• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/05/2016 in Bài viết

  1. Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - không bao giờ dùng cái nhìn trực quan bề ngoài sự việc, sự vật và vấn đề để phán quyết. Mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Có thể nói rằng tất cả những tác giả tham gia bài viết trên đều không nhìn thấy được bản chất của cuộc gặp gỡ giữa ngài Putin và ngài Shinzo Abe. Họ cho rằng: Xin lỗi nha! Nga sợ cái điếu gì Tàu mà phải tiếp ngài Shinzo Abe ở Sochi. Mà là vì Nga Nhật đang tranh chấp đảo Kamsatka, cho nên việc đón tiếp long trọng Thủ Tướng Nhật ở Moscow, sẽ dễ bị phản ứng bởi tinh thần dân tộc của người Nga. Điều này sẽ bất lợi về chính trị cho ngài Putin trong việc thực thi các chính sách của ngài với sự ủng hộ của dân chúng. Thế thôi. Đấy là yếu tố chủ yếu khiến cho cuộc gặp xảy ra ở Sochi. Nhưng cái chính và là bản chất của vấn đề là hệ quả của cuộc gặp này là đạt được mục đích gì. Lão sẽ bàn sau. Nhưng một ví dụ rất gần đây, là cuộc gặp thượng đỉnh vô cùng long trọng của ngài Tập với Tổng thống Hoa Kỳ, có cả súng cà nông bắn 21 phát đại bác - tức là một hình thức tiếp đãi rất hào nhoáng - khiến cả thế giới phải nín thở chờ hậu quả có thể làm thay đối thế giới. Nhưng kết quả chỉ làm chết mấy con tôm hùm Maine trong nước sốt nấm Đông cô - không ngoài lời tiên đoán của lão Gàn. Hì. Bởi vậy, hình thức cuộc gặp không phản ánh bản chất của vấn đề. Ngược lại, cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật, tuy đơn giản tại Sochi, và mặc dù chưa đạt được điều mong muốn của cả hai bên, nhưng nó đã đặt được nền tảng ban đầu cho quan hệ Nga Nhật, để từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu như nó chưa loại hẳn được Tàu ra khỏi quan hệ với nước Nga, thì chí ít nó cũng tạo được khoảng cách giữa hai quốc gia này. Đó là kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga Nhật ở Sochi. Cá nhân tôi luôn bày tỏ quan điểm nhất quán và có tính hệ thống, rằng: Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ngài Putin, nên hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Toàn bộ miền Đông nước Nga sẽ trở nên phồn vinh, nếu quan hệ Nga Hoa Kỳ và Đồng minh được cải thiện. Ngài Putin đừng hy vọng vào Bắc Kinh. Đây là cơ hội của nước Nga trong lúc này. Cũng như ngày xưa, trong cuộc tranh chấp Xô Mỹ, nước Tàu đã coi là một cơ hội để bắt tay với Hoa Kỳ và trở thành hùng mạnh như ngày nay. Bắc Kinh cũng có thể đầu tư vào miền Đông nước Nga. Nhưng nó sẽ biến vùng Viễn Đông của nước Nga thành lãnh thổ không chính thức của Trung Quốc. Còn nước Mỹ khi làm điều này thì vùng Viễn Đông vẫn là của Nga. Khi thế giới này hội nhập, mọi quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới sẽ khác đi, chứ không như bây giờ.
