-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/03/2016 in all areas
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
tranlong07 and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi sẵn sàng giải thích. Nhưng tôi muốn nhắn với ông Bầu Đức là: Khi còn lực mạnh, thì hãy làm Phong thủy, may ra cứu vãn được. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Có những doanh nghiệp lớn, khi suy sụp mới cầu cứu đến tôi. Nhưng lúc đó, có những doanh nghiệp thậm chí không còn tiền để sửa phong thủy. Toàn can tội theo phong thủy Tàu. Lúc có tiền, toàn mời thày Tàu chính cống đến làm phoengshui. So với thày phoengshui Đài Loan, Hồng Kông tôi lấy rẻ hơn nhiều và có bảo đảm.4 likes -
Thông tin mới nhất: Tòa Bạch Ốc xác định đã nhận sách. Vạn sự tùy duyên.1 like
-
Không có căn cứ nào để nói rằng năm 33t sinh con là con trời cả. Mà con trời là Thiên Tử đấy!1 like
-
Vì sao Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria? 12:02 PM - 15/03/2016 Thanh Niên Online Tổng thống Vladimir Putin có thể đang sốt ruột trước túi tiền cạn dần của nước Nga, cũng có thể sợ sa lầy ở Trung Đông, nhưng ông chứng minh rõ ràng: “nhiệm vụ đã hoàn thành”, đã đến lúc rút quân trong vị thế người chiến thắng. Tin liên quan Ván cờ Syria đã đem lại chiến thắng cho cả bản thân ông Putin và nước Nga - Ảnh: Reuters Kiều Oanh Tổng thống Nga và Mỹ điện đàm về tình hình Syria Putin “xỏ mũi” Obama? Tổng thống Putin đã làm cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hôm 14.3 là sẽ bắt đầu rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng chẳng khác gì phần còn lại của thế giới này, cũng giật mình với tuyên bố của ông Putin. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đã phải lảng tránh các câu hỏi xung quanh đề tài này trong cuộc gặp gỡ báo chí thường nhật hôm 14.3, trong lúc giới chức Mỹ đang cố hết sức dò la thông tin và đoán già đoán non về một con người khó đoán như Putin. Báo Politico dẫn lời một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama phát biểu chiều 14.3: “Chúng tôi đã xem các thông tin về việc Tổng thống Putin tuyên bố rút quân Nga theo kế hoạch khỏi Syria. Chúng tôi dự kiến sẽ hiểu thêm về điều này trong vài giờ tới”. Thật ra thì trong suốt 2 năm qua, dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng phải học cách làm quen với những nước cờ đầy bất ngờ của ông Putin. Tuyên bố bất ngờ rút quân chỉ xảy ra có 6 tháng khi ông Putin khiến cả thế giới phải giật mình với cú can thiệp quân sự thần tốc vào Syria. Hay ván cờ hốt trọn: sát nhập lãnh thổ Crimea thuộc Ukaine (đồng minh của Mỹ) vào Nga hồi năm 2014 không làm Mỹ và phương Tây bất ngờ đến choáng váng đó sao? Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP Trong một cuộc họp báo hồi tháng trước, phóng viên của Bloomberg đã “làm khó” Tổng thống Mỹ Barack Obama với câu hỏi có phải ông đã bị Tổng thống Putin “xỏ mũi” ở Syria rồi hay không. Ông Obama lúc đó đã “đánh trống lảng” rằng cuộc không kích của Nga tại Syria cho thấy vị thế của chính quyền Syria đã yếu đi. Chi tiêu 4 triệu USD/ngày Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà người ta có thể nghĩ tới khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria là vì Nga... cạn tiền. Báo New York Daily News đưa tin ước tính mỗi ngày quân đội Nga “đốt” hết 4 triệu USD ở