-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/02/2016 in Bài viết
-
CỘI NGUỒN VIỆT SỬ VÀ VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG - VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA Trên web Văn Việt đã đưa ra một vấn đề như sau: Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi chia sẻ lại một lần nữa bài này lên đây, để nói rõ hơn quan điểm của tôi về vấn đề người Bách Việt - còn gọi là Lạc Việt - thuộc quốc gia Văn Lang xưa, dưới sự trị vì của các vua Hùng, ở Nam Dương tử - đã di cư xuống phía Nam, do sự bành trướng của các tộc ở phương Bắc vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Và tôi xác định rằng: Quan điểm này của tôi ko hề mâu thuẫn gì với giả thuyết của các nhà nghiên cứu (trong bài viết chia sẻ trên đây), đã có quan điểm ngược lại, rồi từ đó đặt vấn đề cần tranh luận để làm sáng tỏ sự mâu thuẫn giữa hai quan điểm này. Vấn đề chỉ đơn giản là: quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc loài người từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á và từ đó ngược lên phía Bắc.....Quan điểm này xác định thời điểm rất xa so với sự di cư của Việt tộc - theo quan điểm của tôi, là khoảng 700 năm Trc CN. Còn của các vị kia đến ít nhất là 10. 000 năm Trc CN, nhiều nữa là 40. 000 năm. Cho nên các vị muốn nói gì là chuyện của các vị. Còn tôi chỉ lấy từ mốc 700 năm Trc CN đó trở xuống. Do đó, nếu giả thuyết quan điểm của các học giả trong bài chia sẻ trên đây là đúng thì nó không thể chứng minh là tôi sai. Hoặc ngược lại nếu tôi đúng thì cũng không có nghĩa các học giả nói trên là sai. Chính vì khoảng cách thời gian ít nhất là 7.300 năm - nếu tính mốc 10.000 năm. Hoặc 39. 300 năm, nếu tính mốc 40.000 năm so với quan điểm của tôi (Hiện mốc thời gian này còn đang là sự tranh cãi. Hiện đang có giả thuyết lên tới 100. 000 năm). Do đó, tôi xác định rằng: Không hề có mâu thuẫn cần phải tranh luận, để làm sáng tỏ. Hay nói rõ hơn, vấn để Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến mà tôi chứng minh, không dây dưa gì đến quan điểm "loài người có nguồn gốc từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á". Tôi không cần phải chứng minh quan điểm của các học giả trong bài viết trên đây là sai. Tôi thí dụ như thế này: Kha Luân Bố dẫn đầu đoàn người Âu châu đầu tiên khám phá ra châu Mỹ vào thế kỷ XV BC. Sau đó là làn sóng người châu Âu ồ ạt tới định cư ở châu Mỹ. Vào đầu thế kỷ XXI, có một số người da trắng ở châu Mỹ về định cư ở châu Âu. Không thể nói rằng: người da trắng từ châu Âu chinh phục châu Mỹ vào thế kỷ XV là đúng thì người da trắng về châu Âu ở thế kỷ XXI sai. Hai sự kiện không liên quan đến nhau. Chính vì mốc thời gian khác nhau vậy. Mặc dù quan điểm là như vậy và tôi đã phân tích. Nhưng, nếu các nhà nghiên cứu ủng hộ học thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi", khăng khăng cho họ là đã đưa một giả thuyết đúng và nhất định tôi phải sai, thì tôi sẽ không từ chối tranh luận. Và - như tôi đã nhiều lần công khai trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, rằng: Thiên Sứ tôi chứng minh: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, hoàn toàn nhân danh khoa học với tất cả những khái niệm hợp lý mà thế giới khoa học có thể nghĩ ra về khái niệm "khoa học". Nhưng để phản biện Thiên Sứ và phủ nhận luận điểm của Thiên Sứ tôi, những nhà nghiên cứu đầu bảng của nền văn minh hiện nay, có thể dùng phương pháp luận của toàn bộ tri thức hình thành trong lịch sử của nền văn minh hiện nay mà nhân loại nhận thức được. Tức là bao gồm cả tôn giáo, tín ngưỡng, mọi trường phái triết học, kể cả mỹ học, lịch sử văn hóa, khoa học...vv....