thuyết nó luôn có hướng chính Nam và ngược lại với tọa ở cực Nam của Địa cầu. Trên cơ sở này chúng ta cùng xem xét từng trường hợp của các hệ thống lý luận chuyên ngành trong phong thủy là: Bát trạch, Loan đầu, Huyền không và Cấu trúc hình lý khí (Dương trạch). Trong phong thủy từ các cổ thư chữ Hán còn lại thì đó là những trường phái xuất hiện trong lịch sử văn minh Trung Hoa, được phát minh bởi những nhân tài Trung Hoa. Hệ luận của những cái gọi gọi là trường phái này, không chỉ mâu thuẫn ngay trong hệ thống phương pháp luận cấu trúc nội hàm của nó, mà nó còn là sự mâu thuẫn giữa các trường phái. Nhưng ngược lại, trong Địa Lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt - thì đấy là những chuyên ngành mô tả những hệ quy chiếu phản ánh những yếu tố tương tác riêng phần nói trên. Và Địa Lý phong thủy Lạc Việt xác định tất cả những cái gọi là trường phái trong cổ thư Trung Hoa, thực chất chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của ngành Địa Lý phong thủy Lạc Việt, lần lượt được phát hiện trong lịch sử văn minh Hán, từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ bên bờ Nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Do đó, trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự giải quyết về mặt lý thuyết, lần lượt từng chuyên ngành mô tả các yếu tố tương tác mà cổ thư chữ Hán gọi là trường phái". 2.1/ Huyền không Lạc Việt: Trên cơ sở những dữ kiện được nêu ra thì vấn đề định vị các đại lượng tương tác của vũ trụ trong ngành Huyền không Lạc Việt và nó vẫn có thể ứng dụng được với một ngôi nhà tọa ở hai cực của trái Đất. Tất nhiên, nó phải được giả định diện tích ngôi nhà lớn hơn diện tích giao động của điểm cực của trái Đất (Theo các nghiên cứu khoa học trước đây là vòng tròn có đường kính một mét vuông) [Xin nói qua về hệ thống Huyền không để quý vị và anh chị em nào không am tường, có thể hiểu đuợc ý niệm căn bản và đối chiếu với những luận cứ của tôi. Phương pháp Huyền không Lạc Việt được mô tả như sau: Theo các văn bản từ cổ thư chữ Hán, thì Huyền Không là một trường phái, có hệ thống lý luận riêng, tách rời và mâu thuẫn với các cái gọi là trường phái khác của phong thủy Tàu. Cũng theo mô tả trong các sách cổ chữ Hán, thì phái Huyền Không ra đời vào thế kỷ XV AV, do Triệu Cửu Phong công bố. Phương pháp này có 9 đại lượng được gọi là sao (tinh) đánh số từ 1 đến 9 - Tùy theo thời điểm năm nhập trạch (vào ở) - chín đại lượng này được phân bổ theo tám hướng chung quanh ngôi nhà và ở giữa. Căn cứ vào tính chất được mặc định của 9 đại lượng được phân bổ trên cơ sở dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch. Chuyên gia phong thủy theo phương pháp này có thể dự báo được tương lai tốt xấu của gia chủ, liên quan đến vị trí các đại lượng qua việc phân bổ tám phương và trung tâm ngôi nhà với tính chất của nó. Việc phân bổ tính chất các sao với dữ liệu đầu vào là thời gian nhập trạch, chỉ là yếu tố dự đoán căn bản ban đầu. Theo diễn biến thời gian, các chuyên gia phong thủy Huyền Không, tiếp tục phân bổ các sao của thời gian tiếp theo để dự đoán vận hạn đối với người cư ngụ trong nhà. Phương pháp Huyền không phong thủy cũng là cả một hệ thống kiến thức đồ sộ. Nhưng về căn bản có thể tóm tắt là: Nó gồm 9 đại lượng được gọi là sao, phân bổ trên 8 hướng với dữ kiến là hướng nhà và sự vận động của các đại lượng này theo thời gian]. Như vậy, với Huyền Không Lạc Việt - và kể phương pháp Huyền Không còn lưu