• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/02/2016 in all areas

  1. Nhà Trắng kêu gọi ông Tập Cận Bình giữ cam kết không quân sự hóa Biển Đông Thứ bảy, 27/02/2016 - 07:14 Dân trí Nhà Trắng hôm qua 26/2 hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa cũng như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc phải lĩnh hậu quả vì phá vỡ luật pháp quốc tế Tiết lộ kế hoạch dự phòng của Mỹ trong trường hợp xung đột với Trung Quốc Mỹ cáo buộc Trung Quốc muốn kiểm soát "trên thực tế" tại Biển Đông Trung Quốc đã xây trái phép đường băng trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: Getty) Dan Kritenbrink, cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về vấn đề châu Á, đã đưa ra lời kêu gọi trên sau một tuần Mỹ và Trung Quốc “khẩu chiến” về việc Trung Quốc ngang nhiên triển khai tên lửa phòng không, chiến đấu cơ đến Hoàng Sa và lắp radar cao tần ở Trường Sa của Việt Nam. “Chúng tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu ông Tập Cận Bình mở rộng cam kết không quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi khuyến khích các người bạn Trung Quốc và những nước khác trong khu vực kiềm chế để tránh các hành động gây căng thẳng”, ông Kritenbrink phát biểu tại một cuộc họp ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa Trường Sa. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, giới chức Mỹ vẫn nhận thấy ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc khi xây dựng trái phép các đường băng và hệ thống radar ở đây. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi mới đây Trung Quốc tiếp tục đưa hệ thống tên lửa phòng không, chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và lắp các radar cao tần ở Trường Sa. Theo Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ Harry Harris, hành động trên của Trung Quốc “đang làm thay đổi bối cảnh hoạt động” ở Biển Đông và rằng Mỹ sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải để thách thức tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Ngoài hối thúc Trung Quốc giữ cam kết phi quân sự hóa, ông Kritenbrink cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế dự kiến đưa ra vào cuối năm nay liên quan đến tranh chấp chủ quyền với Philippines ở Biển Đông. “Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ ràng buộc cả hai bên. Đó sẽ là thời khắc quan trọng mà tất cả chúng ta ở khu vực nên quan tâm”, ông Kritenbrink nói. Minh Phương Tổng hợp =================== Đã vượt ngưỡng hòa hoãn thì kêu gọi chỉ để cho vui. Thể hiện thiện chí là chính. Trung Quốc sẽ nói theo cách của họ.
    1 like
  2. LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH Chương 16: QUY CĂN. có đoạn viết: 3. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng.[3] Phục mạng viết thường. Dịch: 3. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Thiên Đồng bàn: Vậy là, theo suy nghĩ của tôi, "Dương tịnh âm động", là phát hiện của Sư Phụ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, là sự hợp lý cho mọi vấn đề mà cổ thư Đạo Đức Kinh đã ghi lại, nhưng tri thức Hán thì cứ mãi nhầm lẫn "Dương động, âm tịnh".
    1 like
  3. Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn Thứ năm, 25/02/2016 - 09:43 Dân trí Kỷ nguyên chính sách hạ thấp hoặc phủ nhận các thách thức chiến lược ngày càng gia tăng từ Trung Quốc dường như đang chấm dứt, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nhận định. >> Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra tại Biển Đông >> Mỹ kêu gọi Úc tiếp tục "thách thức" Trung Quốc tại Biển Đông Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper. (Ảnh: AP) Người đứng đầu cơ quan tình báo của Mỹ thừa nhận rằng hiện Trung Quốc đang gây mối đe dọa an ninh khu vực bằng những hành động thù địch. Các hoạt động này không chỉ giới hạn ở việc tăng cường sức mạnh hạt nhân chiến lược, lực lượng quân sự thông thường, mà còn mở rộng sang các hình thức cạnh tranh khác như các chiến dịch thông tin, tấn công mạng, hoạt động tình báo, chiến tranh phi truyền thống. Tại phiên điều trần trước Thượng vện Mỹ hôm 9/2, ông