-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/05/2016 in all areas
-
ĐẠO GIÁO VÀ VIỆT SỬ Nguồn Fb Thien Sư Lạc Việt Thưa tất cả các nhà nghiên cứu Kinh Dịch Việt Nam và trên thế giới thân mến. Thưa tất cả các bạn và anh chị em bạn bè của tôi trên Fb và các thành viên diễn đàn. Dưới đây là một linh phù trấn trạch trong Đạo Giáo của Đông phương . Các bạn sẽ thấy rõ đồ hình Bát quái trong hình chính là đồ hình Hậu Thiên bát quái Lạc Việt. Tất nhiên, linh phù này đã có từ rất lâu và lưu truyền trong dân gian và hoàn toàn độc lập với mọi tư duy của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh khi chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt với đồ hình nổi tiếng Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đây chính là một di sản còn lại trong Đạo Giáo - có nguồn gốc văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - chứng minh một cách sắc sảo Kinh Dịch chính thống thuộc về nền văn hiến Việt. So sánh với hình hậu thiên Lạc Việt theo luận điểm của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (đổi chỗ Tốn - Khôn) Còn đây là một hình ảnh khác trong Đạo Giáo mô tả một vị đạo sĩ đang cầm sớ tấu trình lên cõi trên trong nghi thức của Đạo Giáo. Vị đạo sĩ trong hình mặc áo cài Vạt bên trái. Đây chính là y phục cổ xưa của Việt tộc mà tôi đã chứng minh. Điều này một lần nữa xác định luận điểm của tôi đã chứng minh rằng: Đạo Giáo chính là của Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Và vị giáo chủ chính là Chử Đồng Tử và Tiên Dung trong truyền thuyết về thời Hùng Vương. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Nguồn Fb https://www.facebook...vn/?pnref=story1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em. Nếu không phải là tất cả thì hầu hết những ký tự của chữ Do Thái đều có trong Chữ Khoa Đẩu của Việt tộc, mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền tìm ra.1 like
-
Từ lâu, lão đã nói rằng: Tất cả các nước Tây Thái Bình Dương - kể cả Nhật, Úc và cả khối ASEAN cũng không phải đối thủ của Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Cho nên, chính Hoa Kỳ phải rất mạnh mẽ và đứng mũi chịu sào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, cùng với Đồng minh chủ chốt của mình. Và đây là bản chất của vấn đề. Nếu Hoa Kỳ không thể hiện được điều này và mơ hồ về chiến lược - chắc không đến nỗi như vậy - thì đây chính là nguyên nhân để Trung Quốc tiếp tục lấn tới và mọi việc sẽ trở nên nguy hiểm cho các nước liên quan và cho chính sách lược của Hoa Kỳ. Quân đội Trung Quốc bàn về khả năng "bất trắc" trên Biển Đông Hồng Thủy 08:26 15/05/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Thách thức lớn nhất Trung Quốc đang gặp phải trên Biển Đông hiện nay chính là phán quyết của PCA. Trung Quốc ráo riết vận động thế giới Ả Rập cùng chống PCA Báo Đài Loan: Hải quân Mỹ-Pháp tuần tra chung trên Biển Đông Trung Quốc tìm cách hòa hoãn tạm thời với Mỹ trên Biển Đông China Times ngày 15/5 đưa tin, truyền thông quân đội Trung Quốc đang đổ lỗi cho Hoa Kỳ "đứng sau thao túng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA" gây căng thẳng trên Biển Đông. Phán quyết của PCA được Bắc Kinh xem như thách thức lớn nhất mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Hình minh họa: China Times. Chính vì vậy Bắc Kinh triển khai "xuất kích chiến lược" một