-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/04/2016 in all areas
-
Mỹ gây chiến để 'xù nợ' Trung Quốc? (Quan hệ quốc tế) - Mỹ có ý đồ gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc và tạo cớ để “xù nợ” vì thất bại trong cạnh tranh kinh tế? Tử huyệt của quân đội Trung Quốc nếu Mỹ tấn công Trung Quốc sẵn sàng đưa quân tới căn cứ ở châu Phi Mỹ muốn gây chiến? Chuyên gia Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết tại thủ đô Belgrade của Serbia, cho biết các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ với các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một nỗ lực của Washington nhằm gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc vì Mỹ đã thất bại trong cuộc cạnh tranh về kinh tế với người khổng lồ châu Á này. Lễ khai mạc cuộc tập trận Balikatan tại Manila, Philippines ngày 4/4 Trả lời phỏng vấn kênh Press TV của Iran, chuyên gia phân tích địa chính trị tại châu Âu Flore nhận định: "Mỹ thực sự không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về kinh tế và rốt cuộc có thể phải cố gắng tạo ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng, trong đó Mỹ đối chọi trực tiếp hoặc thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc nhằm cân bằng sân chơi, hoặc để tạo cớ hay lý lẽ biện hộ cho việc “xù nợ” của nước này với Trung Quốc. Trung Quốc là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ khi nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ tính tới cuối năm 2015 với trị giá khoảng 1.241 tỷ USD. Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Australia và Philippines ngày 4/4 đã khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan" (Vai kề vai) được cho là nhằm đối phó những tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Tên lửa mở đường Ngoài lĩnh vực kinh tế, giới phân tích phương Tây hiện cũng dành sự tôn trọng đáng kể đối với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Theo nhận định hôm 2/4 của tờ Financial Times, Trung Quốc đang thách thức vị trí siêu cường về quân sự của Mỹ khi thúc đẩy kế hoạch thiết lập căn cứ thường trực ở nước ngoài và triển khai tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Giới chuyên gia vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-41 (Đông Phong-41) vào biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016. Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-41 của Trung Quốc Với tầm bắn 14.500 km, dù được triển khai ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc, thì DF-41 cũng có thể tấn công các mục tiêu trên nước Mỹ. Việc đưa DF-41 vào biên chế sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh hơn quá trình củng cố và tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân. Các thế hệ tên lửa trước đó còn gặp phải nhiều hạn chế. Ví dụ, phiên bản đầu tiên của DF-5 được đưa vào biên chế năm 1980 chỉ có thể bắn tới phía Tây Bắc Mỹ nếu nó được triển khai ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Theo chuyên gia người Mỹ Richard Fisher thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế ở Washington DC, nhiều cuộc thử nghiệm diễn ra thời gian gần đây chứng tỏ Bắc Kinh đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai DF-41 tại các căn cứ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược. DF-41 được nhìn nhận là dấu mốc quan trọng trong lộ trình tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhằm thách thức vị thế độc tôn mà Mỹ nắm giữ bấy lâu nay. Giới chuyên gia đánh giá DF-41 có nhiều tính năng vượt trội, khắc phục được hầu hết nhược điểm của các thế hệ tên lửa trước đó. Khả năng cơ động cao và có tầm bắn lên đến 14.500 km, DF-41 không nhất thiết phải được triển khai ở Đông Bắc Trung Quốc mà vẫn có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh tên lửa Trung Quốc cũng đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí thế hệ mới như máy bay tàng hình, tên lửa DF-21D vốn được coi là “sát thủ tàu sân bay”, và tàu khu trục Type 052D... Về vũ khí hạt nhân, giới chức quân sự Mỹ ước tính Trung Quốc có tối đa 20 đầu đạn hạt nhân vào thời điểm năm 2008. Con số này hiện nay có thể đã tăng lên 200-400 trong khi kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là 4.760 đầu đạn. Lập căn cứ nước ngoài Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ráo riết hoàn tất những bước đi cuối cùng để mở căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở nước ngoài. Đó là một căn cứ Hải quân ở Djibouti- quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ tuyến huyết mạch hàng hải từ Ấn Độ Dương vào Biển Đỏ. Khu vực này chiếm tới 30% hoạt động hàng hải của cả thế giới. Đáng chú ý, căn cứ Hải quân của Trung Quốc được đặt ngay gần đại bản doanh chống khủng bố của Mỹ với lực lượng 4.500 quân, và căn cứ duy nhất ở nước ngoài của Nhật Bản. Trung Quốc hiện chưa để lộ ý đồ về căn cứ quân sự ở Djibouti khi chỉ đề cập tới vai trò như một cơ sở hậu cần- kỹ thuật phục vụ cho chiến dịch chống cướp biển. Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê 10 năm và trả cho phía Djibouti 20 triệu USD/năm. Chiến hạm Trung Quốc tham gia sơ tán công dân nước này khỏi Yemen hồi tháng 3/2015 Ngoại trưởng Djibouti Mahmoud Ali Youssouf tiết lộ rằng Trung Quốc dự kiến đưa đến đây khoảng "vài ngàn nhân viên hành chính và quân vụ". Theo ông Youssouf, mục đích chủ yếu của Trung Quốc khi mở căn cứ Hải quân này là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có hoạt động giám sát tàu buôn của họ đi qua Eo biển Bab el-Mandeb và đảm bảo hậu cần- kỹ thuật. Ngoài căn cứ Hải quân, Trung Quốc còn có ý định xây thêm một sân bay ở Djibouti. Theo ông Youssouf, cũng tương tự như Mỹ và Pháp, Trung Quốc có toàn quyền sử dụng máy bay không người lái để bảo vệ lợi ích của họ ở Eo biển Bab el-Mandeb. Đại sứ Mỹ tại Djibouti Tom Kelly cảnh báo rằng sự hiện diện về quân sự của cả Washington và Bắc Kinh trên cùng một quốc gia nhỏ bé như Djibouti sẽ ẩn chứa những thách thức, nguy cơ tiềm tàng. Phong Sinh ============================ Nói về nguy cơ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì đến bây giờ, một chính khách cấp phường có thể nhận thấy ở quán trà năm xu, vỉa hè Hanoi. Nhưng nói về nguyên nhân chiến tranh như tác giả bài báo này thì có thể nhận xét rằng: Thế gian mới lộ diện thêm một thằng ngu, hoặc một tên đá đểu. Xin lỗi! Hoa Kỳ chưa bị thần kinh để gây chiến tranh nhằm xù nợ. Từ lâu, Tổng Thống Hoa Kỳ đã xác định: "Trung Quốc ngồi chung xe với Hoa Kỳ đã quá lâu!". Đây là một cách nói ngoại giao, mô tả sự hợp tác cùng phát triển và góp phần rất lớn vào sự phồn vinh của Trung Quốc hiện nay. Với câu nói này, chứng tỏ rằng: Hoa Kỳ muốn đuổi Tàu xuống xe đi bộ, mà không cần đến chiến tranh. Phàm phân tích bất cứ một sự kiện và vấn đề nào, cũng cần khách quan, trung thực. Nếu không thể trung thực vì những nguyên nhân nào đó thì câm mựa nó miệng lại để giữ chút liêm sỉ còn sót lại. Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết phân tích trong bài này thì hoặc là một thằng ngu, hoặc là một tên khiêu khích góp phần cho chiến tranh xảy ra nhanh hơn, vì sự tác động duy ý chí.2 likes
-
Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN? Hải Võ | 30/03/2016 13:47 Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận". (Ảnh minh họa) Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ. Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này chính là hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV). Theo Washington, Trung Quốc đã thay đổi trái phép hiện trạng các đảo, đá ở biển Đông với tốc độ đáng lo ngại, tổng diện tích các đảo nhân tạo hiện vào khoảng hơn 1.200 hecta. Nếu duy trì tốc độ cải tạo phi pháp này thì chỉ trong vài năm tới, biển Đông sẽ trở thành phạm vi thế lực của Bắc Kinh. Thêm vào đó, Mỹ cũng nhận thấy từ hoạt động bành trướng của Trung Quốc, rằng sức mạnh của nước này đã không còn như xưa, cả về kinh tế, với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), hay quân sự. "[Trung Quốc] bành trướng quá nhanh. Nếu không ngăn chặn [Trung Quốc] ngay lúc này thì về sau [Mỹ] sẽ không còn cơ hội nữa," tác giả Đặng Duật Văn viết. Dù vậy, ông Đặng cho rằng tình hình biển Đông vẫn chưa đến mức tồi tệ, khi Mỹ và Trung Quốc vẫn còn duy trì các cơ chế chuyên nghiệp để xử lý mâu thuẫn. Một số diễn biến cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa bế tắc. Một là, dự đoán trước đây của dư luận quốc tế rằng Mỹ, đồng minh cùng đối tác ở biển Đông sẽ cùng "bao vây" Trung Quốc vẫn chưa hình thành. Thứ hai, nhận thức chung mới nhất của ASEAN đã khẳng định "không nghiêng về bên nào", khiến Bắc Kinh ít nhất có thể bớt lo bị tầm ảnh hưởng của Washington lấn át. Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, các diễn biến này chỉ là tạm thời và chưa đủ để họ "thở phào". Đặng Duật Văn nhận định: "Có thể tình hình hiện nay là dấu hiệu Mỹ đang ấp ủ một 'cơn bão' lớn hơn. Kinh nghiệm đối đầu Trung-Mỹ trên biển Đông vài năm qua cho thấy nửa đầu năm thường căng thẳng, nửa cuối năm dịu hơn. Nhưng trong mọi tình huống, Mỹ chắc chắn không từ bỏ thách thức Trung Quốc trong vấn đề này." Mỹ muốn "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" thì biển Đông là điểm nhấn trọng yếu để kiềm chế Trung Quốc. Biển Đông có thể là "Waterloo" của Trung Quốc "Biển Đông thực sự có khả năng trở thành một 'Waterloo (nơi chứng kiến thất bại năm 1815 của Đại quân Pháp do Napoleon Bonaparte chỉ huy-PV)' đối với Trung Quốc, nếu như xử lý không tốt," ông Đặng chỉ ra. Theo ông này, kể từ 2016 Bắc Kinh phải nhìn nhận các vấn đề trên biển Đông như sau: Thứ nhất, phán đoán về thời cơ chiến lược của Bắc Kinh thúc đẩy Trung Quốc đặt mục tiêu theo đuổi môi trường hòa bình ở khu vực và quốc tế làm ưu tiên ngoại giao, không cho phép "manh động" sử dụng vũ lực, phá hoại cục diện ổn định. Thứ hai, một số tình trạng bất ổn trong nước buộc các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải đặt vấn đề quốc nội lên trên tham vọng bành trướng ra ngoài. Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc dù có tăng lên trong vài năm qua, nhưng lực lượng vẫn chưa đủ để "bảo vệ thành quả (đạt được bằng hoạt động bành trướng phi pháp-PV)". Thứ tư, dù đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn biển Đông với từng quốc gia cụ thể, nhưng Trung Quốc không thành công với yêu cầu này và phải giải quyết với khối ASEAN đoàn kết. Hiện nay, Bắc Kinh chưa có biện pháp nào để "ngăn sự can thiệp của ASEAN trong vấn đề biển Đông". Thứ năm, các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Australia ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm trong hành động của Trung Quốc và trở nên nghiêm túc hơn trong hoạt động tuần tra, gìn giữ tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông. Từ 5 điểm trên, Đặng Duật Văn chỉ ra, Trung Quốc đang đơn độc ở biển Đông, trong khi "đối thủ" là một xu thế liên kết sức mạnh giữa khối ASEAN và các cường quốc như Mỹ. Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên vùng biển quốc tế ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5/2015. (Ảnh: U.S. NAVY) "Khổ nhục kế": Trung Quốc lùi 1 bước? "Muốn giải quyết vấn đề biển Đông, Bắc Kinh cần có quy hoạch cụ thể, biết mình cần đạt mục tiêu gì về ngắn, trung và dài hạn, từ đó hoạch định phương án. Các 'đối tượng' khác nhau cần biện pháp khác nhau," Đặng viết. Ông này cho rằng, trong ngắn hạn, Trung Quốc cần phải "quản lý và khai thác biển Đông cùng các đảo trong đó". Trung Quốc "đã đâm lao thì phải theo lao", đặc biệt là hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng (trái phép-PV) trên đá Gạc Ma và đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp-PV). Đặng cảnh báo, nếu không thành công, Bắc Kinh sẽ thể hiện một hình ảnh chiến lược yếu đuối và không thể chống lại sức ép từ Mỹ, phải dừng các hoạt động phi pháp. Về trung hạn, Trung Quốc phải ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như một hành động hòa dịu, bởi đây là mối quan tâm bức thiết nhất hiện nay của ASEAN. Tuy nhiên, đánh giá của ông này thể hiện rõ toan tính nham hiểm của Bắc Kinh: "COC dựa trên cơ sở thực trạng chiếm hữu của các nước ở biển Đông. Đây cũng là nguyên nhân Trung Quốc không vội vàng ký kết. Dù vậy việc ký COC cũng không được để quá chậm. Thời gian thích hợp nhất chính là khi Trung Quốc đã hoàn tất hoạt động xây đảo nhân tạo (phi pháp-PV)." Trong khi đó, Đặng Duật Văn phân tích, các mục tiêu ngắn và trung hạn của Trung Quốc nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn, đó là "đẩy Mỹ khỏi biển Đông" thông qua con đường "cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng cho xã hội quốc tế, đặc biệt là các nước ở biển Đông". "Chiến lược xoay trục của Mỹ trên thực tế đặt mục tiêu áp chế không gian chiến lược của Bắc Kinh, mà biển Đông là trọng điểm. Hiện nay Trung Quốc không đủ khả năng [đuổi tàu chiến, máy bay Mỹ/đồng minh khỏi biển Đông], nhưng một khi đủ sức mạnh, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy Mỹ ra. Mà mục tiêu 'đuổi Mỹ', bên cạnh sức mạnh quốc gia, đặc biệt cần sự phối hợp của ASEAN," Đặng viết trên tạp chí China and World Affairs. Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: CSIS) Vấn đề đặt ra là, ASEAN có "phối hợp" với Trung Quốc hay không? Theo ông Đặng, Bắc Kinh có thể tích cực thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc tế, cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng, cứu hộ trên biển, chống hải tặc cho các nước Đông Nam Á. Đồng thời, Trung Quốc còn có thể đề xuất thành lập lực lượng chấp pháp chung với các quốc gia quanh biển Đông để "bảo vệ an ninh hàng hải". Đặng Duật Văn đánh giá: "Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng cho quốc tế thực chất là trách nhiệm của Trung Quốc như một nước lớn đang trỗi dậy. Nếu Bắc Kinh thực thi những điều này thì ASEAN có thể sẽ không còn lý do níu kéo Mỹ ở lại. Trung Quốc đã 'lùi một bước' thì dù ASEAN có cố gắng ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông, những phản ứng của Bắc Kinh khi đó cũng là 'có tình có lý', mức độ phản ứng cũng quyết liệt hơn." Quân bài hộ mệnh giúp Assad "cầm cương" mọi tính toán của Nga ở Syria theo Thế giới trẻ ======================= Điếu mựa! Một là thằng chả này tung hỏa mù để gây ảo tưởng cho các nước ASEAN với việc mô tả Trung Quốc như con cừu trong quan hệ với các nước tranh chấp. Hai là một thằng ngu nhất được quyền phát biểu. Hắn ta không đề cập đến một yếu tố rất căn bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền trên đường lười bò tự áp đặt của họ. Đó là vế thứ nhất thuộc về bài báo này. Vế thứ hai - cũng là yếu tố cốt lõi quyết định tương lai trong mối quan hệ quốc tế tại đây - là: Chiến lược xoay trục về Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, không nhằm mục đích đưa lực lượng Mỹ đến đây, để ăn cá thu kho riềng và mực một nắng. Quan hệ Nga, Hoa Kỳ tuy căng thẳng, vì có mùi thuốc súng ở Trung Đông và Ukraine, nhưng họ sẽ giải quyết được với nhau. Còn đối với Tàu và Hoa Kỳ thì cánh cửa ngoại giao đã đóng lại. