• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/03/2016 in all areas

  1. Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Chưa giàu đã xài sang (Tin tức thời sự) - Thay vì so bì nước khác nghỉ nhiều, Việt Nam hãy nghỉ ít đi và làm việc nhiều hơn để bắt kịp về năng suất lao động, trình độ phát triển... Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Phải thay đổi ngay đi Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Tâm lý thích hưởng thụ Vội vã hưởng thụ Quan tâm đến câu chuyện Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, Việt Nam có một khuyết điểm lớn là vội vã hưởng thụ, vội vã nghỉ ngày thứ 7 khi đất nước vừa có chút thành tựu về phát triển. Nhiều người nghỉ Tết Âm lịch không phải 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" "Tôi nhớ thời người Hàn Quốc mới lập nghiệp, họ rất chắt chiu trong chi tiêu và làm việc cật lực. Kỷ luật của người lao động Hàn Quốc rất cao, thậm chí họ sẵn sàng dùng "chân tay". Đó là thời kỳ tướng Park Chung Hee cai trị, tuy ông ta rất độc tài nhưng đã cương quyết đưa đất nước Hàn Quốc đi lên, chính vì thế sau này con gái ông là bà Park Geun Hye tiếp tục được ủng hộ làm tổng thống Hàn Quốc. Trong khi đó, Việt Nam không trải qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng như thế, chỉ cần đất nước tăng trưởng kinh tế 8-9% trong một vài năm là đã vội vã nghỉ ngày thứ 7. Bao nhiêu công việc của cơ quan nhà nước không giải quyết xong một phần là do nghỉ ngày thứ 7. Các công ty tư nhân cũng bắt chước nghỉ thứ 7 hoặc chỉ làm buổi sáng thứ 7, mà thực tế họ làm với tâm lý chờ đợi để nghỉ buổi chiều. Việc vội vã đó dẫn tới tình trạng công chức và công nhân trở nên lười biếng, tới ngày thứ 6 thì chờ sáng thứ 7 để được nghỉ, đến khi luật cho nghỉ ngày thứ 7 thì làm tới trưa thứ 6 đã chuẩn bị tâm lý nghỉ. Rất nhiều cấp Sở ở TP.HCM chiều thứ 6 không làm việc mà dành để tự giải quyết công việc của họ hoặc học tập chính trị, sinh hoạt đoàn thể, thành ra thay vì làm việc cho dân 5 ngày, giờ chỉ còn 4 ngày rưỡi. Do đó, đề nghị chính quyền phải tiếp dân giải quyết công vụ cả chiều thứ 6, còn học tập sinh hoạt với nhau trong ngày thứ 7 - Đừng cắt xén giờ phục vụ dân thêm nữa. Cũng với tâm lý đó, đến khi nghỉ lễ người Việt lại nghỉ " bắtcầu". Vì thế, tôi cho rằng người Việt có hai sai: một là nghỉ ngày thứ 7, hai là nghỉ "bắt cầu". Ở cơ quan tôi cũng nghỉ ngày thứ 7 nhưng nếu tuần này nghỉ " bắt cầu" thì tuần tới phải làm bù ngày thứ 7. Nhưng với công chức nhà nước thì rất khó bù vì ngày đó dẫu họ có làm thì dân cũng không dám tới. Ví dụ, tuần này cơ quan nhà nước nghỉ thứ 6, thứ 7 tuần tới làm bù thì chuyện làm bù chỉ trong cơ quan đó biết với nhau, còn người dân không biết mà tới. Do đó, theo quan điểm của tôi, nên khôi phục làm việc vào ngày thứ 7, không cho nghỉ "bắt cầu" để kích thích tinh thần làm việc của người dân", ông Nguyễn Văn Đực chỉ rõ. Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhấn mạnh, cần phải chấn chỉnh lại gấp tác phong làm việc chậm chạp, lười biếng của người Việt bởi đất nước ta đã tụt hậu so với các nước khác, do đó cần có thời gian lao động cật lực, có kỷ luật và chất lượng. Còn như bây giờ, người dân cứ ham nghỉ, lại được nghỉ "bắt cầu", nghỉ dài, tiêu tốn thời gian vào việc tụ tập, ăn chơi, du lịch, dẫn đến tiêu pha vô lối , để đến khi bị chặt chém thì lại la làng. Trước ý kiến cho rằng số ngày nghỉ lễ chính thức trong năm của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... và không ảnh hưởng đến kinh doanh, ông Nguyễn Văn Đực thẳng thắn, người Việt chưa giàu nhưng đã xài sang, "con nhà lính tính nhà quan". "Chẳng hạn Tết Âm lịch vừa rồi nghỉ 9 ngày, nhưng đến nay tại công trường của chúng tôi, nhiều công nhân vẫn còn chưa đi làm. Như vậy, không phải họ nghỉ 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" với rất nhiều lý do, từ việc