truyền - thì những dữ liệu đầu vào liên quan vẫn đầy đủ. Đó là: Hướng nhà chính Nam và thời gian. Đương nhiên một phiên tinh bàn Huyền không vẫn được thực hiện. Bởi vì khi đã định vị nhà hướng Nam thì tất cả các sơn hướng khác để phiên tinh vẫn được định vị từ hướng Nam của ngôi nhà. 2.2/ Bát trạch Lạc Việt, Chứng minh tương tự như trên. 2.3/ Loan Đầu Lạc Việt. Trên cơ sở nhà chính Nam thì các vị trí cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến ngôi nhà từ các hướng khác nhau sẽ lấy hướng chính Nam làm chuẩn để định vị. 2.4/ Cấu trúc Hình Lý Khí Lạc Việt (Tương ứng với Dương trạch trong cổ thư chữ Hán). Đương nhiên về "Khí" ở Bắc cực luôn phải là cực Dương (Dương thuộc Âm Khí của Địa cầu). Có hai trường hợp xảy ra: Nếu vùng tâm của Bắc cực không đóng băng , hoặc băng rất mỏng - tùy theo chu kỳ vận khí của Địa Cầu - thì có thể coi đây là thời kỳ mà Âm Dương hài hòa. Nếu băng ở vùng cực Bắc đóng dày thì Âm thịnh Dương suy.Ngược lại ở Nam cực được coi là cực Âm (Âm thuộc Âm Khí của Địa cầu). Cho nên với tương tác của Dương khí từ vũ trụ thì băng ở Nam cực luôn đóng và dày. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.
    1 like
  3. Uh. Chú sửa lại rùi. "Cô". Hì.
    1 like
  4. Cảm ơn songthu. Tôi cũng vừa like bài của cô.
    1 like
  5. Bắc Kinh sẽ khiến G-7 phải hành động (GDVN) - G-7 sẽ có chương trình hành động nhằm kiềm chế sự tác oai tác quái của Bắc Kinh, đó cũng là sự khác biệt của hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Nhật Bản. The Japan Times ngày 24/5 đăng bài viết của tác giả David Malone – phụ tá Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, kêu gọi lãnh đạo các nước G-7 hãy có những hành động có ý nghĩa để giải quyết những vấn đề đang nảy sinh và diễn ra trên thế giới, làm ảnh hưởng đế an toàn cho sự sống trên toàn cầu. Những vấn đề nghiêm trọng trên thế giới cần những hành động cấp thiết của G-7 chứ không chỉ là những lời nói xuông mà thôi. Ông David Malone cho rằng, các nước G-7 chủ yếu hành động chỉ vì lợi ích riêng của họ, chứ không phải vì lợi ích chung, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết là trong lĩnh vực nhân đạo. Thế giới có thể yêu cầu các nước G-7, các nền kinh tế mạnh nhất và thịnh vượng nhất của thế giới, phải nhận ra giá trị của những quyết định hỗ trợ của họ cho lợi ích chung trên toàn cầu để từ đó có hành động cho phù hợp. Ảnh hưởng của Trung Quốc khiến lãnh đạo G-7 sẽ có hành động. Ảnh: CCTNE. David Malone cảnh báo: “G-7 cần nhận ra rằng cán cân quyền lực toàn cầu đã thay đổi, điều đó đòi hỏi các thành viên của G-7 cần làm việc với những nước không phải là thành viên để cùng giải quyết những vấn đề làm thay đổi thế giới. Thực tế là không nên cho phép họ để trốn tránh trách nhiệm của các nước giàu nhất và mạnh mẽ nhất thế giới - nhằm hỗ trợ thế giới trong việc kiểm soát và xứ lý những mối đe dọa toàn cầu”. Ông David Malone đặt câu hỏi: Hội nghị thượng đỉnh G-7 thường bị chế nhạo như một rạp xiếc bay rộng lớn, luôn là một bầu không khí nóng nhưng lại không có hành động có ý nghĩa. Liệu Hội nghị G-7 lần này tại Ise-Shima, Nhật Bản có thể sẽ có điều gì khác biệt chăng? Ngưới viết cho rằng, G-7 Ise-Shima chắc chắn có khác biệt và nhân tố khiến cho G-7 lần này có khác biệt chính là sự ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc với tất cả những vần đề trên toàn cầu. Chính sách tái cơ cấu của Tập Cận Bình có thể gây ra nhiều cuộc chiến kinh tế