Từ đôi Ngôn Ngữ và Thuyết Thoại
Màu đen là màu ngũ hành của Nước. Nước = Nam = Khảm, Khảm là quái Khảm thuộc Âm, ngược với Lửa = Ly, Ly là quái Ly thuộc Dương. Do vậy trong nôi khái niệm “Nước” có thể dẫn ra các từ và chữ chỉ màu đen: Nước = Nam (tiếng Thái Lan) = Nậm (tiếng Tày) = Âm = U = Ô 烏 = Mồ = Mun = Mèn = Đen = Đêm = Lem = Lầm = Lào = Tạo 皂 = Tối = Hối 晦 = Hắc 黑 = Hun = Hôn 昏 = Hoẻn = Huyền 玄. (Ví dụ: một trong các bệnh da liễu là bệnh Hắc Lào, một trong các dược liệu đông y là vị Nha Tạo 牙皂 nghĩa là cái hợp chất đen chế bằng thực vật vẫn dùng để nhuộm răng ). Lầm là màu đen (ví dụ như vải đồng lầm là vải nhuộm bằng củ nâu rồi ngâm bùn). Củ nâu chuyên dùng làm nhuộm vải, ra màu nâu Non thì phơn phớt hồng (gọi là áo màu Non cho các cô gái) và màu nâu Già thì đỏ sậm (gọi là áo màu Già cho các cụ, màu Già viết bằng chữ Xích 赤 Giả 者 = Giả 赭,đây là chữ hội ý của Việt Nho đặt ra: Xích 赤 dùng để biểu ý màu đỏ, Ta=Giả 者 là dùng để tá âm cho từ Già). Củ nâu thuộc loại củ lành (đói còn đào củ nâu về ăn), Lành như đậu Nành và củ Lang (Nâu = Nành = Lành = Lang = Lương), nên từ Củ Nâu viết bằng chữ Thự Lương 薯 莨. Lầm là màu đen, chuyển nghĩa chỉ sự làm sai do Tối ý gọi là sai Lầm. Lầm chuyển nghĩa thành Lầm = Lẫn = Lẩn Thẩn. Cái màu Lầm còn diễn ra Lầm = Thâm 深 = Than 碳 = Thủy 水. (Ví dụ: cuộc sống trong lầm than là cuộc sống trong đen tối). Than chuyển nghĩa thành từ cụ thể chỉ vật liệu Than đá, Than củi. Than chuyển nghĩa thành từ trừu tượng chỉ sự nói về cái đen là Than Thở, đó là “Than Nói” = Thán (do lướt lủn), như Kêu mình số đen gọi là Ca Thán, Van mình số đen gọi là Than Vãn 嘆 云.
Việt nghĩa là gì? Việt gồm hai nghĩa, cụ thể là cái ánh Sáng (Việt = Liệt 烈) và trừu tượng là Sáng (Ưu Việt) về trí tuệ. Người nguyên thủy dùng cách cọ sát để lấy lửa, cọ sát phát ra tiếng “rọt rẹt” và “vọt” ra tia lửa thành Rõ = Tỏ = Đỏ. Cái tiếng “Rọt Rẹt” ấy làm Vọt ra ánh sáng, Vọt = Phọt = Phát, phát ra cái ánh sáng ấy gọi bằng từ Vọt = Vẹt = Vượt = Việt. Việt mang nghĩa cụ thể là cái ánh sáng. Giải thích như thế này là tưởng tượng ra, hay gọi là phịa ra cũng được, nhưng cái còn có cái lý để mà hiểu. Cũng như Dân 民 Kinh 京 (tiếng Tày Thái gọi là Cần 民 Keo 京) tự xưng mình kiêu ngạo là Kinh 京 mà còn chẳng hiểu Kinh 京 là cái gì, do đâu mà có cái tiếng gọi đó, trong khi chính con mình đẻ ra lại không thấy “Con Mình” = Kinh 京 (do lướt hay còn gọi là thiết, vì Thiệt là cái lưỡi, mà lướt lủn thì “Thiệt Lướt” = Thiết), chữ Kinh 京 gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Túc 小 (chữ Kinh 京 chia dọc lại rất cân bằng hai nửa âm dương, Cân 巾 là cân bằng nên xưa dùng đơn vị một Cân 巾 là 16 Lạng 两, như miền tây Nam Bộ đếm chục là 16, vì 16 nét là của bốn chữ Thiên Hạ Công Bình 天下公平, Công Bình = Công Bằng = “Công Bàn” = Cân), cái đứa đẻ ra Kinh là “Đứa Kinh” = Đinh丁, chứng tỏ Con = Kinh 京 = Đinh丁 nghĩa là con người. Tỏ = Tá = Lả = Lửa = Rưa = Rư = Rực = Nhực = Nhật = Nhiệt. Người Hán đọc chữ Nhật 日 là “Rư 日” dùng chỉ mặt trời hay ngày (Trời = Ngời = Ngày, ban ngày có nghĩa là khi đang sáng), đọc chữ Nhiệt 熱 là “Rưa 熱” dùng chỉ cái nóng. Người Đài Loan đọc chữ Nhiệt 熱 là “Lửa 熱” dùng chỉ cái nóng. Cái “Vọt” ra ấy chính là cái ánh sáng cụ thể đánh ra từ sự cọ sát hay từ mặt trời (từ “Hay” ở đây có nghĩa là nguyên nhân thứ hai, Hai = Hay), ánh sáng đó là Vọt = =Vượt = Việt. Việt dùng chỉ cụ thể cái ánh sáng, tức đồng nghĩa với Lửa, nên từ đôi “Lửa Việt” = Liệt 烈 , Liệt 烈 chuyển nghĩa chỉ sự mạnh mẽ, rất Nóng, mà Nóng nở ra từ dính Nồng-Nàn, viết bằng chữ Nhiệt Liệt 热 烈. Lửa = Láng = Lãng 朗 = Sáng , Sáng đồng nghĩa Lửa, Lửa ấy là do con người hơn con vật là biết dùng, nên từ Việt đồng thời chuyển nghĩa chỉ con người, gọi là “Con Việt” = “Kinh Việt” = Kiệt. Chữ Kiệt 杰 biểu ý là cái cây 木 lửa 灬 tức “Cây Việt” = Kiệt 杰, chữ gồm bộ Cây 木 và bộ Lửa 灬. Con người cũng như cái cây đều là cơ thể sống. Dù chữ biểu ý bằng các kí hiệu như vậy nhưng từ Kiệt 杰 chỉ dùng riêng cho con người. Từ Kiệt Xuất là từ trừu tượng chỉ con người tài giỏi, tức kẻ “Sáng Ý” = Sĩ, mà chữ Sĩ 士 là Thập 十 Nhất 一 tức mười phân vẹn mười, là một cái “Thập 十 Nhất一” = Thật 是, 昰. Chữ Thật 是 này là Viết 曰 Nhã 疋, (“Viết Nhã” = Và, nghĩa là Nói) , đọc là “Thật Chi!” = Thị 是, mà tiếng Nghệ và tiếng Việt Đông gọi là “Hầy”, tiếng Nhật là gọi là “Hay”, đều đồng nghĩa là Đúng. Chữ Thật 昰 này mà lướt lủn thì là “Viết 曰 Chính 正” = Viết 曰 , cũng tức là lướt lủn “Nói (曰) Đúng (正)” = Nói (曰), bởi vì Nói = “Nói Ra” = Na = “Việt Na” = Và (tiếng Việt Đông, “Và”) = Van = Vân 云 = “Việt Nói” = Viết 曰 . Chữ Viết 曰 nghĩa là Nói, biểu ý bằng vẽ cái Miệng 囗 có lằn môi ngang 一 giữa thành Viết 曰. Lưỡi là cái cơ quan làm ra Tiếng 聲 Nói 曰, tức làm ra Thanh 聲 Viết 曰, mà lướt “Thanh 聲 Viết 曰” = Thiệt 舌, chữ Thiệt 舌 dùng chỉ cái lưỡi. Cái mở tiếng là cái “Mở Tiếng” = Miệng 囗, viết biểu ý bằng một mảnh vuông, cũng đại diện cho Tiếng, nên chữ Thiệt 舌 chỉ cái Lưỡi viết biểu ý bằng Can 干 Tiếng 口, tức nó Làm 干 ra Tiếng 口.(theo <TVGT 说文解字>). Mần = Cần = Can = Cam = Làm = Phạm (phạm tội là làm ra tội, nhưng vô can là không làm). Mà lướt “Lưỡi Nói” = Lời thì cũng là lướt “Thiệt 舌 Viết 曰” = Thuyết 話, hay “Thiệt Nói” = Thọi = =“Thiệt Noái” = Thoại 說 (tiếng Nam Bộ phát âm điện thoại là “điện thọi”, tiếng Huế phát âm nói là “noái”).Thuyết 話 đồng nghĩa Thoại 說, nên mới có lướt “Thuyết hay thoại cũng là Một” = Thốt. Thốt mang nghĩa là nói, còn nhấn “Thốt Rứa!” = Thưa, nên có từ đôi Thưa Thốt (thành ngữ “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, “mẹ gọi con thưa”). Lời tức Lời Nói, mà có lời nói là do Người Ồn, lướt “Người 人Ồn 音” = Ngôn 言, từ Lời dân gian được viết bằng chữ hàn lâm là Ngôn 言, chữ Ngôn 言 dùng đại diện cho Nói hay Ồn. Nhấn “Ngôn 言 Chứ 之!” = Ngữ 語, Ngữ 語 cũng đại diện cho Nói hay Ồn. Từ Ngôn Ngữ 言 語 là một từ đôi, Ngôn 言 đồng nghĩa với