• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/05/2016 in all areas

  1. HƯỚNG NHÀ Ở HAI CỰC TRÁI ĐẤT. Hay Những vấn nạn và tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. 1/ PHẦN MỞ ĐẦU Quý vị và anh chị em thân mến. Bắt đầu từ một bài viết trên báo Xây Dựng bàn về hướng nhà trong chung cư, mà trong đó hầu hết các phong thủy gia cho rằng cần phải lấy hướng ban công làm hướng nhà. Điều này khác hẳn với truyền thống luôn lấy hướng cửa làm hướng nhà. Sự xác định cứ như đúng rồi của các phong thủy gia này, dựa trên căn bản lý luận nào để xác định? Khi mà toàn bộ hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết của nền văn minh Đông phương, cho đến nay vẫn hoàn toàn bí ẩn?! http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/kien-truc/cach-xac-dinh-huong-cua-can-ho-chung-cu.html Bởi vậy có thể nói đây là một trong những vấn nạn của ngành Địa lý phong thủy Đông phương. Và đó không phải vấn nạn duy nhất. Tôi đã đưa ra rất nhiều vấn nạn của ngành Phong thủy học Đông phương. Mà còn hàng trăm vấn nạn khác phải giải quyết, kể cả những vấn nạn từ nguyên lý căn bản. Chính vì những vấn nạn này và nhiều vấn đề khác trong nội hàm hệ thống lý thuyết của ngành Địa Lý Phong thủy học Đông phương, mà giới khoa học chính thống hiện nay vẫn hoài nghi tính khoa học của phong thủy. Mặc dù cá nhân tôi đã có rất nhiều cố gắng để chứng minh tính khoa học của nó. Một cuộc hội thảo về tính khoa học của phong thủy, quy mô nhất từ trước đến giờ này trong lịch sử phát triển của nền văn minh, do tôi phối hợp với Hội Đông Nam Á tổ chức tại Hanoi, vào ngày 15/ 12/ 2009 vẫn chưa đủ sức thuyết phục giới khoa học quốc tế. Có lẽ vì sức lan tỏa của nó không đủ rộng. Nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng ở Úc là giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - viết bài sau hội thảo - cho rằng: Phong thủy là giả khoa học và tôi đã biện minh trước những luận cứ của ông. Hiện nay, rất nhiều người - ngoài giới khoa học thực thụ và kể cả các thầy phong thủy nổi tiếng (Tôi không bàn đến những loại thầy bà phong thủy phọt phẹt, chém gió, đập ruồi) - cũng rất mơ hồ về tính khoa học của ngành Phong thủy Địa Lý học Đông phương. Bởi vậy tôi phải viết luận đề này để tiếp tục làm sáng tỏ tính khoa học của nó. Về hình thức mô tả của luận đề này là giải quyết những vấn nạn phong thủy về mặt ứng dụng lý thuyết của nó trên thực tế - qua bài báo được chia sẻ. Nhưng về nội dung đích thực mà luận đề này hướng tới là xác định một cách chắc chắn rằng: Ngành Địa Lý phong thủy Đông phương là một ngành khoa học thật sự. Cho dù khái niệm khoa học được định nghĩa như thế nào. Với mục đích chuyển tải nội dung đó, tất nhiên nó sẽ phải rất dài và đồ sộ. Cho nên, tôi sẽ phải chia làm nhiều kỳ. Rất mong quý vị và anh chị em thông cảm. PHẦN I/ NHỮNG VẤN NẠN CỦA ĐỊA LÝ PHONG THỦY ĐÔNG PHƯƠNG. Thưa các bạn. Cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, ngành Địa Lý phong thủy Đông phương đã phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Giới phong thủy cũng có rất nhiều thần tượng ở cả những nước tiêu biểu cho nền văn minh hiện đại, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng chưa có ai trong giới tinh hoa của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương chứng minh được phong thủy là một ngành khoa học. Và cũng như cả một quá trình lịch sử hàng ngàn năm của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương, nó chưa bao giờ được công nhận là một ngành học chính thống - Kể cả ở Trung Hoa, vốn tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương, xuất xứ của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - cũng chưa bao giờ coi những hệ thống trí thức của nó như là một giá trị chính thống được công nhận. Nó chỉ được lưu truyền trong dân gian và tồn tại đến ngày nay, bởi niềm tin vào hiệu quả của nó trong dân gian. Về mặt chính thức, thì chính người Trung Quốc đã