cách chủ động trên tất cả các mặt dư luận, ngoại giao và quân sự để nhằm chống lại ảnh hưởng phán quyết của PCA trong vụ Philippines khởi kiện nước này (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông. Tờ Quốc phòng Trung Quốc ngày 13/5 đăng bài xã luận: "Quân đội Trung Quốc có năng lực đối phó với các sự kiện bất trắc ở Biển Đông". Bài xã luận này cho rằng, trước khi chiến hạm Mỹ tuần tra tự do hàng hải bên trong 12 hải lý đá Chữ Thập, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), hải quân Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, điều này cho thấy hải quân Trung Quốc có khả năng "đề phòng bất trắc". Cuộc tập trận vừa qua của hải quân Trung Quốc có sự tham gia của nhiều chiến hạm chủ lực, bao gồm các loại vũ khí chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, phòng không và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ. Đồng thời cuộc tập trận cũng triển khai các khoa mục phối hợp hải quân, không quân với lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) trên các đảo nhân tạo diễn tập phòng thủ. Nếu đối phương đổ bộ tấn công đảo nhân tạo, không quân Trung Quốc sẽ xuất kích đầu tiên. Tiếp theo sẽ là lực lượng tàu ngầm tấn công và lực lượng đặc nhiệm. China Times nhận định, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu đến "các nước liên quan" rằng, Bắc Kinh sẽ quyết bảo vệ yêu sách (bành trướng) của mình ở Biển Đông đến cùng. Thách thức lớn nhất Trung Quốc đang gặp phải trên Biển Đông hiện nay chính là phán quyết của PCA. Tờ Quốc phòng Trung Quốc vu cáo Hoa Kỳ "thao túng PCA", "giật dây Philippines" và tờ báo này tiếp tục bóp méo bản chất nội dung vụ kiện từ áp dụng, giải thích UNCLOS sang "chủ quyền lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa. Tờ Quốc phòng Trung Quốc kiến nghị Trung Nam Hải tăng cường dư luận chiến, tiếp tục tuyên truyền khắp các cấp độ và nhấn mạnh Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa. Hồng Thủy ==================== Bít ngay mà! Lão phán toàn là từ đúng trở lên. Hổng cần đến một Ukraine, chỉ cần một lý do lãng nhách là uýnh nhau to liền. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Nhưng lão đây cũng 'quảng cáo" cho lực lượng quân đội Trung Quốc rằng: "Chỉ cần một lý do lãng nhách xảy ra thì lập tức sẽ loạn cào cào ngay tại Hoa Đồng và Bắc Kinh phải có kế hoạch phòng thủ tên lửa". Lão cũng quảng cáo rằng: Chiến thuật biển người - ý lộn - biển tàu đánh cá có vũ trang của Bắc Kinh ở biển Đông sẽ chẳng có tác dụng gì khi tên đạn vô tình. Tuy nhiên, lão Gàn cũng giữ lời hứa bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa có uýnh nhau ở đây. Cái này lão cũng nói rồi nha: Sau phán quyết của tòa án PCA mọi chuyện sẽ rất khuých tạp. Hãy chờ xem.1 like
-
Mỹ cần một "Ukraine" để xoay trục về Thái Bình Dương! Chủ nhật, 20/03/2016 - 23:00 Với mục tiêu xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ một lẫn nữa muốn quay trở lại và hiện diện tại khu vực đông đúc và phát triển nóng nhất thế giới hiện nay. >> Mỹ triển khai “xoay trục” giai đoạn hai >> Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ: Washington tăng tốc xoay trục sang châu Á Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xoay trục của Mỹ không chỉ đơn thuần là tiếp tục sát cánh cùng các nước đồng minh cũ, mở rộng và tăng cường ảnh