James Clapper cảnh báo, Trung Quốc và Nga đang thách thức quyền lực và sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực theo cách mà sẽ làm gia tăng cạnh tranh, đặc biệt là ở các tuyến đường biển quan trọng ở châu Á. Theo quan chức này, để tránh một cuộc chiến tranh súng đạn với Mỹ, Trung Quốc đang triển khai các loại hình xung đột ở cấp thấp khác. “Họ gần như chắc chắn sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ, thay vào đó sử dụng các hình thức cạnh tranh đối đầu ở mức độ thấp hơn, trong đó có việc sử dụng các bước đi kinh tế và ngoại giao, tuyên truyền, chiến tranh mạng và các hình thức gián tiếp khác nhằm xóa nhòa khoảng cách giữa hoạt động thời chiến với thời bình”, ông Clapper nói. Đây là lần đầu tiên, một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ đưa ra đánh giá công khai về quan hệ Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn, nhưng vẫn chưa đến mức chiến tranh. Trong phiên điều trần cách đây 1 năm, ông Calpper không hề đưa ra đánh giá về sự căng thẳng kiểu này trong quan hệ Mỹ-Trung. Tuy nhiên, ông không bình luận về việc liệu có sắp xảy ra một cuộc xung đột thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc hay không. Ông cho rằng, hai bên vẫn còn cơ hội hợp tác để cùng giải quyết các thách thức toàn cầu. Trong khi đó, tướng Vincent R. Stewart, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng tên lửa lớn nhất thế giới và tiếp tục ưu tiên phát triển tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để nâng cao khả năng đối phó với lực lượng của Mỹ hiện diện ở khu vực. Ông Stewart cũng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc tiếp tục triển khai các tên lửa đạn đạo chống hạm để nhằm vào các tàu sân bay của Mỹ. Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở châu Á thời gian gần đây có xu hướng leo thang do những hành động khiêu khích mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc hôm 14/2 đã đưa hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng bị tố cáo đang lắp đặt các radar cao tần trái phép trên các bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam. Mỹ đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng các hành động này của Trung Quốc là nhằm quân sự hóa Biển Đông. Nhằm thách thức các hoạt động tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, ngày 24/2 tuyên bố tàu chiến nước này sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ông cũng cho rằng, Mỹ nên nhanh chóng triển khai các tên lửa chống hạm đến các đây để đối phó với Trung Quốc. Mỹ hồi đầu tuần này cũng kêu gọi hải quân Úc cùng tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực. Minh Phương Tổng hợp ==================== Vượt ngưỡng hòa hoãn lâu rồi. Kể từ khi món tôm hùm Maine nấu sốt với nấm Đông cô được thực khách dùng hết, chỉ còn lại ít nước sốt dính trên đĩa và nhà bếp dọn đi sau Quốc yến ở Washington, thì ngưỡng hòa hoãn cũng đã được tiêu hóa. Chiến tranh là một khả năng đã được tính đến từ lâu, nhưng sự chuẩn bị cho chiến tranh bắt đầu lộ liễu hơn. Trong tương lai gần, Bắc Kinh sẽ có nhiều thủ đoạn để gây sức ép lên các nước láng giềng, nhằm hỗ trợ cho sự đối đầu của họ trước Hoa Kỳ.
    1 like
  4. CỘI NGUỒN VIỆT SỬ VÀ VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG - VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA Trên web Văn Việt đã đưa ra một vấn đề như sau: Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi chia sẻ lại một lần nữa bài này lên đây, để nói rõ hơn quan điểm của tôi về vấn đề người Bách Việt - còn gọi là Lạc Việt - thuộc quốc gia Văn Lang xưa, dưới sự trị vì của các vua Hùng, ở Nam Dương tử - đã di cư xuống phía Nam, do sự bành trướng của các tộc ở phương Bắc vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Và tôi xác định rằng: Quan điểm này của tôi ko hề mâu thuẫn gì với giả thuyết của các nhà nghiên cứu (trong bài viết chia sẻ trên đây), đã có quan điểm ngược lại, rồi từ đó đặt vấn đề cần tranh luận để làm sáng tỏ sự mâu thuẫn giữa hai quan điểm này. Vấn đề chỉ đơn giản là: quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc loài người từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á và từ đó ngược lên phía Bắc.....Quan điểm này xác định thời điểm rất xa so với sự di cư của Việt tộc - theo quan điểm của tôi, là khoảng 700 năm Trc CN. Còn của các vị kia đến ít nhất là 10. 