Syria. Giá dầu rớt thảm hại suốt thời gian dài qua khiến một đất nước sống lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga phải điêu đứng. Nga gần đây đã tha thiết yêu cầu Ả Rập Xê Út - một ông cực bự khác trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ - giảm sản lượng và tăng giá dầu. Ả Rập Xê Út - một “ông bự” đứng ở chiến tuyến bên kia trong cuộc chiến Syria và là đồng minh với Mỹ - lắc đầu dứt khoát. Việc nước này yêu cầu vay gói “siêu” nợ từ 6-8 tỉ USD hồi tuần trước cho thấy quyết tâm của Riyadh trong việc đẩy Nga và Iran vào cảnh cơ hàn mạnh mẽ tới đâu. Rút quân khỏi Syria giúp Nga tiết kiệm tiền đáng kể trong bối cảnh túi tiền đang xẹp dần. Tiếp đến, Nga đang ở trong một tình huống khó xử với đồng minh người Kurd – lực lượng đang “bắt cá hai tay” đầy thuận lợi ở Syria. Mỹ phải ve vãn người Kurd vì đây là lực lượng nổi dậy ở Syria giúp họ chống IS hiệu quả nhất. Nga o bế người Kurd vì họ gây rắc rối lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ - nước đã bắn rơi chiếc chiến đấu cơ của Nga ở Syria. Nhưng Tổng thống Syria, ông Bashar Assad – nguyên nhân chính khiến Nga điều quân sang Trung Đông – thì dứt khoát sẽ đối đầu lại với tất cả các lực lượng nổi dậy mà thu hết quyền lực về tay mình. Sự rút lui khỏi Syria vào lúc này sẽ giúp ông Putin thoát khỏi tình thế khó xử giữa 2 đồng minh quan trọng đang “choảng” nhau. Cuộc rút lui khỏi Syria sẽ giúp Nga thoát khỏi thế khó xử với đồng minh người Kurd - Ảnh: AFP Cuối cùng, chỉ mới gần đây, trong cuộc phỏng vấn với báo Atlantic, Tổng thống Mỹ Obama đã cười nhạo rằng ông Putin đã nhúng chân vào vũng lầy nội chiến ở Syria và sẽ phải hối tiếc. Ông Obama cũng cho rằng Nga đang với xa quá mức và đang “chảy máu” ở Syria. Hẳn trước khi đưa quân quay lại “vũng lầy Trung Đông”, ông Putin đã phải vạch rõ chiến lược để không lặp lại sai lầm như cuộc sa lầy thật sự của quân đội Liên Xô ở Afghanistan hồi năm 1979 – một nỗi ám ảnh khó phai trong đầu người Nga, không cần ông Obama phải nhắc. Ông Putin chắc chắn rất sợ sa lầy ở một nơi rất dễ sa lầy như Syria nói riêng và Trung Đông nói chung. “Nhiệm vụ đã hoàn thành” Khi đưa quân sang Syria, ông Putin có nói đến mục đích chống IS, nhưng Mỹ chưa bao giờ tin. Và Mỹ hay bất kỳ ai cũng không có lý do nào để tin rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu chống IS mà rút quân khỏi Syria. Ông Evelyn Farkas, một cựu quan chức hàng đầu về Nga tại Lầu Năm Góc cay đắng: “Nếu mục tiêu của ông ta đã hoàn thành gần hết, vậy rõ ràng ông ta không định đánh IS”. IS vẫn đang chiếm giữ một phần rộng lớn lãnh thổ Syria, vẫn đang làm mưa làm gió không chỉ ở Syria hay Iraq – đất nước thứ 2 mà IS đặt thành trì – mà là ở nhiều nơi trên thế giới bằng các cuộc tấn công khủng bố. Làn sóng tị nạn là nạn nhân của IS đang tràn qua khắp châu Âu. Nhưng đó không phải là rắc rối của ông Putin. Mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin ở Syria mà ai cũng biết và bản thân ông Putin cũng nhiều lần nhấn mạnh là củng cố quyền lực của ông Assad. Và rõ ràng, ở khía cạnh này, tổng thống Putin có thể thản nhiên tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành”. Dẫu Mỹ đã phải tham chiến, phải lôi kéo một lực lượng đồng minh hùng hậu nhảy vào Syria thì ông Putin sẽ vẫn bắt tay Assad! - Ảnh: Reuters Nếu như trước