-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/04/2016 in Bài viết
-
Bà Clinton cảnh báo Trung Quốc 07/04/2016 14:55 (NLĐO) - Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 6-4 tuyên bố sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu bà được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp. Phát biểu tại một sự kiện ở bang Pennsylvania một ngày sau thất bại ở Wisconsin, bà Clinton cho biết: “Tôi sẽ đối đầu quyết liệt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về những vấn đề nóng nhất mà chúng ta đang đối mặt hiện nay từ tấn công mạng, nhân quyền, biến đổi khí hậu đến thương mại và hơn thế nữa”. Nữ chính trị gia 69 tuổi cam kết sẽ cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời cáo buộc nước này vi phạm các quy tắc thương mại. “Trung Quốc biết rằng nếu tôi trở thành tổng thống, họ sẽ phải tuân theo luật. Vì Mỹ sẽ đối xử công bằng với Trung Quốc hoặc là họ sẽ không thể tiếp cận thị trường của chúng ta” - cựu ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Bắc Kinh. Bà Clinton tuyên bố sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu bà được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp. Ảnh: AP Theo bà Clinton, Trung Quốc đã phá giá trái phép những hàng hóa xuất sang thị trường Mỹ, lấy cắp bí mật thương mại của Washington, thao túng đồng nhân dân tệ, ưu ái quá mức doanh nghiệp nhà nước và phân biệt đối xử với công ty Mỹ. Ứng viên sáng giá của đảng Dân chủ cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ và những hành vi trên của nước này sẽ còn tồi tệ hơn nếu họ chịu áp lực từ bên ngoài. . “Tổng thống Mỹ tiếp theo phải hiểu Trung Quốc chơi trò gì và sẵn sàng ngăn chặn họ” - bà Clinton nhận định. Đây được xem là những phát biểu cứng rắn nhất về Bắc Kinh trong các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Xuân Mai (Theo Breitbart) ======================== Đúng rùi! Cứ phải cứng rắn với Tung Coóc mới có cơ hội thắng cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Cái này lão Gàn lói nâu dồi. Khi bà Clinton còn chưa ứng cử tổng thống. Ngay trong topic này.3 likes
-
Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây. Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình". Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/ Nga và NATO bất ngờ nhóm họp sau 2 năm lạnh nhạt Thứ bảy, 09/04/2016 - 10:15 Dân trí Sau gần 2 năm “đóng băng” quan hệ do những căng thẳng liên quan đến việc Nga cho Crimea sáp nhập, lần đầu tiên Nga và NATO thống nhất nối lại các cuộc hội đàm ở cấp đại sứ tại Brussel (Bỉ) trong 2 tuần tới. >> Quan hệ Nga - NATO tiếp tục sóng gió >> Cuộc chiến Nga-NATO bắt đầu tại Aleppo? >> Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich Hội đồng Nga-NATO sẽ có cuộc họp trong hai tuần tới (Ảnh minh họa: Reuters) Ngày 8/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexey Meshkov cho biết, cuộc họp Nga-NATO có thể diễn ra “trong một vài tuần tới”. Phía NATO cũng xác nhận thông tin cuộc hội đàm sẽ diễn ra trong 2 tuần tới. Phái đoàn Nga tại NATO cho biết chương trình nghị sự của cuộc họp đã được hai bên thống nhất, đây cũng là những vấn đề khiến hai bên bất đồng quan điểm trong thời gian qua. Tuy nhiên thời gian cụ thể của cuộc họp vẫn chưa được công bố. NATO cho biết: “Hội đồng Nga-NATO sẽ thảo luận về tình hình bên trong và xung quanh Ukraine, cũng như sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk”. Tuyên bố này của NATO ngầm chỉ các thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán hòa bình tại thủ đô của Belarus nhưng đến giờ vẫn chưa được thực hiện. “Chúng tôi sẽ thảo luận về các hoạt động quân sự, đặc biệt tập trung vào sự minh bạch và giảm thiểu các nguy cơ”, NATO nói thêm, đồng thời khẳng định rằng Afghanistan và các mối đe dọa trong khu vực cũng là những vấn đề sẽ xuất hiện trong chương trình nghị sự. NATO nói rằng bất cứ cuộc họp nào cũng sẽ phải tập trung giải quyết các cuộc xung đột khiến hơn 9000 người thiệt mạng từ tháng 4/2014 giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai miền đông nước này. Phương Tây cáo buộc Nga tiếp tay cho phiến quân ở Ukraine, song Nga bác bỏ điều này. Trong bối cảnh Nga và phương Tây vẫn còn bất đồng quan điểm về vấn đề Ukraine, cuộc họp lần này là dấu hiệu cho thấy hai bên đều sẵn sàng cải thiện quan hệ ngoại giao để ngăn ngừa bất kì xung đột quân sự nào xảy ra trong khu vực. Việc NATO triển khai kế hoạch hiện diện quân sự lớn nhất của tổ chức này ở khu vực Đông Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh khiến Nga nghi ngại. Do vậy, NATO muốn hội đàm với Matxcơva về việc nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động quân sự, từ đó tránh gây hiểu lầm giữa các bên. NATO đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác với Nga từ tháng 4/2014 để phản đối hành động sáp nhập Crimea của Nga. Mặc dù NATO nói rằng hai bên vẫn có thể duy trì các mối liên hệ chính trị cấp cao, song trên thực tế các đại sứ của NATO và Nga chỉ gặp nhau 2 lần vào tháng 3 và tháng 6/2014 từ sau khi cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra. Thành Đạt Theo Reuters ======================= Với một quan điểm hoàn toàn nhất quán và mang tính hệ thống, lão luôn khuyên ngài Putin hãy bắt tay với Hoa Kỳ. Trong mọi tình huống, lão chưa bao giờ thay đổi luận điểm này với sách lược của nước Nga.2 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngẫm một chữ Hòa 和 Loài linh trưởng tiến hóa thành Người là từ chỗ biết dùng Lửa, rồi tiến đến văn minh là biết trồng Lúa. Nho viết từ Lửa bằng chữ Hỏa 火, viết từ Lúa bằng chữ Hòa 禾, cũng tương tự, viết từ Sáng = Láng = Lượng 亮 = Lãng 朗 bằng chữ Hoàng 煌 (L >H). Nói về thứ ánh sáng có mang năng lượng (tức Nóng = Nắng = Năng) thì có một thứ chung là Trăng = Trời = Ngời = Ngày = Nguyệt 月 = Nhiệt 热 = Nhật 日(trong nôi khái niệm này thì chữ Nhật 日 dùng thay chỉ Trời hay Ngày, chữ Nguyệt 月 dùng thay chỉ Trăng, chữ Nhiệt 热 dùng thay chỉ Nóng, mà Hán ngữ hiện đại đọc chữ Nhiệt 热 là “Rưa” [Re 热], người Đài Loan đọc chữ Nhiệt 热 là “Lửa”, vậy chứng tỏ Lửa = “Lửa Sáng” = Láng = Lượng 亮 = Lãng 朗 = Náng = Nắng = Năng = Nóng = Nướng = Dương là sự đem đến Năng Lượng 能 量, tiếng Nghệ gọi Nướng là “Náng” như “náng bắp ngô trên than đỏ lửa” . Chữ Nhật 日 chỉ ánh sáng mặt trời, thành ra Nhật 日 đại diện cho Mặt Trời, từ ghép kiểu Việt đề trước thuyết sau là hai chữ Nhật Lãng 日 朗 nghĩa là Trời Sáng, từ ghép này trong Hán ngữ hiện đại vẫn để nguyên dùng theo cú pháp Việt, phát âm lơ lớ là “Rư 日 Lảng 朗” [Ri Lang 日 朗]. Chữ Nguyệt 月 chỉ ánh sáng mặt trăng, thành ra Nguyệt 月 đại diện cho Mặt Trăng, từ ghép kiểu Việt đề trước thuyết sau là hai chữ Nguyệt Lượng 月 亮 nghĩa là Trăng Sáng,từ ghép này trong Hán ngữ hiện đại vẫn để nguyên dùng theo cú pháp Việt, phát âm lơ lớ là “Duê 月 Leng 亮” [Yue 月Liang 亮]. Nắng là thứ Trời ban (Tặng) trực tiếp (Thẳng) cho, chiếu Thẳng từ mặt trời xuống không gì cản được, nên có nôi khái niệm: Nắng = Thẳng = Tặng = Tạnh = Hanh (hanh thông), trời không đang mưa gọi là “trời Tạnh”, nắng khô ráo gọi là “nắng Hanh khô” hay “nắng Hanh”. Lúc Tạnh là lúc sáng sủa gọi là “Tạnh Minh 明” = Tình 晴, Nắng viết bằng chữ Lãng 朗, nên lúc trời Tạnh và Nắng thì Nho viết bằng hai chữ là Tình Lãng 晴 朗, Hán ngữ dùng hai chữ Tình Lãng 晴 朗 phát âm lơ lớ là “Txíng 晴 Lảng 朗” [Qing Lang 晴 朗] chỉ trời Tạnh Nắng. Từ Lửa viết bằng chữ Hỏa 火 là do từ Đốt Lửa = Đỏ Lửa, Đỏ = Hỏ = Hỏn = Hườm = Hường = Hồng, “đỏ lửa ạ” nhấn là “Hồng lửa Ạ!” = =Hỏa. Từ Lúa viết bằng chữ Hòa 和 là do nhấn “Hột 口 Lúa 禾 Ạ 也!” = Hòa 和. Bên trong hột lúa là cái Gạo. Gạo = Khao (tiếng Thái Lan) = Khẩu 口, hột gạo nó nguyên lành tròn trặn, nên được viết biểu ý bằng một Vẹn = Vuông 口, gọi là chữ Khẩu 口. Chữ Khẩu 口dùng đại diện chung cho mọi cá thể bất kỳ, tương tự như chữ Tử 子, một con người gọi là một Nhân Tử 人 子, cũng thường gọi hơn là một Nhân Khẩu 人 口, thành ra chữ Khẩu 口 mang nghĩa là Miếng = Mụn = Mảnh = Một = Hột, các bà hỏi nhau “đã đẻ được mấy Mụn con rồi?” hay “đã đẻ được mấy Hột con rồi?” cũng rứa cả, có nghĩa là đã đẻ được mấy Nhân Khẩu 人 口 rồi. Chữ Hòa 禾 chỉ cây lúa, thành bộ thủ Hòa 禾. Cây lúa nguyên lành là Vẹn Cây Lúa = Vuông Cây Lúa, viết bằng Vuông 口+ Cây Lúa 禾 = Hột 口 + Cây Lúa 禾 = (nhấn) “Hột 口 Lúa 禾 Ạ 也!” = Hòa 和. Nho viết biểu ý cây lúa bằng chữ Hòa 禾 này và chữ biểu ý hột lúa bằng chữ Hòa 咊 này hay chữ lúa hột bằng chữ Hòa 和 này. Hột lúa thì chỉ là một cái rất nhỏ là một Miếng = Mảnh = Mẩu = Mụn = Vụn = Vẹn = Vuông 口 = Khuông 框 = Khẩu 口 = Khao = Gạo, mà miếng nhỏ thì tiếng Anh gọi là “Piece” rồi từ Hòa Bình cũng gọi là “Piace”. Do những cây lúa nước sống trong vuông ruộng nước nên chúng theo văn hóa chia sẻ như dân sông nước, cùng uống chung dòng nước, cùng tắm chung dòng nước, phân bón xuống ruộng nước là được tan đều cho tất cả những cây lúa đều hưởng như nhau, do đó chữ Hòa 和 chuyển nghĩa chỉ sự tan chia đều, gọi là Tan Hòa hay Hòa Tan. Lối sống của dân sông nước là cái văn hóa chia sẻ cho nhau, “lá lành đùm lá rách”, “thương nhau như bát nước đầy”. Đầy = Đài 台 (đống đất đổ đầy lên thành cái đài ). Bát nước đầy là “Bát nước Đài” = Bái 沛 , chữ Bái có bộ thủ Nước 氵. Biển cũng giống như bát nước đầy khổng lồ, nên cũng gọi là Bái 沛. Chữ Bái 沛 chuyển nghĩa chỉ chung sự tràn đầy nước, từ Bái phiên thiết thành Bát Hải 八 海,chữ Hải 海có bộ thủ Nước 氵, Bát Hải là tên gọi chỉ Biển Đông xưa, là cái biển của chung của mọi cư dân quanh bờ biển, giống như biển Địa Trung Hải vậy, là của chung của mọi cư dân quanh bờ biển không kể sắc tộc màu da. Không có tranh chấp nên cái Biển = Bái ấy từ Bái đã phiên thiết thành Bình 平 Thái 泰,chữ Thái 泰 có bộ thủ Nước 水, nghĩa là rất yên ổn, gọi là Thái Bình 泰 平, gọi tắt kiểu Việt thì lấy từ đầu là Thái 泰, nên có thành ngữ thể hiện ước vọng là “Quốc 國Thái 泰Dân 民 An 安”, dân chỉ mong được sống thái bình. Thời hiện đại mới có từ Hòa Bình 和 平. Chữ Hòa 咊 (hột 口 lúa 禾) dùng mượn âm để ký âm cho từ Hòa tan, sinh ra nhiều chữ dị thể đều đọc là Hòa:Chữ Hòa 惒có bộ Tâm 心 là nói cùng đồng tâm;chữ Hòa 訸 có bộ Ngôn言 là nói lời đồng thuận nhau;chữ Hòa 鉌 có bộ Kim 金 là nói các nhạc cụ bằng kim loại hòa âm với nhau hay khi làm hợp kim các kim loại nóng chảy hòa tan với nhau gọi là Dung Hòa 熔 鉌;chữ Hòa 龢 có bộ Hộp 盒 là nói hòa hợp chung với nhau. < TVGT> hướng dẫn đọc chữ Hòa 和 là Hộ 戶Gua 戈 thiết Hòa 和 (Hộ 戶nghĩa là hộ gia đình, Qua 戈 là cái Rạ = Rựa = Rìu cổ xưa ), thiết như vậy thì đúng âm đọc, nhưng không phải là logic để có Hòa 和 nghĩa là Lúa, logic thật của nó phải là “Hột 口 Lúa 禾 Ạ 也!” = Hòa 和, thì chữ Hòa 和 mới thay được cho từ Lúa. Hòa Tan thì từ Hòa này của tiếng Việt là do nhấn “Hùa Ạ!” = Hòa, là cùng hùa với nhau mà tan vào nhau như muối bỏ biển, nếu nước không chấp nhận muối thì muối cũng chẳng tan được vào nước mà sẽ kết tủa, cả hai đều hùa (a dua) với nhau thì mới tan vào nhau được. Từ Hòa này mang nghĩa là Tan vào nhau thành một, nên còn hàm ý là bình đẳng với nhau, nên xưa đã nhấn là “Hòa Hề 兮!” = Huề, như “giảng huề với nhau” mà nay gọi là “win-win”. Còn chữ Hòa 和 (Lúa) thì xưa đã nhấn là “Hòa 和 Ch i之!” = Hi羲, nên dân làm lúa nước (văn minh cổ đại) gọi là họ Hi Hòa 羲 和, Hòa Hi 和 羲 hay họ Phục Hi 伏 羲. Chữ Hòa 和 (Lúa) đã được mượn âm để ký âm cho từ “Hùa Ạ!” = Hòa. Thế là Hòa Tan hay Dung Hòa 融 和 cũng dùng chữ Hòa 和 này, nhưng khi ấy chữ Hòa 和 không còn nghĩa là Lúa nữa, nó chỉ là cái âm mượn để ký âm từ “Hùa Ạ!” = Hòa, chỉ sự tan chia đều. Chú giải chữ Hòa 和 đời nhà Thanh như bản khắc của Trần Xương Trị (清代陈昌治刻本),hay của Đoạn Ngọc Tái (清代段玉裁『和說文解字注』)đều giải thích Hòa 和 là tương ứng (tương ứng dã 相 譍 也), thì thực ra đó chỉ là sự “Hùa Ạ!” = Hòa đã được chữ Hòa 和(Lúa)cho mượn âm để ghi, từ Hòa ấy là hòa tan, chỉ là sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, “ngưu tần ngưu, mã tầm mã”. Từ hòa tan là do “Hùa Ạ!” = Hòa cũng dùng cho khái niệm hòa mình vào cuộc sống, hòa mình với xã hội từ khi đứa trẻ vừa ra đời: Đứa trẻ sơ sinh khóc: “U…A” = Oa. U thành từ gọi mẹ là U, A thành từ gọi Cha, Oa thành từ chỉ ngay đứa bé mới sinh là Oa 娃, vì Oa mới sinh ra còn rất nhỏ, bé loắt choắt, nên mới bị gọi là “Oa bé loắt Choắt” = Oắt, thành ra đứa bé nói chung gọi là Oắt, Oắt Small = Oắt Con (đứa nhỏ sau cùng còn gọi là Út) và gọi chung động vật bé nhỏ là Oa, Ếch, Ễnh Ương, là một sinh thể Âm Dương. Oắt thành tính từ chung chỉ sự bé nhỏ, “Con Oắt” = Quắt là nhỏ xíu quắt queo, “Chí Oắt” = Choắt là bé loắt choắt. Đứa nhỏ con gọi là Oắt Con. Từ Oắt Con là tiếng Việt chỉ đứa trẻ con, còn tiếng Nhật thì từ “Wa-Ca-i” chỉ đứa trẻ con hay thường dùng như là tính từ (thường có đuôi “i” đàng sau) chỉ chung sự bé nhỏ, “wa kai dex ne” (oắt con đấy nè), nghĩa là nhỏ bé đấy nhé, “oắt con” hay “oa cai” cũng rứa cả. Từ Oắt Con viết bằng chữ Oa Tử 娃子, người Hán dùng chữ Nho này, đọc là “Wa Zi 娃 子”, nhưng Từ điển Hán Việt giải thích “Oa 娃” là từ của <phương ngữ> chỉ em bé, phương đây là phương nào? Nó là phương Việt. Đứa nhỏ vừa ra đời là nó liền cất tiếng khóc oa oa, tức “Hắn khóc oa Oa” = Hòa, là hắn bắt đầu hòa mình vào cuộc sống. Là bắt đầu cuộc sống, mà “Cuộc Sống” = Cống, là đứa trẻ vừa mới sinh ra đã bắt đầu cống hiến cho đời, đầu tiên là nó cống hiến niềm vui cho cha mẹ, người thân và bà con họ hàng, làng xóm. Vậy từ Hòa Bình 和 平 là do từ Hòa nào? Phần này dành cho các nhà ngôn ngữ giải thích. Thiển nghĩ từ Hòa Bình 和 平 không phải là do từ “Hùa Ạ!” = Hòa, tức không phải hòa tan, dù thế giới đang hội nhập, mỗi con người là riêng, mỗi quốc gia là riêng, chỉ có là tuân thủ một luật chung của quốc tế tức của văn minh đương đại của loài người là cái nhân văn. Từ Hòa Bình là do từ “Hột Lúa Ạ!” = Hòa (nghĩa đen là một miếng ăn nhỏ). Người ta không vì miếng ăn mà gây chiến. Tương tự như Piece (miếng nhỏ) và Peace (hòa bình) trong tiếng Anh. Hai con số trong toán nhị phân là 0 và 1, cặp đối 0/1 tương ứng Âm/Dương cũng tương ứng Không/Có (cổ xưa là cặp đối nguyên thủy phải cùng tơi là Mô/Một). Cái chung của Mô và Một là cái Mỗi, tiếng Khơ me là “Muôi”, cận âm với từ Người. Cụm từ Mỗi Con Người là một từ ba tiếng đồng nghĩa để nhấn sự hiện diện là Có của một Cá Nhân. Thành nôi khái niệm: Người = Muôi = Mỗi 每 = Một = 1 = Có (“Có Ạ!” = Cá 个 = Cái = 1) = Có = Con = Kinh 京 (Đầu 亠 + Mình 口 + Chân Tay 小) = Kinh 京 = Cần (tiếng Tày chỉ người, Cần = Nhân 人 = Dân 民 = Mân 閩 = Mằn 民 = Dằn人, đất Mân Việt 閩 粵 nghĩa là đất Người Việt) = Cần = Cán 干 (hiện đại dùng chỉ Cán Bộ) = Cán 干 = Quân 君 (xưa dùng chỉ vua, hoặc từ đôi Quân Tử 君 子) = Quân 君 = Kô 子 (tiếng Nhật) = Cu (Cu được tôn trọng thì gọi là Cụ, tiếng Nghệ dùng nhân xưng ngôi hai là “Cụ”, lớn nhỏ trai gái trẻ già đều xưng “Cụ” ráo, chào hỏi “Cụ đi mô rứa?”, Mô = Zero = 0 là cái không biết nên mới hỏi) = Cụ = Tu 子 (tiếng Tày nghĩa là con) = Tử 子 = Tư 私 (là một Tư Nhân 私 人) = Tư 私 = Tí 子 = Nhi 兒 = Nhí = Nhũ 孺 = Nhỏ . Nhỏ trở thành từ chung chỉ thiếu niên là lớp tuổi nhỏ, gọi đứa nọ đứa kia là Nhỏ nọ Nhỏ kia. Cặp 1/0 tương ứng Một/Mất hay Sống/Chết, nên 1= Có = Cơ 肌 (cơ thể sống) = Cây (thực vật) = Con (động vật, trong đó có từ đôi Con Vật , Con Người ;từ đôi Con Người = Con Dân = Người Dân = Nhân Dân). Chữ Tử 子 đồng nghĩa chữ Nhi 兒 đều nghĩa là Con. Trong ngữ cảnh cần phân biệt thì dùng chữ Tử 子 chỉ con trai, dùng chữ Nhi 兒 chỉ con gái nên cặp đối Gái/Trai viết bằng chữ Nhi 兒/Tử 子, khi xuất hiện thêm từ Nữ (“Nái Chứ!” = Nữ 女) và Nam (Đực = “Nàm Trai” = Nam 男, đọc bằng thiết trên xuống là “Điền 田 Lực 力” = Đực 男) thì mới dùng chữ Tử 子 chỉ con trai, chữ Nữ 女 chỉ con gái, thành ra cặp đối bằng từ hàn lâm Nhi 兒/Tử 子tương ứng Â/D được thay bằng cặp đối hàn lâm Nữ女/Tử子, dùng song hành với cặp đối của từ dân gian là Cái/Con (ca dao: “Nàng về nuôi Cái cùng Con. Để anh đi trẩy nước non cao bằng”; “Con Gái” = Cái do lướt; “Con Trai” = Con do lướt lủn; tương tự “Nàm Trai” = Nam 男 do lướt lủn, “Việt Nói” = Viết 曰 do lướt lủn,“Giết Sạch” = Diệt 滅 do lướt lủn, “Cu được coi Trọng” = Cụ do lướt lủn v.v.). Cặp đối xưa Nhi 兒/Tử 子 có nghĩa là Con nói chung, con gái và con trai, như từ Nhỏ chỉ Con (không phân biệt gái hay trai), nên người Việt hay dùng từ Nhỏ để chỉ Con nói chung, từ Nhỏ viết bằng chữ Nhi 兒 (do nhấn “Nhỏ 孺 Chi 之!” = =Nhi 兒). Hán Nho mượn của Việt Nho từ đối Nhi 兒 /Tử 子 để dùng như một từ đôi Nhi Tử 兒子, chỉ con (Nhi 兒 = Con, Tử 子 = Con), nhưng do quan điểm suy đồi của Hán Nho là trọng nam khinh nữ nên từ đôi Nhi Tử 兒子của Hán Nho được dùng để chỉ riêng con trai, có Trai mới đáng là Con, như câu của Hán Nho: “Nhất Nam viết hữu 一男曰有, thập nữ viết vô 十女曰無 : Đẻ được một trai mới gọi là Có, đẻ mười gái vẫn coi như Không). Còn từ “Con Gái” thì Hán Nho xếp theo cú pháp Hán, đề là Con (chữ Nhi 兒) đứng sau, thuyết là Gái (chữ Nữ 女) đứng trước, thành từ Nữ Nhi 女兒 chỉ con gái. Nhưng khi gọi tắt thì vẫn còn theo ngữ pháp Việt là gọi tắt thì lấy từ đầu (tức lấy cái đề), nên Hán Nho có cặp đối Nhi 兒/Nữ 女 chỉ Trai/Gái (Nhi 兒 là lấy từ đầu của Nhi Tử 兒子chỉ con trai, Nữ 女 là lấy từ đầu của Nữ Nhi 女兒 chỉ con gái). Chú ý là Hán ngữ vốn xếp từ ngược theo Dương/Âm như các cặp đối Phu 夫/Phụ 婦, Sơn 山/Thủy 水, trong khi tiếng Việt xếp từ theo Âm/Dương như các cặp đối Vợ/Chồng, Giang 江/Sơn 山, Nước/Non, chỉ có cái tên gọi thuyết Âm 陰/Dương 陽 (như con Ễnh/Ương bụng phình tròn, đàn bà chửa là gọi là “Ễnh bụng”, đàn ông chửa gọi là “Chướng bụng”) thì Hán ngữ vẫn phải gọi theo kiểu Việt là Âm 陰/Dương 陽 phiên âm lơ lớ là Yin 陰/Yáng 陽 thành ra Tây cũng theo phiên âm gọi cái thuyết ấy là “YinYang”. Miếng = Mảnh = Mẩu = Mụn = Vụn = Vẹn = Vuông 口= Khuông 框 = Khẩu 口 = Khao = Gạo = Cháo = Cao = =Keo = Kẹo = Cơm. Tiếng Tày gọi gạo hay cơm là Khẩu, đi (ra suối có cối nước) dã gạo gọi là “pay tăm khẩu” na ná tiếng Nghệ là “đi đâm gấu”. Tiếng Thái Lan gọi gạo hay cơm là Khao, ăn cơm gọi là “kin khao”. Từ Cơm phiên thiết thành Kô Mê, phản thiết là “Mê Kô” = Mê do lướt lủn, rồi Nho viết từ Mê thành “Mê bằng Chữ” = Mễ 米 do lướt lủn. Chữ Mễ 米 người Nhật lại đọc là Kô-Mê 米 mang nghĩa chỉ Gạo. Mễ 米 dùng chung chỉ hột ngũ cốc, Hán ngữ gọi hột gạo là Đạo Mễ, gọi hột ngô là Ngọc Mễ. Nho viết chữ cho từ gạo là “Đặt chữ cho