để chỉ ra tôi đã sai. Và nếu tôi không thể biện minh được trước những luận cứ của họ, thì tôi sẽ chấp nhận sai khi chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Đây không phải là sự kiêu ngạo và thách đố với toàn thể tri thức trong lịch sử văn minh nhân loại. Mà vì là tôi đã xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do đó, nó sẽ có trách nhiệm biện minh trước tất cả những lý thuyết khoa học và phi khoa học đã tồn tại trong lịch sử nền văn minh này. Xin cảm ơn sự quan tâm.4 likes
-
Tại Washington, Ngoại trưởng Trung Quốc đòi Mỹ giải thích về tên lửa THAAD Thứ sáu, 26/02/2016 - 07:55 Dân trí Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 25/2 đã bày tỏ lo ngại về tầm xa của một radar loại mạnh mà Mỹ có thể triển khai tại Hàn Quốc cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến THAAD, và nói rằng Washington nên giải thích về kế hoạch của mình. >> Hàn Quốc thẳng thừng bác cảnh báo của Trung Quốc về tên lửa Mỹ Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Washington ngày 23/2 (Ảnh: AFP) Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, ông Vương nói Trung Quốc vẫn lo ngại rằng radar băng X sẽ được triển khai cùng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo có tầm xa vượt qua bán đảo Triều Tiên và vào bên trong Trung Quốc. Vì vậy, ông vương nói rằng nó có thể gây nguy hiểm cho “các lợi ích quốc gia hợp pháp của Trung Quốc”. Ông Vương nói quyết định cuối cùng tùy thuộc vào Hàn Quốc, và Trung Quốc hiểu nguyện vọng của Mỹ và Hàn Quốc nhằm bảo vệ quốc gia của họ. Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đã kêu ra những lo ngại của họ về các khả năng của hệ thống mà Mỹ cần giải thích. “Chúng tôi tin rằng các lo ngại an ninh hợp pháp của Trung Quốc phải được xem xét. Trung Quốc cần được cung cấp lời giải thích”, ông Vương lớn tiếng. Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng này đã nhất trí khởi động đàm phán về việc triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng do các khả năng vũ khí của Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa tầm xa hôm 7/2. Một quan chức quốc phòng cho biết các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành vào tuần tới. Đô đốc Mỹ: Sự can thiệp của Trung Quốc rất vô lý Trong khi đó tại Lầu Năm Góc, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hay nếu Trung Quốc muốn ngăn cản việc xem xét triển khai hệ thống THAAD thì Bắc Kinh nên gia tăng sức ép lên Triều Tiên. “Sự can thiệp của Trung Quốc trong một quyết định của hai đối tác đồng minh, Mỹ và Hàn Quốc, là hết sức vô lý, đặc biệt là khi THAAD không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc”, ông Harris phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc. “Nếu Trung Quốc muốn gây nhiều sức ép lên ai đó để ngăn cản THAAD được triển khai tới Hàn Quốc thì họ nên gia tăng ảnh hưởng đó lên Triều Tiên”, ông Harris nhấn mạnh. An Bình ====================== Thấy ngài đô đốc Hoa Kỳ nói đến sự vô lý, làm lão Gàn lại nhớ đến lời phát biểu công khai của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Bởi vậy, các quốc gia chơi luật rừng với nhau. Bắc Kinh không coi phán quyết của tòa án quốc tế về biển Đông là cái đinh gì cả. Bây giờ Hàn Mỹ triển khai THAAD trong lãnh thổ của người ta, Bắc Kinh lại đòi can thiệp. Hành vi của Bắc Kinh và