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn quá độ tiến tới kết thúc "canh bạc cuối cùng", nên chưa thế "bụp". Vậy thôi. Hôm nay, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...": Đây chính là nguyên nhân để lão Gàn xác định: a/ 2015 - Biển Đông tuy rất căng thẳng, nhưng không uýnh nhau trong năm nay. b/ 2016 - Biển Đông sôi sùng sục, nhưng lão bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch, chưa uýnh nhau ở đây. Tuy nhiên, lão cảnh báo rằng: Từ nay đến kết thúc "canh bạc cuối cùng", sẽ rất nhiều chiêu trò đủ mọi thể loại, được thể hiện cứ như thật, khiến "thiên địa tù mù" lại càng tù mù thêm. Nhưng bản chất của vấn đề là không thay đổi. Sự nhượng bộ lớn nhất của Trung Quốc là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã không xảy ra. Từ nay đến mùng 10/ 3 chỉ còn hơn nửa tháng nữa. Không còn "cơ sở khoa học" để thực hiện bất cứ một sự kiện nào, nhằm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nữ tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, đã phát biểu: "Cái đáng sợ nhất không phải là cái hữu hình (Thí dụ như tên lửa hạt nhân, bom nguyên tử.../ Thiên Sứ), mà là cái vô hình". Điếu mựa! Chỉ cần một trận động đất mang tính hủy diệt xảy ra thì một siêu cường biến thành con thỏ. Thí dụ: Nếu như sự dự đoán về một trận động đất hủy diệt toàn bộ bờ biển phía Tây Hoa Kỳ của các nhà khoa học đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 4/ 2015 - thì - lịch sử thế giới đã thay đổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra với sự xác định manh tính tiên tri của lão Gàn. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33640-co-hay-khong-dong-dat-huy-diet-phia-tay-hoa-ky/1 like
-
Hoàng Anh Gia Lai và câu chuyện quản trị 29/03/16 07:17 HAG là công ty niêm yết có nợ trên vốn chủ sở hữu hơn gấp ba lần. Theo báo cáo tài chính hợp nhất cuối quí 4- 2015, HAG nợ khoảng trên 31.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỉ đồng. Nợ của công ty con HNG chiếm hơn 50% tổng nợ Các ngân hàng chủ nợ của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, có mã niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM là HAG tuần trước đã ngồi lại với nhau ở Hà Nội, đồng ý sẽ tái cơ cấu một số khoản nợ cho Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, có mã niêm yết HNG - là công ty con của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Sẽ được tái cơ cấu nợ HAG là công ty niêm yết có nợ trên vốn chủ sở hữu hơn gấp ba lần. Theo báo cáo tài chính hợp nhất cuối quí 4- 2015, HAG nợ khoảng trên 31.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỉ đồng. Nợ của công ty con HNG chiếm hơn 50% tổng nợ của HAG. Việc chủ trì xử lý nợ của HAG được giao cho ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng là chủ nợ lớn nhất của HAG. Song, hiện các ngân hàng chưa quyết định cụ thể các khoản nợ sẽ được tái cơ cấu thế nào. Lãi suất với nhiều khoản vay trong các năm trước của HAG là trên 11%/năm. Nay dự kiến HAG sẽ được giãn tiến độ trả nợ (thay vì trả trong năm năm có thể lên tới bảy năm) và lãi suất có thể giảm xuống 6,5-7% (với các khoản nợ đầu tư vào nông nghiệp, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích). Nếu vậy thì HAG sẽ giảm được ít nhất cũng gần cả ngàn tỉ đồng chi phí lãi vay một năm. “Cổ phiếu công ty rớt giá còn một phần tư mà chủ tịch hội đồng quản trị không đứng ra phát ngôn giải thích, trấn an nhà đầu tư, trong khi chỉ cần một cầu thủ của đội bóng bị đuổi thì ông ngay lập tức phát biểu trên báo chí”, một nhà đầu tư bức xúc. Vì sao HAG cần được tái cơ cấu nợ? Vì nếu đưa các khoản vay này vào mục nợ có vấn đề trên bảng cân đối của các ngân hàng thì HAG sẽ phải chịu lãi suất phạt, tất nhiên cao hơn lãi suất thường và HAG đã khó sẽ càng khó hơn. Thứ hai, nếu một khoản nợ của công ty ở một ngân hàng bị đưa vào danh mục nợ xấu thì theo quy định, nợ của HAG ở tất cả các ngân hàng đều bị coi là nợ xấu. HAG sẽ không được vay tiếp từ các ngân hàng. Bản thân các ngân hàng cũng căng thẳng vì chuyện này bởi tổng nợ của HAG ở các ngân hàng theo thống kê chưa