-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/05/2016 in Bài viết
-
Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông Lê Việt Dũng Thứ Năm, ngày 12/5/2016 - 11:55 VietTimes -- Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”. Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines. Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông. Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc. Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông. Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử. Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời". Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp". Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ. Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines. Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi. Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com. Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định. Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ). Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough. Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột. Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012. Lê Việt Dũng ========================== Cái này lão Gàn cũng phán từ lâu rùi. Và nhắc đi nhắc lại trong topic này là: "Nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất thảm khốc". Vì đây là "canh bạc cuối cùng"". Bắc Kinh đừng có lãng mạn và giàu trí tưởng tượng khi cho rằng sẽ chiến thắng với Hoa Kỳ. Cho dù có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Lão cũng cần nhắc lại rằng: Biển Đông chỉ là cái cớ để xẩy ra xung đột trên quy mô lớn.4 likes
-
Giáo sư Trung Quốc: Không dùng quân sự, không chiếm được Biển Đông Hồng Thủy 06:42 12/05/16 Thảo luận (4) (GDVN) - Chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ phải vất vả đối phó cuộc chiến mới gian nan kéo dài ở Biển Đông. Âm mưu của Đài Loan can thiệp bất ngờ và khả năng phán quyết của PCA Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần đá Chữ Thập South China Morning Post ngày 12/5 bình luận, căng thẳng đang bùng phát trên Biển Đông chỉ một vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố có hơn một chục quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi ít nhất đã hỗ trợ một phần lập luận của Trung Quốc rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết bởi đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp mà không nên có sự can thiệp từ bên thứ 3. Đứng đầu nhóm này là Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus và Brunei. Thời Ân Hoằng, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Quốc, ảnh: udn.com. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thì ra sức tuyên truyền, vụ kiện của Philippines là "mưu mô của Mỹ nhằm kích động chống Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào các vấn đề khu vực, khuấy động căng thẳng để cô lập Trung Quốc", xã luận tờ Nhân Dân nhật báo hôm Thứ Sáu 11/5 viết. Mặc dù vẫn chưa chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với phán quyết của PCA, nhưng một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giáng một đòn mạnh vào yêu sách của Trung Quốc, thiết lập tiền lệ cho các bên tranh chấp khác, South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho biết. Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho hay, những nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao về vụ kiện đã không thành công, ngay cả khi Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn cây gậy và củ cà rốt. Quyền lợi của Trung Quốc không thể quan trọng hơn lợi ích của các nước khác và bạn bè không thể có được bằng đe dọa. Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố đạt được cái gọi là "đồng thuận 4 điểm" với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lập tức bác bỏ tuyên bố này. Pang Zhongyig, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh chớ đánh giá quá cao những ủng hộ này. Ông nói: "Ảnh hưởng của họ khá hạn chế và đòi hỏi của họ khá rõ ràng về lợi ích kinh tế."Tiến sĩ Daniel Wei Boon Chua từ Đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cảnh báo hậu quả nếu ASEAN bị Trung Quốc chia rẽ trong vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm các bên yêu sách liên minh lại với nhau. Ngay cả truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cảnh báo Bắc Kinh chớ lạc quan thái quá, bởi hầu hết đồng minh của Trung Quốc không nhất thiết ủng hộ yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông một cách hoàn toàn. Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân nói rằng, lập luận cho yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên (cái gọi là) lịch sử, không phải là phổ biến với các nước láng giềng nên chưa chắc Bắc Kinh đã giành được ủng hộ lớn hơn. Ông Thời Ân Hoằng nói: "Không thể phủ nhận rằng, về cơ bản chúng ta đơn thương độc mã trong cuộc chiến này ở Biển Đông. Quan hệ với các nước láng giềng của chúng tôi là quan trọng, nhưng chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông. Đó là lý do tại sao có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng, các nhà lãnh đạo hiện nay rõ ràng ưu tiên đề cao tăng cường sức mạnh cứng trong 30 năm qua và dường như không lùi bước trước sức ép quốc tế". Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, những lời lẽ hiếu chiến sắp tới của Bắc Kinh chủ yếu diễn cho dân Trung Quốc xem. Bắc Kinh thường tìm cách kích động tinh thần dân tộc để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi những quan tâm về các vấn đề chính trị, kinh tế trong nước. Tiến sĩ Jay Batongbacal từ Đại học Philippines cho biết: "Trung Quốc đang thua trong trận chiến tại Tòa án và dư luận quốc tế, nhưng đây là một tình huống phần lớn do họ tự tạo ra". Giáo sư Jerome Cohen từ Đại học Luật New York có chung đánh giá như Tiến sĩ Glaser, việc Trung Quốc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế chỉ làm cho nước này giống như một kẻ bắt nạt trong mắt phần còn lại của thế giới này. Những nỗ lực chống lại phán quyết của PCA chỉ tiếp tục làm hại sự theo đuổi của Trung Quốc xây dựng quyền lực mềm. Thời Ân Hoằng cho hay, va chạm Trung - Mỹ trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ trở thành trạng thái bình thường mới: "Căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang bởi vì, đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của họ là làm cho quân đội đủ mạnh để chống lại hoạt động tự do hàng hải của quân đội Hoa Kỳ, dần dần tiến tới xiết chặt tất cả các bên tranh chấp đối thủ trên Biển Đông". Hồng Thủy ======================= Lão nói trước rùi: "Sau phán quyết của tòa án quốc tế sẽ rất nhiều chuyện". Bắc Kinh muốn chọn rút gươm ra khỏi "zdỏ" à?! Lúc này Bắc Kinh có quậy đến đâu thì cũng chỉ đánh vào hư không, cho dù có thể làm cho một số kẻ còn ảo tưởng vào chuyện võ hiệp Tàu mà vỗ tay đôm đốp và vài kẻ lo sợ. Thật tội nghiệp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Chỉ đến khi sự thế không thể đảo ngược được lão mới tiên tri. Nhưng đủ thời gian để thiên hạ phải công nhận đó là lời tiên tri trước khi sự kiện xảy ra. Ví dụ như cuộc họp thưởng đỉnh Mỹ Trung vừa rồi, lão chỉ tiên tri trước - dự định là 1 tiếng đồng hồ - nhưng do tính sai thời gian Việt và Hoa Kỳ nên lỡ trước ba tiếng. Cho nên nó sai mất một chi tiết là màu caravat của chủ tịch Tàu là Tập Cận Bình.3 likes
-
Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - không bao giờ dùng cái nhìn trực quan bề ngoài sự việc, sự vật và vấn đề để phán quyết. Mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Có thể nói rằng tất cả những tác giả tham gia bài viết trên đều không nhìn thấy được bản chất của cuộc gặp gỡ giữa ngài Putin và ngài Shinzo Abe. Họ cho rằng: Xin lỗi nha! Nga sợ cái điếu gì Tàu mà phải tiếp ngài Shinzo Abe ở Sochi. Mà là vì Nga Nhật đang tranh chấp đảo Kamsatka, cho nên việc đón tiếp long trọng Thủ Tướng Nhật ở Moscow, sẽ dễ bị phản ứng bởi tinh thần dân tộc của người Nga. Điều này sẽ bất lợi về chính trị cho ngài Putin trong