-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/03/2016 in all areas
-
Miếu thờ Trưng Vương trên đất Hồ Nam Thứ Hai 8:30 13/02/2006 http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/1000_nam_thang_long/75768/mi7871;u-th7901;-tr432;ng-v432;417;ng-tren-273;7845;t-h7891;-nam Trên đất Trung Quốc mà lại có đền thờ Bà Trưng ? Lạ, nhưng có thật. Vì nguồn thông tin này do hai nho sỹ Việt Nam từng đi sứ sang Trung Quốc, từng nhìn thấy ngôi đền và ghi chép lại trong thơ văn của họ. Đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm. Nguyễn Thực (1554 - 1637) người làng Vân Điềm (tên nôm là làng Đóm), nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đỗ tiến sĩ nhị giáp khoa thi đình đầu tiên của nhà Lê Trung hưng mở tại Thăng Long (năm 1595). Nguyễn Thực là vị quan thanh liêm, chính trực, được người đương thời trọng vọng. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có làm một số thơ, nhưng sau đó bị thất lạc. Tới thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng vương. Đó là bài Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh): Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ Uất thông đông hậu thùy thiên cán Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ Phong cương tự cổ phân trung ngoại Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi Dịch: Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày Tác giả viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Về tứ thì đây là bài thơ đẹp một cách hồn hậu. Có thể, khi đó là cuối mùa đông nhưng gió xuân đã thổi nên tùng bách vẫn xanh um, mà một bông hoa mai trắng đã nở chào mùa xuân mới đang tới. Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 - Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43. Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua). Còn dấu cũ Trưng Vương, hẳn là dùng để chỉ ngôi đền đã được dựng lên để thờ vị nữ anh hùng của dân Việt. Nói rằng đó là ngôi đền thờ bà Trưng vì còn một chứng cứ nữa. Đó là điều mà hai thế kỷ sau Ngô Thì Nhậm có dịp nhắc lại khi ông đi sứ. Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) quê ở Tả Thanh Oai (tên nôm là làng Tó) nay thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1793, ông có đi sứ nhà Thanh, có sáng tác tập Hoàng Hoa đồ phả - một tập thơ có cả những bức vẽ. Trong tập đó có một bài nhan đề Phân Mao lĩnh (Núi Phân Mao): Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao Hoàng Mao dịch lộ nhậnPhân Mao Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ Uy đà quế đố lạc sơn sào Phong lai giải uấn tay nam lợi Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao Nghĩa là: Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao (Ranh giới của Trung Hoa là do) Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn (1) Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch (về phía nam) Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2) Ngô Thì Nhậm có lời chú thích rằng: “Núi Phân Mao ở địa giới Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam, có cỏ mao rẽ hai ngả Nam Bắc, trên đường đi có biển đề Phân Mao lĩnh”. Như vậy thì núi này là chỗ ranh giới hai nước Sở, Việt. Như đã nêu ở trên, Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam và Việt là khu vực hai tỉnh Lưỡng Quảng ngày nay. Và vậy là, theo bài thơ này, tại Hồ Nam có đền thờ bà Trưng Trắc. Không rõ về sự kiện này thì Ngô Thì Nhậm rút từ tư liệu nào? Chính sử Việt Nam và Trung Quốc không có ghi chép gì về sự kiện đó. Có thể đó chỉ là truyền thuyết ? Nhưng cơ sở để hình thành truyền thuyết này thì có thể giải thích được. Các