Gạo” = Đạo 稻, Đạo 稻 chuyển thành từ chỉ riêng lúa nước, nên Hán ngữ gọi lúa nước là Thủy Đạo 水稻. Những từ Cây, Con, Cơm đều là cái Có =1 = Một = Hột, đều viết bằng một Vuông 囗 có bốn nét, như chữ Cây 木 (Mọc = Mộc 木, bốn nét), như chữ Tử 子(bốn nét). Chữ Tử 子 dùng chỉ Con, cũng dùng chỉ Hột cây (như Câu Kỷ Tử 枸 机 子 là hột 子 Câu Kỷ 枸 机, vị thuốc bắc). Chữ Nhân 仁 dùng chỉ Cơm (như cơm dừa) cũng gọi Người là Nhân 人. Chữ Khẩu 口 chỉ Người (Nhân Khẩu 人 口) cũng chỉ miếng ăn (Khẩu Phần 口 份). Chữ vuông ấy là của dân lúa nước, “Hột 口 Lúa 禾 Ạ!” = Hòa 和, dân lúa nước là dân yêu Hòa Bình 和 平, ngụ ý theo biểu ý của chữ là phúc lợi (chữ Hòa 和) phải chia đều (chữ Bình 平), hay bình đẳng (chữ Bình 平) quyền lợi (chữ Hòa 和) cho mọi người. (Bản thân chữ Bình 平 này rất cân bằng theo trục dọc giữa). Chú ý là trong Hán ngữ hay dùng chữ Nho cận âm để phiên âm (xem giải thích “Việt nhân ca” và “Duy giáp lệnh” của Đỗ Thành). Ví dụ: Từ Canh là một món ăn nước, xưa Nho viết bằng chữ Canh 羹, người Hán học chữ Nho đọc nó là “Geng”. Từ Càng thì Nho viết bằng chữ Cánh 更, người Hán đọc nó là “Geng”. Hán ngữ thường dùng chữ Nho cận âm để phiên âm, do vậy từ “Canh” (đọc lơ lớ là Geng) cũng lại được Hán ngữ hiện đại, để cho đơn giản, lại ngang nhiên dùng chữ “Cánh 更” cận âm để phiên âm cho từ Canh, gọi món ăn nước là món “Geng 更” (dùng” chữ Càng = Cánh 更) thành ra biểu ý của chữ Nho chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Việc diễn biến âm từ “- anh” sang “- ang” là thường gặp, như chữ Hành 行 cũng đọc là Hàng 行 (ngân hàng 銀 行) hay Hãng 行 (hãng nghiệp 行 業). Nhiều từ phiên âm tiếng Tây cũng tùy tiện: Từ “fans” nghĩa là những người hâm mộ được ký âm bằng chữ Phấn Ti 粉 絲 (“Fen Si”) mà nghĩa biểu ý của chữ Phấn Ti 粉 絲 là sợi bún, vẻ logic với “fans” là ở chỗ sợi thì có nhiều sợi chỉ số nhiều, bún là thứ ăn được tức hâm mộ; sợi (chữ Tơ = “Tơ Chi 之!” = Ti 絲), bún (chữ Phấn 粉, diễn biến B > Ph là thường gặp, như Bún = Bàn = Phan 潘, Buồm = Phàm 帆, Bộn = Phồn繁); lại cũng có văn bản phiên âm từ “fans” bằng chữ Phạn 飯 (nghĩa là cơm) logic ở chỗ cơm là món ăn tức hâm mộ (hâm mộ là món ăn tinh thần) và cơm thì ăn hàng ngày, thay cho ý là số nhiều bằng đuôi “s” của từ “fans”. Từ “vitamine” từng được dịch ý là Duy Sinh Tố 維 生 素 (nghĩa là cái tố chất duy trì sự sống), ngày nay lại dùng chữ Nho cận âm để phiên âm cho nó trực tiếp hơn, bằng cách có chọn lọc chữ vừa cận âm vừa có vẻ logic, là chữ Vì Tha Mệnh 為 他 命 (đọc là “WeiTaMing”, nghĩa chữ là vì cái mệnh của tha nhân), cũng có vẻ logic thật đấy, nhưng vitamine mà dùng quá liều cũng vẫn dễ ngỏm củ tỏi như thường. Thuốc đông y từ thời Thần Nông là thảo mộc, phải nấu thành nước mà uống, nước ấy gọi là Thang 湯,chữ có bộ Nước 氵, phải nấu “Thành Nước” = Thuốc, nên có từ Thuốc Thang, mỗi gói nấu được một bát thang, Thang chuyển nghĩa thành lượng từ đếm gói thuốc, nên mỗi gói ấy gọi là một Thang Thuốc. Từ Thang 湯 có bộ Nước 氵. Hán ngữ dùng từ Thang 湯 chỉ Canh 羹, phát âm là “Tang 湯”. Hán ngữ dùng chữ Đàng 堂 (cái nhà) phát âm cũng là “Tang 堂” cho nên Hán ngữ cũng mượn chữ Đàng 堂 cận âm này để phiên âm từ Thang 湯 (có nước) để chỉ món Canh 羹. Vì là chữ mượn nên chỉ cứ vào cái âm đọc, cứ cận âm là xài để phiên âm, không cần cứ vào cái biểu ý. Chữ Đàng 堂 là một chữ hoàn toàn biểu ý của Việt Nho chỉ cái nhà trong từ Đàng Gia 堂 家 (“Tang Ga” của tiếng Indonexia chỉ cái nhà mà cổ xưa toàn là nhà sàn). Chữ Đàng 堂 có gian nhà là hình Vuông 囗, trên có Mái 宀 nhà, mà trên mái còn có lưỡng long chầu ngọc, dưới là nền Đất 土 là thổ. Chỉ vì cần cái âm “Tang” mà dùng Đàng 堂 thay cho món Canh 羹 lõng bõng thì biểu ý của chữ chẳng còn ý nghĩa tác dụng gì nữa. Ở nhà (không đi làm vì lý do mới đẻ con) gọi là “Ở 于 Đàng 堂” = Áng, gọi là “ở áng” (tiếng Đồ Sơn, Hải Phòng), ở Áng còn gọi là ở Cữ. Do vậy Áng và Cữ đều chuyển nghĩa chỉ khoảng thời gian, như “cữ này là mùa…”, “áng chừng là mấy tháng…”.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ nguyên Chính Sách Cặp từ đối Chắc/Lép thể hiện bằng con số là cặp đối 1/0 tương ứng với Có/Không. Nguyên do xuất phát từ cái hột cây, hột có nhân đầy chật Có thể mọc mầm gọi là hột Chắc và hột không có nhân hay nhân mỏng Không thể mọc mầm gọi là hột Lép. Từ đối Chắc/Lép tương ứng Dương/Âm hay Đực/Cái, nên tiếng xứ Nghệ gọi đôi vợ chồng có con đầu lòng là trai bằng “cái tên chức” là Chắt (Chắc=Chắt) thay cho tên thường gọi của họ kèm theo tên của đứa con trai đầu lòng. Gọi kèm tên con là để phân biệt những người cùng đã có con như vậy, thông thường chỉ gọi bằng “tên chức”. Đây là lối xưng hô rất nhân văn trong xóm làng, thể hiện sự coi trọng gia đình (hạt nhân của xã hội) của người Việt cổ. Điều nhân văn này sau được thể hiện trong Nho ở câu “Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Người có gia đình mới biết yêu thương gia đình (thành ngữ “có con mới biết lòng cha mẹ” thương con “đứt ruột đẻ ra” tới cỡ nào), biết chăm lo làm kinh tế nuôi gia đình và biết giáo dục cho gia đình (chữ Tề) thì người ấy khi làm quan mới biết quản trị đất nước (chữ Trị) để đem lại bình an thịnh vượng cho xã hội (chữ Bình). Chẳng thế mà trong qui định tiêu chuẩn ứng viên tổng thống Mĩ có điều là ứng viên phải là người có gia đình. Ví dụ ở làng xứ Nghệ, chồng là anh A vợ là chị B khi có con đầu lòng là trai tên C thì dân làng gọi anh A chị B là “anh Chắt C” và “chị Chắt C”. Cách gọi ấy là sự kính trọng, như một sự phong chức cho cặp vợ chồng đã có góp công gây dựng nòi giống cho dân tộc, khi đó được gọi bằng cái “chức” thay cho gọi tên riêng thông thường. Nếu sinh con đầu lòng là gái tên C thì gọi bằng “chức” là Hoe, “anh Hoe C” và “chị Hoe C”. Cặp “tên chức” Chắt/Hoe này ở tiếng Thanh Hóa là cặp Cò/Hĩm, “anh Cò C” và “chị Cò C” hay “anh Hĩm C” và “chị Hĩm C”. Chắc là con số 1, nên tên Hai Bà Trưng là đã đặt theo số thứ tự là bà Trắc (Chắc = Trắc) và bà Nhị (Nhì = Nhị). Hột có nhân là hột Chắc, tức có nhân chứa chất đầy chật trong vỏ hột, thành Chắc = Chất = Chật = Nhất = Dật 溢 (nghĩa là đầy, như từ ghép dư dật余溢) = Dách (tiếng Việt Đông, người Sài Gòn vẫn gọi “number one” là “số dách”). Nhất hay Dách viết biểu ý bằng một kẻ liền ( 一 ), tượng Dương, đó là chữ Nhất 一. “Kẻ Liền” = Kiền = Càn, tượng Trời, nên trong Chữ Vuông ( chữ Nho) thì một kẻ liền ( 一 ) thường là một thành phần chỉ trời, hoặc cũng để chỉ một con người. Ví dụ: Từ Vồ chỉ động tác bắt mồi khéo léo của con vật (rất có nghệ thuật, rất điệu nghệ, “Động tác Khéo” = Điệu) đã diễn biến thành Vồ = Võ = Vũ. Chữ Vũ 武 là chữ hoàn toàn biểu ý, có thành phần1 là một kẻ liền ( 一 ) ám chỉ có trời chứng giám, thành phần 2 là chữ Chỉ 止 nghĩa là nhấn “Chớ Chi 之!” = Chỉ 止, nghĩa là Đừng, tức không được làm, thành phần 3 là chữ Qua 戈 (Qua = Rạ = Rìu, là cái vũ khí, Rạ là con dao Rựa lưỡi lớn dùng để chặt chém, ám chỉ chiến tranh, làm chiến tranh gọi là Can Qua 干 戈 , Mần = Can 干 = Cam = Làm = Lao 勞). Người luyện Võ thấm nhuần cái Đạo biểu ý trong chữ Vũ 武 là có trời chứng giám, thề với trời, tôi không được làm chiến tranh. Bởi vậy người có võ trở nên hào hiệp, sẵn sàng dùng sức khỏe và tài nghệ của mình giúp đỡ kẻ yếu. Cặp Dương/Âm tương ứng Đúng/Sai, Chắc/Lép. Chắc nhấn mạnh bằng thành ngữ “Chắc như Đinh đóng cột”, lướt “Chắc như Đinh” = Chính. Chữ Chính 正 mang nghĩa là Đúng, thường nói “đúng thế!” hay “chính thế!”. Chính Sách là một câu tiếng Việt, đề là Chính đứng trước, thuyết là Sách đứng sau. Chính Sách 政 策 có nghĩa đen là “những điều Đúng 正 đã được viết thành Sách 策”, mọi người phải tuân theo đó mà làm, không được làm trái. Chữ Sách 策 có gốc là cái Vỏ, là cái chứa đựng. Nôi khái niệm những từ chỉ cái đựng là Vỏ = Vải = Váy = Vò = Giỏ = Da = Vá = Vạc = Xác = Sác = Sọt = Sách. Người nguyên thủy tước cái vỏ dài của thân cây để làm ra cái gọi là “Vỏ Dài” = Vải để đựng cơ thể, như Da bọc thân hay Váy đựng thân dưới. Giỏ là cái đựng đồ. Vò là cái đựng làm bằng đất nung. Vá là cái đựng múc canh. Vạc là cái đựng làm bằng đồng. Xác là cái đựng bọc thân như xác rắn đến kỳ thì tự lột bỏ. Sác (tiếng Nghệ) = Sọt là cái đựng đan sưa bằng tre. Sách 策 là cái vỏ cây tre. Cổ đại khắc chữ lên vỏ cây tre, sau có mực mới viết lên thẻ tre, thẻ tre cũng gọi bằng chữ Sách 策, sử viết bằng công nghệ ấy nên có từ “sử xanh”, sau có giấy, viết đóng thành tập, gọi là quyển Sách 冊. Nội dung viết trong Sách 冊 là hướng dẫn, mưu mẹo, nên có từ “kế sách 計 策”. Sách 策 chuyển nghĩa chỉ mưu mẹo như từ “sách lược 策 略”. Sách 冊 dùng để tra hiểu mà biết nên mới chuyển nghĩa thành Sách 索 chỉ sự tìm kiếm (chuyển nghĩa dẫn đến chuyển thể chữ viết, nhưng vẫn một âm là “Sách”).1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Bó tay. Com Từ “mới” nay nghe buồn cười, có “bó tay chấm cơm” mà chưa có từ “bó tay chấm mắm”. Ngẫm ra “từ mới” ấy cũng có lý do của nó. Vũ Trụ chỉ cái thực thể gồm không gian là cái “Vòm Ủ” = Vũ cùng tồn tại với cái thời gian là “Trời Ủ” = Vũ, chữ Nho chỉ viết biểu ý là cái mái vòm (bộ thủ Miên 宀) và chữ Ư 于 = Ở = Ủ = Du = Do (ở là sự tự do, tự do cư trú), thành Vũ 宇 và Trụ 宙. Từ điển giải thích: Vũ 宇 là không gian, Trụ 宙 là thời gian. Vũ Trụ 宇 宙 là Tất Cả (Universal), mà “Tất Cả” = Ta (kể cả vũ trụ, cũng kể cả mỗi con người, tức Con = Kinh 京, gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Chân tay 小, Kinh 京 tự xưng là Ta, nhấn “Ta Chứ!” = Tư 私. Vũ Trụ 宇 宙 là một cái Tư 私, mỗi con người cũng là một cái Tư 私, đều phải được tôn trọng tức coi "Tư Nặng" = Tự (lướt lủn). Cái Tư chỉ con người viết bằng chữ Tư Nhân 私 人, tôn trọng quyền con người tức là tôn trọng Tư Nhân. Tôn trọng tức coi nặng, nên “Tư 私 Nặng” = =Tự 自 (do lướt lủn). Trời là Tự sinh ra Lắm thứ ( “trời sinh voi sinh cỏ” tức trời sinh ra những cái Voi = Vĩ Đọi = Vĩ Đại 伟 大 ( Voi phiên thiết thành từ đôi Vĩ Đọi), đồng thời cũng sinh ra những cái Cỏ = Nhỏ 孺 = Nhí 兒 = Vi 微 = Tí 子 = Tế Vi 細 微 (Tí phiên thiết thành từ đôi Tế Vi). Trời sinh ra Lắm thứ, tức Tự 自Lắm = Tự 自 Nhiên 然, nên Trời còn gọi là Tự Nhiên 自 然. Những giống cây dại tức cây tự nhiên thì thêm từ trời vào sau (Trời = Trên = Then = Thiên 天) như lúa trời viết bằng chữ Đạo Thiên 稻 天, cây thuốc ba kích viết bằng chữ Ba Kích Thiên 巴 戟 天, vì nó là giống dại, không phải do trồng mà có. Kết cấu Ba Kích Thiên 巴 戟 天 là cú pháp Việt, có từ thời Thần Nông, chữ thuốc Ba Kích Thiên 巴 戟 天có viết trong <Thần Nông Bản Thảo 神 農 本 草>.Tự Nhiên 自 然 thiết Tiên 僊 nên con người thờ Tiên 僊 rồi sau thờ cả Phật 佛, nên gọi là thờ Tiên Phật 僊 佛. Do tư duy ấy nên khi qui hoạch làm cái gì cũng nghĩ đến trước tiên là nhu cầu của toàn thể ( “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, Thiên thời là cái gì nhu cầu xã hội đang cần nhất thì người ta bỏ tiền ra làm cái ấy trước tiên, trong bài toán qui hoạch, rồi coi đến Địa lợi là phong thủy bảo vệ sinh thái, và rồi phải được Nhân hòa tức hỏi ý kiến đồng thuận của nhân dân). Tư Nhân 私 人 thì chữ Tư 私 chuyển nghĩa thành Tư 孜 là chăm chỉ, bởi người ta làm việc cho chính người ta thì mới có thực sự chăm chỉ, và bằng tiền của người ta bỏ ra nên người ta chẳng tham nhũng của ai. Chữ Tư 孜 nghĩa là chăm chỉ. Làm là Mần (viết bằng chữ Vụ 務, mà người Nhật lại đọc chữ Vụ 務 là “Màn”). Người ta làm cho chính người ta thì mới năng động tức linh hoạt, Mần đã chuyển nghĩa thành chữ Mẫn 敏 nghĩa là linh hoạt. Chăm chỉ và linh hoạt là thái độ làm việc của Tư Nhân 私 人, của con người tự do, tự chủ công việc của chính mình. Câu chăm chỉ và linh hoạt viết chỉ bằng hai chữ Tư Mẫn 孜 敏. Tư Mẫn 孜 敏 = Tỉ Mẩn = Tỉ Mỉ (vì nhấn “Tư 孜 Chi 之!” = Tỉ và nhấn “Mẫn 敏 Chi 之!” = Mỉ). Tỉ Mỉ chỉ sự chăm chỉ cẩn thận với công việc, còn Tỉ Tê chỉ sự chăm chỉ cẩn thận trong thuyết phục người khác (Tê ở đây nghĩa là nói thật tức “nói Toạc móng heo”, nhấn “Toạc Hề 兮!” = Tê, như “tỉ tê tâm sự”). Những từ này có gốc từ chữ Mần. Mần = Cần = Cam = Làm = Chăm. Cần 勤 còn nhấn “Cần Chu!” = Cù 劬, thành từ đôi Cần Cù 勤劬, Chăm còn nhấn “Chăm Chi!” = Chỉ, thành từ đôi Chăm Chỉ. Cho nên có từ Cần Mẫn 勤 敏 đồng nghĩa Chăm Làm, đó là thái độ của con người tự do. aTiếng Nhật đọc Cần Mẫn là Kin Ben, người Nhật thích nhất là "Kin Ben No Hi To" (Cần Mẫn Nó Hắn Ta) nghĩa là Hắn Ta Nó Cần Mẫn, là con người chăm chỉ. Khi bị cấm đoán, mất tự do, con người sẽ không còn muốn làm, kinh tế xã hội sẽ sa sút. Mất tự do vì bị Thắt Chặt đồng nghĩa Bó Buộc. Thắt Chặt > Bó Buộc. Trong từ ghép Bó Tay thì động từ Bó có Nôi khái niệm là Bó = Bức = Thúc 束 = Thắt = Chặt = Chẹt = Kẹt = Kẹp = Cức 棘 Ngày nay thường dùng từ Thúc Thủ 束 手 (bó tay). Nhưng cổ xưa dùng từ Cức Tay 棘 手 (bó tay) . Tiếng Nhật đã dùng từ nhấn “Tay 手 Hề 兮!” = Tê 手, như Ka-ra Tê Đô là Không Tay Đạo 空 手 道 tức võ tay không. Xưa đã lướt “Cức 棘 Tay 手” = Cay, nhấn “Cay Chú!” = Cú nên có từ đôi Cay Cú. Cay cú chỉ sự bất lực, muốn bắt tay làm mà không làm nổi vì không được làm, vì bị cấm đoán bởi nhiều lý do khách quan, làm cho con người thành ra bị “lực bất tòng tâm” trong giải quyết vụ việc, đành chịu bó tay, ngày nay giới trẻ gọi là “botay.com”.1 like -
Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN? Hải Võ | 30/03/2016 13:47 Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận". (Ảnh minh họa) Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ. Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này chính là hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV). Theo Washington, Trung Quốc đã thay đổi trái phép hiện trạng các đảo, đá ở biển Đông với tốc độ đáng lo ngại, tổng diện tích các đảo nhân tạo hiện vào khoảng hơn 1.200 hecta. Nếu duy trì tốc độ cải tạo phi pháp này thì chỉ trong vài năm tới, biển Đông sẽ trở thành phạm vi thế lực của Bắc Kinh. Thêm vào đó, Mỹ cũng nhận thấy từ hoạt động bành trướng của Trung Quốc, rằng sức mạnh của nước này đã không còn như xưa, cả về kinh tế, với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), hay quân sự. "[Trung Quốc] bành trướng quá nhanh. Nếu không ngăn chặn [Trung Quốc] ngay lúc này thì về sau [Mỹ] sẽ không còn cơ hội nữa," tác giả Đặng Duật Văn viết. Dù vậy, ông Đặng cho rằng tình hình biển Đông vẫn chưa đến mức tồi tệ, khi Mỹ và Trung Quốc vẫn còn duy trì các cơ chế chuyên nghiệp để xử lý mâu thuẫn. Một số diễn biến cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa bế tắc. Một là, dự đoán trước đây của dư luận quốc tế rằng Mỹ, đồng minh cùng đối tác ở biển Đông sẽ cùng "bao vây" Trung Quốc vẫn chưa hình thành. Thứ hai, nhận thức chung mới nhất của ASEAN đã khẳng định "không nghiêng về bên nào", khiến Bắc Kinh ít nhất có thể bớt lo bị tầm ảnh hưởng của Washington lấn át. Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, các diễn biến này chỉ là tạm thời và chưa đủ để họ "thở phào". Đặng Duật Văn nhận định: "Có thể tình hình hiện nay là dấu hiệu Mỹ đang ấp ủ một 'cơn bão' lớn hơn. Kinh nghiệm đối đầu Trung-Mỹ trên biển Đông vài năm qua cho thấy nửa đầu năm thường căng thẳng, nửa cuối năm dịu hơn. Nhưng trong mọi tình huống, Mỹ chắc chắn không từ bỏ thách thức Trung Quốc trong vấn đề này." Mỹ muốn "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" thì biển Đông là điểm nhấn trọng yếu để kiềm chế Trung Quốc. Biển Đông có thể là "Waterloo" của Trung Quốc "Biển Đông thực sự có khả năng trở thành một 'Waterloo (nơi chứng kiến thất bại năm 1815 của Đại quân Pháp do Napoleon Bonaparte chỉ huy-PV)' đối với Trung Quốc, nếu như xử lý không tốt," ông Đặng chỉ ra. Theo ông này, kể từ 2016 Bắc Kinh phải nhìn nhận các vấn đề trên biển Đông như sau: Thứ nhất, phán đoán về thời cơ chiến lược của Bắc Kinh thúc đẩy Trung Quốc đặt mục tiêu theo đuổi môi trường hòa bình ở khu vực và quốc tế làm ưu tiên ngoại giao, không cho phép "manh động" sử dụng vũ lực, phá hoại cục diện ổn định. Thứ hai, một số tình trạng bất ổn trong nước buộc các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải đặt vấn đề quốc nội lên trên tham vọng bành trướng ra ngoài. Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc dù có tăng lên trong vài năm qua, nhưng lực lượng vẫn chưa đủ để "bảo vệ thành quả (đạt được bằng hoạt động bành trướng phi pháp-PV)". Thứ tư, dù đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn biển Đông với từng quốc gia cụ thể, nhưng Trung Quốc không thành công với yêu cầu này và phải giải quyết với khối ASEAN đoàn kết. Hiện nay, Bắc Kinh chưa có biện pháp nào để "ngăn sự can thiệp của ASEAN trong vấn đề biển Đông". Thứ năm, các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Australia ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm trong hành động của Trung Quốc và trở nên nghiêm túc hơn trong hoạt động tuần tra, gìn giữ tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông. Từ 5 điểm trên, Đặng Duật Văn chỉ ra, Trung Quốc đang đơn độc ở biển Đông, trong khi "đối thủ" là một xu thế liên kết sức mạnh giữa khối ASEAN và các cường quốc như Mỹ. Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên vùng biển quốc tế ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5/2015. (Ảnh: U.S. NAVY) "Khổ nhục kế": Trung Quốc lùi 1 bước? "Muốn giải quyết vấn đề biển Đông, Bắc Kinh cần có quy hoạch cụ thể, biết mình cần đạt mục tiêu gì về ngắn, trung và dài hạn, từ đó hoạch định phương án. Các 'đối tượng' khác nhau cần biện pháp khác nhau," Đặng viết. Ông này cho rằng, trong ngắn hạn, Trung Quốc cần phải "quản lý và khai thác biển Đông cùng các đảo trong đó". Trung Quốc "đã đâm lao thì phải theo lao", đặc biệt là hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng (trái phép-PV) trên đá Gạc Ma và đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp-PV). Đặng cảnh báo, nếu không thành công, Bắc Kinh sẽ thể hiện một hình ảnh chiến lược yếu đuối và không thể chống lại sức ép từ Mỹ, phải dừng các hoạt động phi pháp. Về trung hạn, Trung Quốc phải ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như một hành động hòa dịu, bởi đây là mối quan tâm bức thiết nhất hiện nay của ASEAN. Tuy nhiên, đánh giá của ông này thể hiện rõ toan tính nham hiểm của Bắc Kinh: "COC dựa trên cơ sở thực trạng chiếm hữu của các nước ở biển Đông. Đây cũng là nguyên nhân Trung Quốc không vội vàng ký kết. Dù vậy việc ký COC cũng không được để quá chậm. Thời gian thích hợp nhất chính là khi Trung Quốc đã hoàn tất hoạt động xây đảo nhân tạo (phi pháp-PV)." Trong khi đó, Đặng Duật Văn phân tích, các mục tiêu ngắn và trung hạn của Trung Quốc nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn, đó là "đẩy Mỹ khỏi biển Đông" thông qua con đường "cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng cho xã hội quốc tế, đặc biệt là các nước ở biển Đông". "Chiến lược xoay trục của Mỹ trên thực tế đặt mục tiêu áp chế không gian chiến lược của Bắc Kinh, mà biển Đông là trọng điểm. Hiện nay Trung Quốc không đủ khả năng [đuổi tàu chiến, máy bay Mỹ/đồng minh khỏi biển Đông], nhưng một khi đủ sức mạnh, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy Mỹ ra. Mà mục tiêu 'đuổi Mỹ', bên cạnh sức mạnh quốc gia, đặc biệt cần sự phối hợp của ASEAN," Đặng viết trên tạp chí China and World Affairs. Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: CSIS) Vấn đề đặt ra là, ASEAN có "phối hợp" với Trung Quốc hay không? Theo ông Đặng, Bắc Kinh có thể tích cực thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc tế, cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng, cứu hộ trên biển, chống hải tặc cho các nước Đông Nam Á. Đồng thời, Trung Quốc còn có thể đề xuất thành lập lực lượng chấp pháp chung với các quốc gia quanh biển Đông để "bảo vệ an ninh hàng hải". Đặng Duật Văn đánh giá: "Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng cho quốc tế thực chất là trách nhiệm của Trung Quốc như một nước lớn đang trỗi dậy. Nếu Bắc Kinh thực thi những điều này thì ASEAN có thể sẽ không còn lý do níu kéo Mỹ ở lại. Trung Quốc đã 'lùi một bước' thì dù ASEAN có cố gắng ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông, những phản ứng của Bắc Kinh khi đó cũng là 'có tình có lý', mức độ phản ứng cũng quyết liệt hơn." Quân bài hộ mệnh giúp Assad "cầm cương" mọi tính toán của Nga ở Syria theo Thế giới trẻ ======================= Điếu mựa! Một là thằng chả này tung hỏa mù để gây ảo tưởng cho các nước ASEAN với việc mô tả Trung Quốc như con cừu trong quan hệ với các nước tranh chấp. Hai là một thằng ngu nhất được quyền phát biểu. Hắn ta không đề cập đến một yếu tố rất căn bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền trên đường lười bò tự áp đặt của họ. Đó là vế thứ nhất thuộc về bài báo này. Vế thứ hai - cũng là yếu tố cốt lõi quyết định tương lai trong mối quan hệ quốc tế tại đây - là: Chiến lược xoay trục về Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, không nhằm mục đích đưa lực lượng Mỹ đến đây, để ăn cá thu kho riềng và mực một nắng. Quan hệ Nga, Hoa Kỳ tuy căng thẳng, vì có mùi thuốc súng ở Trung Đông và Ukraine, nhưng họ sẽ giải quyết được với nhau. Còn đối với Tàu và Hoa Kỳ thì cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây. Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình". Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/1 like
-
1 like
-
BẢN CHẤT THỜI GIAN - THỜI GIAN GIỮA HAI NỀN VĂN MINH ĐÔNG VÀ TÂY. Thưa quý vị và anh chị em. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ này, từ những tâm tư vui buồn trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta; mọi thứ tín ngưỡng và tôn giáo; mọi thứ lý thuyết, dù nhân danh khoa học hay tâm linh...tất tần tật đều nằm trong hai khái niệm "không gian và thời gian". Người ta đã nói đến ba chiều không gian và một chiều thời gian. Thế nhưng, những người hoang tưởng hướng tới giải Ig Nobel đã đưa ra khái niệm không gian nhiều chiều so với ba chiều mang tính phổ biến....Với họ thì không gian có thể thay đổi, nhưng thời gian thì không? Trước đây, đã có nhiều triết gia mô tả sự lệ thuộc của thời gian vào sự vận động của vật chất. Họ cho rằng: Vật chất vận động tạo ra không thời gian. Hoàn toàn đúng. Tôi ủng hộ họ. Nhưng đó chỉ phản ánh một chân lý cục bộ. Bài viết này trình bày với quý vị và anh chị em, tôi muốn chứng minh rằng: Không hề có thời gian! Thời gian thực chất là một khái niệm, chỉ xuất hiện khi có một dạng tồn tại của vật chất có ý thức. Chính sự tồn tại và phát triển của sinh vật - dạng tồn tại của vật chất có ý thức - mới xuất hiện khái niệm thời gian. Lúc đó, các khái niệm liên quan đến thời gian mới xuất hiện là: "quá khứ", "hiện tại" và "tương lai". BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH1 like
-
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ I) Thứ bảy, 26/03/2016 - 22:00 Với những gì đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây - từ khẩu chiến tới những động thái quân sự của Mỹ và Trung Quốc, nhiều người cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III, và “hạt nổ” là Biển Đông. >> Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn >> Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn Bởi cho đến nay cả Mỹ và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định “giá trị cốt lõi” tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, và chẳng ai muốn xuống thang trong vấn đề này. Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ). Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Kỳ I: Kiến giải của Tiến sỹ Henry Kissinger Trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington... Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay. Mao Trạch Đông và Kissinger Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương. Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó. Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang. Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa. Do đó, chính sách ngoại giao thiên về quân sự của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự hợp tác giữa tất cả, hay ít nhất là với một số quốc gia gợi nhớ lại “cơn ác mộng” trong lịch sử với Trung Quốc. Ngoài ra, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mỹ còn cho rằng, Mỹ-Trung không nên đẩy căng thẳng thành “trò chơi lưỡng bại câu thương” - cũng như sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, mạnh mẽ không thể bị coi là thất bại chiến lược của Mỹ. Và theo Tiến sỹ Henry Kissinger, Mỹ-Trung đều phải chịu những rủi ro lớn nếu đối đầu trực diện. Cả 2 đều phải tập trung điều chỉnh những phức tạp bên trong, và trên thế giới, cũng như chẳng ai có khả năng hạn chế sự phát triển trong nước. Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Và khi cho rằng đang phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, Trung Quốc đã khai chiến: tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, tại Ấn Độ năm 1962, dọc biên giới phía Bắc với Liên Xô năm 1969 và với Việt Nam năm 1979. (Còn tiếp) Theo Đông Ngàn-Từ Sơn PetroTimes ======================= Cứ nhìn thấy mặt lão Kis là lão thấy mà ghét. Đây là lão quân sư quạt điện tà đạo nhất thế giới. Hào quang của ông ta được tạo nên bởi cú quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hơn 40 năm trước. Bởi vậy, quan điểm của hắn sặc mùi mỳ vằn thắn và luôn viết những điều có lợi cho Tàu. Mặc dù ngoan cố và cố chấp như vậy, ông ta vẫn phải thừa nhận: Cái này thì lão Gàn nói lâu rồi: Vì là "canh bạc cuối cùng", nên nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ rất tàn khốc. Bởi vậy, điếu cần đến cái đầu già cỗi của ông Kis, lão Gàn cũng biết lâu rồi. Trong bài viết này, lão Kis muốn vạch ra một sách lược quốc gia cho Hoa Kỳ, theo xu hướng Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn và tạo một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Tàu, từ các nước lân bang. Lão Kis viết: 1/ 2/ Điếu mựa! Đừng ảo tưởng nhá lão Kis! Điếu có quốc gia nào trong số các quốc gia nói trên tham gia vào chương trình của lão để tiến hành xung đột với Tàu, ngoại trừ họ bị Tàu tấn công trước. Chuyện đơn giản thôi: Tàu có vũ khí hạt nhân hùng mạnh, còn các quốc gia khác không có. Những quốc gia này chỉ có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong "canh bac cuối cùng", nhưng không thể là quân tiên phong cho Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ phải vạch mọi kế hoạch khả thi trong việc độc chiếm ngôi vị bá chủ thế giới - kể cả phải đương đầu với chiến tranh với Bắc Kinh. Thời thế đã thay đổi. Thứ tư duy cổ điển của lão Kis chỉ có hai khả năng: 1/ Dốt nát. 2/ Vấn đề này thì lão lại không thể phân tích bây giờ - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng lão kết luận thế này: "Điếu mựa! Ngu thì chết!'. Mặc dù mới "bài 1" và "còn tiếp". Nhưng lão Gàn đây điếu cần xem các bài sau, cũng thừa biết lão Kis muốn dở trò gì.1 like
-
Miếu thờ Trưng Vương trên đất Hồ Nam Thứ Hai 8:30 13/02/2006 http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/1000_nam_thang_long/75768/mi7871;u-th7901;-tr432;ng-v432;417;ng-tren-273;7845;t-h7891;-nam Trên đất Trung Quốc mà lại có đền thờ Bà Trưng ? Lạ, nhưng có thật. Vì nguồn thông tin này do hai nho sỹ Việt Nam từng đi sứ sang Trung Quốc, từng nhìn thấy ngôi đền và ghi chép lại trong thơ văn của họ. Đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm. Nguyễn Thực (1554 - 1637) người làng Vân Điềm (tên nôm là làng Đóm), nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đỗ tiến sĩ nhị giáp khoa thi đình đầu tiên của nhà Lê Trung hưng mở tại Thăng Long (năm 1595). Nguyễn Thực là vị quan thanh liêm, chính trực, được người đương thời trọng vọng. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có làm một số thơ, nhưng sau đó bị thất lạc. Tới thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng vương. Đó là bài Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh): Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ Uất thông đông hậu thùy thiên cán Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ Phong cương tự cổ phân trung ngoại Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi Dịch: Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày Tác giả viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Về tứ thì đây là bài thơ đẹp một cách hồn hậu. Có thể, khi đó là cuối mùa đông nhưng gió xuân đã thổi nên tùng bách vẫn xanh um, mà một bông hoa mai trắng đã nở chào mùa xuân mới đang tới. Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 - Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43. Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua). Còn dấu cũ Trưng Vương, hẳn là dùng để chỉ ngôi đền đã được dựng lên để thờ vị nữ anh hùng của dân Việt. Nói rằng đó là ngôi đền thờ bà Trưng vì còn một chứng cứ nữa. Đó là điều mà hai thế kỷ sau Ngô Thì Nhậm có dịp nhắc lại khi ông đi sứ. Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) quê ở Tả Thanh Oai (tên nôm là làng Tó) nay thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1793, ông có đi sứ nhà Thanh, có sáng tác tập Hoàng Hoa đồ phả - một tập thơ có cả những bức vẽ. Trong tập đó có một bài nhan đề Phân Mao lĩnh (Núi Phân Mao): Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao Hoàng Mao dịch lộ nhậnPhân Mao Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ Uy đà quế đố lạc sơn sào Phong lai giải uấn tay nam lợi Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao Nghĩa là: Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao (Ranh giới của Trung Hoa là do) Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn (1) Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch (về phía nam) Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2) Ngô Thì Nhậm có lời chú thích rằng: “Núi Phân Mao ở địa giới Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam, có cỏ mao rẽ hai ngả Nam Bắc, trên đường đi có biển đề Phân Mao lĩnh”. Như vậy thì núi này là chỗ ranh giới hai nước Sở, Việt. Như đã nêu ở trên, Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam và Việt là khu vực hai tỉnh Lưỡng Quảng ngày nay. Và vậy là, theo bài thơ này, tại Hồ Nam có đền thờ bà Trưng Trắc. Không rõ về sự kiện này thì Ngô Thì Nhậm rút từ tư liệu nào? Chính sử Việt Nam và Trung Quốc không có ghi chép gì về sự kiện đó. Có thể đó chỉ là truyền thuyết ? Nhưng cơ sở để hình thành truyền thuyết này thì có thể giải thích được. Các sách chính sử có ghi là sau khi Mã Viện hoàn thành công việc xâm lăng đã bắt trên 300 cừ suý (có thể hiểu là “tướng lĩnh cừ khôi”) người Việt đưa về Trung Quốc, an trí tại Linh Lăng. Linh Lăng chính là phần đất phía Nam tỉnh Hồ Nam. Số ba trăm cừ suý đó, tất phải là các thủ lĩnh nghĩa quân, tướng lĩnh của Hai Bà và các lạc hầu, lạc tướng, đã kiên quyết chống lại quân Mã Viện. Những người dân Việt yêu nước này, tuy bị đầy ải xa quê hương nhưng vẫn hướng về đất Tổ, lập “miếu Bà Trắc” để tưởng nhớ thủ lĩnh của mình, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt. Những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa kháng chiến ngày đó tất cũng được lưu truyền trong cộng đồng đó, nhưng rồi trải qua bao đời, chuyện bị “khúc xạ”, trở thành truyền thuyết Hai Bà Trưng đánh Mã Viện trên đất Hồ Nam. Miếu Bà Trắc ở bên hồ Động Đình đúng là biểu tượng hiên ngang bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng, dù bị tách khỏi quê hương. Còn về cột đồng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Thực thì có thể hiểu là Mã Viện sau khi an trí các cừ suý Việt ở Linh Lăng thuộc Hồ Nam, Ngũ Lĩnh thì cho dựng một (hoặc nhiều) cột đồng để tự biểu dương chiến công. Nhưng các cừ suý Việt đã xây ngay đền thờ Hai Bà ở chỗ có cột đồng nọ để khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình. Dù sao, “Miếu thờ Trưng Vương” ở đất Hồ Nam là có thật. Nguyễn Vinh Phúc - - - - - - - - (1) Hành Sơn: tên dãy núi trùng điệp trên địa bàn huyện Hành Dương. (2) Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỳ Dương, huyện cực Nam của tỉnh Hồ Nam. ANHTHU ============================= Không phải chỉ có vài ba đền thờ Hai Bà Trưng, mà là có rất nhiều đền thờ. Điều này đã được giáo sư Trần Đại Sỹ - Việt kiều yêu nước Pháp - sống cùng thời đại chúng ta mô tả tỷ mỷ, trong những chuyến công vụ của ông với tổ chức y học Liên Hiệp Quốc. Trong An Nam Chí Lược, cũng ghi nhận rất rõ: Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Nam Dương Tử. Tất cả đều biết, nhưng "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đều không biết và ra rả phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Sọi và Đẹp “Soi Đẹp” = Sọi (do lướt lủn), “Đẹp Soi” = Đòi (do lướt). Đua đòi là từ mẹ hay rầy những đứa con thích ăn diện theo mốt, “đua đòi này kia nọ”. Tiếng Việt cổ gọi con sông là Rào. Rào Rum (sông Lam) ở xứ Nghệ; con sông Rào ở Nam Trực, Nam Định;con sông Chảy ở Tuyên Quang. Rào = Chao (tiếng Thái Lan chỉ sông) = Chảy = Chài. Nhấn mạnh bằng lướt từ lặp là “Chao Chao” = Cháo, 0+0=1, nên có từ đôi chỉ sông là Cháo Chảy, “cháo chảy” chuyển nghĩa chỉ sự lưu loát như nước sông. Lưu loát như nước sông, nên có câu “nói lưu loát như Cháo Chảy”. Còn từ Cháo ăn thì nó có gốc khác, là cái “Chất sền sệt nấu từ Gạo” = Cháo, dân gian gọi là Cháo, Cháo nấu bằng Gạo hoặc có thể nấu bằng cơm thêm nhiều nước cho chín nục gọi là “ Cháo Nục” = Chúc, nho viết từ Cháo bằng chữ Chúc 粥, tiếng Việt Đông lại đọc chữ Chúc 粥 là “Chặp”, người Hán học chữ Nho đọc chữ Chúc 粥 là “Trâu – Zhou 粥”, Từ điển <Yếu tố Hán Việt thông dụng> không đưa chữ Chúc 粥 này vào, tức không coi nó là cái tố gốc Hán, vì rõ ràng nó là gốc Việt do từ Gạo. Cháo gạo này không thể chảy lưu loát bằng nước sông được, nên khi giải thích tính từ “cháo chảy” thì chớ có bé cái nhầm nó với cháo ăn. Chảy = Chài nghĩa là sông nên dân sống dưới nước gọi chung là dân Chài, vì chủ yếu họ làm nghề cá, nên Dân Chài ám chỉ dân đánh cá. Văn minh sông nước làm cho tiếng Việt phân biệt rõ “dân cư dưới nước” và “dân cư trên bờ”. Nho viết từ Bờ bằng chữ Bộ 部, Bộ 部 chuyển nghĩa chỉ “một phần của tổng thể” (theo Từ điển) đúng như lục địa chỉ là phần nhỏ của tổng thể là trái đất mà thôi. Do chữ Bộ 部 đã chuyển nghĩa là một phần của tổng thể, nên mới có Bộ này Bộ nọ của tổng thể là chính phủ, nhưng các Bộ toàn đóng trên Bờ, kể cả cái Bộ thủy sản. Từ thượng cổ dân ĐNA di cư đi khắp nơi trên thế giới là bằng đường nước, trên cái Nôốc (ở mặt Nước mà có cái Ốc 屋 là “Nước + Ốc屋” = Nôốc). Nôốc (tiếng Nghệ chỉ cái thuyền), có phải là con thuyền Nô-ê trong Kinh Thánh nói chăng. Sự Đi = Di trên nước ấy tiếng Việt gọi là Lội. Lội biển phải biết trước phương hướng vì họ đã có cái La Canh,là cái kim từ luôn chỉ thẳng đầu hướng Chăm và đầu hướng Nom, cũng gọi là đầu hướng La và đầu hướng Canh, người đi biển phải luôn Chăm chú nhìn hướng trước, cũng phải luôn Nom lại hướng sau, tức người đi biển phải luôn Chăm Nom cái La Canh đó mới không bị đi lạc hướng. Hướng Chăm chính là hướng nóng, là hướng Bức = = Xúc = Xích = South = Sóc = Siêm = Viêm = Chiêm = Chăm = Năm = Nam. Thường nhìn vào (cái La Canh) gọi là chăm nom hay chăm sóc (cái La Canh).Từ chăm nom hay chăm sóc chuyển nghĩa chỉ sự quan tâm nói chung. Kinh = Canh = Cam Ranh, nơi của Cam Quốc 甘 國 cổ đại. Hướng xích đạo chói chang mặt trời là hướng Dương, là hướng Ling-ga, Ling-Ga thiết La, biển Đông cổ xưa còn gọi là La Hải. “Biết Trước” = Bước. ( “Thấy Trước” = Thước 鵲, chỉ con chim khách luôn biết trước mà báo hỉ khách đến nhà, còn gọi là con chim Khách; “Thang Nước” = Thước, là cái dụng cụ đo chuẩn nhất, mà dân sông nước sống chung với lũ rất rành). Từ Bước chuyển nghĩa chỉ bước đi. Không có ai chưa Biết Trước mà dám Bước cả, nếu khiếm thị thì còn phải dùng gậy dò để Biết Trước rồi mới dám Bước. Bước = nhấn “Bước Chớ!” = Bộ, hàn lâm viết từ Bước bằng chữ Bộ 步. Đi trên nước là “Bước Lội” = Bơi. Từ Bơi của Hán ngữ là “YouYong 游 泳”. Khi Bơi còn nhảy được cả lên không như bầy cá chuồn gọi là “Bơi Nhảy” = Bay. Hình thành nên nôi khái niệm sự di chuyển dưới nước, trên bộ và trên không là Bơi = Bước = Bay, cùng Tổ (phụ âm) tức cùng “Tay Lời” = Tơi, chỉ khác nhau âm vận tức cái “Ruột Lời” = Rỡi (QT Tơi-Rỡi). Nho viết từ Bay bằng chữ Phi 飛, cũng tương tự viết từ Buồm bằng chữ Phàm 帆, từ Buông bằng chữ Phóng 放, từ Buồng bằng chữ Phòng 房, từ Bộn bằng chữ Phồn 繁. Sự sống bắt nguồn từ nước, văn minh đầu tiên là văn minh sông nước, nên di chuyển đầu tiên là Lội. Lội Nước là “Lội Té” = Lê, là lê bước. Di chuyển dưới nước là Lội, nhấn “Lội Chi!” = Li 離 = Đi = Di 移. “Lội Nước” = Lối (lướt lủn), Lối