-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/04/2016 in Bài viết
-
Ý NGHĨA CỦA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG & NỀN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Bài trên Fb của Thien Su Lac Viet Thưa các bạn. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 là một trong những ngày lễ lớn trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương ăn sâu vào dòng máu Việt và như thôi thúc con người Việt hướng về ngày giỗ Tổ. Những ghi chép lịch sử đã xác định rằng: Ngay sau khi giành được chính quyền ngày 19/ 8 1945, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là Ngài Hồ Chí Minh, đã cử Phó Chủ Tịch nước là Ngài Huỳnh Thúc Kháng đem một tấm bản đồ nước Việt và một bộ ấn kiếm dâng lên Chư Tổ Hùng Vương ở đền thờ vua Hùng Phú Thọ, khẳng định quyết tâm gìn giữ giang sơn do tổ tiên để lại. Sau ngày Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà nội, tôi và một số người bạn đã lên Đền Hùng Phú Thọ lễ tạ. Do khí lực suy kiệt vì dồn hết thần lực trong những ngày canh mưa của thời gian Đại Lễ, sức khỏe không tốt, nên tôi chỉ lên đến Đền Hạ và nghỉ ở đó. Trời sẩm tối và mưa nhỏ. Các bạn tôi cầm ô để leo lên đền Thượng. Tôi đã nói: "Các bạn không cần phải cầm ô theo. Tôi bảo đảm tạnh mưa ngay bây giờ!". Các bạn tôi vẫn đem ô theo, để làm.... gậy chống. Vì mưa tạnh ngay sau đó, như lời tiên đoán của tôi. Khi lên đến Đền Thượng, các bạn tôi đã được vị thủ từ cho xem thanh kiếm, cái ấn và bản đồ Việt của cụ Huỳnh Thúc Kháng dâng lên chư tổ Hùng Vương. Sở dĩ tôi phải viết thêm những dòng này, trước khi mô tả về ý nghĩa của ngày Giổ Tổ Hùng Vương trong nền văn minh Đông phương, vì có vài ý kiến cho rằng: "Việc Ngài Hồ Chí Minh cử Ngài Huỳnh Thúc Kháng dâng ấn, kiếm và bản đồ Việt lên anh linh tổ tiên là không thật". Cho nên, dù không tận mắt nhìn thấy, nhưng tôi phải xác định rằng: Đây là một sự kiện lịch sử có thật. Qua sự kiện này cho thấy, ngay những ngày đầu tiên hưng quốc sau 100 năm đô hộ của Pháp, vị lãnh đạo tối cao và là khai quốc công thần số một, là Ngài Hồ Chí Minh, đã nghĩ ngay đến anh linh tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Sau ngày chiến thắng quân đội Pháp, Ngài Hồ Chí Minh cũng ngồi ngay tại Đền Hùng Phú Thọ, phát biểu một câu nổi tiếng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Thưa các bạn. Những sự kiện lịch sử trên, đã xác định sự hướng về cội nguồn của tất cả những con người Việt từ lãnh tụ tối cao, cho đến mọi người dân Việt. Là người Việt Nam, dù mang bất cứ quốc tịch nào, theo tôn giáo, tín ngưỡng nào, quan điểm chính trị nào, nhưng nếu muốn xác định cội nguồn dân tộc của mình, đều phải hướng tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương, như một bằng chứng của giống nòi xuất thân. Bởi vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó vượt xa mọi tôn giáo, tín ngưỡng đối với người Việt. Nó không phải là một tín ngưỡng - như một đề xuất công nhận di sản văn hóa Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc - mà là bằng chứng cội nguồn của giống nòi Việt. Do đó, giáo sư linh mục Thiên Chúa giáo Lương Kim Định - một tôn giáo chỉ xác định thờ Chúa Jesu và không mặn mà lắm với việc thờ cúng tổ tiên - đã nhận thấy sai lầm của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong việc tìm về cội nguồn Việt tộc. Và ông đã cố gắng hết sức mình chứng minh những giá trị minh triết Việt từ cội nguồn Việt trên đất nước Văn Lang. Nhưng ông đã không thành công. Những công trình nghiên cứu của ông chỉ mang tính định hướng về sự huyền vĩ của cội nguồn Việt tộc. Nhưng những luận cứ của ông chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh điều này. Tuy nhiên, là một người miệt mài tìm về cội nguồn Việt tộc đã 18 năm nay, tôi xác định rằng: giáo sư linh mục Lương Kim Định là người đầu tiên đã đặt vấn đề về sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt trong những giá trị của văn minh Đông phương. Nhưng tôi cũng cần phải xác định rằng: Hệ thống luận cứ của tôi chứng minh sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt, hoàn toàn không phải bắt nguồn, hay chịu ảnh hưởng từ giáo sư Lương Kim Định. Mà nó hoàn toàn độc lập với những phương pháp chứng minh khác hẳn. Tôi là một chứng nhân khách quan của giáo sư Lương Kim Định trong học thuật, chứ không phải là người tiếp nối phát triển hệ thống luận cứ của ông. Thưa các bạn. Một trong những giá trị của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, nằm ngay trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương của nền văn hiến Việt, mà tôi sẽ trình bày với các bạn sau đây. Thưa các bạn. Đã có nhiều ý kiến trên Fb và các trang mạng xã hội, trên web, kể cả những web nhân danh khoa học như khoahoc.tv...đã đặt nhiều vấn đề về ngày giỗ tổ 10/ 3 xuất phát từ nguyên nhân nào? Họ đặt vấn đề có 18 chư tổ thời Hùng Vương, tại sao lại chỉ có một ngày giỗ? Hoặc ngày 10/ 3 là ngày mất của vi Tổ nào trong 18 Chư Tổ Hùng Vương? Họ dẫn chứng những tư liệu lịch sử để chứng minh ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 chỉ bắt đầu từ thời vua Khải Định, rằng trước đó ngày giỗ tổ là ngày 11, hay mùng 9..vv... Các bạn có thể xem bài viết trong đường link này, để thấy được một trong những sự thắc mắc của tha nhân với ngày giỗ tổ Hùng Vương, mùng 10/ 3. http://khoahoc.tv/co-18-doi-vua-hung-vay-103-la-gio-vi-vua-… Thưa các bạn. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không phải là ngày mất của bất cứ vị vua lập quốc nào của Việt tộc. Việt sử trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, cho nên sau đó cũng chỉ được nhắc tới năm lập Quốc theo lịch Thái Ất: "Năm thứ 8 - Nhâm Tuất, vận VII, Hội Ngọ - tức năm 2879 trc CN". Thậm chí không còn tư liệu cho biết ngày tháng nào trong năm đó, là ngày vị vua Hùng đầu tiên tuyên ngôn lập quốc. Vâng! Như vậy làm sao có thể ghi nhận ngày sinh, hay ngày mất của vị vua đầu tiên, hay một vị vua nào đó trong chư tổ các thời Hùng Vương?! Bởi vậy, việc đặt vấn đề: ngày 10/ 3 là ngày giỗ (Ngày mất) của vị vua nào trong 18 chư tổ của 18 thời Hùng Vương chỉ là một nhận thức mang tính giới hạn, do bị chấp vào một nghi lễ của Việt tộc thờ và giỗ người đã khuất sau khi mất, khi các văn bản mô tả liên quan sau hàng ngàn năm thăng trầm sử Việt cũng không còn. Cũng không thể chấp vào một cái văn bản từ thời Khải Định xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10/ 3 để cho rằng: Ngày giỗ Tổ bắt đầu từ Khải Định năm thứ nhất (tôi sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này