• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/05/2016 in all areas

  1. Bắc Kinh hãy hết sức yên chí lớn rằng: Sau phán quyết của tòa án quốc tế, sẽ là nhiều trò ngoạn mục và Bắc Kinh sẽ nhận thấy sai lầm to lớn của họ. Và lúc đó, hoặc phải rút kiếm quyết một trận sống mái; hoặc rút khỏi biển Đông và tự sụp đổ. Đằng nào cũng chết. Hiểu không?
    4 likes
  2. Cái này nói lâu rồi: Năm nay bể Đông sôi sùng sục. Điếu mựa! Một tiểu đoàn không phải lực lượng tấn công. Anh Mẽo đem cả hai hạm đội đến Tây Thái Bình Dương mà vẫn còn khiêm tốn kìa! Hai hạm đội đến biển Đông tất nhiên không phải để chống khủng bố và hải tặc. Mà cũng chẳng phải chỉ để để phòng Bắc Triều Tiên, hoặc bảo vệ tự do hàng hải ở bể Đông. Tất nhiên cũng không phải vì xăng dầu xuống giá, nên kéo nhau đi du lịch cho vui.
    3 likes
  3. Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông? Thứ năm, 05/05/2016 - 13:00 Mỹ có cơ hội vào Biển Đông triển khai lực lượng quân sự là một thất bại địa chính trị của Trung Quốc. >> Trung Quốc lại sắp tập trận chống tên lửa trên Biển Đông >> Mỹ điều lực lượng đến gần biển Đông Chẳng cần phải có tầm nhìn xa, chỉ nghe, thấy hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua trên Biển Đông thì bất cứ người nào cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm toàn bộ Biển Đông. Đó là điều chắc chắn không ai nghi ngờ. Biển Đông là “đường sinh mạng” của Trung Quốc? Có thể nói, Trung Quốc đã, đang tìm mọi cách để chiếm Biển Đông và rất muốn chiếm được Biển Đông bất kỳ lúc nào. Thế nhưng tình thế trên Biển Đông hiện tại đã chứng tỏ, Trung Quốc chưa có đủ khả năng dùng sức mạnh quân sự để chiếm Biển Đông. Chiếm Biển Đông theo nghĩa quân sự có nghĩa là tất cả các đảo trên Biển Đông, toàn bộ trên không, trên biển, trong lòng biển Biển Đông đều bị PLAN (Hải quân Trung Quốc) làm chủ tuyệt đối. Những đối tượng tác chiến của PLAN hoàn toàn bị trấn áp, khiến khả năng tác chiến đáp trả hoàn toàn bị tê liệt. Chiếm được Biển Đông có 2 ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc. Thứ nhất, lưu ý là, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông với Trung Quốc chỉ là chuyện nhỏ mà lớn hơn là khống chế tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương mới là mục đích chính của chiến lược khống chế tuyến hàng hải. Tuyến hàng hải trên Biển Đông là tuyến ngắn nhất chứ không phải duy nhất từ Ấn Độ dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương. Khi đó, chỉ cần làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này là nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là một kết quả rất hấp dẫn, quyến rũ “chết người” khiến cho những kẻ có chút sức mạnh, hay tưởng mình mạnh và đầy tham vọng quyền lực, muốn chiếm lấy bằng được. Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng sức mạnh răn đe triển khai đòn tấn công hạt nhân với Mỹ trong khi Trung Quốc chưa đủ khả năng sử dụng bộ 3 hạt nhân gồm, tên lửa, máy báy ném bom tầm xa và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) để tác chiến. Mặc dù Trung Quốc chưa có máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Nga, Mỹ nhưng tên lửa trên đất liền, trên SSBN tuần tra ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vẫn có thừa khả năng phủ trùm tên lửa vào nước Mỹ. Tuy nhiên, điều “bất khả kháng” của lực lượng SSBN là không thể hoạt động tại biển Hoa Đông vì biển nông và hệ thống săn ngầm của Mỹ-Nhật Bản quá hiện đại chờ sẵn, nên “nhất cử nhất