khi Nga đem quân sang Syria, chính quyền của ông Assad – đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông – đang tơi bời bởi các đợt tấn công của hàng loạt lực lượng nổi dậy khác nhau được Mỹ chống lưng mạnh mẽ, đến nay những lực lượng đó bị máy bay Nga ném bom tơi bời. Quân đội Nga cùng Iran và lực lượng Hezbollah đã giúp chính quyền Syria chiếm lại một loạt thành trì từ tay các lực lượng nổi dậy, nhất là ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như trước đây Mỹ liên tục khăng khăng Assad phải ra đi thì nay không còn nghe Mỹ nhắc đến điều đó nữa. Các cuộc đàm phán hòa bình Syria, dù có tiếp tục được hay không và có mang lại kết quả gì chăng nữa thì Assad sẽ vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế quyền lực cao nhất. Và Syria sẽ vẫn tiếp tục là đồng minh của Nga một cách vững chắc. Với bản thân ông Putin, đem quân về nước trong hoàn cảnh đó, trong vị thế của người chiến thắng, sẽ càng giúp tăng cao sự ủng hộ của người dân Nga. Về vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, nếu như một đất nước nào đó ở Trung Đông hay ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới có thể hoàn thành được mục tiêu của họ nhờ vào sự giúp đỡ của quân đội Nga, đây sẽ là một ví dụ điển hình để những nước khác cũng sẽ nhờ vả đến Nga. Mỹ chắc chắn không muốn điều đó, nhất là tại một khu vực đầy phức tạp và cũng đầy dầu mỏ mà Mỹ đã cố gắng xây dựng sự ảnh hưởng suốt bao thập niên qua. Kiều Oanh =========================== Thế giới có thể bất ngờ, nhưng lão Gàn thì không. Bởi từ lâu lão đã xác định Hoa Kỳ uýnh IS câu giờ và là cái bẫy chờ Nga nhảy vào can thiệp. Bởi vậy, việc ngài Putin rút khỏi Xyria lúc này là sáng suốt. Cá nhân lão Gàn ủng hộ ngài Putin với quyết định này. Một điều nữa là lão khuyên ngài Putin nên hợp tác với Hoa Kỳ. Lực lượng hạt nhân của Nga tuy đứng ngang ngửa với Hoa kỳ, nhưng là thứ vũ khí để bảo đảm "hai bên cùng chết", chứ không phải thứ vũ khí giành chiến thắng.1 like
-
Quán vắng!
namthangdhv liked a post in a topic by Thiên Sứ
Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Chưa giàu đã xài sang (Tin tức thời sự) - Thay vì so bì nước khác nghỉ nhiều, Việt Nam hãy nghỉ ít đi và làm việc nhiều hơn để bắt kịp về năng suất lao động, trình độ phát triển... Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Phải thay đổi ngay đi Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Tâm lý thích hưởng thụ Vội vã hưởng thụ Quan tâm đến câu chuyện Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, Việt Nam có một khuyết điểm lớn là vội vã hưởng thụ, vội vã nghỉ ngày thứ 7 khi đất nước vừa có chút thành tựu về phát triển. Nhiều người nghỉ Tết Âm lịch không phải 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" "Tôi nhớ thời người Hàn Quốc mới lập nghiệp, họ rất chắt chiu trong chi tiêu và làm việc cật lực. Kỷ luật của người lao động Hàn Quốc rất cao, thậm chí họ sẵn sàng dùng "chân tay". Đó là thời kỳ tướng Park Chung Hee cai trị, tuy ông ta rất độc tài nhưng đã cương quyết đưa đất nước Hàn Quốc đi lên, chính vì thế sau này con gái ông là bà Park Geun Hye tiếp tục được ủng hộ làm tổng thống Hàn Quốc. Trong khi đó, Việt Nam không trải qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng như thế, chỉ cần đất nước tăng trưởng kinh tế 8-9% trong một vài