chuyển nghĩa chỉ hướng đi. Lên bờ thì di chuyển là Lội Bờ = “Lội Bộ” = Lộ 路, Lộ 路 chuyển nghĩa chỉ con đường, nên mới có từ Đường Lối. Sức của nước là nó luôn Xoi = Xuyên 川,穿 . Xuyên 川 danh từ, chỉ dòng nước; Xuyên 穿 động từ, chỉ xoi thủng. Nước Xuyên = “Té Xuyên” = Tuyền 泉, Tuyền 泉 chuyển nghĩa chỉ dòng nước, dòng nước đi có hướng do nó tự chọn, chỗ nào đất mềm nó Xoi được thì nó đi, “Tuyền là dòng Nước” = Tuyến 線 (lướt lủn), Tuyến 線 chuyển nghĩa chỉ hướng đi. Từ Đường Lối thì vì Hán ngữ là ngôn ngữ dùng chữ Nho nên Hán ngữ đã dùng hai chữ Lộ Tuyến 路 線.Từ điển Hán Việt dịch Lộ Tuyến 路 線 (Hán dùng) là Đường Lối (Việt dùng) rất chính xác, nhưng không có nghĩa là thằng Lộ Tuyến 路 線 là bố thằng Đường Lối như nhiều người hiểu sai nguồn gốc. Ngôn ngữ đi từ dân gian đến sinh thêm ra hàn lâm, hai cái đẹp dân gian và hàn lâm này sóng đôi như có Âm có Dương mới thành hoàn hảo. Do vậy mà văn viết từ xưa luôn bao gồm cả từ dân gian cả từ hàn lâm. Con người từ cổ đại luôn Soi để hướng đến cái đẹp cả trong vóc dáng cả trong lời nói. Khi Soi mình xuống dòng nước trong của tự nhiên họ đã muốn “Soi Đẹp” = Sọi (lướt lủn). Sọi tiếng Việt cổ (vùng Bắc Trung Bộ vẫn dùng để chỉ người đẹp) để chỉ cái vóc dáng đẹp của con người, gọi là “Sọi”, đồng nghĩa với Đẹp, nhưng chỉ dùng chỉ người. Ước muốn của con người là phải “đẹp người, đẹp nết”. Đẹp Người = Đẹp Ngài = Đẹp Ai tức “Sọi Ngài” = Soái, hàn lâm viết từ Sọi bằng chữ Soái 帥. Biểu ý của chữ Soái 帥 là cái Khăn 巾 phải Đòi 追 = =Đội đầu thật đẹp. Cách chế chữ biếu ý này là đúng logic, muốn Sọi thì phải luôn cố gắng sửa sang mình: Sọi = Đòi = “Đua Đòi” = Đuổi. Đuổi = Truồi = Truy 追, từ Đuổi viết bằng chữ Truy 追, cố gắng nhằm đạt mục đích gọi là Truy Đòi hay Truy Đuổi. “Đua Đòi” = Đuổi, mà ngày nay ta hay nói là “đuổi theo mốt” trong làm đẹp. Đó là nguyên nhân tại sao cái khăn đội đầu tự cổ xưa của đàn ông đàn bà người Việt lại cầu kỳ như vậy, người con gái Thái phải tự thêu chiếc khăn piêu đội đầu cho mình cầu kỳ hàng tháng trời mới xong. Từ Soái chuyển nghĩa chỉ sự dẫn đầu là Nguyên Soái 元 帥. Hán ngữ hình thành do dùng chữ Nho, người Hán đọc chữ Soái 帥 là “Soai – Shuai 帥”, khẩu ngữ Hán ngữ vẫn hay dùng nhất khi khen người đẹp là “Shuai 帥”, mặc dù còn dùng nhiều từ hàn lâm khác như “Mei Li 美 麗”, “Piao Liang 漂 亮”. Gốc của từ Soái 帥 là do lướt “Sọi Ngài” = Soái 帥. Sọi là do biết Soi gương mà sửa sang vóc dáng gọi là “Soi Đẹp” = Sọi (lướt lủn, khác gì “Việt 越 Nói” = Viết 曰, “Giết Sạch” = Diệt 滅, không tin tra Từ điển Hán Việt coi nghĩa của chữ Viết 曰 và Diệt 滅 có đúng như do "lướt lủn" không). Nhưng cái Sọi do gọn gẽ từ ăn mặc đến nói năng là cái “Sọi gọn Gẽ” = Sõi (lướt lủn), nói chuẩn từ phát âm đến ngữ pháp gọi là nói câu gãy gọn, gọn gẽ, hay còn gọi là nói Sõi. Sõi là do có trau chuốt kĩ càng, đến hòn đá được trau chuốt bằng nước suối nó Soi cho tròn trịa bóng bẩy thành hòn đẹp mà bóng bẩy gọi là “Sọi bóng Bẩy” = Sỏi, là hòn Sỏi, đẹp khác gì hòn ngọc. Loài hoa Sọi mà thơm nức gọi là hoa “Sọi thơm Nức” = Sói (lướt lủn), gọi là hoa Sói. Đẹp và thơm thì xứng đáng mà khoe, nên “Sọi Khoe” = Sòe = Xòe (múa xòe), cái hoa Sói xứng đáng khoe ấy còn gọi là “Hoa xứng đáng Khoe” = Hòe 槐. Dân nông nghiệp thích lấy Cây 木 để ám chỉ Con Cái, Con thì dùng hình tượng cây Quế 桂, Cái thì dùng hình tương cây Hòe 槐, đều thơm cả, nên lời chúc có Gái Trai sum vầy thì ví von là mong cho Hòe Quế sum vầy. Con người thích trang điểm cho đẹp cho thơm gọi là “thích hoa Hòe hoa Sói”. Sói là cái hoa Hòe 槐, đẹp giản dị mà thơm, dùng uống như trà, vì “Sói là hoa Hòe” = Sòi. Từ Sỏi đã phái sinh ra từ của tiếng Tây là Soi, chỉ thổ nhưỡng, những nơi thổ nhưỡng nghèo là nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” mà cảnh quan lại cực đẹp. Cả sáu từ đủ sáu dấu thanh điệu là Soi = Sọi = Sõi = Sỏi = =Sói = Sòi là cùng một nôi khái niệm về cái đẹp, cùng Tổ (Tơi) với từ Sáng, và tiếng Việt thường dùng từ đôi Soi Sáng hay Sáng Soi khi nói về hiệu quả của cái đẹp, cụ thể như hiệu quả của pháo hoa, trừu tượng như hiệu quả của giá trị tinh thần.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Lướt và Thiết tuy một mà hai Từ “ngôn ngữ” của nhiều dân tộc đều bắt đầu do từ Lưỡi, là cái cơ quan để phát ra tiếng nói, nó Gợi nên cái thông tin để nghe hiểu. Tiếng Nga dùng từ lưỡi chỉ ngôn ngữ, tiếng Anh từ chỉ ngôn ngữ có đầu là “L”, từ chỉ tiếng có đầu là “T”, tiếng Hán lưỡi là She thì nói là Shuo. Ở tiếng Việt có Lưỡi rồi thì phải có nói ra là “Lưỡi Gợi” = Lời. Cách lướt này là có logic, cho nên gọi là QT Lướt. Hứa Thận đã bắt chước cái QT tạo từ đơn âm này có sẵn trong tiếng Việt để gọi là cách “Thiết” khi hướng dẫn đọc một chữ Nho cho đúng âm Việt bằng thiết âm mượn của hai chữ Nho khác, nhưng cách thiết đó không phản ánh logic của hai chữ mượn với chữ tạo thành là chữ thứ ba, tức không phải là đẳng thức 1+2=3. Hứa Thận 許慎 soạn ra cuốn Thuyết Văn Giải Tự 說文解字, mà về sau được coi là cuốn tự điển đầu tiên của Trung Hoa, là vào trước thời Đông Hán. Thời Đông Hán nhà Vua mới giải thích tên 12 con giáp nghĩa là gì. Nghĩa là tên 12 con giáp trong tiếng Việt tức của người Việt đã được dân gian đọc như tiếng Việt và vận dụng nó từ trước đó hàng ngàn năm rồi. Cuốn sách của Hứa Thận mãi đến khi Hứa Thận mất lâu rồi, con trai Hứa Thận mới đem cuốn sách đó dâng cho Vua đầu tiên của nhà Đông Hán là Hán Hòa Đế thì cuốn sách mới coi như được công bố, được Hán Hòa Đế cho khắc in vào năm 100 đầu CN và được giữ trong thư khố như bảo vật. Cuốn sách gốc ấy không còn. Đời sau chỉ có những cuốn in lại kèm chú giải của sọan giả, soạn giả lại cũng dựa cách “thiết” ấy mà hướng dẫn đọc những chữ mới xuất hiện về sau đúng như phát âm của người Hán. Bản <TVGT> hiện dùng là hai bản: Bản khắc của Trần Xương Trị 陈昌治 và bản <TVGT-Chú Giải> của Đoạn Ngọc Tái 段玉裁, đều là hai soạn giả triều Mãn Thanh. Còn những từ đáy cổ xưa viết bằng chữ Nho, đa số là chữ vuông tượng hình và chữ vuông biểu ý thì cứ thiết như âm Việt hiện đại mới trúng, còn thiết theo âm Hán hiện đại thì trật. Ví dụ chữ Nữ 女 là một chữ vuông tượng hình bằng vài nét vẽ ra cái âm vật, vậy mà Việt hiện đại đọc là “Nữ 女”, do nhấn "Nái Chứ!" = Nữ. Hán hiện đại đọc là “Nủy 女”. Sách <TVGT>: “Thời nước Kinh Sở, dân đọc chữ Nữ 女 là Nô 奴 Giải 解 thiết”, theo âm Việt hiện đại thì chính là Nô 奴 Giải 解 thiết Nái ( trúng theo nghĩa Việt, Nái là giống cái), còn theo âm Hán hiện đại thì là Nú 奴 Jie 解 thiết Nie (trật, đâu thành “Nủy 女”. là từ chỉ giống cái trong Hán ngữ hiện đại, trong Hán ngữ hiện đại âm “Nie” chẳng có liên quan gì đến giống cái cả). Hứa Thận chỉ mượn âm để “thiết”, về nghĩa thì không theo logic: Nô 奴 nghĩa là nô lệ, Giải 解 nghĩa là cởi trói, “Nô Giải thiết Nái”, chỉ có thể viết như vậy thôi, mà không thể thay chữ “thiết” bằng dấu “=” được, vì nó không logic là một đẳng thức khi có Nô (1 = nô lệ), Giải (2 = cởi trói), Nái (3 = giống cái) thì 1+2=3 là “nô lệ cởi trói thì thành giống cái” (?) vô lý, tức không logic. LM phát hiện QT Lướt là có sẵn trong tạo từ của tiếng Việt, và cả gan viết hai chữ thứ 1 , thứ 2 là thành phần để lướt ở trong ngoặc kép, nối với chữ thứ 3 là từ hình thành bằng một dấu “=” vì nó đúng logic là một đẳng thức. Trong tiếng Việt thì con người hay con vật gì cũng thế, QT Lướt: “Con Nái” = Cái, đó là giống cái, nếu Con (1), Nái (2), Cái (3) thì có phải là lướt rất đúng logic là 1+2=3 chứ gì nữa ? Chữ Nho biểu ý đã được đặt ra đúng logic lướt như vậy. Mà trong Từ điển Hán Việt chúng được coi là Hán tự (!?). Ví dụ: Chữ Thật có hai cách đặt. Viết bằng trên là Thượng 上, dưới là Nhật 日, đọc lướt “Thượng 上 + Nhật 日” = =Thật. Âm đúng là do lướt, lấy Tơi “Th” của chữ (1) chắp với Rỡi “ật” của chữ (2) thì thành âm “Thật” của chữ (3) như 1+2=3, đó là về âm, còn về nghĩa cũng đúng logic nốt: Thượng 上 Nhật 日 nghĩa là Trên Trời, mọi cái trên trời đều là thật ráo, “Lưới trời lồng lộng soi không sót một thứ gì”, “Chạy trời không khỏi nắng”, trên cái Nền Nếp (là cái bánh “Chung Mừng” = Chưng) chỉ có Trời (là cái bánh “Dân Đấy!” = Dầy, “Ý dân là ý trời”). Đó là tư duy của hai lúa, còn các tiến sĩ đang cãi nhau ở tại hội thảo là “bánh giầy” hay “bánh dày” hay “bánh dầy” cách gọi nào đúng ngữ pháp để chấm điểm bài văn(?), đó là việc của họ. Từ dân gian Dân Đấy viết bằng chữ hàn lâm Dân 民 Đích 的. “Dân Đấy!” = Dầy (bánh Dầy tượng Trời), “Dân Đích!” = Dịch (Dịch còn được sử gọi là Thiên Thư), Dịch học là của dân là con người làm ra để nghiên cứu vũ trụ từ thời thượng cổ. Đó là giải thích cho hai cái tên mà người xưa đặt ra để gọi cặp bánh cúng thờ trời đất là Chưng, Dầy. “Chưng Dầy” = Chẩy (chẩy hội là đi hội, Chẩy = Đi); “Dầy Chưng” = Dừng, lúc nào thì phải Đi, lúc nào thì phải Dừng, đó là hành vi của một dân tộc thượng võ, biết Dừng (chữ Chỉ 止) và viết Vượt = Việt 越 khỏi vũ khí (chữ Qua 戈) đúng lúc. Trong hai thành phần của chữ Võ 武 có Trời (chữ 一 Nhất = 1 , biểu tượng Dương, ám chỉ có Trời) chứng giám. Chữ Võ 武 là chữ Nho hoàn toàn biểu ý, gồm Dương (chữ 一 Nhất = 1) + Chỉ 止 + Qua 戈. “Chỉ 止 Qua 戈” = Choa, “Qua 戈 Chỉ 止” = Qúi. Choa = Chúng Ta (“Chúng Ta” = Choa). Con người là vốn quí nhất. Qua 戈 là vũ khí cổ đại bằng đồng, Can Qua 干 戈 nghĩa là làm chiến tranh, đã gọi là “làm chiến tranh” thì ngược xuôi gì nó cũng vẫn là chiến tranh: “Can Qua” = Qua 戈, “Qua Can” = Can 干, chiến tranh thì có bên được bên thua, chỉ có người dân là lãnh đủ. Chỉ 止 nghĩa là do nhấn “Chớ Chi 之!” = Chỉ 止 (nghĩa là đừng có làm). Chỉ Qua 止 戈 có nghĩa là đừng có làm chiến tranh, mà đó lại chính là tâm thức của Choa (“Chỉ 止 Qua 戈” = Choa, lướt ra cả âm lẫn nghĩa đều hợp logic), dân tộc Việt thượng võ này yêu hòa bình đến thế là cùng. Qua 戈 Chỉ 止 nghĩa là chiến tranh phải dừng, tức “Nỏ Chiến tranh!” (hay “No War!”) mà đó lại được coi là cái quí nhất (“Qua 戈 Chỉ 止” = Qúi, lướt cả âm lẫn nghĩa đều hợp logic). Tiếng Việt của hai lúa nó đơn giản vzậy thôi. Chữ Thật 昰 còn viết bằng đặt chữ Viết 曰 ở trên, chữ Chính 正 ở dưới. Viết 曰 Chính 正 có nghĩa là Nói Đúng, nói đúng tức là Thật, đó là logic của biểu ý. Còn lướt âm thì là “Viết Chính” = Vinh, cũng logic nốt. Vinh là cái được tôn vinh, phải là cái Thật mới xứng tôn Vinh, tiến sĩ giả làm sao tôn vinh được, xưa người có công thật thì mới được tôn vinh là thành hoàng làng, được thờ trong đền. Bốn sợi Lạc Hồng chia cái bánh chưng thành chín ô vuông tức “Chín Vùng” = Chung, đó là cái bánh “Chung Mừng” = Chưng, thành tên “bánh Chưng”. Cổ đại Dịch học chia bản đồ ra chín cung. Cung đánh số Chín ở vùng Tây Bắc, chỗ đó là nước 9 = Chín (người Ấn Độ phiên âm Chín thành Chi-Na). Chín = Chắn (từ đôi Chín Chắn) = Chận = Tận = Tần 秦, người Hán đọc chữ Tần 秦 là “Chín – Qín 秦”. Cung số Năm ở Giữa Chỗ là nước Giao Chỉ, đó là đất Vàng = Hoàng 黃 = Quang 光 = Sáng = Máng 芒 = Minh 明 của Đế Minh, đế Minh được tôn là ông Tổ của người Việt, người Việt tự xưng ngôi một là Mình, tức nhấn bằng lướt từ lặp “Minh Minh” = Mình, 0+0=1, cũng tức là “Một Kinh” = Mình, ngôi hai là “Mình Hai” = Mày, nhấn “Mày Chi!” = Mi. Nhưng Mình cũng là “Tất Cả” = Ta, là “Ta Cao” = Tao, nên ngôi một cũng là Ta hay Tao (“Mình về Mình có nhớ Ta”). Hán ngữ gọi Đế Minh là Hoàng Đế. Màu Bạc thành tên kim loại Bạc, màu Vàng thành tên kim loại Vàng, Vàng đại diện cho Kim loại, nó có màu rất Sáng = Trắng, Trắng thành màu ngũ hành của Kim. 5 = Năm = Căm 金 = Kim 金 = Quang 光 = Sáng = Trắng. Tiếng Thái và tiếng Việt Đông đọc chữ Kim 金 là “Căm 金”. Giao Chỉ nằm ở gần xích đạo Rực lửa, nóng Bức, Bứt rứt, con người năng động, Bức Xúc, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng như “Hỏa Xúc” = Húc, chữ Húc 旭 dùng chỉ mặt trời lên, khi ấy con người nhìn thấy một khối lửa tròn đỏ ối như quả Chín không ai là không thấy, chữ Húc 旭 biểu ý là “Nhật 日 Chín 九” = Nhìn (cả thiết âm “Hỏa Xúc”, cả biểu ý “Nhật Chín” đều hợp logic, Húc 旭 là một chữ của Việt Nho). Từ điển <Yếu tố Hán Việt thông dụng> không có chữ Húc 旭 vì coi rằng nó không thông dụng, Từ điển Hán Việt thì có chữ Húc 旭, đương nhiên nó được coi là “Hán tự”. Hán ngữ đọc chữ Húc 旭 là “Xu 旭”, luận theo biểu ý của chữ “Xu 旭” sẽ là “Ri 日 Jiu 九” = Riu, trật, không thành “Xu 旭” được, còn âm “Riu” thì là âm không có trong Hán ngữ. Hướng nóng bức là Bức = Xúc = Xích 赤 = South = = Xiêm = =Viêm 炎 = Chiêm 占 = Chăm = Căm 金 = Năm = Nam. Tiếng Chăm tính Dương là Lingga, Ling-Ga thiết La, nên hướng Viêm còn gọi là hướng La của cái kim của dụng cụ tìm hướng là cái La Canh. La = Lả = Lửa = nhấn “Lửa Chi!” = Li, là hướng quẻ Li. Chữ Nam 南 lại viết là “Cung 岡 Hạnh 幸” = Canh = Kinh, mà lại đọc là “Nam”, vì người Kinh là người Nam, Kinh Nam thiết Cam, là nước Cam Quốc cổ đại, có đề cập tới trong <Sơn Hải Kinh>, Canh phiên thiết Cam Ranh. Nước “Văn Lang” = Vàng = Sáng là đất của Đế Minh, “bắc giáo Động Đình Hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông Hải, nam giáp Hồ Tôn”. Thành ngữ cổ đại “Nam 南 phương Việt粤, Bắc 北 phương Hồ 胡”,Hồ là người Hung Nô thiết Hồ. tức là Bắc Hán. Chữ Nam 南 là chữ biểu ý, là ”Cung 岡 Hạnh 幸” = Canh = Kinh là xứ văn minh (vùng dân sống hạnh phúc) của Kinh Dương Vương, còn chữ Bắc 北 là chữ vẽ tượng hình “hai người đấu lưng vào nhau” là xứ sở du mục, người với người như sói. Chữ giản thể ngày nay đã bỏ mất nhiều văn hóa của chữ Nho, như Thân 親 bất Kiến 見 chỉ còn lại chữ Thân 亲 mà không them nhìn nhau; Ái 愛 bất Tâm心 chỉ còn lại chữ Ái 爱 trơ trọi không có tấm lòng. Cái La Canh có Kim Chỉ Nom để mà nhìn hướng đi biển. Om nghĩa là kín, cái nồi gốm để nấu cơm, sản phẩm của làng Phước Tích, xứ Huế, gọi là cái Om. Om = Ôm = Âm = Ngâm = Ngậm = Hầm = Hàm = Hãm, hành chính “ngâm” hồ sơ cũng gọi là “om” hồ sơ. Diễn biến Om – Ôm – Am như Quảng Nôm là Quảng Nam. Từ Kim Chỉ Nom thì hàn lâm viết bằng chữ Châm Chỉ Nam. Châm (Kim) là đề, Chỉ Nam (Chỉ Nom) là thuyết. Hán văn phải đổi ngược thuyết trước đề sau gọi là Chỉ Nam Châm. Om là đóng kín, nhưng “Nở Om” = Nom, nghĩa là “Nở mắt ra mà Dòm” = Nom, từ Nom dùng cho nhìn vào bên trong, vd: ‘”Con dòm hàng cho mẹ nha, nom trong bị coi còn nhiều tiền lẻ không”, từ Nom viết kí âm bằng chữ Nam. Mục Nam Quan nghĩa là Mắt Nom Cổng, coi kiến trúc đó như con mắt, nhân cách hóa cái kiến trúc như người lính đứng gác biên giới. Các cặp đối nguyên thủy dân gian dẫn đến cặp đối hàn lâm viết bằng chữ Nho, người Hán dùng chữ Nho mới hình thành nên Hán ngữ (còn tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Thanh thì họ đã bỏ mất tiêu): Âm/Dương = Nén/Nổi = Nghẽn/Ngài = Ngụp/Ngoi = Cụp/Cơi = Kín/Kởi = Quan/Cảng = Giập/Giải = Khép/Khai. Hán ngữ dùng chữ Quan 关 / Khai 开 mang nghĩa Đóng/Mở.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngôn từ dân gian và ngôn từ hàn lâm Ngôn từ dân gian xuất hiện từ thượng cổ, sau có chữ viết thì mới sinh ra ngôn từ hàn lâm ghi bằng chữ, lúc đầu là chữ Việt cổ, rồi gom nét tượng hình cùng nét biểu âm vào từng mỗi “vuông - Chữ Nho - nhỏ”, gọi vo rụng đầu rụng đuôi còn là “Chữ Nho”. Ngày nay nghe từ Môn Khoa Học 門 科 學 thấy cảm giác sang trọng quá, hàn lâm quá, cao siêu quá. Kỳ thực chữ Môn 門 bắt nguồn từ chữ Cổng Xóm mà thôi. Phum = Xúm = Xóm = Chòm = Chùm = Phum = Phồn 繁 = Bộn = Buôn = Bản là chỉ một Cụm đông dân cư gọi là một Xóm, nhiều Xóm hợp thành một Làng, nhiều Bản Làng hợp thành "Bản Làng" = Bang, Phồn vinh 繁 榮 nghĩa là Bộn vinh hay là Nhiều vinh. Dân nông nghiệp định cư quây quần Nhiều hộ thành Xóm. Xóm có rào xung quanh bằng trồng tre và có cái Cổng Xóm. Cổng Xóm trang trí đẹp, là bộ mặt của xóm. Cổng Xóm chính là cái bộ mặt của xóm. Cái “Mặt Xóm” = Môn 門, cổng xóm thể hiện cái riêng, không xóm nào làm giống xóm nào. Lúc mới đầu chỉ là xóm “kinh tế mới” , hàng rào trồng bằng tre chưa kịp mọc, chỉ làm hàng rào bằng cắm cọc lơ thơ, cái cọc “Dựng Đứng” = Dứng (lướt lủn) gọi là cây Dứng. Bắt đầu làm hàng rào cho xóm kinh tế mới là đóng cọc Dứng từ cái cổng, cây dứng ở cổng gọi là cây “Dứng Đầu” = Dậu, về sau từ Dậu còn chuyển nghĩa đại diện cho cả hàng rào. Gọi là Rào vì nó chạy vòng vèo theo địa thế lô đất giống như con sông chảy uốn khúc quanh co, mà “sông” tiếng Việt cổ gọi là “Rào” , Nghệ An có Rào Rum (sông Lam), Nam Định ở huyện Nam Trực có con sông Rào, Rào = Chao (tiếng Thái Lan) = =Chảy, Tuyên Quang có con sông Chảy. Nước sông trôi chảy rào rào, người nói làu làu gọi là "nói như Chao Chảy". Lâu ngày quên mất từ Rào = Chao = Chảy đều nghĩa là "sông" nên mới nói là "nói làu làu như cháo chảy" là nói sai, cháo là "Chất lỏng do nấu bằng Gạo" = =Cháo, nó là chất dịch sền sệt, chảy làm sao làu làu bằng nước sông được, quên cả Rào Rào = Làu Làu > Lưu Loát. Dậu chuyển nghĩa chỉ bờ Rào, dãi dầu mưa nắng lâu năm thì ắt đến khi “Dậu đổ bìm leo”. Cho nên cái Cổng Xóm còn gọi là Dậu Xóm, viết bằng chữ “Dậu Xóm” = =Diêm 閆(chỉ cái cổng xóm). Diêm 閆 đồng nghĩa với cái bộ mặt của cả xóm là “Mặt Xóm” = =Môn 門. Môn 門(chỉ cái Cổng) , theo như <TVGT> giải thích chữ Môn 門, đó là chữ tượng hình biểu ý là: “hai cái tai 耳 đối diện nhau”, ý là kẻ đứng ngoài cổng và kẻ đứng trong cổng gọi nhau vẫn nghe được thì chỗ đó gọi là cái cổng (vì thủa xưa chưa có công nghệ làm cánh cửa cách âm). Về sau dân xóm đẻ sòn sòn thành đông dân thì Xóm lên Làng, giàu rồi xây cổng làng bằng gạch, gọi là cái “Cổng Làng” = Quan 關, cổng lại còn làm kèm thêm hai cửa ngách hai bên thành cái ba cửa gọi là Tam Quan, gọi “cổng tam quan” là thừa một chữ hoặc “cổng” hoặc “quan”. Cái “Dậu Xóm” = Diêm 閆 rõ ràng là cái Tam 三 Môn 門. Tam Môn hay Tam Quan chỉ một nghĩa là Cổng (nhưng có ba vòm) khác với cái cổng đơn. Mục Nam Quan xưa là cái cổng xây bằng đá có ba vòm. Mục Nam nghĩa là con Mắt của người Nam. Ngôn từ dân gian diễn biến thành ngôn từ hàn lâm có chữ Nho viết biểu ý ra là như thế. Có vô vàn ví dụ, cứ theo QT tạo từ của tiếng Việt mà tìm thì thấy. Ví dụ: Trứng là cái Nòi = Nôi = Nòng , nòng cốt là cái để nở ra sự sống, nó là cái Trứng, nằm ở bên Trong, được che kín trong bóng tối. Trứng rất mềm vì nó là chất dịch lỏng. Thành ngữ “còn trong trứng nước” chứng tỏ ba từ Trong, Trứng, Nước liên quan nhau và liên quan đến màu Đen (màu ngũ hành của nước) vì Trứng nằm Trong cái Nòng tối thui khi nó chưa nở