• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/03/2016 in all areas

  1. Đây sẽ là đề tài của tôi sẽ thực hiện xong trước 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Tôi sẽ viết khi rảnh. Nhưng tôi đưa chủ đề này lên đây cho khỏi quên. Tôi cảm ơn những ai đã quan tâm đến chủ đề này, cho dù tôi chưa viết dòng nào. Mà chỉ mới lập topic để nhớ mà viết. Nhưng tôi sẽ ko phụ lòng các bạn.
    1 like
  2. Tương quan sức mạnh khủng khiếp của quân đội Mỹ Thứ ba, 22/03/2016 - 06:00 Một giả thiết được đặt ra, nếu Mỹ phải đấu với không chỉ các đối thủ"truyền kiếp", mà với cả những đồng minh lâu năm như Anh, Pháp, Hàn Quốc... Quân đội Mỹ dự định cất trữ trang thiết bị ở Việt Nam, Campuchia Không quân Mỹ công bố hình ảnh máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới (Ảnh: Hải quân Mỹ) Trang tin Business Insider đã phân tích tiềm lực quân sự và các phương án để quân đội Mỹ có thể giành chiến thắng. Theo Business Insider, Mỹ có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Với đội tàu đông đảo và hiện đại, sức mạnh tổng thể của hải quân Mỹ lớn hơn cả 8 nước mạnh kế tiếp cộng lại. Và các tàu của Mỹ nói chung tân tiến hơn nhiều về mặt kỹ thuật, với 10 tàu sân bay hiện có chạy bằng hạt nhân. Đó là chưa kể đến lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Tuy không phải là quân viễn chinh, nhưng lực lượng này có thể sử dụng các máy bay C-130 cùng các nền tảng khác, giúp hải quân quan sát tốt không gian chiến trường, bảo vệ lãnh đạo chính phủ và đảm bảo an toàn cho các cảng biển. Vì vậy, tấn công Mỹ từ biển là một ý tưởng tệ hại. Máy bay F-22 Raptor. (Ảnh: Blair Bunting) Về sức mạnh không quân, Mỹ hiện đứng đầu thế giới. Hiện lực lượng này có khoảng 14.000 máy bay và trực thăng, rải khắp 5 quân chủng. Số máy bay này nhiều hơn 7 nước kế tiếp cộng lại. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 sẽ tổ chức tuần tra liên tục trên không trên khắp các đường biên giới trên bộ của Mỹ để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào của máy bay đối phương. Các máy phóng tên lửa Patriot của lục quân sẽ giúp chặn đứng các phi cơ hoặc tên lửa địch, và các tổ hợp tên lửa Stinger/Avenger sẽ bắn hạ mọi máy bay tầm thấp. Xe tác chiến Stryker của Lục quân Mỹ. (Ảnh: Lục quân Mỹ) Để bảo vệ biên giới trên bộ, nước Mỹ đã bố trí khoảng 9.000 xe tăng của lục quân và thủy quân lục chiến sẽ hợp sức với hàng nghìn xe chở tên lửa dẫn đường chống tăng Stryker, các trực thăng Apache và Cobra, cùng các đội tên lửa chống tăng mang tên lửa Javelin, TOW để tiêu diệt thiết giáp đối phương. Những xe tăng tân tiến nhất thế giới, như Leopard hoặc Merkava, không dễ bị tấn công. Pháo binh, máy bay và bộ binh chống tăng sẽ kết hợp với nhau để hạ mục tiêu. Nhưng hầu hết xe tăng trên thế giới đều là xe tăng đời cũ hơn của Mỹ hoặc Liên Xô, như Patton hoặc T-72, nên sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Xe tăng M1 Abrams. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các bộ phận lính chiến khác tìm cách mở dường nhờ sự yểm trợ từ trên không sẽ phải đối mặt với lực lượng binh sĩ được trang bị kỹ thuật tân tiến nhất thế giới. Lính Mỹ có các thiết bị ngắm bắn giúp họ có thể hạ đối thủ trong khói bụi. Thiết giáp và các thiết bị bảo vệ của họ hiện nay là tối tân nhất và ngày càng tốt hơn. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) Các cuộc tấn công sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chọc thủ phòng tuyến trong những điều kiện kể trên. Ngay cả nếu thành công thì lính thủy đánh bộ Mỹ cùng Sư đoàn Không vận 101 sẽ ồ ạt tấn công bằng trực thăng và các máy bay Osprey, trong khi Sư đoàn Không vận 82 có thể thả hàng nghìn binh lính tăng viện từ máy bay xuống gần bất kể cứ điểm nào. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng thử ở California. Đó là trước khi Mỹ thấy cần phải dùng đến vũ khí hạt nhân. Nếu đối phương chọc thủng được phòng tuyến thì họ cũng sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công hạt nhân bất kể lúc nào. Các tên lửa Minuteman III được thiết kế nhắm tới các mục tiêu cách xa các bờ biển Mỹ, nhưng chúng có thể dễ dàng tiêu diệt một đội quân tân tiến từ Houston hoặc Dallas. Trong khi đó, các tên lửa Trident của hải quân có thể được phóng đi từ tàu ngầm ở Vịnh Mexico, để vô hiệu hóa các cuộc tấn công vào biên giới Mỹ. Theo Thanh Hảo Vietnamnet =================== Bởi vậy, lão Gàn không cần đến những thông tin như vậy, cũng biết lâu rồi. Đúng ngày mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch - có thể - lão Gàn sẽ hé lộ chút chút cái sẽ xảy ra.