giữa Trung Quốc với những thực thể kinh tế lớn trên thế giới Có thể thấy rằng, hạ nhiệt phát triển nóng là nguyên nhân khiến Bắc Kinh thực hiện chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế. Nhưng mục đích của chính sách này là hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình. “Giấc mộng Trung Hoa” bá chủ thế giới là khát vọng của giới lãnh đạo Trung Nam Hải có ngay từ thời Mao Trạch Đông với “Đại nhảy vọt” hay Đặng Tiểu Bình với “Bốn hiện đại”, theo BBC ngày 9/11/2013. Tuy nhiên vì sai lầm hoặc hạn chế nên khát vọng của những người tiền nhiệm chỉ hình thành nên “giấc mộng Trung Hoa” mà thôi. Khi Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực, ông nhận thấy “sức mạnh Trung Hoa” đã có thể hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa”, vấn đề còn lại chỉ là chiến lược mà thôi. Bởi vậy, vừa để giảm thiểu tác hại của phát triển nóng, vừa có thể tạo thế và lực cho mình, Tập Cận Bình đã thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc. Vì mục đích hướng tới ngôi vị bá chủ toàn cầu, nên cũng giống như các chiến lược quan trọng khác, chính sách tái cơ cấu kinh tế của Bắc Kinh cũng phải thực hiện được hai nhiệm vụ quan trọng là làm lợi tối đa cho kinh tế Trung Quốc và làm thiệt hại tối đa đối thủ của Bắc Kinh. Từ khi tái cơ cấu phát huy công lực thì cơ chế “làm lợi cho ta – gây hại cho địch” của Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Hàng loạt những thực thế kinh tế, những định chế hay tổ chức kinh tế - tài chính đã ngấm đòn bởi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Đó chính là hiệu ứng của chính sách tái cơ cấu lại kinh tế của ông Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: SCMP. Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến EU và ngay cả Mỹ cũng đều bị ảnh hưởng bởi “quái chiêu” này. Từ WB đến ADB hay các tổ chức hay định chế tài chính khác đều bị kiềm chế bởi chính sách mới này của ông Tập Cận Bình. Từ việc đảo ngược quy trình kinh tế hay áp dụng nguyên tắc hiệu quả kép trong đầu tư, cho đến việc vận dụng những công cụ kinh tế nhằm tạo ra vị thế không bình đẳng của minh với phần còn lại của sân chơi kinh tế thế giới, Bắc Kinh đều gây tác hại cho kinh tế toàn cầu, qua đó mang lại lợi ích cho mình. Với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là thị trường khổng lồ với hơn 1,3 tỷ người, Bắc Kinh đã bất chấp luật lệ của các sân chơi mà họ tham gia. Với sự tác oai tác quái bởi các chính sách kinh tế của Bắc Kinh, các thực thể kinh tế trên thế giới đã có những hành động đáp trả. Từ việc EU có thể trì hoãn việc trao quy chế thị trường tự do đấy đủ cho Trung Quốc đến việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc trên thị trường nước này... Việc đáp trả của đối thủ hay đối tác đều muốn hướng Bắc Kinh vào việc tuân thũ luật chơi. Có thể thấy rằng, tác hại bởi chính sách kinh tế của Bắc Kinh và hành động trả đũa của các đồi thủ đã hình thành và manh nha nguy cơ tạo nên hàng loạt những cuộc chiến kinh tế trên thế giới. Những cuộc chiến kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ, cuộc chiến Trung Quốc – EU, cuộc chiến Trung Quốc – Nhật Bản, cuộc chiến Trung Quốc - Ấn Độ và những cuộc chiến giữa Bắc Kinh với các thực thể khác mà người viết sẽ có những bài phân tích, sẽ hoành hành nền kinh tế toàn cầu. Hậu quả của những cuộc chiến kinh tế khởi phát do chính sách kinh tế của Bắc Kinh khiến cho hầu hết các thực thể kinh tế trên thế giới