dưới đây). Cũng không thể căn cứ vào vài tục lệ - tùy theo thời gian và vùng miền - mà cho rằng có nơi lấy ngày mùng 9/ 3; có nơi lấy ngày 11/ 3 để hoài nghi ngày giỗ Tổ mùng 10 / 3. Bởi vì, trong phong tục cúng giỗ của Việt tộc với một người - có ngày mất cụ thể - thì có nơi bớt một ngày, lấy ngày trước ngày mất làm ngày giỗ; có nơi thêm một ngày, lấy ngày sau ngày mất làm ngày giỗ. Cho nên với hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, ý nghĩa đích thực của ngày giỗ Tổ đã mất đi, và thế gian chấp vào ngày gọi là "giỗ" để bàn tán một cách cục bộ và sai lầm về vấn đề: đó có phải là ngày mất của vị vua nào và nó có từ bao giờ? Thực ra, ngày giỗ Tổ mùng 10/ 3 hoàn toàn không phải là ngày mất của bất cứ một vị vua nào trong lịch sử thời Hùng Vương. Mà ngược lại. Đây chính là biểu tượng của một đồ hình nổi tiếng trong Lý học Đông phương, nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành, một học thuyết làm chủ đạo chi phối mọi quan hệ xã hội của nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thưa các bạn. Như tôi đã trình bày với các bạn: Ngày mùng 10/ 3 thực chất là con số của Trung cung một đồ hình nổi tiếng của nền văn minh Đông phương, quen gọi là "Hà Đồ". Có hai đồ hình Hà Đồ. 1/ Là Hà Đồ điểm gồm 55 chấm đen trắng, trong đó có 30 chấm đen và 25 chấm trắng. Chấm trắng thuộc Dương và chấm đen thuộc Âm. 2/ Là Hà Đồ cửu cung, trong đó mô tả rõ Trung cung (ô ở giữa) màu vàng và ghi độ số 5/ 10. ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ ĐIỂM VÀ HÀ ĐỒ CỬU CUNG Hai đồ hình Hà Đồ này chỉ mô tả một nội dung là độ số ở các phương vị. Theo cổ thư chữ Hán thì do vua Phục Hy (khoảng 6000 năm cách ngày nay), đi tuần ở trên sông Hoàng Hà. Ngài thấy một con long mã nổi lên, trên lưng có các vòng xoáy. Từ những vòng xoáy này, Ngài nghĩ ra đồ hình Hà Đồ điểm và từ đó lập ra Tiên Thiên Bát quái trên cơ sở đồ hình Hà Đồ này. Truyền thuyết Trung Hoa thì ghi nhận như vậy, nhưng phải đến 5000 năm sau đó, tức 1000 năm cách ngày nay, đồ hình Hà Đồ mới được công bố vào cuối đời Tống. Trong tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan đến Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cổ kim, đồ hình Hà Đồ không được thể hiện tính ứng dụng. Trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" (Nxb Tổng Hợp T/p HCM 2006), tôi đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chính đồ hình "Hà đồ phối với Hậu Thiên Lạc Việt", mới là nguyên lý căn để của tất cả mọi hệ thống ứng dụng, chứ không phải "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương", như các bản văn cổ kim chữ Hán thể hiện. Trên cơ sở này, tôi đã hệ thống hóa, một cách nhất quán và hoàn chỉnh, toàn bộ các ngành ứng dụng của Lý học Đông phương liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Phong thủy, Tử Vi, Đông Y...Và đó cũng là cơ sở để tôi xác định bảng "Lục thập hoa giáp" của Tàu đã sai, từ đó hiệu chỉnh thành Lạc thư hoa giáp với sự đổi chỗ Thủy Hỏa, gây tranh luận nhiều năm trên các diễn đàn. Với tất cả những điều kiện đã xác định trên - tôi đã chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống lý thuyết vũ trụ và nhân sinh quan, mô tả toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ, từ khởi nguyên đến mọi sự vận đông có quy luật, tương tác, đã tạo nên cuộc sống, xã hội và con người trên trái Đất hiện nay với khả năng tiên tri. Và đây chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Vì là một lý thuyết, nên nó phải có một hệ thống cấu trúc hợp lý lý thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được là đúng. Thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt", hoàn toàn phù hợp với tiêu chí này. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tất cả những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã được hiệu chỉnh và phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt, nhân danh nền văn hiến Việt và thuộc về nền văn hiến Việt: Cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Tôi đã chứng minh điều này với sự tổng hợp từ những luận điểm được chứng tỏ từ nhiều cuốn sách xuất bản trước đó và các bài viết trên web lyhocdongphuong.org.vn. Thưa các bạn. Tất cả mọi luận cứ mang tính hệ thống, hoàn chỉnh và chặt chẽ ấy, đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Chính nền văn hiến Việt huyền vĩ ấy, đã lấy học thuyết Âm Dương Ngũ hành làm một lý thuyết chủ đạo trong hình thái ý thức của thượng tầng kiến trúc xã hội và chi phối toàn bộ mọi quan hệ xã hội; từ sự hoạch định chính sách, chỉ đạo quốc gia, tổ chức xã hội...cho đến cả sinh hoạt đời sống xã hội và từng con người. Nó cũng chi phối đến cả sự hình thành một ngôn ngữ cao cấp nhất thế giới văn minh cho đến tận ngày hôm nay, đó là ngôn ngữ Việt. Thưa các bạn. Do đó, ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/ 3 không phải là ngày mất của bất cứ vị vua Hùng nào trong 18 thời đại các vua Hùng, kéo dài 2622 năm; mà là một con số tiêu biểu cho hệ thống tri thức huyền vĩ của nền văn hiến Việt, nhằm nhắc nhở và tôn vinh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Đó chính là độ số 5 - 10 của Trung cung Hà Đồ, nguyên lý căn để chi phối toàn bộ mọi tri thức ứng dụng của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Nền văn minh này đã bị hủy diệt, nên khi dùng cốt lõi căn bản trong nguyên lý của nó là con số của Trung cung Hà Đồ làm ngày giỗ Tổ, tổ tiên ta đã muốn nhắc nhở con cháu về một nền văn minh huyền vĩ, do tổ tiên tạo lập từ cội nguồn là quốc gia Văn Lang bên bờ nam sông Dương tử. Hy vọng rằng đời sau sẽ phục dựng lại những giá trị huyền vĩ của nó. Thưa các bạn. Trong một lời nguyền ghi ở Kim Tự Tháp Keof, vị Pharaon đã nhắc nhở: "Ta sẽ quay lại với các người". Nhà tiên tri vĩ đại người Ba Lan cũng phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, mới chính là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri của bà Vanga. Ngày giỗ Tổ các vua Hùng mùng 10/ 3 chính là sự nhắc nhở đến các thế hệ Việt về cội nguồn giá trị của một nền văn Việt, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử , từ gần 5000 năm trước. Cảm ơn sự chia sẻ và quan tâm của các bạn.2 likes
-