    1 like
  3. Trung Quốc tính ngắn hạn, lợi trước mắt nhưng hại về sau Thứ năm, 24/03/2016 - 18:00 Trung Quốc chú trọng xây dựng cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực nghiêng về phía mình. >> Thủ tướng Úc chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông >> Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Theo tạp chí phân tích chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Mỹ - Foreign Affairs, chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông tập trung vào các thay đổi đơn phương ngắn hạn về cán cân quân sự ở biển Đông và khu vực. Chú trọng xây dựng sức mạnh quân sự trên biển Đông Hiện trạng biển Đông đã và đang trên đà đổi thay nhanh chóng. Trung Quốc đã cải tạo hàng ngàn km2 đất ở biển Đông chỉ trong 18 tháng, xây dựng ba đường băng mới, lắp đặt nhiều thiết bị quân sự. Chỉ vài tuần trước, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống radar phức tạp trên đá Châu Viên (quần đảo Trường Sa) và triển khai trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa). Có thông tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị bồi đắp bãi cạn Scarborough sau khi chiếm từ Philippines năm 2012. Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: BBC Chẳng những gấp rút xây dựng đảo, đường băng để khẳng định tuyên bố chủ quyền trên biển, Trung Quốc cũng đang nỗ lực khẳng định tuyên bố chủ quyền trên không. Nhiều chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông (ADIZ) tương tự như đã lập trên biển Hoa Đông - một âm mưu can thiệp giao thông hàng không trên vùng biển tranh chấp. "Thừa nước đục thả câu" Vài năm gần đây, Trung Quốc theo đuổi chiến lược chia nhỏ biển Đông để chiếm từng phần. Tuy nhiên, Trung Quốc đủ khôn khéo để tránh manh động tới mức để Mỹ có cớ can thiệp vào biển Đông. Trung Quốc đưa giàn khoan vào sát Việt Nam, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, bồi đắp bảy đảo đá nhân tạo ở Trường Sa. Những hành động này dù bị phản đối, chỉ trích nhưng không gặp phải động thái phản ứng mạnh. Bởi vì Trung Quốc nắm giữ nhiều lợi thế chủ chốt. Trước tiên, chiến lược biển Đông của Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa cơ hội. Trung Quốc thực hiện chiến thuật không dẫn tới xung đột vũ trang. Họ hành động vào những thời gian và địa điểm mà Trung Quốc chắc rằng các nước sẽ không phản ứng vũ trang. Trung Quốc tính toán rất kỹ khi nào thì thực hiện bước đi tiếp theo ở biển Đông. Mỹ cũng như các đối tác buộc phải kiềm chế không làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận các mất mát về ngoại giao và uy tín để theo đuổi và thu lợi trước mắt từ chiến thuật chia nhỏ biển Đông để chiếm. Quân sự hóa biển Đông Các nhà phân tích từ lâu lo ngại Trung Quốc đang phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) phòng các nước vào và hoạt động trong các vùng biển gần các bờ biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột lớn. Để có được năng lực này, Trung Quốc sẽ cần phải có hệ thống radar phức tạp giám sát khu vực, cũng như cần có tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm. Hai tên lửa đất đối không HQ-9 Trung Quốc vừa triển khai ra đảo Phú Lâm chắc chắn không có khả năng ngăn chặn Mỹ, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ triển khai thêm vũ khí nguy hiểm hơn ra biển Đông. Trung Quốc chú trọng thiết lập cán cân quân sự nghiêng về phía mình, thúc đà cải tạo các đảo đá, quân sự hóa biển Đông sao cho nhanh hơn đà xây dựng liên minh của Mỹ ở khu vực. Kết quả là Trung Quốc chiếm ưu thế cán cân quân sự khu vực nhưng thua Mỹ về cán cân chính trị khu vực. Foreign Affairs nhận định đây là bước đi lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. (Đón đọc tiếp Kỳ 2: "Mỹ tái tạo cân bằng, lôi kéo đồng minh dài hạn") Theo Thiên Ân/Foreign Affairs Pháp luật TPHCM ======================= Híc! Bây giờ mới nhận ra điều này à? Lão thì lâu rồi! Thậm chí lão xác định Bắc Kinh đã mắc sai lầm mang tính sách lược quốc gia. Nhưng vì sao Bắc Kinh lại mắc sai lầm này?! Cái này lão chỉ tiết lộ khi sự việc không thể đảo ngược. Tất nhiên, suy cho cùng thì tại "Ngố Tàu". Ngay bây giờ, mọi diễn tiến không ngoài dự báo của lão Gàn từ 2008. "Khôn sống, mống chết". Vậy thôi! PS: Điếu mựa! Làm sao hiểu được từ "sống, mái", trong câu thành ngữ "nhất sống, nhì mái"?! Tại sao "khôn"? Tại sao "mống"?! Chỉ có nền văn hiến Việt với trí tuệ bao trùm cả vũ trụ, mới có thể phát ngôn như vậy.
