-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/05/2016 in Bài viết
-
Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - không bao giờ dùng cái nhìn trực quan bề ngoài sự việc, sự vật và vấn đề để phán quyết. Mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Có thể nói rằng tất cả những tác giả tham gia bài viết trên đều không nhìn thấy được bản chất của cuộc gặp gỡ giữa ngài Putin và ngài Shinzo Abe. Họ cho rằng: Xin lỗi nha! Nga sợ cái điếu gì Tàu mà phải tiếp ngài Shinzo Abe ở Sochi. Mà là vì Nga Nhật đang tranh chấp đảo Kamsatka, cho nên việc đón tiếp long trọng Thủ Tướng Nhật ở Moscow, sẽ dễ bị phản ứng bởi tinh thần dân tộc của người Nga. Điều này sẽ bất lợi về chính trị cho ngài Putin trong việc thực thi các chính sách của ngài với sự ủng hộ của dân chúng. Thế thôi. Đấy là yếu tố chủ yếu khiến cho cuộc gặp xảy ra ở Sochi. Nhưng cái chính và là bản chất của vấn đề là hệ quả của cuộc gặp này là đạt được mục đích gì. Lão sẽ bàn sau. Nhưng một ví dụ rất gần đây, là cuộc gặp thượng đỉnh vô cùng long trọng của ngài Tập với Tổng thống Hoa Kỳ, có cả súng cà nông bắn 21 phát đại bác - tức là một hình thức tiếp đãi rất hào nhoáng - khiến cả thế giới phải nín thở chờ hậu quả có thể làm thay đối thế giới. Nhưng kết quả chỉ làm chết mấy con tôm hùm Maine trong nước sốt nấm Đông cô - không ngoài lời tiên đoán của lão Gàn. Hì. Bởi vậy, hình thức cuộc gặp không phản ánh bản chất của vấn đề. Ngược lại, cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật, tuy đơn giản tại Sochi, và mặc dù chưa đạt được điều mong muốn của cả hai bên, nhưng nó đã đặt được nền tảng ban đầu cho quan hệ Nga Nhật, để từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu như nó chưa loại hẳn được Tàu ra khỏi quan hệ với nước Nga, thì chí ít nó cũng tạo được khoảng cách giữa hai quốc gia này. Đó là kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật ở Sochi. Cá nhân tôi luôn bày tỏ quan điểm nhất quán và có tính hệ thống, rằng: Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ngài Putin, nên hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Toàn bộ miền Đông nước Nga sẽ trở nên phồn vinh, nếu quan hệ Nga Hoa Kỳ và Đồng minh được cải thiện. Ngài Putin đừng hy vọng vào Bắc Kinh. Đây là cơ hội của nước Nga trong lúc này. Cũng như ngày xưa, trong cuộc tranh chấp Xô Mỹ, nước Tàu đã coi là một cơ hội để bắt tay với Hoa Kỳ và trở thành hùng mạnh như ngày nay. Bắc Kinh cũng có thể đầu tư vào miền Đông nước Nga. Nhưng nó sẽ biến vùng Viễn Đông của nước Nga thành lãnh thổ không chính thức của Trung Quốc. Còn nước Mỹ khi làm điều này thì vùng Viễn Đông vẫn là của Nga. Khi thế giới này hội nhập, mọi quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới sẽ khác đi, chứ không như bây giờ.2 likes
-
Bị phản kháng, Bắc Kinh chuyển từ hùng hổ sang lu loa Cập nhật : 04:00 | 10/05/2016 Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Vậy các nước nhỏ, làm thế nào để chống lại cường quốc đang tìm mọi cách trỗi dậy, hừng hực tham vọng bá quyền. Trung Quốc đang nổi lên và tích lũy quyền lực quốc gia một cách nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Bắc Kinh đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, bảo vệ hầu hết các đường biên giới trên đất liền của mình, đồng thời xây dựng một lực lượng hải quân và năng lực chống tiếp cận khu vực mạnh đến mức đặt ra cho đối thủ lớn nhất của họ là Mỹ những thách thức lớn trong một cuộc xung đột công khai. Sự nổi lên của Bắc Kinh diễn ra với một cái giá rất đắt, có thể khiến cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghét bỏ, và coi là mối đe dọa ngày càng công khai và hiếu chiến đối với sự nguyên trạng chung trong khu vực. Lịch sử đã chứng minh rằng khi một cường quốc đang nổi thách thức sự nguyên trạng, các nước láng