    2 likes
  2. Bị phản kháng, Bắc Kinh chuyển từ hùng hổ sang lu loa Cập nhật : 04:00 | 10/05/2016 Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Vậy các nước nhỏ, làm thế nào để chống lại cường quốc đang tìm mọi cách trỗi dậy, hừng hực tham vọng bá quyền. Trung Quốc đang nổi lên và tích lũy quyền lực quốc gia một cách nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Bắc Kinh đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, bảo vệ hầu hết các đường biên giới trên đất liền của mình, đồng thời xây dựng một lực lượng hải quân và năng lực chống tiếp cận khu vực mạnh đến mức đặt ra cho đối thủ lớn nhất của họ là Mỹ những thách thức lớn trong một cuộc xung đột công khai. Sự nổi lên của Bắc Kinh diễn ra với một cái giá rất đắt, có thể khiến cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghét bỏ, và coi là mối đe dọa ngày càng công khai và hiếu chiến đối với sự nguyên trạng chung trong khu vực. Lịch sử đã chứng minh rằng khi một cường quốc đang nổi thách thức sự nguyên trạng, các nước láng giềng thường là người phải chịu đựng và chịu đựng rất nhiều. Sự phẫn uất đối với siêu cường lớn dần từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sự giận dữ trở thành thâm căn cố đế và lan rộng, đến mức chỉ có thể được giải quyết khi máu đã đổ quá nhiều và chiến tranh, hỗn loạn bao trùm toàn khu vực. Ngày nay, tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Các nước nhỏ xung quanh, có yêu sách lãnh thổ đối với các đá và đá ngầm, bị đặt vào một nhiệm vụ có vẻ bất khả thi: làm thế nào để chống lại một cường quốc đang nổi lớn hơn mình nhiều và ham muốn thay đổi nguyên trạng. Các nước ASEAN cần phải thận trọng. Nếu phản ứng thái quá có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, thậm chí biến thành bạo lực, nhưng làm nhẹ quá chỉ càng “mời” Bắc Kinh dần dần thay đổi các sự việc trên thực địa, hoặc trong trường hợp Biển Đông là tạo ra các thực thể mới gần như không thể chống lại theo kiểu ăn miếng trả miếng. Vậy các nước nhỏ cần phải làm gì? Ông Harry Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích quốc gia (một tổ chức phi đảng phái và phi lợi nhuận của Mỹ, như một phát ngôn của chủ nghĩa chiến lược thực dụng của chính sách đối ngoại Mỹ), cho rằng các quốc gia đang chịu sức ép của Trung Quốc cần tìm các cách thức không bạo lực, không trả đũa để chống lại nguy cơ Trung Quốc thay đổi nguyên trạng. Ông gợi ý một kế hoạch nhiều phần gọi là “shamefare” (tạm dịch là biện pháp gây hổ thẹn), mà Washington cần sử dụng để đưa Bắc Kinh vào thế phòng thủ trên Biển Đông. Chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Một phần của chiến lược trên cũng có thể được các nước có tranh chấp sử dụng nhằm phơi bày toàn bộ những hành động cưỡng bức, hống hách gần như hàng ngày của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Mục đích rất đơn giản: dần dần và liên tục buộc Trung Quốc phải cảm thấy xấu hổ trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Cách này phối hợp với các biện pháp khác nhằm khiến Bắc Kinh phải trả giá nặng nề và gần như liên tiếp vì các hành động của mình, với hy vọng họ sẽ xem xét lại cách hành xử. Chuyên gia Kazianis nhận định các nước như Việt Nam, Philippines và các nước khác có rất ít công cụ ngoại giao, kinh tế hay quân sự để răn đe được Trung Quốc không tiến hành các hành động hiếu chiến tại Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền các thực thể nhỏ và biến chúng thành những đảo nhân tạo lớn với các cơ sở hạ tầng quân sự hoành tráng. Cứ đà này thì chỉ trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ chế ngự hoàn toàn Biển Đông. Như