    1 like
  4. Những công nghệ khủng Mỹ nâng cấp siêu chiến binh Thứ ba, 22/03/2016 - 23:00 Bộ Quốc phòng Mỹ đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ để tạo ra các siêu chiến binh. Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ, tạo ra các siêu chiến binh, với những khả năng không tưởng như thần giao cách cảm, không biết đau... 1. Quần áo chống đạn làm bằng carbon Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã thử nghiệm khả năng bảo vệ tiềm năng của graphene bằng cách bắn các hạt vàng li ti vào cho graphene. Kết quả vật liệu này trở nên khỏe hơn, linh hoạt hơn, và nhẹ hơn so với áo khoác chống đạn hiện có. Tuy chứa hàng triệu lớp nhưng vật liệu này chỉ dày không quá 1 cm. Graphene là vật liệu carbon có hình dạng mạng lưới lục giác kết nối các nguyên tố carbon giống tổ ong và độ dày của một nguyên tử carbon hay vật liệu 2 chiều. Phân ban Công nghệ Nano Quốc phòng thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) hiện đang thử nghiệm một phương pháp sản xuất áo chống đạn Chainmail đi từ graphene, có khả năng chống đạn tốt hơn so với các loại áo chống đạn hiện có. Chainmail (hoặc mail hoặc Maille) là áo giáp làm từ vòng kim loại được nối lại với nhau trong một mô hình dạng lưới bảo vệ. Có thể dùng cho lính thủy đánh bộ, nhất là nhóm phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, chống đạn lẫn bảo vệ trước nguy cơ tấn công của cá mập. 2. Máu tổng hợp Máu tổng hợp (Synthetic blood) có hiệu quả hơn rất nhiều so với các tế bào máu tự nhiên. Một trong những công nghệ hứa hẹn nhất đang được DoD nghiên cứu là tế bào máu đỏ tổng hợp được làm từ kim cương có chứa các loại khí có áp lực gần 15.000 psi, có khả năng trao đổi carbon dioxide và oxy giống như cách các tế bào máu đỏ sinh học trong cơ thể con người. Về cơ bản, siêu chiến binh mang trong người máu nhân tạo, pha trộn lẫn với máu tự nhiên sẽ có hàng nghìn tỷ thùng khí nhỏ liti bên trong cơ thể. Có nghĩa, không bao giờ mệt mỏi khi vận động, đặc biệt, có thể lặn hàng giờ dưới nước mà không cần các thiết bị trợ giúp. 3. Chiến binh có bước nhảy lớn, chạy cực nhanh Viện MIT và một số trường đại học khác của Mỹ hiện đang phối hợp nghiên cứu, tăng cường sức khỏe mắt cá chân và gân gót chân để có sức mạnh giống như gân loài kangaroo. Một khi con người được nâng cấp hệ thống khởi động như vậy sẽ có những bước nhảy vĩ đại, dài tới 7 feet (trên 2m) với tốc độ nước rút 25 mph (trên 40 km/h) hoặc hơn theo tốc độ phi con người, chạy cả ngày mà không bị tổn thương, rách cơ bắp. 4. Miễn dịch đau Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng công nghệ cao thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) hiện đang thực hiện dự án miễn dịch đau cho chiến binh có tên Persistence in Combat (Bền bỉ trong chiến đấu) nhằm nâng cấp chiến binh, giúp các chiến binh khi bị thương, các vết thương có thể phục hồi ngay tức thì. Việc miễn dịch đau sẽ có tác dụng trong khoảng thời gian 30 ngày và có khả năng loại bỏ tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn kéo dài hậu chấn thương. Sau miễn dịch những người lính được nâng cấp này có cảm giác như sắp nổ tung vì đau đớn, nhưng cơn đau sẽ qua mau trong vài giây. Bằng cách này, các binh sĩ có thể tự điều trị bản thân và tiếp tục chiến đấu cho đến khi quân y tiếp viện. 5. Ngủ tự do Không phải tất cả các động vật ngủ cùng một kiểu, nên biết được nguyên lý này DARPA đang bắt tay vào nghiên cứu tìm cách để cho con người ngủ một cách tự do. Ví dụ ngủ chỉ bằng một nửa bộ não tại một thời điểm nhất định như cá voi và cá heo hay thậm chí có thể bỏ qua giấc ngủ trong thời gian dài như chuột ENU, loài vật gậm nhấm được chuyển gen. 6. Telepathy Telepathy là thuật ngữ nói về thần giao cách cảm, tức khả năng đọc ý nghĩ người khác hay trao đổi thông tin trực tiếp giữa các bộ não. Nó là một trong bốn hiện tượng ngoại cảm, bao gồm thần giao cách cảm, thấu thị hay thấu thính, tiên tri và hậu tri. Một dự án mang tên Brain Machine Interface của DARPA đang thực hiện nhằm phát triển các chip máy tính kết nối trực tiếp với não con người thông qua cấy ghép. Ngoài việc cho phép binh sĩ điều khiển robot bằng suy nghĩ, dự án còn cho phép các binh linh Mỹ giao tiếp thông qua thần giao cách cảm. Công nghệ chip đã được cải thiện đáng kể nên tính khả thi của dự án rất cao. Ví dụ, người ta đã cấy vào não chuột những con chip kiểu này và điều khiển từ xa, tuy nhiên các nhà khoa học cũng lo ngại nguy cơ tâm trí của các siêu chiến binh sẽ bị tấn công bởi chính các tiến bộ công nghệ tiên tiến hơn. 7. "Bộ xương mềm" Các chuyên gia Harvard đang thực hiện dự án "bộ xương mềm", hay bộ đồ robot do DARPA tài trợ vốn. Thực chất đây là một loạt các cơ vải mặc bên trong quần áo thông thường để giúp con người chuyển động. Đặc biệt, nó làm giảm mệt mỏi và tăng sức mạnh mà không đòi hỏi năng lượng cồng kềnh, khung xương cứng nhắc như các bộ khung kim loại. 8. Găng tay và giầy leo trèo như tắc kè Tắc kè sử dụng sợi lông nhỏ xíu trên đôi chân của chúng để bám vào các bề mặt ở mức độ phân tử. Dự án có tên "Z-Man" do DARPA đang thực hiện, không nhất thiết phải cung cấp cho con người khả năng leo trèo trần nhà như tắc kè, nhưng nó sẽ cho phép binh sĩ có thể leo lên mặt núi đá hay leo lên tòa nhà chọc trời mà không cần phải dùng đến bất kỳ thiết bị trợ giúp nào. Với các các trang bị này, chiến binh có thể mang trên người vật nặng tới 1 tạ nhưng vẫn có thể vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Theo Ngọc Anh Đất Việt ===================== Nhiều năm trước đây, lão Gàn đã nói đến