giềng thường là người phải chịu đựng và chịu đựng rất nhiều. Sự phẫn uất đối với siêu cường lớn dần từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sự giận dữ trở thành thâm căn cố đế và lan rộng, đến mức chỉ có thể được giải quyết khi máu đã đổ quá nhiều và chiến tranh, hỗn loạn bao trùm toàn khu vực. Ngày nay, tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Các nước nhỏ xung quanh, có yêu sách lãnh thổ đối với các đá và đá ngầm, bị đặt vào một nhiệm vụ có vẻ bất khả thi: làm thế nào để chống lại một cường quốc đang nổi lớn hơn mình nhiều và ham muốn thay đổi nguyên trạng. Các nước ASEAN cần phải thận trọng. Nếu phản ứng thái quá có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, thậm chí biến thành bạo lực, nhưng làm nhẹ quá chỉ càng “mời” Bắc Kinh dần dần thay đổi các sự việc trên thực địa, hoặc trong trường hợp Biển Đông là tạo ra các thực thể mới gần như không thể chống lại theo kiểu ăn miếng trả miếng. Vậy các nước nhỏ cần phải làm gì? Ông Harry Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích quốc gia (một tổ chức phi đảng phái và phi lợi nhuận của Mỹ, như một phát ngôn của chủ nghĩa chiến lược thực dụng của chính sách đối ngoại Mỹ), cho rằng các quốc gia đang chịu sức ép của Trung Quốc cần tìm các cách thức không bạo lực, không trả đũa để chống lại nguy cơ Trung Quốc thay đổi nguyên trạng. Ông gợi ý một kế hoạch nhiều phần gọi là “shamefare” (tạm dịch là biện pháp gây hổ thẹn), mà Washington cần sử dụng để đưa Bắc Kinh vào thế phòng thủ trên Biển Đông. Chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Một phần của chiến lược trên cũng có thể được các nước có tranh chấp sử dụng nhằm phơi bày toàn bộ những hành động cưỡng bức, hống hách gần như hàng ngày của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Mục đích rất đơn giản: dần dần và liên tục buộc Trung Quốc phải cảm thấy xấu hổ trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Cách này phối hợp với các biện pháp khác nhằm khiến Bắc Kinh phải trả giá nặng nề và gần như liên tiếp vì các hành động của mình, với hy vọng họ sẽ xem xét lại cách hành xử. Chuyên gia Kazianis nhận định các nước như Việt Nam, Philippines và các nước khác có rất ít công cụ ngoại giao, kinh tế hay quân sự để răn đe được Trung Quốc không tiến hành các hành động hiếu chiến tại Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền các thực thể nhỏ và biến chúng thành những đảo nhân tạo lớn với các cơ sở hạ tầng quân sự hoành tráng. Cứ đà này thì chỉ trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ chế ngự hoàn toàn Biển Đông. Như vậy, chỉ có một con đường cho các quốc gia có tranh chấp là gây sức ép với Bắc Kinh trên những mặt trận khác, chiến thuật vốn không nhổ tận gốc được xung đột nhưng có thể khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình. Cụ thể, các nước có tranh chấp nên bắt đầu tiến trình soạn thảo và đăng phát trên các mạng truyền thông xã hội mọi phản ứng hiếu chiến của các tàu Trung Quốc – bao gồm cả tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân… - nhằm cho cộng đồng quốc tế thấy rõ các âm mưu hiếu chiến của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, các nước có các tiền đồ tại Biển Đông và bị Trung Quốc quấy rầy cũng nên có các tàu nhỏ được trang bị các máy camera sẵn sàng ghi hình trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng các chiến thuật cưỡng ép, bắt nạn. Ngoài ra, các công nghệ nhỏ và đơn giản như các máy bay không người lái giá rẻ và các UAV có thể được sử dụng để tuần tra và ghi hình các thay đổi lớn của Trung Quốc tại các đá và đá ngầm tại Biển Đông, cũng như những tác hại tới môi trường do các hành động đó gây ra. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm phơi bày những cái giá của chiến lược cưỡng bức của Trung Quốc. Hãy tưởng tượng một loạt mạng truyền thông xã hội nói về hết sự cố này đến sự cố khác mà các hành động hiếu chiến của Trung Quốc gây ra, với những hình ảnh cụ thể được ghi lại cho toàn thế giới thấy. Chi phí tài chính cho việc này không lớn nhưng những gì thu lại được có thể sẽ là rất lớn. Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào? Trung Quốc có một cách phản ứng đơn giản, đó là lờ đi và tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực. Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong các xã hội Á Đông, làm cho ai đó “mất mặt” không phải là chuyện nhỏ. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng thậm chí theo hướng hiếu chiến hơn, nhưng nếu các hành động đó diễn ra tại biển khơi hay ở những nơi gần camera, chúng có thể bị ghi hình và truyền đi khắp thế giới một cách dễ dàng. Bắc Kinh có thể bị buộc phải đưa ra lựa chọn. Trên thực tế, chúng ta đã biết là chiến thuật gây hổ thẹn có thể sẽ khiến Bắc Kinh chú ý và xem lại các hành động của mình. Khi Philippines dùng biện pháp pháp lý, vốn có một khía cạnh rõ ràng là gây hổ thẹn, và kiện Trung Quốc ra trước các tòa quốc tế liên quan đến Bãi Scarborough và đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã “khích lệ” Manila ngừng vụ kiện (tất nhiên Trung Quốc không thừa nhận điều này). Như vậy, nếu Việt Nam và các nước có tranh chấp khác kiên trì biện pháp làm Trung Quốc phải xấu hổ, thông qua chiến lược nói trên cũng như tiến hành các thủ tục pháp lý để cùng nhau khiếu kiện ra các tòa án quốc tế, thì sức ép lớn này có thể đặt Bắc Kinh trước vành móng ngựa của tòa án công luận toàn cầu. Đây là điều mà Trung Quốc sẽ không dễ bỏ qua./. Đức Đan tổng hợp ======================== Xin lỗi nha! Đây là những giải pháp ngu nhất được thể hiện trong đối sách của các nước nhỏ chung quanh biển Đông, để đối phó với sự bành trướng của Tàu. Điếu mựa! Tất cả những nước chung quanh biển Đông - gộp luôn cả Nhật Bản và Úc - cũng điếu phải đối thủ của Tàu với vũ khí hạt nhân. Mong Tàu nó xấu hổ nó rút lui hả?! Điếu mựa! Tụi Tàu nó điếc từ lâu rùi. Bởi vậy, giải pháp duy nhất đúng là phải dựa vào một siêu cường có quyền lợi ở biển Đông đủ sức đối phó với Tàu. Đó chính là Hoa Kỳ. Nhưng riêng Việt Nam nên nhớ rằng: chơi với Hoa Kỳ thì cái gì cũng phải có "Ký và đóng dấu" mới được - tức là phải có văn bản. Điếu có chuyện hứa phong long như Nixon hứa với Việt Nam Cộng Hòa.1 like
-
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại khoahoc.tv Được mô tả trong các văn bản xưa như là “Lời của thần linh”, các biểu tượng này được sử dụng thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo và phép thuật ở Ai Cập. Mỗi biểu tượng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người Ai Cập, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước giàu truyền thống này. Ankh – Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu Ankh là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống". Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác. Nó còn được coi như là “chìa khóa của sự sống” do chính hình dạng giống như chiếc chìa khóa của nó đã tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày. Từ thời đại Middle Kingdom (1986 - 1759 BC), từ Ankh còn được dùng để chỉ gương và thú vị là chiếc gương cũng được tạo ra dưới hình dạng của biểu tượng này. Nó cũng là cảm hứng để tạo nên biểu tượng tượng trưng của vị thần Vệ Nữ của Hy Lạp, về sau được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của sao Kim, giới nữ hay kí hiệu của đồng. Sau này khi Thiên chúa giáo ra đời, nó được Giáo hội cơ đốc Ai cập sử dụng làm biểu tượng như một dạng đặc biệt của hình tượng cây thánh giá. Con mắt của Horus – Biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe Trong thần thoại Ai Cập, Horus là thiên thần của