• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/03/2016 in all areas

  1. Trung Quốc đang tạo ra 2 hiểm họa cho nhân loại Thứ ba, 22/03/2016 - 07:00 Trong khi khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc gây ra mối đe dọa toàn cầu đứng hàng thứ 8 thế giới, thì khả năng nền kinh tế nước này “hạ cánh cứng” chiếm vị trí số một trong bảng đánh giá mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Anh (EIU) công bố hôm 18/3. >> Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 >> Trung Quốc né tòa án quốc tế Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc. Trước báo cáo này hai ngày, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định, với việc tiếp tục mở cửa và cải cách, kinh tế Trung Quốc sẽ không "hạ cánh cứng". Ông Lý Khắc Cường cho rằng, với các biện pháp cải cách đang đi đúng hướng, Trung Quốc sẽ không bị sụt giảm quá nhanh từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, hay đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, EIU chấm nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng" và lao dốc nguy hiểm ở mức 20/25 điểm. EIU đưa ra nhận định này là dựa vào các nhận định của giới chuyên gia chứ không từ những báo cáo được tô hồng của chính quyền Bắc Kinh. Chẳng hạn, tại diễn đàn Davos hồi đầu năm nay, tỉ phú George Soros cho rằng “một cú hạ cánh cứng (đối với kinh tế Trung Quốc) là điều khó có thể tránh khỏi". Thậm chí Soros nói rằng ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó. Trong phần đánh giá về nguy cơ ở Biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối. Báo cáo của EIU viết: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”. EIU nói rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, và xét rộng hơn, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”. Ngoài biển Đông, trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu trên còn có “khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” (hạng 12). Liên quan tới ứng viên tranh cãi của đảng Cộng hòa, IEU viết: “Trong trường hợp Trump giành chiến thắng, thái độ thù nghịch của ông đối với thương mại tự do, cũng như việc ông xa lánh Mexico và Trung quốc, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại”. Tổ chức này nói thêm: “Khuynh hướng quân sự của ông đối với Trung Đông và việc cấm các tín đồ Hồi giáo tới Mỹ có thể được sử dụng làm một công cụ tuyển mộ cho các nhóm chủ chiến, gia tăng mối đe dọa của chúng trong khu vực cũng như ở các nơi khác”. Theo H.Phan/ AFP, AP... PetroTimes =================== Bởi vậy, những bài phân tích về kinh tế Tàu sẽ khởi sắc và hùng mạnh đều là chém gió. Trước đây lão còn cho rằng: cuối năm hoặc đầu năm tới kinh tế Tàu sẽ suy thoái. Đấy là lão đoán dư ra cho chắc ăn. Nhưng sau đó - vì những bài chém gió gián tiếp ca ngợi kinh tế Tàu, nên lão cho thời gian chính xác là tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Kinh tế Tàu sẽ lâm vào khủng khoảng. Hãy chờ xem. Còn hiểm họa thứ 2 là chiến tranh do Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thì đang dần xuất hiện. Lão nhắc lại rằng: Nếu Trung Quốc đánh nhau tay bo với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan. thì Trung Quốc thắng. Nhưng nếu đánh tay bo với một mình Hoa Kỳ - chưa tính các đồng minh - thì thua là cái chắc. Hãy chờ xem.
    2 likes
  2. Phán quyết của Tòa án Quốc tế: Đường “lưỡi bò” của TQ là vô giá trị Infonet 18/03/2015 06:00 GMT+7 Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết tuyên bố đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị. Phán quyết trên có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông. Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết cũng chứng minh những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp. Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự "bôi nhọ" lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm. Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này. Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ trang Manila Live Wire, một trang tin tức của Philippines. PHẠM KHÁNH (Lược dịch) ======================= Bởi vậy, bi wờ Tung Coóc có hai con đường lựa chọn: 1/ Tuân thủ phán quyết của Tòa Án Quốc Tế và rút khỏi bể Đông. Long trọng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Tiếp tục "ẩn mình chờ thời". Việc này khó xảy ra. 2/ Tiếp tục gân cổ cò phủ nhận phán quyết của Tòa Án Quốc tế. Dùng vũ lực nghênh ngang tiếp tục chiếm đóng bể Đông, thách thức quốc tế. Hậu quả thế nào thì bây giờ không cần khả năng tiên tri. Từ nay đến mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch còn 26 ngày nữa.
    1 like
  3. 1 like