vũ khí hạng I của Hoa Kỳ, những loại vũ khí làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh. Gần đây, một tư lệnh quân đội Hoa Kỳ đã thừa nhận về sự sở hữu những loại vũ khí này của Hoa Kỳ (Bài đã đăng trên topic này). Những phương tiện chiến tranh trong bài báo được đưa trong bài này, lão Gàn chỉ xếp vào vũ khí hạng II. Trung Quốc uýnh nhau với Hoa Kỳ thế điếu nào được, kể cả chiến tranh hạt nhân. Tốt nhất rút lui đi cho nó lành. Trong cuộc chiến Nga Pháp ở mặt trận Áo Phổ, Quân Pháp do Nã Phá Luân chỉ huy chuẩn bị tấn công. Một quan chức đã khuyên Nga Hoàng rút lui. Vì ông ta cho rằng: "Nếu bệ hạ phát cho mỗi người lính một khẩu súng lục và ra lệnh tự bắn vào đầu, thì đó cũng là kết quả của cuộc chiến với Nã Phá Luân". Nga Hoàng đã nghe và rút lui. Xin lỗi nha! Chỉ cần một lệnh cấm vận vì can tội "nhìn đểu" là kinh tế Tàu sang phim. Đừng ảo tưởng kinh tế Tàu chết thì thế giới chết theo. Ngày xưa, khi kinh tế Tàu thuộc loại mạt hạng, thế giới vẫn phát triển ầm ầm.
    1 like
  5. Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Thứ ba, 22/03/2016 - 07:00 Trong khi khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc gây ra mối đe dọa toàn cầu đứng hàng thứ 8 thế giới, thì khả năng nền kinh tế nước này “hạ cánh cứng” chiếm vị trí số một trong bảng đánh giá mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Anh (EIU) công bố hôm 18/3. >> Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 >> Trung Quốc né tòa án quốc tế Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc. Trước báo cáo này hai ngày, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định, với việc tiếp tục mở cửa và cải cách, kinh tế Trung Quốc sẽ không "hạ cánh cứng". Ông Lý Khắc Cường cho rằng, với các biện pháp cải cách đang đi đúng hướng, Trung Quốc sẽ không bị sụt giảm quá nhanh từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, hay đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, EIU chấm nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng" và lao dốc nguy hiểm ở mức 20/25 điểm. EIU đưa ra nhận định này là dựa vào các nhận định của giới chuyên gia chứ không từ những báo cáo được tô hồng của chính quyền Bắc Kinh. Chẳng hạn, tại diễn đàn Davos hồi đầu năm nay, tỉ phú George Soros cho rằng “một cú hạ cánh cứng (đối với kinh tế Trung Quốc) là điều khó có thể tránh khỏi". Thậm chí Soros nói rằng ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó. Trong phần đánh giá về nguy cơ ở Biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối. Báo cáo của EIU viết: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”. EIU nói rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, và xét rộng hơn, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”. Ngoài biển Đông, trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu trên còn có “khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” (hạng 12). Liên quan tới ứng viên tranh cãi của đảng Cộng hòa, IEU viết: “Trong trường hợp Trump giành chiến thắng, thái độ thù nghịch của ông đối với thương mại tự do, cũng như việc ông xa lánh Mexico và Trung quốc, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại”. Tổ chức này nói thêm: “Khuynh hướng quân sự của ông đối với Trung Đông và việc cấm các tín đồ Hồi giáo tới Mỹ có thể được sử dụng làm một công cụ tuyển mộ cho các nhóm chủ chiến, gia tăng mối đe dọa của chúng trong khu vực cũng như ở các nơi khác”. Theo H.Phan/ AFP, AP... PetroTimes =================== Bởi vậy, những bài phân tích về kinh tế Tàu sẽ khởi sắc và hùng mạnh đều là chém gió. Trước đây lão còn cho rằng: cuối năm hoặc đầu năm tới kinh tế Tàu sẽ suy thoái. Đấy là lão đoán dư ra cho chắc ăn. Nhưng sau đó - vì những bài chém gió gián tiếp ca ngợi kinh tế Tàu, nên lão cho thời gian chính xác là tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Kinh tế Tàu sẽ lâm vào khủng khoảng. Hãy chờ xem. Còn hiểm họa thứ 2 là chiến tranh do Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thì đang dần xuất hiện. Lão nhắc lại rằng: Nếu Trung Quốc đánh nhau tay bo với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan. thì Trung Quốc thắng. Nhưng nếu đánh tay bo với một mình Hoa Kỳ - chưa tính các đồng minh - thì thua là cái chắc. Hãy chờ xem.
    1 like
  6. Phán quyết của Tòa án Quốc tế: Đường “lưỡi bò” của TQ là vô giá trị Infonet 18/03/2015 06:00 GMT+7 Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết tuyên bố đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị. Phán quyết trên có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông. Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết cũng chứng minh những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp. Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự "bôi nhọ" lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm. Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này. Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ trang Manila Live Wire, một trang tin tức của Philippines. PHẠM KHÁNH (Lược dịch) ======================= Bởi vậy, bi wờ Tung Coóc có hai con đường lựa chọn: 1/ Tuân thủ phán quyết của Tòa Án Quốc Tế và rút khỏi bể Đông. Long trọng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Tiếp tục "ẩn mình chờ thời". Việc này khó xảy ra. 2/ Tiếp tục gân cổ cò phủ nhận phán quyết của Tòa Án Quốc tế. Dùng vũ lực nghênh ngang tiếp tục chiếm đóng bể Đông, thách thức quốc tế. Hậu quả thế nào thì bây giờ không cần khả năng tiên tri. Từ nay đến mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch còn 26 ngày nữa.