chờ đám cưới đứa em, đám giỗ ông bác, ăn tân gia... Đến khi đi làm trở lại thì tinh thần ai nấy uể oải, đặc biệt là đối với ngành xây dựng. Rõ ràng, người ta đã lợi dụng các dịp lễ, Tết để đua nhau nghỉ một cách vô tội vạ, kỷ luật lao động vô cùng lỏng lẻo. Điều này khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, mất thời cơ, phá vỡ cam kết với đối tác... Nghỉ nhiều, ăn chơi nhiều, đặc biệt là nhậu nhiều làm mất sức khỏe người Việt. Thêm vào đó, với việc người lao động không được đào tạo đầy đủ, trình độ cơ giới và đồng lương thấp..., tất cả các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội khiến năng suất lao động người Việt thấp. Ngay cả tâm lý thích làm thầy, đua nhau học làm thầy, không chịu làm thợ, không tôn trọng người làm thợ cũng khiến Việt Nam ít thợ lành nghề", ông Đực nói. Đừng so bì nghỉ nhiều, nghỉ ít Theo ông Nguyễn Văn Đực, ở các nước, luật lệ đã có từ nhiều năm nên có lẽ không gây nhiều tranh cãi, còn người Việt có cái sai lớn nhất là nghỉ " bắt cầu" và nghỉ kéo dài. Vì thế, ông đề nghị nên cho doanh nghiệp bố trí lại ngày nghỉ, Nhà nước chỉ ra chính sách hướng dẫn và ngay cả khi hướng dẫn thì Nhà nước cũng nên tiết kiệm ngày nghỉ, không thể vung tay quá trán, thấy nước khác nghỉ nhiều thì mình cũng nghỉ nhiều. "Nếu vậy tại sao không nhìn nước họ giàu gấp 5 lần Việt Nam để mình phải làm việc gấp 5 lần người ta? Thay vì so bì người ta nghỉ nhiều, mình nghỉ ít phải thấy "nhục" để từ đó tăng tốc làm việc, điều chỉnh thái độ làm việc để sao cho 15 năm, 20 năm sau theo kịp nước bạn. Người Hàn Quốc sau nội chiến, người Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai đều trải qua một giai đoạn chịu khó, chịu khổ, thậm chí chịu nhục để đưa đất nước phát triển. Bản thân người Nhật đã không ăn Tết Âm lịch từ lâu, họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng của họ. Đối với Việt Nam, câu chuyện bỏ Tết Âm lịch hay không đến nay vẫn gây tranh cãi rất nhiều, nhiều người cho rằng như thế là mất nguồn cội. Nhưng nói đến nguồn cội, không đâu giữ gìn nguồn cội, văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt như người Nhật. Người Nhật không cướp giật, không gian tham, lừa đảo, lười biếng... điều đó đâu có bị ảnh hưởng bởi chuyện họ bỏ Tết âm lịch. Do đó, tôi cho rằng nên bỏ Tết Âm lịch, chỉ ăn Tết Dương lịch cho hòa nhập thế giới, nhất là khi Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một sân chơi với "luật chơi chung". Một khi đã vào sân chơi thế giới mà cứ khăng khăng áp dụng "luật của mình" thì không ai chơi với mình hoặc mình sẽ lạc hậu. Cho đến nay có lẽ chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài thế này". Thành Luân =================== Ngày xưa, tôi là thợ tiện. Những xếp của tôi luôn kêu gọi tăng năng xuất lao động, bằng cách quay nhanh tốc độ máy, người công nhân bám máy trong suốt "tám giờ vàng ngọc". Họ vận động công nhân đi làm luôn cả ngày nghỉ. Khi chiến tranh ngưng ở miền Bắc, tôi làm việc ở Cty Xây dựng nhà ở số II Hanoi. Các xếp ở đây khoán tiền cho chúng tôi trên một đơn vị sản phẩm. Tôi chỉ là công nhân bậc thấp, nhưng thao tác rất chính xác, không có động tác thừa, xử lý công việc rất hợp lý, nên các xếp thường căn cứ vào thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của tôi trên 8g làm việc để định mức khoán. Nhưng cũng các vị xếp này, căn cứ vào việc tôi đi muộn về sớm, hay la cà hàng quán, không tăng lương cho tôi. Lương tôi có tăng thì chỉ khoảng 10 đồng/ tháng. Nhưng giá trị khoán sản phẩm căn cứ vào khả năng của tôi đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng tháng. Thí dụ: Một bộ ốc tăng đơ vì kèo, xếp căn cứ vào năng xuất của tôi khoán 3 hào/ bộ/ 1 giờ sản xuất. Nếu là năng xuất của ngươi khác phải ít nhất 4 hào/ bộ/ 1g sản xuất. Như vậy, 8 giờ / người, Cty được lợi 8 hào. Có ba thợ tiện trong xưởng, sau tăng 5 thợ. Như vậy, mỗi ngày 5 người x 8g = 40 đồng ngày. Lương tôi hồi ấy có 48 đồng/ tháng. Nhưng các xếp vẫn không tăng lương vì mỗi ngày tổng đi muộn và la cà hàng nước của tôi mất khoảng 1g làm việc. Khoảng 15 năm sau - khoảng năm 84 / 86 - tôi đi vác mía mướn trong một cơ sở mía đường ở Mỏ Cày Bến Tre. Thời gian sau, biết tôi là một công nhân kỹ thuật giỏi, ông ta trả lương tôi 100. 