định nghĩa về phong thủy trong từ điển của họ: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa của nền văn minh Trung Hoa". Tức ngay chính nền văn minh Trung hoa, tự nhận là cội nguồn của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương, cũng không thể thừa nhận nó là một ngành khoa học. Tôi có thể xác định rằng: Những vấn nạn trong ngành Địa Lý Phong Thủy Đông phương nằm ngay trong chính nội hàm cấu trúc của hệ thống tri thức của nó. Đó là sự mâu thuẫn giữa những cái gọi là "các trường phái phong thủy Trung Hoa". Và sự mâu thuẫn đó, còn nằm ngay trong nội hàm của hệ thống phương pháp luận, của từng cái gọi là trường phái đó. Đó là: Sự bí ẩn của các khái niệm, những nguyên lý và quy ước trong các phương pháp ứng dụng....Chỉ nội những mâu thuẫn và bí ẩn đó không thôi, cũng đủ để là cả một vấn nạn vô cùng đồ sộ phải giải quyết. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại, đã tiếp tục đặt ra những vấn nạn rất cụ thể khi áp dụng những phương pháp luận trong hệ thống lý thuyết của Địa Lý Phong Thủy Đông phương, mà nó phải giải quyết. Đó là những trường hợp, như: hướng nhà trong một căn hộ chung cư phải như thế nào? (Thí dụ như nội dung bài báo đã trích dẫn); Thế nào là trạch mạng chủ? Thế nào là hướng bếp, khi mà những cái bếp từ hiện đại nằm chìm trong mặt bếp và không còn cái cửa lò bếp truyền thống?..vv...và ...vv. ...Đó là những ví dụ nhỏ nhoi và Địa Lý Phong Thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - tức Địa Lý Phong thủy Lạc Việt, đã giải quyết từ lâu trên thực tế. Kể cả vấn đề: "Hướng nhà ở hai cực trái Đất". Tôi cần xác định ngay rằng: Chỉ có Địa lý phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, mới đủ khả năng giải quyết tất cả những vấn nạn từ ngay trong nội hàm cấu trúc có tính hệ thống và sự giải thích hợp lý với tất cả mọi vấn nạn khi ứng dụng vào ngành kiến trúc xây dựng của nền văn minh hiện đại và xác định được tính khoa học của nó. Cho dù những tri thức khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện đại định nghĩa khái niệm khoa học như thế nào. Còn tiếp
    3 likes
  2. CANH BẠC. 1/ Cái anh Nga (Phát biểu cứ y như chính khứa cấp phường ở quán trà 5 xu, vỉa hè Hanoi), mún đi đêm với Trung Quốc. Nhưng chưa với tay đến nơi đã mất thế, bổ lăn, bổ ngửa. Bởi vậy, lão Gàn thường khuyên nước Nga bắt tay với Hoa Kỳ từ trước khi dầu xuống giá. Hình ảnh này thì họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Tàu đã thể hiện rùi. Không bàn nữa. Tuy có vấn đề thế này: "Và Trung Quốc đang có những bước đi để loại bỏ cô em Đài Loan ra khỏi cuộc chơi". Cái này thì lão Gàn cho rằng: Chính Hoa kỳ mới đủ tư cách để loại cô em Đài Loan ra khỏi cuộc chơi. Tất nhiên, nếu cô em....cà chớn" với Đại ca trong "canh bạc cuối cùng" này. Nhưng nếu lệnh bà Thái Anh Văn tuyên bố vô hiệu hóa tuyên bố "Đường lưỡi bò" ở biển Đông của Trung Hoa Dân Quốc năm 1947 và sát cánh với Hoa Kỳ trong các chính sách liên quan, thì vấn đề sẽ không xảy ra. Không những vậy, Đài Loan sẽ được sự ủng hộ quốc tế và uy tín quốc tế của chính thể này sẽ được quốc tế ủng hộ. Tất nhiên, Đài Loan dưới sự lãnh đạo của lệnh bà Thái Anh Văn, chắc cũng đủ sáng suốt để không tuyên bố độc lập trong lúc này. Cho nên, dù phủ nhận đường lưỡi bò thì Tàu lục địa cũng chẳng kiếm cớ gì mà gây sự được. Vì nó không đụng chạm đến chính sách "một Trung Quốc" vốn được Hoa Kỳ ủng hộ. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Về Đài Loan tạm phát biểu đến đấy. 2/ Bay vài cái đảo nhân tạo thì không cần phải đẳng cấp của Huê Kỳ. Theo Lão Gàn thì đem cả hai Hạm đội và nhân tài vật lực của 70% quân lực Huê Kỳ đến biển Đông, mà chỉ để thổi vài cái đảo nhân tạo thì hơi lãng phí. Nhưng thôi, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Tuy nhiên có vấn đề thế này: Các cụ nhà ta dặn con cháu: "Thừa gió, bẻ măng". Phàm bẻ măng thì không cần phải có gió. Chuyện vặt, Lão Gàn đang yếu đuối cũng bẻ măng được. Hì. Nhưng trường hợp này Việt Nam chờ có gió đã hãy bẻ măng. Việt Nam thì không có Tomahok, tàu sân bay, tên lửa xuyên lục địa.....Nhưng có vài thứ đồ chơi Hoa Kỳ có thể mượn được. Hì! "Liệu cơm mà gắp mắm". Thấy bác Túy Lão lên tiếng thì cũng chém gió vài lời. PS: Lão Gàn vốn yêu chuộng hòa bình, không thích chiến tranh. Các cụ đã dạy:"Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". Nên lão Gàn đã quảng cáo cho một lý thuyết siêu việt để hóa giải, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng can tội làm ngoáo ộp dọa lão. Láo! Bởi vậy: Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần, đất xa.
    3 likes
  3. Xã luận Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc quan hệ Việt - Mỹ Hồng Thủy 14:16 23/05/16 (GDVN) - Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/5 có bài xã luận hòng chống phá quan hệ Việt - Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama. Thời báo Hoàn Cầu đưa ra nhiều nhận định thiếu tử tế và những suy diễn xuyên tạc với mục tiêu chia rẽ quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam, một động tác thừa và tốn công vô ích. Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu hôm nay giật tít: "Xã luận: Obama chẳng có cách nào để biến Việt Nam thành Philippines". Mở đầu bài xã luận, Thời báo Hoàn Cầu viết: "Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23/5. Quan hệ Việt - Mỹ được (Trung Nam Hải?) xem như một vấn đề nhạy cảm, nhân tố không xác định trong cục diện Biển Đông, bởi thế nên được dư luận rất chú ý. Việt Nam - Hoa Kỳ có thể đi bao xa, còn nhiều quan điểm khác nhau. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội, ảnh: BBC. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của ông Obama sau nhiều lần trì hoãn. Năm ngoái là dịp 2 nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm bình thường hóa quan hệ. Năm nay Obama mới sang, điều này chứng tỏ Việt Nam đối với Mỹ mà nói cũng chẳng quan trọng gì. Nó cũng cho thấy mức độ quan trọng đối với Việt Nam về việc mời ông Obama trước lúc rời Nhà Trắng kiểu gì cũng phải thăm Việt Nam một chuyến. Obama thăm Việt Nam tổng cộng 3 ngày, như vậy thời gian không ngắn. Dự kiến ông sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam về TPP, e rằng ông ấy không thể không nói đến Biển Đông. Việt Nam cũng hy vọng Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng có thể khẳng định điều này không thể xảy ra. Ngoài ra dư luận Mỹ còn hy vọng ông Obama sẽ đề cập vấn đề nhân quyền khi thăm Việt Nam". Một hoạt động đối ngoại hết sức bình thường cũng giống như ông Obama thăm Trung Quốc hay ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, nhưng dưới con mắt tờ báo này lại là chuyện "nhạy cảm liên quan đến Biển Đông". Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu đang lo ngại trước khả năng Việt - Mỹ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải, chống bành trướng, bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng, ngăn cản giấc mộng bá quyền của ai đó? Còn việc Tổng thống Obama thăm Việt Nam thời điểm nào, sớm hay muộn, thiết nghĩ còn do bố trí của hai phía. Bởi lẽ người đứng đầu Nhà Trắng không chỉ thăm Việt Nam để đáp lễ chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm này với ông còn mang theo một trọng trách, một sứ mệnh nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định sức sống chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, vị thế, vai trò và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Do đó, nội dung kết quả chuyến thăm đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, đều quan trọng hơn thời điểm chuyến thăm diễn ra. Thời báo Hoàn Cầu nói ông Obama thăm Việt Nam trễ có nghĩa là Việt Nam đối với Mỹ "cũng chẳng quan trọng gì", vậy thì hà cớ gì Thời báo Hoàn Cầu lại cảm thấy chột dạ khi xem chuyến thăm này là "nhạy cảm" đến vậy? Thật lạ. Vấn đề Mỹ có tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam hay không Thời báo Hoàn Cầu khẳng định như đinh đóng cột, cứ như tờ báo này mới là người quyết định chứ không phải ông chủ Nhà Trắng. Đó không phải cách ứng xử khôn ngoan, đặc biệt là khi người Mỹ vừa tuyên bố điều ngược lại. "Chính vấn đề Biển Đông đã kéo Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, nhưng chính ý thức hệ lại không ngừng đẩy hai nước ra xa nhau. TPP sẽ giúp Mỹ 'cải tạo' Việt Nam, trong khi Việt Nam lại rất cảnh giác với diễn biến hòa bình. Điều này có thể nói quan hệ Việt - Mỹ là một chỉnh thể đầy mâu thuẫn", Thời báo Hoàn Cầu viết. Biển Đông khiến Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau, không sai. Nói đúng hơn là chính hành vi leo thang quân sự hóa, bành trướng phiêu lưu của Trung Quốc hòng nuốt trọn Biển Đông khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đoàn kết lại để bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông. Còn vấn đề ý thức hệ mà truyền thông Trung Quốc, điển hình là Thời báo Hoàn Cầu rất thích dùng như một con bài để ly gián quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật đã chẳng còn giá trị. Hãy nhìn lại chính Trung Quốc. Mao Trạch Đông phải bắt tay với Nixon, Đặng Tiểu Bình cũng phải mở cửa chơi với Mỹ, và bây giờ Tập Cận Bình tham vọng hơn, muốn có một "quan hệ nước lớn mô hình mới" ngang vai với Mỹ, sao không thấy Thời báo Hoàn Cầu can ngăn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại, đừng chơi với Mỹ nữa? Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của các nước, nhất là các quốc gia lớn, có tiếng nói và có ảnh hưởng như Hoa Kỳ. Trung Quốc còn không thể không chơi với Mỹ. Nói TPP giúp Mỹ "cải tạo" Việt Nam một cách đầy mỉa mai, Thời báo Hoàn Cầu dường như đang cố che giấu một sự thất vọng về việc Trung Quốc bị gạt khỏi TPP, thậm chí còn đang tìm cách trục lợi từ TPP qua các thành viên của hiệp định. Trung Quốc từng không muốn Việt Nam gia nhập WTO, nhưng chính Bắc Kinh lại tìm cách trở thành thành viên tổ chức này trước. "Việt Nam hy vọng sức mạnh của Hoa Kỳ ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trở thành con cờ của Việt Nam trong xử lý tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, lại còn muốn thông qua quan hệ Việt - Mỹ để phát triển kinh tế trong nước. Đối với Hoa Kỳ, nếu Việt Nam có thể dựa vào Mỹ như Philippines hay Singapore, nếu Mỹ có thể đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam như làm với Philippines hay Singapore, chắc chắn chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ có thế đứng khác. Nhưng lo ngại về nhau từ hai phía là không thể khắc phục vì lý do nhân quyền cũng như cái nhìn của xã hội Mỹ với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhiều thiên kiến, đặc biệt là các Việt kiều sang Mỹ sau Chiến tranh. Họ hứng thú với việc lật đổ chính quyền Việt Nam hơn là bảo vệ Biển Đông". Việc Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ vốn không có gì lạ, kể cả về vấn đề nhân quyền lẫn vấn đề ý thức hệ. Thực tiễn những gì đã và đang diễn ra, thiết nghĩ đã là câu trả lời. Nhưng thật đáng buồn, đáng phẫn nộ khi một cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại có thể bất chấp thủ đoạn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước. Dân tộc Việt Nam chỉ có một, Tổ quốc Việt Nam chỉ có một. Dù lịch sử trải qua nhiều bước thăng trầm và nhân dân Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả đau thương, chia cắt vì những toan tính của chính các nước lớn, nhưng chưa bao giờ, chưa khi nào người Việt Nam nguôi ngoai về một phần lãnh thổ máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp, đó là Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Có thể đây đó còn những quan điểm, nhận thức khác nhau do lịch sử để lại, nhưng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi kẻ thù xâm lược, chống lại đến cùng mọi thế lực bán nước và cướp nước luôn chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng, dù