năm là đã vội vã nghỉ ngày thứ 7. Bao nhiêu công việc của cơ quan nhà nước không giải quyết xong một phần là do nghỉ ngày thứ 7. Các công ty tư nhân cũng bắt chước nghỉ thứ 7 hoặc chỉ làm buổi sáng thứ 7, mà thực tế họ làm với tâm lý chờ đợi để nghỉ buổi chiều. Việc vội vã đó dẫn tới tình trạng công chức và công nhân trở nên lười biếng, tới ngày thứ 6 thì chờ sáng thứ 7 để được nghỉ, đến khi luật cho nghỉ ngày thứ 7 thì làm tới trưa thứ 6 đã chuẩn bị tâm lý nghỉ. Rất nhiều cấp Sở ở TP.HCM chiều thứ 6 không làm việc mà dành để tự giải quyết công việc của họ hoặc học tập chính trị, sinh hoạt đoàn thể, thành ra thay vì làm việc cho dân 5 ngày, giờ chỉ còn 4 ngày rưỡi. Do đó, đề nghị chính quyền phải tiếp dân giải quyết công vụ cả chiều thứ 6, còn học tập sinh hoạt với nhau trong ngày thứ 7 - Đừng cắt xén giờ phục vụ dân thêm nữa. Cũng với tâm lý đó, đến khi nghỉ lễ người Việt lại nghỉ " bắtcầu". Vì thế, tôi cho rằng người Việt có hai sai: một là nghỉ ngày thứ 7, hai là nghỉ "bắt cầu". Ở cơ quan tôi cũng nghỉ ngày thứ 7 nhưng nếu tuần này nghỉ " bắt cầu" thì tuần tới phải làm bù ngày thứ 7. Nhưng với công chức nhà nước thì rất khó bù vì ngày đó dẫu họ có làm thì dân cũng không dám tới. Ví dụ, tuần này cơ quan nhà nước nghỉ thứ 6, thứ 7 tuần tới làm bù thì chuyện làm bù chỉ trong cơ quan đó biết với nhau, còn người dân không biết mà tới. Do đó, theo quan điểm của tôi, nên khôi phục làm việc vào ngày thứ 7, không cho nghỉ "bắt cầu" để kích thích tinh thần làm việc của người dân", ông Nguyễn Văn Đực chỉ rõ. Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhấn mạnh, cần phải chấn chỉnh lại gấp tác phong làm việc chậm chạp, lười biếng của người Việt bởi đất nước ta đã tụt hậu so với các nước khác, do đó cần có thời gian lao động cật lực, có kỷ luật và chất lượng. Còn như bây giờ, người dân cứ ham nghỉ, lại được nghỉ "bắt cầu", nghỉ dài, tiêu tốn thời gian vào việc tụ tập, ăn chơi, du lịch, dẫn đến tiêu pha vô lối , để đến khi bị chặt chém thì lại la làng. Trước ý kiến cho rằng số ngày nghỉ lễ chính thức trong năm của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... và không ảnh hưởng đến kinh doanh, ông Nguyễn Văn Đực thẳng thắn, người Việt chưa giàu nhưng đã xài sang, "con nhà lính tính nhà quan". "Chẳng hạn Tết Âm lịch vừa rồi nghỉ 9 ngày, nhưng đến nay tại công trường của chúng tôi, nhiều công nhân vẫn còn chưa đi làm. Như vậy, không phải họ nghỉ 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" với rất nhiều lý do, từ việc chờ đám cưới đứa em, đám giỗ ông bác, ăn tân gia... Đến khi đi làm trở lại thì tinh thần ai nấy uể oải, đặc biệt là đối với ngành xây dựng. Rõ ràng, người ta đã lợi dụng các dịp lễ, Tết để đua nhau nghỉ một cách vô tội vạ, kỷ luật lao động vô cùng lỏng lẻo. Điều này khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, mất thời cơ, phá vỡ cam kết với đối tác... Nghỉ nhiều, ăn chơi nhiều, đặc biệt là nhậu nhiều làm mất sức khỏe người Việt. Thêm vào đó, với việc người lao động không được đào tạo đầy đủ, trình độ cơ giới và đồng lương thấp..., tất cả các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội khiến năng suất lao động người Việt thấp. Ngay cả tâm lý thích làm thầy, đua nhau học làm thầy, không chịu làm thợ, không tôn trọng người làm thợ cũng khiến Việt Nam ít thợ lành