-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/04/2016 in Bài viết
-
Ý NGHĨA CỦA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG & NỀN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Bài trên Fb của Thien Su Lac Viet Thưa các bạn. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 là một trong những ngày lễ lớn trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương ăn sâu vào dòng máu Việt và như thôi thúc con người Việt hướng về ngày giỗ Tổ. Những ghi chép lịch sử đã xác định rằng: Ngay sau khi giành được chính quyền ngày 19/ 8 1945, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là Ngài Hồ Chí Minh, đã cử Phó Chủ Tịch nước là Ngài Huỳnh Thúc Kháng đem một tấm bản đồ nước Việt và một bộ ấn kiếm dâng lên Chư Tổ Hùng Vương ở đền thờ vua Hùng Phú Thọ, khẳng định quyết tâm gìn giữ giang sơn do tổ tiên để lại. Sau ngày Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà nội, tôi và một số người bạn đã lên Đền Hùng Phú Thọ lễ tạ. Do khí lực suy kiệt vì dồn hết thần lực trong những ngày canh mưa của thời gian Đại Lễ, sức khỏe không tốt, nên tôi chỉ lên đến Đền Hạ và nghỉ ở đó. Trời sẩm tối và mưa nhỏ. Các bạn tôi cầm ô để leo lên đền Thượng. Tôi đã nói: "Các bạn không cần phải cầm ô theo. Tôi bảo đảm tạnh mưa ngay bây giờ!". Các bạn tôi vẫn đem ô theo, để làm.... gậy chống. Vì mưa tạnh ngay sau đó, như lời tiên đoán của tôi. Khi lên đến Đền Thượng, các bạn tôi đã được vị thủ từ cho xem thanh kiếm, cái ấn và bản đồ Việt của cụ Huỳnh Thúc Kháng dâng lên chư tổ Hùng Vương. Sở dĩ tôi phải viết thêm những dòng này, trước khi mô tả về ý nghĩa của ngày Giổ Tổ Hùng Vương trong nền văn minh Đông phương, vì có vài ý kiến cho rằng: "Việc Ngài Hồ Chí Minh cử Ngài Huỳnh Thúc Kháng dâng ấn, kiếm và bản đồ Việt lên anh linh tổ tiên là không thật". Cho nên, dù không tận mắt nhìn thấy, nhưng tôi phải xác định rằng: Đây là một sự kiện lịch sử có thật. Qua sự kiện này cho thấy, ngay những ngày đầu tiên hưng quốc sau 100 năm đô hộ của Pháp, vị lãnh đạo tối cao và là khai quốc công thần số một, là Ngài Hồ Chí Minh, đã nghĩ ngay đến anh linh tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Sau ngày chiến thắng quân đội Pháp, Ngài Hồ Chí Minh cũng ngồi ngay tại Đền Hùng Phú Thọ, phát biểu một câu nổi tiếng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Thưa các bạn. Những sự kiện lịch sử trên, đã xác định sự hướng về cội nguồn của tất cả những con người Việt từ lãnh tụ tối cao, cho đến mọi người dân Việt. Là người Việt Nam, dù mang bất cứ quốc tịch nào, theo tôn giáo, tín ngưỡng nào, quan điểm chính trị nào, nhưng nếu muốn xác định cội nguồn dân tộc của mình, đều phải hướng tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương, như một bằng chứng của giống nòi xuất thân. Bởi vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó vượt xa mọi tôn giáo, tín ngưỡng đối với người Việt. Nó không phải là một tín ngưỡng - như một đề xuất công nhận di sản văn hóa Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc - mà là bằng chứng cội nguồn của giống nòi Việt. Do đó, giáo sư linh mục Thiên Chúa giáo Lương Kim Định - một tôn giáo chỉ xác định thờ Chúa Jesu và không mặn mà lắm với việc thờ cúng tổ tiên - đã nhận thấy sai lầm của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong việc tìm về cội nguồn Việt tộc. Và ông đã cố gắng hết sức mình chứng minh những giá trị minh triết Việt từ cội nguồn Việt trên đất nước Văn Lang. Nhưng ông đã không thành công. Những công trình nghiên cứu của ông chỉ mang tính định hướng về sự huyền vĩ của cội nguồn Việt tộc. Nhưng những luận cứ của ông chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh điều này. Tuy nhiên, là một người miệt mài tìm về cội nguồn Việt tộc đã 18 năm nay, tôi xác định rằng: giáo sư linh mục Lương Kim Định là người đầu tiên đã đặt vấn đề về sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt trong những giá trị của văn minh Đông phương. Nhưng tôi cũng cần phải xác định rằng: Hệ thống luận cứ của tôi chứng minh sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt, hoàn toàn không phải bắt nguồn, hay chịu ảnh hưởng từ giáo sư Lương Kim Định. Mà nó hoàn toàn độc lập với những phương pháp chứng minh khác hẳn. Tôi là một chứng nhân khách quan của giáo sư Lương Kim Định trong học thuật, chứ không phải là người tiếp nối phát triển hệ thống luận cứ của ông. Thưa các bạn. Một trong những giá trị của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, nằm ngay trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương của nền văn hiến Việt, mà tôi sẽ trình bày với các bạn sau đây. Thưa các bạn. Đã có nhiều ý kiến trên Fb và các trang mạng xã hội, trên web, kể cả những web nhân danh khoa học như khoahoc.tv...đã đặt nhiều vấn đề về ngày giỗ tổ 10/ 3 xuất phát từ nguyên nhân nào? Họ đặt vấn đề có 18 chư tổ thời Hùng Vương, tại sao lại chỉ có một ngày giỗ? Hoặc ngày 10/ 3 là ngày mất của vi Tổ nào trong 18 Chư Tổ Hùng Vương? Họ dẫn chứng những tư liệu lịch sử để chứng minh ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/ 3 chỉ bắt đầu từ thời vua Khải Định, rằng trước đó ngày giỗ tổ là ngày 11, hay mùng 9..vv... Các bạn có thể xem bài viết trong đường link này, để thấy được một trong những sự thắc mắc của tha nhân với ngày giỗ tổ Hùng Vương, mùng 10/ 3. http://khoahoc.tv/co-18-doi-vua-hung-vay-103-la-gio-vi-vua-… Thưa các bạn. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không phải là ngày mất của bất cứ vị vua lập quốc nào của Việt tộc. Việt sử trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, cho nên sau đó cũng chỉ được nhắc tới năm lập Quốc theo lịch Thái Ất: "Năm thứ 8 - Nhâm Tuất, vận VII, Hội Ngọ - tức năm 2879 trc CN". Thậm chí không còn tư liệu cho biết ngày tháng nào trong năm đó, là ngày vị vua Hùng đầu tiên tuyên ngôn lập quốc. Vâng! Như vậy làm sao có thể ghi nhận ngày sinh, hay ngày mất của vị vua đầu tiên, hay một vị vua nào đó trong chư tổ các thời Hùng Vương?! Bởi vậy, việc đặt vấn đề: ngày 10/ 3 là ngày giỗ (Ngày mất) của vị vua nào trong 18 chư tổ của 18 thời Hùng Vương chỉ là một nhận thức mang tính giới hạn, do bị chấp vào một nghi lễ của Việt tộc thờ và giỗ người đã khuất sau khi mất, khi các văn bản mô tả liên quan sau hàng ngàn năm thăng trầm sử Việt cũng không còn. Cũng không thể chấp vào một cái văn bản từ thời Khải Định xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10/ 3 để cho rằng: Ngày giỗ Tổ bắt đầu từ Khải Định năm thứ nhất (tôi sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này dưới đây). Cũng không thể căn