hưởng, phụ thuộc với các đối tác mới; điều quan trọng là họ cần một lý do để đứng chân lâu dài và gây ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Một cuộc xung đột và phong trào cách mạng màu kiểu như cuộc chiến ở miền Đông Ukraine cũng là một lựa chọn không tồi với Mỹ. Tất cả các cường quốc đều có không gian riêng và vùng đệm bất khả xâm phạm trong chiến lược địa chính trị của mình. Nhìn lại bản đồ địa chính trị rộng lớn của thế giới suốt hơn một thập kỷ qua, nếu chỉ là một người quan sát ở mức độ thường xuyên, không chuyên sâu. Chúng ta cũng có thể đưa ra một nhận định rằng: Ở bất kỳ điểm nóng xung đột nào mà Mỹ có dính líu, vai trò hòa giải của họ cũng khá mờ nhạt. Trước tiên, hãy nhìn lại cuộc xung đột dài lê thê không biết khi nào mới kết thúc của Israel-Palestine mà Mỹ nhận “đỡ đầu” giải quyết. Sau bao nhiêu năm, nguyện vọng lập quốc và xác lập chính thể, những quyền và lợi ích cơ bản của người Palestine vẫn chỉ là ước mơ còn Israel thì cứ tiếp tục mở rộng mãi các khu định cư cho người Do thái. Tiếp sau đó là cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, với hy vọng sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và gia nhập vào ngôi nhà chung Châu Âu, xác lập những giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ, một số người Ukraine đã mù quáng chống lại, tiêu diệt và cầm súng bắn thẳng vào đồng bào mình để giờ đây đất nước Ukraine xinh đẹp biến thành tan hoang, kinh tế lụi bại trong khi trông chờ một cách tuyệt vọng vào các đối tác phương Tây đang “ngó lơ” và người hùng “ban phát” dân chủ đang cố quay mặt đi hướng khác. Và đương nhiên là bài học “tiền nhãn” của đất nước Syria, bị chia năm sẻ bảy, các phe cánh nổi lên, cuộc sống nhân dân lầm than, tan tác đến nỗi phải liều mình bỏ xứ đi tị nạn chỉ vì một lý do hết sức mơ hồ, được nghe phương Tây rao giảng các giá trị dân chủ phi thực tế. Quay về hiện tại, khi Mỹ “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương thì có người sẽ tin rằng Mỹ sẽ trở thành người duy trì hòa bình, giúp khu vực này ổn định. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: dựa theo các kết quả “tốt đẹp” mà Mỹ gây ra ở Trung Đông (Iraq, Libya, Syria,...) thời gian gần đây, thật khó để tin vào thiện chí của Mỹ. Vậy Mỹ đang làm gì ở biển Đông? Ngoài việc “lên án mạnh mẽ” chỉ bằng những phát ngôn ngoại giao “suông” thì những hành động thực tế của họ không thể xem là nỗ lực để “tái cân bằng” với Trung Quốc. Có ý kiến nói Mỹ không còn đủ khả năng để chạy đua vũ trang với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, khi mà Mỹ còn đang căng mình đấu với Nga ở mặt trận Trung Đông và Đông Âu. Ý kiến khác thì nói Mỹ có thể có khả năng, nhưng họ vẫn đang chờ cơ hội “bùng nổ” cùng với một (vài) “con thiêu thân” nào đó, như trong các ván bài địa chính trị gần đây của Mỹ. Tại Đông Âu, Mỹ có Gruzia và đặc biệt là Ukraine xung phong đấu với Nga để Mỹ chỉ đạo từ xa. Nhưng ở Thái Bình Dương, Mỹ vẫn “vật vã” để tìm cho ra một phiên bản Ukraine như vậy. Không chỉ các nước ASEAN mà ngay cả các đồng minh của Mỹ (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) cũng đều từ chối vai trò “xung kích trong mặt trận chống Trung Quốc”. Nhà cầm quyền Ukraine (hậu cách mạng Maidan) từng tuyên bố rằng: “họ tình nguyện là tiền đồn chống Nga cho Mỹ và Châu Âu” nhưng Mỹ tìm