ở trong nước hay ngoài nước. Cũng chính vì ý thức hệ, cũng chính vì những toan tính chính trị của các thế lực khác nhau mà Đài Loan và Trung Quốc từ một thành hai, và Bắc Kinh đang nỗ lực thống nhất từ 2 về 1. Nhưng khi nhìn sang dân tộc khác, Thời báo Hoàn Cầu lại đang tuyên truyền những quan điểm ích kỷ, hẹp hòi, chia rẽ láng giềng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn tham vọng bành trướng thì còn ai tin vào thiện chí của Trung Quốc? Mang tiếng là cơ quan ngôn luận chính thống, nhưng Thời báo Hoàn Cầu đang làm xấu mặt Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu viết tiếp: "Kỹ thuật internet của Việt Nam lạc hậu quá xa so với Trung Quốc, bởi vậy mạng xã hội Việt Nam tự nhiên sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây. Hà Nội thừa biết, đối với một quốc gia trong lịch sử từng bị thực dân phương Tây đô hộ thì toàn cầu hóa đồng nghĩa với thách thức." Mỗi quốc gia có một chính sách khác nhau đối với việc quản lý thông tin trên internet, và Việt Nam cũng khác với Trung Quốc do tình hình của mỗi nước. Dù Thời báo Hoàn Cầu quá khôn khi chỉ nhắc đến Việt Nam từng bị thực dân phương Tây đô hộ, nhưng người Việt Nam chắc hẳn không ai quên lịch sử. Phương Tây đô hộ Việt Nam trên dưới trăm năm, nhưng người Việt đã từng phải chịu ách ngàn năm Bắc thuộc dài dằng dặc cùng những bài học cảnh giác bảo vệ Tổ quốc. Phương Tây hay Hoa Kỳ hiện nay không chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cũng không đem giàn khoan khổng lồ cắm vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngược lại, họ đang giúp Việt Nam chống lại các nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia từ trên biển. "Hà Nội không thể trở thành đồng minh của Mỹ giống như Philippines. Thái độ của Việt Nam với Mỹ luôn phải ngó trước ngó sau, nhìn trái nhìn phải, tâm lý đề phòng rất nặng. Quan hệ Việt - Mỹ do đó cũng không thể trở thành mục tiêu quốc gia ưu tiên mà Việt Nam theo đuổi. Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của Việt Nam trên Biển Đông, nhưng đồng thời giới tinh hoa chủ yếu ở Hà Nội vẫn cho rằng Trung Quốc là trụ dỡ cho sự ổn định của Việt Nam. Công cuộc Đổi mới của Việt Nam chính là phiên bản Cải cách mở cửa của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc, hai bên đều coi phát triển quan hệ hai Đảng có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ hai nước. Hà Nội thừa biết, Đảng Cộng sản Việt Nam dù có thúc đẩy một số mặt cải cách chính trị thì cũng còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu của phương Tây. Việt Nam có quy mô quá nhỏ, không thể trở thành một đơn nguyên độc lập về mặt ý thức hệ. Tính hợp pháp trong vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở mức độ nhất định chịu tác động bởi sự ổn định và phồn vinh lâu dài của chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc", Thời báo Hoàn Cầu bình luận. Có lẽ chính những tham vọng vĩ cuồng đang khiến một bộ phận truyền thông hiếu chiến của Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu bị "tự kỷ nước lớn", lúc nào cũng thấy người khác đang chống lại mình, đe dọa mình. Việt Nam nhất quán chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không liên minh với nước này chống nước kia, không cho bất cứ nước nào sử dụng lãnh thổ của mình hay đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình chống lại một nước thứ 3. Việt Nam và Philippines hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc có điều kiện khác nhau, nên không thể so sánh như kiểu Thời báo Hoàn Cầu đặt vấn đề. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm, ân oán, bạn thù, ngày nay đang đối mặt với nhiều thách thức là do tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra. Việt Nam đang nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ 3. Bởi vậy vừa hợp tác, vừa đấu tranh đã trở thành đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc. Đó cũng là đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thời hiện đại. Việt Nam không muốn chiến tranh, Việt Nam không chống Trung Quốc, nhưng Việt Nam chống lại đến cùng mọi âm mưu xâm hại độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của mình. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với quan hệ hai nước, tạo kênh đối thoại, tạo bầu không khí hữu nghị về chính trị để có thể đàm phán giải quyết tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị, lâu dài, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực. Nhưng tuyệt đối không thể để Trung Quốc sử dụng mối quan hệ đặc biệt ấy như một thứ vũ khí có thể lợi dụng để cô lập Việt Nam về đối ngoại, hay muốn đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng, kiềm tỏa như tuyên truyền của Thời báo Hoàn Cầu. Việc các chính đảng, các chính phủ học tập lẫn nhau những bài học kinh nghiệm phát triển đất nước không có gì lạ. Điều đó mới thể hiện tính cầu thị và khoa học. Nhưng Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan, hợp tác nhưng không đánh mất mình, trong quan hệ với bất cứ quốc gia nào cũng vậy, Trung Quốc hay Hoa Kỳ không khác. Bởi thế, những bình luận nêu trên của Thời báo Hoàn Cầu chỉ làm xấu hình ảnh của Trung Quốc, vì nó thể hiện thái độ chiếu trên, trịch thượng, coi thường công pháp quốc tế, chà đạp công luận quốc tế cũng như mọi lý lẽ của nhân loại văn minh. Về Hoàng Sa, Thời báo Hoàn Cầu viết: "Có thể nói Việt Nam không lòng dạ nào mà chống đối Trung Quốc về chiến lược. Bất đồng trên Biển Đông dường như là toàn bộ rào cản trong quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã đàm phán phân định xong biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đồng thời Việt Nam cũng yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hoàng Sa thì đã sớm bị Trung Quốc khống chế, nên yêu sách của Việt Nam hầu như không có ý nghĩa thực tế. Việt Nam làm lớn chuyện ở Hoàng Sa chẳng qua là sách lược ứng phó để tranh thủ hợp pháp hóa những thực thể Việt Nam đang đóng giữ ở Trường Sa. Ngoài ra, hiện nay các lô dầu khí Việt Nam đang khai thác hầu hết nằm trong đường 9 đoạn. Phạm vi tranh chấp giữa 2 nước không quá dài, nhưng cường độ cao. Việt Nam rất coi trọng phát triển quan hệ với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, lúc Biển Đông căng thẳng Việt Nam sẽ nghiêng về Washington, lúc Biển Đông sóng yên biển lặng thì Việt Nam sẽ nghiên về Bắc Kinh. Do đó Việt Nam đích thị không phải Philippines, điểm này cả Bắc Kinh và Washington đều rõ", Thời báo Hoàn Cầu kết luận. Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam mà Nhà nước Việt Nam qua các thế hệ đã xác lập chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp từ khi còn là đất vô chủ, là nơi cha ông người Việt đã để lại biết bao mồ hôi và xương máu. Không có chuyện Việt Nam sẽ lãng quên hay từ bỏ những gì đang bị ngoại bang chiếm đóng. Hành vi cất quân xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc tiến hành không có bất cứ giá trị nào về mặt pháp lý. Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để đòi lại những gì cha ông mình đã khai phá, tạo dựng nên bằng xương máu, dù cuộc chiến này có kéo dài, khó khăn, gian khổ đến đâu đi nữa. Còn cái gọi là đường 9 đoạn, hay đường lưỡi bò, hy vọng Tòa Trọng tài Thường trực PCA sớm ra phán quyết bác bỏ nó. Đây sẽ là hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng cho cả khu vực, đặc biệt là các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam đấu tranh lật tẩy tham vọng, âm mưu bành trướng hàng hải qua đường lưỡi bò bất hợp pháp này, dù biết rằng đấu tranh với các thế lực cường quyền không bao giờ là một chuyện dễ dàng. Hồng Thủy ============================ Tờ Thời báo Hoàn Cầu đúng là ngu bỏ mựa. Đối với Việt Nam thì biển Đông là vấn đề chống trộm cướp, còn "diễn biến hòa bình" là một ván cờ của các cao thủ. Hai vấn đề hoàn toàn khác biệt.