động” của SSBN Trung Quốc đều bị phát hiện. Trong khi đó, lối ra và nơi triển khai tác chiến lý tưởng cho lực lượng SSBN từ căn cứ Tam Á chính là Biển Đông. Tàu ngầm là bí mật, khi yếu tố bí mật đã không còn thì tàu ngầm mất tác dụng, là đối tượng dễ tiêu diệt nhất. Nếu khi tàu ngầm triển khai tác chiến mà bị lộ thì coi như chuyến tuần tra SSBN bị thất bại, hay tàu ngầm đó bị loại ra khỏi vòng chiến nếu xảy ra đụng độ quân sự. Trung Quốc không thể chấp nhận “kiểu tuần tra” của loại máy bay P-8A Poseidon này của Mỹ trên Biển Đông Khi mà tên lửa phóng từ lục địa Trung Quốc đang bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bao vây, triển khai trước cửa nhà thì chiếm Biển Đông để triển khai SSBN, Trung Quốc mới gia tăng được sức răn đe đòn tấn công hạt nhân với Mỹ. Vì vậy, chiếm Biển Đông, biến 80% diện tích Biển Đông thành khu “đặc quyền quân sự”, có một ý nghĩa quân sự mang tính toàn cầu, đặc biệt quan trọng của Trung Quốc để vươn ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương thoát khỏi sự bao vây của Mỹ. Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông? Điều này có nghĩa là tại sao Trung Quốc chưa "khai đao” trên Biển Đông như các giới chính khách, tướng tá diều hâu Trung Quốc thường hô hào trên diễn đàn? Rõ ràng, chúng ta không đánh giá thấp ý chí chính trị của Trung Quốc trong mưu đồ chiếm Biển Đông, nhưng khả năng, những tác động khách quan để thực hiện ý chí lại là vấn đề khác. Có 3 nguyên nhân mà Trung Quốc chưa thể dùng vũ lực để chiếm Biển Đông.. Một là sự xuất hiện của Mỹ Biển Đông chẳng là gì với Mỹ, vì trong mấy chục năm qua, Mỹ chẳng để ý gì đến, nhưng Biển Đông lại trở nên có ý nghĩa quan trọng với Mỹ khi Trung Quốc muốn chiếm nó. Tính logic của vấn đề này là vì ý đồ của một Trung Quốc đang trỗi dậy, hung hăng, thách thức địa vị thống trị của Mỹ khi chiếm Biển Đông lại xung đột với ý đồ của Mỹ như đã nói ở trên. Từ năm 2012, Mỹ công bố chiến lược “xoay trục sang Châu Á-Thái Bình dương” nghĩa là Mỹ đã thừa biết ý đồ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng Mỹ triển khai quá chậm, rằng Mỹ chỉ nói mà không làm, rằng Mỹ mắc vào Ukraine và Trung Đông…Nhưng thực chất vấn đề là Mỹ muốn triển khai thực hiện hay nôm na là thay đổi “tư thế quân sự” cần phải có điều kiện và thời điểm Điều kiện đầu tiên là môi trường địa chính trị thuận lợi. Có thể nói từ sau năm 1975, Mỹ đã rời bỏ khu vực Đông Nam Á và với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế, Trung Quốc gần như chiếm lợi thế tuyệt đối với Mỹ trong cục diện địa chính trị tại khu vực này. Mỹ muốn cạnh tranh địa chính trị, đánh sập vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ĐNA không phải ngày một ngày hai. Không phải Mỹ muốn lập căn cứ quân sự, triển khai tàu chiến, máy bay là các nước chấp nhận lập tức…mà phải có tác động nào, ai, đe dọa đến an ninh, chủ quyền… mới khiến họ cần sự trợ giúp từ Mỹ. Đơn giản là vì lúc đó Trung Quốc chưa lộ mặt, Trung Quốc đang “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc chưa hung hăng, trắng trợn, bất chấp tất cả đe dọa sử dụng vũ lực…thì Mỹ khó cạnh tranh được vai trò của Trung Quốc trên khu vực này. Làm sao để Trung Quốc lộ mặt là mưu, kế, là kinh nghiệm nghệ thuật chiến tranh địa chính trị của Mỹ. Mỹ đã thắng trong tiến trình này, bởi lẽ, tham vọng của Trung Quốc quá lớn như một cơn đói cồn cào nên khi Mỹ tung mồi ngon thì gì mà Trung Quốc chả bập vào. Rốt cuộc chính Mỹ là cường quốc đầu tiên