Ai Cập cổ đại hóa thân là chim ưng. Mắt phải chim ưng là Mắt của thần Horus, cũng được xem là tượng trưng cho Mặt Trời. Mắt trái tượng trưng cho Mặt Trăng và thần Tehuti. Người cổ đại tin rằng biểu tượng bất diệt này sẽ hỗ trợ việc tái kiếp, vì thế người ta đã tìm thấy biểu tượng này dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp vua Tutankhamun. Theo truyền thuyết Ai Cập, Seth, anh trai của Horus, đã giết hại thần Osiris. Horus đã chiến đấu với Seth để trả thù cho cái chết của người cha và bị mất mắt trái của ông trong cuộc chiến. Thoth, vị thần của phép thuật và Mặt Trăng, đã sử dụng quyền năng của mình để khôi phục lại con mắt của Horus. Khi đưa con mắt này ra trước Osiris, Osiris đã được tái sinh trở lại. Con mắt của Horus, cũng được gọi là "Oudjat", tượng trưng cho sự bảo vệ chống lại cái ác và đem đến trí tuệ, sự uyên bác. Ngày nay, chúng ta thấy có một biểu tượng tương tự trên các đơn thuốc – Rx chính là có nguồn gốc từ biểu tượng này. Vào thế kỉ thứ II, Galen đã vay mượn biểu tượng huyền bí từ trong truyền thuyết của người Ai Cập và sử dụng nó để gây ấn tượng với những bệnh nhân của mình. Sau đó, dần dần phát triển thành kí hiệu Rx ngày nay dành cho các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi phục và tính thống nhất. Lông vũ của Maat – Biểu tượng của chân lý, đạo đức, cán cân công lý Chiếc lông vũ được coi là vật tượng trưng của nữ thần Maat. Trái tim của người chết sẽ được đem ra cân để so với lông vũ của thần Matt trong Ngày phán xét cuối cùng. Nếu đó là trái tim của một người thật thà, thì nó sẽ bằng trọng lượng với chiếc lông vũ và người đó sẽ được phép vào Vương quốc của Osiris. Còn nếu trái tim đó chất đầy với tội lỗi thì nó sẽ nặng hơn chiếc lông vũ và người đó sẽ bị đem đi làm mồi cho loài quái vật Ammut. Phiên tòa Maat Đó là trách nhiệm của các Pharaoh để thiết lập và duy trì luật Maat như là cách để giữ trật tự vũ trụ ở thế cân bằng. Khi một Pharaoh băng hà, Maat sẽ tạm thời biến mất và thế giới lại chìm trong sự hỗn mang, cho đến khi có sự lên ngôi của một vị Pharaoh mới. Móc và néo – Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia Móc và néo thường đi với nhau như một cặp, được sử dụng phổ biến từ triều đại Middle Kingdom, là vật tượng trưng được sử dụng giống như quyền trượng khẳng định sức mạnh và quyền lực của nhà vua. Cặp đôi này có nguồn gốc từ vị thần nông nghiệp cổ đại của Ai Cập, Anedjti. Ông được miêu tả đội chiếc vương miện có gắn 2 chiếc lông vũ và tay cầm chiếc móc và néo đặc trưng.Về sau, Anedjti đồng hóa làm một với Osiris và mọi đặc trưng trong nhân dạng của vị thần này cũng được chuyển giao sang thần Osiris. Chiếc móc được cầm bên tay trái còn chiếc néo được cầm bên tay phải. Chiếc móc (heq) tượng trưng cho tính âm hay "quyền lực về mặt tinh thần" của một Pharaoh, khẳng định vai trò như là người bảo vệ của dân hay là "shepherd"- Chúa trời chịu trách nhiệm lãnh đạo, chăm lo cho những "con chiên" của mình. Chiếc néo (nekhakha) tượng trưng cho tính dương và khía cạnh về quyền lực hữu hình vì Pharaoh là người trần nhưng đại diện cho tất cả các vị thần cai quản 3 cõi: siêu hình, vũ trụ và trái đất. Nó cũng đại diện cho người nông dân - người tạo ra lương thực và coi sóc mọi sự sống trên đồng ruộng (chiếc néo được sử dụng như dụng cụ đập lúa của người nông dân trong thời Ai Cập cổ xưa). Thông điệp của nó như là một lời nhắc nhở một người lãnh đạo có tài năng thực sự phải biết kết hợp kỷ luật với trí tuệ và sự hiểu biết, phải có lòng nhân từ để hòa dịu công lý và đưa ra những phán quyết đúng đắn nhất. Tư thế cầm của chúng cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Thời xa xưa, tư thế bắt chéo hai cánh tay vào nhau trước ngực là biểu thị cái chết và người chết thường được chôn theo tư thế này. Tuy nhiên, cũng