vậy, chỉ có một con đường cho các quốc gia có tranh chấp là gây sức ép với Bắc Kinh trên những mặt trận khác, chiến thuật vốn không nhổ tận gốc được xung đột nhưng có thể khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình. Cụ thể, các nước có tranh chấp nên bắt đầu tiến trình soạn thảo và đăng phát trên các mạng truyền thông xã hội mọi phản ứng hiếu chiến của các tàu Trung Quốc – bao gồm cả tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân… - nhằm cho cộng đồng quốc tế thấy rõ các âm mưu hiếu chiến của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, các nước có các tiền đồ tại Biển Đông và bị Trung Quốc quấy rầy cũng nên có các tàu nhỏ được trang bị các máy camera sẵn sàng ghi hình trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng các chiến thuật cưỡng ép, bắt nạn. Ngoài ra, các công nghệ nhỏ và đơn giản như các máy bay không người lái giá rẻ và các UAV có thể được sử dụng để tuần tra và ghi hình các thay đổi lớn của Trung Quốc tại các đá và đá ngầm tại Biển Đông, cũng như những tác hại tới môi trường do các hành động đó gây ra. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm phơi bày những cái giá của chiến lược cưỡng bức của Trung Quốc. Hãy tưởng tượng một loạt mạng truyền thông xã hội nói về hết sự cố này đến sự cố khác mà các hành động hiếu chiến của Trung Quốc gây ra, với những hình ảnh cụ thể được ghi lại cho toàn thế giới thấy. Chi phí tài chính cho việc này không lớn nhưng những gì thu lại được có thể sẽ là rất lớn. Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào? Trung Quốc có một cách phản ứng đơn giản, đó là lờ đi và tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực. Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong các xã hội Á Đông, làm cho ai đó “mất mặt” không phải là chuyện nhỏ. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng thậm chí theo hướng hiếu chiến hơn, nhưng nếu các hành động đó diễn ra tại biển khơi hay ở những nơi gần camera, chúng có thể bị ghi hình và truyền đi khắp thế giới một cách dễ dàng. Bắc Kinh có thể bị buộc phải đưa ra lựa chọn. Trên thực tế, chúng ta đã biết là chiến thuật gây hổ thẹn có thể sẽ khiến Bắc Kinh chú ý và xem lại các hành động của mình. Khi Philippines dùng biện pháp pháp lý, vốn có một khía cạnh rõ ràng là gây hổ thẹn, và kiện Trung Quốc ra trước các tòa quốc tế liên quan đến Bãi Scarborough và đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã “khích lệ” Manila ngừng vụ kiện (tất nhiên Trung Quốc không thừa nhận điều này). Như vậy, nếu Việt Nam và các nước có tranh chấp khác kiên trì biện pháp làm Trung Quốc phải xấu hổ, thông qua chiến lược nói trên cũng như tiến hành các thủ tục pháp lý để cùng nhau khiếu kiện ra các tòa án quốc tế, thì sức ép lớn này có thể đặt Bắc Kinh trước vành móng ngựa của tòa án công luận toàn cầu. Đây là điều mà Trung Quốc sẽ không dễ bỏ qua./. Đức Đan tổng hợp ======================== Xin lỗi nha! Đây là những giải pháp ngu nhất được thể hiện trong đối sách của các nước nhỏ chung quanh biển Đông, để đối phó với sự bành trướng của Tàu. Điếu mựa! Tất cả những nước chung quanh biển Đông - gộp luôn cả Nhật Bản và Úc - cũng điếu phải đối thủ của Tàu với vũ khí hạt nhân. Mong Tàu nó xấu hổ nó rút lui hả?! Điếu mựa! Tụi Tàu nó điếc từ lâu rùi. Bởi vậy, giải pháp duy nhất đúng là phải dựa vào một siêu cường có quyền lợi ở biển Đông đủ sức đối phó với Tàu. Đó chính là Hoa Kỳ. Nhưng riêng Việt Nam nên nhớ rằng: chơi với Hoa Kỳ thì cái gì cũng phải có "Ký và đóng dấu" mới được - tức là phải có văn bản. Điếu có chuyện hứa phong long như Nixon hứa với Việt Nam Cộng Hòa.