ra. Tìm bằng QT Tơi-Rỡi: Trứng = Trong = Nòng = Lòng = Nòng = Noãn 卵 = [Luản 卵] = Noãn 卵 = Non = Nộn 嫩 = [Nen 嫩] = Nước = Nậm = Lầm = Thâm 深 = Thủy 水 = [ Shui 水]= [shen 深], trong ngoặc vuông là phát âm của Hán ngữ đọc chữ Nho. Màu đen cũng bắt đầu từ Việt cổ là Mun: Mun = Mèn = Đen = Hoẻn = Huyền 玄 = [Xuan玄] = =Hun = Hôn 昏 = [Hun 昏] = Hắc 黑 = [Hei 黑] = Hối 晦 = [Hui 晦]= Tối = Túi = “Túi Màu” = =Tạo 皂 = [Zao 皂], trong ngoặc vuông là phát âm của Hán ngữ đọc chữ Nho. Chữ Tạo 皂 chỉ màu đen là chữ biểu ý do Nho đặt ra, đọc chữ Tạo 皂 đúng cách từ trên xuống dưới là Bạc Mất, Bạc là Bạc nguyên chất tức “Bạc Sạch” = Bạch 白; Mất là chữ Thất (ở đây dùng âm Thất của chữ Thất 七 là con số 7 cho nó ít nét, mà không dùng chữ “Thật Mất” = Thất 失, rườm nét hơn), Bạc là màu trắng mà mất đi rồi thì còn là màu đen, nhưng đọc nó thì phải hiểu nó là màu tối tức “Túi Mào” = Tạo 皂. Tạo 皂 nghĩa là màu đen, cũng bóng gió là số đen (vì đi buôn có Bạc là tiền vốn mà đã mất đi rồi thì đúng là “bạc mặt” xui với cái số đen). Tiếng Việt thường có những cặp đối nguyên thủy (hai từ cùng Tơi) lại cũng cùng Rỡi, hoàn toàn đồng âm, mà nghĩa thì đối nghịch nhau như 0/1. Ví dụ: 0/1= Một 没 / Một (Một 没 – mất sạch / Một – còn nguyên, “trước sau như một”); 0/1 = Minh 冥 / Minh 明 (Minh 冥 - tối / Minh 明 - sáng); 0/1 = Liệt 劣 / Liệt 烈 (Liệt 劣 - yếu / Liệt 烈 - khỏe); Tạo 皂 / Tạo 造 (Tạo 皂 - làm mất / Tạo 造 - làm ra), cho nên mới có câu “Để xem con Tạo xoay vần ra sao” (hoặc là Thua, hoặc là Thắng). Từ “ngôn ngữ” của nhiều dân tộc đều bắt đầu do từ Lưỡi, là cái cơ quan để phát ra tiếng nói, nó Gợi nên cái thông tin để nghe hiểu. Tiếng Nga dùng từ lưỡi chỉ ngôn ngữ, tiếng Anh từ chỉ ngôn ngữ có đầu là “L”, từ chỉ tiếng có đầu là “T”, tiếng Hán lưỡi là She thì nói là Shuo. Ở tiếng Việt có Lưỡi rồi thì phải có nói ra là “Lưỡi Gợi” = Lời. Cách lướt này là có logic, cho nên gọi là QT Lướt. Hứa Thận đã bắt chước cái QT tạo từ đơn âm này có sẵn trong tiếng Việt để gọi là cách “Thiết” khi hướng dẫn đọc một chữ Nho cho đúng âm Việt bằng thiết âm mượn của hai chữ Nho khác, nhưng cách thiết đó không phản ánh logic của hai chữ mượn với chữ tạo thành là chữ thứ ba, tức không phải là đẳng thức 1+2=3. Hứa Thận 許慎 soạn ra cuốn Thuyết Văn Giải Tự 說文解字, mà về sau được coi là cuốn tự điển đầu tiên của Trung Hoa, là vào trước thời Đông Hán. Thời Đông Hán nhà Vua mới giải thích tên 12 con giáp nghĩa là gì. Nghĩa là tên 12 con giáp trong tiếng Việt tức của người Việt đã được dân gian đọc như tiếng Việt và vận dụng nó từ trước đó hàng ngàn năm rồi. Cuốn sách của Hứa Thận mãi đến khi Hứa Thận mất lâu rồi, con trai Hứa Thận mới đem cuốn sách đó dâng cho Vua đầu tiên của nhà Đông Hán là Hán Hòa Đế thì cuốn sách mới coi như được công bố, được Hán Hòa Đế cho khắc in vào năm 100 đầu CN và được giữ trong thư khố như bảo vật. Cuốn sách gốc ấy không còn. Đời sau chỉ có những cuốn in lại kèm chú giải của sọan giả, soạn giả lại cũng dựa cách “thiết” ấy mà hướng dẫn đọc những chữ mới xuất hiện về sau đúng như phát âm của người Hán. Bản <TVGT> hiện dùng là hai bản: Bản khắc của Trần Xương Trị 陈昌治 và bản <TVGT-Chú Giải> của Đoạn Ngọc Tái 段玉裁, đều là hai soạn giả triều Mãn Thanh. Còn những từ đáy cổ xưa viết bằng chữ Nho, đa số là chữ vuông tượng hình và chữ vuông biểu ý thì cứ thiết như âm Việt hiện đại mới trúng, còn thiết theo âm Hán hiện đại thì trật. Ví dụ chữ Nữ 女 là một chữ vuông tượng hình bằng vài nét vẽ ra cái âm vật, vậy mà Việt hiện đại đọc là “Nữ 女”, do nhấn "Nái Chứ!" = Nữ. Hán hiện đại đọc là “Nủy 女”. Sách <TVGT>: “Thời nước Kinh Sở, dân đọc chữ Nữ 女 là Nô 奴 Giải 解 thiết”, theo âm Việt hiện đại thì chính là Nô 奴 Giải 解 thiết Nái ( trúng theo nghĩa Việt, Nái là giống cái), còn theo âm Hán hiện đại thì là Nú 奴 Jie 解 thiết Nie (trật, đâu thành “Nủy 女”. là từ chỉ giống cái trong Hán ngữ hiện đại, trong Hán ngữ hiện đại âm “Nie” chẳng có liên quan gì đến giống cái cả). Hứa Thận chỉ mượn âm để “thiết”, về nghĩa thì không theo logic: Nô 奴 nghĩa là nô lệ, Giải 解 nghĩa là cởi trói, “Nô Giải thiết Nái”, chỉ có thể viết như vậy thôi, mà không thể thay chữ “thiết” bằng dấu “=” được, vì nó không logic là một đẳng thức khi có Nô (1 = nô lệ), Giải (2 = cởi trói), Nái (3 = giống cái) thì 1+2=3 là “nô lệ cởi trói thì thành giống cái” (?) vô lý, tức không logic. LM phát hiện QT Lướt là có sẵn trong tạo từ của tiếng Việt, và cả gan viết hai chữ thứ 1 , thứ 2 là thành phần để lướt ở trong ngoặc kép, nối với chữ thứ 3 là từ hình thành bằng một dấu “=” vì nó đúng logic là một đẳng thức. Trong tiếng Việt thì con người hay con vật gì cũng thế, QT Lướt: “Con Nái” = Cái, đó là giống cái, nếu Con (1), Nái (2), Cái (3) thì có phải là lướt rất đúng logic là 1+2=3 chứ gì nữa ? Chữ Nho biểu ý đã được đặt ra đúng logic lướt như vậy. Ví dụ: Chữ Thật có hai cách đặt. Viết bằng trên là Thượng 上, dưới là Nhật 日, đọc lướt “Thượng 上 + Nhật 日” = Thật. Âm đúng là do lướt, lấy Tơi “Th” của chữ (1) chắp với Rỡi “ật” của chữ (2) thì thành âm “Thật” của chữ (3) như 1+2=3, đó là về âm, còn về nghĩa cũng đúng logic nốt: Thượng 上 Nhật 日 nghĩa là Trên Trời, mọi cái trên trời đều là thật ráo, “Lưới trời lồng lộng soi không sót một thứ gì”, “Chạy trời không khỏi nắng”, trên cái Nền Nếp (bánh “Chung Mừng” = Chưng) chỉ có Trời (bánh “Dân Đấy!” = Dầy, “Ý dân là ý trời”). Đó là tư duy của hai lúa, còn các tiến sĩ đang cãi nhau ở tại hội thảo là “bánh giầy” hay “bánh dày” hay “bánh dầy” cách gọi nào đúng ngữ pháp để chấm điểm bài văn(?), đó là việc của họ. Từ dân gian Dân Đấy viết bằng chữ hàn lâm Dân 民 Đích 的. “Dân Đấy!” = Dầy (bánh Dầy tượng Trời), “Dân Đích!” = Dịch (Dịch còn được sử gọi là Thiên Thư), Dịch học là của dân là con người làm ra để nghiên cứu vũ trụ từ thời thượng cổ. Đó là giải thích cho hai cái tên mà người xưa đặt ra để gọi cặp bánh cúng thờ trời đất là Chưng, Dầy. “Chưng Dầy” = =Chẩy (chẩy hội là đi hội, Chẩy = Đi); “Dầy Chưng” = Dừng, lúc nào thì phải Đi, lúc nào thì phải Dừng, đó là hành vi của dân tộc thượng võ, biết Dừng (chữ Chỉ 止) và viết Vượt = =Việt 越 khỏi vũ khí (chữ Qua 戈) đúng lúc. Trong hai thành phần của chữ Võ 武 có Trời (chữ Nhất 一, biểu tượng Dương) chứng giám. Chữ Võ 武 là chữ Nho hoàn toàn biểu ý, gồm Dương (chữ 一 Nhất = 1) + Chỉ 止 + Qua 戈. “Chỉ 止 Qua 戈” = Choa, “Qua 戈 Chỉ 止” = Qúi. Choa = Chúng Ta (“Chúng Ta” = Choa). Con người là vốn quí nhất. Qua 戈 là vũ khí cổ đại bằng đồng, Can Qua 干 戈 nghĩa là làm chiến tranh, đã gọi là “làm chiến tranh” thì ngược xuôi gì nó cũng vẫn là chiến tranh: “Can Qua” = Qua 戈, “Qua Can” = Can 干, chiến tranh thì có bên được bên thua, chỉ có người dân là lãnh đủ. Chỉ 止 nghĩa là do nhấn “Chớ Chi 之!” = Chỉ 止 (nghĩa là đừng có làm). Chỉ Qua 止 戈 có nghĩa là đừng có làm chiến tranh, mà đó lại chính là tâm thức của Choa (“Chỉ 止 Qua 戈” = Choa, lướt ra cả âm lẫn nghĩa đều hợp logic), dân tộc Việt thượng võ này yêu hòa bình đến thế là cùng. Qua 戈 Chỉ 止 nghĩa là chiến tranh phải dừng, tức “Nỏ Chiến tranh!” (hay “No War!”) mà đó lại được coi là cái quí nhất (“Qua 戈 Chỉ 止” = Qúi, lướt cả âm lẫn nghĩa đều hợp logic). Tiếng Việt của hai lúa nó đơn giản vzậy thôi. Chữ Thật 昰 còn viết bằng đặt chữ Viết 曰 ở trên, chữ Chính 正 ở dưới. Viết 曰 Chính 正 có nghĩa là Nói Đúng, nói đúng tức là Thật, đó là logic của biểu ý. Còn lướt âm thì là “Viết Chính” = Vinh, cũng logic nốt. Vinh là cái được tôn vinh, phài là cái Thật mới xứng tôn Vinh, tiến sĩ giả làm sao tôn vinh được, xưa người có công thật thì mới được tôn vinh là thành hoàng làng, được thờ trong đền.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngũ hành Ngôn từ tiếng Việt được gia công qua các Qui Tắc tạo từ, nhiều nhất là dùng QT Lướt (còn gọi là “thiết”, thay chữ ‘thiết” bằng dấu “=”). Tiếng được gia công kĩ như vậy đúng là của “Người Ồn 音” = Ngôn 言, cũng như tin đồn là thông tin được gia công, thêm thắt vào cho nó có tính kích động, nó là thông tin của “Đông người Ồn 音” = Đồn. Từ được gia công rồi cũng giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, nó là sản phẩm của những con người “Có Học” = Ngọc 玉, từ “Ngọc 玉” được lấy thay cho từ chỉ viên “đá quí”. Cho nên từ Ngọc 玉 cũng thường được mượn đại diện cho từ Người, “ai đem là đem Người Ngọc 玉 ới a…” (dân ca quan họ Bắc Ninh). Con người suy nghĩ được là do tiếp nhận được tia vũ trụ qua cái Trán. Trán là cái “Trời cho thì nhận mà nhận nhiều nhan Nhản” = Trán. Sự tiếp nhận ấy là cái Tùy, tùy duyên. Khi ấy bộ óc được “Trán Chỉ指” = Tri 知 thì nó mới biết, biết thì nó sáng ra, đó là cái “Sáng Tùy” = Suy. Nhấn Suy = “Suy Chứ!” = Sư 師. Khi ấy bộ óc mới xứng là Sư 師 của cả cơ thể, tức chính mình là người thầy xứng đáng nhất của mình, tức “Ta đối với ta chính là Sư 師” = Tư 思. “Người Tri 知” = Nghĩ (khi đã có tiếp nhận được tia vũ trụ). Đang “Giữ cái Nghĩ” = Suy. Do quá trình gia công ngôn từ này mà từ dân gian Suy Nghĩ được viết ra bằng chữ Nho thành từ hàn lâm Tư Duy 思維 Nghĩa của từ Tư Duy cũng chính là Giữ (chữ Duy 維) cái nghĩ 9chuwx Tư思). “Đổi mới Suy Nghĩ” cũng là “Đổi mới Tư Duy”, chẳng “thằng” nào sang hơn “thằng” nào. Cặp từ đối nguyên thủy Trẻ/Tra. Trẻ = nhấn “Trẻ Chi 之!” = Trĩ 稚. Tra = nhấn “Tra Hề 兮” = Trệ 滯. Hai từ khẳng định đứng sau để nhấn hay dùng nhất là từ Hề 兮 và từ Chi 之, ví dụ câu dùng cả hai từ nhấn là câu cửa miệng “Không Hề Chi 空兮之”. Già là khi đã bị “Trời kêu ai nấy Dạ” = Tra (tiếng Nghệ) = Già. Mềm hóa phát âm ví dụ như “trên Trốc tủ” (tiếng Nghệ) = “trên Chốc tủ” (tiếng Hà Nội), nhưng “con cá Tràu” ( tiếng Nghệ) lại là “con cá Quả” (tiếng Hà Nội”), “nhà hát Nậy” (tiếng Nghệ) lại thành “ nhà hát Lớn” (tiếng Hà Nội), do QT Tơi-Rỡi: Nậy = “Nậy Hơn” = Nớn = Lớn, chính xác thì cái “Lớn” có nhỉnh hơn cái “Nậy”. Con người khi đến tuổi lười suy nghĩ, tức “Chẳng còn dùng đến Trán” = Chán, là cái lúc “Trời kêu ai nấy Dạ” = Tra = nhấn “Tra Hề 兮!” = Trệ 滯 (chậm chạp) = nhấn “Trệ 滯 Chi 之!” = Trì 持 (giữ níu) = nhấn “Trì 持 Hề 兮!” = Trễ 遲 cho nên người Già có tính Trì 持 Trệ 滯(giữ níu cái chậm chạp) hay Trễ 遲 Trì 滯 (vừa muộn vừa chậm chạp). Muốn sửa cái tính trì trệ, người ta hay ngắm sóng biển, nhưng không phải lúc nào cũng đi ra biển được nên người ta thay bằng ngắm tranh ngựa phi treo ở trong nhà. Ngựa phi nó cũng chuyển động nhấp nho Bôn Đằng 奔 騰 như sóng sông Bạch Đằng 白 藤 vậy. Bức tranh đề tên là “Bát Mã Toàn Đồ 捌 馬 全 圖” (lượng chữ là 4 tượng trưng bốn nét của chữ Tâm 心, thể hiện tâm nguyện, ước vọng) ngoài 8 con ngựa đang phi , không có một ngọn núi nào, còn có dòng chữ “Ngũ Nhạc Độc Tôn, Ngang Thuận Thiên Ngoại 五 嶽 獨 尊 昂 順 天 外” (số 8 là số của Bát Quái). Bầy ngựa đang phi tượng trưng sóng biển. Con số 8 ngựa, ám chỉ Bát Hải là tên cổ xưa của Biển Đông của Việt Nam (Đạo 道 còn có ban thờ Bát Tiên 捌 僊). “Bát 捌 Hải 海” = Bái 沛(nghĩa là tràn trề nước). Biển = “Biển Dài” = Bái 沛 = Hải 海 (chữ nào cũng có bộ Nước 氵). “Đất Dài” = Đai, đất đai, kèm với Biển Dài, chính là xứ sở Đất 凸 + Ao 凹 = Đào , yếm Đào, lụa Đào, rượu Hồng Đào của con cháu Lạc Hồng. “NGŨ NHẠC ĐỘC TÔN NGANG THUẬN THIÊN NGOẠI” nghĩa đen là năm ngọn núi cao (chữ “Nhô 凸 Ác” = NHẠC 嶽) đứng độc lập (chữ ĐỘC 獨) được tôn vinh (chữ TÔN 尊) ngẩng mặt lên (chữ NGANG 昂) thuận theo trời (chữ THUẬN THIÊN 順 天) mà nhìn ra bên ngoài (chữ NGOẠI外). Nghĩa bóng của câu “Ngũ nhạc độc tôn ngang thuận thiên ngoại” là: Muốn hiểu (chữ NGANG 昂) thế giới biến chuyển ra sao thì phải hiểu và làm theo (chữ THUẬN THIÊN 順 天) cái Thuyết duy nhất đúng (chữ ĐỘC TÔN 獨 尊) là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (chữ NGŨ NHẠC 五 嶽). Câu ấy cũng có nghĩa bóng là: Hãy ngẩng mặt lên, biết sống cho thuận thiên, mà nhìn ra ngoài thế giới văn minh tiến bộ. Đừng có bo bo cái gì mình cũng là nhất thiên hạ. Ngũ Nhạc ấy ở đâu? Nó ở miền Ngũ Lĩnh. Giải mã mấy chục truyện trong <Lĩnh Nam trích quái> chắc là còn mệt nghỉ. Vùng Ngũ Lĩnh ở đâu? Nó tụ lại ở chỗ có 9 hòn đá Tự Nhiên xếp trên sân thành hình Cửu Cung. Thấm thía thành tiềm thức cái thuyết Âm Dương Ngũ Hành, con người ta sống ở vùng nào cũng cố tìm ra loanh quanh gần xa trong vùng đó Năm ngọn núi để gán cho nó là Ngũ Lĩnh Đến thượng cổ còn gán cho cả vũ trụ chỉ có Năm hành nữa là. Năm hành đó dù là Vĩ (tập hợp lớn) hay Vi (tập hợp nhỏ) đều là những Vị (bản thể), nhiều khi còn nhân cách hóa thành Ngài. Vĩ, Vi, Vị là trừu tượng (dấu thanh điệu thuộc nhóm Âm = 0). Cụ thể thì như cái Vỉ đập ruồi, cái Ví đựng tiền đều là Vì cuộc sống. Vỉ, Ví, Vì là cụ thể (dấu thanh điệu thuộc nhóm Dương = 1). “Tự Nhiên” = Tiên. Cửu Cung như 9 ô của cái bánh Chưng được chia ra bởi bốn sợi Lạc Hồng. Bánh để cúng phải chia đều ra thì mới được ăn, gọi là bánh “Chung Mừng” = Chưng (cũng có thể gọi là bánh đồng thuận hay bánh Diên Hồng. Diên 延 là “mở rộng tự do hiến kế”, Hồng 鸿 là “cho con cháu Lạc Hồng”). Bánh Chưng chính là cái Nền Nếp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đặt trên cái Nền Nếp ấy chỉ duy nhất có Trời (cái bánh Dầy). Cái bánh Dầy hoàn toàn Trắng Sạch. “Trắng Sạch” = Trạch, là ân trạch. Đồng dao: “Ơn Trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy đầy bát cơm. Lấy rơm đun Bếp. Lấy nếp hông xôi…” cho đến “… cục xôi Bờm cười!”. Bếp là “Ba đầu Rau xếp” = Bếp, ám chỉ cái nền kinh tế . Rau là “Rõi theo hành động mà kiểm sát Nhau” = =Rau. “Biết sống Sạch” = Bạch, “Biết sống Thơm” = Bờm. Tục ngữ “Đói cho Sạch, rách cho Thơm”. Minh Bạch thiết Mách. Thơm Tho thiết Thờ. Ca dao: “Thương dân dân lập đền thờ. Hại dân dân đái rục mồ thúi xương”. Minh Bạch mới Mách được cho dân cách làm ăn chính đáng. Thơm Tho mới biết Thờ trong các hoạt động lễ hội.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ gốc Viêt Các cặp đối nguyên thủy là hai từ nghịch nghĩa trong cặp đó phải cùng tơi. Ví dụ tương ứng cặp đối 1/0 (Có/Không Có) là Chắc/Chớ (cùng tơi “Ch”). Cặp đối Chắc/Chớ phái sinh ra từ dính Trắc-Trở là loại từ lập lờ, lưỡng lự giữa dương và âm, giữa có định và không định, để chỉ một sự khó khăn trong giải quyết vấn đề. Diễn biến theo QT Tơi-Rỡi thì có: Chớ = Lơ = Lỗ = Mô = Vô 無 = Bố (tiếng Tày) = =Hố = Hổng = Không 空. Không Có = “Bố Chắc” = Bất 不. Không Có = “Mô Chắc” = Mặc 莫. Chớ nghĩa là không làm, không hành động, Chớ = Chỉ 止 = Phi 非. Như vậy thấy rõ những từ hàn lâm Việt viết bằng chữ Nho Việt như Vô 無 = Không 空 = Bất 不 = Mặc 莫 = Chỉ 止 = Phi 非 đều là do gốc ở từ dân gian tiếng Việt. Hán ngữ là ngôn ngữ hình thành bằng sử dụng chữ Nho, nên trong Hán ngữ chỉ thấy những từ chữ Nho mà không thấy những từ dân gian Việt. Trong tiếng Việt có sự chuyển đổi tơi R sang (>) L là phổ biến, từ gốc có tơi R chuyển thành từ đồng nghĩa tơi L (kèm ví dụ trong ngoặc) sau đó mới dẫn đến là từ dân gian gốc Việt ấy được viết bằng một chữ Nho Việt thành từ hàn lâm Việt: Rạng = Láng (sáng rạng, sáng Láng) > Lãng 朗 (Nhật Lãng 日 朗: trời sáng), Rơi = Lơi (buông Lơi) > Lạc 落 (Lạc Hậu 落 後: rơi sau), Rồi = Lỗi (lỗi thời: thời trang đã Lỗi) > Liễu 了(Kết Liễu 結 了: hết rồi), Rọi = Lọi (chói rọi: chói Lọi) > Liệu 瞭 (Chiếu Liệu 照 瞭: chói lọi), Rồng = Lồng (múa rồng Lồng lộn) > Long 龍 (Thăng Long 升 龍: lên rồng), Rộng = Lộng (gió Lộng) > Lung 朧 (Mông Lung 朦 朧: mặt rộng), Rụng = Lung (Lung lay) > Lũng 壟 (Lũng Đoạn 壟 斷: thủ đoạn làm rụng ý chí) Róc = Lọc (róc nước: lọc nước, “Lọc Nước” = Lược) > Lược 掠 (Lược Đoạt 掠 奪: cướp có chọn lọc), Rõ = Ló > Lộ 露 (Lộ Diện 露 面: rõ mặt) Ruột = Lòng (Lòng ruột) > Long 龍 (Long Hận 龍 恨: lòng giận) Rối = Lỗi = Lộn (sợi rối: sợi Lỗi, đánh Lộn) > Loạn 亂 (rối loạn; Đảo Loạn 搗 亂: đánh nhào cho rối lên, “Đánh Nhào” = Đảo 搗; Nhiễu Loạn 擾 亂: nhào nặn gây rối, “Nhào nặn Nhiều” = Nhiễu 擾).Một chữ đồng âm dị nghĩa có gốc khác là “Đổ Nhào” = Đảo 倒, (Đả Đảo 打倒: đánh cho đổ nhào); hai chữ Đảo 搗 động từ và Đảo 倒 tính từ là dị nghĩa và viết khác nhau vì nguồn gốc xuất xứ Việt của chúng khác nhau. Hán ngữ hình thành trên cơ sở dùng chữ Nho của Việt, với nguyên nghĩa của từ Việt, nhưng phát âm lơ lớ, và thế là thành từ Hán và cái chữ Nho đó được gọi là Hán tự. Người Kim, người Nguyên, rồi người Mãn Thanh đều bỏ mất ngôn ngữ gốc của chính họ vì đã bị Việt hóa. Lấy ví dụ chỉ hai chữ Đả 打 và Đảo 搗 cũng đủ rõ ý nêu trên. Chữ Đả 打 có gốc Việt là do nhấn “Đánh Ạ!” = Đả 打 (Hán dùng chữ Đả 打, phát âm lơ lớ là “Da 打”, biến thành từ của Hán ngữ với nghĩa là đánh). Chữ Đả 打gồm bộ Tay 扌và bộ Đinh 丁. Tay 扌= Thảy = Thủ 扌(Hán dùng chữ Thủ 扌với nghĩa Việt là tay, nhưng phát âm lơ lớ là “Shou 扌”). Đinh 丁 nghĩa là người, vì do con người đẻ ra, Đẻ Người = Đẻ Con = “Đẻ Kinh 京” = Đinh 丁 (Hán ngữ dùng chữ Đinh 丁 với nghĩa Việt là người, nhưng phát âm lơ lớ là “Ding 丁”). Nếu chữ Đả 打 là gốc Hán, như Từ Điển giải thích: là “từ Hán- Việt”(?), thì cái âm “Shou 扌” với cái âm “Ding 丁” làm sao ghép lại thành “Da” được. Nếu gọi qui tắc Thiết là của Hán thì Ding 丁 Shou 扌thiết Dou, hay Shou 扌 Ding 丁 thiết Shing cũng không ra được cái âm “Da” lơ lớ của Đả 打. Chữ Đả 打 là do nhà Nho Việt khi nghĩ cách viết biểu ý từ Đánh của dân gian thì ngẫm rằng đánh thì người phải dùng tay nên đã ghép chữ Đinh 丁 với chữ Tay 扌để biểu ý Đánh, thế là trúng quả nhấn “Đánh Ạ!” = Đả. Nhưng nhà Nho Việt hiểu rằng muốn đọc đúng âm “Đả” thì phải dùng “Thiết”, mà qui tắc đọc là từ phải sang trái, trong số các từ mang nghĩa là người như: Con = Cần = Kinh 京 = Đinh 丁, Con = Cần (tiếng Tày) = Dân 民 = =Nhân人. Thì chỉ chọn được từ Đinh là cùng tơi với từ Đánh. Thế là viết Tay 扌Đinh 丁 sẽ có thể đọc theo QT Lướt là Đinh 丁 Tay 扌 thiết Đày, hay nhấn “Đinh Tay Ạ!” = Đả. Đả với Đày đều là cùng nôi khái niệm, “Đánh Nhau” = “Đày Nhau” = “Đả Nhau” = Đau, “Đánh nhau Lâu” = Đấu, “Đấu Nhau” = Đau. Đau ở đây là kẻ đánh và kẻ đánh lại đều bị đau. Chữ Đảo 搗 có gốc Việt là “Đánh quấy cho gia vị trộn lộn Nhào” = Đảo 搗. Từ Đảo Lộn viết bằng chữ Đảo Loạn 搗 亂. Chữ Đảo 搗 này nhà Nho Việt viết bằng cách biểu ý tá âm: biểu ý thì bằng chữ Thủ 扌vì muốn đảo thì phải dùng tay tức thủ công, còn tá âm thì bằng mượn chữ trùng âm có trước là chữ Đảo 島. Chữ Đảo 搗 đọc theo cách thiết là Đảo 島 Thủ 扌thiết Đảo 搗, đây là trường hợp lướt lủn “Đảo Thủ” = Đảo. Chữ mượn để tá âm là chữ Đảo 島 chỉ hòn Đảo. Từ Đảo 島 (hòn đảo) này <Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng> (trang 115 dòng 8 từ trên xuống) của Viện ngôn ngữ học, NXB KHXH Hà Nội 1991 cho là một “tố” gốc Hán, cũng như 70% từ nói thông thường của tiếng Việt Nam được họ cho là “tố” gốc Hán và họ gọi đó là “từ Hán Việt”, kể cả chữ Điền 田 Lực 力 thiết Đực 男 gọi bằng chức năng “Nàm Trai” = Nam 男 (lướt lủn) và chữ Nô 奴 Giải 解 thiết Nái 女 (theo <TVGT>) gọi bằng nhấn “Nái Chứ!” = Nữ 女. Hai từ hàn lâm Việt rặc là Nam 男 và Nữ 女 chỉ giới tính này, nếu Hán ngữ dùng cách thiết theo < Thuyết Văn Giải Tự 說文解字> của Hứa Thận 許慎 cách nay hai ngàn năm thì cho kết quả là: “Tián 田” “Lì 力” thiết “Ti” và “Nú 奴” “Jie 解” thiết “Nie”. “Ti” và “Nie” chẳng là cái từ gì chỉ giới tính trong Hán ngữ cả. Hán phát âm chữ Nam 男 là “Nán 男” và chữ Nữ 女 là “Nuy 女” chẳng qua là mượn chữ Nho Việt, nguyên nghĩa Việt, và đọc lơ lớ mà thôi.