đâu thấy một nhà cầm quyền nào “lý tưởng” như vậy ở Thái Bình Dương? Tất nhiên, các láng giềng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đều không lạ gì dã tâm của “chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh”. Nhưng họ cũng hiểu rằng đối phó với một láng giềng đang thời hùng mạnh như thế này thì “sự liều mạng của Chí Phèo” là không đủ. Nhật Bản - quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trực tiếp với Trung Quốc - cũng theo đuổi chính sách đàm phán và giữ gìn ổn định khu vực chứ không leo thang quân sự với Trung Quốc (hoặc nếu có thì cũng rất kín đáo, thầm lặng). Các quốc gia Đông Nam Á thì hầu như toàn bộ đều theo đuổi chính sách cân bằng quan hệ Mỹ - Trung. Chẳng có quốc gia nào là muốn giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc bằng con đường mà Mỹ đang khơi gợi . Làm những việc vừa sức và trong khả năng của mình, đó dường như là cách mà ASEAN chọn ứng xử để cố gắng hết sức giữ nguyên hiện trạng chứ không tự đẩy mình vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc một cách đầy rủi ro. Sự xoay trục của Mỹ ở Biển Đông cả vùng Thái Bình Dương chỉ có thể trở nên hữu ích cho an ninh và ổn định ở khu vực nếu Mỹ từ bỏ chính sách ngàn đời là “lái buôn chiến tranh” của mình. Rõ ràng, nếu thực tâm muốn tái cân bằng với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ phải tận dụng sức mạnh sẵn có của mình để gây áp lực với Trung Quốc thay vì cứ “xúi giục, kích động” các bên như hiện tại. Không có gì ngạc nhiên khi trong thời gian tới, Mỹ vẫn tiếp tục chiến thuật “nói nhiều, làm ít” để lôi kéo khu vực Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua vũ trang không hồi kết với Trung Quốc. Đó luôn là chính sách địa chính trị của Mỹ và chính sách này hiện chưa thành công, vì một nguyên do cơ bản: chỉ còn thiếu một... “Ukraine” nữa thôi! Theo Tiến Đạt PetroTimes ==================== Tác giả Tiến Đạt chắc phải dạng có hạng trong xã hội, bởi tính tập hợp những ý kiến nhiều chiều trong vấn đề Hoa Kỳ và biển Đông. Tuy nhiên, ông ta đặt vấn đề "một Ukraine" ở Châu Á Thái Bình Dường thì thực chất vấn đề không nhất thiết như vậy. Do bản chât của vấn đề khác nhau. Cuộc tranh chấp giữa Nga Mỹ ở Ukraine, tuy cũng mang tính chiến lược, nhưng nó không phải "canh bạc cuối cùng". Nước Nga của Putin không có tham vọng cạnh tranh với Hoa Kỳ, ít nhất trong lúc này. Về bản chất, người Nga chỉ muốn thành một siêu cường trong bàn cờ thế giới. Nhưng với Tàu thì khác hẳn. Người Tàu có tham vọng bá chủ thế giới và chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Họ đã thẳng thắn đề nghị Hoa Kỳ để họ "bảo vệ hòa bình thế giới" ở Tây Thái bình Dương. Bởi vậy, không cần Ukraine, "canh bạc cuối cùng" vẫn xảy ra ở đây với những lý do vô cùng lãng nhách. Từ lâu, lão đã nói rằng: Tất cả các nước Tây Thái Bình Dương - kể cả Nhật, Úc và cả khối ASEAN cũng không phải đối thủ của Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Cho nên, chính Hoa Kỳ phải rất mạnh mẽ và đứng mũi chịu sào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, cùng với Đồng minh chủ chốt của mình. Và đây là bản chất của vấn đề. Nếu Hoa Kỳ không thể hiện được điều này và mơ hồ về chiến lược - chắc không đến nỗi như vậy - thì đây chính là nguyên nhân để Trung Quốc tiếp tục lấn tới và mọi việc sẽ trở nên nguy hiểm cho các nước liên quan và cho chính sách lược của Hoa Kỳ.1 like