    1 like
  7. ====================================== Hẳn tướng tình báo Hoa Kỳ mà chưa rõ ràng về mặt thời gian, khi ông phát biểu: "có thể gây những hậu quả tàn khốc trong những năm tới". "Những năm tới" là bao nhiêu năm? Còn lão Gàn í hả! Rất rõ ràng rành mạch: "Bảo kê đến tháng 10 Bình Thân Việt lịch". Sau đó thì mọi chuyện diễn biến theo tự nhiên của nó. Oách như rau sà lách sạch. Trước ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, trước khi kết thúc tham gia topic này, có thể - có thể thôi - lão Gàn sẽ nhá đèn trước oto vài lời gọi là "Thiên Cơ nhá hàng từ từ...". Sở dĩ có thể là vì thấy thiên hạ chẳng quan tâm đến chuyện gì cả. Ngay cả trước ngày Tận Thế - chưa biết là thật hay dởm - 21/ 12/ 2012 vẫn ăn nhậu tưng bừng, nhảy đầm suốt đêm ở Bar. Mặc cho lão ra rả như ve là không xảy ra. Và lão Gàn đúng thì lập tức có một số thằng thuộc loại "mặt dày, tim đen" phán là lão Gàn gặp may, nên đoán đúng. Bởi vậy, nên chỉ có thể thôi.
    1 like
  8. =========================== Nga có thể đưa quân trở lại Syria…để cứu ông Assad 18/03/2016 11:32 Sáng (DĐDN) – Nga đang có ý định tái tập hợp lực lượng quân sự để trở lại Syria ngay trong ngày hôm nay. Đồng thời, quốc gia này sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ phòng không trong thời gian tới. Hôm qua (18/3), ông Vladimir Putin tuyên bố, việc triển khai lực lượng lần này sẽ ‘’cứu sống’’ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Putin tin rằng sức mạnh quân sự sẽ giải quyết được vấn đề ở Syria. Nguồn The Washington Post. Việc ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Putin cho Assad tại lễ trao giải điện Kremlin như có ý muốn ‘’nhờ vả’’ Tổng thống Syria để các cuộc đàm phán hòa bình Geneva được linh hoạt hơn. Nói ngắn gọn tại cuộc họp cựu chiến binh sau ‘’chiến dịch 6 tháng’’ vừa qua, Tổng thống Nga coi tất cả các hoạt động quân sự của nước này trong 6 tháng vừa qua là một ‘’thành công chi phí thấp’’. Ông cũng khẳng định Nga đang là quốc gia nắm giữ ‘’vị trí lãnh đạo không thể chối cãi’’ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nga quả quyết sẽ có trách nhiệm dẫn đầu trong cuộc chiến khốc liệt này. Tổng thống Putin cũng cảnh báo nếu lực lượng quân đội còn lại của Nga ở Syria bị tấn công thì Nga sẽ đáp trả bằng lực lượng hùng hậu nhất. Trích lời ông Putin: ‘’Hệ thống phòng thủ phòng không S-400 của chúng tôi sẽ được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào được coi là mối đe dọa với quân đội Nga.’’ Ngày 14/3 vừa qua, Nga đã tuyên bố rút quân khỏi Syria khiến cả thế giới khá bất ngờ. Nhưng thực chất, nhiều nhà phân tích nói rằng đây là một bước chiến thuật nhằm gây sức ép lên Assad để đạt được thỏa thuận ở Geneva. Trong khi cuộc đàm phán giữa Assad và phe đối lập Syria vẫn đang tiếp tục trong tuần này, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ có thể trở lại Syria với cái ông gọi là ‘’một sức mạnh phù hợp’’, nếu thấy cần thiết. Ông cũng cho rằng cán cân quyền lực giữa Assad và kẻ thù của ông sẽ không thay đổi dù Nga có tiến hành rút quân hay không. Điều này cho thấy điện Kremlin vẫn cam kết ngăn chặn việc chính quyền Assad sụp đổ bằng vũ lực, thậm chí, nếu điều đó đồng nghĩa với việc đưa quân trở lại Syria. Tổng thống Nga Putin còn nói: “Việc Nga hỗ trợ lực lượng và việc tăng cường quân đội Syria chắc chắn sẽ đem lại nhiều thành công mới trong cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai gần”. Được biết, Nga đang hỗ trợ lực lượng quân đội Syria bằng cách cung cấp các khoản tài trợ và đào tạo chiến đấu. Ngay sau khi nghe tin Nga có thể trở lại Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên kế hoạch cho một chuyến thăm Nga để bàn luận các vấn đề cốt lõi tại Moscow trong tuần tới, nhằm tạo triển vọng hòa bình sau khi có sự can thiệp của Nga. Các chuyên gia phân tích cùng với các quan chức Mỹ kết luận rằng Assad đang tập trung quan tâm đến việc lấy lại các lãnh địa bị mất trong quá trình giao tranh, thay vì tập hợp lực lượng tiêu điệt phe đối lập. Trước đây, mục đích của Nga ở Syria không được rõ ràng lắm. Nhưng tại thời điểm hiện tại, có vẻ chính quyền Putin cuối cùng đã tuyên bố rõ ràng ý định của mình là đặt sự ổn định chung của đất nước Syria lên hàng đầu, tiếp sau đó là cứu vớt chính quyền Assad. Các đặc phái viên của Assad xuất hiện một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong các buổi nói chuyện tại Geneva. Đặc biệt trong những buổi đàm phán Liên Hợp Quốc làm