đầy đủ lên tới trên 31.000 tỉ đồng. Đó là chưa kể những khoản vay được cho vay với danh nghĩa cho các cá nhân ở HAG vay. “HAG cần những người quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và cập nhật các kỹ năng quản trị hiện đại, chứ không thể tiếp tục là nơi tập trung nhiều thành viên thân thiết và trong quản trị điều hành xen lẫn cảm tính như hiện nay”, lãnh đạo một ngân hàng nói. Vấn đề nợ ngàn tỷ của HAL khó xử lý bởi với quan hệ tín dụng lâu năm của HAG với các ngân hàng, không phải ngân hàng nào cũng “nỡ” bán tài sản HAG đã thế chấp để lấy tiền về trong tình hình HAG khó khăn. Thứ hai, việc giải chấp các tài sản này theo quy định của luật pháp khá rắc rối và đặc biệt, sẽ có sự chồng chéo bởi vì mô hình của HAG hiện đã tương tự mô hình tập đoàn. “Các công ty Việt Nam phải sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều, sau một thời gian phát triển, thường trở thành mô hình công ty ông - bà - cháu hay tập đoàn vì hai lý do. Thứ nhất, các công ty con sinh ra để chạy dòng tiền, để dễ hoán đổi các khoản nợ và tài sản. Thứ hai, vấn đề đáng lo, là thường tài sản của các công ty đã được thế chấp tại ngân hàng để vay tiền lần thứ nhất, sau đó công ty được cổ phần hoá, cổ phiếu của công ty lại được mang đi thế chấp để vay tiền tiếp”, theo một chuyên gia ngân hàng. Qua các sự việc gần đây như thương lượng gia hạn với chủ nợ trái phiếu, trì hoãn kế hoạch trả cổ tức năm 2014, giá cổ phiếu xuống quá sâu, một vài ngân hàng đã bán giải chấp cố phiếu... cho thấy việc tái cơ cấu nợ ngân hàng của HAG có vẻ như là “nước đến chân mới nhảy”. Bất động sản: điểm sáng còn lại Trên thị trường, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG, được đánh giá là doanh nhân có nhiệt huyết, có ý chí. Tuy nhiên, khách quan mà nói ông Đức không gặp nhiều may mắn. Hồi ông “làm rừng” và trở nên nổi tiếng, tưởng chừng mọi việc thuận buồm xuôi gió. Có tiền, ông tiếp tục mở rộng sang trồng cao su, đầu tư bất động sản, khoáng sản, rồi tới nông nghiệp... Nhưng kinh doanh không phải con đường rải hoa hồng. Ông Đức động đến cao su thì cao su rớt giá, trong khi các doanh nghiệp đã làm cao su trước đó đều “ổn”. Ông làm khoáng sản thì không có đầu ra. Ông chuyển sang nông nghiệp thì cũng chưa có kết quả rõ rệt. Điểm sáng duy nhất hiện nay của HAG là mảng đầu tư bất động sản với dự án khu phức hợp văn phòng, mua sắm, khách sạn và căn hộ cao cấp HAGL Myanmar Center có tổng mức đầu tư 440 triệu đô la Mỹ tại Yangon, Myanmar. Hiện dự án này đã cơ bản xong giai đoạn 1, gồm một trung tâm thương mại và hai khối văn phòng cho thuê cao 27 tầng với diện tích sàn xây dựng 192.000 mét vuông. Trả lời TBKTSG ngày 19-3-2016, ông Đức cho biết giá cho thuê bình quân của khu văn phòng và trung tâm mua sắm là 50 đô la Mỹ/mét vuông. Tính đến cuối tháng 2 vừa qua, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đạt gần 90%, số còn lại đang trong quá trình thỏa thuận cho thuê với khách hàng. Đối với khu nhà văn phòng, hiện 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Melia với tổng số 429 phòng cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng, dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối tháng 6 tới. “Hiện nay dự án đã có tiền về”, ông Đức tỏ ra khá lạc quan về dự án này. Giai đoạn 2 của dự án tại Yangon gồm năm khối 28 tầng, 1.134 căn hộ và khu văn phòng cho thuê, có tổng vốn đầu tư 230 triệu đô la Mỹ. BIDV đã thỏa thuận nguyên tắc làm đầu mối thu xếp 35% giá trị tổng vốn đầu tư, theo thỏa thuận vừa được HAGL và BIDV ký tại Yangon cuối tuần qua. Tuy nhiên, HAG từng có ý định bán đứt 50% khu phức hợp này, tức bán phần đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, HAG đang thương thảo để bán cho một nhà phát triển bất động sản lớn. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa được HAG xác nhận. Cần thay đổi cung cách quản trị Các chủ nợ, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư cho rằng HAG cần ngay lập tức tái cấu trúc để tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi và hiệu quả nhất. Đồng thời, cách thức, tổ chức quản trị công ty cần thay đổi. “HAG cần những người quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và cập nhật các kỹ năng quản trị hiện đại, chứ không thể tiếp tục là nơi tập trung nhiều thành viên thân thiết và trong quản trị điều hành xen lẫn cảm tính như hiện nay”, lãnh đạo một ngân hàng nói. “Báo cáo kết quả kinh doanh quí 4-2015 của HAG rất sơ sài và thiếu nhiều thông tin. Điều này làm giảm uy tín của doanh nghiệp. HAG cần những người quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt có tầm nhìn về quản lý tài chính, có kỹ năng xử lý truyền thông”, một lãnh đạo ngân hàng khác chia sẻ. Theo ông, điều đó khiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư chất lượng rời bỏ cổ phiếu của công ty từ vài năm trước. Cái cầu nối giữa hội đồng quản trị của công ty và các cổ đông chưa được chú trọng! HAGL tạm thời còn cơ hội với các ngân hàng chủ nợ, song các câu hỏi đặt ra vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt trước thềm đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị và ban điều hành sẽ làm gì để giảm nợ vay? Cổ tức của năm tài chính 2014 và 2015 sẽ được giải quyết như thế nào? Các thông tin về dòng tiền có được từ dự án khu phức hợp tại Yangon cần minh bạch và rõ ràng hơn... Nguồn: Hồng Phúc/thesaigontimes.vn ================================ Híc! Thật là một điều buồn. Nhưng lão đã nói trước trong lời tiên tri Bính Thân 2016 rằng: Năm nay sẽ có nhiều đại gia Việt viên tịch. Tất nhiên lão đã biết trước thì lão phải hiểu nguyên nhân. Riêng Hoàng Anh Gia Lai thì lão đã phán cụ tỷ rằng: Năm nay còn ngoe nguẩy được. Nhưng sang năm tới rất mệt mỏi. Thôi! Đưa đây một tỷ, lão mần cái phoengshui cứu cho. Sang năm mà Hoàng Anh Gia Lai viên tịch lão hứa trả lại đủ cả vốn lẫn lời. Còn nếu qua được và phát triển thì tạ lão vài trăm để lão mua bào ngư, vi cá sống qua ngày. Hì. Hôm va, có một cú điện thoại nhờ lão mần phoengshui. Lão thấy mô tả nhà nhỏ, lão đã lấy rẻ. Vậy mà còn xin thầy sửa chút chút thôi. Ý muốn nói thầy sửa ít thì lấy ít tiền. Dẹp! "Quan không nói chuyện bằng nước bọt" - Ý là cụ Nguyễn Công Hoan bảo thế. Người nghèo, hoặc những người lão có tình cảm, lão có thể giúp không mà còn tặng thêm tiền. Nhưng vớ vẩn là lão cho đi ngay.1 like
-
"Một đất nước hai chế độ" mà. Tại cái chế độ này xâm phạm quyền lợi của chế độ kia nên nó vậy. Lão đây đang chờ Đài Loan tuyên bố xác định đường lưỡi bò được xác định năm 1947 nhân danh chế độ Trung Hoa Dân quốc là một sai lầm lịch sử. Nếu tuyên bố này của Đài Loan được "hầu hết các nhà chính trị trong chế độ Dân Quốc công nhận" và được sự "ủng hộ của cộng đồng quốc tế" - thì nghiễm nhiên chính thể Đài Loan rất chính danh trong quan hệ quốc tế, cho dù không có đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Thưa lệnh bà Thái Anh Văn. Bà nên thực hiện điều này. Đương nhiên, tất cả các nước Đông Nam Á sẽ ủng hộ quyết định của bà và tất cả các siêu cường quan tâm đến biển Đông cũng sẽ ủng hộ quyết định này từ chính thể của bà. Chính thể Trung Hoa Lục địa cũng không thể gây sự với bà, vì nó không tác động một cách chính danh đến chủ trương "một Trung Hoa, hai chế độ" của họ. Đây sẽ là một hành vi chính trị cực kỳ khôn ngoan của bà, xác định vị thế của Đài Loan trong quan hệ quốc tế.1 like
-
