• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/04/2016 in all areas

  1. Ông Lương Ngọc Huỳnh là Giáo sư Viện sĩ, được UNESCO Việt Nam vinh danh trí thức Việt, lại chụp ảnh chung với cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang. Ông ấy wen nhớn như vậy nên ông ấy ăn to nói lớn. Còn lão Gàn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, zdăng ghóa mới có lớp 4/ 10, làm quen Phó Chủ Tịch Hội Nông Dân phường còn không xong, nên ăn ít, nói nhỏ. Cá chết là tại nó không biết bơi. Vậy thôi. Không có gì phải bàn cãi. Có điều lâu lâu lão chém gió ngoài lề, chẳng hạn như: Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ Trung không đạt được kết quả, chỉ làm chết mấy con tôm hùm maine; hoặc Đại Lễ 1000 năm Hanoi không mưa; hay không có động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ; hay như bão tuyết đánh vào thủ đô Washinhton vào ngày 4/ 7 đi chỗ khác chơi, làm nó bay sang tận biên giới Canada...vv....Cái này lão gọi là chém gió ngoài lề.Hì. Chuyện trong lề lão không wan tâm vì không đủ chình. PS: Chém gió trong lề, mệt lắm. Thí dụ: lão cam kết công khai Đại Lễ 1000 năm không mưa. Mình lão nghe thiên hạ chửi. Nhưng khi chẳng may đúng thì bao nhiêu người bảo chính họ mới làm nên chuyện, còn cái lão Gàn chỉ...chém gió. Bởi vậy, lão chém gió tận bên Mỹ cho nó lành. Mấy ông pháp sư da đỏ không cạnh tranh với lão.
    1 like
  2. Mạng con đầu sinh xuất cho mẹ, lại bị cha khắc mạng nên hay đau ốm, còn việc chưa nói được nên xem xét thêm nhiều yếu tố khác, Phong thủy nhà ở chẳng hạn. 2 đứa con đều hợp cha về Thiên Can nên gia đình tương đối bình ổn, có thể dừng lại ở 2 con. Còn nếu muốn sinh thêm thì tốt nhất là năm Canh Tý 2020. Thân mến.
    1 like
  3. GS Lê Văn Lan: Khủng khiếp quá, may mà chưa chết ngạt Thứ ba, 19/04/2016 - 15:13 Nhà sử học, GS Lê Văn Lan tâm tư với Góc nhìn thẳng rằng, 10/3 không phải là ngày gốc giỗ Tổ Hùng Vương, không đáng để xảy ra cảnh xô đẩy nhau, khổ ải đến thế. >> Hơn triệu người về Đền Hùng hành lễ Giỗ Tổ >> Hàng ngàn người bất chấp nguy hiểm, băng rừng lên lễ Đền Hùng Biển người chen lấn, xô đẩy đến ngạt thở, khiến nhiều trẻ em và người già ngất xỉu ở lễ hội đền Hùng vừa qua đã tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm về văn hóa lễ hội của người Việt. Chuyện mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet đã có cuộc trao đổi với GS Lê Văn Lan nhìn nhận về câu chuyện này. Mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây: Lễ hội Đền Hùng: Khủng khiếp quá, may mà chưa chết ngạt! Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Giáo sư, ngày càng nhiều người dân Việt Nam hành hương về đền Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đáng quý nhưng nhìn vào cảnh tượng hàng triệu người xô đẩy chen lấn nhau,người già, trẻ nhỏ ngất xỉu, lực lượng công an phải vào giải cứu, Giáo sư có suy ngẫm thế nào về những vấn đề xảy ra như vậy tại lễ hội đền Hùng? GS Lê Văn Lan:Tôi cho rằng, sở dĩ lễ hội đền Hùng năm nay đặc biệt hơn năm khác là đông quá thể, quá mức. Mấy chục năm trước, khi tôi còn là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học về khu di tích này, cũng đã có tình trạng này rồi. Nhưng khi đó, quy