    2 likes
  3. Năm nay sẽ lên xe hoa, năm sau sanh con Tháng 09>11 al,trong khoảng 3 tháng nầy sẽ có lễ cưới hỏi.
    1 like
  4. Tập hợp thời gian từ Lớn đến Nhỏ là Khí/Tuế/Thời/Tiết/Hậu (5 khái niệm). Khí là thời gian vũ trụ, Tuế là thời gian một năm, Thời là thời gian một quí, Tiết là thời gian 15 ngày, Hậu là thời gian 5 ngày. Tập hợp nhỏ nữa là Ngày/Giờ/Phút/Giây/ Micro giây thì không phù hợp cho theo dõi Khí tượng. Quan trắc biến đổi các yếu tố đặc trưng của tự nhiên gọi là Khí tượng. Kết quả quan trắc trong thời gian rất dài từ Khí cho đến Hậu gọi tắt là Khí Hậu, là đặc trưng Khí tượng của thời gian rất dài trong một vùng lớn (như Khí Hậu miền bắc, Khí Hậu miền nam, Khí Hậu ôn đới, Khí Hậu nhiệt đới). Tổ chức Khí tượng thế giới qui định, ghi chép quan trắc trong vòng 30 năm thì mới chỉ đạt cái gọi là biết được ngắn nhất đặc trưng của Khí Hậu. Thế gới đang lo “biến đổi Khí Hậu” là lo cho hậu quả sau hàng chục năm chứ không phải ngày một ngày hai. Trong tập hợp lớn ấy có một tập hợp nhỏ hơn là từ Thời đến Tiết, gọi là Thời Tiết, quan trắc thay đổi đặc trưng trong vòng 24 giờ, 48 giờ và cho đến một quí (như Thời Tiết mùa hè, Thời Tiết mùa đông). Cách phát âm miệng Mở/Đóng phủ hợp Dương/Âm, đúng như Khí/Hậu, Thời/Tiết. Hán ngữ hiện đại dùng chữ Khí 气/Hậu 候 chỉ Khí Hậu 气 候, nhưng lại dùng chữ Thiên Khí 天 气 chỉ Thời Tiết, bởi hiểu Thiên Khí 天 气 nghĩa là Khí tượng trong Ngày (kim Thiên 今天 là Ngày nay, minh Thiên 明 天 là Ngày mai). Hai từ Thiên Khí đều mớ toang miệng, không đúng kết cấu Dương/Âm. Việc lấy Đầu và Cuối để khái quát một sự “Đầu-Cuối” = Đuổi, tức sự diễn biến liên tục nối nhau theo chu kỳ, là thường gặp trong tạo từ của tiếng Việt. Ví dụ (1), câu xưa nối với câu hiện đại thành một bài dân gian, ngẫm thấy cả quá trình diễn biến rất dài của xã hội: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Chưa đi chưa biết Đồ Sơn, đi thì mới biết chẳng hơn đồ nhà”. Ví dụ (2), tại sao từ Năm lại viết bằng chữ Niên 年, vì đó là do lướt từ đầu với từ cuối của cả một câu “Năm là 365 ngày nối Liền” = Niên. Bản thân chữ Niên là từ phái sinh, nó chỉ có một nghĩa xác định là 365 ngày. Còn từ Năm thì khi dùng theo ngữ cảnh thời gian là nó chỉ 365 ngày, nhưng khi dùng theo ngữ cảnh số học là nó chỉ con số 5 xác định. Còn Năm trong Ngũ Hành lại không mang ý nghĩa con số 5 xác định, mà nó là khái niệm Lắm. Liệt kê ra thì rõ: Kim bao gồm ti tỉ thứ thuộc Kim, Mộc bao gồm ti tỉ thứ thuộc Mộc, v.v.v.v.v = Vân 云 Vân 云 Và 话 Vân 云 Vân 云 = Van Van Và Van Van = Nói Nói Nói Nói Nói (để thấy tại sao lại dùng 5) khi kết thúc mỗi bài diễn văn tràng giang đại hải. Bởi còn muốn Lắm. Nhưng Lắm trong ngũ hành lại mang khái niệm cực, không còn gì hơn Lắm nữa. Cho nên thương hiệu thuốc lá ba con 5 thì vẫn còn, trong khi thương hiệu thuốc lào ba con 6 của Sài Gòn xưa thì đã biến mất từ lâu, vì thái quá. Khách sạn 5 sao là cực xa xỉ rồi. Nhưng VN trên đà phát triển quá nóng thì sẽ có xuất hiện nhiều khách sạn 6 sao, rồi nhiều đập thủy điện 6 sao. Tại sao ý nghĩa