(Tức như ý nói ở trên: Hán ngữ hình thành từ việc mượn chữ Nho Việt rồi bỏ mất ngôn ngữ mẹ đẻ của người Hán, mà thời gần nhất là người Mãn Thanh). Biển Đảo, Hải Đảo là những từ gốc Việt. Biển = Bái 沛 (đầy tràn nước) = Hải 海. Nhấn “Biển Hề 兮!” = Bể. Ngoài biển trống toàn nước thì chỗ nào có “Đất nhô Cao” = Đảo 島. Cao phiên thiết thành Cù Lao, cho nên công ơn cha mẹ được ví như “Đức Cù Lao” (“Cù Lao” = Cao), câu đối thường viết “Cù Lao Chín Chữ”. Hòn Đảo còn gọi là hòn Cù Lao (cù lao Ré – đảo Lý Sơn). Cù Lao tiếng Chăm là Pu Lao. Người Chăm là cư dân đầu tiên phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các Chúa Nguyễn của nước Đàng Trong là quốc gia đầu tiên quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Bánh Ú thơm Một vật phồng đầy lên gọi là U (bệnh ung thư cũng làm nổi u) mà U nhiều thì lướt lủn “U Lắm” = Ú. Từ Ú chuyển nghĩa chỉ sự béo dùng cho vật, như bánh Ú, con heo Ú, không dùng cho người, một người là “Một Kinh 京” = Mình, nên người béo thì dùng từ Mình Chắc = =Mình Chật = “Mình Chập” = Mập. Do chữ Ú mà có chữ Úc, dành riêng chỉ mùi thơm đậm. Chữ Úc = Ức có nghĩa là mùi thơm đậm đà, (U = Ư = Ơ như chữ Ở = Ư 于 = Vu 于; “Có Ở” = “Có Ư” = Cư 居; Bực còn gọi là Bức Xúc; do chữ Ức mà có từ “Xoa Ức” = Xức, như Xức nước hoa, Xức dầu thơm; do chữ Ức = Úc mà có từ béo mỡ nặng nề là béo Ục Ịch, béo do nhiều nước là béo Núc Ních). Và từ “Dài Lâu” = Dậu 酉 nghĩa là Lâu về phía quá khứ, mà “Lâu Dài” = Lai nghĩa là Lâu về phía tương lai. Con Gà là vật nuôi lâu đời nhất của người Việt, nên Con Gà = Can 干 Gà viết bằng chữ Can 干 Dậu 酉 trong mười hai con giáp. Chữ Úc 酭 viết biểu ý là “Có 有Lâu 酉” = Cậu, cũng là “Hữu 有 Dậu 酉” = Hậu 厚. Hòn đá thờ "Cậu" tức thờ "Tự Nhiên" = Tiên có ở khắp nơi. Mùi thơm đậm đà viết bằng chữ Nồng Úc 濃 酭 hay Nồng Hậu 濃 厚. Chữ Lâu ở đây kí âm bằng chữ cận âm là chữ Dậu 酉. Cái nghĩa Lâu ở đây có nghĩa là Luôn Luôn, tức “Lâu Hơn” = Luôn (lâu về phía quá khứ) + “Lâu Muộn” = Luôn (lâu về phía tương lai). Nghĩa là mùi thơm đó kéo dài từ Lâu (trước kia) và sẽ còn giữ Lâu (về sau), gọi là mùi thơm đậm đà, mùi ấy là mùi của rượu. Rượu là sản phẩm có mùi thơm, được loài người sản xuất ra từ cổ xưa và còn sản xuất mãi mãi, công nghệ làm ra nó mất lâu thời gian đã qua để thành sản phẩm, ra sản phẩm rồi nó sẽ còn phải Nương 釀 nhờ thời gian lâu nữa (chữ Nương 釀 có bộ Dậu 酉),để ba năm được rượu ba sao, để năm năm được rượu năm sao. Rượu là thứ tồn tại rất Lâu, tiếng Thái Lan gọi rượu là “Lââu”, tiếng Tày-Thái gọi rượu là “Lẩu”, chữ Rượu viết biểu ý kèm kí âm gồm bộ Nước 氵và bộ Dậu 酉, đọc là Tửu 酒, vì Rượu = Riệu = Diệu = Dậu = Lâu = Cậu = Cửu 久= Tửu 酒. Hòn đá thở “Cậu” có ở khắp nơi. Dậu nghĩa là lâu về quá khứ đã qua, nên có từ do lướt lủn “Dậu Đã” = Dẫu, Dẫu đồng nghĩa với Giá Mà ( “Dẫu tôi có tiền cũng không mua nổi rượu quí hiếm” nghĩa là “Giá Mà tôi có tiền cũng không mua nổi rượu quí hiếm”). Cỗ cúng Thần của người Việt là tục có từ Lâu rồi, chỉ gồm một con gà và một chai rượu nút là chuối. (ca dao tếu mới: “Trăm năm lên tủ ngắm gà khỏa thân”). Bởi vậy trong mười hai Con = Can thì con gà được thay bằng chữ Dậu, chữ Dậu 酉 mang nghĩa là Lâu. Nhưng nhấn “Dậu Chứ!” = “Dậu Chú” = Du 悠, (do U = Ư) , nên chữ Du 悠 mang nghĩa là Lâu Xa (nhấn “Xưa Ạ!” = Xa, mà có từ đôi Xa Xưa); chữ Du 悠 mang nghĩa là Xa Xưa, nên còn có từ đôi Du Cửu 悠久 mang nghĩa Xa Xưa. Nhưng cái xa xưa nhất lại là Tự Nhiên 自 然 (ngũ hành là Năm = Lắm = Nhan = Nhan Nhản = Nhiên 然 = Nhiều = =Nhiêu 繞, từ Nhiều Lắm viết bằng chữ Nhiêu Nhiên 繞 然), Tự Nhiên自 然 là Nhiều Lắm, tức là Tất Cả (yniversal), lướt “Tự 自 Nhiên 然”= Tiên 僊, lướt “Tất Cả” = Ta = Ngã = Người (con người là một tiểu vũ trụ). Tự nhiên là tự có lắm thứ do “Trời sinh ra thế”, từ mặt trời đến con vi khuẩn. Mà người Việt lại là từ Nôi = Nòi của Tiên Rồng (chữ Tiên 僊 có bộ Người 亻), là một “Tiên 僊 Rồng 龍” = Tông 宗, là một Tông 宗 xa xưa nhất của nhân loại. Nhân chủng học ngày nay nghiên cứu về gen chỉ ra rằng gen của người Việt Nam còn giữ tới 7 tố nguyên, cao nhất trong các chủng người, câu thành ngữ Việt đã nói từ xưa “Con nhà Tông chẳng giống lông cũng giống cánh”. Tiên là dòng Mê-la-nê-diêng, có totem là con Gà; Rồng là dòng Anh-đô-nê-diêng, có totem là con Rắn. Rắn = Tắn (tiếng Nghệ) = Tlan (tiếng Maya, thổ dân châu Mĩ). Dân Việt = Vượt, là dân vượt biển từ thời tiền sử. Đến thời trung đại vẫn còn “Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”. Chữ Diễn 衍 nghĩa là “Dấn Biển” = Diễn 衍, chữ có bộ Nước 氵nằm giữa, ám chỉ nước ngầm, nằm giữa bộ Hành 行 là đi, chữ đi tách hai phần có nghĩa là phải đi bằng hai chân (phần cứng và phần mềm; có cương, có nhu) , chữ Diễn 衍 dùng chỉ mạch nước ngầm, đương nhiên nó phải dấn biển. Khí phách Việt là khí phách “con rồng cháu tiên”, thể hiện trong câu ca dao Nam Bộ: “Con Rắn không chưn mà đi nổi năm rừng bảy rú. Con Gà không vzú mà nuôi nổi chín mười con”.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Chiết tự chữ Quốc ngữ Chữ Nho có trò chơi chiết tự, thử coi chơi với chữ Quốc ngữ được không, hóa ra cũng được. Tôi thử với bốn chữ Vinh Hoa Phú Qúi, rất thường gặp trên đồ sứ người Việt dùng hàng ngày. Số lượng bốn chữ là tượng trưng bốn nét của chữ Tâm 心, ý đây là tâm nguyện, ước vọng. Tương tự như chưng ngũ quả Cam,Măng, Dừa, Đủ, Xoài là thầm ước Con Mong Vừa Đủ Xài. Vinh Hoa Phú Qúi thì như ước vọng của đứa trẻ sơ sinh, và cả bố nó nữa, mong có được “Qúi Hoa” = Qủa - "Vinh Phú” = Vú, là được bầu sữa. Những tượng đá đàn bà người Việt từ thời đồ đá đều có cặp vú bự, thể hiện ước mong no đủ. Vinh Hoa Phú Qúi không chỉ thể hiện ước mong mà gắn liền với nó là thể hiện ý chí của người Việt là phấn đấu để có cuộc sống trong ĐỘC LẬP và HÒA BÌNH, mà chìa khóa cho thành công là chỉ một chữ sống THẬT. THẬT ấy nằm trong câu “đói Sạch rách Thơm”, làm được như vậy thì được Giàu và được mọi người Qúi. Bởi Thơm nằm trong chữ Hoa, và Vinh nằm trong chữ Sạch. Câu Vinh Hoa Phú Qúi hay Vinh Hoa Giàu Qúi cùng với chìa khóa Đói Sạch Rách Thơm, cả ba câu này nếu chiết tự theo dấu thanh điệu của từng chữ theo số học nhị phân thì mỗi câu đều cho ra một chữ THẬT. Đúng là tổ tiên đã răn chúng ta là phải sống cho THẬT lòng: Vinh Hoa Phú Qúi = 0+0+1+1 có ba phép cộng: 0+0=1, tiếp 1+1=0, tiếp 0+1=1. Đáp số là 1 (số 1 là số thật, số 0 là số ảo). Một là THẬT: “Trước sau như một”, “Nghĩ sao nói vzậy” Vinh Hoa Giàu Qúi = 0+0+1+1 = 1. Cũng đáp số bằng Một là THẬT. Đói Sạch Rách Thơm = 1+0+1+0 có ba phép cộng: 1+0=1, tiếp 1+1=0, tiếp 0+1=1. Một là THẬT. Tại sao để ra THẬT lại phải dùng ba phép cộng. Phép là Pháp, cộng là Chụm sức. Ba pháp ấy chính là “Ba đầu Rau Xếp” = Bếp. Cái Bếp chính là nền kinh tế. Ba ông đầu Rau là ba ông Quyền. Ba ông này đứng ba vị độc lập nhau. Đầu nghĩa là Quyền, cầm đầu là cầm quyền. Rau là chỉ chức năng của ông Quyền, như cái cày thì chức năng của nó là động từ cày, cái cuốc thì chức năng của nó là động từ cuốc, lấy chức năng (hành động) đặt thành tên. Hành động của mỗi ông Rau là phải thường xuyên “Rõi theo hành động của nhau để kiểm sát Nhau” = “Rõi Nhau” = Rau. Thành công hay không là ở chỗ ba ông Rau phải Chụm theo cái phần mềm là Xếp, đó là bắt buộc phải “Xen trong một cái nền Nếp” = Xếp. Xen nghĩa là làm, “mày cứ Xen vào việc của nó” nghĩa là mày cứ Làm vào việc của nó. Xen tiếng Nhật cũng là Làm, “xư mi ma Xen” (xử mi mô làm) nghĩa là mày không được làm. Nền nếp (cái bánh chưng) chính là hiến pháp, đứng trên hiến pháp chỉ có duy nhất là Trời (cái bánh dầy). Chụm không có nghĩa là Chập làm một, chập điện là hai dây nóng nguội Đập vào nhau tóe lửa. “Ba đầu Rau Chụm” = Bụm là chỉ đứng gần nhau mà còn khoảng cách. Còn nếu là “Ba đầu Rau Chập” = =Bập thì toi, đâu còn Bếp (nền kinh tế). Bập phiên thiết Bầm Dập, còn wuýnh nhau hoài. Chỉ có khi “Ba đầu Rau Xếp” = Bếp thì mới đúng là “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây Chụm lại nên hòn núi cao". Nền kinh tế là Bếp khi ấy mới thăng hoa. Vinh Hoa Phú Qúi là ước vọng được tôn Vinh, được Đẹp, được Giàu, được mọi người Qúi trọng. Nhưng Vinh Đẹp Giàu Qúi cũng có chìa khóa để được là phải THẬT: Vinh Đẹp Giàu Qúi = 0+0+1+1 có ba phép cộng: 0+0=1, tiếp 1+1=0, tiếp 0+1=1. Một là THẬT. Giống kết quả của Vinh Hoa Phú Qúi, là do Đẹp = “Đẹp Qúa” = Đóa = Hoa; Giàu = Dú = Phú (Dú phiên thiết Dấm Ủ, dú trái cây, dấm trái cây, ủ trái cây đồng nghĩa là làm cho trái cây chín; có trái cây để mà Dú là giàu hơn làm lúa rồi: “Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền”). Vinh Đẹp Giàu Qúi mà chiết tự ra thì sẽ được cái phương châm có kết cấu nhân quả là THẬT Độc Lâp – Hòa Bình THẬT. Chiết tự nhau sau: VINH phiên thiết Viết 曰 Chính 正 (nghĩa là Nói Đúng). Nhưng Viết 曰 + Chính 正 = THẬT 昰 ĐẸP phiên thiết Đả Ép. Đẹp là Hoa đương nhiên Hoa phải chống ép đặt, ép thì nó nhàu nát còn gì là Hoa để mà “Em xinh em đứng một mình cũng xinh”, tức là nó phải Độc Lập. GIÀU phiên thiết Giữ Máu. Giữ Máu là kinh doanh không để mất vốn, quốc gia không để “chảy máu chất xám”, xã hội không để đổ máu. Tức phải có Hòa Bình. Chưa có nước nào chiến tranh đổ máu mà giàu nổi. QÚI phiên thiết Có Sĩ. Sĩ là những người “Sáng Ý” = Sĩ, đó là nhân tài. “Nhân tài là Nguyên Khí quốc gia”. Từ điển Hán Việt : Nguyên khí là nguyên khí, và Khí 氣là trạng thái tinh thần của con người. Tiếng Nhật dùng Nguyên Khí 元氣 (Gen Ki 元氣) là sức khỏe. Vậy chữ Khí 氣trong từ Nguyên Khí chính là từ do nhấn “Khỏe Chi 之!“ = Khí 氣. Nên Nguyên Khí 元氣 trong tiếng Việt có nghĩa là còn Nguyên sức Khỏe. Còn chữ Khí 氣 trong từ Không Khí 空氣lại là do một cái gốc khác, chính gốc, là từ Hơi (tiếng Việt Đông cũng vẫn đọc chữ Khí 氣 là “Hơi” và chính là Hơi mới dẫn ra Hơi = Khói = “Khói Chi 之!” = Khí 氣. Nho viết hai từ Khí do hai gốc khác nhau này chỉ bằng một chữ Khí 氣 chung, còn Hơi Nước thì thêm bộ Nước 氵vào và cũng đọc là Khí 汽. Tại sao Nguyên cái sức Khỏe tiếng Việt lại gọi là Nguyên Khí, bởi nó là hai chữ được phiên thiết từ cái khỏe nhất đó là Nghĩ, rõ ràng Nghĩ (rồi mới sinh ra “sức mạnh mềm”, “kinh tế tri thức”) là cái Khỏe nhất. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiên Thành: “ Thứ nhất là Power, Power đây không chỉ là sức lực, mà là Power of thought, lực của suy nghĩ, suy nghĩ về tất cả khả năng của mình để thay đổi những gì mình có thể thay đổi” (< Bùi Kiên Thành, người mở khóa lãng du – Lê Xuân Khoa, trang 45 dòng 12). Bởi cái Nghĩ chính là cái Biết (“Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”) và quan niệm là nghĩ bằng Trán, nên khi suy nghĩ thì nằm “vắt tay lên trán” hoặc muốn thúc nghĩ thì “vỗ trán” . Đó là do ở trán là nơi giác quan thứ sáu của con người, mà Mật tông Tây Tạng vẽ chỗ giữa trán một con mắt thứ ba. Trán chính là cái máy thu tín hiệu vũ trụ, là cái “Trời cho thì Nhận” = Trán, nhận rồi thì biết, gọi là Nhận Biết, nên chỗ giữa trán có con mắt thứ ba là giác quan thứ sáu, Sáu = Sâu = Lâu = Lục = Lão. Thành ngữ còn có câu khác: “Trời kêu ai nấy Dạ” = Tra = Già, đó là khi già rồi thì trời sẽ kêu về trời. Và khi “Trán Nghĩ” = Tri 知, nên Nho viết từ Biết bằng chữ Tri 知. Tri là đã biết rồi nhưng còn nằm trong đầu óc, chưa nói ra. Khi nói ra mới là “Tri Nói” = Trí 智 (lướt lủn) mà Nho viết bằng “Tri 知Viết曰” = Trí 智(lướt lủn). Nhưng chữ Viết 曰lại nghĩa là Nói, mà là chính người Việt nói, vì Nói = Na = Và 話 = Van = Vân 云 = Viết曰, tức là “Việt Nói” = Viết 曰 (lướt lủn), tương tự “Tri 知 Nói” = Trí 智, minh chứng là cái chữ Nho đọc là Trí 智này. Tri 知(dù đúng sai thế nào) của bất kì ai nói ra thì mới thành Trí 智 chung của xã hội, gọi là đóng góp cho “nâng cao dân trí”, nên mới thành nguyên tắc là không cấm nói. Tây làm đúng như vậy, trường mẫu giáo Tây cố khuyến khích cho trẻ con tự nói ra cái nó nghĩ. Ta thì ngược lại, cháu nào nói ra leo đúng như cô giáo bày cho thì mới được khen và cấp tem phiếu bé ngoan. Chữ Tri 知 có nghĩa là Biết. Con người sở dĩ biết tư duy là do con người tiếp nhận được tia vũ trụ qua cái máy thu “Trời cho thì Nhận” = Trán, gọi là nhận biết. Máy thu ấy nằm chỗ giữa trán chính là con mắt thứ ba, còn gọi là giác quan thứ sáu, mà ở loài người nó đã bị thoái hóa, một số người còn giữ được nhưng nó không còn là cái hình con mắt. Như bà Vanga dù mù nhưng Trán bà ấy vẫn nhận được tia vũ trụ mách bảo, nên bà ấy tiên đoán khá chính xác. Nguyên do nào mà từ Biết lại viết bằng chữ Tri 知. Đó là do biết thì nói ra ngay y chang cái mà mình biết. Như ông Bụt thì từ Bụt hàm ý là ông ấy có vô vàn sự biết ở trong óc ông ấy,ổng là ông biết tất cả tức ông "Biết Tuốt" = "Biết tút Nút" = Bụt; ông ấy nói ra là nói Thẳng không dấu diếm hay bẻ cong. “Bụt Nói” = Bút 筆(lướt lủn). Bút 筆 chuyển nghĩa chỉ cái công cụ chuyển tải lời Nói tức Viết 曰, gọi là cây Viết 曰. Tháp Bút thẳng chót vót lên trời chứ không hề có tháp bút là tháp nghiêng. Thời công nghệ thông tin thì người ta gọi động từ “Bút” ấy là “Put” (“Post” lên mạng). Mũi Tên (chữ Tiễn 箭) bắn ra là đi theo một đường Thẳng. Nhấn “Thẳng Chi!” = Thỉ矢. Bộ Thỉ 矢 chuyển nghĩa thành đại diện cho mũi Tên, cũng đại diện cho cái nghĩa Thẳng. Khi máy thu ở trán tiếp nhận tia vũ trụ thì nó báo Thẳng ngay cho bộ óc. Thông tin đó cho óc chính là cái do “Trán Chỉ 指” = Tri 知. Tri 知 nghĩa là Biết. Biết rồi thì phải nói Thẳng ra. Bởi vậy chữ Tri 知 viết biểu ý là Miệng (cái miệng hình vuông 口) nói Thẳng (chữ Thỉ 矢) ra. Dù là “Miệng 口 nói Thẳng 矢” = Mắng, thì người nghe cũng đừng phật lòng, Mắng không đồng nghĩa với nhục Mạ 辱罵,Sỉ Nhục 恥辱. Mắng chỉ là “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Chữ Tri 知 viết bằng biểu ý này chính là hệ quả của câu thành ngữ “Nghĩ sao nói Vzậy”. Đừng tưởng câu thành ngữ này là một câu quê mùa của hai lúa. Mà nó chính là cái cốt lõi của chữ Tri 知, chữ Tri 知 do ai tạo ra vậy? Câu thành ngữ “Nghĩ sao nói Vzậy” chính là cái cốt lõi của câu “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Câu thành ngữ “Nghĩ sao nói Vzậy” lại cũng chính là cốt lõi của một nền văn hóa, gọi là Văn hóa Miền Tây, chi tiết hơn đó là văn hóa miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Cứ đọc ca dao đối đáp trai gái yêu nhau của Nam Bộ thì thấy rõ người yêu nhau nói Thật lòng và nói ra Thẳng thắn như thế nào. “Nguyên Khí” = Nghĩ, quốc gia mà không có nhân tài thì làm sao quốc gia nghĩ ra được cái gì hay. Nghĩ là cái khỏe nhất (“sức mạnh mềm”). Nguyên Khí nghĩa là còn Nguyên sức Khỏe. Tiếng Nhật chào hỏi: “Gen Ki Đếx Nê” (Nguyên Khỏe Đấy Hề), đáp: “Hay, Gen Ki Đếx” (Hầy, Nguyên Khỏe Đấy). Tiếng Nghệ và tiếng Quảng Đông “Hầy 是” nghĩa là Phải, từ “Hầy” viết bằng chữ Thị 是, là “Thật 昰 Chi 之!” = Thị 是. Thật có nghĩa là Phải Thật. Nhân tài là Sĩ, nhưng Sĩ 士 lại là “Thập 十 Nhất 一” = THẬT Kết quả chiết tự: Vinh Hoa Phú Qúi = Vinh Đẹp Giàu Qúi = THẬT Độc Lập – Hòa Bình THẬT. Cái nhân quả này hóa ra nằm sẵn trong cấu tạo của tiếng Việt. Biết rèn luyện để “Văn thì Minh” = Vinh, “Vũ thì Tinh” = Vinh. “Vượt qua chính Mình” = =Vinh. Những người như vậy là người “Sáng Ý” = Sĩ. Mà Sĩ 士 lại phải là “Thập 十 Nhất 一” = THẬT. Những người Thật lòng như vậy, họ “Biết thương Dân” = “Bận vì Dân” = Bân 斌. Họ làm quan “Biết Sạch” = Bạch (minh bạch) và “Biết Thơm” = Bờm (chuyện “Thằng Bờm”). Chữ Bân 斌 cấu tạo bằng biểu ý Văn 文 + Vũ 武 = Bân 斌 (văn vũ kiêm toàn). Đẹp = Đóa = Hoa = Ha-na (tiếng Nhật). Người Nhật ngưỡng mộ hoa Anh Đào (Ha-na Xa-cư-ra), hướng về hoa anh đào như hướng về cái đẹp mà hỏi rằng làm sao để vươn tới được cái Đẹp. Hoa Anh Đào gợi ý ngay bằng cái tên của nó “Ha-Na Xa-cư-ra!” (Hãy nói Xả cũ ra!). Người Nhật hiểu như thế nên họ luôn tìm đến cái mới, tìm thêm bạn mới, thành ra họ có nhiều phát minh sáng tạo. Chuyện dịp Tết Bính Thân này mới bắt gặp tận mắt một cái thật: sườn xe khách liên tỉnh Hà Nội – Hải Phòng có dòng chữ sơn sáng đẹp thật là hoành tráng: “Hãy nói không với bắt khách dọc đường”. Ngày xưa cũng vị trí sườn xe như vậy, chỉ một dòng chữ “Chạy Suốt” đủ hiểu là xe chỉ chạy từ bến đến bến, không đón khách dọc đường.