-
BỔ SUNG CÁC HIỆN VẬT LIÊN QUAN. Áo cài vạt bên trái - "Nam tả nữ hữu" - Đây là tinh thần của Dịch học Đông phương. Áo cài vạt bên trái trong di chỉ khảo cổ tìm được ở Nam Dương Tử. Thiên Hiến Vấn, sách Luận Ngữ được coi là của Khổng Tử viết: "Nếu không có Quản Trọng thì tất cả người Hán chúng ta cái áo vạt bên trái như người Man rồi". Dấu ấn "áo cài vạt bên trái" vẫn còn đến bây giờ ở đồng bào các dân tộc ít người ở Việt Nam và trong các di sản văn hóa của người Kinh. Xin xem "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Khám phá thế giới Chủ Nhật, 15/5/2016 1:20:49 GMT+7 (THVL) ‘Bảo tàng dưới lòng đất’ của tỉnh Quảng Tây15-08-2008 Cán Giang là nhánh sông lớn thứ 2 của sông Trường Giang, chảy qua địa phận tỉnh Giang Tây. Tháng 9/1989, để bảo vệ con đê sông Cán Giang ở Trình Gia Thôn, trấn Đại Dương Châu, người dân đã lấy cát trên đống cát gần đó bồi đắp cho con đê và đã phát hiện một số đồ vật kỳ lạ trong đống cát. Các nhà khảo cổ phán đoán nơi đây là một di chỉ văn hóa cổ đại quan trọng. Căn cứ theo ghi chép trong sách cổ, vào thời xa xưa, trung và hạ du sông Trường Giang là khu vực vắng vẻ, khảo cổ bao năm qua của tỉnh Giang Tây cũng thu được chút thành quả nhỏ. Năm 1989, những phát hiện khảo cổ ở Trình Gia Thôn gây kinh ngạc cho nhiều người. Trên đồi cát, đội khảo cổ phát hiện lớp cát màu hạt dẻ, 3 đống đồ vật phân bố bên trong bao gồm : một số lễ khí, binh khí, công cụ sản xuất bằng đồng kích thước nhỏ, ngoài ra còn có đồ gốm. Công việc khai quật tiến hành 10 ngày, toàn bộ di vật đã lộ ra ngoài. Phía Đông là đồ gốm; ở gần phía Đông đặt một số đỉnh đồng, bình đồng hũ gốm; ở giữa đặt binh khí cỡ nhỏ, xung quanh có đặt lượng lớn đồ ngọc khiến mọi người hoa mắt. Ở phía Tây Nam và góc Tây Bắc cũng phân bố nhiều loại đồ vật. Trong đất cát ở 3 nơi khác nhau, các nhà khảo cổ đã tìm được 24 chiếc răng của con người. Đây là răng của nhiều cá thể khác nhau, gồm răng của phụ nữ trung niên, răng của trẻ con. Sau khi kết thúc công việc khai quật, các nhà khảo cổ tìm được hơn 1.000 văn vật, trong đó có hơn 700 đồ vật bằng ngọc, hơn 100 đồ vật bằng gốm và 475 đồ vật bằng đồng. Giới khảo cổ ước đoán, chúng có niên đại lịch sử cách nay hơn 3.000 năm. Hơn 3.000 năm trước, nhà Thương cai trị Trung Quốc. Kinh đô An Khư của nhà Thương nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà – phía Bắc Trung Quốc. Người đời sau cho rằng, An Khư là kinh đô phồn hoa nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhưng vào năm 1986, người ta đã khai quật được văn vật tại di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên thuộc trung du sông Trường Giang. Chúng không thua kém gì phát hiện ở An Khư. Điều này cho thấy, ở tỉnh Tứ Xuyên từng có một nước nhỏ tồn tại song song với nhà Thương. Vào thời kỳ văn minh đồ đồng Trung Quốc, lễ khí đồ đồng tượng trưng cho thân phận, địa vị và quyền lực. Đồ đồng tỉ trọng lớn khai quật ở An Khư giúp người đời sau biết được khí thế của vương triều Thương cổ đại. Đồ đồng tỉ trọng lớn khai quật ở Đại Dương Châu không thua kém gì An Khư. Nồi hông bằng đồng cao 105 cm, khai quật được ở Đại Dương Châu là dụng cụ chính nấu thức ăn. Với trọng lượng 78.5 kg, nó là cái nồi hông lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc hiện nay và