000 năm Trc CN, nhiều nữa là 40. 000 năm. Cho nên các vị muốn nói gì là chuyện của các vị. Còn tôi chỉ lấy từ mốc 700 năm Trc CN đó trở xuống. Do đó, nếu giả thuyết quan điểm của các học giả trong bài chia sẻ trên đây là đúng thì nó không thể chứng minh là tôi sai. Hoặc ngược lại nếu tôi đúng thì cũng không có nghĩa các học giả nói trên là sai. Chính vì khoảng cách thời gian ít nhất là 7.300 năm - nếu tính mốc 10.000 năm. Hoặc 39. 300 năm, nếu tính mốc 40.000 năm so với quan điểm của tôi (Hiện mốc thời gian này còn đang là sự tranh cãi. Hiện đang có giả thuyết lên tới 100. 000 năm). Do đó, tôi xác định rằng: Không hề có mâu thuẫn cần phải tranh luận, để làm sáng tỏ. Hay nói rõ hơn, vấn để Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến mà tôi chứng minh, không dây dưa gì đến quan điểm "loài người có nguồn gốc từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á". Tôi không cần phải chứng minh quan điểm của các học giả trong bài viết trên đây là sai. Tôi thí dụ như thế này: Kha Luân Bố dẫn đầu đoàn người Âu châu đầu tiên khám phá ra châu Mỹ vào thế kỷ XV BC. Sau đó là làn sóng người châu Âu ồ ạt tới định cư ở châu Mỹ. Vào đầu thế kỷ XXI, có một số người da trắng ở châu Mỹ về định cư ở châu Âu. Không thể nói rằng: người da trắng từ châu Âu chinh phục châu Mỹ vào thế kỷ XV là đúng thì người da trắng về châu Âu ở thế kỷ XXI sai. Hai sự kiện không liên quan đến nhau. Chính vì mốc thời gian khác nhau vậy. Mặc dù quan điểm là như vậy và tôi đã phân tích. Nhưng, nếu các nhà nghiên cứu ủng hộ học thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi", khăng khăng cho họ là đã đưa một giả thuyết đúng và nhất định tôi phải sai, thì tôi sẽ không từ chối tranh luận. Và - như tôi đã nhiều lần công khai trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, rằng: Thiên Sứ tôi chứng minh: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, hoàn toàn nhân danh khoa học với tất cả những khái niệm hợp lý mà thế giới khoa học có thể nghĩ ra về khái niệm "khoa học". Nhưng để phản biện Thiên Sứ và phủ nhận luận điểm của Thiên Sứ tôi, những nhà nghiên cứu đầu bảng của nền văn minh hiện nay, có thể dùng phương pháp luận của toàn bộ tri thức hình thành trong lịch sử của nền văn minh hiện nay mà nhân loại nhận thức được. Tức là bao gồm cả tôn giáo, tín ngưỡng, mọi trường phái triết học, kể cả mỹ học, lịch sử văn hóa, khoa học...vv....để chỉ ra tôi đã sai. Và nếu tôi không thể biện minh được trước những luận cứ của họ, thì tôi sẽ chấp nhận sai khi chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Đây không phải là sự kiêu ngạo và thách đố với toàn thể tri thức trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà vì là tôi đã xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do đó, nó sẽ có trách nhiệm biện minh trước tất cả những lý thuyết khoa học và phi khoa học đã tồn tại trong lịch sử nền văn minh này. Xin cảm ơn sự quan tâm.
    1 like
  5. Cho dù có nhìn tới giây "O" của vũ trụ thì họ cũng sẽ chẳng nhìn thấy gì cả. Lời khuyên chân thành nhất của Thiên Sứ tôi là các vị hãy làm sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Sau đó, chúng ta sẽ ngồi với nhau để bàn về phần còn lại của vũ trụ, ngoài những cái mà những nhà khoa học đầu bảng đã "nhìn thấy". Nhưng tôi nhắc lại giới hạn thời gian là ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch sẽ là mốc để quyết định điều này.
    1 like
  6. Thiên Sứ tôi ứng dụng sóng hấp dẫn đến từng chi tiết trong Địa Lý Lạc Việt. Nhưng nói sớm quá nó lại không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, chỉ có thể phát biểu chung chung về "Quy luật vận động và tương tác trong vũ trụ". Nhưng khi cái "cơ sở khoa học" phát hiện ra "sóng hấp dẫn" thì té ra nó sử dụng đến từng chi tiết trong Lý học Đông phương. Bởi vậy, vớ vẩn cả.