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Trang trí góc học tập ở nhà của học sinh Trang trí góc học tập này là làm cho học sinh làng Hạnh Kiều. Nói lên nền nếp gia phong nhân bản của gia đình chính là sự tri ân và tôn vinh văn hóa làng Hạnh Kiều 1/ Bức hoành phi lớn với bốn chữ ÂN TỨ NINH GIA. Câu này do Lãn Miên sưu tầm ở nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An 恩賜寧家 Giảng nghĩa: Sống thuận thiên theo Qui Luật Vũ Trụ (chữ ÂN TRẠCH恩澤) là đem đến (chữ TỨ賜) sự an lành (chữ NINH寧) cho mọi Nước và mọi Người (chữ GIA家). Chú giải: Nghĩa đen của câu Ân Tứ Ninh Gia là: sự ban ơn và biết ơn (chữ Ân恩) của các bộ phận cột kèo rui mè dứng vách giằng néo cho nhau (chữ Tứ 賜) làm nên sự vững chãi (chữ Ninh寧) của cái nhà (chữ Gia家). Ngụ ý là những người trong một nhà hay một quốc gia cũng phải như vậy, ban ơn và biết ơn với nhau. Rộng ra thì là ân trạch của Vũ Trụ cho sự sống, sống là phải biết ơn Vũ Trụ. Vũ Trụ là cái NÔI lớn, là cái Ổ âm (N-Negative) dương (I-Innegative), là cái Chứa Nhiều = Chữ Nhiều = Trữ 貯 Nhiều lắm = Tự 嗣 Nhan nhản = Tự 自 Nhiên 然 (lướt “Nhiều Lắm” = Nhan, Nhan = Nhiên). Sống theo Tự Nhiên là cái Đạo 道, tức cái Đi 辶 + Đầu 首 = Đạo 道 (lướt “Đi Đầu” = = Đạo) của loài người. Sống theo Tự Nhiên, chết trả về với Tự Nhiên gọi là Tiên (Tự Nhiên thiết Tiên, lướt “Tự 自Nhiên 然” = Tiên僊). Hán ngữ dùng chữ Tự 自 Nhiên 然 đọc là Zi 自 Ran 然, dùng chữ Tiên 僊 đọc là Xian 僊. Nhưng Zi Ran thiết Zan, trật, không thành Xian. Tiên là mục đích của Đạo, mục đích của Cụ Lâu = Cụ Lão = Tử 子Lão 老 > Lão 老 Tử 子 (chánh quả đắc Đạo thành Tiên). Không ai biết Cụ Lâu sống thời nào, <Đạo đức Kinh> của cụ là do người đời sau chép lại, chỉ biết rằng Đạo giáo có trước Phật giáo. < Đạo 道 đức 德 Kinh 京> nôm na là: Đi bằng Đầu (chữ Đạo 道) Đầy ắp (chữ Đức 德) của Con người (chữ Kinh 京), tức hành động bằng cái đầu có tư duy bao la của con người (hiểu theo cú pháp Việt), cái mà thời nay gọi là “kinh tế tri thức”. Cổ đại chữ Dịch Kinh 易京 hay Đạo Đức Kinh 道德京 đều viết bằng chữ Kinh 京 này (nguồn: theo đọc trên mạng của TQ, hổng nghiên cứu gì mà lưu, đọc chơi nhớ vzậy thôi), “Dịch Kinh 易京” phải hiểu theo cú pháp Việt đề trước thuyết sau là “thuyết Biến 易đổi của tác giả là loài Người 京”. Chữ Đức có nghĩa là đầy ắp và lan tỏa như giọt nước (ám chỉ cái đồ hình âm dương), nhưng một giọt nước mưa rớt xuống đất nó cũng lan tỏa đi ngay ti tỉ phương, Nước = Nác = Đác = Đức, “Đầy Ức” = Đức (béo Úc ích, Nục nịch, do “Ních” cho lắm vào), chữ Ức nghĩa là đầy hương thơm của rượu (thơm nức, mùi sực nức), thơm như thế nên chủ một nước cũng gọi là Đức (như Đức Ngài), chủ một giáo lý cũng gọi là Đức (như Đức Phật) dù không “Xức” nước hoa Sài Gòn (lướt “Xoa đầy Ức” = Xức). Biểu ý của chữ Đức 德 là: một mình nó (chữ Nhất 一) tâm nguyện (chữ Tâm 心) đi (chữ Hành彳) mười phương (chữ Thập 十) bốn biển (chữ Tứ 罒) nghĩa là tự nó lan tỏa “hữu xạ tự nhiên hương” như Phật giáo lan tỏa. Lâu về phía quá khứ thì càng xưa càng lâu hơn, “Lâu Hơn” = Luôn. Lâu về phía tương lai thì càng tới lâu càng muộn, “Lâu Muộn” = Luôn. Còn Đạo 道 thì Luôn Luôn tồn tại ở cả ba thì quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng hiện tại chỉ như một khoảnh khắc của lịch sử cho nên chỉ có tồn tại (vấn đề tồn tại) mà không cần chữ Luôn (khác với vấn đề Luôn Luôn tồn tại, là vấn đề đó kéo dài sự tồn tại suốt cả ba thì). Ví dụ nói: Hiện nay tôi Thường đi bộ và cả đời tôi là Luôn Luôn đi bộ. Đạo 道 là cái lý luận luôn luôn tồn tại. Chả thế mà đến tận bây giờ thế giới vẫn phải lo “đối phó với biến đổi khí hậu” là cái hậu quả do loài người gây ra, mà trách nhiệm đầu tiên là ở người Lãnh Đạo. Lãnh là “Lấy sạch sành Sanh” = Lãnh, như Lãnh lương vậy, là không bỏ sót một đồng nào, sau đó mới chi gì thì chi. Hán ngữ dùng chữ Lão Lão chỉ ý Luôn Luôn, nhưng chỉ có ý nghĩa cho quá khứ: Ngã lão thuyết 我老說 (tôi đã luôn nói ), Ngã thuyết trước 我說著 (tôi đang nói), Ngã tương thuyết 我將說 (tôi sẽ nói). Chữ Ninh 寧 nghĩa là an lành. An lành như Con nằm trong Nôi. “Nôi của Con” = “Nôi của Kinh” = Ninh. Đó là cái tiếng được tạo nên đọc là “Ninh”. Con người là Kinh 京, đẻ ra con người tức “Đẻ ra Kinh 京” = Đinh 丁, nên từ Đinh 丁chỉ con người, không phân biệt giới tính. Mỗi con người muốn an lành thì phải có được một Mái (chữ Miên宀) Ấm (chữ Tâm 心 ; Tâm thuộc Tá=Lả=Hỏa 火, trong khi Thận thuộc Nậm = Thâm = Thủy 水, theo đông y). Mái ấm ấy là cái “Ổ Đựng” = Ứng (đáp ứng nhu cầu) = Hứng = Nưng = “Nưng Tôi” = Nôi của con người, mà nó nhỏ Xíu nên Nôi là cái Nưng Niu con người. Cái ổ đựng gọi là nôi ấy hình dáng như cái Máng = Mủng = Minh 皿 (chúa Giê Su sinh ra trong máng cỏ).Chữ Ninh 寧 đọctừ trên xuống là: Mái 宀 Ấm 心 Đựng 皿 Người 丁. Rõ ràng là người Việt đã đặt ra cái chữ Nho gọi là Ninh này, gồm đủ các bộ phận như kê trên, cả tiếng lẫn biểu ý. Cái gọi là “Lục thư tá âm” chỉ là cách gọi về sau nhà Tần thừa kế chữ Nho. Tần Thủy Hoàng phải “đốt sách, chôn nhà nho” để gọi chữ Nho là Hán tự một cách triệt để. Chữ Ân 恩 có gốc ở từ Ăn. Ăn = Ơn = Ân. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ăn là ban ơn cho cái dạ dày đang réo kêu đói, nhưng Ăn lại là mang ơn cái thực phẩm và người làm ra nó. Nhớ ghi là làm thành vết Hằn = Ăn = Ấn = In = Kín = Khin khít = Khin = Khảm vào trong tâm, gọi là Tâm Khảm hay “Tâm In” = Tin. Nhớ cái gì là do Tin vào cái ấy. Biết ơn như cái dấu Ấn ở trong lòng. Người có Nhân Tâm thì mới biết ơn, nên chữ Ân 恩 viết biểu ý là Nhân 因+ Tâm 心. Nhân 人 là người, là Nhân Đạo 人道; Nhân 仁 là Nhân Nghĩa 仁義; Nhân 因 cũng là Nguyên Nhân. Nhân 仁 các loại hột có loại nhân ăn được, có loại nhân ăn độc chết người, bới vậy phải biết phân biệt cái nguyên nhân 原 因. Bởi vậy chữ Ân 恩 = Nhân 因+ Tâm 心 khuyên người ta phải tỉnh táo để mà nhận cái ban ơn là vô tư hay là dụ dỗ “củ cà rốt”, kẻo mang ơn mắc lỡm cảnh “theo voi hít bã mía”. Đương nhiên nếu ăn phải cái nhân độc mà chưa kịp chết thì cũng biết ơn cái được rút kinh nghiệm “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Nhớ = Nhiễm (nhiễm hơi là nhớ hơi, nhiễm mùi là nhớ mùi). Nhớ = Nhiễm = Niệm 念 . Nhưng “Niệm cái cú ngộ độc do Ăn” = Năn, nên mới phải Ăn Năn, Hối Hận với sai lầm đã mắc phải. Chữ Tứ 賜 là “Ta cho người Chứ!” = Tứ 賜, chữ Tứ 賜 có bộ thủ “Báu của Tôi” = Bối 貝, cho người thì cho cái báu. Bối 貝 là từ chỉ chung các loài nhuyễn thể, là thức ăn đạm chủ yếu quí nhất của người nguyên thủy, nên mới gọi là “Báu của Tôi” = Bối 貝, thành chữ Nho là Bảo Bối 寶貝. Vỏ Bối vứt quanh đống lửa , bị nung nóng , dội nước cho nguội ai ngờ nó nhuyễn ra thành “Vữa của Bối” = Vôi, sau biết dùng vỏ bối hoặc dùng đá nung vôi, rồi mới biết ăn trầu. Chữ Tứ 賜 là động từ người cho. Còn trời cho thì là trời buông rót xuống mà người không biết. Buông Rót viết bằng chữ “Phóng 放 Chú 注” = Phú 賦 (trời cũng cho cái “Báu của Tôi” = Bối貝, nên chữ Phú 賦cũng có bộ Bối貝), mới có từ gọi là Trời Phú, trời phú cho anh ta cái trí thông minh, trời phú cho chị ta cái sắc đẹp. Quan tự coi mình quyền thế như trời nên quan cũng chiếm dụng động từ Phú 賦 về mình. Như tù cải tạo Hoàn Lương được tha thì quan ngục tuyên: “Phú cho con mẹ Hàng Lươn. Được thả ra khỏi án đường khổ sai!”. Chữ Gia 家 không đồng nghĩa với từ Nhà. Nhà chỉ là cái vỏ đựng người, chỉ vật thể kiến trúc. Cái âm chính của Nhà là “A” có trong hầu hết các từ chỉ nhà của nhiều ngôn ngữ, vì phát âm mở của nó nói lên sự thoải mái, tự do khi mình ở nhà mình, “ta về ta tắm ao ta”, “Ao Ta” = A. Nhà tiếng Indonexia là Tangga, là Đàng Gia hay Gia Đàng của tiếng Việt. Nhà tiếng Hán là Jia, tiếng Pháp là Ga (nhà ga), tiếng Nga cũng bắt đầu là âm tiết Ga-, kể cả từ Nhà Nước. Từ Nhà và từ Gia của tiếng Việt nếu đồng nghĩa như Từ Điển Tiếng Việt và Từ Điển Hán Việt giải thích thì viết Nhà Nước = Gia Quốc = Nhà Quốc = Gia Nước chắc là không sai ngữ pháp (?). Gia là quan hệ của những người ruột thịt cùng sống chung dưới một mái Nhà, như chữ Gia 家 biểu ý: Mái nhà (bộ thủ Miên 宀) + Thịt = nhấn “Thịt Chi!” = Thỉ (bộ thủ Thỉ 豕). Quan hệ ấy là sự Giằng níu chặt chẽ nên từ Giằng biểu thị quan hệ chặt chẽ ấy mới nhấn là “Giằng Ạ!” = Gia. Giằng níu nở ra các từ dính Dập-Dìu (quan hệ sôi động), Dắc-Díu (quan hệ lớn bé, già trẻ), Dan-Díu (quan hệ tình dục), Dan = Gian = Dâm. Cái quan hệ là Giằng = Gia ấy nhiều tầng nhiều lớp (tam đại , tứ đại đồng đường), gọi là “Giằng nhiều Lớp” = Dớp. Dớp là quan hệ người với người trong một cái Nhà, gọi là Dớp Nhà. Quan hệ tức là hoàn cảnh, Dớp Nhà còn gọi là hoàn cảnh Nhà. Lướt “Dớp Nhà” = Gia, Gia là cái quan hệ, Hán ngữ gọi là Gia Cảnh. Gia là các mối quan hệ ruột thịt, nếu là của nhiều người tức nhiều Đinh, mà nhiều Đinh là “Đinh Nhiều” = Đình (lướt lủn) hay “Đinh Đinh” = Đình, 0+0=1, thì gọi là Gia Đình. Gia Đình là mối quan hệ nhiều người ruột thịt. Xây dựng gia đình là xây dựng quan hệ nhiều người nối ruột, không phải là xây dựng cái nhà và cái đình. Lướt “Gia Đình” = Dinh, Dinh là mối quan hệ nhiều người thân, nếu thêm cho nó cái vỏ kiến trúc tương đương cái nhà thì phải gọi là Dinh Cơ, Dinh Cư, Dinh Thự, Dinh Lũy. Lí ngựa ô: “Anh đưa nàng về Dinh” nghĩa là anh đưa nàng về với các mối quan hệ phía bên anh, dù cái Nhà, cái Cơ, cái Thự của anh có là túp lều cũng vẫn sướng. Truyện Kiều: “Dớp Nhà nhờ lượng người thương daám nài” nghĩa là Các mối quan hệ rắc rối éo le (hoàn cảnh) - Dớp – trong ngôi nhà này – Nhà – nhờ người thương xót mà giải quyết cho, không dám nói dài. “Nói Dài” = Nài, “Nài Chi!” = Nỉ, Nài Nỉ là nói dài nhằm xin xỏ thuyết phục. Từ Daám được nói dài như thế để thành nghĩa ngược lại là Không Dám (như gạch dương thì dài mà gạch âm thì ngắn). Trẻ con nói: “Tao thách mày đánh tao đấy, daám!” có nghĩa là “Tao thách mày đánh tao đấy, không dám đâu”. “Dớp Nhà” = Gia, nhưng nếu chỉ dùng một chữ Gia thì vẫn ý đó nhưng không cảm thấy kể lể chi li của cái giọng đang nài nỉ thuyết phục người nghe. 2/ Câu đối về dân làng Hạnh Kiều. Câu này do Lãn Miên viết. NGUYÊN PHỤ KHAI CƠ, LAO ĐỘNG LÊ DÂN HIỂN VIỆT ĐÔNG A TĂNG TRƯỞNG DIỄN HOA NHO TRUYỀN THỐNG, HUY TRÍ NHI TÔN VỊ QUỐC LẬP CÔNG XỨNG HẠNH KIỀU 元父開基勞動黎民顯越東阿增長衍 華儒傳統揮智兒孫為國立功稱杏橋 Giảng nghĩa: Người bố đầu tiên (chữ NGUYÊN PHỤ 元父) khai khẩn lập nghiệp đất này (chữ KHAI CƠ 開基) dốc sức (chữ LAO ĐỘNG 勞動) cùng những người dân làm lúa (chữ LÊ DÂN 黎民) đã làm vẻ vang (chữ HIỂN 顯) và vươn lên (chữ VIỆT 越) ở phương đông (chữ ĐÔNG A 東阿) phát triển (chữ TĂNG增) lớn mãi (chữ TRƯỞNG 長) như mạch nước ngầm vươn ra biển (chữ DIỄN 衍,gồm chữ nước 氵đặt trong , ý là nước ngầm, của chữ hành行, ý là “Dấn ra Biển” = Diễn). Ở câu này nhắc đến những họ lớn người Việt cổ (chữ VIỆT 越) là dân làng như họ Nguyễn (chữ NGUYÊN PHỤ, Nguyên 元 + Phụ 阝= Nguyễn 阮), họ Lê (chữ LÊ 黎, nghĩa là dân làm lúa, biểu ý là Dân 人+ Mặt trời 勿+ làm Lúa 禾+Nước 水= Lê 黎), họ Trần (chữ ĐÔNG A, Đông東+ A 阿= Trần 陳), họ Tăng (chữ TĂNG曾). Câu này còn nhắc đến hình ảnh cái đình làng Hạnh Kiều mang tên đình Đông (chữ ĐÔNG 東) bề thế và trầm mặc của làng văn hóa cổ xưa. Tinh hoa của đạo Nho nguyên thủy (chữ HOA NHO TRUYỀN THỐNG 華儒傳統) là chìa khóa để phát huy (chữ HUY 揮) trí tuệ (chữ TRÍ 智) con cháu (chữ NHI TÔN 兒孫) biết sống và cống hiến cho đất nước (chữ VỊ QUỐC LẬP CÔNG 為國立功) xứng đáng (chữ XỨNG 稱) với nền văn hóa làng có đức hạnh (chữ HẠNH 杏) và biết tự hào kiêu hùng (chữ KIỀU 橋, Kiêu Hùng thiết Kiều, Hạnh Kiều phản thiết Kiêu Hãnh). Ở câu này có nhắc đến các họ trong dân làng là người Hoa gốc Bách Việt như các họ Tăng, Thái, Mã (thể hiện bằng một chữ HOA 華; tộc Việt Hoa có nghĩa là một tộc người Vượt lên đến tinh Hoa). Câu này còn nhắc nhớ công lao đối với đất nước của các bậc trí thức và các chiến sĩ là con của dân làng (chữ VỊ QUỐC LẬP CÔNG 為國立功). Chú giải: Cái đình làng này đặt tên là Đông hàm ý tự hào kiến trúc đình là kiến trúc độc đáo của phương đông, đình làng là nơi để họp cộng đồng nên mới gọi là nơi tụ tập “Đông Đinh” = Đình. Ca dao: “Qua đình ngả nón Trông đình. Đình bao nhiêu Ngói thương Mình bấy nhiêu”. Trông không phải là xem hay thăm quan. Trông là trông coi tức tự giác ý thức bảo vệ (như trông giữ xe máy). Mình là “Một Kinh” = Mình, là con người (chữ Kinh 京 gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Chân tay 小). Ngói là “Người Coi” = Ngói = Người Chúng Ta = “Người Choa” = Ngõa = Ngã = Người. Nếu không phải vì ý đó thì người Ta đã đặt tên nó là “mảnh lợp cỏn con bằng đất nung” mà không gọi là “Ngói”. Mỗi viên ngói (chữ Ngõa 瓦) như một người trông coi bảo vệ cái đình như bảo vệ đất nước và xã hội, ai cũng phải nhìn vào cái đình mà soi mình (nên phải “ngả nón”). Một viên ngói Thối không còn lành là làm cho cả đình bị dột. Lướt lủn “Dột Lắm” = Dốt = “Như Dốt” = Nhốt. Nhốt = Nhập 入, trong khi Mở = Dỡ (dỡ vồng khoai lang) = Rỡ = Ra = Xả (xả láng) = Xuất 出. Thối là “Thối Lui” = Thúi = Lùi, tụt hậu là cái chắc nếu khi mới chỉ một viên ngói thối đã là “một con sâu làm rầu cả nồi canh”. Chữ Lê 黎 nghĩa là Dân 人 + mặt Trời 勿 + làm Lúa 禾 + Nước 水,dân đó gọi là họ “Lúa Hề!” = Lê 黎. Lúa nương ở miền núi có trước là loại lúa Nếp = nhấn “Nếp Chi!” = =Ni. Ni phiên thiết thành “Nua Mỉ” là tên gọi lúa nếp của tiếng Hán. Khi biển đã rút lộ ra vùng đồng bằng phía đông, dân bên Ni thấy “đứng bên Ni đồng nhìn bên Tê đồng thấy mênh mông bát ngát” họ bắt đầu tiến xuống đồng bằng để mở rộng trồng lúa do áp lực dân số gia tăng ở bên Ni. Tê là con số 2 của tiếng Khơme. Xuống đến bên Tê, dân làm lúa tạo ra được giống thứ hai gọi là lúa Tẻ năng suất cao hơn. Công cuộc Đi về phía Đông khai thác đồng bằng trồng lúa gọi là công cuộc Đông Di (nhằm phía Đông mà Đi) đã để lại vô vàn di tích cổ như di chỉ Hà Mẫu Độ ở Triết Giang niên đại 7000 năm trước, có hạt lúa, có nhà sàn mái cong bằng tre. Cũ = “Cũ Lưu” = Cựu = Cửu = Cậu = Lâu = Lão, xưa đến độ con cóc còn là “Cậu” ông trời. Trên mảnh đất Việt Nam còn gặp rất nhiều hòn đá thờ “Tự Nhiên” = Tiên gọi là hòn “Cậu”, thờ “Cậu”, đến tít tận Hà Tiên, Phú Quốc. Chỗ nhà ở Cũ gọi là “Cũ Chứ!” = Cư, từ Dân Cư hiểu là dân bản địa, mới như Cư Xá, Chúng Cư chỉ là nhà thời hiện đại dùng cho đa phần là dân nhập cư ở. Thời mẫu hệ con sinh ra ở nhà mẹ, tức Nhà Nái , còn di lại tục này, gái đẻ thường về Nhà Nái để sinh con, khoảng thời gian ấy là về “Cư Cũ” = =Cữ (lướt lủn), gọi là ở cữ, là thời gian kiêng làm việc nặng nhọc để sản phụ chóng hồi phục sức khỏe. Cữ chuyển nghĩa chỉ khoảng thời gian, “cữ này bà con đang vào mùa cấy lúa đây”. Sản phụ “Ở Cữ” còn gọi là “Ở Áng” . (Từ đôi Nhà Áng viết bằng chữ Gia Đàng 家堂). Từ Áng cũng chuyển nghĩa chỉ khoảng thời gian, “áng chừng dăm bảy ngày gì đó thôi”. Nhà Nái = Nhà Ngoại hay Đàng Ngoại. Từ Ngoại này nghĩa là bên Nái, không có nghĩa là bên Ngoài, chẳng qua mượn chữ nho cận âm là chữ “Ngoài Ạ!” = Ngoại 外 (lướt lủn) để ghi từ bên Ngoại = Nái mà thôi. Còn bên Nội thì “Nó là bên chồng Tôi” = Nội, không có nghĩa là bên trong, chỉ là mượn chữ nho Trong 中 = NÒNG = Lòng = Lí 里 = Ní = Nội 内 để ghi mà thôi. Thời mẫu hệ thì bên mẹ mới là bên Nái = NÒNG = Trong. Còn bên cha là bên NỌC = Cộc = Cải = Ngoài, chồng là người ngoài của nhà vợ nhưng được Cải (Đổi) lần lượt nhiều vợ trong nhà đó (vợ mất thì được em vợ hay cháu vợ thay thế làm vợ). Dân làm lúa suốt năm chỉ quanh quẩn việc Đồng Áng, tức việc ngoài ruộng (Đồng) và việc nhà (Áng). Từ điển Tiếng Việt giải thích từ “đồng áng” là “chỉ công việc làm ruộng nói chung” là giải thích sai. Trống đồng có con Nai ngụ ý thờ Nái (đạo Mẫu), mà chữ Nho chỉ con Nai mẹ lại là chữ U 麀. U 麀 = “Là U” = Lu = =Lộc 鹿, người Hán lại đọc chữ Lộc 鹿 là “Lu”. Vùng đất Tổ và cả đồng bằng sông Hồng đều gọi mẹ là U. Ở Khoái Châu, Hưng Yên có làng còn gọi bên Nội là ông Đực bà Đực, gọi bên Nái là ông Cái bà Cái. U = Mụ = Mẹ = “Mẹ Âu” = Mẫu. U Cả = Âu Cơ 歐 姬, do lướt “U Đầu” = Âu, nhấn “Cả Chớ!” = Cơ. U Cả cũng là U Đẻ hay U Đĩ, vì nhấn “Đẻ Chi!” = Đĩ = Kĩ 妓 = nhấn “Kĩ Chớ!” = Cơ 姬. Giống cái có chức năng đẻ, gọi là “Mắc Đẻ” = Mẹ. Như vậy thấy rõ là từ U có trước từ Mẹ. Đứa trẻ vừa lọt lòng nó khóc ngay “U… A, U…A” = Oa, gọi là khóc oa oa. Tiếng “u” là tiếng “ngậm” biến thành từ gọi U, tiếng “a” là tiếng “toang” biến thành từ gọi Cha. Đó chính là tiền thân của kết cấu Âm Dương, Mẹ Cha, Vợ Chồng trong lối nói của người Việt. Người Hán phiên âm từ Âm Dương là “Yin Yang” rồi phương Tây cũng dùng phiên âm đó là YinYang. Mẹ Âu” = Mẫu, chỉ có người Việt mới có đạo Mẫu vì là con cháu của Âu Cơ. Thời mẫu hệ lấy họ mẹ, họ đầu tiên là họ Cơ 姬. Ông Cơ Xương, tức Chu Công, thờ trong Văn Miếu Thăng Long còn trên vị Khổng Tử. Sách < Bách gia tánh> của TQ giải thích thì cả trăm họ đều “bắt nguồn từ họ Cơ 姬”. Nhưng sông Cơ tức sông Cả lại chính là Rào Rum (Sông Lam) ở Ngàn Hống, mà <Hùng Vương Ngọc Phả> lưu tại đền Hùng ở Phú Thọ viết: " Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống". Trống đồng đương nhiên thờ cả cha là ông Lộc Tục tức thờ cái họ lâu đời nhất, Lộc Tục chính là từ lái ngược của Lục Tộc. Tại sao phải lái ngược, vì thờ là thờ người âm, đến chữ Nho mà thuộc về cho người âm còn được cấu tạo bằng cách lái ngược (ví dụ nêu sau ở phần giải thích chữ Lục) và con ấn còn khắc chữ mặt phải để đóng vào tờ sớ cho người âm đọc trái (thế giới Âm xem hình Ảo, là cái để “Âm nhìn Vào” = Ảo). Loài Hươu Nai được mượn đưa lên trống đồng để ngụ ý Dương Âm (hươu có sừng tượng cha, nai không sừng tượng mẹ Nái). Sách <Thuyết Văn Giải Tự 說文解字> của Hứa Thận 許慎 cách nay hai nghìn năm nói: “Thời nước Kinh Sở, dân ở đó đọc chữ Nữ 女 là Nô 奴 Giải 解 thiết Nái” (bởi có Nái rồi thì mới có nhấn “Nái Chứ!” = Nữ 女). Hươu là từ cổ hơn, giống nhỏ con là loài “Hươu con bắng Nhắng” = Hoẵng. Hoẵng dễ thương vì nó nhỏ con và nhanh nhẹn, bắng nhắng, nên tiếng miền Trung gọi nó là “Con nhỏ Hươu” = “Mọn Hươu” = “Mén Hươu” = Mưỡu, gọi con Hoẵng là con Mưỡu. Con Hươu trên trống đồng tượng thờ cha . Cha là ông Lộc Tục nên từ đó mới có tên mới cho loài hươu nai gọi chung là loài “Lộc”. Sâu xa về quá khứ là Sâu = Lâu = Lão = Lục. Lục Tộc có nghĩa là một họ (chữ “Tố Gốc” = Tộc) lâu đời xa xưa (chữ Lục). Cụ già giữ đền thường gọi là cụ Lục. Lục 六 cũng là con số Sáu. Sáu = Sâu = Lâu = Lão = Lục. Xưa đếm hệ ngũ phân, đến Prăm = Năm là hết vòng. Đếm Lâu hơn, Sâu hơn mới thành Sáu. Thích lấy bí danh là “Sáu” là do vậy. Chữ Minh 冥 âm nghĩa là tối như “rừng U Minh”, dùng cho người âm, nên nhấn “Minh 冥 Ạ!” = =Mã 冥 (Mã có dấu ngã thuộc nhóm âm là nhóm 0). Hàng Mã dành cho người âm, không nhìn thấy người âm, còn di tích họ để lại dương thế là cái Mả (Mả có dấu hỏi thuộc nhóm dương là nhóm 1). Chữ Minh 冥 âm có cấu tạo là Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 (Mịch 冖 = Mật là kín mít im lặng như đêm là tịch mịch, Viết 曰 = Và = Na = Nói, Lâu = Lục 六). Mịch Và Lâu thì người âm hiểu nó bằng lái ngược lại là Mầu Và Linh. Thế giới âm là Mầu nhiệm và Linh thiêng. 