    2 likes
  4. 2 likes
  5. Lực lượng an ninh quanh khách sạn Marriott được thắt chặt. ============================== Nhìn cái khách sạn ngài Obama ở tôi cho rằng nhiều hiệp định kinh tế được ký. Vấn đề vũ khí cũng có nhưng chưa phải toàn diện.
    1 like
  6. CANH BẠC. - Cuối cùng thì một phần của canh bạc đã lộ rõ, khi mà cô gái Nga đa đi đêm với Trung Quốc ( Phát biểu của người Nga về Biển Đông). Và Trung Quốc đang có nhưng bước đi để loại bỏ cô em Đài Loan ra khỏi cuộc chơi. Nhà cái vân là cô gái Huê Kỳ. Sau một loạt cấm vận đối với Nga và triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn. Cùng chiêu bài "cò rỉa" đã rỉa đến tận xương tủy của Nga (nền kinh tế Nga gần như lâm vào khủng hoảng- Với tiêu tốn không hề nhỏ trong cuộc chiến IS tại Syria). Vấn đề Ukrain đã tạm lắng xuống. Thì chính là lúc người Mỹ xoay toàn bộ trục về ĐNA - Thái Bình Dương. - Chuyến thăm của tổng thống Huê Kỳ lần này đến Việt Nam làm cho TQ lo ngay ngáy. Chả thế mà tờ thời báo Hoàn Cầu liên tục xuyên tạc. - Dự là chuyến thăm này của ông Obama sẽ hoàn toàn dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương với VN và để củng cố thêm niềm tin với các nước Đồng Minh của Mẽo ( ấy là với VN cựu thù mà đại ca còn quan tâm thì các chú mang tên đồng minh cứ yên tâm). Đây là nước đi khá chiến lược của nhà Mẽo. - Ngoài ra còn hoạch định chính sách kinh tế bang giao giữa hai nước. Cho nên sau chuyến thăm này VN yên tâm sẽ có một dòng tiền kha khá chảy vào để VN có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Tránh phải trông chờ vào anh hàng xóm to xác nhưng xấu tính. ( Sau chuyến này cổ phiếu nào có liên quan tới Mẽo chắc chắn lên ầm ầm..). - Hiệp định thương mại TPP là bước đàm phán tiếp theo. - Quan trọng và đặc biệt nhất vẫn là tuần tra trên biển và hợp tác các dịch vụ khác... ( Vấn đề mở tổng kho LB và nâng cấp các loại VK ở trong đó mới là đáng quan tâm các bác ạ. Còn mua bán mấy cái máy bay hay tầu chiến không thèm tính ...) Mượn tạm câu này của Gia Cát Lạng : " Muốn đánh Tào Công, phải dùng hỏa công. Muôn việc đủ cả, chỉ thiếu gió đông". Nay Obama đa lập đàn cầu gió đông, sau này cho dù là phe Cộng Hòa hay Dân Chủ của Mẽo chỉ việc chờ gió đông nổi lên là "phù" thổi bay cái đảo nhân tạo nào đó. - Tiểu lộ Hoa Dung đã chờ sẵn chỉ e Quan Vũ bỏ lỡ cơ hội. (biết đâu nhân cơ hội đòi luôn cả Hoàng Sa)..
    1 like
  7. "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời". Tiên sư anh Tào Tháo! Phải thừa nhận hơn 3000 câu trong truyện Kiều, mà chọn ra câu này để Phó Tổng Thống Hoa Kỳ phát biểu với ngài Tổng Bí thư Việt Nam, ngẫm lại thì quá giỏi!
    1 like