sách chính sử có ghi là sau khi Mã Viện hoàn thành công việc xâm lăng đã bắt trên 300 cừ suý (có thể hiểu là “tướng lĩnh cừ khôi”) người Việt đưa về Trung Quốc, an trí tại Linh Lăng. Linh Lăng chính là phần đất phía Nam tỉnh Hồ Nam. Số ba trăm cừ suý đó, tất phải là các thủ lĩnh nghĩa quân, tướng lĩnh của Hai Bà và các lạc hầu, lạc tướng, đã kiên quyết chống lại quân Mã Viện. Những người dân Việt yêu nước này, tuy bị đầy ải xa quê hương nhưng vẫn hướng về đất Tổ, lập “miếu Bà Trắc” để tưởng nhớ thủ lĩnh của mình, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt. Những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa kháng chiến ngày đó tất cũng được lưu truyền trong cộng đồng đó, nhưng rồi trải qua bao đời, chuyện bị “khúc xạ”, trở thành truyền thuyết Hai Bà Trưng đánh Mã Viện trên đất Hồ Nam. Miếu Bà Trắc ở bên hồ Động Đình đúng là biểu tượng hiên ngang bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng, dù bị tách khỏi quê hương. Còn về cột đồng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Thực thì có thể hiểu là Mã Viện sau khi an trí các cừ suý Việt ở Linh Lăng thuộc Hồ Nam, Ngũ Lĩnh thì cho dựng một (hoặc nhiều) cột đồng để tự biểu dương chiến công. Nhưng các cừ suý Việt đã xây ngay đền thờ Hai Bà ở chỗ có cột đồng nọ để khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình. Dù sao, “Miếu thờ Trưng Vương” ở đất Hồ Nam là có thật. Nguyễn Vinh Phúc - - - - - - - - (1) Hành Sơn: tên dãy núi trùng điệp trên địa bàn huyện Hành Dương. (2) Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỳ Dương, huyện cực Nam của tỉnh Hồ Nam. ANHTHU ============================= Không phải chỉ có vài ba đền thờ Hai Bà Trưng, mà là có rất nhiều đền thờ. Điều này đã được giáo sư Trần Đại Sỹ - Việt kiều yêu nước Pháp - sống cùng thời đại chúng ta mô tả tỷ mỷ, trong những chuyến công vụ của ông với tổ chức y học Liên Hiệp Quốc. Trong An Nam Chí Lược, cũng ghi nhận rất rõ: Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Nam Dương Tử. Tất cả đều biết, nhưng "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đều không biết và ra rả phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.3 likes
-
"Giải nén" điểm nóng Biển Đông! (Bình luận quân sự) - Xung đột nóng trên Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Góc nhìn quân sự:Trung Quốc bay thử nghiệm ra đảo bồi đắp... Phải xác định rõ, đúng, nguyên nhân bắt đầu từ đâu, đối thủ chính là ai, từ đâu đến, nhằm mục đích gì... để xử lý, đối phó hay ngăn chặn là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết. Xung đột trên Biển Đông từ nguyên nhân nào? Từ tranh chấp chủ quyền? Quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt là không thể bàn cãi. Thế giới đều biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm quần đảo này trong tay người Việt Nam năm 1974 và đã có 74 người Việt Nam hy sinh trong sự kiện đó đã xác nhận chủ quyền không chối cãi của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Giải phóng Hoàng Sa chỉ có thể từ Hải quân Việt Nam. Nhưng Việt Nam sẽ lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, vì thế, Hoàng Sa nhất định không phải là nguyên nhân xảy ra xung đột nóng trên biển Đông. Quần đảo Trường Sa thì tính chất tranh chấp khác với Hoàng Sa. Đây là một quần đảo nằm giữa Biển Đông ngoài EEZ và thềm lục địa Việt Nam. Tranh chấp ở đây là giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Trung Quốc xâm lược chiếm đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền năm 1988; giữa Việt Nam với Philipine, Đài Loan, Malaisia khi các đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền bị chiếm trước năm 1975. Như vậy, xung đột nóng chỉ có thể xảy ra từ khu vực tranh chấp này, khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam xác lập chủ quyền. Từ “tự do hàng hải”? Phổ bản đồ tuyến hàng hải đông đúc nhất (đường màu xanh) và cảng bận rộn nhất (đốm màu đỏ) trong và xung quanh Biển Đông. Nếu như xung đột nóng trên Biển Đông vì nguyên nhân tự do hàng hải thì chỉ có thể là cuộc đối đầu giữa Mỹ và liên minh với Trung Quốc, nhưng liệu có chắc đó là nguyên nhân như chúng ta tưởng, phán đoán lâu nay? Rất nhiều ý kiến cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đặc biệt là của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…khi với lưu lượng hàng hóa hơn 5000 tỷ USD qua đây mỗi năm. Nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia cho rằng, nếu xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông “sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường …”. Hiện nay, ngay cả vị tướng nghỉ hưu, chiến lược gia vẫn cho rằng: “Biển Đông là một con đường hàng hải tấp nập nhất của quốc tế. Hàng ngày có 1/4 tàu vận tải cỡ lớn của thế giới đi qua. Nếu tính cả tàu quân sự thì bình quân mỗi ngày có hàng ngàn chiếc đi qua đây. Tất cả tàu chở dầu từ vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương, đi qua eo Malacca để đi lên Đông Bắc Á đều đi qua Biển Đông. Cái yết hầu là chỗ này! Biển Đông không chỉ là vùng có quyền lợi gắn bó với các nước xung quanh, mà còn liên quan quyền lợi của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, kể cả Ấn Độ vì hàng hóa của họ đều đi qua đây. Cho nên tại sao tranh chấp ở Biển Đông lại trở thành cuộc tranh chấp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và ASEAN là vì vậy…” Rõ ràng, đó là sự thổi phồng tính quan trọng sống còn của tuyến hàng hải trên Biển Đông mà thôi. Thực tế, Biển Đông, đơn giản chỉ là tuyến hàng hải ngắn nhất, do đó, kinh tế nhất mà thôi. Biển Đông và eo biển Malacca không có sự đặc biệt như eo biển Hormuz hay eo biển Bosphorus, nghĩa là không có tính “độc đạo”. Nếu phong tỏa Biển Đông và đóng cửa eo biển Malacca thì Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn không bị ảnh hưởng lớn trên tuyến hàng hải đến từ Ấn Độ dương. Khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ đi tuyến khác qua 3 eo biển dự phòng (Lombok, Sunda, Makassar) và thời gian trung bình cho các loại tàu thương mại chỉ tăng thêm 2 ngày so với khi đi qua Malacca. Riêng Nhật Bản thì giá vận chuyển trong cả năm sẽ tăng ước tính không quá 1% GDP. Australia giao thương cũng chủ yếu với Trung Quốc nên miễn nhiễm với sự phong tỏa. Vậy, Nhật Bản sẽ chiến tranh với Trung Quốc vì thời gian 2 ngày đi biển và vì mất 1% GDP hay không? Nhật Bản không điên rồ. Với Trung Quốc, các tuyến hàng hải trên Biển Đông là rất nhiều và đặc biệt là tuyến hàng hải bên ngoài “đường chính khúc” mà Trung Quốc vẽ ra. Các học giả Trung Quốc cũng đã từng cho rằng, Biển Đông là "đường sinh mạng" của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không “bỏ tất cả trứng trong một giỏ”, họ đã có nhiều mạng lưới thay thế để vận chuyền năng lượng, hàng hóa như tuyến đường ống, đường sắt, cầu cảng, trong và ngoài Trung Quốc mà không cần đến Biển Đông khi có sự cố. Nếu Trung Quốc không thể bóp nghẹt Nhật Bản bằng phong tỏa hàng hải trên Biển Đông thì Mỹ và liên minh cũng không thể chốt chặn nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng cách đóng eo biển Malacca, Lombok và phong tỏa Biển Đông. Như vậy, điều rút ra là, nếu như cho rằng, Biển Đông sẽ nổ ra xung đột