mô, sự đông đúc theo công bố lúc đó chỉ từ ba chục vạn đến năm chục vạn người thôi. Bây giờ, quy mô lên tới con số hàng triệu thì khủng khiếp quá. Sự khủng khiếp này, trước tiên là do ý thức hội của những người đi hội bây giờ. Tôi nhớ đến bản sắc chỉ của vua Quang Trung ngày 16/2 năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung đã gửi sắc chỉ này về cho chính làng Hy Cương (Xã Hy Cương, Tp Việt Trì, Phú Thọ- PV) ở dưới chân núi và dặn dò, hãy tổ chức lễ hội sao cho cẩn trọng. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội phải nhằm đến mục đích "Giữ cho mạch nước vững bền, sông núi dài lâu". Đấy là ý nghĩa của việc làm lễ hội, đi lễ hội, hưởng thụ lễ hội ở đền Hùng. Công an phải giải cứu trẻ nhỏ thoát khỏi biển người đi lễ đền Hùng (ảnh: theo Trần Thường/VietNamNet) Tiếc rằng, chúng ta chưa làm cho mọi người đi lễ hội bây giờ thấm nhuần được ý thức hội khi đi đền Hùng là như thế. Cho nên, xen nhau, xô nhau, đẩy nhau, thậm chí có thể may quá mà chưa chết ngạt! Đường "choa", "choa" cứ đi và làm nên ý thức hội rất đáng quan ngại. Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng, những khu di tích văn hóa lịch sử như đền Hùng dù có mở rộng đến đâu cũng không thể đáp ứng một lúc tới 5-7 triệu lượt người đến lễ một lúc. Số người đi lễ có thể còn tăng lên hàng triệu nữa vào những mùa lễ sau. Giáo sư có cho rằng, cứ phải đến tận nơi mới thể hiện được lòng biết ơn, sự thành kính với tổ tiên và được phù hộ độ trì, còn chiêm bái từ xa thì không thể hiện được, không linh? GS Lê Văn Lan: Chắc chắn, chúng ta sẽ phải có những biện pháp như giãn lễ hội ra. Không cứ phải đến đền Hùng mới trải lòng được với tổ tiên. Bây giờ, đã có kế hoạch do BộVăn hoá, thể thao và du lịch thực hiện là giãn cả những việc thờ cùng, đi lễ đền Hùng ra nhiều địa phương trên cả nước. Từ chỗ chỉ có một đền Hùng, bây giờ, chúng ta có hàng trăm nơi để đến ngày 10/3, mọi người giãn ra, có thể đến đó hành hương, gửi tấm lòng của mình cho tổ tiên, cho vận nước, cho quốc gia, cho dân tộc. Một điều mà khoa học đã lĩnh hội được mà chúng ta chưa làm cho mọi người biết, đó là hoàn toàn có thể giãn lễ hội đền Hùng không phải chỉ trên không gian mà cả về thời gian. Sự thực lịch sử như tấm bia ở trên đền Thượng ghi "Hùng Vương từ khảo", nói rất rõ, xưa kia, lễ hội đền Hùng mở vào mùa thu. Mùa thu mới là thời điểm, thời gian mở lễ hội gốc của văn hoá Việt. "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", ai cũng nói là câu này có từ ngàn xưa. Nhưng không phải vậy, chắc chắn là nó chưa có đầy 100 năm. Và ngày mùng 10 bây giờ rất linh thiêng, cả nước được nghỉ, là ngày Quốc lễ. Nhưng thực ra, nó chỉ bắt đầu có từ năm 1917 thôi. Cho nên, nếu chúng ta làm rõ được cho đồng bào chúng ta biết, ngày 10 là một thứ thời gian tình cờ táp vào đó thôi, không đáng để mà xô nhau, chịu tại nạn, khổ ải đến mức quá đông đúng như thế này. Nhà báo Phạm Huyền: Sự chia sẻ của Giáo sư rất đúng, nhưng những người dân làm sao nghe và hiểu được, bởi một bài báo không đủ, 100 bài báo cũng không đủ. Câu chuyện này có lẽ không phải chỉ nằm ở vai trò của mỗi tỉnh Phú Thọ mà còn là vai trò của các bộ. Giáo sư nghĩ sao về trách nhiệm của cá cBộ, ví dụ như Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch trong việc tổ chức một lễ hội như lễ hội đền Hùng cho văn minh, an toàn, thuận tiện cho những người hành hương? GS Lê Văn Lan: Không thể cứ để nguyên cho làng Hy Cương, thôn Cổ Tích ở đó lo liệu lễ hội nữa. Nhưng bây giờ, việc lo liệu lễ hội đó, các bộ, ban, ngành cũng đã có làm rồi, rất có ý thức, đã tận tuỵ nhưng lực bất tòng tâm. Vấn đề cơ bản là vấn đề tuyên truyền, huấn luyện. Tất cả tập trung lại, giới thiệu thành một phong trào, làm cho mọi người quán triệt càng sâu sắc, càng đúng đắn, càng tốt về ý thực hội. Một khi ý thức hội ở đây được thấm nhuần, được xác định cho rõ ràng thì người ta, từ quần áo, thái độ, cử chỉ đến việc tổ chức đám đông sẽ thành kính, thiêng liêng và trật tự. Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn sự chia sẻ bổ ích và những kiến nghị đầy tâm huyết của Giáo sư. Xin cảm ơn sự theo dõi của quý vị và hẹn gặp lại! Theo VietNamNet ======================== Quang cảnh dân chúng đi dự lễ Hội Đền Hùng năm nay lên Fb và nay là cả báo mạng chính thống. Nói chung là chê bai, cạnh khóe. Đại để nội dung như bài báo mà lão trích dẫn ở trên. Nhưng với cái nhìn của lão, lão thực sự khen ngợi lực lượng bảo vệ lễ hội đã không để xảy ra những cái chết oan khuất khi lễ Hội tiến hành. Tất nhiên, lão có lý do của lão. Chúng ta hãy nhìn ra thế giới với những lễ hội tương tự: Như lễ hội Té nước ở Thái Lan ngay gần đây, Lễ hội hành hương về thánh địa Merca ở Arap, lễ hội hành hương tắm nước sông Hằng của Ấn Độ.....Trong những lễ hội này, thường xuyên họ đè nhau bẹp ruột và sấp xỉ - ít thì vài trăm, nhiều cả nghìn người thương vong. Nay tại lễ hội đền Hùng năm nay, hàng triệu người về viếng tổ tiên, nhưng không hề xảy ra trường hợp đáng tiếc nào. Những người bảo vệ lễ hội - gồm công an,dân phòng và bảo vệ tại chỗ...đã giải quyết rất thông minh và quyết đoán , khi họ bế những cháu nhỏ tập trung vào một chỗ để phụ huynh tìm đến sau khi điều kiện thuận lợi. Sau ngày lễ Hội, không có đưa trẻ nào bị lạc, không có cái chết thương tâm nào xảy ra. Bởi vậy cần khen ngợi lực lượng bảo vệ đã làm rất tốt và xử lý thông minh các sự cố diễn biến trong lễ hội. Điều mà lão quan tâm trong lễ Hội giỗ Tổ này, chính là vẫn có những biểu tượng mô tả thời Hùng Vương, dân ta "Ở trần đóng khố" và quan trọng hơn cả là những lập luận xuyên tạc lịch sử của chính ngay giáo sư Lê Văn Lan. Chúng ta hãy xem ông ta phát biểu: Đây là sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn, nhằm giảm giá trị và xuyên tạc văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Ông Lê Văn Lan chính là người cầm kiến nghị thay mặt "hầu hết những nhà khoa học trong nước" kiến nghị sửa đổi lời nói đầu của hiến pháp - Từ hơn 4000 năm lịch sử " xuống còn "mấy ngàn năm lịch sử". Lão thách đố "hầu hết những nhà khoa học trong nước" chứng minh công khai được rằng: Giỗ tổ Hùng Vương không phải mùng 10/ 3. Các người - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã làm được cái điều gì kể từ khi phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử từ 1992 đến nay? Hay kết quả của nó là môn Sử Việt thật là thảm hại trong nhà trường và từ đó ảnh hưởng đến cả nền giáo dục Việt.