quan điểm của giáo sư Trọng có nhiều điểm tương đồng. Nó còn tương đồng hơn khi Bắc Kinh đã từng là biểu tượng dọa ma lão Gàn khi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, phát biểu của giáo sư Trọng cũng có tác dụng tương tự. Quái nhỉ? Lão cũng cần nói thêm rằng: Giả sử Triều Tiên có 20 đơn vị vũ khí hạt nhân, thì nó cũng chẳng làm tăng thêm kho vũ khí hạt nhân so với đối thủ trong canh bạc cuối cùng của Hoa Kỳ là Trung Quốc lên bao nhiêu. Nhưng THHAD chính là "chất đổi" trong kế hoạch phòng thủ của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, còn Đài Loan, Nhật Bản và Phi Luật Tân, nếu mà cũng THHAD nữa thì canh bạc cuối cùng sắp đi đến hồi kết.3 likes
-
Trùm tình báo Mỹ: Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn Thứ năm, 25/02/2016 - 09:43 Dân trí Kỷ nguyên chính sách hạ thấp hoặc phủ nhận các thách thức chiến lược ngày càng gia tăng từ Trung Quốc dường như đang chấm dứt, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nhận định. >> Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra tại Biển Đông >> Mỹ kêu gọi Úc tiếp tục "thách thức" Trung Quốc tại Biển Đông Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper. (Ảnh: AP) Người đứng đầu cơ quan tình báo của Mỹ thừa nhận rằng hiện Trung Quốc đang gây mối đe dọa an ninh khu vực bằng những hành động thù địch. Các hoạt động này không chỉ giới hạn ở việc tăng cường sức mạnh hạt nhân chiến lược, lực lượng quân sự thông thường, mà còn mở rộng sang các hình thức cạnh tranh khác như các chiến dịch thông tin, tấn công mạng, hoạt động tình báo, chiến tranh phi truyền thống. Tại phiên điều trần trước Thượng vện Mỹ hôm 9/2, ông James Clapper cảnh báo, Trung Quốc và Nga đang thách thức quyền lực và sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực theo cách mà sẽ làm gia tăng cạnh tranh, đặc biệt là ở các tuyến đường biển quan trọng ở châu Á. Theo quan chức này, để tránh một cuộc chiến tranh súng đạn với Mỹ, Trung Quốc đang triển khai các loại hình xung đột ở cấp thấp khác. “Họ gần như chắc chắn sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ, thay vào đó sử dụng các hình thức cạnh tranh đối đầu ở mức độ thấp hơn, trong đó có việc sử dụng các bước đi kinh tế và ngoại giao, tuyên truyền, chiến tranh mạng và các hình thức gián tiếp khác nhằm xóa nhòa khoảng cách giữa hoạt động thời chiến với thời bình”, ông Clapper nói. Đây là lần đầu tiên, một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ đưa ra đánh giá công khai về quan hệ Mỹ-Trung đã vượt qua ngưỡng hòa hoãn, nhưng vẫn chưa đến mức chiến tranh. Trong phiên điều trần cách đây 1 năm, ông Calpper không hề đưa ra đánh giá về sự căng thẳng kiểu này trong quan hệ Mỹ-Trung. Tuy nhiên, ông không bình luận về việc liệu có sắp xảy ra một cuộc xung đột thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc hay không. Ông cho rằng, hai bên vẫn còn cơ hội hợp tác để cùng giải quyết các thách thức toàn cầu. Trong khi đó, tướng Vincent R. Stewart, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng tên lửa lớn nhất thế giới và tiếp tục ưu tiên phát triển tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để nâng cao khả năng đối phó với lực lượng của Mỹ hiện diện ở khu vực. Ông Stewart cũng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc tiếp tục triển khai các tên lửa đạn đạo chống hạm để nhằm vào các tàu sân bay của Mỹ. Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở châu Á thời gian gần đây có xu hướng leo thang do những hành động khiêu khích mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc hôm 14/2 đã đưa hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng bị tố cáo đang lắp đặt các radar cao tần trái phép trên các bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam. Mỹ đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng các hành động này của Trung Quốc là nhằm quân sự hóa Biển Đông. Nhằm thách thức các hoạt động tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, ngày 24/2 tuyên bố tàu chiến nước này sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ông cũng cho rằng, Mỹ nên nhanh chóng triển khai các tên lửa chống hạm đến các đây để đối phó với Trung Quốc. Mỹ hồi đầu tuần này cũng kêu gọi hải quân Úc cùng tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực. Minh Phương Tổng hợp ==================== Vượt ngưỡng hòa hoãn lâu rồi. Kể từ khi món tôm hùm Maine nấu sốt với nấm Đông cô được thực khách dùng hết, chỉ còn lại ít nước sốt dính trên đĩa và nhà bếp dọn đi sau Quốc yến ở Washington, thì ngưỡng hòa hoãn cũng đã được tiêu hóa. Chiến tranh là một khả năng đã được tính đến từ lâu, nhưng sự chuẩn bị cho chiến tranh bắt đầu lộ liễu hơn. Trong tương lai gần, Bắc Kinh sẽ có nhiều thủ đoạn để gây sức ép lên các nước láng giềng, nhằm hỗ trợ cho sự đối đầu của họ trước Hoa Kỳ.2 likes
-
1 like
-
Kỳ thú thịt heo Xung quanh con heo và thịt heo có vô số những điều kỳ thú mà những người ăn thịt heo suốt đời suốt kiếp như chúng ta không hề biết, nhiều điều có thể biết nhưng do nghĩ heo quéo là thứ quá tầm thường nên không để ý. Con vật không tầm thường Trước hết hãy nói về con heo. “Ngu như heo”, “bẩn như heo”, “đồ con lợn”, v.v… là những cụm từ mà người ta thường dùng để chửi bới. Chửi bới như vậy thật là hồ đồ, vì con heo không hề ngu, không hề bẩn, không hề xấu xa và tổ tiên ta cũng không chửi bới kiểu đó. Đây là ngôn từ của “Tây”, người Việt mới học đòi từ thời thực dân Pháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, con heo ít nhất chiếm hai vị trí trang trọng : Heo là 1 trong 12 con giáp gắn với số mệnh của khoảng 1/12 dân số; heo chiếm hẳn một dòng tranh dân gian độc đáo – tranh lợn. Tổ tiên ta có lý do để không coi heo là con vật tầm thường. Những tài liệu cổ xưa nhất cho thấy người Việt đã có mặt trên mảnh đất này từ gần 5000 năm trước và con vật đầu tiên được thuần hóa ở đây là con heo. Giống heo nguyên thủy đó hiện vẫn đang tồn tại, là giống heo cỏ ngày nay, còn được gọi là heo Móng Cái. Gọi như vậy là do Móng Cái là vùng đất đầu tiên mà tổ tiên ta đặt chân đến và là nơi đầu tiên những con heo được thuần hóa. Tổ tiên ta đã sớm phát hiện con heo có những khả năng và đức tính quý giá ít có con vật nào có được, nên người xưa không chỉ thuần dưỡng heo để làm thực phẩm mà còn thuần hóa heo làm vật nuôi trong nhà, thân thiện như con chó. Heo là vật nuôi duy nhất biết cách đi qua đầm lầy mà không rơi vào những chỗ sụt lún. Tổ tiên ta đi khai phá những vùng đất hoang vu, đã lấy heo làm “hướng đạo”. Đi theo chân heo là tuyệt đối an toàn. Heo là “khắc tinh” của các loài rắn độc, các loài chồn cáo. Chỗ nào có heo rắn không dám tới, chồn cáo không bén mãng lại gần. Heo là một trong những con vật có khả năng phát hiện động đất giỏi nhất, 10 con heo thì có tới 9 con có khả năng đó trong khi tỷ lệ này ở chó ít hơn. Heo còn có khả năng phát hiện sớm một số bệnh tật tiềm ẩn ở con người, như bệnh bối nhọt hoặc các bệnh phụ khoa. Khi chủ mang các bệnh trên, con