ngoài Biển Đông ngăn cản hành động của Trung Quốc cùng với “nạn nhân” trực tiếp là các quốc gia ven Biển Đông trong đó có Việt Nam. Mỹ tiến vào Biển Đông trên danh nghĩa “tự do hàng hải” nhưng thực chất là ngăn chặn, phát hiện, theo dõi hoạt động của lực lượng hải quân chiến lược của Trung Quốc ngay trước cửa căn cứ tàu ngầm Tam Á lớn nhất của PLAN. Hành động này của Mỹ giống như trong bóng đá, Mỹ tranh chấp quyết liệt để khống chế bóng ngay trong vòng 16m50 của Trung Quốc. Biển Đông chính là khu vực 16m50 của Trung Quốc. Đây là nguyên nhân chính, giải thích tại sao Trung Quốc không muốn cái kiểu tuần tra trên Biển Đông của không quân, hải quân Mỹ và thực sự là một sai lầm lớn của Trung Quốc khi đã để Mỹ có cớ đưa lực lượng vào Biển Đông, khôi phục lại các căn cứ quân sự tại Philipines… Mục tiêu quân sự toàn cầu của Mỹ đối phó với Trung Quốc lại phù hợp với lợi ích chủ quyền Biển Đông của các quốc gia như Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, cho nên họ ủng hộ Mỹ xuất hiện tại Biển Đông là rất tự nhiên và hợp lẽ. (Hai nguyên nhân còn lại mang tính quyết định là Xung đột quân sự khu vực với Việt Nam và “Vạn lý trường thành bằng cát” trên Biển Đông được trình bày phần sau). Theo Lê Ngọc Thống Đất Việt =================== Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì mọi việc không hề đơn giản. Trước mắt Việt Nam phải hùng mạnh đã, rồi bàn sau.
    2 likes
  4. Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp?Thứ Bảy, ngày 07/05/2016 03:00 AM (GMT+7) Sự kiện: Tin tức Biển Đông Trước thềm buổi điều trần ở tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc, nhiều báo quốc tế đưa tin Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga. Phóng viên BBC mạo hiểm đến gần đảo nhân tạo ở Biển Đông Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông đối đầu TQ Mỹ tìm cách đối phó tàu phi quân sự TQ trên Biển Đông Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc sẽ diễn ra trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, chống lại Phillippines trong phiên tòa quốc tế sắp tới của Liên Hợp Quốc ở The Hague, Hà Lan về tranh chấp Biển Đông, báo Spunik của Nga đưa tin. Gần ba năm trước, Philippines, được Mỹ hậu thuẫn, đã đệ đơn kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế The Hague. Tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague khẳng định họ sẽ tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6.2016. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bộ trưởng Ngoại giao Nga và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt tay trong cuộc họp ngoại giao 3 nước (RIC) "Trung Quốc đang vận động Nga hỗ trợ để phản đối thủ tục tố tụng tòa án quốc tế của Philippines về tranh chấp Biển Đông", tờ South China Morning Post của Trung Quốc đưa tin ngày 20.4. Tháng 2.2016, Philippines tuyên bố không tranh cãi với Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, thay vào đó, họ sẽ chờ phán quyết từ PCA. Về phía Trung Quốc, nước này không chấp nhận hoặc tham gia vụ kiện của Philippines, giữ quan điểm tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan. Tàu chiến của Mỹ trong lần tập trận chung với Philippines trên Biển Đông tháng 4.2016 Trung Quốc có những lý do để tin rằng Nga sẽ hỗ trợ Trung Quốc phản đối vụ kiện quốc tế này. Trước đó, Nga lên tiếng phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng nhiều lần tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bởi các bên liên quan