    1 like
  7. Bị lên án vì giết cá heo, người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước của tôi” Rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình. Từ câu chuyện của một nhà bảo vệ động vật Ngôi sao của một bộ phim tài liệu về hoạt động tàn sát cá heo tại Nhật đã bị trục xuất về Mỹ mới đây. Quan chức Cục Xuất nhập cảnh Nhật đã tạm giữ ông trong 2 tuần và ban hành lệnh cấm ông trở lại Nhật. Trong quá trình bị tạm giữ, ông đã sụt cân rất nhiều, sức khỏe suy yếu đi trông thấy. Khi được hỏi, nhà hoạt động bảo vệ cá heo, ông Ric O’Barry, cho biết ông quyết tâm sẽ trở lại Nhật và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ loài cá heo. Nói chuyện với phóng viên trước khi lên máy bay, ông tuyên bố: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục trở lại Nhật để theo đuổi những gì mà tôi cho là đúng. Việc đưa tôi ra khỏi nước Nhật không làm thay đổi quan điểm của tôi.” Ông O’Barry từng là cố vấn quan trọng cho bộ phim “The Cove” từng được giành giải Oscar cho với danh hiệu bộ phim tài liệu hay nhất. Trong phim đó, hàng trăm con cá heo đã bị truy đuổi đến một khu vịnh đặc biệt gần Taiji, Nhật và bị tàn sát đến chết, nước cả một khu vực rộng lớn nhuộm đỏ màu máu. Là một cựu huấn luyện viên cá heo giàu kinh nghiệm, ông hiểu rất rõ về loài động vật này, ông thường xuyên đến Taiji. Ông O’Barry hiện đang quản lý dự án bảo vệ cá heo của riêng mình, dự án có mục tiêu bảo vệ loài cá heo trên khắp thế giới. Ông đã làm việc với những người Nhật làm nghề săn cá heo trong suốt nhiều năm qua để thuyết phục họ chuyển sang các loại hình kinh doanh khác ví như kinh doanh dịch vụ lặn biển hay làm xiếc cá heo. Người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước chúng tôi” Và người Nhật nói gì? Ngay sau vụ việc trên, rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình. Nhà báo Matt Gabriel tại Nagasaki nói: “Một quyết định hoàn toàn đúng đắn của chính phủ Nhật. Chúng tôi không cần những kiểu người như thế này đến đất nước chúng tôi để dạy chúng tôi phải cư xử thế nào, phải thay đổi truyền thống của mình ra sao.” Bà Kazuko Fujita, công chức ở Tokyo, khẳng định rằng vụ việc ông Ric O’Barry bị yêu cầu rời khỏi Nhật không liên quan gì đến tự do ngôn luận, bởi theo bà, những người phương Tây chỉ trích Nhật cần nhìn lại chính những gì họ đã và đang làm. Người Nhật chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích người phương Tây vì giết mổ gia cầm hay bò, lợn; bất kỳ loài động vật nào cũng có linh hồn, vì thế việc người Nhật giết một con cá heo cũng chẳng khác gì việc người Mỹ giết một con bò hay gà, lợn. Có thể người Nhật rất bảo thủ. Tuy nhiên, ngay cả với lý do bảo vệ loài cá heo, chính nhiều người phương Tây cũng không ủng hộ cách làm của ông Ric O’Barry. Kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ Trent Bruch nói: “Chắc chắn ông O’Barry sẽ chẳng bao giờ làm một bộ phim tài liệu tương tự về tình trạng thảm sát cá heo tương tự tại đảo Faroe bởi những người da trắng thường chia sẻ suy nghĩ rằng họ chung một chiến tuyến. Trên thế giới còn biết bao nhiêu nước giết hại loài cá heo như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng tại sao ông O’Barry không làm?” Rất nhiều nước trên thế giới đều có những phong tục dã man khác nhau Thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia và mỗi quốc gia có cách đối xử khác nhau đối với các loài động vật, có những con vật được đất nước này trân quý nhưng với nước khác chúng cũng chỉ là động vật bình thường. Sẽ là không hợp lý nếu lấy quan điểm sống của nước mình áp đặt lên nước khác, phản đối truyền thống phong tục của