nóng vì tự do hàng hải (phong tỏa và chống phong tỏa) là thiếu cơ sở xác đáng. Điều kiện và tình huống là không đủ để xảy ra xung đột nóng. Có thể nói, dự báo những nguyên nhân xảy ra xung độ quân sự trên Biển Đông chính xác là tối quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sự chuần bị đối phó, ngăn chặn, răn đe…và đặc biệt là tư tưởng, phương án tác chiến trong chiến lược phòng thủ. Sự “cọ xát” địa chính trị bởi Trung Quốc-Mỹ trên Biển Đông Như đã phân tích ở trên thì vấn đề "tự do hàng hải" trên Biển Đông (là nguyên nhân để Mỹ can thiệp vào Biển Đông) lại không quan trọng gì với Mỹ, vậy thì Mỹ can thiệp vào Biển Đông nhằm mục đích gì? Căng thẳng đối đầu Trung-Mỹ sẽ đến giới hạn nào, có thỏa hiệp được không?... Rõ ràng, Biển Đông là điểm mút chiến lược quân sự của Mỹ và cả Trung Quốc trong chiến lược Châu Á-TBD. Trung Quốc tuyên bố lợi ích cốt lõi trong “đường chính khúc” với mục đích quân sự quan trọng là tạo ra một “khu đặc quyền quân sự”, một vị trí xuất phát tấn công của Hải quân ở Tây Thái Bình dương. Đặc biệt là nơi trú ẩn, phân tán của lực lượng tàu ngầm trong đó tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân chiến lược có sức răn đe cực lớn với Mỹ. Tất nhiên, lợi ích kinh tế, quân sự của Trung Quốc lại xung đột với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, mà phức tạp hơn, chính lợi ích quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông lại xung đột mạnh với lợi ích quân sự Mỹ trong chiến lược Châu Á-TBD. Vì vậy, trong khi Trung Quốc tiến hành quân sự hóa các đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Mỹ trên danh nghĩa tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, đã triển khai lực lượng quân sự trên Biển Đông và Tây Thái Bình dương. Hành động can thiệp của Mỹ trên Biển Đông vừa qua thực chất là một cuộc chiến địa chính trị tại Tây Thái Bình dương, trong đó nội dung chủ yếu là thay đổi tư thế quân sự để kiểm soát, ngăn chặn từ xa hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Vì vậy, tình thế trên Biển Đông sẽ “nổi sóng” khi có sự “cọ xát” giữa 2 thế lực lớn là Trung Quốc và Mỹ. Một cuộc chiến tranh nóng Trung Quốc-Mỹ là khó xảy ra, nhưng do xung đột về lợi ích quân sự gắn liền với an ninh quốc gia nên sẽ không có sự thỏa hiệp. Do đó, xu hướng cục diện địa chính trị khu vực chủ yếu tập trung xoay quanh trục cạnh tranh Trung-Mỹ. Một kiểu “chiến tranh nguội” trên Biển Đông là khó tránh khỏi. Việt Nam phải có đối sách như thế nào trên Biển Đông cho phù hợp? Lê Ngọc Thống ========================= Trước hết phải khẳng định mình đã. Muốn khẳng định mình thì chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ. Hôm nay là mùng 8/ 2 Việt lịch. Còn một tháng hai ngày nữa là đến mùng 10 / 3 Việt lịch. Ông Lê Ngọc Thống là cây bút bình luận có hạng. Nhưng trong bài này, ông tỏ ra chưa sâu sắc , nên lúng túng trong kết luận cuối cùng của bài viết.1 like
-
Quán vắng!
namthangdhv liked a post in a topic by Thiên Sứ
Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Chưa giàu đã xài sang (Tin tức thời sự) - Thay vì so bì nước khác nghỉ nhiều, Việt Nam hãy nghỉ ít đi và làm việc nhiều hơn để bắt kịp về năng suất lao động, trình độ phát triển... Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Phải thay đổi ngay đi Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Tâm lý thích hưởng thụ Vội vã hưởng thụ Quan tâm đến câu chuyện Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, Việt Nam có một khuyết điểm lớn là vội vã hưởng thụ, vội vã nghỉ ngày thứ 7 khi đất nước vừa có chút thành tựu về phát triển. Nhiều người nghỉ Tết Âm lịch không phải 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" "Tôi nhớ thời người Hàn Quốc mới lập nghiệp, họ rất chắt chiu trong chi tiêu và làm việc cật lực. Kỷ luật của người lao động Hàn Quốc rất cao, thậm chí họ sẵn sàng dùng "chân tay". Đó là thời kỳ tướng Park Chung Hee cai trị, tuy ông ta rất độc tài nhưng đã cương quyết đưa đất nước Hàn Quốc đi lên, chính vì thế sau này con gái ông là bà Park Geun Hye tiếp tục được ủng hộ làm tổng thống Hàn Quốc. Trong khi đó, Việt Nam không trải qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng như thế, chỉ cần đất nước tăng trưởng kinh tế 8-9% trong một vài năm là đã vội vã nghỉ ngày thứ 7. Bao nhiêu công việc của cơ quan nhà nước không giải quyết xong một phần là do nghỉ ngày thứ 7. Các công ty tư nhân cũng bắt chước nghỉ thứ 7 hoặc chỉ làm buổi sáng thứ 7, mà thực tế họ làm với tâm lý chờ đợi để nghỉ buổi chiều. Việc vội vã đó dẫn tới tình trạng công chức và công nhân trở nên lười biếng, tới ngày thứ 6 thì chờ sáng thứ 7 để được nghỉ, đến khi luật cho nghỉ ngày thứ 7 thì làm tới trưa thứ 6 đã chuẩn bị tâm lý nghỉ. Rất nhiều cấp Sở ở TP.HCM chiều thứ 6 không làm việc mà dành để tự giải quyết công việc của họ hoặc học tập chính trị, sinh hoạt đoàn thể, thành ra thay vì làm việc cho dân 5 ngày, giờ chỉ còn 4 ngày rưỡi. Do đó, đề nghị chính quyền phải tiếp dân giải quyết công vụ cả chiều thứ 6, còn học tập sinh hoạt với nhau trong ngày thứ 7 - Đừng cắt xén giờ phục vụ dân thêm nữa. Cũng với tâm lý đó, đến khi nghỉ lễ người Việt lại nghỉ " bắtcầu". Vì thế, tôi cho rằng người Việt có hai sai: một là nghỉ ngày thứ 7, hai là nghỉ "bắt cầu". Ở cơ quan tôi cũng nghỉ ngày thứ 7 nhưng nếu tuần này nghỉ " bắt cầu" thì tuần tới phải làm bù ngày thứ 7. Nhưng với công chức nhà nước thì rất khó bù vì ngày đó dẫu họ có làm thì dân cũng không dám tới. Ví dụ, tuần này cơ quan nhà nước nghỉ thứ 6, thứ 7 tuần tới làm bù thì chuyện làm bù chỉ trong cơ quan đó biết với nhau, còn người dân không biết mà tới. Do đó, theo quan điểm của tôi, nên khôi phục làm việc vào ngày thứ 7, không cho nghỉ "bắt cầu" để kích thích tinh thần làm việc của người dân", ông Nguyễn Văn Đực chỉ rõ. Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhấn mạnh, cần phải chấn chỉnh lại gấp tác phong làm việc chậm chạp, lười biếng của người Việt bởi đất nước ta đã tụt hậu so với các nước khác, do đó cần có thời gian lao động cật lực, có kỷ luật và chất lượng. Còn như bây giờ, người dân cứ ham nghỉ, lại được nghỉ "bắt cầu", nghỉ dài, tiêu tốn thời gian vào việc tụ tập, ăn chơi, du lịch, dẫn đến tiêu pha vô lối , để đến khi bị chặt chém thì lại la làng. Trước ý kiến cho rằng số ngày nghỉ lễ chính thức trong năm của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... và không ảnh hưởng đến kinh doanh, ông Nguyễn Văn Đực thẳng thắn, người Việt chưa giàu nhưng đã xài sang, "con nhà lính tính nhà quan". "Chẳng hạn Tết Âm lịch vừa rồi nghỉ 9 ngày, nhưng đến nay tại công trường của chúng tôi, nhiều công nhân vẫn còn chưa đi làm. Như vậy, không phải họ nghỉ 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" với rất nhiều lý do, từ việc chờ đám cưới đứa em, đám giỗ ông bác, ăn tân gia... Đến khi đi làm trở lại thì tinh thần ai nấy uể oải, đặc biệt là đối với ngành xây dựng. Rõ ràng, người ta đã lợi dụng các dịp lễ, Tết để đua nhau nghỉ một cách vô tội vạ, kỷ luật lao động vô cùng lỏng lẻo. Điều này khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, mất thời cơ, phá vỡ cam kết với đối tác... Nghỉ nhiều, ăn chơi nhiều, đặc biệt là nhậu