Nga nói thẳng quan hệ với Trung Quốc sau vụ Biển Đông (Quan hệ quốc tế) - "Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga". Vì Biển Đông, TQ tăng cường vận động hành lang ở Nga Trung Quốc chống tàu ngầm không người lái Mỹ trên Biển Đông Thời gian gần đây báo chí Nga nói nhiều về quan hệ Nga- Trung Quốc (TQ). Từ chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Nga V.Putin, ý định chuyển các xí nghiệp, nhà máy thuộc 12 ngành công nghiệp TQ sang vùng Viễn Đông Nga đến “mong muốn” của Trung Quốc trao đổi công nghệ điện tử để đối lấy công nghệ chế tạo động cơ tên lửa của Nga và v.v . Còn mối quan tâm của chúng ta (Người Việt) – đó là phát biểu gần đây nhất của X.Lavrov (Bộ trưởng ngoại giao Nga) về Biển Đông – những bạn đọc quan tâm chắc đã biết, nếu chưa, xin xem phần sau của bài này. Nhằm cung cấp thêm một cách nhìn, xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo “Lenta.ru” ngày 20/4/2016 về quan hệ Nga – Trung của một học giả Nga. Xin bạn đọc quan tâm đến cách đặt câu hỏi của phóng viên “Lenta.ru” và nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của ông này. Và đây là nguyên văn bài trên báo “Lenta.ru”: Tập Cận Bình và Vladimir Putin .Ảnh : RIA Novosti / Reuters Lời dẫn của “Lenta.ru”: Sau khi đã hủy hoại mối quan hệ với Phương Tây, Nga tuyên bố bắt đầu chuyển hướng sang phía Đông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình đó đang chững lại, còn Trung Quốc - quốc gia được chúng ta (Nga) coi là cứu cánh của nền kinh tế Nga đã không xứng đáng với những kỳ vọng trước đó. Để làm rõ có phải như vậy không và nói chung là mối quan hệ giữa Matxcova và Bắc Kinh đã phát triển như thế nào, “Lenta.ru” đã trao đổi với Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế Trường kinh tế cao cấp, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á và Tổ chức hợp tác Thượng Hải thuộc Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova ( MGIMO) Aleksandr Lukin. Lenta.ru: - Hai năm trước giọng điệu của các tuyên bố (của Nga) là: từ bây giờ chúng ta (Nga) sẽ cùng người TQ cho bọn Phương Tây kiêu ngạo kia biết cái gì là cái gì. Hiện nay lại có phát biểu kiểu khác: đại loại, không đạt được một kết quả gì cả, Trung Quốc không ủng hộ chúng ta. Theo ông thì chính sách “hướng Đông”đã thảm bại hay đang thành công? A. Lukin: - Cần phải làm rõ thêm một số chi tiết. Thứ nhất, căn cứ vào đâu mà chúng ta nói là “chuyển hướng Đông” mới bắt đầu từ hai năm trước? Sự chuyển hướng này đã được bắt đầu ít nhất từ Piot Đại đế (cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII –ND). Dưới thời Stalypin (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX- ND) tiến trình này cũng được thực hiện. Liên Xô cũng đã có những bước đi theo hướng này – khi L. Breznhev cầm quyền, các viện nghiên cứu khoa học được yêu cầu tập trung sự chú ý vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Thứ hai, tại sao cứ nói đến Trung Quốc thì lại gọi đó là "chuyển sang hướng Đông"? Trung Quốc nằm ở phía Nam nước Nga, và đối với một số khu vực của Nga thì Trung Quốc còn nằm ở phía Tây. Cách diễn đạt “chuyển sang Hướng Đông”- đấy là hệ quả lối tư duy hướng Tây của chúng ta. Lenta.ru: - Thôi được rồi, ông đã làm rõ các chi tiết. Nhưng chúng ta hãy quay trở lại bản chất của vấn đề. Chúng ta đã gây hiềm khích với Châu Âu và Mỹ. Còn với Trung Quốc thì có xích lại gần nhau hơn được không? Ví dụ, mùa xuân năm 2014 đã có một hợp đồng giữa GAZPROM (Nga) với CNPC (Tập đoàn dầu khi quốc gia) TQ được ký kết. Đã ký một số thỏa thuận quan trọng cung cấp vũ khí (cho TQ). Còn gì nữa không? A.Lukin: - Bạn nói về kinh tế. Kinh tế, tất nhiên, là quan trọng, nhưng nội dung chủ yếu của sự xích lại gần nhau Nga-Trung không phải là kinh tế, mà là chính trị - thậm chí là địa- chính trị. Matxcova và Bắc Kinh có những quan điểm tương đồng liên quan đến trật tự thế giới phải như thế nào? Nga và Trung Quốc hướng tới một thế giới đa cực, chống độc quyền của một trung tâm sức mạnh, ủng hộ duy trì luật pháp quốc tế được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ủng hộ vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc. Đối với các vấn đề khu vực và xung đột khu vực, quan điểm của Nga và Trung Quốc cũng trùng nhau. Còn về kinh tế, thì kinh tế đi sau chính trị. Và tương đối thành công. Bạn vừa liệt kê các hợp đồng riêng rẽ. Điều đó là quan trọng, nhưng chỉ là các chi tiết. Từ năm 2010 – tức là rất lâu trước khi mối quan hệ giữa chúng ta (Nga) với Phương Tây xấu đi – Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chủ yếu của Nga, vượt Đức và các nước Châu Âu khác. Lenta.ru: - Nhưng trong thời gian gần đây, kim ngạch trao đổi hàng hóa Nga- Trung sụt giảm. Chúng ta đã từng tuyên bố là đến năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ đô la, còn đến năm 2020 – 200 tỷ đô la. Tuy nhiên, con số trên trong năm 2015 ít hơn 70 tỷ đô la, giảm so với năm trước (2014) tới 20 tỷ đô la. A. Lukin:- Thế thì sao? Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chủ yếu của chúng ta. Còn kim ngạch thương mại giảm không chỉ với mình Trung Quốc – mà với tất cả các nước khác. Điều đó liên quan đến sự sụt giảm giá dầu và v.v . Và, nhân đây xin nói là kim ngạch thương mại toàn cầu giảm, tại Liên minh Châu Âu, kim ngạch thương mại cũng giảm. Nói tổng thể, kim ngạch thương mại của chúng ta với Trung Quốc giảm, khi trong nước (Nga) xuất hiện những vấn đề kinh tế gì đấy – ví dụ, như trong năm 1998, trao đổi hàng hóa song phương giảm tới 30%. Nhưng khi tình hình tốt lên, kim ngạch thương mại lại tăng. Lenta.ru: - Chứ cho là như vậy đi, và kinh tế không phải là quan trọng nhất. Nhưng trong lĩnh vực chính trị thì trong hai năm trở lại đây đã có cái gì cụ thể được thực hiện để có thể coi đó là một chỉ số cho thấy sự xích lại gần nhau không? A. Lukin:- Trong lĩnh vực chính trị thì nói chung (quan hệ giữa –ND) chúng ta đã kịch trần. Tiếp theo chỉ có thể phát triển theo chiều sâu. Chúng ta (Nga–Trung. ND) đã thiết lập cơ chế đối tác chiến lược mà duy nhất chỉ giữa Nga và Trung Quốc có – cả hai nước không có cơ chế tương tự với các nước khác. Hàng năm diễn ra các cuộc gặp của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ. Có hai ủy ban liên chính phủ thường trực – Ủy ban về hợp tác kinh tế và Ủy ban về hợp tác xã hội- nhân văn. Các bộ ngành hai bên thường xuyên tiến hành các buổi tham vấn lẫn nhau. Đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa các thành phố, khu vực, các xí nghiệp hai nước. Có nghĩa là khó có thể bổ sung thêm một cái gì nữa. Không những thế, tất cả (cơ chế này) được thiết lập trước khi quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi. Tập Cận Bình đến Vladivostok . Ảnh : Xinhua / Zumapress / Globallookpress.com Quay trở lại lĩnh vực kinh tế. Cuối năm ngoái hai bên đã ký một số hợp đồng đầu tư lớn. Và điều đặc biệt quan trọng là Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí Nga. Trước khi Nga- Phương Tây xung đột, các công ty Trung Quốc không được phép tiếp cận lĩnh vực này. Ví dụ, trong năm 2002, khi bán “Slavnheft”, CNPC của Trung Quốc không được tham gia đấu thầu. Tất nhiên, những chỉ thị phải làm như vậy không được công bố công khai, nhưng bao giờ cũng tìm ra cái cớ gì đó để chỉ các công ty Phương Tây mới có thể mua được các xí nghiệp dầu khí của chúng ta (Nga), còn các công ty Trung Quốc thì không. Và được giải thích là vì lý do an ninh chiến lược. Hiện nay tất cả đã thay đổi, chúng ta chờ đợi và hoan nghênh các nhà đầu tư Trung Quốc. Dĩ nhiên, quả thực là cũng có quan điểm là các cuộc đàm phán (giữa Nga và Trung Quốc) đã được tiến hành từ rất lâu và kết quả các cuộc đàm phán đó (Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí –ND) tuyệt đối không liên quan gì đến tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Nga và Phương Tây. Cũng có thể như thế, nhưng nếu vậy thì đó là một sự trùng hợp lạ lùng. Tôi cho rằng, trong thời gian gần đây, vị thế của những người đồng ý cho phép người Trung Quốc tiếp cận lĩnh vực dầu khí Nga đã được củng cố. Chúng ta cũng có thể thấy tình hình tương tự trong buôn bán vũ khí. Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua S-400. Cũng đã ký hợp đồng mua Su-35. Đấy là trong bối cảnh cách đây không lâu còn nhiều người cho rằng không nên bán cho Trung Quốc những loại vũ khí mới nhất của chúng ta. Nói cách khác, sau khi mối quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi thì trong quan hệ Matxcova – Bắc Kinh tuy chưa bắt đầu một giai đoạn mới nào đó về nguyên tắc, nhưng đã có một số xung lực để phát triển. Lenta.ru:- Gần một năm trước đây – tháng 5/2015 – đã có tuyên bố về việc bắt đầu kết nối Liên minh kinh tế Á- Âu với Vành đai kinh tế con đường tơ lụa của Trung Quốc. Trong thời gian qua đã làm được những gì trong hướng này? A.Lukin:- Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã ký một tuyên bố trong đó đưa ra ý tưởng cơ bản của sự kết nối đó. Theo tôi hiểu, vấn đề là ở chỗ 2 dự án cần phải được thực hiện nhưng không gây tổn thất cho nhau mà cần phải tạo được hiệu ứng tổng hợp. Nhưng Liên minh kinh tế Á - Âu có 5 quốc gia. Và Nga cần phải thuyết phục các thành viên còn lại của Liên minh là điều đó (kết nối hai dự án –ND) cũng có lợi cho họ. Đối tác của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán phải là Ủy ban kinh tế Á- Âu, chứ không phải là một quốc gia riêng rẽ nào đó. Hiện nay Ủy ban này đang chuẩn bị những kiến nghị cụ thể với phía Trung Quốc về các công trình, tuyến kết nối, các tuyến đường. Lenta.ru: - Liệu có thể thuyết phục được các đối tác trong Liên minh kinh tế Á- Âu là sự kết nối như vậy cũng cần cho họ không? Ai cũng biết là tại một số nước, ví dụ như Kazakhstan, tâm lý chống Trung Quốc, bài Trung Quốc rất mạnh. A.Lukin: - Tâm lý bài Trung cũng có tại Nga, mặc dù trong thời gian gần đây có trở nên ít hơn so với những năm 1990. Nhưng tại Kazakhstan và đặc biệt là Kirgistan, tâm lý bài Trung đặc biệt phổ biến. Những nước không lớn (nhỏ) e ngại rằng, nếu mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, thì nền kinh tế của họ sẽ bị hủy diệt. Còn một định kiến rất phổ biến nữa là chỉ cần buông lỏng kiểm soát thì dòng người di cư Trung Quốc sẽ tràn ngập đất nước họ. Quả thực, các số liệu thống kê đã bác bỏ điều này. Nhưng đó là những gì liên quan đến xã hội, còn chính phủ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á- Âu ủng hộ ý tưởng kết nối. Lenta.ru: - Quan hệ Nga và Phương Tây xấu đi nghiêm trọng sau khi Crimea sát nhập vào Nga. Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với các bước đi chính trị đối ngoại kiên quyết của Matxcova – sát nhập Crimea hay chiến dịch tại Syria? A. Lukin: - Những vấn đề này cần phải được tách riêng ra. Bắc Kinh chưa bao giờ ủng hộ việc thay đổi đường biên giới của các nước khác. Đấy là một lập trường nguyên tắc. Chính vì vậy mà trên các diễn đàn hoặc tuyên bố công khai thì Trung Quốc công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ucraine. Tuy nhiên, trong các bài báo, cả trong các tuyên bố chính thức thì cùng với công thức trên (công nhận toàn vẹn lãnh thổ Ucraine –ND) còn đi kèm một thông điệp như thế này – “chúng tôi hiểu hành động của Nga tại hướng Ucraine là vì xung đột là do Mỹ gây ra”. Có nghĩa là lập trường nước đôi – Bắc Kinh không ủng hộ Nga những cũng không lên án Nga. Còn về Syria, thì trong trường hợp này Trung Quốc hoàn toàn đứng về phía Nga và ủng hộ, ít nhất thì cũng trên lời nói, chính quyền Damascuss. Không những thế, dư luận xã hội Trung Quốc rất quan tâm đến chủ đề này. Và nếu như bạn nói chuyện với người Trung Quốc, thì bạn sẽ hiểu là họ rất tôn trọng sức mạnh của vũ khí Nga. Họ thích thú vì không chỉ mình người Mỹ mới có thể tiến hành các chiến dịch quân sự lớn. Lenta.ru: - Một khi đã có cảnh điền viên (êm đềm) như vậy ở cấp độ chính trị (trong mối quan hệ Nga- Trung –ND) và người Trung Quốc tôn trọng sức mạnh quân sự của chúng ta, có thể, Matxcova và Bắc Kinh nên thành lập một liên minh quân sự- chính trị chăng? A.Lukin: - Cách đây không lâu Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế Quốc hội Trung Quốc Fu In (trước đó là Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc) đã cho đăng trên tờ “Foreign Affairs” một bài báo nói rất đúng về quan hệ Nga- Trung. Tiêu đề bài báo như sau – : “mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”. Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ. Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu. Một liên minh như vậy là không cần thiết bởi vì nó mâu thuẫn với tư tưởng Trung Hoa là xây dựng một trung tâm sức mạnh và gây ảnh hưởng trong nền chính trị thế giới riêng cho mình, và cũng mâu thuẫn với các kế hoạch của Nga thiết lập một trung tâm tương tự vậy. Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn. Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó. Tập trận chung Mỹ - Philippinesh : Erik de Castro / Reuters Lenta.ru: - Nếu Mỹ thực sự tăng cường hành động ở Biển Đông, hỗ trợ các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thì liệu có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc không? A.Lukin:- Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt. Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc. Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó. Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó. Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự. Lenta.ru: - Bộ trưởng ngoại giao ta (X.Lavrov) cách đây không lâu có nói: “Về những gì liên quan đến tình hình Biển Đông, thì chúng tôi xuất phát từ những điểm sau đây. Tất cả các quốc gia liên quan đến các tranh chấp cần phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chính trị ngoại giao mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được". Những câu nói trên có thể được hiểu là “chúng tôi ủng hộ cái tốt, chống lại cái xấu” (ý muốn nói là như thế thì ai chả nói được –ND). Đấy có phải là một lập trường đúng đắn hay không, nếu như tính rằng Trung Quốc – đối tác chiến lược của chúng ta, nhưng Việt Nam cũng là đối tác chiến lược của chúng ta? A. Lukin: - Những câu nói của Lavrov cho thấy chúng ta đang giữ một quan điểm rất đúng đắn. Nga tuyệt đối không nên can dự vào xung đột ở Biển Đông, không có cái đó (can dự vào xung đột –ND ) thì chúng ta cũng đã có quá nhiều việc phải làm rồi. Chúng ta tuyệt đối không nên đứng về phía ai trong cuộc tranh chấp này. Và thực sự là chúng ta mong muốn tình hình tại đó được giải quyết hoàn toàn bằng các biện pháp hòa bình. Chúng ta muốn hòa bình, bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột chúng ta buộc phải chọn một bên nào đó. Và như kinh nghiệm tại Nagornyi Karabakh cách đây không lâu cho thấy, những nỗ lực giữ trung lập của Nga buộc Nga phải trả giá là tất cả đều không hài lòng với Nga. Lenta. Ru: - Thì chính tôi đang nói về điều đó đây: xung đột có thể xảy ra ngoài ý chí của chúng ta và ngược lại với mong muốn của chúng ta. Thế thì lúc đó nước Nga cần phải làm gì, đứng về phía ai? A.Lukin : - Chúng ta cần phải giữ lập trường trung lập. Nước Nga không nên lựa chọn ai trong số các đối tác. Chúng ta có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng chúng ta không thành lập liên minh với Trung Quốc chính là vì không muốn rơi vào tình thế khi buộc phải lựa chọn một trong những đối tác gần gũi của chúng ta. Việt Nam quan trọng đối với chúng ta, Philippin cũng thế. Tại sao chúng ta lại gây mâu thuẫn với họ (hai nước trên )? Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga. Trung Quốc đã từng tuyên bố, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết không có sự tham gia của các quốc gia bên ngoài, và như thế, theo quan điểm của Bắc Kinh, Nga không nên can thiệp vào những gì đang xảy ra ở đó (Biển Đông). Một lần nữa xin lưu ý: đấy là quan điểm cá nhân của học giả A.Lukin. Nguồn: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-noi-thang-quan-he-voi-trung-quoc-sau-vu-bien-dong-3306393/ ===================================== Vẫn biết như ri... “Mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”. Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ. Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu." Nhưng lại ảo tưởng như ri... "Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn. Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó." Vì suy nghĩ như ri... "Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt. Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc. Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó. Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự." Dù biết lịch sử đã trả lời như ri... "Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó." Xin hỏi... ngố Nga... anh đang mơ cái gì...?1 like
-
Tiếng Việt
Thiên Sứ liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ đôi Ngôn Ngữ và Thuyết Thoại Màu đen là màu ngũ hành của Nước. Nước = Nam = Khảm, Khảm là quái Khảm thuộc Âm, ngược với Lửa = Ly, Ly là quái Ly thuộc Dương. Do vậy trong nôi khái niệm “Nước” có thể dẫn ra các từ và chữ chỉ màu đen: Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Âm = U = Ô 烏 = Mồ = Mun = Mèn = Đen = Đêm = Lem = Lầm = Lào = Tạo 皂 = Tối = Hối 晦 = Hắc 黑 = Hun = Hôn 昏 = Hoẻn = Huyền 玄. (Ví dụ: một trong các bệnh da liễu là bệnh Hắc Lào, một trong các dược liệu đông y là vị Nha Tạo 牙皂 nghĩa là cái hợp chất đen chế bằng thực vật vẫn dùng để nhuộm răng ). Lầm là màu đen (ví dụ như vải đồng lầm là vải nhuộm bằng củ nâu rồi ngâm bùn). Củ nâu chuyên dùng làm nhuộm vải, ra màu nâu Non thì phơn phớt hồng (gọi là áo màu Non cho các cô gái) và màu nâu Già thì đỏ sậm (gọi là áo màu Già cho các cụ, màu Già viết bằng chữ Xích 赤 Giả 者 = Giả 赭,đây là chữ hội ý của Việt Nho đặt ra: Xích 赤 dùng để biểu ý màu đỏ, Ta=Giả 者 là dùng để tá âm cho từ Già). Củ nâu thuộc loại củ lành (đói còn đào củ nâu về ăn), Lành như đậu Nành và củ Lang (Nâu = Nành = Lành = Lang = Lương), nên từ Củ Nâu viết bằng chữ Thự Lương 薯 莨. Lầm là màu đen, chuyển nghĩa chỉ sự làm sai do Tối ý gọi là sai Lầm. Lầm chuyển nghĩa thành Lầm = Lẫn = Lẩn Thẩn. Cái màu Lầm còn diễn ra Lầm = Thâm 深 = Than 碳 = Thủy 水. (Ví dụ: cuộc sống trong lầm than là cuộc sống trong đen tối). Than chuyển nghĩa thành từ cụ thể chỉ vật liệu Than đá, Than củi. Than chuyển nghĩa thành từ trừu tượng chỉ sự nói về cái đen là Than Thở, đó là “Than Nói” = Thán (do lướt lủn), như Kêu mình số đen gọi là Ca Thán, Van mình số đen gọi là Than Vãn 嘆 云. Việt nghĩa là gì? Việt gồm hai nghĩa, cụ thể là cái ánh Sáng (Việt = Liệt 烈) và trừu tượng là Sáng (Ưu Việt) về trí tuệ. Người nguyên thủy dùng cách cọ sát để lấy lửa, cọ sát phát ra tiếng “rọt rẹt” và “vọt” ra tia lửa thành Rõ = Tỏ = Đỏ. Cái tiếng “Rọt Rẹt” ấy làm Vọt ra ánh sáng, Vọt = Phọt = Phát, phát ra cái ánh sáng ấy gọi bằng từ Vọt = Vẹt = Vượt = Việt. Việt mang nghĩa cụ thể là cái ánh sáng. Giải thích như thế này là tưởng tượng ra, hay gọi là phịa ra cũng được, nhưng cái còn có cái lý để mà hiểu. Cũng như Dân 民 Kinh 京 (tiếng Tày Thái gọi là Cần 民 Keo 京) tự xưng mình kiêu ngạo là Kinh 京 mà còn chẳng hiểu Kinh 京 là cái gì, do đâu mà có cái tiếng gọi đó, trong khi chính con mình đẻ ra lại không thấy “Con Mình” = Kinh 京 (do lướt hay còn gọi là thiết, vì Thiệt là cái lưỡi, mà lướt lủn thì “Thiệt Lướt” = Thiết), chữ Kinh 京 gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Túc 小 (chữ Kinh 京 chia dọc lại rất cân bằng hai nửa âm dương, Cân 巾 là cân bằng nên xưa dùng đơn vị một Cân 巾 là 16 Lạng 两, như miền tây Nam Bộ đếm chục là 16, vì 16 nét là của bốn chữ Thiên Hạ Công Bình 天下公平, Công Bình = Công Bằng = “Công Bàn” = Cân), cái đứa đẻ ra Kinh là “Đứa Kinh” = Đinh丁, chứng tỏ Con = Kinh 京 = Đinh丁 nghĩa là con người. Tỏ = Tá = Lả = Lửa = Rưa = Rư = Rực = Nhực = Nhật = Nhiệt. Người Hán đọc chữ Nhật 日 là “Rư 日” dùng chỉ mặt trời hay ngày (Trời = Ngời = Ngày, ban ngày có nghĩa là khi đang sáng), đọc chữ Nhiệt 熱 là “Rưa 熱” dùng chỉ cái nóng. Người Đài Loan đọc chữ Nhiệt 熱 là “Lửa 熱” dùng chỉ cái nóng. Cái “Vọt” ra ấy chính là cái ánh sáng cụ thể đánh ra từ sự cọ sát hay từ mặt trời (từ “Hay” ở đây có nghĩa là nguyên nhân thứ hai, Hai = Hay), ánh sáng đó là Vọt = =Vượt = Việt. Việt dùng chỉ cụ thể cái ánh sáng, tức đồng nghĩa với Lửa, nên từ đôi “Lửa Việt” = Liệt 烈 , Liệt 烈 chuyển nghĩa chỉ sự mạnh mẽ, rất Nóng, mà Nóng nở ra từ dính Nồng-Nàn, viết bằng chữ Nhiệt Liệt 热 烈. Lửa = Láng = Lãng 朗 = Sáng , Sáng đồng nghĩa Lửa, Lửa ấy là do con người hơn con vật là biết dùng, nên từ Việt đồng thời chuyển nghĩa chỉ con người, gọi là “Con Việt” = “Kinh Việt” = Kiệt. Chữ Kiệt 杰 biểu ý là cái cây 木 lửa 灬 tức “Cây Việt” = Kiệt 杰, chữ gồm bộ Cây 木 và bộ Lửa 灬. Con người cũng như cái cây đều là cơ thể sống. Dù chữ biểu ý bằng các kí hiệu như vậy nhưng từ Kiệt 杰 chỉ dùng riêng cho con người. Từ Kiệt Xuất là từ trừu tượng chỉ con người tài giỏi, tức kẻ “Sáng Ý” = Sĩ, mà chữ Sĩ 士 là Thập 十 Nhất 一 tức mười phân vẹn mười, là một cái “Thập 十 Nhất一” = Thật 是, 昰. Chữ Thật 是 này là Viết 曰 Nhã 疋, (“Viết Nhã” = Và, nghĩa là Nói) , đọc là “Thật Chi!” = Thị 是, mà tiếng Nghệ và tiếng Việt Đông gọi là “Hầy”, tiếng Nhật là gọi là “Hay”, đều đồng nghĩa là Đúng. Chữ Thật 昰 này mà lướt lủn thì là “Viết 曰 Chính 正” = Viết 曰 , cũng tức là lướt lủn “Nói (曰) Đúng (正)” = Nói (曰), bởi vì Nói = “Nói Ra” = Na = “Việt Na” = Và (tiếng Việt Đông, “Và”) = Van = Vân 云 = “Việt Nói” = Viết 曰 . Chữ Viết 曰 nghĩa là Nói, biểu ý bằng vẽ cái Miệng 囗 có lằn môi ngang 一 giữa thành Viết 曰. Lưỡi là cái cơ quan làm ra Tiếng 聲 Nói 曰, tức làm ra Thanh 聲 Viết 曰, mà lướt “Thanh 聲 Viết 曰” = Thiệt 舌, chữ Thiệt 舌 dùng chỉ cái lưỡi. Cái mở tiếng là cái “Mở Tiếng” = Miệng 囗, viết biểu ý bằng một mảnh vuông, cũng đại diện cho Tiếng, nên chữ Thiệt 舌 chỉ cái Lưỡi viết biểu ý bằng Can 干 Tiếng 口, tức nó Làm 干 ra Tiếng 口.(theo <TVGT 说文解字>). Mần = Cần = Can = Cam = Làm = Phạm (phạm tội là làm ra tội, nhưng vô can là không làm). Mà lướt “Lưỡi Nói” = Lời thì cũng là lướt “Thiệt 舌 Viết 曰” = Thuyết 話, hay “Thiệt Nói” = Thọi = =“Thiệt Noái” = Thoại 說 (tiếng Nam Bộ phát âm điện thoại là “điện thọi”, tiếng Huế phát âm nói là “noái”).Thuyết 話 đồng nghĩa Thoại 說, nên mới có lướt “Thuyết hay thoại cũng là Một” = Thốt. Thốt mang nghĩa là nói, còn nhấn “Thốt Rứa!” = Thưa, nên có từ đôi Thưa Thốt (thành ngữ “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, “mẹ gọi con thưa”). Lời tức Lời Nói, mà có lời nói là do Người Ồn, lướt “Người 人Ồn 音” = Ngôn 言, từ Lời dân gian được viết bằng chữ hàn lâm là Ngôn 言, chữ Ngôn 言 dùng đại diện cho Nói hay Ồn. Nhấn “Ngôn 言 Chứ 之!” = Ngữ 語, Ngữ 語 cũng đại diện cho Nói hay Ồn. Từ Ngôn Ngữ 言 語 là một từ đôi, Ngôn 言 đồng nghĩa với Ngữ 語, cổ văn vẫn trích “Khổng Tử Ngôn 孔子言…”. “Khổng Tử Ngữ 孔子語…”, “Không Tử Viết 孔子曰…”., ‘”Khổng Tử Vân 孔子云…” đều là “Khổng Tử Nói…”. Ngô Ồn 吳 音 là người nước Ngô nói (tiếng Nhật: “Gô 吳 Ôn 音”), Hòa Ồn 和 音 là người nước Đại Hòa nói (tiếng Nhật: “Wa 和 Ôn 音”), Việt Ồn 越 音 là người Việt nói, Việt Ồn = Việt Nói = Việt Và, mà “Việt Ồn” = Vồn, nên từ Việt Và đã chuyển nghĩa thành từ Vồn Vã chỉ cái tính hay chào hỏi hiếu khách của người Việt (Và nhiều thì dùng lướt từ lặp “Và Và” = Vã, 1+1=0). Thiệt 舌 là từ hàn lâm được tạo ra do chỉ cơ quan Lưỡi làm chức năng hoàn thành cái Tiếng Nói là “Thanh 聲 Viế t曰” = Thiệt 舌, chữ Thiệt 舌 thành từ hàn lâm của từ Lưỡi dân gian. Do vậy mà “Lưỡi Nói” = Lời, từ Lời viết bằng chữ Ngôn 言. Đồng thời cũng có “Thiệt 舌 Nói” = Thọi (tiếng miền đông Nam Bộ) = Thoại 說, thoại có nghĩa là lời nói, chữ Thọi hay Thoại 說 gồm biểu ý bằng chữ Ngôn 言 (lời nói) với biểu âm bằng mượn âm của từ Đổi viết bằng chữ Đoái 兌. Do vậy gọi cái “điện thọi” hay cái “điện thoại” đều đúng cả, không có từ nào sai ngữ pháp. Chỉ có là Hán ngữ đã dùng đảo lộn, gọi chữ Thoại 說 (chữ có tá âm Đoái 兌) là Thuyết (phát âm là Shuo 說, mang nghĩa là nói), lại gọi chữ Thuyết 話 (chữ có tá âm Thiệt 舌) là Thoại (phát âm là Huà 話, mang nghĩa là lời), dùng chữ Thiệt 舌 chỉ cái lưỡi (phát âm là Shé).<TVGT> hướng dẫn đọc thiết Thực 食Liệt 列 thành Thiệt 舌, đúng âm nhưng không logic, vì Thực 食 nghĩa là ăn, Liệt 列 nghĩa là bày ra, chỉ là hai chữ để mượn âm mà đọc mà thôi. Nhưng nếu theo phát âm của Hán ngữ mà thiết thì là: “Shí 食Liè 列” = Shiè , thì lại trật, không thành “Shé 舌” Hán ngữ phát âm “Shuo Hua” (dùng theo động từ) có nghĩa là Nói Lời, và phát âm “Hua Shuo” (dùng theo danh từ) có nghĩa là Lời Nói. Phân tích ba chữ nho: Thiệt 舌 – Thuyết 話 – Thoại 說 đều thấy có gốc do từ dân gian: Lưỡi – Nói – Lời (là: Công cụ – Chức năng – Sản phẩm). Tương ứng trong Hán ngữ là: Shé 舌 – Shuo 說 – Huà 話. Như vậy Sản phẩm sẽ là Lời = Thoại = “Huà”. So ánh (trong ngoặc vuông là [thiết của Hán ngữ] ), sẽ có Sản phẩm ấy là “Lưỡi Nói” = Lời, tức là “Thiệt 舌 Nói” = Thoại 話, trong khi tương ứng [“Shé 舌 Shuo 說” = Shuo, trật, không thành “Hua 話” ]; Thoại 話 đồng nghĩa với “Người 人 Ồn 音” = Ngôn 言 [“Ren 人 Yin 音” = Rin, trật, không thành “Yan 言” ]. Kết luận: “Lưỡi Lướt” = Lướt (do QT Lướt) cũng tức là “Thiệt 舌 Lướt” = Thiết 切 (do QT Lướt lủn). Chữ Nho là từ hàn lâm của tiếng Việt, có gốc do từ dân gian tiếng Việt, và dùng đồng thời với từ dân gian; từ hàn lâm không phải là “từ Hán-Việt”. Ví dụ như trong lời Hịch đánh quân Đại Thanh xâm lược của vua Quang Trung: “…Đánh cho chúng chiếc luân bất phản! Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn! Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ!...”. Gốc dân gian: Lăn = Luân 侖, từ Lăn viết bằng chữ Luân 輪; Miếng = Phiếng = Phiến, từ Miếng viết bằng chữ Phiến 片;ngược với 1= Một là 0 = Mô = Vô 無 = Bố (tiếng Tày) = Bất 不, v.v….1 like -