trực tiếp, các cường quốc bên ngoài nên tránh can thiệp. "Trung Quốc và Nga đã nhất trí phải hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Mới đây, trong cuộc hội đàm song phương tại Bắc Kinh, bộ trưởng ngoại giao Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đều cho rằng những nước không trực tiếp liên quan thì không được chọn phe phái trong tranh chấp Biển Đông ", nhà phân tích địa chính trị người Mỹ Tim Daiss viết trên tạp chí Forbes. Tuy nhiên, ông khẳng định thêm: một ngày nào đó, Nga sẽ hối tiếc vì đẩy Mỹ khỏi vấn đề Biển Đông. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ bị Nga và Trung Quốc lên án Ngoài ra, tờ ABC News của Mỹ hôm nay trích lời ông Yu Maochun, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ: “Sự ủng hộ của Nga đặc biệt quan trọng với Trung Quốc và tác động đến thế giới nói chung. Vì các nước phản đối Mỹ và phản đối phương Tây đang ngày càng xuất hiện nhiều.” Yu nói. "Sự phối hợp này là một mối nguy hiểm tiềm tàng với toàn thế giới khi chúng ta đang muốn ngăn chặn việc hình thành những liên minh quyền lực đối lập, trong đó Trung Quốc và Nga cùng nhau hành động chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu", Yu nói. Truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung - Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục . Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt) Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/tranh-chap-bien-dong-trung-quoc-muon-nga-chia-tay-giup-c415a788623.html ========================== Nga: cười có vẻ gượng, chắc "gia đình" đang ngặt, thiếu tiền chạy gạo nên mắt nhìn "xa xăm" quá...! tq: Đắm đuối, có tình ý gì với cô gái Ấn Độ chăng...? Ấn Độ: Chuẩn xã giao, hình như đã "vớ" được mối lớn hơn rồi, đíu quan tâm ánh mắt tq. Cười có vẻ mãn nguyện...!?
    1 like
  5. Mỹ điều lực lượng đến gần biển Đông Thứ tư, 04/05/2016 - 11:00 Hạm đội 3 đến Tây Thái Bình Dương nhằm phối hợp với Hạm đội 7. >> Chuẩn đô đốc Mỹ kể chuyện đối mặt Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông >> Mỹ vạch lằn ranh đỏ ở biển Đông Tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc hôm 2-5 (giờ địa phương), Đô đốc John M. Richardson - Tư lệnh Hải quân Mỹ nhận xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn Độ ngày càng đạt đến mức tuyệt vời trên phạm vi hàng hải. Báo Economic Times (Ấn Độ) ghi nhận đây là phát biểu chính thức từ phía Mỹ sau khi có thông tin hai đối tác chiến lược Mỹ-Ấn đang thảo luận hỗ trợ với nhau về hoạt động tàu ngầm. Đô đốc Richardson nhận xét tình hình khu vực đang chuyển động, Mỹ cảm nhận có nhiều đối tác mới trong khu vực và Mỹ sẽ cùng hợp tác với các đối tác trong các lĩnh vực đáp ứng lợi ích đôi bên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby không bình luận trực tiếp về hợp tác Mỹ-Ấn trong hoạt động tàu ngầm ở Ấn Độ Dương. Ông chỉ nhận xét Mỹ đánh giá cao quan hệ thương mại và quân sự với Ấn Độ, đồng thời Mỹ mong muốn nhìn thấy quan hệ ấy tiếp tục cải thiện, chín muồi và phát triển. Trang web của Lầu Năm Góc đưa tin tại cuộc họp báo, Đô đốc Richardson đã nêu lên tầm quan trọng của bảo vệ tự do hàng hải và các nguyên tắc quốc tế. Đô đốc Scott Swift trên tàu khu trục USS Momsen ở Hawaii ngày 26-4. Ảnh: AP Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong khu vực, kể cả với Trung Quốc để tiếp tục ủng hộ tự do lưu thông… Chúng tôi sẽ tiếp tục bay qua, hoạt động và đi tàu qua bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Trước