trung gian, họ đã cương quyết thể hiện và giữ vững lập trường đồng thời không chấp nhận bất kì yêu cầu nào của các phe đối lập. Dù vậy, các cuộc đàm phán vẫn chưa thu được nhiều kết quả. Nhiều người lo ngại sớm muộn ngọn lửa chiến tranh sẽ lại bùng nổ và các nỗ lực đàm phán sẽ lại trở nên vô nghĩa. Nhưng Putin lại nghĩ khác, ông tin những gì đạt được cho đến thời điểm hiện tại đã là một thành công lớn. Đặc biệt khi đây là một chiến dịch ‘’thành công chi phí thấp’’. Ông chia sẻ, Nga chỉ phải chi 480 triệu USD cho 167 ngày can thiệp quân sự, tương đương 2,9 triệu USD mỗi ngày. Con số này được coi là rất nhỏ khi nói về chi phí quân sự ở quy mô này. Nga tin rằng điều này sẽ chỉ là sự khởi đầu cho một chuỗi các thành công lớn khác trong tương lai. Kỳ Lân Theo The Washington Post =========================== Rất nhiều bài báo ca ngợi hành động rút quân của ngài Putin trong việc rút quân khỏi Xyria. Nay ngài Putin lại muốn và có thể đưa quân trở lại?! Điều này chứng tỏ ngài Putin không có một chiến lược sâu sắc và nhất quán tại Trung Đông. Lão Gàn trước sau vẫn khuyên ngài Putin nên bắt tay với Hoa Kỳ. Thế giới hiện nay không giống 50 năm trước về rất nhiều mặt.
    1 like
  9. Vì sao Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria? 12:02 PM - 15/03/2016 Thanh Niên Online Tổng thống Vladimir Putin có thể đang sốt ruột trước túi tiền cạn dần của nước Nga, cũng có thể sợ sa lầy ở Trung Đông, nhưng ông chứng minh rõ ràng: “nhiệm vụ đã hoàn thành”, đã đến lúc rút quân trong vị thế người chiến thắng. Tin liên quan Ván cờ Syria đã đem lại chiến thắng cho cả bản thân ông Putin và nước Nga - Ảnh: Reuters Kiều Oanh Tổng thống Nga và Mỹ điện đàm về tình hình Syria Putin “xỏ mũi” Obama? Tổng thống Putin đã làm cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hôm 14.3 là sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng chẳng khác gì phần còn lại của thế giới này, cũng giật mình với tuyên bố của ông Putin. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đã phải lảng tránh các câu hỏi xung quanh đề tài này trong cuộc gặp gỡ báo chí thường nhật hôm 14.3, trong lúc giới chức Mỹ đang cố hết sức dò la thông tin và đoán già đoán non về một con người khó đoán như Putin. Báo Politico dẫn lời một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama phát biểu chiều 14.3: “Chúng tôi đã xem các thông tin về việc Tổng thống Putin tuyên bố rút quân Nga theo kế hoạch khỏi Syria. Chúng tôi dự kiến sẽ hiểu thêm về điều này trong vài giờ tới”. Thật ra thì trong suốt 2 năm qua, dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng phải học cách làm quen với những nước cờ đầy bất ngờ của ông Putin. Tuyên bố bất ngờ rút quân chỉ xảy ra có 6 tháng khi ông Putin khiến cả thế giới phải giật mình với cú can thiệp quân sự thần tốc vào Syria. Hay ván cờ hốt trọn: sát nhập lãnh thổ Crimea thuộc Ukaine (đồng minh của Mỹ) vào Nga hồi năm 2014 không làm Mỹ và phương Tây bất ngờ đến choáng váng đó sao? Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP Trong một cuộc họp báo hồi tháng trước, phóng viên của Bloomberg đã “làm khó” Tổng thống Mỹ Barack Obama với câu hỏi có phải ông đã bị Tổng thống Putin “xỏ mũi” ở Syria rồi hay không. Ông Obama lúc đó đã “đánh trống lảng” rằng cuộc không kích của Nga tại Syria cho thấy vị thế của chính quyền Syria đã yếu đi. Chi tiêu 4 triệu USD/ngày Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà người ta có thể nghĩ tới khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria là vì Nga... cạn tiền. Báo New York Daily News đưa tin ước tính mỗi ngày quân đội Nga “đốt” hết 4 triệu USD ở Syria. Giá dầu rớt thảm hại suốt thời gian dài qua khiến một đất nước sống lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga phải điêu đứng. Nga gần đây đã tha thiết yêu cầu Ả Rập Xê Út - một ông cực bự khác trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ - giảm sản lượng và tăng giá dầu. Ả Rập Xê Út - một “ông bự” đứng ở chiến tuyến bên kia trong cuộc chiến Syria và là đồng minh với Mỹ - lắc đầu dứt khoát. Việc nước này yêu cầu vay gói “siêu” nợ từ 6-8 tỉ USD hồi tuần trước cho thấy quyết tâm của Riyadh trong việc đẩy Nga và Iran vào cảnh cơ hàn mạnh mẽ tới đâu. Rút quân khỏi Syria giúp Nga tiết kiệm tiền đáng kể trong bối cảnh túi tiền đang xẹp dần. Tiếp đến, Nga đang ở trong một tình huống khó xử với đồng minh người Kurd – lực lượng đang “bắt cá hai tay” đầy thuận lợi ở Syria. Mỹ phải ve vãn người Kurd vì