    1 like
  4. GIẤY DÓ - ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ Fb Thú Chơi Sách Giấy dó làm từ vỏ cây dó. Người ta tạo ra giấy từ bột xơ của vỏ dó, thông qua công nghệ thủ công truyền thống khá phức tạp. Chính nguyên liệu và công nghệ sản xuất này đã tạo nên đặc tính của giấy dó. 1) Khác với công nghệ làm giấy hiện đại chỉ lấy thân cây (bạch đàn, thông, keo...) làm nguyên liệu sản xuất giấy, còn vỏ dó thì loại bỏ, công nghệ truyền thống giấy dó chỉ lấy vỏ cây dó làm nguyên liệu, còn thân cây (ruột) thì không dùng được. Vỏ dó được ngâm, đãi, nấu và giã để lấy bột xơ xeo giấy. Xơ đó là một loại senlulo (xen-lu-lô) sau khi giã, nó tạo thành mạng sợi như hình mạng nhện Sợi xơ đó rất mềm, dai và không đặc - các ''mao quản'' sợi gió kết cấu ở dạng ống. Để tạo ra một loại giấy có đặc tính dai và xốp, thợ thủ công Việt Nam đã không nghiền bột dó mà duy trì phương pháp giã dó rất độc đáo. Nghiên cứu về giấy dó, các nhà khoa học và kỹ thuật công nghiệp giấy đã thấy rõ sự khác biệt giữa nguyên liệu dó và nguyên 1iệu gỗ. Nguyên liệu dó đuốc sử dụng ở dạng sunfit senlulo không tác dụng kiềm. Còn nguyên liệu giấy hiện đại, người ta chọn một số loại cây lá hình kim thân gỗ có xơ mềm, nhẹ làm bột giấy, thông qua việc xử lý ở dạng sunfat senlulo, tác dụng kiềm. Vì không nắm được đặc trưng cơ bản và quan trọng của giấy dó, một số nhà sản xuất giấy ở phía Nam sau ngày giải phóng (sau năm 1975) đã thất bại khi sản xuất giấy dó, do đem nghiền bột vỏ dó. 2) Giấy dó xốp nhẹ, bền dai, dễ cắn màu, mực, không nhòe khi viết, vẽ, in. Hơn nữa, giấy dó ít bị mối mọt, ít bị giòn gãy, ẩm nát như nhiều loại giấy hiện đại. Do đó, giấy đó đã được sử dụng từ lâu đời và rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội ở tước ta: - Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại dân gian gọi là “giấy Tây” để phân biệt với “giấy ta” là giấy bản, giấy dó), giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện Nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán - Nôm đều in trên các loại giấy dó. Mãi đến sau năm 1980, một số sách của Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới) được ấn hành bằng giấy dó, trong số đó có cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giới thiệu không chỉ các di sản tư tưởng, văn hóa mà cả sản phẩm giấy dó truyền thống Việt Nam ra nước ngoài. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó, mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hóa thành văn vô giá, đồ sộ phong phú của dân tộc. - Giấy dó là nguyên vật liệu chủ yếu để làm tranh dân gian. Các dòng tranh, cũng là những trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn ở Việt Nam - Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng với vô số tác phẩm nổi tiếng, hầu hết đều in trên giấy dó. Giấy dó, giấy điệp (giấy dó được quét hồ điệp) là nguyên vật liệu thích hợp nhất để in, vẽ tranh dân gian Việt Nam. - Không chỉ dùng in, vẽ tranh dân gian, giấy dó tỏ ra thích ứng hơn cả so với các loại giấy khác trong sản xuất quạt giấy các loại. Tại các làng quạt giấy thủ công nổi tiếng ở Hà Tây (làng Canh Hoạch hay còn gọi là làng Vác), Hải Hưng (làng Đào Xá) và nhiều nơi khác, giấy phất quạt bao giờ cũng phải dùng giấy dó, giấy bản. - Ở các làng nghề đúc đồng thủ công, làng nghề nặn tượng Phật, các nghệ nhân thường sử dụng rất nhiều giấy dó. Người ta trộn giấy dó ngâm nó với đất sét, đất bùn ao luyện kỹ, với trấu và vôi sống để làm cốt tượng, rồi sơn son