heo sẽ khịt mũi hoặc rung hai chân, vểnh hai tai lên để báo hiệu. Đặc biệt, heo còn có khả năng phát hiện tính hung hãn đi đến cuồng sát của con người. Mỗi khi người lạ đến, nếu ai có tính đó heo sẽ xông vào cào cấu, cản trở để bảo vệ chủ. Với những khả năng đó, heo là một “vệ sĩ” tốt cho con người. Tất cả những khả năng của con heo và sự kỳ diệu của thịt heo đều được tổ tiên ta đúc kết, hiện còn ghi đầy đủ trong sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính”, là bộ sách y dược gia truyền của cung đình Nhà Nguyễn (sách hiện được lưu giữ tại gia đình ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố).Thời Pháp thuộc, bác sĩ Deniel, tổng giám đốc Đông Dương Y viện đã có nhiều khảo nghiệm chứng thực. "Con thuốc" Cùng với lúa gạo, thịt heo là thức ăn của người Việt từ thời thượng cổ. Có lẽ không có thức ăn gì hài hòa tương thích với cơ thể của dân ta như thịt heo. Y học hiện đại chứng minh rằng giữa cơ thể người với cơ thể heo giống nhau về cơ chế dung nạp và chắt lọc dinh dưỡng, về hô hấp, về tuần hoàn, bài tiết… Bởi vậy mà y học hiện đại sử dụng rất nhiều bộ phận của cơ thể heo để rắp nối, thay thế các bộ phận bị hư hỏng của cơ thể con người, nhất là màng ruột non, van trong động mạch chủ của tim, v.v… So với các con vật khác, các bộ phận của heo được sử dụng nhiều nhất trong phẫu thuật. Người Việt ta khi khỏe mạnh, thịt heo là món ăn hoàn hảo, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Khi đau ốm, thịt heo chính là thuốc. Một số sách báo Đông y gọi thịt heo là “Trư nhục”, các bộ phận của con heo cũng bắt đầu từ chữ “Trư” là không đúng. Đầu tiên, người Việt cũng như người Trung Quốc cổ đại, gọi heo là “Thạc thử”, nghĩa là con chuột lớn (nguyên nghĩa là con chuột già), sau đó gọi là “Thịnh thử”. Thịt heo gọi là “Thịnh nhục”. Đến thời Chiến Quốc mới gọi heo là “Trư”. Do vậy không thể nào tìm ra cái tên “Trư nhục” trong sách y dược cổ. Sách thuốc cổ cũng không gọi các bộ phận của con heo bắt đầu bằng “Thịnh”. Chẳng hạn, gan heo gọi là “vĩ dược”, bao tử heo gọi “Kinh dược”, thận heo gọi “Sinh vĩ dược”, da heo gọi “vệ dược”, phổi heo gọi “Tế vĩ dược”… Riêng phân heo gọi là “Thạc trung bạch” hoặc “Thịnh trung bạch”. (Cần lưu ý : Nếu nuôi heo theo phương pháp truyền thống thì phân heo không những không bẩn mà còn là chất liệu dùng để khử uế môi trường và chữa được chứng ngộ độc thức ăn, còn nuôi heo theo phương pháp công nghiệp thì phân heo không có tác dụng gì). Những tên gọi trên tuy chỉ ra dược lý của mỗi bộ phận con heo, song đây không phải là những vị thuốc riêng lẻ và tuyệt nhiên không có chuyện “ăn gì bổ nấy”. Ăn bộ phận nào của heo cũng tốt, nhưng tốt nhất là ăn “toàn tính”, trước hết ăn lòng, kế đến ăn thịt, giò, sườn … (riêng đối với thịt đầu, người ốm không nên ăn). Toàn thân con heo là một “con thuốc”, là “toa thuốc”, là nền tảng dinh dưỡng và kháng bệnh cho cơ thể con người. Dùng thịt heo (ở đây chỉ nói heo cỏ) làm thức ăn bình thường sẽ khiến cho sức khỏe bền vững, ngừa được bệnh trĩ (cả nội và ngoại), các bệnh về gan, thận, dạ dày, trực tràng… Ăn thịt heo thường xuyên cơ thể sẽ thăng hoa, khả năng tình dục được duy trì lâu bền, thậm chí đến 80 – 90 tuổi mà không cần đến bất cứ thứ thuốc nào. Đối với những người bị rối loạn sinh lý dẫn đến thiểu năng tình dục (cả nam lẫn nữ), việc đơn giản nhất là lấy thịt heo nấu với hạt bắp cùng câu kỷ, nhục thung dung, phục thần, viễn chí, thạch xương bồ. Tất cả bỏ vào ninh nhừ lên, ăn vào rất hữu hiệu. Nhiều