đây là lực lượng nổi dậy ở Syria giúp họ chống IS hiệu quả nhất. Nga o bế người Kurd vì họ gây rắc rối lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ - nước đã bắn rơi chiếc chiến đấu cơ của Nga ở Syria. Nhưng Tổng thống Syria, ông Bashar Assad – nguyên nhân chính khiến Nga điều quân sang Trung Đông – thì dứt khoát sẽ đối đầu lại với tất cả các lực lượng nổi dậy mà thu hết quyền lực về tay mình. Sự rút lui khỏi Syria vào lúc này sẽ giúp ông Putin thoát khỏi tình thế khó xử giữa 2 đồng minh quan trọng đang “choảng” nhau. Cuộc rút lui khỏi Syria sẽ giúp Nga thoát khỏi thế khó xử với đồng minh người Kurd - Ảnh: AFP Cuối cùng, chỉ mới gần đây, trong cuộc phỏng vấn với báo Atlantic, Tổng thống Mỹ Obama đã cười nhạo rằng ông Putin đã nhúng chân vào vũng lầy nội chiến ở Syria và sẽ phải hối tiếc. Ông Obama cũng cho rằng Nga đang với xa quá mức và đang “chảy máu” ở Syria. Hẳn trước khi đưa quân quay lại “vũng lầy Trung Đông”, ông Putin đã phải vạch rõ chiến lược để không lặp lại sai lầm như cuộc sa lầy thật sự của quân đội Liên Xô ở Afghanistan hồi năm 1979 – một nỗi ám ảnh khó phai trong đầu người Nga, không cần ông Obama phải nhắc. Ông Putin chắc chắn rất sợ sa lầy ở một nơi rất dễ sa lầy như Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. “Nhiệm vụ đã hoàn thành” Khi đưa quân sang Syria, ông Putin có nói đến mục đích chống IS, nhưng Mỹ chưa bao giờ tin. Và Mỹ hay bất kỳ ai cũng không có lý do nào để tin rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu chống IS mà rút quân khỏi Syria. Ông Evelyn Farkas, một cựu quan chức hàng đầu về Nga tại Lầu Năm Góc cay đắng: “Nếu mục tiêu của ông ta đã hoàn thành gần hết, vậy rõ ràng ông ta không định đánh IS”. IS vẫn đang chiếm giữ một phần rộng lớn lãnh thổ Syria, vẫn đang làm mưa làm gió không chỉ ở Syria hay Iraq – đất nước thứ 2 mà IS đặt thành trì – mà là ở nhiều nơi trên thế giới bằng các cuộc tấn công khủng bố. Làn sóng tị nạn là nạn nhân của IS đang tràn qua khắp châu Âu. Nhưng đó không phải là rắc rối của ông Putin. Mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin ở Syria mà ai cũng biết và bản thân ông Putin cũng nhiều lần nhấn mạnh là củng cố quyền lực của ông Assad. Và rõ ràng, ở khía cạnh này, tổng thống Putin có thể thản nhiên tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành”. Dẫu Mỹ đã phải tham chiến, phải lôi kéo một lực lượng đồng minh hùng hậu nhảy vào Syria thì ông Putin sẽ vẫn bắt tay Assad! - Ảnh: Reuters Nếu như trước khi Nga đem quân sang Syria, chính quyền của ông Assad – đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông – đang tơi bời bởi các đợt tấn công của hàng loạt lực lượng nổi dậy khác nhau được Mỹ chống lưng mạnh mẽ, đến nay những lực lượng đó bị máy bay Nga ném bom tơi bời. Quân đội Nga cùng Iran và lực lượng Hezbollah đã giúp chính quyền Syria chiếm lại một loạt thành trì từ tay các lực lượng nổi dậy, nhất là ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như trước đây Mỹ liên tục khăng khăng Assad phải ra đi thì nay không còn nghe Mỹ nhắc đến điều đó nữa. Các cuộc đàm phán hòa bình Syria, dù có tiếp tục được hay không và có mang lại kết quả gì chăng nữa thì Assad sẽ vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế quyền lực cao nhất. Và Syria sẽ vẫn tiếp tục là đồng minh của Nga một cách vững chắc. Với bản thân ông Putin, đem quân về nước trong hoàn cảnh đó, trong vị thế của người chiến thắng, sẽ càng giúp tăng cao sự ủng hộ của người dân Nga. Về vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, nếu như một đất nước nào đó ở Trung Đông hay ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới có thể hoàn thành được mục tiêu của họ nhờ vào sự giúp đỡ của quân đội Nga, đây sẽ là một ví dụ điển hình để những nước khác cũng sẽ nhờ vả đến Nga. Mỹ chắc chắn không muốn điều đó, nhất là tại một khu vực đầy phức tạp và cũng đầy dầu mỏ mà Mỹ đã cố gắng xây dựng sự ảnh hưởng suốt bao thập niên qua. Kiều Oanh =========================== Thế giới có thể bất ngờ, nhưng lão Gàn thì không. Bởi từ lâu lão đã xác định Hoa Kỳ uýnh IS câu giờ và là cái bẫy chờ Nga nhảy vào can thiệp. Bởi vậy, việc ngài Putin rút khỏi Xyria lúc này là sáng suốt. Cá nhân lão Gàn ủng hộ ngài Putin với quyết định này. Một điều nữa là lão khuyên ngài Putin nên hợp tác với Hoa Kỳ. Lực lượng hạt nhân của Nga tuy đứng ngang ngửa với Hoa kỳ, nhưng là thứ vũ khí để bảo đảm "hai bên cùng chết", chứ không phải thứ vũ khí giành chiến thắng.