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ I) Thứ bảy, 26/03/2016 - 22:00 Với những gì đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây - từ khẩu chiến tới những động thái quân sự của Mỹ và Trung Quốc, nhiều người cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III, và “hạt nổ” là Biển Đông. >> Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn >> Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn Bởi cho đến nay cả Mỹ và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định “giá trị cốt lõi” tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, và chẳng ai muốn xuống thang trong vấn đề này. Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ). Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Kỳ I: Kiến giải của Tiến sỹ Henry Kissinger Trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington... Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay. Mao Trạch Đông và Kissinger Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương. Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó. Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang. Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa. Do đó, chính sách ngoại giao thiên về quân sự của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự hợp tác giữa tất cả, hay ít nhất là với một số quốc gia gợi nhớ lại “cơn ác mộng” trong lịch sử với Trung Quốc. Ngoài ra, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mỹ còn cho rằng, Mỹ-Trung không nên đẩy căng thẳng thành “trò chơi lưỡng bại câu thương” - cũng như sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, mạnh mẽ không thể bị coi là thất bại chiến lược của Mỹ. Và theo Tiến sỹ Henry Kissinger, Mỹ-Trung đều phải chịu những rủi ro lớn nếu đối đầu trực diện. Cả 2 đều phải tập trung điều chỉnh những phức tạp bên trong, và trên thế giới, cũng như chẳng ai có khả năng hạn chế sự phát triển trong nước. Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Và khi cho rằng đang phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, Trung Quốc đã khai chiến: tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, tại Ấn Độ năm 1962, dọc biên giới phía Bắc với Liên Xô năm 1969 và với Việt Nam năm 1979. (Còn tiếp) Theo Đông Ngàn-Từ Sơn PetroTimes ======================= Cứ nhìn thấy mặt lão Kis là lão thấy mà ghét. Đây là lão quân sư quạt điện tà đạo nhất thế giới. Hào quang của ông ta được tạo nên bởi cú quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hơn 40 năm trước. Bởi vậy, quan điểm của hắn sặc mùi mỳ vằn thắn và luôn viết những điều có lợi cho Tàu. Mặc dù ngoan cố và cố chấp như vậy, ông ta vẫn phải thừa nhận: Cái này thì lão Gàn nói lâu rồi: Vì là "canh bạc cuối cùng", nên nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ rất tàn khốc. Bởi vậy, điếu cần đến cái đầu già cỗi của ông Kis, lão Gàn cũng biết lâu rồi. Trong bài viết này, lão Kis muốn vạch ra một sách lược quốc gia cho Hoa Kỳ, theo xu hướng Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn và tạo một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Tàu, từ các nước lân bang. Lão Kis viết: 1/ 2/ Điếu mựa! Đừng ảo tưởng nhá lão Kis! Điếu có quốc gia nào trong số các quốc gia nói trên tham gia vào chương trình của lão để tiến hành xung đột với Tàu, ngoại trừ họ bị Tàu tấn công trước. Chuyện đơn giản thôi: Tàu có vũ khí hạt nhân hùng mạnh, còn các quốc gia khác không có. Những quốc gia này chỉ có thể là đồng minh của Hoa Kỳ trong "canh bac cuối cùng", nhưng không thể là quân tiên phong cho Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ phải vạch mọi kế hoạch khả thi trong việc độc chiếm ngôi vị bá chủ thế giới - kể cả phải đương đầu với chiến tranh với Bắc Kinh. Thời thế đã thay đổi. Thứ tư duy cổ điển của lão Kis chỉ có hai khả năng: 1/ Dốt nát. 2/ Vấn đề này thì lão lại không thể phân tích bây giờ - "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng lão kết luận thế này: "Điếu mựa! Ngu thì chết!'. Mặc dù mới "bài 1" và "còn tiếp". Nhưng lão Gàn đây điếu cần xem các bài sau, cũng thừa biết lão Kis muốn dở trò gì.1 like