-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/03/2016 in all areas
-
Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Thứ tư, 09/03/2016 - 22:14 Dân trí Khi tàu sân bay John C. Stennis và bốn tàu chiến khác của Mỹ tới Biển Đông hồi tuần trước, thông điệp được đưa ra rất rõ ràng: Mỹ vẫn là thế lực quân sự chủ đạo trong khu vực và sẽ không bao giờ từ bỏ vị thế này, báo New York Times bình luận. >> Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra Biển Đông >> Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu! >> Mỹ đàm phán đưa máy bay ném bom tới Úc để răn đe Trung Quốc Hải quân Mỹ cho biết có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở gần tàu Mỹ trong thời gian qua. Thông tin này được đưa ra giữa lúc một quan chức Trung Quốc trả lời truyền thông nước này rằng các tàu chiến Trung Quốc đã có mặt ở Biển Đông để "quan sát, nhận diện, theo dõi và trục xuất" các tàu chiến và máy bay nước ngoài vào gần cái mà họ gọi là “đảo của chúng tôi”. Tàu sân bay John C. Stennis. (Ảnh: AFP) Tình thế "mèo vờn chuột" nêu trên dù không kéo theo bất cứ va chạm nào, nhưng là diễn biến mới nhất trong sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Kể từ khi nhậm chức cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng tình hình tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền để ngang nhiên mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này trong khu vực, cũng như tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng và triển khai các tiền đồn của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ nước này, bất chấp phản đối của quốc tế. Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh. "Trung Quốc muốn vùng biển đó là của họ, nơi họ có thể triển khai tàu chiến và tàu của hải cảnh mà không lo ngại sự hiện diện của Mỹ hay hải quân các nước Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ", ông Marc Lanteigne, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Học viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, nhận định. Quá trình xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông được tiến hành từng bước nhưng những sự kiện gần đây đang đặt Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vào thế đối đầu trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm ngoái, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh và hiện Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng trái phép ở đây các cảng nước sâu và đường băng dài sử dụng cho tàu chiến và chiến đấu cơ. Mới đây, Trung Quốc còn triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn lắp đặt các hệ thống radar cao tần ở Trường Sa để kiểm soát tàu và máy bay ra vào khu vực. Theo giới quan sát, các công trình quân sự mới của Trung Quốc ở Biển Đông chưa tạo ra được mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ, ngược lại, Mỹ có thể dễ dàng phá hủy những công trình này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày càng lo ngại rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông nếu không được kiểm soát chặt chẽ, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, qua đó nắm quyền kiểm soát ở vùng biển rộng lớn có diện tích như Mexico và sử dụng ưu thế quân sự nhằm lấn át các quốc gia láng giềng trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc đua vũ trang trong khu vực và gia tăng nguy cơ xung đột. Tàu hải giám của Trung Quốc bên cạnh một tàu cá Philippines ở Biển Đông. (Ảnh: PhilStar) Trong khi giới chức ở thủ đô Washington cho rằng, Trung Quốc chưa đủ khả năng đẩy lùi các lực lượng Mỹ khỏi Biển Đông, giới phân tích cho rằng hoạt động xây dựng ở Biển Đông của Bắc Kinh có thể gây thêm nhiều khó khăn cho Hải quân Mỹ trong quá trình bảo vệ các đồng minh. Máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và hệ thống radar có thể giúp Hải quân Trung Quốc tự tin hơn trong cuộc đối đầu với các lực lượng Mỹ ở Biển Đông. Trong phiên điều trần hồi tháng trước tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông "nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển này". Trong một bài viết gửi lên ủy ban này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James R. Clapper dự đoán Trung Quốc "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trong vùng biển này" vào đầu năm tới. Theo ông Clapper, dù Trung Quốc chưa hoàn thành các hoạt động xây dựng, nước này vẫn có thể tiếp tục triển khai thêm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, các hệ thống tên lửa, cũng như tàu chiến cỡ lớn và các tàu thuộc lực lượng hải giám nước này. Ông Clapper cũng xác nhận, Trung Quốc đang lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 960km. Với hệ thống này, tên lửa diệt hạm DF-21D của Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu hay cản trở những nỗ lực của Hải quân Mỹ. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, mới đây cũng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách "đánh đuổi" các lực lượng Phillipines khỏi những vị trí mà nước này đang giữ hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng đồng thời hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama cân nhắc hành động đáp trả thích đáng đối với Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng các đảo nhân tạo sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc dễ dàng hoạt động dài ngày ở quần đảo Trường Sa, thay vì phải quay trở về đất liền để sửa chữa và lấy các nhu yếu phẩm như trước. Ông Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, cho rằng: "Giờ đây, tàu chiến Trung Quốc có thể hoạt động ở quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào". Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống radar mới trên đá Châu Viên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát trọn cả khu vực và có thể theo dõi các mục tiêu ở xa tới Eo biển Malacca. Tại cuộc hội đàm tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết không quân sự hóa Trường Sa. (Ảnh: NYTimes) Tại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ không "theo đuổi giấc mơ quân sự hóa" quần đảo Trường Sa, không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng nước này có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ giới hạn" ở Biển Đông, như cách mà Mỹ đặt căn cứ tại Hawaii. Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một kho nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo trong thời gian tới. Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ cho phép các máy bay chiến đấu Trung Quốc nán lại ở Biển Đông lâu hơn và giúp nước này dễ dàng thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) tại vùng biển này, một động thái tương tự mà Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khi đó, Trung Quốc đã đòi quyền được nhận dạng các máy bay khi vào không phận tại biển Hoa Đông và sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự nếu máy bay đối phương không tuân thủ yêu cầu. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản đã từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình Hoa Đông lại khác ở Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Obama tới nay chưa có chính sách cụ thể nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ lưu ý rằng quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy các quốc gia trong khu vực phải mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tháng vừa qua, Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu chiến và máy bay tới những khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền để thể hiện quan điểm của Washington rằng những khu vực này là vùng biển và không phận quốc tế. Ngọc Anh The NYTimes ============================= Qua hành động này của Bắc Kinh, mới thấy rõ rằng họ không bao giờ là chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Lý học Việt đã xác định rằng: "Quân tử tùy thời biến Dịch". Và cặp câu đối nổi tiếng trong văn học Đông phương về sự hành xử của người quân tử liên quan đến điều này là của Việt Nam:" Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai?"/ "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế!" Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khiến ngay cả phương thức tiến hành chiến tranh cũng đã thay đổi. Tầm xa và sự tàn phá của những tên lửa hành trình đã thay thế những khẩu đại bác cổ điển có từ thế chiến thứ II. Những vũ khí chính xác tự động tìm mực tiêu đã thay thế cho những cái bia tập bắn.... Bởi vậy, Hoa Kỳ đang tìm cách co lại những căn cứ quân sự trên thế giới. Vì nó được thay thế bằng vũ khí tầm xa. Nhưng ngược lại Bắc Kinh lại cố gắng vươn ra chiếm hữu biển Đông và là hành vi chính thức thách thức địa vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Tư duy của họ không theo kịp thời thế đã biến đổi. Đây là một sai lầm có tính sách lược quốc gia của Bắc Kinh, mà lão Gàn đã nhắc tới nhiều lần ngay trong topic này. Từ khi Bắc Kinh cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào năm 2008, lão đã xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào biển Đông (Bài "Việt sử 5000 năm và Biển Đông"). Hơn thế nữa, lão xác định một "canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay khi mà Hoa Kỳ tuyên bố "không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông". Đã có kẻ hớn hở cho rằng lão Gàn đã sai khi nghe Hoa Kỳ tuyên bố như vậy. Chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ rất hồ hởi khi nghe phát biểu như vậy. Nên mới tiếp tục bành trường ở khu vực này, theo kiểu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai". Thật là những thứ tư duy không chịu phân tích và suy luận. Nhưng với lão Gàn thì thấy cái chính trị thế giới này phức tạp quá! Nó không thật thà như lão. Người duy nhất trên thế giới này để lão phải xin lỗi liên tục, vì can tội nói dối là vợ lão. Ngoài ra, lão không cần thiết phải nói dối ai. Bởi vậy, lão thấy rất hài khi Bắc Kinh tin vào tuyên bố này của Hoa Kỳ. Quả nhiên, chỉ vài năm sau, Hoa Kỳ tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông. Còn Hoa Kỳ, đương nhiên cũng không thể tin vào tuyên bố của ngài Tập khi phát biểu: "Cam kết không quân sự hóa biển Đông". Điều này giống như trong một quốc yến tại Iraq, bà đại sứ phu nhân Hoa Kỳ phát biểu trong câu chuyện phiếm với quan khách: "Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, nếu Iraq chiếm Cô Oét". Cứ như một tin mật quốc gia được tiết lộ tình cờ, do một đại sứ phu nhân nhẹ dạ. Người hùng Sadam Hussen xua quân vào Cô Oét. Điếu mựa! Kết quả thật thảm hại với Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh I. Cái khác nhau giữa tuyên bố của ngài Tập - "không quân sự hóa biển Đông - và của Hoa kỳ - "Không đứng về phía tranh chấp nào ở biển Đông" - rất xa nhau. Cả hai đều xác định cụ thể hóa một hành vi. Nhưng một bên thực hiện ý đồ từ một nguyên nhân khác với tuyên bố của mình, còn một bên tự xóa bỏ trên thực tế với tuyên bố của mình. Muốn làm bá chủ thì phải có bảng hiệu. Để gọi là tính chính danh. Thí dụ trong Đại Chiến thế giới lần II, ít nhất Nhật Bản cũng phải căng banron với thuyết Đại Đông Á. Cái này lão cũng nói lâu rồi. Bắc Kinh điếu có bảng hiệu. Bây giờ, cái "không can thiệp của Hoa Kỳ vào tranh chấp biển Đông", nó cũng như Hoa Kỳ không can thiệp vào Cô Oét thôi. Lão cứ tưởng trên thế giới này có mình ông Sadam suy nghĩ tầm thường chứ. Hóa ra không phải. Thế gian lắm người tài, nhưng tỷ lệ những thằng ngu trong mọi lĩnh vực, vẫn áp đảo.Ngu thì chết! Lão nói rồi. Cuộc chiến vùng Vịnh I xảy ra rất nhanh, sau tiệc nhậu ở Batda và kết thúc cũng rất nhanh. Còn ở biển Đông thì kéo dài từ 2008 đến nay? (Lão lấy mốc 2008, là căn cứ vào bài viết của lão: "Việt sử 5000 văn hiến và vấn đề biển Đông". Thực ra mọi việc đều có liên quan đến nhau từ rất lâu rồi) - Tại vì Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão nói nhiều rồi. Tuy nhiên, lão xác định chiến tranh chưa thể xảy ra và bảo kê đến tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Sau đó "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào? Vào ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, có thể lão phán thêm vài điều và kết thúc tham gia topic này. Xin cảm ơn vì đã đọc bài này.1 like
-