người sợ tăng cân nên kiêng ăn thịt heo, nhất là thịt mỡ, đó là một sai lầm. Ngược lại, thịt heo cộng với hoài sơn, viễn chí, thạch xương bồ, bạch truật, sơn tra, hầm lên ăn sẽ làm cho thể trạng cân bằng, chống được béo phì. Cần lưu ý là chỉ có heo cỏ, nuôi theo cách của tổ tiên ta ngày xưa mới có những tác dụng nói trên. Heo công nghiệp do lai tạo trái tự nhiên cộng với ảnh hưởng của hóa chất trong thức ăn và dư lượng các thứ thuốc kháng sinh, tăng trọng… nên những tác dụng tốt cho sức khỏe còn rất ít. Một số món heo ngon và dễ làm Món heo khoái khẩu đầu tiên mà tổ tiên ta ăn là 3 món nướng : Trong nhà (hoặc trong hang động) là món nướng bằng lửa than. Ở ngoài trời thì nướng than – khói (nướng bằng cây lá). Khi có thời gian thì nướng lùi (nướng trong tro). Cách nướng thứ nhất để ăn bình thường. Cách thứ hai, ăn vào có thể ngừa được cách bệnh về thời khí, truyền nhiễm… Cách nướng thứ ba làm thịt lên men trong nhiệt, ăn bồi dưỡng sức khỏe. Dần dần, heo được người Việt chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú, kết hợp với các gia vị, rau lá. Thịt heo dễ chế biến với nhiều loại rau lá. Tuy nhiên không nên chế biến thịt heo với các loại rau màu thanh thiên (rau muống, xà lách) và cà chua, vì những loại rau quả này sẽ làm cho thịt heo không ngon và giảm tác dụng dinh dưỡng. Sau đây là 3 món heo dễ làm, có thể nhâm nhi trong ngày tết. HEO HẦM Khoai sọ (gọt vỏ), khoai lang (không gọt), đậu xanh, nếp, hạnh nhân đập dập, tất cả bỏ vào nồi nấu nhừ. Thit tươi (ở bất cứ bộ phận nào, tốt nhất có chân giò) chặt miếng to cho vào ninh chung. Ớt chín nguyên trái (khoảng 5 – 10 trái ớt xiêm cho 1 kg thịt) ngâm vào nước sôi cho trái ớt mềm, đổ bỏ nước, lấy muỗng chà trái ớt cho dập nát, cho nước vào lọc bỏ xác và hạt, chỉ lấy nước ớt cho vào nồi cùng với thịt. Khi thịt chín mềm, vớt ra ngâm trong rượu nếp nguyên chất. Ngâm khoảng từ 30 – 60 phút lấy ra cho lại vào nồi. Sau đó cho thêm : hành một bó (lấy cả lá, củ và rễ), tỏi một nắm (để nguyên củ) hoa đinh hương, hảo nhục quế (loại vỏ quế dày) vào, hầm tiếp. Trường hợp không có hoa đinh hương và hảo nhục quế thì có thể thay bằng một củ gừng to nướng chín, bóc vỏ rồi đập dập. Khi thịt mềm nhừ, nêm nước mắm và muối hột cho vừa ăn (không cho các thứ gia vị khác). HEO LUỘC KHỬ MỠ Thực ra thịt heo mà lấy mỡ đi thì ăn không tốt. Vì vậy, “khử mỡ” ở đây là làm vô hiệu hóa những “thặng dư” để khi ăn vào không thấy ngán hoặc không gây óc ách. Có nhiều cách luộc khử mỡ, từ thượng lưu nhất đến dân dã nhất. Ở đây xin giới thiệu một cách dễ thực hiện nhất nhưng ngon thì chẳng kém cách thượng lưu. Cách làm : Thịt heo ( bất cứ bộ phận nào, nhưng thịt luộc ngon nhất là thịt ba chỉ ở bụng) rửa sạch (rửa ngay sau khi mua về, không rửa trước khi luộc), cho vào nồi nước lã. Nước ớt (làm theo cách nói ở phần heo hầm). É ta, nhổ cả cây, rửa sạch. Vài trái chuối chát để nguyên trái, một ít nước vo gạo nếp. Tất cả cho vào nồi thịt, đun lửa luộc chín. Lưu ý thịt luộc vớt ra không nhúng vào nước lạnh mà để ráo trên lá chuối (lá chuối phải hơ nóng rồi mới rửa hoặc lau khô). Thịt xắt xong cũng để vào lá chuối trước khi cho vào đĩa. Luộc thịt kiểu này khử được 90% chất béo gây ngán. Lá chuối khiến thịt thơm ngon hơn. Nước chấm : Ngò rí (nguyên cây, cả rễ), tỏi, hơ trên lửa cho thật nóng, giã nhuyễn cho vào nước mắm ngon, thêm một ít nước ớt và nước cam giấy. LÒNG THẢ Trước khi mổ heo, cho một ít gạo vào nước nấu sẵn một nồi, gạo nở lúp búp. Một củ gừng lùi