Ông Ban Ki-moon nói thật, Mỹ diễn trò lộ liễu với Nga (Quan hệ quốc tế) - Mỹ tuyên bố dồn IS vào chân tường, chúc mừng Nga nhưng lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ. Nga đang tự đắc hay hờn dỗi? Mỹ tung Kế hoạch B, ép Nga phải đàm phán, rút quân Sự hùng hồn của Washington Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra nhận định tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang bị lực lượng liên quân dồn vào thế cố thủ sau những thất bại liên tiếp trên thực địa tại Syria và Iraq. Nhận định được ông Obama đưa ra sau buổi làm việc với với Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các quan chức an ninh ở trụ sở CIA tại Virginia nhằm thảo luận những diễn biến trong chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm tiêu diệt IS tại Syria và Iraq đã kéo dài 20 tháng qua. Tổng thống Mỹ Barack Obama Theo ông Obama, liên quân đang trên đà thắng và sẽ tiếp tục duy trì thế chủ động này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 5 năm qua tại Syria, coi đây là giải pháp then chốt cho việc tiêu diệt tận gốc rễ IS. Tổng thống Obama khẳng định Washington sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực ngoại giao trên bàn đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột. Trước đó, cùng ngày, Đại tá Lục quân Mỹ Steve Warren, người phát ngôn liên quân do Mỹ đứng đầu chống IS, cho biết chiến dịch chống IS của liên quân tại Iraq và Syria đã hoàn thành "giai đoạn" đầu tiên. Trả lời báo giới, ông Warren nói: "Kẻ thù của chúng tôi đã bị suy yếu và giờ chúng tôi đang tiến tới xóa sổ chúng. Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch quân sự đã hoàn tất". Máy bay Mỹ cất cánh từ tàu sân bay tham gia không kích IS Theo ông Warren, trong giai đoạn đầu tiên này, IS đã không thể mở rộng địa bàn và buộc phải cố thủ. Ông cho hay liên minh hiện đang ở giai đoạn 2 là "triệt phá" kẻ thù. Người phát ngôn này nói thêm rằng trong giai đoạn cuối cùng, IS sẽ thất bại nặng nề và lực lượng địa phương có khả năng ngăn chặn sự hồi sinh của Hồi giáo thánh chiến. Lời nói thật của ông Ban Ki-moon Những tuyên bố mạnh mẽ của Mỹ được đưa ra sau khi không quân Nga hỗ trợ quân đội Syria giành những chiến thắng quan trọng trên chiến trường. Trong số đó, đáng kể nhất là việc các lực lượng Syria giành lại thành phố cổ Palmyra, vốn mang ý nghĩa biểu tượng rất cao về văn hóa, tôn giáo. Giới phân tích phương Tây cũng phải thừa nhận đây là chiến thắng quan trọng mang dấu ấn đậm nét của Nga. Lính công binh Nga tham gia rà phá bom mìn tại Palmyra Ngày 27/3 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến dịch chống IS đang hoành hành tại các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq. Với sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội Chính phủ Syria đã giành lại được thành phố cổ 2.000 năm tuổi Palmyra sau 10 tháng bị IS chiếm đóng và phá hủy. Đây không chỉ là một chiến thắng quân sự mà còn mang ý nghĩa chiến lược lớn, là bước đầu để Damascus mở rộng chiến dịch truy quét IS ra khỏi lãnh thổ Syria. Palmyra, vốn là nơi lưu giữ những tàn tích còn sót lại từ thời Đế chế La Mã, có thể trở thành “bàn đạp” cho các chiến dịch tiêu diệt các thành trì của IS ở Raqqa và Dei al-Zor, và trải rộng thêm ra khu vực phía Đông, dọc khu vực sa mạc rộng lớn. Phát biểu tại Amman, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết ông vui mừng trước việc các lực lượng chính phủ Syria có thể đánh đuổi IS ra khỏi Palmyra. Ông nói: “Chúng ta được khích lệ và may mắn vì các lực lượng Chính phủ Syria đã đánh bại IS tại Palmyra. Giờ đây, họ có thể gìn giữ và bảo vệ những tài sản chung, những tài sản văn hóa của nhân loại. Và tôi cũng được khích lệ bởi thông báo của Chính phủ Syria rằng họ sẽ cố gắng để không chỉ gìn giữ và bảo vệ mà còn ra sức phục hồi thành phố này. Tôi hy vọng Syria có thể làm được việc này”. Những lời nói của ông Ban Ki-moon có thể coi như sự thừa nhận thắng lợi của Nga và quân đội Syria, trong khi đó khoét sâu vào nỗi đau của Mỹ và các đồng minh phương Tây vốn luôn hô hào rầm rộ chống IS. Lộ ý đồ thật Cùng ngày 13/4, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva, ông Alexei Borodavkin cho biết giới chức quân sự Mỹ đã chúc mừng các đồng nghiệp Nga với việc giải phóng thành phố cổ Palmyra và bày tỏ sẵn sàng sẵn sàng tiếp tục trao đổi với phía Nga thông tin về vị trí của các nhóm khủng bố, mà trước hết là IS và al-Nusra. Quan chức Nga cho rằng sự hợp tác giữa quân đội Nga và Mỹ liên quan tới tình hình Syria đã đạt mức độ mới về chất. Theo đó, hai bên có các cuộc tiếp xúc hàng ngày ngay tại Geneva, nơi đặt các trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria. Nga và Mỹ cũng thường xuyên liên lạc qua điện thoại giữa các trung tâm ở căn cứ Hmeimim-Geneva-Amman-Washington. Binh sĩ Nga cùng xe bọc thép chở quân tại Palmyra Tuy nhiên, ông Borodavkin cho rằng phía Mỹ vẫn chưa cung cấp chính xác tọa độ của khủng bố để Nga tiến hành các cuộc tấn công. Hiện Mỹ đặt một trung tâm điều phối ở Amman của Jordan, trong khi Nga đặt tại căn cứ Hmeimim nhằm giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria. Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng thiết lập nhóm công tác chung bao gồm các sĩ quan quân đội hai nước đặt trung tâm ngay tại Geneva (Thụy Sĩ), nơi diễn ra các cuộc hòa đàm giữa chính phủ Syria và lực lượng đối lập. Về phía Mỹ, trong khi đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về thành tích chống IS cũng như tỏ thái độ ủng hộ hòa đàm Syria, chính quyền của ông Obama khẳng định tiếp tục rót tiền và vũ khí cho phe đối lập. Giới chức Ngoại giao Mỹ ngày 13/4 thông báo có kế hoạch viện trợ 238,5 triệu USD cho lực lượng đối lập tại Syria mà Mỹ gọi là “ôn hòa” trong năm 2017. Lý lẽ được Mỹ đưa ra là số tiền này sẽ giúp đạt được giải pháp chính trị ở Syria cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống nguy cơ từ chủ nghĩa cực đoan, trong đó có IS. Phiến quân Syria và tên lửa vác vai TOW Bên cạnh đó, giới Ngoại giao Mỹ cũng công khai rằng số tiền để hỗ trợ cho lực lượng đối lập chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo kế hoạch trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định chi tổng cộng 5,7 tỷ USD cho cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria trong năm 2017. CIA cũng đang lên kế hoạch cùng các đồng minh của Mỹ tuồn vũ khí cho lực lượng đối lập Syria, trong đó có cả vũ khí phòng không. Rõ ràng, Mỹ muốn tiếp tục sử dụng lực lượng nổi dậy (không loại trừ những nhóm khủng bố nhưng được Washington gắn mác ôn hòa) để chống lại Nga và quân đội Syria. Lý do đơn giản là IS không có máy bay chiến đấu nên không cần đến vũ khí phòng không trong cuộc chiến chống lại nhóm này. Những tuyên bố của Tổng thống Obama và những kế hoạch tiêu tiền của nước này cho thấy Mỹ đã tính toán cuộc chiến chống IS ở cả Iraq và Syria sẽ còn kéo dài. Dù vô tình hay hữu ý, Washington cũng đã bộc lộ ý đồ của mình khi không muốn “dứt điểm” IS và thực sự ủng hộ hòa đàm Syria. Có lẽ, Mỹ vẫn cần một cuộc chiến kéo dài để tiếp tục “tiêu tiền” và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng cũng như phục vụ các toan tính của mình. Cao Sinh ========================== Đến bây giờ, các chính khứa tầm quốc tế mới lờ mờ nhận ra Hoa Kỳ "lộ ý đồ kéo dài cuộc chiến tại Syria với những