chịu thiệt hại, từ đó hình thành nên bức tranh kinh tế toàn cầu thực sự thiếu khởi sắc. Điều này khiến cho G-7 không thể ngồi yên được nữa. Có lẽ sự đoàn kết “tấn công” Bắc Kinh chưa thể hình thành bởi trong G-7 có “bạn vàng” của Tập Cận Bình. Nhưng những biện pháp kiềm chế Bắc Kinh có lẽ sẽ được các lãnh đạo G-7 đồng thuận. Chiến lược “con đường tơ lụa mới” của Tập Cận Bình có thể gây bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới Trong việc hiện thực hoá “giấc mông Trung Hoa”, nếu như chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của ông Tập Cận Bình là nhằm tăng cường “sức mạnh Trung Hoa”, thì chiến lược “con đường tơ lụa mới” là thể hiện “sức mạnh Trung Hoa”. Trong việc tái hiện lại con đường tơ lụa thuở nào nay được Tập Cận Bình mở rộng thêm một nhánh mới trên biển, từ đó hình thành nên thế gọng kìm đầy lợi hại, theo nhận định của The New York Times ngày 4/12/2015. Nhánh đường bộ của con đường tơ lụa nay thêm cả đường sắt cao tốc, đi qua vùng Trung - Nam Á và điểm cuối sẽ là Địa Trung Hải. Nhánh đường thuỷ sẽ qua Biển Đông, vào Ấn Độ Dương và điểm đến sẽ là bờ đông của Châu Phi. Như vậy, lục địa đen sẽ là nơi hai gọng kìm gặp nhau và được xem như một “Trung Hoa mở rộng”. Đây có thể là lý giải cho căn nguyên của chính sách đồng hoá Châu Phi và gây xung đột trên Biển Đông của Bắc Kinh. Như vậy để triển khai chiến lược con đường tơ lụa mới, Bắc Kinh sẽ phải làm bạn với nhiều đối thủ và trở thành đối thủ của nhiều đối tác bởi tác động của chiến lược “vĩ đại” này. Việc Bắc Kinh chuyển bạn thành thù và chuyển thù thành bạn sẽ làm manh nha nguy cơ xung đột, hoặc phát triển các cuộc xung giữa các quốc gia, từ đó tạo bất ổn cho nhiều khu vực trên thế giới. Việc gây bất ổn sẽ chưa thể chấm dứt nếu Bắc Kinh chưa hoàn tất chiến lược. Trung Quốc xây dựng liên minh chiến lược với Pakistan, tạo điều kiện cho Nepal tối đa hoá lợi ích của mình trong quan hệ với Trung Quốc, từ đó tạo ra nguy cơ bất ổn trong khu vực Nam Á khi lợi ích của Ấn Độ bị ảnh hưởng. Dù Ấn Độ có vai trò rất quan trọng với Bắc Kinh trong việc hiện thực hoá chính sách tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tăng cường “sức mạnh Trung Hoa”, nhưng Bắc Kinh vẫn không xây dựng cơ chế “đôi bạn cùng tiến” với New Delhi. Tại khu vực Đông Nam Á, Bắc Kinh thực hiện chính sách bành trướng, tạo nguy cơ gây xung đột vũ trang mà mục đích cuối cùng là khơi thông nhánh đường biển của con đường tơ lụa mới. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, quyền lợi hàng hải, tự do và an toàn hàng hải tại Biển Đông ngày càng cho thấy rõ mưu đồ của Bắc Kinh ở khu vực này. Tập Cận Bình không có ý bắt tay Obama và có thể vô hiệu hoá những thoả thuận của Putin tại khu vực này nếu nó là rào cản đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, cuộc chiến kinh tế Trung - Nhật có thể khởi phát trên lục địa đen sẽ khiến cho nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột giữa các quốc gia nghèo khó vùng Trung và Nam Phi. Với những quốc gia Châu Phi vỡ mộng vì Trung Quốc, sẽ bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng yên và điều đó là không thể chấp nhận với Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình trả đũa Abenomics có thể sẽ khiến lục địa đen phải trả giá. Dù Bắc Kinh không nhúng tay trực tiếp vào các cuộc xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh “vô can” với khu vực này. Dư luận cho rằng, Bắc Kinh đang là “kẻ giấu