Trung Quốc chi 5,8 tỷ USD xây đập cao nhất thế giới 17/07/2015 5:06 Chiều
(DĐDN) – Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một đập nước cao 314 m trên sông Dương Tử với tham vọng biến nó trở thành đập thủy điện cao nhất thế giới sau khi hoàn thành vào năm 2022.
Cận Bình I – đâp thủy điện cao nhất thế giới hiện nay
Dự kiến, chi phí xây dựng con đập mới trên phụ lưu sông Dương Tử mang tên Shuangjiankou (Song Giang Khẩu) sẽ lên tới 5,8 tỷ USD. Khi hoàn thiện, đập Song Giang Khẩu sẽ cao hơn con đập cao nhất thế giới hiện tại là Jinping-1 (Cận Bình 1 – cũng của Trung Quốc) khoảng 10m.
Việc xây dựng các đập nước lớn như trên là nhằm phục vụ mục tiêu đến năm 2030, 20% sản lượng điện của Trung Quốc sẽ được sản xuất từ nguyên liệu không hóa thạch (thông qua các nhà máy thủy điện). Trung Quốc cho rằng, việc đạt được mục tiêu nói trên sẽ làm giảm lượng khí nhà kính mà nước này đang thải ra môi trường, vốn đang ở mức cao nhất trên thế giới.
Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu đập thủy điện lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp, cùng 85.000 đập thủy điện khác. Tuy nhiên, quá trình xây đập khiến hàng triệu người Trung Quốc phải rời bỏ quê hương, chuyển tới nơi ở mới mà chỉ nhận được một chút tiền bồi thường từ chính phủ.
Ngoài ra, các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng những con đập sẽ làm xáo trộn cuộc sống của cá và các loài thủy sinh. “Cái giá thực sự của thủy điện luôn bị đánh giá thấp, hoặc bỏ qua ở Trung Quốc. Nước này thường không tính đến những chi phí về môi trường và xã hội trong các dự án xây dựng đập của mình” – Tổ chức phi chính phủ International Rivers của Mỹ nhận định.
Hoàng Sang
====================
Ngay từ khi sinh hoạt trên diễn đàn Lý học đầu tiên là tuvilyso.com, tôi là người kịch liệt phản đối xây đập thủy điện. Bởi vì bản chất của sự sống theo Lý học còn là Khí - một hình thức của sự sống trên trái Đất này theo Phong thủy, mà tôi nhận thức được. Cho nên xây đập thủy điện chính là một hình thức bế khí rất nặng. Nó sẽ có tác dụng phá hoại toàn bộ môi trường sống liên quan đến dòng sông, vì khí suy kiệt từ từ do bị Khi bị chặn. Sự tích lũy khí phía bên trên đập thủy điện và sự suy khí phía dưới đập, sẽ khiến cuộc sống phát triển mất cân đối nghiêm trọng. Sự xây đập trên dòng sông Dương tử sẽ làm sự sống liên quan đến dòng sông này hoàn toàn suy kiệt và hỗn loạn. Tất nhiên không phải ngay bây giờ, mà nó sẽ làm chết từ từ môi trường sống liên quan. Một trong những ví dụ về đập thủy điện ảnh hưởng tệ hại đến môi trường, chính là sự suy kiệt khủng khiếp của hồ Balcan.
Ở Hoa Kỳ, tôi thấy rất ít những đập thủy điện. Khắp đất nước này là sự ổn định của môi trường thiên nhiên. Phong thủy hiện nay chưa phải là tri thức nền tảng của Hoa Kỳ. Nhưng họ rất chú trọng việc tránh những tác động đến thiên nhiên. Tôi luôn coi Hoa Kỳ là một đất nước có tổ chức và quản lý xã hội, môi trường tốt nhất hành tinh. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển một quốc gia. Và nó chẳng liên quan gì đến chính trị.