của “Năm-5” lại gắn cùng nôi khái niệm với Lắm? (ở tiếng Khơme là “Prăm-5”, dấu ấn của hệ đếm ngũ phân, hết 5 quay lại 1, là “Prăm Muôi – 6”, tiếng Khơme “Muôi” là Một, Một = =Muôi = Mỗi 每) Đủ thấy khái niệm âm dương ngũ hành là có gốc từ ngôn ngữ Môn-Khơme của đại tộc Việt. Lắm = Lâm = Rậm = Rừng Rậm (lắm cây) = Râm Ran (lắm tiếng ồn) = Nhan Nhản (lắm vật thể) = Nhiêu Nhiên 繞然 = Nhiều 繞 = Nhiên 然. Tự 自 Nhiên 自 nghĩa là vũ trụ, là tự nó sinh ra lắm. Tự Nhiên là một cái Tư được coi trọng, tức “Tư Nặng” = Tự, giống như con người là một cái Tư 私 Nhân 人, vì cấu trúc cơ thể con người là một Tiểu Vũ Trụ. Có Tư 私 mới có Tự 自, có Tư 私 (tư nhân 私 人) ắt có Tự 自 (độc lập suy nghĩ) thì mới có làm ra nhiều sản phẩm để mà Tứ 賜 tức là Cho thiên hạ. Nhiều là từ phái sinh của Lắm. Lắm viết bằng chữ Lâm 林 (biểu ý bằng hai Cây 木, có đôi âm dương mới thành nhiều). Làng có nhiều Nho gọi là Nho Lắm viết bằng chữ Nho Lâm 儒 林, là chỉ Người, chứ không phải chỉ rừng, dịch mà cứ theo Hán văn “Nho Lâm” là “rừng nho” là dịch sai do đứng trên ngữ pháp Hán mà đọc câu tiếng Việt. Tên làng Việt bắt đầu bằng Kẻ (do coi con người là vốn quí nhất), Kẻ = Con = Cả = Ta = Giả = Ngã = Người. Chữ Giả 者 biểu ý là Nối 丿 Đất 土 vớiTrời 日, ai làm việc ấy? đó là Ta đứng giữa Đất và Trời. Ta = Tôi, tiếng Nhật thì Ta là wa-Ta-xi, coi con người Ta là lợi ích cốt lõi (Ta đứng ở Trung Tâm) cho nên người Nhật giỏi (rô-Giư Đex Ne! = Giỏi Đấy Nhé!) không là lạ. < Ấu 幼 Học 學Quỳnh 瓊 Lâm 林> là câu tiếng Việt “Oắt Học Ngọc Lắm”. Oắt = Út = Ít = Ấu 幼, nghĩa là Nhỏ, còn ít hiểu biết, Út Trẻ viết bằng chữ Ấu Trĩ 幼 稚, Út Nhỏ = Oắt Con, Con = Smal, ( tiếng Nhật “ Wa Ka – i” nghĩa là Nhỏ, Wa Ka-i = Oắt Con). Quỳnh là một loại ngọc quí rất sáng, gọi là ngọc “Qúi 貴 Minh 明” = Quỳnh 瓊, Qúi Minh còn là tên một Thần của Vua Hùng. Ngọc từ đá mà nên vậy mà từ Ngọc chẳng liên quan nôi khái niệm với đá hay thạch, do đó là từ đặt: “Người có Óc” = Ngọc, độ quí của nó ví như đá kim cương hay đá ru bi, cho nên mấy đồ kia mới được thay tên là Ngọc, chữ Ngọc biếu ý cũng nói lên điều đó: Chấm 丶Vua 王 là Ngọc 玉, người có óc cũng là có suy nghĩ độc lập tức tự “Hành Óc” = Học thì mới biết chọn vua cho mình. Ngọc là từ ví của Người, câu hát quan họ “Ai đem là đem Người – Ngọc đến đây”, tục ngữ “Ngọc càng mài càng sáng, Vàng càng luyện càng trong” là coi con người quí như ngọc vàng. Lắm = Năm là cốt lõi của Âm Dương Ngũ Hành. Giải thích nhiều quá rồi cũng kết thúc bằng 5 chữ Vân Vân Và Vân Vân. Ví dụ tôi viết hai câu sau, bạn thích câu nào tùy bạn, nhưng giải thích thì tôi cũng lại phải kết bằng 5 chữ. Câu (1): Mọi người hãy sống và làm việc theo tư tưởng của một người. Câu (2). Mỗi người hãy tự suy nghĩ để có sáng tạo và hành động cho lợi nhà ích nước. Giải thích: con người Ta muôn thủa là cái Tư, cho nên làm là để lợi nhà đồng thời ích nước, nên phải biết gắn cái lợi nhà ấy với cái ích nước (sản xuất kinh doanh thì phải không hủy hoại môi trường, thăng tiến thì phải không chà đạp người khác, vân vân và vân vân).
    1 like