000VN/ tháng - là mức lương rất cao thời bấy giờ - chỉ ngồi chơi và xử lý các sự cố kỹ thuật máy cho Xưởng mía đường. Máy móc đâu có dễ hỏng. Tôi cũng lại lang thang quán cafe, chém gió. Nhưng vào lúc cao điểm của vụ mía, chiếc máy nổ chủ lực của xưởng mía bị gãy con cò súp páp, giữa đêm. Muốn đi sửa phải mất từ 3 đến 5 ngày và chưa chắc sửa được. Phụ tùng thay thế hồi ấy không dễ mua. Lúc ấy, tôi đã sáng kiến dùng cái ống nước với sự tính toán đường kính thích hợp, đập bẹp, gắn vào phần còn lại của con cò súp páp. Chỉ một tiếng sau, máy lại nổ đùng đùng và tôi lại ra quán cafe chém gió. Vụ mía năm ấy, ông chủ tôi thu lợi cả trăm triệu đồng. Ông ta thưởng cho tôi 200. 000 đ, khiến tôi hết sức cảm ơn ông ta. Tôi kể câu chuyện này để làm thí dụ cho vấn đề phát triển và ngày nghỉ. Từ đó tôi sẽ vạch ra sai lầm về cái nhìn cổ điển trong sự phát triển xã hội. Trước hết tôi xin nói về những người lắm tiền giàu của, chém gió đùng đùng trên mạng vì sự thành đạt. Một trong những đặc điểm của họ là trưng bày đồ đắt tiền trong nhà. Những món đồ trưng bày trong nhà các đại gia, sờ vào thôi cũng khó. Nó có giá ít nhất là 20 triệu VND và lên đến hàng tỷ. Nhưng một đặc điểm khác cũng rất quen thuộc ở các nhà đại gia là thiếu hẳn một tủ sách. Cho nên với những đại gia, tôi thấy chỉ 5% là đúng nghĩa nhờ tài năng mà vươn lên, 20% nhờ phúc đức, phần còn lại toàn là đám cơ hội gặp thời. Bởi vậy, mỗi khi có biến động trong kinh doanh, nhiều đại gia rớt đùng đùng, bổ lăn bổ ngửa cả. Cho nên, vấn đề không phải ở chỗ số ngày nghỉ của một công nhân. Cũng không phải hoàn toàn nằm ở năng xuất lao động cơ bắp của họ. Tết nghỉ 9 ngày chứ bây giờ nghỉ cả nửa tháng cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.Mà vấn đề nằm ở chỗ: Về nội bộ là quản lý tổ chức. Một doanh nghiệp trong bài báo trên phàn nàn: Đấy là do quản lý tổ chức của anh kém. Quá kém, nên mới xảy ra những sự việc nghỉ kéo dài như vậy. Nghỉ 9 ngày, sáng ngày thứ 10 phải có mặt đúng giờ làm việc. Đi muộn trừ lương, cà chớn nghỉ việc. Tổ chức lỏng lẻo, đồ thừa nghỉ Tết. Doanh nghiệp của anh là cái đinh gì mà nhân danh quyền lợi doanh nghiệp xóa bỏ cả một truyền thống dân tộc gây dựng nên từ hàng ngàn năm nay? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề nghỉ Tết 2 ngày rưỡi như hồi Tây, có bảo đảm đất nước này vì nghỉ Tết ít nên nó sẽ bằng Nhật Bản không? Trong doanh nghiệp thì vấn đề là quản lý tổ chức doanh nghiệp. Và tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng chỉ là một yếu tố trong những yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những yếu tố liên quan là vấn đề tương tác của doanh nghiệp với môi trường. Nếu quảng cáo giới thiệu sản phẩm kém, không có những quan hệ tiêu thụ sản phẩm và phát triển...cũng chết. Đối với xã hội thì vấn đề là quản lý tổ chức xã hội. Trong yếu tố phát triển của xã hội, chẳng có yếu tố nào liên quan đến một xã hội có nhiều ngày nghỉ và Lễ hội cả. Thụy Điển vừa ban hành chính sách toàn dân ăn lương. Hay nói một cách hình ảnh: Toàn dân nghỉ việc. Không nhận xét nguyên nhân đúng, mà đổ thừa cho mọi nguyên nhân cục bộ một cách chủ quan, thì chỉ góp phần làm cho nó thêm tụt hậu và rối tung vấn đề.
    2 likes