nhiều làm mất sức khỏe người Việt. Thêm vào đó, với việc người lao động không được đào tạo đầy đủ, trình độ cơ giới và đồng lương thấp..., tất cả các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội khiến năng suất lao động người Việt thấp. Ngay cả tâm lý thích làm thầy, đua nhau học làm thầy, không chịu làm thợ, không tôn trọng người làm thợ cũng khiến Việt Nam ít thợ lành nghề", ông Đực nói. Đừng so bì nghỉ nhiều, nghỉ ít Theo ông Nguyễn Văn Đực, ở các nước, luật lệ đã có từ nhiều năm nên có lẽ không gây nhiều tranh cãi, còn người Việt có cái sai lớn nhất là nghỉ " bắt cầu" và nghỉ kéo dài. Vì thế, ông đề nghị nên cho doanh nghiệp bố trí lại ngày nghỉ, Nhà nước chỉ ra chính sách hướng dẫn và ngay cả khi hướng dẫn thì Nhà nước cũng nên tiết kiệm ngày nghỉ, không thể vung tay quá trán, thấy nước khác nghỉ nhiều thì mình cũng nghỉ nhiều. "Nếu vậy tại sao không nhìn nước họ giàu gấp 5 lần Việt Nam để mình phải làm việc gấp 5 lần người ta? Thay vì so bì người ta nghỉ nhiều, mình nghỉ ít phải thấy "nhục" để từ đó tăng tốc làm việc, điều chỉnh thái độ làm việc để sao cho 15 năm, 20 năm sau theo kịp nước bạn. Người Hàn Quốc sau nội chiến, người Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai đều trải qua một giai đoạn chịu khó, chịu khổ, thậm chí chịu nhục để đưa đất nước phát triển. Bản thân người Nhật đã không ăn Tết Âm lịch từ lâu, họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng của họ. Đối với Việt Nam, câu chuyện bỏ Tết Âm lịch hay không đến nay vẫn gây tranh cãi rất nhiều, nhiều người cho rằng như thế là mất nguồn cội. Nhưng nói đến nguồn cội, không đâu giữ gìn nguồn cội, văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt như người Nhật. Người Nhật không cướp giật, không gian tham, lừa đảo, lười biếng... điều đó đâu có bị ảnh hưởng bởi chuyện họ bỏ Tết âm lịch. Do đó, tôi cho rằng nên bỏ Tết Âm lịch, chỉ ăn Tết Dương lịch cho hòa nhập thế giới, nhất là khi Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một sân chơi với "luật chơi chung". Một khi đã vào sân chơi thế giới mà cứ khăng khăng áp dụng "luật của mình" thì không ai chơi với mình hoặc mình sẽ lạc hậu. Cho đến nay có lẽ chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài thế này". Thành Luân =================== Ngày xưa, tôi là thợ tiện. Những xếp của tôi luôn kêu gọi tăng năng xuất lao động, bằng cách quay nhanh tốc độ máy, người công nhân bám máy trong suốt "tám giờ vàng ngọc". Họ vận động công nhân đi làm luôn cả ngày nghỉ. Khi chiến tranh ngưng ở miền Bắc, tôi làm việc ở Cty Xây dựng nhà ở số II Hanoi. Các xếp ở đây khoán tiền cho chúng tôi trên một đơn vị sản phẩm. Tôi chỉ là công nhân bậc thấp, nhưng thao tác rất chính xác, không có động tác thừa, xử lý công việc rất hợp lý, nên các xếp thường căn cứ vào thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của tôi trên 8g làm việc để định mức khoán. Nhưng cũng các vị xếp này, căn cứ vào việc tôi đi muộn về sớm, hay la cà hàng quán, không tăng lương cho tôi. Lương tôi có tăng thì chỉ khoảng 10 đồng/ tháng. Nhưng giá trị khoán sản phẩm căn cứ vào khả năng của tôi đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng tháng. Thí dụ: Một bộ ốc tăng đơ vì kèo, xếp căn cứ vào năng xuất của tôi khoán 3 hào/ bộ/ 1 giờ sản xuất. Nếu là năng xuất của ngươi khác phải ít nhất 4 hào/ bộ/ 1g sản xuất. Như vậy, 8 giờ / người, Cty được lợi 8 hào. Có ba thợ tiện trong xưởng, sau tăng 5 thợ. Như vậy, mỗi ngày 5 người x 8g = 40 đồng ngày. Lương tôi hồi ấy có 48 đồng/ tháng. Nhưng các xếp vẫn không tăng lương vì mỗi ngày tổng đi muộn và la cà hàng nước của tôi mất khoảng 1g làm việc. Khoảng 15 năm sau - khoảng năm 84 / 86 - tôi đi vác mía mướn trong một cơ sở mía đường ở Mỏ Cày Bến Tre. Thời gian sau, biết tôi là một công nhân kỹ thuật giỏi, ông ta trả lương tôi 100. 