việc thực thi các chính sách của ngài với sự ủng hộ của dân chúng. Thế thôi. Đấy là yếu tố chủ yếu khiến cho cuộc gặp xảy ra ở Sochi. Nhưng cái chính và là bản chất của vấn đề là hệ quả của cuộc gặp này là đạt được mục đích gì. Lão sẽ bàn sau. Nhưng một ví dụ rất gần đây, là cuộc gặp thượng đỉnh vô cùng long trọng của ngài Tập với Tổng thống Hoa Kỳ, có cả súng cà nông bắn 21 phát đại bác - tức là một hình thức tiếp đãi rất hào nhoáng - khiến cả thế giới phải nín thở chờ hậu quả có thể làm thay đối thế giới. Nhưng kết quả chỉ làm chết mấy con tôm hùm Maine trong nước sốt nấm Đông cô - không ngoài lời tiên đoán của lão Gàn. Hì. Bởi vậy, hình thức cuộc gặp không phản ánh bản chất của vấn đề. Ngược lại, cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật, tuy đơn giản tại Sochi, và mặc dù chưa đạt được điều mong muốn của cả hai bên, nhưng nó đã đặt được nền tảng ban đầu cho quan hệ Nga Nhật, để từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu như nó chưa loại hẳn được Tàu ra khỏi quan hệ với nước Nga, thì chí ít nó cũng tạo được khoảng cách giữa hai quốc gia này. Đó là kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật ở Sochi. Cá nhân tôi luôn bày tỏ quan điểm nhất quán và có tính hệ thống, rằng: Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ngài Putin, nên hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Toàn bộ miền Đông nước Nga sẽ trở nên phồn vinh, nếu quan hệ Nga Hoa Kỳ và Đồng minh được cải thiện. Ngài Putin đừng hy vọng vào Bắc Kinh. Đây là cơ hội của nước Nga trong lúc này. Cũng như ngày xưa, trong cuộc tranh chấp Xô Mỹ, nước Tàu đã coi là một cơ hội để bắt tay với Hoa Kỳ và trở thành hùng mạnh như ngày nay. Bắc Kinh cũng có thể đầu tư vào miền Đông nước Nga. Nhưng nó sẽ biến vùng Viễn Đông của nước Nga thành lãnh thổ không chính thức của Trung Quốc. Còn nước Mỹ khi làm điều này thì vùng Viễn Đông vẫn là của Nga. Khi thế giới này hội nhập, mọi quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới sẽ khác đi, chứ không như bây giờ.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Tập hợp thời gian từ Lớn đến Nhỏ là Khí/Tuế/Thời/Tiết/Hậu (5 khái niệm). Khí là thời gian vũ trụ, Tuế là thời gian một năm, Thời là thời gian một quí, Tiết là thời gian 15 ngày, Hậu là thời gian 5 ngày. Tập hợp nhỏ nữa là Ngày/Giờ/Phút/Giây/ Micro giây thì không phù hợp cho theo dõi Khí tượng. Quan trắc biến đổi các yếu tố đặc trưng của tự nhiên gọi là Khí tượng. Kết quả quan trắc trong thời gian rất dài từ Khí cho đến Hậu gọi tắt là Khí Hậu, là đặc trưng Khí tượng của thời gian rất dài trong một vùng lớn (như Khí Hậu miền bắc, Khí Hậu miền nam, Khí Hậu ôn đới, Khí Hậu nhiệt đới). Tổ chức Khí tượng thế giới qui định, ghi chép quan trắc trong vòng 30 năm thì mới chỉ đạt cái gọi là biết được ngắn nhất đặc trưng của Khí Hậu. Thế gới đang lo “biến đổi Khí Hậu” là lo cho hậu quả sau hàng chục năm chứ không phải ngày một ngày hai. Trong tập hợp lớn ấy có một tập hợp nhỏ hơn là từ Thời đến Tiết, gọi là Thời Tiết, quan trắc thay đổi đặc trưng trong vòng 24 giờ, 48 giờ và cho đến một quí (như Thời Tiết mùa hè, Thời Tiết mùa đông). Cách phát âm miệng Mở/Đóng phủ hợp Dương/Âm, đúng như Khí/Hậu, Thời/Tiết. Hán ngữ hiện đại dùng chữ Khí 气/Hậu 候 chỉ Khí Hậu 气 候, nhưng lại dùng chữ Thiên Khí 天 气 chỉ Thời Tiết, bởi hiểu Thiên Khí 天 气 nghĩa là Khí tượng trong Ngày (kim Thiên 今天 là Ngày nay, minh Thiên 明 天 là Ngày mai). Hai từ Thiên Khí đều mớ toang miệng, không đúng kết cấu Dương/Âm. Việc lấy Đầu và Cuối để khái quát một sự “Đầu-Cuối” = Đuổi, tức sự diễn biến liên tục nối nhau theo chu kỳ, là thường gặp trong tạo từ của tiếng Việt. Ví dụ (1), câu xưa nối với câu hiện đại thành một bài dân gian, ngẫm thấy cả quá trình diễn biến rất dài của xã hội: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Chưa đi chưa biết Đồ Sơn, đi thì mới biết chẳng hơn đồ nhà”. Ví dụ (2), tại sao từ Năm lại viết bằng chữ Niên 年, vì đó là do lướt từ đầu với từ cuối của cả một câu “Năm là 365 ngày nối