-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/03/2016 in all areas
-
4 likes
-
Tương quan sức mạnh khủng khiếp của quân đội Mỹ Thứ ba, 22/03/2016 - 06:00 Một giả thiết được đặt ra, nếu Mỹ phải đấu với không chỉ các đối thủ"truyền kiếp", mà với cả những đồng minh lâu năm như Anh, Pháp, Hàn Quốc... Quân đội Mỹ dự định cất trữ trang thiết bị ở Việt Nam, Campuchia Không quân Mỹ công bố hình ảnh máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới (Ảnh: Hải quân Mỹ) Trang tin Business Insider đã phân tích tiềm lực quân sự và các phương án để quân đội Mỹ có thể giành chiến thắng. Theo Business Insider, Mỹ có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Với đội tàu đông đảo và hiện đại, sức mạnh tổng thể của hải quân Mỹ lớn hơn cả 8 nước mạnh kế tiếp cộng lại. Và các tàu của Mỹ nói chung tân tiến hơn nhiều về mặt kỹ thuật, với 10 tàu sân bay hiện có chạy bằng hạt nhân. Đó là chưa kể đến lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Tuy không phải là quân viễn chinh, nhưng lực lượng này có thể sử dụng các máy bay C-130 cùng các nền tảng khác, giúp hải quân quan sát tốt không gian chiến trường, bảo vệ lãnh đạo chính phủ và đảm bảo an toàn cho các cảng biển. Vì vậy, tấn công Mỹ từ biển là một ý tưởng tệ hại. Máy bay F-22 Raptor. (Ảnh: Blair Bunting) Về sức mạnh không quân, Mỹ hiện đứng đầu thế giới. Hiện lực lượng này có khoảng 14.000 máy bay và trực thăng, rải khắp 5 quân chủng. Số máy bay này nhiều hơn 7 nước kế tiếp cộng lại. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 sẽ tổ chức tuần tra liên tục trên không trên khắp các đường biên giới trên bộ của Mỹ để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào của máy bay đối phương. Các máy phóng tên lửa Patriot của lục quân sẽ giúp chặn đứng các phi cơ hoặc tên lửa địch, và các tổ hợp tên lửa Stinger/Avenger sẽ bắn hạ mọi máy bay tầm thấp. Xe tác chiến Stryker của Lục quân Mỹ. (Ảnh: Lục quân Mỹ) Để bảo vệ biên giới trên bộ, nước Mỹ đã bố trí khoảng 9.000 xe tăng của lục quân và thủy quân lục chiến sẽ hợp sức với hàng nghìn xe chở tên lửa dẫn đường chống tăng Stryker, các trực thăng Apache và Cobra, cùng các đội tên lửa chống tăng mang tên lửa Javelin, TOW để tiêu diệt thiết giáp đối phương. Những xe tăng tân tiến nhất thế giới, như Leopard hoặc Merkava, không dễ bị tấn công. Pháo binh, máy bay và bộ binh chống tăng sẽ kết hợp với nhau để hạ mục tiêu. Nhưng hầu hết xe tăng trên thế giới đều là xe tăng đời cũ hơn của Mỹ hoặc Liên Xô, như Patton hoặc T-72, nên sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Xe tăng M1 Abrams. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các bộ phận lính chiến khác tìm cách mở dường nhờ sự yểm trợ từ trên không sẽ phải đối mặt với lực lượng binh sĩ được trang bị kỹ thuật tân tiến nhất thế giới. Lính Mỹ có các thiết bị ngắm bắn giúp họ có thể hạ đối thủ trong khói bụi. Thiết giáp và các thiết bị bảo vệ của họ hiện nay là tối tân nhất và ngày càng tốt hơn. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các cuộc tấn công sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chọc thủ phòng tuyến trong những điều kiện kể trên. Ngay cả nếu thành công thì lính thủy đánh bộ Mỹ cùng Sư đoàn Không vận 101 sẽ ồ ạt tấn công bằng trực thăng và các máy bay Osprey, trong khi Sư đoàn Không vận 82 có thể thả hàng nghìn binh lính tăng viện từ máy bay xuống gần bất kể cứ điểm nào. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng thử ở California. Đó là trước khi Mỹ thấy cần phải dùng đến vũ khí hạt nhân. Nếu đối phương chọc thủng được phòng tuyến thì họ cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công hạt nhân bất kể lúc nào. Các tên lửa Minuteman III được thiết kế nhắm tới các mục tiêu cách xa các bờ biển Mỹ, nhưng chúng có thể dễ dàng tiêu diệt một đội quân tân tiến từ Houston hoặc Dallas. Trong khi đó, các tên lửa Trident của hải quân có thể được phóng đi từ tàu ngầm ở Vịnh Mexico, để vô hiệu hóa các cuộc tấn công vào biên giới Mỹ. Theo Thanh Hảo Vietnamnet =================== Bởi vậy, lão Gàn không cần đến những thông tin như vậy, cũng biết lâu rồi. Đúng ngày mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch - có thể - lão Gàn sẽ hé lộ chút chút cái sẽ xảy ra.1 like
-