mặt”, âm thầm chuẩn bị nguồn lực để khai thác lợi ích khi cuộc xung đột Syria chấm dứt. Điều đó không có gì bất ngờ, vì theo tính toán của Trung Quốc thì tương lai của Châu Phi là khu vực của đồng nhân dân tệ. Chẳng lẽ G-7 sẽ để yên? Bắc Kinh nắm vai trò chi phối điều tiết giá dầu khiến cho kinh tế thế giới chậm khởi sắc Theo giới quan sát, có ba nguyên nhân quan trọng khiến kinh tế toàn cầu suy giảm nhịp độ phát triển. Một là đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bị hãm lại; Hai là ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, bất ổn xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới; Và ba là giá dầu thô giảm sâu. Tuy nhiên, xung đột vũ trang và bất ổn xã hội tại nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới còn là hậu quả của suy thoái kinh tế, chứ không chỉ là nguyên nhân gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới gây nên suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ không dễ dàng được khắc phục, bởi lẽ chính sách tái cơ cấu của Bắc Kinh sẽ khiến cho kinh tế Trung Quốc co lại. Điều đó đồng nghĩa với việc chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc có chủ đích lảm giảm sự đóng góp của kinh tế nước này vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, để có lợi cho ý đồ của họ. Vậy là chỉ còn khả năng khắc phục biến động giá dầu thô là giải pháp khả quan giúp cho kinh tế thế giới khởi sắc. Song giải pháp này hiện nay không dễ dàng phát huy hiệu quả. Lý do của điều ấy một phần là vì, quy luật cung – cầu không thể vận hành mang lại kết quả tốt cho kinh tế toàn cầu là giá dầu tăng, vì hiện nay cung đã vượt cầu, trong khi lượng dầu thô khai thác thì lại không thể cắt giảm. Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn là giá dầu đang bị Bắc Kinh thao túng và chi phối, trong khi lợi ích của Trung Quốc lại gắn liền với giảm giá dầu. Cho đến lúc này thì không thể phủ nhận sự chi phối của Bắc Kinh đối với cơ chế tăng giảm giá dầu thô trên thế giới. Bởi lẽ hiện nay Tập Cận Bình đang “nắm trong tay quyền chi phối” sản lượng khai thác dầu thô chiếm gần 40% của toàn thế giới, thậm chí còn nhiều hơn lượng khai thác của cả OPEC, theo Oil News Network. Có thể nhận diện đó là Nga chiếm khoảng 12%, Arab Saudi 13%, Iran 5%, Venezuela 2%, Brazil 3% và chính Trung Quốc khoảng 5%. Cho dù mức độ chi phối của Trung Quốc đối với các “nhà sản xuất” là khác nhau, nhưng không thể phủ nhận Bắc Kinh đang là “trùm dầu hoả”. Nhiều người cho rằng Washington nhường sân chơi này cho Bắc Kinh. Điều đó còn cần phải kiểm chứng, nhưng sự thật là Bắc Kinh đang nắm chìa khoá của giá dầu. Hiện nay với vị thế của mình, Bắc Kinh đang vừa điều phối nguồn cung, vừa điều tiết lượng cầu khiến cho giá dầu thô không thể tăng giảm ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh. Có thể thấy rằng kinh tế Trung Quốc khởi sắc thì giá dầu có hy vọng tăng và ngược lại. Điều đó khiến cho G-7 không thể để Bắc Kinh sử dụng công cụ giá dầu một cách tuỳ hứng nhằm mang lại lợi ích tối đa cho họ và gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu, chứ không chỉ những nước xuất khẩu dầu thô. Hành động ngang ngược của Bắc Kinh tại Biển Đông ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu Có thể khẳng định rằng, những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là xem thường dư luận quốc tế và bất chấp luật pháp quốc tế. Bởi lẽ khi có một bên lựa chọn và tiến hành công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp thì việc giũ nguyên hiện trạng đang tranh chấp là điều bắt buộc. Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông, ảnh: Nhân Dân nhật báo. Tuy nhiên, Trung Quốc đã liên tục làm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, trong khi đơn khởi kiện Trung Quốc của Phillipines đang chờ PCA phán quyết. Cùng với đó là cách hành xử không dựa trên quy định Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như không tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) mà chính họ đã ký với các nước ASEAN. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang hành xử đối với các tranh chấp trên Biển Đông theo suy nghĩ và ý muốn của họ. Đây không phải là cách hành xử của các quốc gia văn minh trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc. Cách hành xử của Trung Quốc sẽ gây nên hậu quả hết sức nguy hiểm. Thứ nhất, tính kẻ cả của Bắc Kinh có thể sẽ khiến cho lãnh đạo một số quốc gia buộc phải cân nhắc trong việc lựa chọn cách hành xử đối đầu thay cho đối thoại. Điều đó khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang là khó tránh khỏi cùng với đó là tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông bị đe dọa. Nguy cơ Biển Đông thành điểm nóng, thậm chí là xung đột quốc tế hoàn toàn có thể xảy ra. Thứ hai, cùng với Trung Đông và Bắc Phi, Đông Nam Á đang là nơi được chủ nghĩa khủng bố quốc tế chọn làm đại bản doanh mà xung đột và tranh chấp biển đảo là một trong những nguyên nhân khiến cho những kẻ khủng bố chọn khu vực này. Khi khủng bố lợi dụng xung đột gữa các quốc gia để thực hiện hành động thì hậu quả sẽ khôn lường. Hoạ khủng bố tại Đông Nam Á đã đến gần và những kẻ khủng bố tại mặt trận này sẽ chia lửa với Trung Đông – Bắc Phi. Như vậy là an ninh toàn cầu có thể bị đe dọa ngay từ “rốn” Đông Nam Á và hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông chính là nguyên nhân của vấn đề ấy. Do đó, những nhà lãnh đạo G-7 sẽ có hành động để ngăn chặn “con trạch” khủng bố IS sẽ lẩn về đây khi chiến trường Trung Đông – Bắc Phi là mồ chôn của chúng. Dù vấn đề tranh chấp Biển Đông có trong chương trình nghị sự hay không, nhưng ảnh hưởng của nó thì chắc chắn sẽ có trong chương trình hành động của G-7. Tóm lại, có thể thấy rằng chính sách của chính phủ Trung Quốc và hành động của Bắc Kinh trong việc giải quyết những vấn đề trên thế giới đã thực sự là những thách thức đối với G-7. Người viết cho rằng, G-7 sẽ có chương trình hành động nhằm kiềm chế sự tác oai tác quái của Bắc Kinh, đó cũng là sự khác biệt của hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Nhật Bản. Có lẽ là không quá lời khi cho rằng phải có chương trình hành động ấy thì hội nghị lần này mới được gọi là thành công. Ngọc Việt
    1 like
  6. "Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước. Xã tắc bao phen chồn ngựa đá. Non sông muôn thuở vững âu vàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài" Thật tuyệt vời ạ, cháu đọc các bài báo trên mạng nhưng không thấy có bài nào súc tích mà diễn tả được đầy đủ như vậy ạ. Cháu like, like, like, like.......... :wub:
    1 like