nghề", ông Đực nói. Đừng so bì nghỉ nhiều, nghỉ ít Theo ông Nguyễn Văn Đực, ở các nước, luật lệ đã có từ nhiều năm nên có lẽ không gây nhiều tranh cãi, còn người Việt có cái sai lớn nhất là nghỉ " bắt cầu" và nghỉ kéo dài. Vì thế, ông đề nghị nên cho doanh nghiệp bố trí lại ngày nghỉ, Nhà nước chỉ ra chính sách hướng dẫn và ngay cả khi hướng dẫn thì Nhà nước cũng nên tiết kiệm ngày nghỉ, không thể vung tay quá trán, thấy nước khác nghỉ nhiều thì mình cũng nghỉ nhiều. "Nếu vậy tại sao không nhìn nước họ giàu gấp 5 lần Việt Nam để mình phải làm việc gấp 5 lần người ta? Thay vì so bì người ta nghỉ nhiều, mình nghỉ ít phải thấy "nhục" để từ đó tăng tốc làm việc, điều chỉnh thái độ làm việc để sao cho 15 năm, 20 năm sau theo kịp nước bạn. Người Hàn Quốc sau nội chiến, người Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai đều trải qua một giai đoạn chịu khó, chịu khổ, thậm chí chịu nhục để đưa đất nước phát triển. Bản thân người Nhật đã không ăn Tết Âm lịch từ lâu, họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng của họ. Đối với Việt Nam, câu chuyện bỏ Tết Âm lịch hay không đến nay vẫn gây tranh cãi rất nhiều, nhiều người cho rằng như thế là mất nguồn cội. Nhưng nói đến nguồn cội, không đâu giữ gìn nguồn cội, văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt như người Nhật. Người Nhật không cướp giật, không gian tham, lừa đảo, lười biếng... điều đó đâu có bị ảnh hưởng bởi chuyện họ bỏ Tết âm lịch. Do đó, tôi cho rằng nên bỏ Tết Âm lịch, chỉ ăn Tết Dương lịch cho hòa nhập thế giới, nhất là khi Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một sân chơi với "luật chơi chung". Một khi đã vào sân chơi thế giới mà cứ khăng khăng áp dụng "luật của mình" thì không ai chơi với mình hoặc mình sẽ lạc hậu. Cho đến nay có lẽ chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài thế này". Thành Luân =================== Ngày xưa, tôi là thợ tiện. Những xếp của tôi luôn kêu gọi tăng năng xuất lao động, bằng cách quay nhanh tốc độ máy, người công nhân bám máy trong suốt "tám giờ vàng ngọc". Họ vận động công nhân đi làm luôn cả ngày nghỉ. Khi chiến tranh ngưng ở miền Bắc, tôi làm việc ở Cty Xây dựng nhà ở số II Hanoi. Các xếp ở đây khoán tiền cho chúng tôi trên một đơn vị sản phẩm. Tôi chỉ là công nhân bậc thấp, nhưng thao tác rất chính xác, không có động tác thừa, xử lý công việc rất hợp lý, nên các xếp thường căn cứ vào thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của tôi trên 8g làm việc để định mức khoán. Nhưng cũng các vị xếp này, căn cứ vào việc tôi đi muộn về sớm, hay la cà hàng quán, không tăng lương cho tôi. Lương tôi có tăng thì chỉ khoảng 10 đồng/ tháng. Nhưng giá trị khoán sản phẩm căn cứ vào khả năng của tôi đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng tháng. Thí dụ: Một bộ ốc tăng đơ vì kèo, xếp căn cứ vào năng xuất của tôi khoán 3 hào/ bộ/ 1 giờ sản xuất. Nếu là năng xuất của ngươi khác phải ít nhất 4 hào/ bộ/ 1g sản xuất. Như vậy, 8 giờ / người, Cty được lợi 8 hào. Có ba thợ tiện trong xưởng, sau tăng 5 thợ. Như vậy, mỗi ngày 5 người x 8g = 40 đồng ngày. Lương tôi hồi ấy có 48 đồng/ tháng. Nhưng các xếp vẫn không tăng lương vì mỗi ngày tổng đi muộn và la cà hàng nước của tôi mất khoảng 1g làm việc. Khoảng 15 năm sau - khoảng năm 84 / 86 - tôi đi vác mía mướn trong một cơ sở mía đường ở Mỏ Cày Bến Tre. Thời gian sau, biết tôi là một công nhân kỹ thuật giỏi, ông ta trả lương tôi 100. 