khoản chi khổng lồ". Còn lão Gàn thì phát biểu điều này từ lâu lắm rồi, ngay trong topic này, rằng thì là: Lão chỉ liếc qua cách đánh IS của Hoa Kỳ, cũng thừa biết rằng Hoa Kỳ đang câu độ để chờ Nga nhảy vào. Có thể người Nga biết việc này, nhưng không thể không nhảy vào can thiệp ở Xyria theo cách suy nghĩ của họ, bất chấp kinh tế của họ đang khủng hoảng nặng vì giá dầu. Thật là tầm đại cao thủ về chính trị quốc tế từ những nhà hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ. Người Nga rút khỏi Xyria, và coi việc này là Nga thắng hay thua thì đó là việc của các chính khách cấp phường bàn ở quán trà 5 xu, bên vỉa hè Hanoi. Với lão thì có vẻ người Nga đã tỉnh đòn. Vấn đề thứ hai thể hiện trong bài viết này, là: Lão đã từng phát biểu rằng (Gần đây, ngay trong topic này): Quan hệ Nga Mỹ và Đồng minh tuy rất căng thẳng trong thời gian qua, nhưng họ có thể ngồi thương lượng với nhau. Còn đối với Trung Quốc, các cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Vấn đề còn lại trong quan hệ Tàu Mỹ, chỉ còn là ...thách đấu. Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cắt chương trình, không hội kiến với tướng Tàu, đã cho thấy một dấu hiệu: hẹn gặp nhau ở chỗ khác, không phải bàn thương lượng. Phàm là tướng Tổng chỉ huy không thể gặp nhau trên bàn thương lượng, thì họ chỉ còn một chỗ để gặp: Đó là chiến trường... Điếu mựa! Lão đây rất yêu chuộng hòa bình. Lão đã cảnh báo: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vinh mới có thể khắc phục được vấn đề này. Nhưng tiếc thay! Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Ngày mai. mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, lão có thể viết bài cuối cùng trong topic này. PS: Cách đây vào ngày, ngài ngoại trưởng Nga chém gió mấy câu về biển Đông. Lão Gàn cảnh báo rằng: Tốt nhất nước Nga đừng tham gia với những bất lợi cho Việt Nam về vấn đề này, nếu không muốn lãnh hậu quả từ những quy luật vũ trụ.1 like
-
Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây. Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình". Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/ Nga và NATO bất ngờ nhóm họp sau 2 năm lạnh nhạt Thứ bảy, 09/04/2016 - 10:15 Dân trí Sau gần 2 năm “đóng băng” quan hệ do những căng thẳng liên quan đến việc Nga cho Crimea sáp nhập, lần đầu tiên Nga và NATO thống nhất nối lại các cuộc hội đàm ở cấp đại sứ tại Brussel (Bỉ) trong 2 tuần tới. >> Quan hệ Nga - NATO tiếp tục sóng gió >> Cuộc chiến Nga-NATO bắt đầu tại Aleppo? >> Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich Hội đồng Nga-NATO sẽ có cuộc họp trong hai tuần tới (Ảnh minh họa: Reuters) Ngày 8/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexey Meshkov cho biết, cuộc họp Nga-NATO có thể diễn ra “trong một vài tuần tới”. Phía NATO cũng xác nhận thông tin cuộc hội đàm sẽ diễn ra trong 2 tuần tới. Phái đoàn Nga tại NATO cho biết chương trình nghị sự của cuộc họp đã được hai bên thống nhất, đây cũng là những vấn đề khiến hai bên bất đồng quan điểm trong thời gian qua. Tuy nhiên thời gian cụ thể của cuộc họp vẫn chưa được công bố. NATO cho biết: “Hội đồng Nga-NATO sẽ thảo luận về tình hình bên trong và xung quanh Ukraine, cũng như sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk”. Tuyên bố này của NATO ngầm chỉ các thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô của Belarus nhưng đến giờ vẫn chưa được thực hiện. “Chúng tôi sẽ thảo luận về các hoạt động quân sự, đặc biệt tập trung vào sự minh bạch và giảm thiểu các nguy cơ”, NATO nói thêm, đồng thời khẳng định rằng Afghanistan và các mối đe dọa trong khu vực cũng là những vấn đề sẽ xuất hiện trong chương trình nghị sự. NATO nói rằng bất cứ cuộc họp nào cũng sẽ phải tập trung giải quyết các cuộc xung đột khiến hơn 9000 người thiệt mạng từ tháng 4/2014 giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai miền đông nước này. Phương Tây cáo buộc Nga tiếp tay cho phiến quân ở Ukraine, song Nga bác bỏ điều này. Trong bối cảnh Nga và phương Tây vẫn còn bất đồng quan điểm về vấn đề Ukraine, cuộc họp lần này là dấu hiệu cho thấy hai bên đều sẵn sàng cải thiện quan hệ ngoại giao để ngăn ngừa bất kì xung đột quân sự nào xảy ra trong khu vực. Việc NATO triển khai kế hoạch hiện diện quân sự lớn nhất của tổ chức này ở khu vực Đông Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh khiến Nga nghi ngại. Do vậy, NATO muốn hội đàm với Matxcơva về việc nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động quân sự, từ đó tránh gây hiểu lầm giữa các bên. NATO đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác với Nga từ tháng 4/2014 để phản đối hành động sáp nhập Crimea của Nga. Mặc dù NATO nói rằng hai bên vẫn có thể duy trì các mối liên hệ chính trị cấp cao, song trên thực tế các đại sứ của NATO và Nga chỉ gặp nhau 2 lần vào tháng 3 và tháng 6/2014 từ sau khi cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra. Thành Đạt Theo Reuters ======================= Với một quan điểm hoàn toàn nhất quán và mang tính hệ thống, lão luôn khuyên ngài Putin hãy bắt tay với Hoa Kỳ. Trong mọi tình huống, lão chưa bao giờ thay đổi luận điểm này với sách lược của nước Nga.1 like
-
Câu hỏi của Hà Doan rất khó trả lời - Hà Doan hỏi: "Thày giỏi ở Hanoi". Chúng ta chưa có tiêu chí thế nào là giỏi trong Tử Vi và cũng chưa thẩm định được tất cả các thày Tử Vi ở Hanoi ai là người giỏi nhất! Bác Loccoctu mới thỏa mãn một tiêu chí trong đề nghị của Ha Doan - Bác ấy ở Hanoi và xem Tử Vi. Bởi vậy, chỉ nên giới thiệu là bác Loccoctu xem Tử Vi ở Hanoi và bạn đến liên hệ với bác ấy. Bạn tự thẩm định và hỏi ngay bác ấy là có biết ai giỏi hơn không? Xem Tử Vi rất mênh mông. Trong cuộc đời tôi đã tiếp xúc và biết rất nhiều thảy gỏi trong lĩnh vực xem Tử Vi. Mỗi người đều có sở trường của mình - Cùng một lá số chính xác dữ kiện đầu vào, nếu xem 10 thày thì đủ 10 khía cạnh khác nhau được khai thác ngoài nét chung của cuộc đời. Có thày đoán chính xác về những ngôi gia, mộ phần trong tương lai; có thày đoán chính xác ngày chết, thời điểm bệnh tật..vv.... Hành vi của một con người và cả cuộc đời trong tương lai của họ, có thể khai thác nhiều mặt trong Tử Vi. Theo tôi, một người thày dự báo được những nét chính hiện thực hành vi và những biến cố trong cuộc đời...được coi là biết xem Tử Vi. Hơn thế nữa thì là cao thủ. Ở đây chưa nói đến sự khó tính của thân chủ - vốn là một yếu tố tự thẩm định theo cách của họ. Câu hỏi của Ha Doan chứng tỏ người này không thông minh lắm, hoặc có tính khiêu khích.1 like