Từ rất lâu, ngay trong diễn đàn và topic này, lão Gàn đã phát biểu ý kiến: Chiến tranh hiện đại sẽ diễn ra rất nhanh. Nhanh đến mức mà bộ Tư lệnh của bên thua vẫn chưa biết rằng mình đã thua. Bài báo dưới đây là một ví dụ cho sự tiên tri của lão Gàn. Cũng từ rất lâu, lão Gàn cho những tên lửa tomahok, tàu sân bay, thậm chí cả máy bay thế hệ 5, như F22...Pháo điện từ, súng lade....đều chỉ là thứ vũ khí hạng II. Vũ khí mà bài báo dưới đây nói tới, được lão xếp trong top I. Đây cũng chính là lý do mà lão cho rằng mấy thứ mà Hoa Kỳ đem đến biển Đông, như tàu sân bay chỉ để dọa ma, và Trung Quốc vẫn tiếp tục lên màu.... ============================= Viễn cảnh chiến tranh bội siêu thanh 10:34 AM - 09/03/2016Thanh Niên Trong số những công nghệ quân sự có tính chất đột phá sẽ xuất hiện trong 10 năm tới, những vũ khí tấn công bội siêu thanh có thể làm biến đổi đáng kể diện mạo các chiến dịch quân sự của tương lai cũng như mở ra triển vọng tiếp cận không gian dễ dàng và ít tốn kém hơn. Máy bay X-51 của Mỹ - Ảnh: The National Interest Trùng Quang Theo chuyên san The National Interest, bội siêu thanh chỉ tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh trở lên (Mach 5, tức khoảng 6.174 km/giờ) và các chương trình nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào phạm vi từ Mach 5 đến Mach 10 dựa trên động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm (scramjet). Cuộc đua nhiều đối thủ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc đều đang tích cực triển khai dự án nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển lực đẩy bội siêu thanh. Máy bay sử dụng động cơ scramjet mang tên X-51 Waverider của Mỹ đã 2 lần thử nghiệm thành công trong khoảng thời gian từ tháng 5.2010 đến tháng 5.2013 và cung cấp những dữ liệu có giá trị giúp phát triển những loại vũ khí dựa trên scramjet trong tương lai. Tờ Daily Mail dẫn lời các chuyên gia thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang đặt mục tiêu vũ khí hóa thiết bị bay bội siêu thanh bằng chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW). “Với những thiết bị đạt vận tốc từ Mach 5 đến Mach 10 và được sử dụng như tên lửa tấn công, bạn có thể bắn hạ những mục tiêu di động ngay trước khi chúng kịp thay đổi vị trí”, chuyên gia Kenneth Davidson nói. Trong khi đó, vào tháng 10.2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thử nghiệm thiết bị bay trang bị động cơ scramjet mang tên Wu-14. Nay được gọi bằng cái tên khác là DZ-ZF, thiết bị này đã bay thử nhiều lần và gần nhất vào ngày 23.11.2015. Bắc Kinh không tiết lộ thêm chi tiết nhưng một số nguồn tin ước lượng DZ-ZF đạt tốc độ tối đa Mach 10 và có khả năng được biến thành các vũ khí tấn công tàu sân bay trên toàn cầu, theo báo mạng Washington Free Beacon. Nga cũng quyết không chịu kém và đang tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh với tốc độ được cho là có thể xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT. Do thông tin được bảo mật rất cao nên bên ngoài không nắm được về quá trình phát triển RS-26 Rubezh nhưng giới chức quốc phòng Nga ước đoán vũ khí này có thể sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay. Hành động chớp nhoáng Theo The National Interest, vũ khí bội siêu thanh làm giảm thời gian ứng chiến của đối phương đến mức các hệ thống phòng thủ tên lửa đối hạm không thể đối phó kịp. Từ đó, các bên cũng sẽ phát triển những công nghệ đánh chặn mới như vũ khí laser, súng điện từ hoặc hệ thống tên lửa phòng thủ bội siêu thanh. Mặt khác, sự phát triển của các khí tài siêu nhanh cũng thúc đẩy thay đổi nhận thức về địa lý của các chiến dịch quân sự, từ quy mô chiến trường cục bộ ra toàn cầu. Mới đây, hải quân Mỹ công bố học thuyết chiến tranh mới mang tên Distributed Lethality (tạm dịch: Phân bổ sát thương), được thiết kế một phần nhằm đối phó nguy cơ do các tên lửa bay với tốc độ gấp nhiều lần vận tốc âm thanh, đặc biệt là tên lửa diệt hạm. Do khung thời gian để ứng phó đòn tấn công của đối phương bị giảm thiểu rõ rệt, bên phòng vệ cần đầu tư lớn để nâng cao khả năng do thám, tình báo và theo dõi từ xa để có thể phát hiện mối đe dọa sớm hơn. Cuối cùng, vũ khí bội siêu thanh nằm trong một hệ thống gọi là kill chain (tạm dịch: chuỗi tiêu diệt). Có nghĩa là một quốc gia đầu tư vào loại vũ khí cũng phải đổ tài lực phát triển những khí tài phát hiện, theo dõi mục tiêu cũng như sự kết nối liên lạc thông suốt bắt kịp tốc độ của vũ khí. Cơ cấu chỉ huy sẽ phải hoạt động với tốc độ được tính bằng giây hay phút mà không thể có bất kỳ trở ngại nào. Chiến tranh tốc độ cao không có chỗ cho sự can thiệp về chính trị, tham khảo các quy định pháp lý hay xem xét lại chiến thuật. Vì thế, đi kèm với vũ khí bội siêu thanh có thể là các hệ thống tự động hóa ngày càng cao, trong một số trường hợp thậm chí không cần đến con người. Trùng Quang1 like