000VN/ tháng - là mức lương rất cao thời bấy giờ - chỉ ngồi chơi và xử lý các sự cố kỹ thuật máy cho Xưởng mía đường. Máy móc đâu có dễ hỏng. Tôi cũng lại lang thang quán cafe, chém gió. Nhưng vào lúc cao điểm của vụ mía, chiếc máy nổ chủ lực của xưởng mía bị gãy con cò súp páp, giữa đêm. Muốn đi sửa phải mất từ 3 đến 5 ngày và chưa chắc sửa được. Phụ tùng thay thế hồi ấy không dễ mua. Lúc ấy, tôi đã sáng kiến dùng cái ống nước với sự tính toán đường kính thích hợp, đập bẹp, gắn vào phần còn lại của con cò súp páp. Chỉ một tiếng sau, máy lại nổ đùng đùng và tôi lại ra quán cafe chém gió. Vụ mía năm ấy, ông chủ tôi thu lợi cả trăm triệu đồng. Ông ta thưởng cho tôi 200. 000 đ, khiến tôi hết sức cảm ơn ông ta. Tôi kể câu chuyện này để làm thí dụ cho vấn đề phát triển và ngày nghỉ. Từ đó tôi sẽ vạch ra sai lầm về cái nhìn cổ điển trong sự phát triển xã hội. Trước hết tôi xin nói về những người lắm tiền giàu của, chém gió đùng đùng trên mạng vì sự thành đạt. Một trong những đặc điểm của họ là trưng bày đồ đắt tiền trong nhà. Những món đồ trưng bày trong nhà các đại gia, sờ vào thôi cũng khó. Nó có giá ít nhất là 20 triệu VND và lên đến hàng tỷ. Nhưng một đặc điểm khác cũng rất quen thuộc ở các nhà đại gia là thiếu hẳn một tủ sách. Cho nên với những đại gia, tôi thấy chỉ 5% là đúng nghĩa nhờ tài năng mà vươn lên, 20% nhờ phúc đức, phần còn lại toàn là đám cơ hội gặp thời. Bởi vậy, mỗi khi có biến động trong kinh doanh, nhiều đại gia rớt đùng đùng, bổ lăn bổ ngửa cả. Cho nên, vấn đề không phải ở chỗ số ngày nghỉ của một công nhân. Cũng không phải hoàn toàn nằm ở năng xuất lao động cơ bắp của họ. Tết nghỉ 9 ngày chứ bây giờ nghỉ cả nửa tháng cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.Mà vấn đề nằm ở chỗ: Về nội bộ là quản lý tổ chức. Một doanh nghiệp trong bài báo trên phàn nàn: Đấy là do quản lý tổ chức của anh kém. Quá kém, nên mới xảy ra những sự việc nghỉ kéo dài như vậy. Nghỉ 9 ngày, sáng ngày thứ 10 phải có mặt đúng giờ làm việc. Đi muộn trừ lương, cà chớn nghỉ việc. Tổ chức lỏng lẻo, đồ thừa nghỉ Tết. Doanh nghiệp của anh là cái đinh gì mà nhân danh quyền lợi doanh nghiệp xóa bỏ cả một truyền thống dân tộc gây dựng nên từ hàng ngàn năm nay? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề nghỉ Tết 2 ngày rưỡi như hồi Tây, có bảo đảm đất nước này vì nghỉ Tết ít nên nó sẽ bằng Nhật Bản không? Trong doanh nghiệp thì vấn đề là quản lý tổ chức doanh nghiệp. Và tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng chỉ là một yếu tố trong những yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những yếu tố liên quan là vấn đề tương tác của doanh nghiệp với môi trường. Nếu quảng cáo giới thiệu sản phẩm kém, không có những quan hệ tiêu thụ sản phẩm và phát triển...cũng chết. Đối với xã hội thì vấn đề là quản lý tổ chức xã hội. Trong yếu tố phát triển của xã hội, chẳng có yếu tố nào liên quan đến một xã hội có nhiều ngày nghỉ và Lễ hội cả. Thụy Điển vừa ban hành chính sách toàn dân ăn lương. Hay nói một cách hình ảnh: Toàn dân nghỉ việc. Không nhận xét nguyên nhân đúng, mà đổ thừa cho mọi nguyên nhân cục bộ một cách chủ quan, thì chỉ góp phần làm cho nó thêm tụt hậu và rối tung vấn đề.1 like