đó, báo Stars and Stripes (Mỹ) đưa tin ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Spruance, USS Decatur và USS Momsen thuộc Hạm đội 3 từ bờ tây của Mỹ đã đến Hawaii và đầu tháng 5 sẽ được triển khai đến Tây Thái Bình Dương. Dự kiến thời gian triển khai kéo dài bảy tháng. Hạm đội Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3 và Hạm đội 7 với hơn 200 tàu, hơn 1.000 máy bay và 140.000 thủy thủ. Hạm đội 3 đóng ở San Diego, phụ trách bờ tây nước Mỹ và Alaska, trong khi Hạm đội 7 đóng ở Nhật phụ trách châu Đại Dương, Đông Nam Á, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Ngày 27-4, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tuyên bố ông dự kiến mở rộng tầm hoạt động của Hạm đội 3 đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giúp Hạm đội 7. Ông chỉ ra mối đe dọa đang ở CHDCND Triều Tiên và Mỹ cần nhóm ba tàu khu trục kể trên để bảo vệ Nhật và Mỹ. Theo báo Stars and Stripes, các tàu của Hạm đội 3 sẵn sàng đáp ứng các thảm họa như động đất, bão tố, sóng thần ở Thái Bình Dương chứ không đáp ứng trực tiếp vào căng thẳng ở biển Đông. Đô đốc Scott Swift giải thích: “Xét về năng lực và khả năng, chúng tôi không thể can thiệp hết các thách thức khu vực đang phải đối mặt ở biển Đông”. Hạm trưởng Charles Johnson chỉ huy nhóm ba tàu nổi cho biết các tàu sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên và thực hiện chiến dịch tự do hàng hải. Ông khẳng định nếu được điều động sang biển Đông thì lực lượng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Theo Minh Thùy - Ph. Quỳnh Pháp luật TPHCM =========================== Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn. Láo! Trung quốc không phải Iraq. Cho nên "canh bạc cuối cùng" nếu kết thúc bằng chiến tranh thì nước Mỹ cần một sự chuẩn bị kỹ càng. Bắc Kinh bây giờ đã phải đặt khả năng chiến tranh lên bàn họp. Hai hạm đội của Hoa Kỳ đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng với mực một nắng. Nghĩ thì thấy cũng tội nghiệp!
    1 like
  6. Hạ Quốc Huy thân mến. Nhân trả lời Quốc Huy, tôi muốn nhắc lại một điều mà tôi đã bày tỏ nhiều lần trên diễn đàn và chắc cũng nhiều người còn nhớ. Đó là, tôi thường nói: "Ngay cả toàn bộ sự huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, đối với tôi cũng chỉ là phương tiện, phụng sự cho mục đích chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Qua đó thì Hạ Quốc Huy chắc cũng hiểu và nên hiểu rằng: Khi mà cả một hệ thống tri thức vũ trụ vô cùng huyền vĩ, được tích lũy hàng chục ngàn năm của cả một nền văn minh cổ xưa, vượt trội hơn hẳn toàn bộ lịch sử của nền văn minh hiện đại đầy kiêu hãnh này - mà chỉ là một thứ phương tiện để tôi sử dụng chứng minh cho chân lý Việt sử, trải gần 5000 năm văn hiến - thì những giá trị khác như cả cái TTNC Lý học Đông phương, diễn đàn....và tất cả cụm từ ngôi thứ ba "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận cội nguồn Việt sử, không phải là thứ mà tôi quan tâm. Đối với tôi, toàn bộ những giá trị của nền văn minh hiện nay, kể cả những thứ quen gọi là "vật chất" lẫn "tinh thần", chỉ là những hiện tượng xuất hiện trong một quá trình tiến hóa của vũ trụ. Tất nhiên, những danh vị hão huyền của trần gian như viện sĩ, giáo sư, sự nổi tiếng....chỉ là những thứ phần thưởng cho những học sinh giỏi được tuyên dương ở trong trường phổ thông trung học. Sắp hết tháng Ba Việt lịch, nếu như sức khỏe của tôi được hồi phục thì mọi chuyện sẽ được tính tiếp.