dưới tro lấy ra rửa sạch, đập dập bỏ vào nồi. Heo vừa mổ xong, lấy huyết ứ dọc theo xương sống đổ vào nồi. Lòng heo mỗi thứ lấy một ít, xắt ra, trộn chung, ướp hành tiêu nước mắm. Thơm ngon ấn tượng nhất là món phèo. Người làm heo phải biết bắt phèo đúng điệu. Bắt phèo đúng điệu không chỉ là lấy đúng giới hạn của ruột non mà còn giữ không làm vỡ những mạch máu nhỏ gấp trong thành ruột, những mạch máu này mà bị vỡ thì phèo không còn thơm ngon nữa. Tất cả phèo và lòng “thả” vào nồi, khoảng 5 phút sau là nhấc nồi cháo xuống, vớt bộ phèo ra xắt thành từng đoạn cho vào đĩa. Cháo lòng thả ăn thêm với rau hung lũi, hành ta và ngò rí. Nước chấm cho món phèo làm giống như nước chấm thịt luộc nói ở trên. HOÀNG HẢI VÂN (Bài đã đăng trên Thanh Niên Xuân Nhâm Thìn 2012)1 like
-
Thế trận không thể đảo ngược Ngọc Việt 24/02/16 10:50 Thảo luận (0) (GDVN) - Kinh tế Trung Quốc chưa phải, thậm chí là không phải sắp đi đến bờ vực của sự sụp đổ như nhiều người suy đoán, thông qua những thông tin không khả quan. Bóng dáng ngựa ô Không lãng phí nhân tài Nếu thực sự vì dân Truyền thông quốc tế trong những ngày gần đây liên tục đưa tin về sự kiện thép giá rẻ của Trung Quốc lũng đoạn thị trường EU, đưa ngành công nghiệp thép của EU rơi vào tình trạng khốn đốn. Điều đó cũng khiến cho hàng ngàn lao động trong lĩnh vực này bị mất việc do cắt giảm lao động của các nhà máy sản xuất thép. Những nhà sản xuất thép của EU đã yêu cầu lãnh đạo Ủy ban Châu Âu (EC) phải điều tra ngay việc, có hay không doanh nghiệp thép Trung Quốc bán phá giá, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này. "Chúng tôi muốn thấy Ủy ban Châu Âu đẩy nhanh quá trình điều tra. Chúng tôi muốn họ đưa ra biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn cơn lũ thép Trung Quốc”, ông Gareth Stace, Giám đốc Thương mại Hiệp hội Thép vương quốc Anh nói với BBC ngày 15/2. Còn người lao động làm việc trong ngành công nghiệp thép châu Âu đã biểu tình, yêu cầu EC phải nhanh chóng vào cuộc để cứu cuộc sống của họ. “Hàng ngàn công nhân ngành thép đã biểu tình tại Brussels kêu gọi hỗ trợ của EU đối với ngành công nghiệp đang ốm yếu. Hàng trăm công nhân từ Vương quốc Anh thể hiện những bức xúc yêu cầu Ủy ban Châu Âu mau giải quyết tình trạng thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường EU”, BBC đưa tin. Thép Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường EU. Ảnh: Reuters. Và lãnh đạo EC cũng đã nhanh chóng vào cuộc. "Chúng tôi không thể cho phép sự cạnh tranh không lành mạnh từ nhập khẩu giá rẻ một cách giả tạo để đe dọa ngành công nghiệp thép của EU. Chúng tôi xác định sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có thể để đảm bảo rằng, các đối tác thương mại của chúng tôi phải tuân thủ luật chơi", BBC dẫn lời Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstroem khẳng định. Tuy nhiên, theo cá nhân người viết thì việc EC điều tra và thực hiện biện pháp trừng phạt doanh nghiệp thép Trung Quốc là cực kỳ khó khăn. Bởi lẽ người Trung Quốc quá tinh vi nên không dễ dàng tìm ra sự bất hợp lý, bất hợp pháp của doanh nghiệp thép Trung Quốc trong việc xuất khẩu mặt hàng này vào EU, cho dù mục đích của họ có thể tạo ra cuộc chơi không lành mạnh. Không vi phạm luật chơi Có thể thấy, việc thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào EU không phải lãnh đạo EC không biết, không nhận ra. Chỉ có điều họ chưa tìm ra kế sách đối phó. Thực tế mặt hàng thép của Trung Quốc là thép giá rẻ, sản xuất hướng