cứ vào vài tục lệ - tùy theo thời gian và vùng miền - mà cho rằng có nơi lấy ngày mùng 9/ 3; có nơi lấy ngày 11/ 3 để hoài nghi ngày giỗ Tổ mùng 10 / 3. Bởi vì, trong phong tục cúng giỗ của Việt tộc với một người - có ngày mất cụ thể - thì có nơi bớt một ngày, lấy ngày trước ngày mất làm ngày giỗ; có nơi thêm một ngày, lấy ngày sau ngày mất làm ngày giỗ. Cho nên với hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, ý nghĩa đích thực của ngày giỗ Tổ đã mất đi, và thế gian chấp vào ngày gọi là "giỗ" để bàn tán một cách cục bộ và sai lầm về vấn đề: đó có phải là ngày mất của vị vua nào và nó có từ bao giờ? Thực ra, ngày giỗ Tổ mùng 10/ 3 hoàn toàn không phải là ngày mất của bất cứ một vị vua nào trong lịch sử thời Hùng Vương. Mà ngược lại. Đây chính là biểu tượng của một đồ hình nổi tiếng trong Lý học Đông phương, nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành, một học thuyết làm chủ đạo chi phối mọi quan hệ xã hội của nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thưa các bạn. Như tôi đã trình bày với các bạn: Ngày mùng 10/ 3 thực chất là con số của Trung cung một đồ hình nổi tiếng của nền văn minh Đông phương, quen gọi là "Hà Đồ". Có hai đồ hình Hà Đồ. 1/ Là Hà Đồ điểm gồm 55 chấm đen trắng, trong đó có 30 chấm đen và 25 chấm trắng. Chấm trắng thuộc Dương và chấm đen thuộc Âm. 2/ Là Hà Đồ cửu cung, trong đó mô tả rõ Trung cung (ô ở giữa) màu vàng và ghi độ số 5/ 10. ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ ĐIỂM VÀ HÀ ĐỒ CỬU CUNG Hai đồ hình Hà Đồ này chỉ mô tả một nội dung là độ số ở các phương vị. Theo cổ thư chữ Hán thì do vua Phục Hy (khoảng 6000 năm cách ngày nay), đi tuần ở trên sông Hoàng Hà. Ngài thấy một con long mã nổi lên, trên lưng có các vòng xoáy. Từ những vòng xoáy này, Ngài nghĩ ra đồ hình Hà Đồ điểm và từ đó lập ra Tiên Thiên Bát quái trên cơ sở đồ hình Hà Đồ này. Truyền thuyết Trung Hoa thì ghi nhận như vậy, nhưng phải đến 5000 năm sau đó, tức 1000 năm cách ngày nay, đồ hình Hà Đồ mới được công bố vào cuối đời Tống. Trong tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan đến Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cổ kim, đồ hình Hà Đồ không được thể hiện tính ứng dụng. Trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" (Nxb Tổng Hợp T/p HCM 2006), tôi đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chính đồ hình "Hà đồ phối với Hậu Thiên Lạc Việt", mới là nguyên lý căn để của tất cả mọi hệ thống ứng dụng, chứ không phải "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương", như các bản văn cổ kim chữ Hán thể hiện. Trên cơ sở này, tôi đã hệ thống hóa, một cách nhất quán và hoàn chỉnh, toàn bộ các ngành ứng dụng của Lý học Đông phương liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Phong thủy, Tử Vi, Đông Y...Và đó cũng là cơ sở để tôi xác định bảng "Lục thập hoa giáp" của Tàu đã sai, từ đó hiệu chỉnh thành Lạc thư hoa giáp với sự đổi chỗ Thủy Hỏa, gây tranh luận nhiều năm trên các diễn đàn. Với tất cả những điều kiện đã xác định trên - tôi đã chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống lý thuyết vũ trụ và nhân sinh quan, mô tả toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ, từ khởi nguyên đến mọi sự vận đông có quy luật, tương tác, đã tạo nên cuộc sống, xã hội và con người trên trái Đất hiện nay với khả năng tiên tri. Và đây chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Vì là một lý thuyết, nên nó phải có một hệ thống cấu trúc hợp lý lý thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được là đúng. Thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt", hoàn toàn phù hợp với tiêu chí này. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tất cả những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã được hiệu chỉnh và phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt, nhân danh nền văn hiến Việt và thuộc về nền văn hiến Việt: Cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Tôi đã chứng minh điều này với sự tổng hợp từ những luận điểm được chứng tỏ từ nhiều cuốn sách xuất bản trước đó và các bài viết trên web lyhocdongphuong.org.vn. Thưa các bạn. Tất cả mọi luận cứ mang tính hệ thống, hoàn chỉnh và chặt chẽ ấy, đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Chính nền văn hiến Việt huyền vĩ ấy, đã lấy học thuyết Âm Dương Ngũ hành làm một lý thuyết chủ đạo trong hình thái ý thức của thượng tầng kiến trúc xã hội và chi phối toàn bộ mọi quan hệ xã hội; từ sự hoạch định chính sách, chỉ đạo quốc gia, tổ chức xã hội...cho đến cả sinh hoạt đời sống xã hội và từng con người. Nó cũng chi phối đến cả sự hình thành một ngôn ngữ cao cấp nhất thế giới văn minh cho đến tận ngày hôm nay, đó là ngôn ngữ Việt. Thưa các bạn. Do đó, ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/ 3 không phải là ngày mất của bất cứ vị vua Hùng nào trong 18 thời đại các vua Hùng, kéo dài 2622 năm; mà là một con số tiêu biểu cho hệ thống tri thức huyền vĩ của nền văn hiến Việt, nhằm nhắc nhở và tôn vinh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Đó chính là độ số 5 - 10 của Trung cung Hà Đồ, nguyên lý căn để chi phối toàn bộ mọi tri thức ứng dụng của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Nền văn minh này đã bị hủy diệt, nên khi dùng cốt lõi căn bản trong nguyên lý của nó là con số của Trung cung Hà Đồ làm ngày giỗ Tổ, tổ tiên ta đã muốn nhắc nhở con cháu về một nền văn minh huyền vĩ, do tổ tiên tạo lập từ cội nguồn là quốc gia Văn Lang bên bờ nam sông Dương tử. Hy vọng rằng đời sau sẽ phục dựng lại những giá trị huyền vĩ của nó. Thưa các bạn. Trong một lời nguyền ghi ở Kim Tự Tháp Keof, vị Pharaon đã nhắc nhở: "Ta sẽ quay lại với các người". Nhà tiên tri vĩ đại người Ba Lan cũng phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, mới chính là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri của bà Vanga. Ngày giỗ Tổ các vua Hùng mùng 10/ 3 chính là sự nhắc nhở đến các thế hệ Việt về cội nguồn giá trị của một nền văn Việt, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử , từ gần 5000 năm trước. Cảm ơn sự chia sẻ và quan tâm của các bạn.5 likes
-
Nét Việt
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