    1 like
  7. Thông tin mới nhất: Tòa Bạch Ốc xác định đã nhận sách. Vạn sự tùy duyên.
    1 like
  8. Bài trên Fb của Thiên Sứ TẶNG SÁCH NGÀI TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA Trong dịp đi Hoa Kỳ vừa rồi, tôi đã có nhã ý tặng cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đến Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã viết thiếu danh tính đầy đủ của ngài là Barack Obama. Bởi vậy, tôi đã không gửi. Nhưng tôi đã gửi lại cuốn sách này qua người bạn của tôi ở Hoa Kỳ về nước. Tất nhiên lần này tôi viết chính tả chính xác từng chữ, kèm theo danh thiếp (Card vidit) và một lá thư với nội dung dưới đây: "Kính gửi ngài Barack Obama - Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Kính thưa ngài Tổng thống. Tôi là Nguyễn Vũ Diệu sinh ngày 26. 9. 1949. Bút danh Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là tác giả cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", hân hạnh kính tặng ngài cùng với lá thư này. Cuốn sách này đã được hai nhà khoa học, một của Việt Nam, là giáo sư viện sĩ Đào Vọng Đức, một của quý quốc là tiến sĩ khoa học Nguyễn Đồng, hiện đang ở California viết lời giới thiệu. Trong cuốn sách này, nội dung của nó chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về Việt tộc, chứ hoàn toàn không thuộc về văn minh Hán, như bao thiên niên kỷ nay cả thế giới đã nhầm tưởng. Cũng trong cuốn sách này, tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay đang mơ ước. Kính thưa ngài Tổng Thống. Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới là bà Vanga người Hunggary, đã tiên đoán: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Tôi có thể xác định với ngài rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri của bà Vanga. Nền văn minh Đông phương huyền vĩ là cả một kho tàng tri thức vô cùng đồ sộ, mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, sẽ mang lại những lợi ích cho sự phát triển trong tương lai của xã hội loài người về nhiều phương diện. Những bí ẩn của nền văn minh này sẽ chỉ được khám phá nhân danh chủ nhân đích thực của nó là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ gần 5000 năm trước. Do đó, tôi rất hân hạnh, nếu được ngài - với tư cách là Tổng Thống một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, đang gây ảnh hưởng và góp phần quyết định tương lai của cả một nền văn minh hiện đại - quan tâm đến những luận điểm của tôi trong cuốn sách này. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến với ngài vì đã quan tâm đọc thư này và tác phẩm của tôi. Xin kính chúc cho sự phồn vinh và hùng mạnh của Hoa Kỳ và cá nhân ngài Tổng thống cùng gia đình mọi sự tốt đẹp. Thủ Đức 26/ 2/ 2016 Kính thư Đã ký Nguyễn Vũ Tuấn Anh" Để đề phòng những trục trặc có thể xảy ra, khiến cuốn sách không thể gửi ngài Tổng thống Hoa Kỳ, tôi gửi kèm lá thư được công khai trên Fb này đường link tới nội dung cuốn sách. Với hy vọng sẽ đến màn hình máy tính của ngài Tống Thống Hoa Kỳ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33295-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong/ PS: Tôi nhắc lại là tôi không dây dưa gì đến chính trị. Nhưng nếu ai đó cho rằng tôi thiên hữu và muốn chụp mũ cho tôi thì tôi có thể tặng vị Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một cuốn, và một cuốn nữa cho Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở Việt Nam, để cho nó cân bằng. Bạn tôi - bà Hà hứa sẽ chuyển cuốn sách và thư của tôi đến đúng địa chỉ Tòa Bạch Ốc và kèm theo nội dung thư bằng tiếng Anh. Đó là lý do mà tôi viết lại nội dung thư rất ngắn gọn để dễ dịch (Ảnh trong album Thiên Sứ ở Hoa Kỳ). Đương nhiên, khi tôi đã tặng sách đến Tổng Thống Hoa Kỳ về vấn đề Lý thuyết thống nhất vũ trụ thì tôi phải đủ khả năng thuyết trình trước các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Hoa Kỳ.
    1 like