000VN/ tháng - là mức lương rất cao thời bấy giờ - chỉ ngồi chơi và xử lý các sự cố kỹ thuật máy cho Xưởng mía đường. Máy móc đâu có dễ hỏng. Tôi cũng lại lang thang quán cafe, chém gió. Nhưng vào lúc cao điểm của vụ mía, chiếc máy nổ chủ lực của xưởng mía bị gãy con cò súp páp, giữa đêm. Muốn đi sửa phải mất từ 3 đến 5 ngày và chưa chắc sửa được. Phụ tùng thay thế hồi ấy không dễ mua. Lúc ấy, tôi đã sáng kiến dùng cái ống nước với sự tính toán đường kính thích hợp, đập bẹp, gắn vào phần còn lại của con cò súp páp. Chỉ một tiếng sau, máy lại nổ đùng đùng và tôi lại ra quán cafe chém gió. Vụ mía năm ấy, ông chủ tôi thu lợi cả trăm triệu đồng. Ông ta thưởng cho tôi 200. 000 đ, khiến tôi hết sức cảm ơn ông ta. Tôi kể câu chuyện này để làm thí dụ cho vấn đề phát triển và ngày nghỉ. Từ đó tôi sẽ vạch ra sai lầm về cái nhìn cổ điển trong sự phát triển xã hội. Trước hết tôi xin nói về những người lắm tiền giàu của, chém gió đùng đùng trên mạng vì sự thành đạt. Một trong những đặc điểm của họ là trưng bày đồ đắt tiền trong nhà. Những món đồ trưng bày trong nhà các đại gia, sờ vào thôi cũng khó. Nó có giá ít nhất là 20 triệu VND và lên đến hàng tỷ. Nhưng một đặc điểm khác cũng rất quen thuộc ở các nhà đại gia là thiếu hẳn một tủ sách. Cho nên với những đại gia, tôi thấy chỉ 5% là đúng nghĩa nhờ tài năng mà vươn lên, 20% nhờ phúc đức, phần còn lại toàn là đám cơ hội gặp thời. Bởi vậy, mỗi khi có biến động trong kinh doanh, nhiều đại gia rớt đùng đùng, bổ lăn bổ ngửa cả. Cho nên, vấn đề không phải ở chỗ số ngày nghỉ của một công nhân. Cũng không phải hoàn toàn nằm ở năng xuất lao động cơ bắp của họ. Tết nghỉ 9 ngày chứ bây giờ nghỉ cả nửa tháng cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.Mà vấn đề nằm ở chỗ: Về nội bộ là quản lý tổ chức. Một doanh nghiệp trong bài báo trên phàn nàn: Đấy là do quản lý tổ chức của anh kém. Quá kém, nên mới xảy ra những sự việc nghỉ kéo dài như vậy. Nghỉ 9 ngày, sáng ngày thứ 10 phải có mặt đúng giờ làm việc. Đi muộn trừ lương, cà chớn nghỉ việc. Tổ chức lỏng lẻo, đồ thừa nghỉ Tết. Doanh nghiệp của anh là cái đinh gì mà nhân danh quyền lợi doanh nghiệp xóa bỏ cả một truyền thống dân tộc gây dựng nên từ hàng ngàn năm nay? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề nghỉ Tết 2 ngày rưỡi như hồi Tây, có bảo đảm đất nước này vì nghỉ Tết ít nên nó sẽ bằng Nhật Bản không? Trong doanh nghiệp thì vấn đề là quản lý tổ chức doanh nghiệp. Và tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng chỉ là một yếu tố trong những yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những yếu tố liên quan là vấn đề tương tác của doanh nghiệp với môi trường. Nếu quảng cáo giới thiệu sản phẩm kém, không có những quan hệ tiêu thụ sản phẩm và phát triển...cũng chết. Đối với xã hội thì vấn đề là quản lý tổ chức xã hội. Trong yếu tố phát triển của xã hội, chẳng có yếu tố nào liên quan đến một xã hội có nhiều ngày nghỉ và Lễ hội cả. Thụy Điển vừa ban hành chính sách toàn dân ăn lương. Hay nói một cách hình ảnh: Toàn dân nghỉ việc. Không nhận xét nguyên nhân đúng, mà đổ thừa cho mọi nguyên nhân cục bộ một cách chủ quan, thì chỉ góp phần làm cho nó thêm tụt hậu và rối tung vấn đề.1 like -