3/ Câu đối về một danh nhân họ Trần , mà dân làng có hậu duệ là họ Trần – Đức Trần Hưng Đạo được nhân dân tôn phong “Trần triều hiển Thánh 陳朝顯聖”. Câu đối này do Lãn Miên sưu tầm ở làng Nghi Tàm, Hà Nội. HUYỀN XUẤT ĐÔNG A THANH SỬ BÚT CÔNG CAO NAM QUỐC BẠCH ĐẰNG GIANG 玄出東阿青史筆 功高南國白藤江 Giảng nghĩa Bình minh như mặt trời từ tối (chữ HUYỀN 玄) mọc lên (chữ XUẤT出) ở phương Đông (chữ ĐÔNG A 東 阿) là một người họ Trần (chữ ĐÔNG 東 + A 阝= TRẦN 陳) được bút ghi trong sử xanh (chữ THANH SỬ BÚT 青史筆) Có công lớn (chữ CÔNG CAO 功高) với nước Việt Nam (chữ NAM QUỐC 南國) là trận chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược ở sông Bạch Đằng (chữ BẠCH ĐẰNG GIANG 白藤江) Dịch ý: Vừng trời đông ánh hồng tươi sáng bừng lên Bạch Đằng Giang công cao ngời sao Nam quốc Ngàn triệu dân sát vai nhau, giống Lạc Hồng dân tộc Việt Nam Khối kết đoàn muôn năm bền vững. Dịch ý câu đối trên có lẽ hợp với tinh thần thời Trần toàn dân đoàn kết bảo vệ đất nước thể hiện ở hội nghị Diên Hồng. Chữ Diên Hồng có nghĩa là mở rộng (chữ Diên延) tự do hiến kế cho con Lạc cháu Hồng (chữ Hồng鴻). Nên thời đó đã xây nên được tượng đài phi vật thể về tinh thần quyết tâm giữ chủ quyền độc lập tự do của dân Việt thể hiện bằng hai chữ “Sát Thát” xăm trên cánh tay. Tại hội nghị Diên Hồng Trần Hưng Đạo đã nói với Vua: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã” (nguồn: Wikipedia). Nghe nói trên di tích Vạn lý trường thành có khắc một vế đối của người đời sau: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán不到長城非好漢” (Bất=Phi=Không, Trường Thành là cái tượng đài vật thể ). LM có thể viết đối lại là: “Vô tri “Sát Thát” mặc minh quân 無知殺韃莫明君” (Vô = Mặc = =Không, “Sát Thát” là cái tượng đài phi vật thể. Không công nhận sự thật lịch sử thì không phải là người thông minh - minh quân). Không Có = Mô Chắc, lướt “Mô Chắc” = Mặc. Mặc=Không. Mặc kệ nó là không kể đến nó. 4/ Câu đối về một danh nhân họ Lê, mà dân làng có hậu duệ là họ Lê – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Câu đối này do Lãn Miên sưu tầm ở Y Miếu Thăng Long, số 9 phố Y Miếu, Hà Nội. Y TÔNG TÂM LĨNH BAO KHOÁT THIÊN HẠ HOẠT PHƯƠNG DIỆU DƯỢC LƯƠNG Y YẾU THẬT TÔN SÙNG THƯỢNG CỔ HUYỀN ĐỨC NHÂN TÂM 醫宗心領包括天下活方妙藥 良醫要昰尊崇上古玄德仁心 Giảng nghĩa: Sách < Y Tông Tâm Lĩnh 醫 宗 心 領> của Hải Thượng Lãn Ông là phương thuốc sống (chữ HOẠT PHƯƠNG 活方) kì diệu (chữ DIỆU 妙) cho khắp (chữ BAO KHOÁT 包括) thiên hạ (chữ THIÊN HẠ 天下) Người lương y (chữ LƯƠNG Y 良醫) phải thật (chữ YẾU THẬT 要昰) tôn sùng (chữ TÔN SÙNG 尊崇) nhân tâm (chữ NHÂN TÂM 仁心) sâu đầy (chữ HUYỀN ĐỨC 玄德) của thời thượng cổ (chữ THƯỢNG CỔ 上古) Chú giải: Chữ THẬT 昰gồm đọc từ trên xuống dưới là VIẾT曰 CHÍNH 正 có nghĩa là Nói Đúng tức không nói lươn lẹo sai sự thật, không đánh tráo khái niệm. Chữ VIẾT 曰nghĩa là Nói, vì lướt “Van nghĩa là nói của tiếng Việt” = VIẾT曰, hay lướt lủn “Việt Nói” = VIẾT曰. Chữ KHOÁT 括 có nghĩa là Khắp, là sự thu gom rộng để tập trung lại. Gom = =Gươm = Gồm =Gập = Gắp = Khắp = Khoát = Khu = Kho = Khư = Cứ = Cặp = =Kèm = Kiêm = Kiếm. Thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn làm bằng hợp kim (gom, gold) lại qua công nghệ rèn là dát mỏng, gập lại, lại dát mỏng, lại gập lại, lại dát mỏng nhiều lần như gom nhiều lớp kèm nhau tập trung thành như cái kho nhiều lớp, do vậy rất dẻo dai, chuôi thanh kiếm ấy có đề chữ Gươm. Hồ Gươm ở Thăng Long sở dĩ mang tên Gươm ý nói là nơi hội tụ tinh hoa mọi miền của đất Việt, hội tụ tinh hoa ắt phát sáng để ai cũng có thể soi mình vào cái sáng đó mà tự sửa mình, chính vậy mà từ Gươm phái sinh ra từ Gương. (Hán ngữ gọi gương là Kính Tử 鏡子). Muôn đời thì dân vẫn gọi là hồ Gươm vì cái hàm ý rộng mà sâu sắc của từ đó, như câu đối trong đền Ngọc Sơn: “Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc thanh 山不在高有先則聲. Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh 水不在深有龍則靈” để đề cao tinh hoa của dòng giống Tiên Rồng. Thời Lê nhà nho hư cấu nên chuyện vua trả kiếm cho rùa để nói ý yêu hòa bình ghét chiến tranh, theo cốt “buông đao thành Phật” nên mới có tên chữ là hồ Hoàn Kiếm, dân vẫn thích gọi là hồ Gươm, như lời bài hát: “Đây, hồ Gươm…” . Lại có nhà nho sính chữ thấy hồ nước xanh nên viết cho chữ là hồ Lục Thủy, tưởng chữ mà đẹp hóa nghĩa lạt nhách. Chữ BAO KHOÁT có nghĩa là Ban Vào Khắp Loạt (không trừ một ai). Lướt lủn “Ban Cho” = Ban, lướt “Ban Vào” = Bao, lướt “Khắp Loạt” = Khoát. Khi trao đổi Vật (sản phẩm) thì có hai hình thức là lấy bằng Đổi vật hoặc lấy bằng Gián tiếp qua tiền. Vật là Báu (vì nó có giá trị) nên khi lượng giá thì nhìn thấy nó như tự xưng “Báu Rằng” = Bằng (bằng vật khác ngang giá hay bằng tiền), bởi vậy phải chú ý cho nó về chất lượng và mĩ quan. Nếu trao nó “Bằng Đổi” = Bồi thì được bồi thường bằng vật khác ngang giá. Nếu trao nó “Bằng Gián” = Bán thì gọi là Bán lấy tiền. Còn bán miễn phí tức “Bán Không” = =Ban (do lướt lủn), gọi là Ban. Lướt lủn “Ban Cho” = Ban, “Cho Ban” = Cho, nên Ban và Cho đồng nghĩa tặng miễn phí. Tôi Ban Vào anh một bữa nhậu tức tôi “Ban Vào” = Bao anh một bữa nhậu. Còn lướt cả câu “Khắp quan lính đều được Bao” = Khao, gọi là Khao quân. Ban là Cho nhưng “Ban Cấp” = Bán (do lướt lủn). Cấp không đồng nghĩa với Cho. Chế độ Bao Cấp là khi nhận được tem phiếu cứ hí hửng tưởng được nhà nước cho (Bao, Ban) nhưng khi lấy hàng vẫn phải xì tiền vì nhà nước độc quyền chỉ “Ban Cấp” = Bán (mà là bán hạn chế) Từ Cần Phải được Nho viết bằng chữ Yếu 要. Gốc xa xưa của nó là ở tiếng Tày do từ “Au” nghĩa là cần lấy. Di tích chữ Nho cổ trên xẻng đá phát lộ mới đây ở Cảm Tang tỉnh Quảng Tây có niên đại sáu nghìn năm. Tiếng Tày khi hỏi mua hàng thì nói “Au Nẩy?” nghĩa là cần lấy chừng nào . Thực ra là “cần lấy?” + “nó ấy?” (do lướt: “Nó Ấy?” = Nẩy?). Tiếng Trung Bộ khi hỏi mua hàng thì nói “Răng nấy?” nghĩa là hãy nói coi nó giá bao nhiêu . Thực ra là “Rằng bao Nhiêu?” = Răng ? (do lướt lủn, tương tự “Rằng Sao?” = Răng?) + “Nó Ấy?” = Nấy? Nôi khái niệm của từ “Au” đã sinh ra: Au = Yêu = =Ái 愛= Yếu 要= Ơn = Ân 恩 = Ăn = Cắn = Cần = Phấn 奮= Phải = Hãy = Lạy = Lấy. Đây chính là trường hợp cái Nôi = Nứng = Hứng = Hưng Phấn (lướt lủn “Hưng Phấn” = Hứng). Các từ đồng nghĩa trong nôi khái niệm này có thể xếp thành câu lục bát biểu thị một chữ Ái 愛: “Yêu nhau Phải Lạy Lấy nhau. Ăn Ơn Hãy Yếu Cắn Au Ân Cần”. Đang “Au” thành lướt “Đang Au” = Đáu là Đau Đáu tức nóng ruột cần gấp. 5/ Câu đối về nền nếp gia phong . Câu đối này do Lãn Miên viết. LOAN PHỤNG TIÊN LONG TƯ DƯƠNG NGÂN THIỀU BÍNH NHƠN TỪ KIÊN CẢNH BỔN TÙNG NHỎ TƯƠNG LIÊN 鸞鳳僊龍資陽銀韶炳 仁慈堅耿本從孺相聯 Giảng nghĩa: Trai gái nhỏ (chữ LOAN PHỤNG) và gái trai lớn (chữ TIÊN LONG) đều có tư cách (chữ TƯ 資) trong sạch như mặt trời (chữ DƯƠNG 陽) mặt trăng (chữ NGÂN 銀) sáng đẹp (chữ THIỀU 韶) bừng bừng (chữ BÍNH 炳) Nếp gia phong sống nhân từ (chữ NHÂN TỪ 仁慈) và ngay thẳng (chữ KIÊN CẢNH 堅耿) truyền do cha mẹ là cái vốn (chữ BỔN本) làm cho anh chị em chung nhau từ nhỏ (chữ TÙNG NHỎ 從孺) đã luôn gắn bó thương nhau (chữ TƯƠNG LIÊN 相聯) Chú giải: Chữ NHỎ 孺 có bộ Tí 子 tức khi còn bé tí, nên gọi là Nhỏ 孺. Chữ NHO 儒 có bộ Người 亻, tức có học mới thành người, nên chữ gọi là Nho 儒. Lướt cả câu “Nhỏ tí phải học nhiều mới thành người To” = Nho. Bởi vậy Nho 儒 mang nghĩa là có học, có học thì mới Sáng, nhấn “Sáng Chi!” = Sĩ, nên chữ Sĩ 士 có nghĩa là đã học nhiều thành sáng, như Bác Sĩ, Nhạc Sĩ, Dược Sĩ, Văn Sĩ, Nho Sĩ. Người có học thành sáng gọi là Sĩ 士 là người luôn nói đúng sự thật vì họ có bằng thật và tri thức thật, như chữ Sĩ 士 thể hiện bằng đọc từ trên xuống dưới là "Thập 十 Nhất 一" = Thật. Như vậy là Sĩ 士 biểu âm thì ra cái Thật, mà Thật 昰 biểu ý thì ra cái Nói Đúng (Viết 曰Chính正), có nghĩa là đã là Sĩ thì phải Nói Đúng, như cách hai lúa "nghĩ sao nói vzậy", không thể nói dối, lươn lẹo, nói theo, nói leo. 6/ Câu đối về tố chất cương nhu . Câu này do Lãn Miên viết 1. TRUY THIỀU NHƯỢC HOÀN DƯƠNG TẮC NHẬT THĂNG CHIẾU LIỆU 2. DƯ NHU NHƯ LAN CÚC TẤT BÌNH THẢN NINH LINH 追韶若還陽則日升照瞭 餘柔如蘭菊必平坦寧靈 Giảng nghĩa: Theo đòi (chữ TRUY 追) cái sáng đẹp (chữ THIỀU 韶) như (chữ NHƯỢC 若) hướng về (chữ HOÀN 還) mặt trời (chữ DƯƠNG陽) thì (chữ TẮC 則) thăng hoa như mặt trời lên (chữ NHẬT THĂNG 日升) chiếu rọi (chữ CHIẾU LIỆU 照瞭). Câu này nói về lợi ích của cái tố chất cương của con người. Dồi dào (chữ DƯ 餘) đức nhu thuận (chữ NHU 柔) như (chữ NHƯ 如) hoa lan hoa cúc (chữ LAN CÚC 蘭菊) thì (chữ TẤT 必) con người luôn bình tĩnh (chữ BÌNH THẢN 平坦) yên ổn (chữ NINH 寧) tâm hồn (chữ LINH 靈). Câu này nói về lợi ích của cái tố chất nhu của con người. 7/ Câu đối về công ơn thầy cô giáo. Câu đối này do Lãn Miên viết. TRÍ ĐỨC VIÊN TOÀN HOAN KHÁNH HƯỞNG NHI TÔN THÀNH ĐẠT LẠC PHƯỢNG PHI 智德圓全歡磬響 兒孫成達樂鳳飛 Giảng nghĩa: Thầy cô đều vui sướng (chữ HOAN LẠC 歡樂) khi học trò do mình dạy dỗ đã có được cả trí cả đức trọn vẹn (chữ TRÍ ĐỨC VIÊN TOÀN 智德圓全), học trò như là con cháu (chữ NHI TÔN 兒孫) đều thành đạt, đó là niềm vui như chuông ngọc vang lên (chữ KHÁNH HƯỞNG 磬響), như bầy chim bay bổng (chữ PHƯỢNG PHI 鳳飛)1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
“Ăn hiếp và dụ dỗ” hay “cây gậy và củ cà rốt” Kẻ mạnh có hai mánh khóe xử với kẻ yếu là ăn hiếp (dùng sức gậy để đe dọa) và dụ dỗ (dùng mồi ngon để nhử). Từ dân gian thì gọi như vậy. Ru = Rủ = Dụ 喻, “Dụ cho Đổ” = Dỗ . Đổ nghĩa là phải nghe theo, phải phụ thuộc, như cái cây bị đứt hẳn tức đứt hoàn toàn khỏi gốc, từ đó nó phải theo kẻ đã đẵn nó, “Đứt hoàn Toàn” = Đoạn 段,斷. Đoạn 斷 chỉ là từ phái sinh của Đứt, không đồng nghĩa với Đứt . Nói “chặt củi vô ý làm đứt ngón tay” thì ai cũng hiểu là nó mới chỉ đứt chứ chưa đoạn, nếu là “đứt hẳn một ngón tay” thì toi rồi, ngón tay ấy đoạn tuyệt liên hệ với bàn tay cùng cơ thể nên nó đúng là bị “Giết Đứt” = Dứt, là chấm dứt đời sống của nó. Động từ Đoạn 段 dùng như danh từ, ví dụ đoạn tre là một khúc tre đã cắt rời khỏi cây tre dài. Hàng dệt bằng tơ tằm có một loại gọi là Đũi, lại có loại “Đũi mà bề mặt bóng sáng Lạn” = Đoạn緞, hàng Đoạn 緞 cao cấp hơn hàng Đũi nên mới xuất khẩu cho người Hán đi lạc đà thồ sang Ba Tư, nên họ chỉ biết có Đoạn 緞 (“Duan 緞”) cho quí tộc mặc mà không biết có Đũi dân Việt vẫn mặc đi cày. Dùng mồi ngon là để dụ cho mắc bẫy. Trai gái rủ rê, dụ dỗ nhau cho đến khi phải đổ để kéo nhau đi làm tình, gọi là “cưa cho đổ”. Các nhà ngôn ngữ thấy dùng từ dân gian không văn vẻ lắm nên không nói hai mánh là ăn hiếp và dụ dỗ , vả lại do sính Tây, nên mượn cách nói của Tây ví von có hình ảnh là hai mánh “cây gậy và củ cà rốt” (chứ không phải củ khoai lang hay dùng làm mồi nhử bẫy chuột, hay “cục xôi bờm cười”). Cà-rốt là từ có chữ của Pháp rồi mới thành ra từ có dùng trong ngôn ngữ của Việt Nam (mượn Pháp) cũng giống như tiếng Hán là do mượn chữ Nho của người Việt rồi mới thành ngôn ngữ Hán (chữ của người Mãn Thanh đến năm 1660 mới xuất hiện do mượn chữ Mông Cổ). Nhưng cái mánh “cây gậy” mà Tây nói, lại chính là do mượn ý của chữ Nho đã dùng. Gậy thì phải Thẳng 挺, gọi đầy đủ là Gậy Thẳng 挺 (gậy là đề, thẳng là thuyết chỉ tính chất của gậy). Tiếng Việt vẫn thường lấy từ chỉ tính chất làm từ chỉ tên (ví dụ tên kim loại mà tính màu của nó Vàng thì đặt thành tên luôn nó là Vàng, trường hợp của Bạc cũng vậy, “bạc” tiếng Mường là màu trắng, nho viết bằng chữ “Bạc Sạch” = Bạch 白, dùng bạc làm tiền, như tiền Đông Dương xưa, nên xưa còn gọi tiền là bạc, hoặc dùng từ đôi khi nhiều là “tiền bạc”; đơn vị tiền của Thái Lan là “bạt”; tiền làm bằng kim loại đồng gọi là tiền đồng, rồi lấy luôn tính chất “đồng” làm đơn vị tiền, nên mới có từ VNĐ, mặc dù ngày nay tiền làm bằng giấy). Cũng logic ấy, xưa Nho đã lấy tính chất của gậy là Thẳng 挺 làm tên chỉ gậy là Thẳng 挺 . Gậy (hay Thẳng 挺) có thể làm vũ khí nên nó có uy lực. Cái mánh dùng Sức Gậy, viết bằng chữ nho là Lực Thẳng 力 挺, chỉ ý dùng bao lực đe dọa (đánh thẳng hay đánh thẳng cánh, biểu lộ ý kiên quyết đánh). Lực 力 Thẳng 挺 thiết Lẳng. Lẳng thành từ chỉ động tác quật ngã đối thủ trong đấu vật, lẳng cho một cú ngã sóng soài. Phản thiết thì là Thẳng 挺 Lực 力 thiết Thực, Thực 食nghĩa là ăn, Thực 食 = “Xực 食” = Xơi, do vậy có từ ăn hiếp là nói cái mánh của kẻ mạnh ỷ sức hiếp đáp kẻ yếu. Từ ăn hiếp thì nho viết bằng chữ Lực Thẳng 力 挺, nên Tây dịch ý là “cây gậy sức mạnh” hay vũ lực. Thẳng Lực nghĩa là dùng gậy (chữ Thẳng 挺) mà đánh (chữ Lực 力 ). Thẳng Lực nói lái lại là Thực Lẳng nghĩa là ăn đổ, ăn (chữ Thực 食) đổ (chữ Lẳng), lẳng là quật cho đổ ngã, ăn đổ là ăn đứt người ta, tức là ăn hiếp người ta. Hán ngữ mượn nguyên văn chữ và khái niệm Lực 力 Thẳng 挺 (Sức Gậy). Nhưng nếu Hán ngữ mà đọc bằng cách thiết như của Việt thì trật: “ Li 力 Ting 挺” = Ling, Ling 岭 tiếng Hán nghĩa là đỉnh núi, “Ting 挺 Li 力” = Ti, Ti 替 tiếng Hán nghĩa là thay thế, đều chẳng ăn nhập gì với nghĩa đánh cả. Còn Lẳng (quật ngã) và Thực (nuốt tươi) thì đều dính dáng đến đánh. Vậy cái từ Lực Thẳng 力 挺 ấy nó là từ Việt hay “từ Hán Việt”? Từ điển Hán Việt thì bảo từ Lực Thẳng 力 挺 là “từ Hán Việt” đấy, cũng như “ló” bảo từ “Nàm” Trai thiết Nam 男 theo QT Lướt lủn thành chữ Nam 男 là “từ Hán Việt” đấy, trong khi không nhìn thấy cách đọc xưa là trừ trên xuống dưới, viết theo dòng dọc vì là viết trên thẻ tre (nên có từ “sử xanh” mà Hán dùng theo xếp ngược vị trí đề và thuyết thành chữ ”thanh sử” 青史), đọc chữ Nam 男 từ trên xuống dưới là “Điền 田 Lực 力 thiết Đực”, mà Đực Chú 注 (nghĩa là con đực nó rót nước氵) thì đọc theo cách thiết là Đực Chú thiết Đụ, để thành một động từ. Nước 氵là một bộ thủ của chữ Chú 注, chữ Chú 注 đọc theo đúng luật xưa từ phải sang trái là “Chủ 主 Nước 氵thiết Chú 注” theo đúng Qui Tắc Lướt lủn. Còn chữ Chủ 主 thì xem từ trên xuống dưới là Chấm 丶Vua 王, là thành luôn nghĩa của nó. Dân 民 Chủ 主 nghĩa là Dân 民 Chấm 丶Vua 王. Giải thích như hai lúa dễ hiểu, khỏi phải dẫn “đề-mô-cờ- ra-tích” cho nó mệt. Dân chấm vua tức dân bầu ra vua và dân kiểm soát đức hạnh của vua, như thời Hùng Vương, không phải là cha truyền con nối, còn ai được dân bầu lên làm vua thì người đó tuyên thệ trước dân, nguyện theo lệnh của dân ban là “Hãy phục Tùng” = Hùng, tức nguyện làm đày tớ của dân, tức làm theo ý dân vì “ý dân là ý trời”. Những người đó đều lấy hiệu là Hùng, được gọi là Hùng Vương (Hùng làm Vua). Nhóm lợi quyền giành độc quyền chấm vua để dễ lũng đoạn vua mà tham nhũng. Chấm Vua thiết Chùa, dân hay đi Chùa để mong mình thực sự là một công dân được chấm vua. Vua cũng đi Chùa để mong như thế, vua có lỗi thì tự thân đi Chùa sám hối, thậm chí còn xin Chùa cho dựng cả tượng mình đang sám hối đặt trong Chùa để răn người đời.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Nhân ngày Rằm tháng Giêng là ngày thầy thuốc Việt Nam, thăm Y Miếu Thăng Long (dựng từ thời Lê) 醫廟 Y MIẾU Câu đối trên cột hoa biểu: 1.1 衛 闡 丹丸千古粵 Vệ xiển đan hoàn thiên cổ Việt (Giữ gìn và nói rõ viên thuốc Việt hàng nghìn năm xưa) 1.2 祀隆樽俎億年香 Tự long đôn trở ức niên hương (Tế tự long trọng với mâm cỗ thơm hương mãi mãi) 2.1 道有君神唐虞三代上 Đạo hữu quân thần Đường Ngu tam đại thượng (Y đạo có vua và thần từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn tam đại xưa) 2.2 功回造化丁黎五世間 Công hồi tạo hóa Đinh Lê ngũ thế gian (Công lao hồi phục y đạo giữa năm đời Đinh tới Lê) 3.1 製神藥功高太嶺 Chế thần dược công cao thái lĩnh (Chế thần dược công cao như đỉnh núi Thái Sơn) 3.2 救生靈福滿河沙 Cứu sinh linh phúc mãn hà sa (Cứu sinh linh phúc đầy như cát sông) 4.1 壽世千年膽景岳 Thọ thế thiên niên đam Cảnh Nhạc (Sống mãi thọ cao đam mê như lương y Cảnh Nhạc) 4.2 回春百草向丹溪 Hồi xuân bách thảo hướng Đan Khê (Trẻ mãi nhờ cây cỏ như lương y Đan Khê) Hoành phi ban thờ tiền: 德若山 Đức nhược sơn (Đức cao như núi) 心如水 Tâm như thủy (Tâm trong như nước) Ban thờ tiền có hai tượng đồng Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Câu đối ban thờ tiền: 5.1 道本先天用妙陰陽醫是易 Đạo bản tiên thiên dụng diệu âm dương y thị dịch (Y đạo vốn dựa vào Tiên thiên bát quái khéo dùng âm dương chữa bệnh bằng dịch lý) 5.2 功高良相傳來部陳藥由 Công cao lương tướng truyền lai bộ trần dược do (Công lao như tướng hiền truyền lại bộ thuốc nguyên bản) 6.1 醫宗心領包括天下活方妙藥 Y tông tâm lĩnh bao khoát thiên hạ hoạt phương diệu dược (Sách y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông là phương thuốc sống diệu kì bao khoát thiên hạ) 6.2 良師要昰尊崇上古玄德仁心 Lương sư yếu thật tôn sùng thượng cổ huyền đức nhân tâm (Thấy thuốc phải thật tôn sùng nghiêm ngặt đức nhân tâm từ thượng cổ truyền ) Chú: chữ Thật trong câu đối viết bằng chữ Thượng上 trên chữ Nhật日, tôi đọc trên xuống dưới là Thượng 上 Nhật 日 thiết Thật (giống như tôi đọc chữ Nam 男 nghĩa là đàn ông theo trên xuống dưới là Điền 田 Lực 力 thiết Đực), biểu ý thì Thượng Nhật là Trên Trời, trên trời thi luôn luôn thật, vì Qui Luật Vũ Trụ chẳng hề lươn lẹo với bất kì ai. Nhưng tra tự điển Hán Việt không thấy có chữ trên mà chỉ có chữ Thị 昰 giải thích là chữ dùng cho tên người, chữ này gồm Viết 曰trên Chính 正 dưới, đọc trên xuống là Viết Chính, biểu ý là Nói (chữ Viết曰) Đúng (chữ Chính正), nói đúng thì tức là Thật, như tiếng Việt có từ Sự Thật, nên tôi dùng luôn chữ này thay cho chữ mà tự điển không có, nó đọc là Thị 昰là do đã lướt nhấn “Thật Chi 之!” = Thị 昰. Xin thức giả chỉ giáo. Ban thờ hậu có ba bài vị Hoàng Đế, Phục Hy, Thần Nông Câu đối ban thờ hậu: 7.1 神醫四世來醫宗長衍 Thần y tứ thế lai, y tông trường diễn (Thần y bốn đời nay y tông dài mãi) 7.2 黃帝千秋在古跡俱傳 Hoàng đế thiên thu tại cổ tích cụ truyền (Hoàng đế - <Nội kinh tố vấn> - nghìn năm còn cổ tích lưu truyền) 8.1 文廟臨前儒醫並重 Văn Miếu lâm tiền Y Nho bỉnh trọng (Đứng trước Văn miếu thì Nho đạo và Y đạo đều trọng như nhau) 8.2 神祠在望華越聯盟 Thần từ tại vọng Hoa Việt liên minh (Đền thờ thần là ước vọng liên minh Hoa Việt) 9.1 藥可通神先後聖 Dược khả thông thần tiên hậu thánh (Thuốc thông như thần thì trước sau vẫn là thánh) 9.2 人能及物古今師 Nhân năng cập vật cổ kim sư (Người làm chủ được vật thì xưa nay vẫn là thầy) 10.1 醫國有名存古錄 Y quốc hữu danh tồn cổ lục (Y học của đất nước nổi tiếng từng ghi trong sử xưa) 10.2 同人致敬表心丹 Đồng nhân chí kính biểu tâm đan (Kính trọng người với người là thể hiện trái tim hồng) Qui Luật Vũ Trụ là số 10 tức gồm Dương (số 1) và Âm (số 0) cân bằng nhau. Trong cái Mười (tức Trọn Vẹn) đó thì Qui Luật Vũ Trụ chia minh bạch 7 phần dành để tạo Phước, 2 phần là để có Đức, 1 phần là Thành Đạt của Ta. Ai muốn thành đạt cũng đều phải hành xử theo Qui Luật Vũ Trụ là như vậy, bằng tỷ lệ 7 – 2 – 1 , có Trọn Vẹn tức có Tròn Vuông mới là hoàn hảo. Đồng tiền cũng phải theo Qui Luật Vũ Trụ vì đó là qui luật của Trời Đất (đồng tiền hình Tròn tượng Trời, cái lỗ đồng tiền hình Vuông tượng Đất) là đồng tiền kiếm được phải chia ra theo tỷ lệ 7 phần cho Phước, 2 phần cho Đức, chỉ có 1 phần cho Ta thành đạt, nếu không như vậy nó sẽ là đồng tiền bẩn và Ta sẽ không thành đạt mà là thất bại. Hãy học theo văn hóa đạo đức thời thượng cổ như nêu trên, như trong câu đối về Hải Thượng Lãn Ông tại Y Miếu Thăng Long cũng đã nêu: YẾU THẬT TÔN SÙNG THƯỢNG CỔ HUYỀN ĐỨC NHÂN TÂM, con người Ta sẽ nhất định Thành Đạt.1 like