GIẤY DÓ - ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ Fb Thú Chơi Sách Giấy dó làm từ vỏ cây dó. Người ta tạo ra giấy từ bột xơ của vỏ dó, thông qua công nghệ thủ công truyền thống khá phức tạp. Chính nguyên liệu và công nghệ sản xuất này đã tạo nên đặc tính của giấy dó. 1) Khác với công nghệ làm giấy hiện đại chỉ lấy thân cây (bạch đàn, thông, keo...) làm nguyên liệu sản xuất giấy, còn vỏ dó thì loại bỏ, công nghệ truyền thống giấy dó chỉ lấy vỏ cây dó làm nguyên liệu, còn thân cây (ruột) thì không dùng được. Vỏ dó được ngâm, đãi, nấu và giã để lấy bột xơ xeo giấy. Xơ đó là một loại senlulo (xen-lu-lô) sau khi giã, nó tạo thành mạng sợi như hình mạng nhện Sợi xơ đó rất mềm, dai và không đặc - các ''mao quản'' sợi gió kết cấu ở dạng ống. Để tạo ra một loại giấy có đặc tính dai và xốp, thợ thủ công Việt Nam đã không nghiền bột dó mà duy trì phương pháp giã dó rất độc đáo. Nghiên cứu về giấy dó, các nhà khoa học và kỹ thuật công nghiệp giấy đã thấy rõ sự khác biệt giữa nguyên liệu dó và nguyên 1iệu gỗ. Nguyên liệu dó đuốc sử dụng ở dạng sunfit senlulo không tác dụng kiềm. Còn nguyên liệu giấy hiện đại, người ta chọn một số loại cây lá hình kim thân gỗ có xơ mềm, nhẹ làm bột giấy, thông qua việc xử lý ở dạng sunfat senlulo, tác dụng kiềm. Vì không nắm được đặc trưng cơ bản và quan trọng của giấy dó, một số nhà sản xuất giấy ở phía Nam sau ngày giải phóng (sau năm 1975) đã thất bại khi sản xuất giấy dó, do đem nghiền bột vỏ dó. 2) Giấy dó xốp nhẹ, bền dai, dễ cắn màu, mực, không nhòe khi viết, vẽ, in. Hơn nữa, giấy dó ít bị mối mọt, ít bị giòn gãy, ẩm nát như nhiều loại giấy hiện đại. Do đó, giấy đó đã được sử dụng từ lâu đời và rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội ở tước ta: - Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại dân gian gọi là “giấy Tây” để phân biệt với “giấy ta” là giấy bản, giấy dó), giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện Nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán - Nôm đều in trên các loại giấy dó. Mãi đến sau năm 1980, một số sách của Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới) được ấn hành bằng giấy dó, trong số đó có cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giới thiệu không chỉ các di sản tư tưởng, văn hóa mà cả sản phẩm giấy dó truyền thống Việt Nam ra nước ngoài. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó, mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hóa thành văn vô giá, đồ sộ phong phú của dân tộc. - Giấy dó là nguyên vật liệu chủ yếu để làm tranh dân gian. Các dòng tranh, cũng là những trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn ở Việt Nam - Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng với vô số tác phẩm nổi tiếng, hầu hết đều in trên giấy dó. Giấy dó, giấy điệp (giấy dó được quét hồ điệp) là nguyên vật liệu thích hợp nhất để in, vẽ tranh dân gian Việt Nam. - Không chỉ dùng in, vẽ tranh dân gian, giấy dó tỏ ra thích ứng hơn cả so với các loại giấy khác trong sản xuất quạt giấy các loại. Tại các làng quạt giấy thủ công nổi tiếng ở Hà Tây (làng Canh Hoạch hay còn gọi là làng Vác), Hải Hưng (làng Đào Xá) và nhiều nơi khác, giấy phất quạt bao giờ cũng phải dùng giấy dó, giấy bản. - Ở các làng nghề đúc đồng thủ công, làng nghề nặn tượng Phật, các nghệ nhân thường sử dụng rất nhiều giấy dó. Người ta trộn giấy dó ngâm nó với đất sét, đất bùn ao luyện kỹ, với trấu và vôi sống để làm cốt tượng, rồi sơn son thếp vàng bên ngoài, hay để làm khuôn đúc tượng đồng, chuông đồng v.v.. Để đúc pho trong Phật Di Đà (A-di-đà) ở chùa Ngũ Xã (tức chùa Thần Quang), nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã đã dùng tới 70 tấn nguyên liệu gồm giấy bản và đất, trấu đế tạo khuôn, gồm khuôn trong và khuôn ngoài, tiến hành công việc suốt 3 năm đúc trong 3 giờ liền, sản phẩm tượng đồng nguyên khối nặng tới 11 tấn 300 kg. Khuôn ấy phải chịu lực rất lớn. Vai trò của giấy dó tạo khuôn đúc quả là to lớn. - Độ bền dai của giấy dó đạt tới mục phi thường trong công nghệ sản xuất vàng quỳ. Vàng quỳ được sản xuất ở làng Kiêu Ky, Gia Lâm (Hà Nội). Người ta dát vàng thoi thành vàng lá dày 1-2mm. Lá vàng được cắt thành từng miếng nhỏ, khoảng 1cm2. Dùng giấy bản (giấy dó) bọc lót vàng, mỗi lớp vàng một lớp giấy. Rồi dùng búa sắt nhỏ đập đều đều, liên tục lên tập giấy vàng trên chiếc đe phẳng, cho đến khi các miếng vàng lá bị dát mỏng tới mức biến thành lớp vàng quỳ (lớp bột vàng mịn, cục mỏng), một nguyện liệu quý giá cho việc thếp vàng trên các sản phẩm son son (tượng Phật, câu đối, hoàng phi, ngai thờ, kiệu v.v… ) Những người thợ sơn thếp các sản phẩm quý giá bao giờ cũng sử dụng nguyên vật liệu vàng quỳ hay bạc quỳ này. Sơn ta hãy còn ướt, chưa ủ khô, người ta thổi bụi vàng, bạc quỳ vào để thếp màu tươi sáng, rực rỡ. Điều đáng nói ở đây là giấy dó bọc lót quỳ không hề bị rách nát. - Năm 1969, giấy dó được nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực âm học tại Việt Nam. Người ta đã dùng một tỷ lệ nhất định giấy dó làm nguyên liệu cho hợp chất sản xuất màng loa chất lượng cao. Kết quả quan trọng này sau khi đem thử nghiệm tại Tiệp Khắc, Hung-ga-ri... đã được các chuyên gia đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Giấy dó Việt Nam đã xuất khẩu sang Pháp và một số nước khác. Tại Pháp, các họa sĩ Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (hay giấy gió hàng) hoặc vẽ tranh bằng mực nho (mực Tàu) theo lối tranh Phương Đông cổ điển. Những sản phẩm nghệ thuật ấy bán rất chạy ở Châu Âu. Gần đây các bảo tàng ở Châu Âu đã nhận ra khả năng chống ẩm rất cao của giấy dó. Những bức tranh quý giá nếu được lót một tấm giấy đó bồi dày ở trong khung phía sau tranh thì tác phẩm không bị ẩm mốc, tuổi thọ tranh được kéo dài và không ố vàng. Người pháp đã đầu tư khôi phục một làng giấy ở Hà Bắc, bắt đầu từ vài ba gia đình có nghề giấy cổ truyền, thông qua một đơn vị tại Việt Nam có tên Châu Á mở (Open Asia). - Không chỉ có thế, người Việt Nam đã từ lâu biết sử dụng giấy dó làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại hàng thủ công truyền thống khác: làm ngòi pháo, bồi dán đồ chơi Trung thu cho trẻ em làm đồ vàng mã, v.v… Làm ngòi pháo các loại bởi giấy dó cháy đượm. Làm đồ chơi vì giấy dó bền dai, xốp nhẹ, trắng sáng dưới ánh đèn, nến, tạo sáng mờ ảo lung linh. Làm vàng mã bằng giấy dó có ưu điểm là dễ nhuốm màu, cắn hồ, xốp nhẹ đẹp, khi đất (hóa) thì cháy nhanh và cháy kiệt. Đặc tính này quan trọng và cần thiết, rất thích ứng với quan niệm dân gian cho rằng: vàng, mã khi đốt mà không cháy hết thì những thứ này - tiền bạc, quần áo, voi ngựa, khay tráp, người hầu (hình nhân) sang thế giới ''bên kia'' sẽ đều bị thủng, rách, không hoàn chỉnh, kém giá trị. Cũng như một số sản phẩm thủ công thiết yếu khác, giấy dó có nhiều lợi ích, gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam suốt hàng ngàn năm nay. Nguyên liệu chính yếu để sản xuất giấy dó là cây dó.2 likes