Ngữ 語, cổ văn vẫn trích “Khổng Tử Ngôn 孔子言…”. “Khổng Tử Ngữ 孔子語…”, “Không Tử Viết 孔子曰…”., ‘”Khổng Tử Vân 孔子云…” đều là “Khổng Tử Nói…”. Ngô Ồn 吳 音 là người nước Ngô nói (tiếng Nhật: “Gô 吳 Ôn 音”), Hòa Ồn 和 音 là người nước Đại Hòa nói (tiếng Nhật: “Wa 和 Ôn 音”), Việt Ồn 越 音 là người Việt nói, Việt Ồn = Việt Nói = Việt Và, mà “Việt Ồn” = Vồn, nên từ Việt Và đã chuyển nghĩa thành từ Vồn Vã chỉ cái tính hay chào hỏi hiếu khách của người Việt (Và nhiều thì dùng lướt từ lặp “Và Và” = Vã, 1+1=0). Thiệt 舌 là từ hàn lâm được tạo ra do chỉ cơ quan Lưỡi làm chức năng hoàn thành cái Tiếng Nói là “Thanh 聲 Viế t曰” = Thiệt 舌, chữ Thiệt 舌 thành từ hàn lâm của từ Lưỡi dân gian. Do vậy mà “Lưỡi Nói” = Lời, từ Lời viết bằng chữ Ngôn 言. Đồng thời cũng có “Thiệt 舌 Nói” = Thọi (tiếng miền đông Nam Bộ) = Thoại 說, thoại có nghĩa là lời nói, chữ Thọi hay Thoại 說 gồm biểu ý bằng chữ Ngôn 言 (lời nói) với biểu âm bằng mượn âm của từ Đổi viết bằng chữ Đoái 兌. Do vậy gọi cái “điện thọi” hay cái “điện thoại” đều đúng cả, không có từ nào sai ngữ pháp. Chỉ có là Hán ngữ đã dùng đảo lộn, gọi chữ Thoại 說 (chữ có tá âm Đoái 兌) là Thuyết (phát âm là Shuo 說, mang nghĩa là nói), lại gọi chữ Thuyết 話 (chữ có tá âm Thiệt 舌) là Thoại (phát âm là Huà 話, mang nghĩa là lời), dùng chữ Thiệt 舌 chỉ cái lưỡi (phát âm là Shé).<TVGT> hướng dẫn đọc thiết Thực 食Liệt 列 thành Thiệt 舌, đúng âm nhưng không logic, vì Thực 食 nghĩa là ăn, Liệt 列 nghĩa là bày ra, chỉ là hai chữ để mượn âm mà đọc mà thôi. Nhưng nếu theo phát âm của Hán ngữ mà thiết thì là: “Shí 食Liè 列” = Shiè , thì lại trật, không thành “Shé 舌” Hán ngữ phát âm “Shuo Hua” (dùng theo động từ) có nghĩa là Nói Lời, và phát âm “Hua Shuo” (dùng theo danh từ) có nghĩa là Lời Nói. Phân tích ba chữ nho: Thiệt 舌 – Thuyết 話 – Thoại 說 đều thấy có gốc do từ dân gian: Lưỡi – Nói – Lời (là: Công cụ – Chức năng – Sản phẩm). Tương ứng trong Hán ngữ là: Shé 舌 – Shuo 說 – Huà 話. Như vậy Sản phẩm sẽ là Lời = Thoại = “Huà”. So ánh (trong ngoặc vuông là [thiết của Hán ngữ] ), sẽ có Sản phẩm ấy là “Lưỡi Nói” = Lời, tức là “Thiệt 舌 Nói” = Thoại 話, trong khi tương ứng [“Shé 舌 Shuo 說” = Shuo, trật, không thành “Hua 話” ]; Thoại 話 đồng nghĩa với “Người 人 Ồn 音” = Ngôn 言 [“Ren 人 Yin 音” = Rin, trật, không thành “Yan 言” ]. Kết luận: “Lưỡi Lướt” = Lướt (do QT Lướt) cũng tức là “Thiệt 舌 Lướt” = Thiết 切 (do QT Lướt lủn). Chữ Nho là từ hàn lâm của tiếng Việt, có gốc do từ dân gian tiếng Việt, và dùng đồng thời với từ dân gian; từ hàn lâm không phải là “từ Hán-Việt”. Ví dụ như trong lời Hịch đánh quân Đại Thanh xâm lược của vua Quang Trung: “…Đánh cho chúng chiếc luân bất phản! Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn! Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ!...”. Gốc dân gian: Lăn = Luân 侖, từ Lăn viết bằng chữ Luân 輪; Miếng = Phiếng = Phiến, từ Miếng viết bằng chữ Phiến 片;ngược với 1= Một là 0 = Mô = Vô 無 = Bố (tiếng Tày) = Bất 不, v.v….