    1 like
  10. "Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần mạnh mẽ hơn trong vấn đề Biển Đông" Thứ bảy, 12/03/2016 - 10:20 Thời báo The Washington Times vừa đăng bài “Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực của Mỹ tại châu Á sẽ là phép thử cho Tổng thống kế nhiệm.” >> Tình báo Mỹ: Trung Quốc sắp hoàn tất việc quân sự hóa Biển Đông >> Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. (Nguồn: Getty Images) Ngay trong số đặc biệt đưa tin về cuộc tranh luận của các ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa hôm 10/3 tại Miami do tờ thời báo The Washington Times, kênh truyền hình CNN và cơ quan truyền thông Salem Radio chủ trì tổ chức, tại các trang đặc biệt dành riêng đưa tin về sự kiện tranh luận này, tờ thời báo The Washington Times đã đăng bài “Thách thức của Trung Quốc đối với quyền lực của Mỹ tại châu Á sẽ là phép thử cho Tổng thống kế nhiệm.” Bài báo lên án yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý và các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông đồng thời đưa ra các thông điệp kêu gọi Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần có chính sách mạnh mẽ hơn để đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực. Theo bài báo, hơn 70 năm qua, Trung Quốc luôn thách thức trật tự thế giới do Mỹ thiết lập. Chiến thuật cưỡng chế của Trung Quốc ở Biển Đông là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy ý định của nước này nhằm phá vỡ luật pháp quốc tế. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cùng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng gồm cả đường bay dài 3km cùng một cảng nước sâu. Gần đây, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa các đảo mà nước này chiếm đóng tại các vùng biển có tranh chấp, đặc biệt là việc cho thử nghiệm đường bay trên đá Chữ Thập và triển khai một hệ thống tên lửa tối tân tại đảo Phú Lâm. Hành động quân sự hóa này đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh, đối tác tại khu vực Thái Bình Dương. Chính sách thụ động của chính quyền Obama tại Biển Đông đối với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc là nguy hiểm, đe dọa tới lợi ích sống còn của Mỹ đối với tự do thương mại tại Biển Đông. Điều này cho thấy rõ sự thất bại của chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Mỹ. Do đó, Tổng thống kế nhiệm của Mỹ cần tăng cường hợp tác quân sự đối với đối tác và đồng minh của mình tại Biển Đông để có thể đảm bảo lợi ích sống còn của Mỹ và kêu gọi sự tôn trọng tự do hàng hải ở khu vực Thái Bình Dương. Bài báo đăng tải các thông điệp khẳng định: Chính sách của Mỹ cần thiết thực hơn nữa thay vì các phản ứng đơn thuần đối với hành động cương quyết của Trung Quốc tại tuyến hàng hải trọng yếu đối với một nửa số tàu thương mại trên thế giới. Đường chín đoạn của Bắc Kinh là đi ngược lại với luật pháp quốc tế. Duy trì sự ổn định trên cơ sở luật pháp là cần thiết để đấu tranh với các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các điểm đảo do nước này bồi lấp. Tư lệnh Các lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố Trung Quốc đang thay đổi bối cảnh tác chiến tại khu vực. Mỹ cần tăng cường điều chuyển máy bay và tàu hải quân để khẳng định tự do hàng hải. Tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược tại khu vực với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản là cần thiết. Cần can dự vào các liên kết hàng hải để bảo vệ an toàn cho các hoạt động đánh bắt và các rạn san hô ở khu vực tranh chấp. Giới chức lãnh đạo Mỹ phải chứng tỏ sự quyết tâm mới trong việc củng cố pháp trị trên vùng Biển Đông đang tồn tại tranh chấp và duy trì cam kết đối với tự do hàng hải. Lợi ích căn bản của Mỹ tại khu vực, trong đó có ổn định, tự do hàng hải, tự do thương mại và sự tiếp cận toàn diện với khu vực Thái Bình Dương cần được duy trì bằng mọi giá./. Theo HỮU HOÀNG/NEW YORK (VIETNAM+) http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-my-ke-nhiem-can-manh-me-hon-trong-van-de-bien-dong/375555.vnp ============================ Từ lâu, ngay trong topic này, lão Gàn đã phán: Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ muốn thắng phải mạnh mẽ về vấn đề biển Đông. Và rằng: Lão sẽ ủng hộ ứng cử viên nào tỏ ra mạnh mẽ trong vấn đề biển Đông, kể cả đó là ông Trump. Mặc dù lão không ưa tính phổi bò giống lão Gàn của ông này. Vấn đề không phải chỉ là Việt Nam có lợi trong việc bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, nếu có sự can thiệp của Hoa Kỳ trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Một đô đốc của Hoa Kỳ đã phát biểu: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Và điều này đã chứng tỏ rằng: Việt Nam không đóng vai trò quan trọng gì trong "Canh bạc cuối cùng". Nhưng Việt Nam sẽ rất quan trọng nếu cân bằng được sự ảnh hưởng của hai bên và có quyết định đúng thời điểm trước những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nước Mỹ phải mạnh mẽ trong vấn đề biển Đông - chính vì ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ bị đe dọa. Bắc Kinh thể hiện tham vọng của họ từ lâu, ngay vào những năm 60, họ đã muốn cầm đầu thế giới thứ III với hai cực Liên Xô và Hoa Kỳ. Do đó, nếu vị tổng thống kế nhiệm, không có tính quyết đoán mạnh mẽ, thì sẽ đồng nghĩa với sự từ bỏ của Hoa Kỳ , trong việc tiếp tục giữ ngôi vị bá chủ thế giới.
    1 like