Trung Quốc tính ngắn hạn, lợi trước mắt nhưng hại về sau Thứ năm, 24/03/2016 - 18:00 Trung Quốc chú trọng xây dựng cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực nghiêng về phía mình. >> Thủ tướng Úc chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông >> Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Theo tạp chí phân tích chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Mỹ - Foreign Affairs, chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông tập trung vào các thay đổi đơn phương ngắn hạn về cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực. Chú trọng xây dựng sức mạnh quân sự trên biển Đông Hiện trạng biển Đông đã và đang trên đà đổi thay nhanh chóng. Trung Quốc đã cải tạo hàng ngàn km2 đất ở biển Đông chỉ trong 18 tháng, xây dựng ba đường băng mới, lắp đặt nhiều thiết bị quân sự. Chỉ vài tuần trước, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống radar phức tạp trên đá Châu Viên (quần đảo Trường Sa) và triển khai trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa). Có thông tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị bồi đắp bãi cạn Scarborough sau khi chiếm từ Philippines năm 2012. Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: BBC Chẳng những gấp rút xây dựng đảo, đường băng để khẳng định tuyên bố chủ quyền trên biển, Trung Quốc cũng đang nỗ lực khẳng định tuyên bố chủ quyền trên không. Nhiều chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông (ADIZ) tương tự như đã lập trên biển Hoa Đông - một âm mưu can thiệp giao thông hàng không trên vùng biển tranh chấp. "Thừa nước đục thả câu" Vài năm gần đây, Trung Quốc theo đuổi chiến lược chia nhỏ biển Đông để chiếm từng phần. Tuy nhiên, Trung Quốc đủ khôn khéo để tránh manh động tới mức để Mỹ có cớ can thiệp vào biển Đông. Trung Quốc đưa giàn khoan vào sát Việt Nam, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, bồi đắp bảy đảo đá nhân tạo ở Trường Sa. Những hành động này dù bị phản đối, chỉ trích nhưng không gặp phải động thái phản ứng mạnh. Bởi vì Trung Quốc nắm giữ nhiều lợi thế chủ chốt. Trước tiên, chiến lược biển Đông của Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa cơ hội. Trung Quốc thực hiện chiến thuật không dẫn tới xung đột vũ trang. Họ hành động vào những thời gian và địa điểm mà Trung Quốc chắc rằng các nước sẽ không phản ứng vũ trang. Trung Quốc tính toán rất kỹ khi nào thì thực hiện bước đi tiếp theo ở biển Đông. Mỹ cũng như các đối tác buộc phải kiềm chế không làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận các mất mát về ngoại giao và uy tín để theo đuổi và thu lợi trước mắt từ chiến thuật chia nhỏ biển Đông để chiếm. Quân sự hóa biển Đông Các nhà phân tích từ lâu lo ngại Trung Quốc đang phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) phòng các nước vào và hoạt động trong các vùng biển gần các bờ biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột lớn. Để có được năng lực này, Trung Quốc sẽ cần phải có hệ thống radar phức tạp giám sát khu vực, cũng như cần có tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm. Hai tên lửa đất đối không HQ-9 Trung Quốc vừa triển khai ra đảo Phú Lâm chắc chắn không có khả năng ngăn chặn Mỹ, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ triển khai thêm vũ khí nguy hiểm hơn ra biển Đông. Trung Quốc chú trọng thiết lập cán cân quân sự nghiêng về phía mình, thúc đà cải tạo các đảo đá, quân sự hóa biển Đông sao cho nhanh hơn đà xây dựng liên minh của Mỹ ở khu vực. Kết quả là Trung Quốc chiếm ưu thế cán cân quân sự khu vực nhưng thua Mỹ về cán cân chính trị khu vực. Foreign Affairs nhận định đây là bước đi lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. (Đón đọc tiếp Kỳ 2: "Mỹ tái tạo cân bằng, lôi kéo đồng minh dài hạn") Theo Thiên Ân/Foreign Affairs Pháp luật TPHCM ======================= Híc! Bây giờ mới nhận ra điều này à? Lão thì lâu rồi! Thậm chí lão xác định Bắc Kinh đã mắc sai lầm mang tính sách lược quốc gia. Nhưng vì sao Bắc Kinh lại mắc sai lầm này?! Cái này lão chỉ tiết lộ khi sự việc không thể đảo ngược. Tất nhiên, suy cho cùng thì tại "Ngố Tàu". Ngay bây giờ, mọi diễn tiến không ngoài dự báo của lão Gàn từ 2008. "Khôn sống, mống chết". Vậy thôi! PS: Điếu mựa! Làm sao hiểu được từ "sống, mái", trong câu thành ngữ "nhất sống, nhì mái"?! Tại sao "khôn"? Tại sao "mống"?! Chỉ có nền văn hiến Việt với trí tuệ bao trùm cả vũ trụ, mới có thể phát ngôn như vậy.1 like