  2. Vậy là thành cướp biển rồi, các nước asian có thể thông báo về việc có cướp biển xuất hiện tại Biển Đông và đề nghị hỗ trợ bắt cướp. Xong phim. Đúng như Sư phụ nhận định, chơi xì tố mà bị lừa thì coi như xong phim rồi SP nhỉ? --------------------------------------------------------------------------- Ngư dân tố bị người từ tàu Hải cảnh Trung Quốc khống chế, đập phá như cướp biển (GDVN) - Đang thả lưới đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá của ông Võ Quang Thái bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đe dọa, phá hoại tài sản. Ngày 10/3, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam, ông Ngô Tấn cho biết vừa có báo cáo gửi các cơ quan chức năng về việc ngư dân Núi Thành bị lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đe dọa, phá hoại tài sản. Theo đó, vào khoảng 12 giờ 30 ngày 06/3, tàu ông Võ Quang Thái ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, số đăng ký QNa-91939-TS, công suất máy 635CV, hành nghề lưới vây. Khi tàu ông Thái đang thả lưới đánh bắt cá ở tọa độ 15057’ vĩ độ Bắc và 111048’ kinh độ Đông (thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam) thì bất ngờ có 13 người thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc ở trên tàu mang số hiệu 46101 đi ca nô áp sát mạn tàu ông Thái. Tàu QNa 91939 TS cập cảng Kỳ Hà vào sáng ngày 8/3. Sau đó, có 11 người tay cầm hung khí nhảy lên tàu, đập phá máy Icom nhằm cắt đứt liên lạc giữa ngư dân với các cơ quan chức năng trên đất liền. Chưa hết, 11 người này sử dụng roi điện và gậy đập phá tài sản trên tàu giống như những tên cướp biển và khống chế 10 ngư dân và dồn họ về phía mũi tàu. Sau đó tiến hành lục soát tất cả các hầm chứa cá trên tàu và thấy có khoảng gần 1 tấn sản phẩm hải sản, cá, mực. Họ tiến hành lập biên bản phi lý và bắt ông Thái chủ tàu cá ký vào. Sau khi lập biên bản xong, họ tiếp tục dùng dao cắt đứt ngư lưới cụ, đập bể 02 thúng chai ném xuống biển và tịch thu toàn bộ lương thực và sản phẩm hải sản, cá, mực đánh bắt được trên tàu. Họ còn đe dọa (có 02 người nói tiếng Việt) là: “Nếu tàu ông Thái không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa chạy về đất liền Việt Nam, thì sẽ hành động đâm bể tàu cá”. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng trên 300 triệu đồng. Theo các ngư dân kể lại, 11 người trên tàu Hải cảnh Trung Quốc tay cầm hung khí nhảy lên tàu rồi sử dụng roi điện và gậy đập phá tài sản trên tàu giống như những tên cướp biển và khống chế 10 ngư dân và dồn họ về phía mũi tàu. Nhận được tin tàu đã cập cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành) vào sáng ngày 08/3, Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo UBND huyện Núi Thành, UBND xã Tam Quang đã đến thăm hỏi, hỗ trợ và động viên thuyền viên trên tàu và chủ tàu cá Võ Quang Thái. “Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Trung ương Hội nghề cá Việt Nam, cần lên tiếng phản đối hành động phi lý và vô nhân đạo của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam. Và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho ngư dân và tàu cá của ông Võ Quang Thái. Các ngành chức năng quan tâm xem xét, có chính sách hỗ trợ ngư dân và tàu cá bị thiệt hại do các lực lượng nước ngoài gây ra, để ngư dân và tàu cá sớm khôi phục sản xuất, tiếp tục ra khơi đánh bắt theo nghề truyền thống, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam. Đặc biệt, các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam, cần phải tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ ngư dân an tâm bám biển sản xuất...”, ông Tấn nói. THÙY LINH
    1 like