thếp vàng bên ngoài, hay để làm khuôn đúc tượng đồng, chuông đồng v.v.. Để đúc pho trong Phật Di Đà (A-di-đà) ở chùa Ngũ Xã (tức chùa Thần Quang), nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã đã dùng tới 70 tấn nguyên liệu gồm giấy bản và đất, trấu đế tạo khuôn, gồm khuôn trong và khuôn ngoài, tiến hành công việc suốt 3 năm đúc trong 3 giờ liền, sản phẩm tượng đồng nguyên khối nặng tới 11 tấn 300 kg. Khuôn ấy phải chịu lực rất lớn. Vai trò của giấy dó tạo khuôn đúc quả là to lớn. - Độ bền dai của giấy dó đạt tới mục phi thường trong công nghệ sản xuất vàng quỳ. Vàng quỳ được sản xuất ở làng Kiêu Ky, Gia Lâm (Hà Nội). Người ta dát vàng thoi thành vàng lá dày 1-2mm. Lá vàng được cắt thành từng miếng nhỏ, khoảng 1cm2. Dùng giấy bản (giấy dó) bọc lót vàng, mỗi lớp vàng một lớp giấy. Rồi dùng búa sắt nhỏ đập đều đều, liên tục lên tập giấy vàng trên chiếc đe phẳng, cho đến khi các miếng vàng lá bị dát mỏng tới mức biến thành lớp vàng quỳ (lớp bột vàng mịn, cục mỏng), một nguyện liệu quý giá cho việc thếp vàng trên các sản phẩm son son (tượng Phật, câu đối, hoàng phi, ngai thờ, kiệu v.v… ) Những người thợ sơn thếp các sản phẩm quý giá bao giờ cũng sử dụng nguyên vật liệu vàng quỳ hay bạc quỳ này. Sơn ta hãy còn ướt, chưa ủ khô, người ta thổi bụi vàng, bạc quỳ vào để thếp màu tươi sáng, rực rỡ. Điều đáng nói ở đây là giấy dó bọc lót quỳ không hề bị rách nát. - Năm 1969, giấy dó được nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực âm học tại Việt Nam. Người ta đã dùng một tỷ lệ nhất định giấy dó làm nguyên liệu cho hợp chất sản xuất màng loa chất lượng cao. Kết quả quan trọng này sau khi đem thử nghiệm tại Tiệp Khắc, Hung-ga-ri... đã được các chuyên gia đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Giấy dó Việt Nam đã xuất khẩu sang Pháp và một số nước khác. Tại Pháp, các họa sĩ Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (hay giấy gió hàng) hoặc vẽ tranh bằng mực nho (mực Tàu) theo lối tranh Phương Đông cổ điển. Những sản phẩm nghệ thuật ấy bán rất chạy ở Châu Âu. Gần đây các bảo tàng ở Châu Âu đã nhận ra khả năng chống ẩm rất cao của giấy dó. Những bức tranh quý giá nếu được lót một tấm giấy đó bồi dày ở trong khung phía sau tranh thì tác phẩm không bị ẩm mốc, tuổi thọ tranh được kéo dài và không ố vàng. Người pháp đã đầu tư khôi phục một làng giấy ở Hà Bắc, bắt đầu từ vài ba gia đình có nghề giấy cổ truyền, thông qua một đơn vị tại Việt Nam có tên Châu Á mở (Open Asia). - Không chỉ có thế, người Việt Nam đã từ lâu biết sử dụng giấy dó làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại hàng thủ công truyền thống khác: làm ngòi pháo, bồi dán đồ chơi Trung thu cho trẻ em làm đồ vàng mã, v.v… Làm ngòi pháo các loại bởi giấy dó cháy đượm. Làm đồ chơi vì giấy dó bền dai, xốp nhẹ, trắng sáng dưới ánh đèn, nến, tạo sáng mờ ảo lung linh. Làm vàng mã bằng giấy dó có ưu điểm là dễ nhuốm màu, cắn hồ, xốp nhẹ đẹp, khi đất (hóa) thì cháy nhanh và cháy kiệt. Đặc tính này quan trọng và cần thiết, rất thích ứng với quan niệm dân gian cho rằng: vàng, mã khi đốt mà không cháy hết thì những thứ này - tiền bạc, quần áo, voi ngựa, khay tráp, người hầu (hình nhân) sang thế giới ''bên kia'' sẽ đều bị thủng, rách, không hoàn chỉnh, kém giá trị. Cũng như một số sản phẩm thủ công thiết yếu khác, giấy dó có nhiều lợi ích, gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam suốt hàng ngàn năm nay. Nguyên liệu chính yếu để sản xuất giấy dó là cây dó.
    1 like