Vì lý do này, đừng gọi sóng hấp dẫn là sóng trọng lực!
Hải Nguyễn |
16/02/2016 16:51
Sóng hấp dẫn được coi là "phát hiện thế kỷ" đột phá của nhân loại trong việc nghiên cứu về cũ trụ tuần qua.
Các nhà khoa học từ LIGO – Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser, công bố rằng họ đã quan sát được sóng hấp dẫn một cách trực tiếp.
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng sóng hấp dẫn và sóng trọng lực là một, tuy nhiên, sự thật không phải thế.
Giải thích sóng hấp dẫn một cách dễ hiểu bằng truyện tranh
Đây là người đầu tiên tìm ra sóng hấp dẫn, không phải Einstein!
Tìm ra sóng hấp dẫn có thể giúp chúng ta tạo được cỗ máy thời gian?
LIGO phát hiện ra sóng hấp dẫn.
Nhờ vào công nghệ cao của LIGO, lần đầu tiên các nhà khoa học đã chính thức xác nhận tiên đoán của “nhà tiên tri” đại tài Albert Einstein là đúng sau 100 năm.
Việc phát hiện ra sóng hấp dẫn mở ra một “kỷ nguyên” hoàn toàn mới cho ngành Vật lý học nói chung và Thiên văn học nói riêng.
Sóng hấp dẫn - phát hiện thế kỷ.
Tuy nhiên, đừng gọi sóng hấp dẫn là sóng trọng lực.
Đây là lý do:
Sóng hấp dẫn là những gợn sóng có thể bẻ cong kết cấu không gian-thời gian xung quanh nó.
Nhờ công nghệ của LIGO, chúng ta đã xác định và “tận mắt chứng kiến” được sóng hấp dẫn sẽ khiến hai hố đen sáp nhập vào nhau .
Hai hố đen này xoay quanh nhau theo đường xoắn ốc và cách 1,3 tỷ năm ánh sáng.
Trước đó, các nhà thiên văn học không dám khẳng định có thể hay không xảy ra một vụ va chạm như thế, bởi vì không có cách nào phát hiện nó.
Sự va chạm này giải phóng một khối năng lượng khổng lồ có tốc độ ánh sáng dưới dạng sóng hấp dẫn vào không gian-thời gian xung quanh nó.
Theo thời gian, những sóng này lan ra khắp vũ trụ và đi tới Trái Đất.
Các sóng này biến dạng rất nhỏ - nhỏ hơn đường kính của hạt nhân của nguyên tử. Nó là giao thoa nhạy cảm nhất, vì thế chúng ta cần đến công nghệ của LIGO.
Nhà vật lý Albert Einstein.
Trong khi đó, sóng trọng lực được đánh giá là không “mạnh mẽ” như sóng hấp dẫn.
Thay vì được tạo ra do các sự kiện “đại hồng thủy” của thiên hà, chúng được tạo ra nhờ sự tương tác giữa khí quyển và trọng lực.
Những lớp sóng này khiến nhiệt độ không khí và áp xuất thay đổi khi chúng ta nhảy lên hoặc rơi xuống. Khi bạn nhảy lên, một lực nào đó sẽ kéo bạn xuống mặt đất.
Đó là do sự tham gia của sóng trọng lực.
Hố đen. Hình minh họa.
Khi một trong những lớp sóng gặp một vật cản (một ngọn núi chẳng hạn), chúng sẽ gắng sức để “thắng” nó – nhưng trọng lực sẽ kéo chúng xuống.
Sự tác động này làm lớp sóng này xuyên qua các lớp sóng khác, tạo ra những gợn sóng di chuyển lên xuống.
Trên các đại dương, vệ tinh có thể nhận được các gợn sóng của khí quyển trên bề mặt. Ở đây, bạn có thể nhìn thấy những gợn sóng màu trắng trên hồ Thượng (hồ Superior).
Hình ảnh sóng trọng lực trên bề mặt hồ Thượng.
Sự nhiễu loạn trong không khí, giống như một con bão đột ngột ập tới, cũng có thể tạo nên sóng trọng lực.
Ngược lại, chúng cũng có thể làm cho các trận bão trở nên dữ dội hơn, thậm chí biến nó thành những cơn lốc xoáy.
Không giống như các sóng hấp dẫn, bạn đã có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy sóng trọng lực trong hành động theo một vài hình thức.
Vì vậy, khi nói đến một phát hiện đột phá làm khuấy động thế giới khoa học, thì đó chính là sóng hấp dẫn, không phải sóng trọng lực.
Nguồn: Tech Insider