Liền” = Niên. Bản thân chữ Niên là từ phái sinh, nó chỉ có một nghĩa xác định là 365 ngày. Còn từ Năm thì khi dùng theo ngữ cảnh thời gian là nó chỉ 365 ngày, nhưng khi dùng theo ngữ cảnh số học là nó chỉ con số 5 xác định. Còn Năm trong Ngũ Hành lại không mang ý nghĩa con số 5 xác định, mà nó là khái niệm Lắm. Liệt kê ra thì rõ: Kim bao gồm ti tỉ thứ thuộc Kim, Mộc bao gồm ti tỉ thứ thuộc Mộc, v.v.v.v.v = Vân 云 Vân 云 Và 话 Vân 云 Vân 云 = Van Van Và Van Van = Nói Nói Nói Nói Nói (để thấy tại sao lại dùng 5) khi kết thúc mỗi bài diễn văn tràng giang đại hải. Bởi còn muốn Lắm. Nhưng Lắm trong ngũ hành lại mang khái niệm cực, không còn gì hơn Lắm nữa. Cho nên thương hiệu thuốc lá ba con 5 thì vẫn còn, trong khi thương hiệu thuốc lào ba con 6 của Sài Gòn xưa thì đã biến mất từ lâu, vì thái quá. Khách sạn 5 sao là cực xa xỉ rồi. Nhưng VN trên đà phát triển quá nóng thì sẽ có xuất hiện nhiều khách sạn 6 sao, rồi nhiều đập thủy điện 6 sao. Tại sao ý nghĩa của “Năm-5” lại gắn cùng nôi khái niệm với Lắm? (ở tiếng Khơme là “Prăm-5”, dấu ấn của hệ đếm ngũ phân, hết 5 quay lại 1, là “Prăm Muôi – 6”, tiếng Khơme “Muôi” là Một, Một = =Muôi = Mỗi 每) Đủ thấy khái niệm âm dương ngũ hành là có gốc từ ngôn ngữ Môn-Khơme của đại tộc Việt. Lắm = Lâm = Rậm = Rừng Rậm (lắm cây) = Râm Ran (lắm tiếng ồn) = Nhan Nhản (lắm vật thể) = Nhiêu Nhiên 繞然 = Nhiều 繞 = Nhiên 然. Tự 自 Nhiên 自 nghĩa là vũ trụ, là tự nó sinh ra lắm. Tự Nhiên là một cái Tư được coi trọng, tức “Tư Nặng” = Tự, giống như con người là một cái Tư 私 Nhân 人, vì cấu trúc cơ thể con người là một Tiểu Vũ Trụ. Có Tư 私 mới có Tự 自, có Tư 私 (tư nhân 私 人) ắt có Tự 自 (độc lập suy nghĩ) thì mới có làm ra nhiều sản phẩm để mà Tứ 賜 tức là Cho thiên hạ. Nhiều là từ phái sinh của Lắm. Lắm viết bằng chữ Lâm 林 (biểu ý bằng hai Cây 木, có đôi âm dương mới thành nhiều). Làng có nhiều Nho gọi là Nho Lắm viết bằng chữ Nho Lâm 儒 林, là chỉ Người, chứ không phải chỉ rừng, dịch mà cứ theo Hán văn “Nho Lâm” là “rừng nho” là dịch sai do đứng trên ngữ pháp Hán mà đọc câu tiếng Việt. Tên làng Việt bắt đầu bằng Kẻ (do coi con người là vốn quí nhất), Kẻ = Con = Cả = Ta = Giả = Ngã = Người. Chữ Giả 者 biểu ý là Nối 丿 Đất 土 vớiTrời 日, ai làm việc ấy? đó là Ta đứng giữa Đất và Trời. Ta = Tôi, tiếng Nhật thì Ta là wa-Ta-xi, coi con người Ta là lợi ích cốt lõi (Ta đứng ở Trung Tâm) cho nên người Nhật giỏi (rô-Giư Đex Ne! = Giỏi Đấy Nhé!) không là lạ. < Ấu 幼 Học 學Quỳnh 瓊 Lâm 林> là câu tiếng Việt “Oắt Học Ngọc Lắm”. Oắt = Út = Ít = Ấu 幼, nghĩa là Nhỏ, còn ít hiểu biết, Út Trẻ viết bằng chữ Ấu Trĩ 幼 稚, Út Nhỏ = Oắt Con, Con = Smal, ( tiếng Nhật “ Wa Ka – i” nghĩa là Nhỏ, Wa Ka-i = Oắt Con). Quỳnh là một loại ngọc quí rất sáng, gọi là ngọc “Qúi 貴 Minh 明” = Quỳnh 瓊, Qúi Minh còn là tên một Thần của Vua Hùng. Ngọc từ đá mà nên vậy mà từ Ngọc chẳng liên quan nôi khái niệm với đá hay thạch, do đó là từ đặt: “Người có Óc” = Ngọc, độ quí của nó ví như đá kim cương hay đá ru bi, cho nên mấy đồ kia mới được thay tên là Ngọc, chữ Ngọc biếu ý cũng nói lên điều đó: Chấm 丶Vua 王 là Ngọc 玉, người có óc cũng là có suy nghĩ độc lập tức tự “Hành Óc” = Học thì mới biết chọn vua cho mình. Ngọc là từ ví của Người, câu hát quan họ “Ai đem là đem Người – Ngọc đến đây”, tục ngữ “Ngọc càng mài càng sáng, Vàng càng luyện càng trong” là coi con người quí như ngọc vàng. Lắm = Năm là cốt lõi của Âm Dương Ngũ Hành. Giải thích nhiều quá rồi cũng kết thúc bằng 5 chữ Vân Vân Và Vân Vân. Ví dụ tôi viết hai câu sau, bạn thích câu nào tùy bạn, nhưng giải thích thì tôi cũng lại phải kết bằng 5 chữ. Câu (1): Mọi người hãy sống và làm việc theo tư tưởng của một người. Câu (2). Mỗi người hãy tự suy nghĩ để có sáng tạo và hành động cho lợi nhà ích nước. Giải thích: con người Ta muôn thủa là cái Tư, cho nên làm là để lợi nhà đồng thời ích nước, nên phải biết gắn cái lợi nhà ấy với cái ích nước (sản xuất kinh doanh thì phải không hủy hoại môi trường, thăng tiến thì phải không chà đạp người khác, vân vân và vân vân).1 like