  7. TỪ BÀI NÓI CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA TẠI HÀ NỘI. Tôi được đọc một bản dịch bài phát biểu của ngài Obama. Phải thừa nhận hay thật. Nếu cần chọn ra năm tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ thì một trong những người tôi chọn chính là ngài Barack Obama. Ông đã điều hành nước Mỹ trong một thế giới rối loạn về cả kinh tế với những xung đột toàn cầu. Ông đã từ từ ổn định được nền kinh tế cho nước Mỹ, ông đã kiên quyết theo đuổi đường lối hòa bình trong việc giải quyết các vấn đế nóng bỏng tại Trung Đông, tránh cho nước Mỹ lao vào một cuộc chiến tranh vô bổ. Các cơ quan báo chí truyền thông của Trung Quốc đã nhảy dựng lên về chuyến thăm của ông và rêu rao: vì biến Đông mà hai nước xích lại gần nhau với sự đe dọa một diễn biến hòa bình cho đất nước này. Nhưng Bắc Kinh cần hiểu rằng: Vấn để biển Đông thì Việt Nam cũng như một vị chủ nhà phải đối phó với quân ăn cướp. Còn diễn biến hòa bình là cuộc cờ của những cao thủ. Suy cho cùng, suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, không một triều đại nào, không một chính phủ nào không phải lo lắng cho sự an nguy của họ và của đất nước. Đương nhiên, Việt Nam biết cách chơi cờ với các cao thủ để chống quân ăn cướp. "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập.... Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau. Nhưng hào kiệt đời nào cũng có". Lịch sử dù có thăng trầm, thời thế mỗi lúc thay đổi. Nhưng "quân tử tùy thời biến Dịch". Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, sự có mặt của ngài Obama đến đất nước này đã cùng nước Việt "nối vòng tay lớn". Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước. Xã tắc bao phen chồn ngựa đá. Non sông muôn thuở vững âu vàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài. Vì tuổi già sức yếu, nếu không chính tôi cũng ra đường để vẫy chào ngài. Ngài Obama đã hứa hẹn với Việt Nam những giá trị hữu hình. Nhưng tôi tin rằng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, sẽ tặng lại cho ngài và nước Mỹ những giá trị vô hình. Cá nhân tôi hy vọng rằng: cho đến lúc tuổi gần đất xa trời, ngài sẽ có dịp đến đất nước Việt Nam một lần nữa, để thấy được sự an bình và tươi đẹp của đất nước này. "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. Chúc mừng ngài Obama và Hoa Kỳ ngày một hùng mạnh. Chúc chuyến thăm của ngài tìm thấy được ở Việt Nam nhiều điều tốt đẹp.
    1 like
  8. Kính gửi Sư phụ, các anh/chị và các bạn hữu duyên. Gần đây, Văn Lang có duyên được gặp một cuốn sách về nhân quả, nghiệp báo. Đó là những câu chuyện hay, có thật về nhân quả báo ứng, luân hồi, nghiệp chướng và cả về cảnh giới những địa ngục mà chư Phật, Bồ Tát đã tiết lộ "thiên cơ" để người đời biết để hướng thiện tránh làm ác. Cuốn sách được một cá nhân cùng chùa Vẻn ở Hải Phòng với một dịch giả sống tại Q10 thực hiện. Trong đây cũng có thể có những câu chuyện mà các anh/chị đã biết vì những người thực hiện cuốn sách cũng lấy trên phương tiện truyền thông nhất là trong chương 14 phần những câu chuyện tại Việt Nam. Dù sách đã có bản ebook đầy đủ nhưng để thuận tiện cho các anh/chị đọc, VL sẽ lần lượt gửi dần những nội dung chính lên (không phải toàn bộ cuốn sách) dưới các bài viết và cũng rất hoan nghênh các anh/chị gửi bài cùng. Nếu như một nội dung quá dài thì có thể được ngắt thành các bài khác nhau để tiện theo dõi. Bản đầy đủ của cuốn sách các anh/chị có thể đọc trực tuyến hoặc tải về tại đây: https://drive.google.com/file/d/0B22ME4tKxHY3cW1ZRl9YdVU4Mkk/view?usp=sharing Nếu như có công đức từ việc làm này, xin nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sinh trọn thành Phật đạo và cho một nước Việt Nam yên bình, thịnh vượng. Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
    1 like