với tư thế này và với hai chiếc móc và néo được bắt chéo với nhau thì lại mang nghĩa là sự hồi sinh như trong các bức hình ta thường thấy ở quan tài của vua Tutankhamun. Còn khi cầm thẳng chúng ở trước mặt thì mang nghĩa là sự phán xét, hay được miêu tả gắn liền với thần Anubis, vị thần Cõi âm và là người phán xét trong phiên tòa Maat. Người ta cho rằng, kí tự X có nguồn gốc chính từ hình ảnh hai chiếc néo và chiếc móc bắt chéo với nhau và đó là biểu tượng của cái chết và sự tái sinh. Trong nguyên gốc, từ "ex" - vốn là tượng trưng cho chữ X - mang nghĩa là đã chết, khi người ta nói ex-husband nghĩa là để ám chỉ người chồng đã mất. Bọ hung – Biểu tượng của sức mạnh, sáng tạo và sự biến đổi Bọ hung là đại diện cho thần mặt trời Khepri liên quan đến sự hồi sinh. Loài bọ hung thường đẻ trứng trong phân các loài vật khác, cuộn tròn chúng lại như viên bi và lăn vào trong lỗ, là sự khởi đầu trong vòng đời của một chú bọ hung con. Người Ai Cập ví tập tính này giống như sự chuyển động của "quả bóng" mặt trời lăn trên bầu trời và sự tái sinh hàng ngày của nó. Những người Ai Cập cổ đại tin rằng, một con bọ hung bay trên bầu trời mỗi buổi sáng sẽ gọi mặt trời lên. Vì thế, con bọ hung là biểu tượng của mặt trời mọc, được sử dụng để bảo vệ khỏi quỷ dữ, nó còn là biểu tượng của sự tái sinh, sáng tạo, sự biến đổi, đem lại sức mạnh cho người đeo nó. Bọ hung cánh lớn và bọ hung hình trái tim được coi là loài côn trùng may mắn và được đặt trên các xác ướp để bảo vệ họ chống lại ma quỷ. Khi Pharaoh Amenhotep III băng hà, hàng trăm vật kỉ niệm có hình bọ hung đã được làm để ghi dấu những cột mốc sự kiện trong cuộc đời của ông. Hoa sen – Biểu tượng của Mặt trời, sự thanh cao, sức sáng tạo và sự tái sinh Ai Cập có hai giống hoa sen bản địa sinh trưởng là loại sen trắng và sen xanh, sau này có thêm loại sen hồng được du nhập từ Ba Tư. Cả ba loại sen này đều được miêu tả trong nghệ thuật Ai cập nhưng giống sen xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Theo thuyết sáng tạo của người Ai Cập, trong buổi sơ khai, có một bông hoa sen khổng lồ mọc lên trên đại dương của sự hỗn mang. Từ bông sen đó, mặt trời ló dạng lần đầu tiên trên Trái đất. Búp sen vàng trong bông sen xanh làm người Ai cập liên tưởng đến Mặt trời mọc lên từ nơi mặt biển nguyên sơn như trong truyền thuyết về sự ra đời của vạn vật. Vào buổi đêm, bông hoa cụp cánh và chìm dưới mặt nước để rồi đến bình minh, nó lại nở bung rực rỡ. Các giống hoa màu xanh hay màu trắng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc. Trong toán học, biểu tượng hoa sen tượng trưng cho con số 1.000. Nó cũng là biểu tượng của Thượng Ai Cập và đại diện cho sự phục sinh của Isis. Cập nhật: 16/03/2016 Tổng hợp ========================== Rất nhiều biểu tượng của Ai Cập cổ đại trùng lặp hoặc tương đồng với những di sản của văn hiến Việt. Tôi hy vọng có thời gian chứng tỏ điều này.1 like
-
Lactuong thân mến. Tôi lưu ý anh chị em nghiên cứu và ứng dụng Lạc Việt độn toán và riêng Lạc Tướng là: Không sử dụng Lạc Việt độn toán và bất cứ một phương pháp dự báo nào liên quan đến nền văn hiến Việt vào việc dự báo sự sống chết và hạnh phúc của cọn người. Trong trường hợp quẻ cho biết là sẽ ly dị hoặc chết thì chỉ trả lời là: Trường hợp sống chết: "Nếu qua được ngày ...tháng ...năm thì sẽ qua khỏi". Trường hợp ly dị: "Nếu cố gắng nhẫn nhịn qua ngày ...tháng ....năm... thì sẽ qua khỏi" và tìm cách hóa giải giúp họ. Trường hợp biết chắc không thể được thì tìm cách thoái thác trả lời. Lactuong để ý thấy các cao thủ Lạc Việt độn toán - có thể đoán chính xác đến thời điểm ghi bàn trong một trận bóng - có bao giờ đoán việc ly dị và sống chết không? Hãy lưu ý việc này. Sau này, khi các anh chị em có truyền lại môn này cho ai, cũng cần lưu ý việc này. Thiên Sứ1 like