  3. Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Thứ tư, 09/03/2016 - 22:14 Dân trí Khi tàu sân bay John C. Stennis và bốn tàu chiến khác của Mỹ tới Biển Đông hồi tuần trước, thông điệp được đưa ra rất rõ ràng: Mỹ vẫn là thế lực quân sự chủ đạo trong khu vực và sẽ không bao giờ từ bỏ vị thế này, báo New York Times bình luận. >> Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra Biển Đông >> Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu! >> Mỹ đàm phán đưa máy bay ném bom tới Úc để răn đe Trung Quốc Hải quân Mỹ cho biết có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở gần tàu Mỹ trong thời gian qua. Thông tin này được đưa ra giữa lúc một quan chức Trung Quốc trả lời truyền thông nước này rằng các tàu chiến Trung Quốc đã có mặt ở Biển Đông để "quan sát, nhận diện, theo dõi và trục xuất" các tàu chiến và máy bay nước ngoài vào gần cái mà họ gọi là “đảo của chúng tôi”. Tàu sân bay John C. Stennis. (Ảnh: AFP) Tình thế "mèo vờn chuột" nêu trên dù không kéo theo bất cứ va chạm nào, nhưng là diễn biến mới nhất trong sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Kể từ khi nhậm chức cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng tình hình tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền để ngang nhiên mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này trong khu vực, cũng như tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng và triển khai các tiền đồn của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ nước này, bất chấp phản đối của quốc tế. Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh. "Trung Quốc muốn vùng biển đó là của họ, nơi họ có thể triển khai tàu chiến và tàu của hải cảnh mà không lo ngại sự hiện diện của Mỹ hay hải quân các nước Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ", ông Marc Lanteigne, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Học viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, nhận định. Quá trình xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông được tiến hành từng bước nhưng những sự kiện gần đây đang đặt Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vào thế đối đầu trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm ngoái, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh và hiện Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng trái phép ở đây các cảng nước sâu và đường băng dài sử dụng cho tàu chiến và chiến đấu cơ. Mới đây, Trung Quốc còn triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn lắp đặt các hệ thống radar cao tần ở Trường Sa để kiểm soát tàu và máy bay ra vào khu vực. Theo giới quan sát, các công trình quân sự mới của Trung Quốc ở Biển Đông chưa tạo ra được mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ, ngược lại, Mỹ có thể dễ dàng phá hủy những công trình này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày càng lo ngại rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông nếu không được kiểm soát chặt chẽ, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, qua đó nắm quyền kiểm soát ở vùng biển rộng lớn có diện tích như Mexico và sử dụng ưu thế quân sự nhằm lấn át các quốc gia láng giềng trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc đua vũ trang trong khu vực và gia tăng nguy cơ xung đột. Tàu hải giám của Trung Quốc bên cạnh một tàu cá Philippines ở Biển Đông. (Ảnh: PhilStar) Trong khi giới chức ở thủ đô Washington cho rằng, Trung Quốc chưa đủ khả năng đẩy lùi các lực lượng Mỹ khỏi Biển Đông, giới phân tích cho rằng hoạt động xây dựng ở Biển Đông của Bắc Kinh có thể gây thêm nhiều khó khăn cho Hải quân Mỹ trong quá trình bảo vệ các đồng minh. Máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và hệ thống radar có thể giúp Hải quân Trung Quốc tự tin hơn trong cuộc đối đầu với các lực lượng Mỹ ở Biển Đông. Trong phiên điều trần hồi tháng trước tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông "nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển này". Trong một bài viết gửi lên ủy ban này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James R. Clapper dự đoán Trung Quốc "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trong vùng biển này" vào đầu năm tới. Theo ông Clapper, dù Trung Quốc chưa hoàn thành các hoạt động xây dựng, nước này vẫn có thể tiếp tục triển khai thêm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, các hệ thống tên lửa, cũng như tàu chiến cỡ lớn và các tàu thuộc lực lượng hải giám nước này. Ông Clapper cũng xác nhận, Trung Quốc đang lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 960km. Với hệ thống này, tên lửa diệt hạm DF-21D của Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu hay cản trở những nỗ lực của Hải quân Mỹ. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, mới đây cũng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách "đánh đuổi" các lực lượng Phillipines khỏi những vị trí mà nước này đang giữ hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng đồng thời hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama cân nhắc hành động đáp trả thích đáng đối với Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng các đảo nhân tạo sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc dễ dàng hoạt động dài ngày ở quần đảo Trường Sa, thay vì phải quay trở về đất liền để sửa chữa và lấy các nhu yếu phẩm như trước. Ông Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, cho rằng: "Giờ đây, tàu chiến Trung Quốc có thể hoạt động ở quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào". Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống radar mới trên đá Châu Viên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát trọn cả khu vực và có thể theo dõi các mục tiêu ở xa tới Eo biển Malacca. Tại cuộc hội đàm tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết không quân sự hóa Trường Sa. (Ảnh: NYTimes) Tại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ không "theo đuổi giấc mơ quân sự hóa" quần đảo Trường Sa, không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng nước này có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ giới hạn" ở Biển Đông, như cách mà Mỹ đặt căn cứ tại Hawaii. Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một kho nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo trong thời gian tới. Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ cho phép các máy bay chiến đấu Trung Quốc nán lại ở Biển Đông lâu hơn và giúp nước này dễ dàng thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) tại vùng biển này, một động thái tương tự mà Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khi đó, Trung Quốc đã đòi quyền được nhận dạng các máy bay khi vào không phận tại biển Hoa Đông và sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự nếu máy bay đối phương không tuân thủ yêu cầu. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản đã từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình Hoa Đông lại khác ở Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Obama tới nay chưa có chính sách cụ thể nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ lưu ý rằng quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy các quốc gia trong khu vực phải mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tháng vừa qua, Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu chiến và máy bay tới những khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền để thể hiện quan điểm của Washington rằng những khu vực này là vùng biển và không phận quốc tế. Ngọc Anh The NYTimes ============================= Qua hành động này của Bắc Kinh, mới thấy rõ rằng họ không bao giờ là chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Lý học Việt đã xác định rằng: "Quân tử tùy thời biến Dịch". Và cặp câu đối nổi tiếng trong văn học Đông phương về sự hành xử của người quân tử liên quan đến điều này là của Việt Nam:" Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai?"/ "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế!" Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khiến ngay cả phương thức tiến hành chiến tranh cũng đã thay đổi. Tầm xa và sự tàn phá của những tên lửa hành trình đã thay thế những khẩu đại bác cổ điển có từ thế chiến thứ II. Những vũ khí chính xác tự động tìm mực tiêu đã thay thế cho những cái bia tập bắn.... Bởi vậy, Hoa Kỳ đang tìm cách co lại những căn cứ quân sự trên thế giới. Vì nó được thay thế bằng vũ khí tầm xa. Nhưng ngược lại Bắc Kinh lại cố gắng vươn ra chiếm hữu biển Đông và là hành vi chính thức thách thức địa vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Tư duy của họ không theo kịp thời thế đã biến đổi. Đây là một sai lầm có tính sách lược quốc gia của Bắc Kinh, mà lão Gàn đã nhắc tới nhiều lần ngay trong topic này. Từ khi Bắc Kinh cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào năm 2008, lão đã xác định rằng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào biển Đông (Bài "Việt sử 5000 năm và Biển Đông"). Hơn thế nữa, lão xác định một "canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay khi mà Hoa Kỳ tuyên bố "không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông". Đã có kẻ hớn hở cho rằng lão Gàn đã sai khi nghe Hoa Kỳ tuyên bố như vậy. Chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ rất hồ hởi khi nghe phát biểu như vậy. Nên mới tiếp tục bành trường ở khu vực này, theo kiểu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai". Thật là những thứ tư duy không chịu phân tích và suy luận. Nhưng với lão Gàn thì thấy cái chính trị thế giới này phức tạp quá! Nó không thật thà như lão. Người duy nhất trên thế giới này để lão phải xin lỗi liên tục, vì can tội nói dối là vợ lão. Ngoài ra, lão không cần thiết phải nói dối ai. Bởi vậy, lão thấy rất hài khi Bắc Kinh tin vào tuyên bố này của Hoa Kỳ. Quả nhiên, chỉ vài năm sau, Hoa Kỳ tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông. Còn Hoa Kỳ, đương nhiên cũng không thể tin vào tuyên bố của ngài Tập khi phát biểu: "Cam kết không quân sự hóa biển Đông". Điều này giống như trong một quốc yến tại Iraq, bà đại sứ phu nhân Hoa Kỳ phát biểu trong câu chuyện phiếm với quan khách: "Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, nếu Iraq chiếm Cô Oét". Cứ như một tin mật quốc gia được tiết lộ tình cờ, do một đại sứ phu nhân nhẹ dạ. Người hùng Sadam Hussen xua quân vào Cô Oét. Điếu mựa! Kết quả thật thảm hại với Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh I. Cái khác nhau giữa tuyên bố của ngài Tập - "không quân sự hóa biển Đông - và của Hoa kỳ - "Không đứng về phía tranh chấp nào ở biển Đông" - rất xa nhau. Cả hai đều xác định cụ thể hóa một hành vi. Nhưng một bên thực hiện ý đồ từ một nguyên nhân khác với tuyên bố của mình, còn một bên tự xóa bỏ trên thực tế với tuyên bố của mình. Muốn làm bá chủ thì phải có bảng hiệu. Để gọi là tính chính danh. Thí dụ trong Đại Chiến thế giới lần II, ít nhất Nhật Bản cũng phải căng banron với thuyết Đại Đông Á. Cái này lão cũng nói lâu rồi. Bắc Kinh điếu có bảng hiệu. Bây giờ, cái "không can thiệp của Hoa Kỳ vào tranh chấp biển Đông", nó cũng như Hoa Kỳ không can thiệp vào Cô Oét thôi. Lão cứ tưởng trên thế giới này có mình ông Sadam suy nghĩ tầm thường chứ. Hóa ra không phải. Thế gian lắm người tài, nhưng tỷ lệ những thằng ngu trong mọi lĩnh vực, vẫn áp đảo.Ngu thì chết! Lão nói rồi. Cuộc chiến vùng Vịnh I xảy ra rất nhanh, sau tiệc nhậu ở Batda và kết thúc cũng rất nhanh. Còn ở biển Đông thì kéo dài từ 2008 đến nay? (Lão lấy mốc 2008, là căn cứ vào bài viết của lão: "Việt sử 5000 văn hiến và vấn đề biển Đông". Thực ra mọi việc đều có liên quan đến nhau từ rất lâu rồi) - Tại vì Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão nói nhiều rồi. Tuy nhiên, lão xác định chiến tranh chưa thể xảy ra và bảo kê đến tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Sau đó "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào? Vào ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, có thể lão phán thêm vài điều và kết thúc tham gia topic này. Xin cảm ơn vì đã đọc bài này.
    1 like