người mang quốc tịch khác mình. Ở Mông Cổ, người nước này rút xương và ruột của con bò hay cừu qua đường cổ họng sau đó nhét đá nóng cháy vào cũng qua đường này để thịt của con vật được chín từ trong ra ngoài. Người Peru thì nổi tiếng với món sinh tố ếch, người ta lột da con ếch rồi cho nó vào máy xay sinh tố khi nó còn đang sống nguyên cùng với một số loại gia vị khác để làm thành món sinh tố yêu thích. Món ăn ếch sống cũng không phải riêng người Peru mới có, ở một số vùng của nước Nhật người ta cũng ăn món ếch sống theo một cách mà người nước ngoài nhìn vào hẳn thấy rất kinh dị. Đó là người Nhật rửa sạch một con ếch sống, sau đó bổ đôi giữa lưng con vật, họ cho con vật bổ đôi vào bát, rắc gia vị lên rồi cho vào mồm nhai sống từng nửa một. Cá nhân người viết từng thấy rợn người khi mà người ta cho con ếch vào mồm, mắt nó vẫn mở trợn trừng và bởi nó bị chặt nhanh quá, dây thần kinh của nhiều bộ phận chân tay chưa chết hẳn, nó vẫn còn đủ khả năng giẫy vùng vẫy trong miệng người nhai để mong thoát thân. Trong các phong tục, lễ hội đấu bò tót của Tây Ban Nha cũng không kém phần dã man khi chạy đua cùng với người dân và khách du lịch thì hai chú bò tót bị giết chết ngay trước mắt hàng nghìn khán giả đang reo hò cổ vũ. Đó là một lễ hội đã có truyền thống rất lâu đời của Tây Ban Nha và nó mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho kinh tế Tây Ban Nha. Nếu một người xa lạ nhìn vào, đó chắc chắn là những hành động hêt sức dã man. Tuy nhiên, là một người trong cuộc, người dân chỉ đơn giản nhìn nó như những phong tục truyền thống của mình. Nó cũng giống như việc bạn sang Ấn Độ và yêu cầu họ phải ăn thịt bò, bạn sang Mỹ yêu cầu họ đừng giết lợn, sang Pháp bảo họ đừng ăn gan ngỗng nữa vi để làm ra món gan ngỗng thì họ đã đối xử với con vật đó vô cùng tàn tệ trong lúc nuôi. Tại sao người Việt không thế? Vòng quanh thế giới, quay lại Việt Nam, ta có thể có cái nhìn khác hơn về câu chuyện chém lợn ở làng Ném Thượng. Các tổ chức bảo vệ động vật rồi không ít người Việt chỉ trích đây là hành động bạo lực. Dưới những áp lực từ chính quyền, dư luận, lễ chém lợn năm nay phải tổ chức trong bạt kín, thay vì tổ chức lộ thiên cho bà con chứng kiến như mọi năm. Tuy nhiên, nếu ai đó lập luận rằng nó khiến làm tăng tình trạng bạo lực, vậy có ai thống kê được rằng tỷ lệ bạo lực hay tội phạm ở làng Ném Thượng cao nhất, cao nhì tại Việt Nam hay không? Nếu tìm hiểu, có thể thấy văn hóa truyền thống của làng lại bắt nguồn từ một câu chuyện ý nghĩa với nguồn gốc rõ ràng. Những người dân trong làng đều trân trọng truyền thống này, có chăng, chỉ có những "kẻ ngoài cuộc" ít hiểu biết về truyền thống, mới mạnh miệng lên án hay chạy theo phong trào. Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa người Việt với người Tây Ban Nha, người Chi Lê hay người Nhật Bản. Ở những quốc gia kia, họ hiểu rõ ý nghĩa của công việc mình đang làm. Không phải cứ họ đến từ những nước “nhà giàu” thì làm gì cũng hay, một bản lĩnh và nền tảng kiến thức để bảo vệ cho truyền thống dân tộc trước sức ép của những người nước ngoài với nền tảng văn hóa và truyền thống khác chúng ta là điều hoàn toàn cần thiết. Ngọc Thúy Theo Trí Thức Trẻ http://cafebiz.vn/life-style/bi-len-an-vi-giet-ca-heo-nguoi-nhat-tra-loi-hay-bien-khoi-dat-nuoc-cua-toi-20160215094512151.chn ====================================== Trích: Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy. Đúng, vì không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời nên mới phát sinh tâm lý vọng ngoại. Nhưng cái quan trọng là phải hiểu đúng giá trị văn hóa truyền thống của gần 5000 năm văn hiến.
    1 like