• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/04/2016 in Bài viết

  1. Mỹ gây chiến để 'xù nợ' Trung Quốc? (Quan hệ quốc tế) - Mỹ có ý đồ gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc và tạo cớ để “xù nợ” vì thất bại trong cạnh tranh kinh tế? Tử huyệt của quân đội Trung Quốc nếu Mỹ tấn công Trung Quốc sẵn sàng đưa quân tới căn cứ ở châu Phi Mỹ muốn gây chiến? Chuyên gia Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết tại thủ đô Belgrade của Serbia, cho biết các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ với các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một nỗ lực của Washington nhằm gây ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Trung Quốc vì Mỹ đã thất bại trong cuộc cạnh tranh về kinh tế với người khổng lồ châu Á này. Lễ khai mạc cuộc tập trận Balikatan tại Manila, Philippines ngày 4/4 Trả lời phỏng vấn kênh Press TV của Iran, chuyên gia phân tích địa chính trị tại châu Âu Flore nhận định: "Mỹ thực sự không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về kinh tế và rốt cuộc có thể phải cố gắng tạo ra một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng, trong đó Mỹ đối chọi trực tiếp hoặc thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc nhằm cân bằng sân chơi, hoặc để tạo cớ hay lý lẽ biện hộ cho việc “xù nợ” của nước này với Trung Quốc. Trung Quốc là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ khi nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ tính tới cuối năm 2015 với trị giá khoảng 1.241 tỷ USD. Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Australia và Philippines ngày 4/4 đã khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan" (Vai kề vai) được cho là nhằm đối phó những tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Tên lửa mở đường Ngoài lĩnh vực kinh tế, giới phân tích phương Tây hiện cũng dành sự tôn trọng đáng kể đối với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Theo nhận định hôm 2/4 của tờ Financial Times, Trung Quốc đang thách thức vị trí siêu cường về quân sự của Mỹ khi thúc đẩy kế hoạch thiết lập căn cứ thường trực ở nước ngoài và triển khai tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Giới chuyên gia vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới DF-41 (Đông Phong-41) vào biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016. Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-41 của Trung Quốc Với tầm bắn 14.500 km, dù được triển khai ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc, thì DF-41 cũng có thể tấn công các mục tiêu trên nước Mỹ. Việc đưa DF-41 vào biên chế sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh hơn quá trình củng cố và tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân. Các thế hệ tên lửa trước đó còn gặp phải nhiều hạn chế. Ví dụ, phiên bản đầu tiên của DF-5 được đưa vào biên chế năm 1980 chỉ có thể bắn tới phía Tây Bắc Mỹ nếu nó được triển khai ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Theo chuyên gia người Mỹ Richard Fisher thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế ở Washington DC, nhiều cuộc thử nghiệm diễn ra thời gian gần đây chứng tỏ Bắc Kinh đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai DF-41 tại các căn cứ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược. DF-41 được nhìn nhận là dấu mốc quan trọng trong lộ trình tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhằm thách thức vị thế độc tôn mà Mỹ nắm giữ bấy lâu nay. Giới chuyên gia đánh giá DF-41 có nhiều tính năng vượt trội, khắc phục được hầu hết nhược điểm của các thế hệ tên lửa trước đó. Khả năng cơ động cao và có tầm bắn lên đến 14.500 km, DF-41 không nhất thiết phải được triển khai ở Đông Bắc Trung Quốc mà vẫn có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh tên lửa Trung Quốc cũng đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí thế hệ mới như máy bay tàng hình, tên lửa DF-21D vốn được coi là “sát thủ tàu sân bay”, và tàu khu trục Type 052D... Về vũ khí hạt nhân, giới chức quân sự Mỹ ước tính Trung Quốc có tối đa 20 đầu đạn hạt nhân vào thời điểm năm 2008. Con số này hiện nay có thể đã tăng lên 200-400 trong khi kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là 4.760 đầu đạn. Lập căn cứ nước ngoài Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ráo riết hoàn tất những bước đi cuối cùng để mở căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở nước ngoài. Đó là một căn cứ Hải quân ở Djibouti- quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ tuyến huyết mạch hàng hải từ Ấn Độ Dương vào Biển Đỏ. Khu vực này chiếm tới 30% hoạt động hàng hải của cả thế giới. Đáng chú ý, căn cứ Hải quân của Trung Quốc được đặt ngay gần đại bản doanh chống khủng bố của Mỹ với lực lượng 4.500 quân, và căn cứ duy nhất ở nước ngoài của Nhật Bản. Trung Quốc hiện chưa để lộ ý đồ về căn cứ quân sự ở Djibouti khi chỉ đề cập tới vai trò như một cơ sở hậu cần- kỹ thuật phục vụ cho chiến dịch chống cướp biển. Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê 10 năm và trả cho phía Djibouti 20 triệu USD/năm. Chiến hạm Trung Quốc tham gia sơ tán công dân nước này khỏi Yemen hồi tháng 3/2015 Ngoại trưởng Djibouti Mahmoud Ali Youssouf tiết lộ rằng Trung Quốc dự kiến đưa đến đây khoảng "vài ngàn nhân viên hành chính và quân vụ". Theo ông Youssouf, mục đích chủ yếu của Trung Quốc khi mở căn cứ Hải quân này là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có hoạt động giám sát tàu buôn của họ đi qua Eo biển Bab el-Mandeb và đảm bảo hậu cần- kỹ thuật. Ngoài căn cứ Hải quân, Trung Quốc còn có ý định xây thêm một sân bay ở Djibouti. Theo ông Youssouf, cũng tương tự như Mỹ và Pháp, Trung Quốc có toàn quyền sử dụng máy bay không người lái để bảo vệ lợi ích của họ ở Eo biển Bab el-Mandeb. Đại sứ Mỹ tại Djibouti Tom Kelly cảnh báo rằng sự hiện diện về quân sự của cả Washington và Bắc Kinh trên cùng một quốc gia nhỏ bé như Djibouti sẽ ẩn chứa những thách thức, nguy cơ tiềm tàng. Phong Sinh ============================ Nói về nguy cơ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì đến bây giờ, một chính khách cấp phường có thể nhận thấy ở quán trà năm xu, vỉa hè Hanoi. Nhưng nói về nguyên nhân chiến tranh như tác giả bài báo này thì có thể nhận xét rằng: Thế gian mới lộ diện thêm một thằng ngu, hoặc một tên đá đểu. Xin lỗi! Hoa Kỳ chưa bị thần kinh để gây chiến tranh nhằm xù nợ. Từ lâu, Tổng Thống Hoa Kỳ đã xác định: "Trung Quốc ngồi chung xe với Hoa Kỳ đã quá lâu!". Đây là một cách nói ngoại giao, mô tả sự hợp tác cùng phát triển và góp phần rất lớn vào sự phồn vinh của Trung Quốc hiện nay. Với câu nói này, chứng tỏ rằng: Hoa Kỳ muốn đuổi Tàu xuống xe đi bộ, mà không cần đến chiến tranh. Phàm phân tích bất cứ một sự kiện và vấn đề nào, cũng cần khách quan, trung thực. Nếu không thể trung thực vì những nguyên nhân nào đó thì câm mựa nó miệng lại để giữ chút liêm sỉ còn sót lại. Joaquin Flore, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Học thuyết phân tích trong bài này thì hoặc là một thằng ngu, hoặc là một tên khiêu khích góp phần cho chiến tranh xảy ra nhanh hơn, vì sự tác động duy ý chí.
    1 like