được gọi vua nồi hông Trung Quốc. Thiết kế của cái nồi hông rất đặc biệt. Trên 2 quai cầm có hai con nai nhỏ quay đầu nhìn nhau, hoa văn trang sức của cái nồi hông hoàn toàn khác nhau, đường nét thô mà thanh thoát, trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có nhiều loại hoa văn kỳ lạ làm cho đồ vật trang trọng mà không cứng nhắc, quí giá và giàu hơi thở cuộc sống. Ở thời đại đồ đồng, binh khí hoa văn tinh xảo còn tượng trưng uy quyền. Ở Đại Dương Châu cũng đã khai quật một chiếc rìu lớn, lưỡi rìu rộng 36.3 cm, nặng 11.4 kg. Ở giữa chiếc rìu có chạm rỗng hình chữ nhật, trông giống như cái miệng lớn, bên trong có 11 chiếc răng sắc nhọn rất khí thế. Những đồ vật bằng đồng này cho thấy, chủ nhân của chúng có thế lực rất lớn, địa vị hiển hách. Trên đồ đồng khai quật ở Đại Dương Châu, nhiều lần xuất hiện hoa văn hung tợn và bí ẩn – con thao thiết. Con thao thiết là hoa văn trang sức kinh điển nhất trên đồ đồng An Khư. Thao thiết là con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự. Hoa văn hình con thao thiết – con thứ năm của rồng Giống như An Khư, ở Đại Dương Châu cũng đã khai quật một lượng lớn dụng cụ ăn uống làm lễ khí. Đỉnh là đồ vật tiểu biểu quan trọng nhất của lễ khí đồ đồng Trung Quốc. Ở Đại Dương Châu, giới khảo cổ đã tìm thấy hơn 30 cái đỉnh, ngoài ra còn có 6 chiếc đỉnh vuông, trong đó có chiếc đỉnh trọng lượng lớn và chiếc đỉnh nhỏ xinh xắn. Thú vị hơn, trên hai quai của những chiếc đỉnh tìm thấy ở Đại Dương Châu đều có gắn trang sức hình thú sinh động, hoạt bát tự nhiên, đặc biệt là hình tượng con hổ nằm xuất hiện rất nhiều lần. Hình tượng con hổ xuất hiện nhiều lần cho thấy, đây không phải là trang sức đơn giản, mà nó mang ý nghĩa rất sâu sắc. Theo ghi chép chữ giáp cốt, vào đời Thương, ở khu vực trung và hạ du sông Trường Giang có một nước nhỏ tôn sùng con hổ tên gọi Hổ Phương. Nhà Thương xem Hổ Phương là đối thủ mạnh, nhiều lần xuất binh chinh phạt. Năm 1973, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện một di chỉ văn minh cổ cách Đại Dương Châu 20 km. Trung tâm nền văn minh là thôn Ngô Thành nên được gọi là văn hóa Ngô Thành. Phần lớn đồ gốm và đồ ngọc và số ít đồ đồng đã phát hiện cho thấy sự phồn hoa xưa kia của thành phố này Năm 1988, mọi người lại phát hiện một di chỉ cổ thành Ngưu Đầu với quy mô lớn cách Đại Dương Châu 3.5 km. Đứng trên cao nhìn xuống cổ thành, mọi người chỉ nhìn thấy bức tường thành có hình bậc thang, có 5 cổng thành, chiếm diện tích hơn 50 vạn mét vuông. Khu vực nội thành có dạng hình chữ nhật, nằm ở phía Tây Nam cổ thành. Ngày nay, xung quanh nội thành cây mọc um tùm, bãi đất bằng phẳng ở giữa được người nông dân biến thành đất canh tác. Từ những văn vật tìm thấy, các chuyên gia suy đoán đây là tòa thành cổ được xây dựng vào cuối nhà Thương. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng, chủ nhân của văn vật Đại Dương Châu không phải ở di chỉ Ngô Thành, mà ở thành Ngưu Đầu. Cư dân thành Ngưu Đầu nắm vững kỹ thuật xây dựng tiên tiến, có thể họ là dân di cư đến từ Trung Nguyên. Nhưng cũng có không ít chuyên gia cho rằng, người sáng tạo văn minh có lẽ là cư dân địa phương. Họ đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Nguyên. Tuy văn vật họ sáng tạo có điểm giống với văn hóa Trung Nguyên, nhưng nó thể hiện nhiều về đặc sắc bản địa. Hồng Mẫn1 like