Bài trên Fb của Thiên Sứ TẶNG SÁCH NGÀI TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA Trong dịp đi Hoa Kỳ vừa rồi, tôi đã có nhã ý tặng cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đến Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã viết thiếu danh tính đầy đủ của ngài là Barack Obama. Bởi vậy, tôi đã không gửi. Nhưng tôi đã gửi lại cuốn sách này qua người bạn của tôi ở Hoa Kỳ về nước. Tất nhiên lần này tôi viết chính tả chính xác từng chữ, kèm theo danh thiếp (Card vidit) và một lá thư với nội dung dưới đây: "Kính gửi ngài Barack Obama - Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Kính thưa ngài Tổng thống. Tôi là Nguyễn Vũ Diệu sinh ngày 26. 9. 1949. Bút danh Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là tác giả cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", hân hạnh kính tặng ngài cùng với lá thư này. Cuốn sách này đã được hai nhà khoa học, một của Việt Nam, là giáo sư viện sĩ Đào Vọng Đức, một của quý quốc là tiến sĩ khoa học Nguyễn Đồng, hiện đang ở California viết lời giới thiệu. Trong cuốn sách này, nội dung của nó chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về Việt tộc, chứ hoàn toàn không thuộc về văn minh Hán, như bao thiên niên kỷ nay cả thế giới đã nhầm tưởng. Cũng trong cuốn sách này, tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay đang mơ ước. Kính thưa ngài Tổng Thống. Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới là bà Vanga người Hunggary, đã tiên đoán: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Tôi có thể xác định với ngài rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri của bà Vanga. Nền văn minh Đông phương huyền vĩ là cả một kho tàng tri thức vô cùng đồ sộ, mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, sẽ mang lại những lợi ích cho sự phát triển trong tương lai của xã hội loài người về nhiều phương diện. Những bí ẩn của nền văn minh này sẽ chỉ được khám phá nhân danh chủ nhân đích thực của nó là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ gần 5000 năm trước. Do đó, tôi rất hân hạnh, nếu được ngài - với tư cách là Tổng Thống một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, đang gây ảnh hưởng và góp phần quyết định tương lai của cả một nền văn minh hiện đại - quan tâm đến những luận điểm của tôi trong cuốn sách này. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến với ngài vì đã quan tâm đọc thư này và tác phẩm của tôi. Xin kính chúc cho sự phồn vinh và hùng mạnh của Hoa Kỳ và cá nhân ngài Tổng thống cùng gia đình mọi sự tốt đẹp. Thủ Đức 26/ 2/ 2016 Kính thư Đã ký Nguyễn Vũ Tuấn Anh" Để đề phòng những trục trặc có thể xảy ra, khiến cuốn sách không thể gửi ngài Tổng thống Hoa Kỳ, tôi gửi kèm lá thư được công khai trên Fb này đường link tới nội dung cuốn sách. Với hy vọng sẽ đến màn hình máy tính của ngài Tống Thống Hoa Kỳ. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33295-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong/ PS: Tôi nhắc lại là tôi không dây dưa gì đến chính trị. Nhưng nếu ai đó cho rằng tôi thiên hữu và muốn chụp mũ cho tôi thì tôi có thể tặng vị Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một cuốn, và một cuốn nữa cho Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở Việt Nam, để cho nó cân bằng. Bạn tôi - bà Hà hứa sẽ chuyển cuốn sách và thư của tôi đến đúng địa chỉ Tòa Bạch Ốc và kèm theo nội dung thư bằng tiếng Anh. Đó là lý do mà tôi viết lại nội dung thư rất ngắn gọn để dễ dịch (Ảnh trong album Thiên Sứ ở Hoa Kỳ). Đương nhiên, khi tôi đã tặng sách đến Tổng Thống Hoa Kỳ về vấn đề Lý thuyết thống nhất vũ trụ thì tôi phải đủ khả năng thuyết trình trước các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Hoa Kỳ.1 like