tới người tiêu dùng mua giá rẻ, chứ không hẳn là Trung Quốc bán giá rẻ để phá giá trên thị trường thép EU. Việc tìm ra chứng cứ chứng minh doanh nghiệp thép của Trung Quốc bán phá giá trên thị trường EU là không đơn giản chút nào. Bởi lẽ, khi tham gia vào thị trường thế giới, người Trung Quốc đã “biết phận mình” nên đảo ngược quy trình kinh tế và xác định hướng đi cho mình làm sao tránh “đụng hàng” và giảm tối đa sự cạnh tranh của đối thủ. Với phương châm như vậy, chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ Trung Quốc là hướng tới những quốc gia hay vũng lãnh thổ có thu nhập thấp hay trung bình. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc hướng tới những thị trường, những kênh thị trường có nhu cầu lớn về số lượng, nhưng thấp về giá cả. Và từ đó họ thiết kế quy trình sản xuất, đầu tư kỹ thuật phù hợp với nhu cầu đó. Biểu tình chống thép giá rẻ Trung Quốc tại Châu Âu. Ảnh: Reuters. Cá nhân người viết nhận định rằng, Trung Quốc đã quá xuất sắc trong xác định phân khúc thị trường thế giới – xác định được chính xác khách hàng mục tiêu của mình trong tương lai. Đó là những người có ý thích và chỉ có khả năng mua hàng giá rẻ. Trung Quốc đã thành công mỹ mãn và chiếm lĩnh thị trường hàng giá rẻ toàn cầu. Với việc xác định thị trường hàng giá rẻ là thị thị trường mục tiêu, người Trung Quốc đã định vị chuẩn xác thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường. Nói nôm na là hàng giá rẻ Trung Quốc đáp ứng được những thị hiếu nào, thỏa mãn được bao nhiêu phần trăm nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu. Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường thép EU, nhưng chủ yếu là kênh thị trường hàng giá rẻ - hàng bình dân. Dường như các doanh nghiệp thép của Trung Quốc không hướng tới lĩnh vực cơ khí chính xác hay những ngành công nghiệp sử dụng thép chất lượng cao. Trung Quốc nhường thị trường thép chất lượng cao cho đối thủ để tránh cạnh tranh. Với sự chính xác trong hoạch định phân khúc thị trường, chuẩn xác trong định vị thương hiệu sản phẩm, người Trung Quốc xây dựng giá thành sản xuất và lựa chọn phương pháp tiêu thụ sản phẩm nhằm hình thành nên giá thành tối thiểu - nền tảng cho giá bán rẻ. Có thể nói cả phần cứng lẫn phần mềm cấu thành giá trị sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc đều ở mức tối thiểu. Từ quy trình kỹ thuật, nguyên vật liệu sản xuất đến quảng bá sản phẩm…, doanh nghiệp Trung Quốc đều đưa chi phí về mức tối thiểu. Như vậy giá thành thấp thì giá bán rẻ là đương nhiên. Để khẳng định Trung Quốc phá giá thị trường thép châu Âu, việc mà EC phải chứng minh là thép Trung Quốc bán dưới giá thành tối thiểu. Nhưng điều đó quả thực không hề dễ dàng. Cho đến giờ này, EC vẫn chưa đưa ra giải pháp khả thi, ngoài những tuyên bố thể hiện sự quyết tâm của mình. "Chúng tôi đang xem xét về chi phí năng lượng, mua sắm công và khí thải công nghiệp để giúp ngành thép, nhưng đây là một vấn đề toàn cầu đòi nên hỏi một giải pháp toàn cầu", Bộ trưởng Kinh tế Anh Anna Soubry cho biết, theo BBC. Không thể vi phạm luật chơi Việc bảo vệ ngành thép cho EU là một trong những yêu cầu đặt ra cho lãnh đạo EC, nhưng họ không được phép vi phạm luật chơi – nghĩa là họ không thể dùng những biện pháp phi thị trường để giải quyết vấn đề, khi kinh tế EU vận hành theo cơ chế thị trường tự do. Do vậy, dù thép giá rẻ của Trung Quốc có bán thấp như thế nào cũng không thể ngăn chặn nếu không chứng minh được nó vi phạm luật. Những người đại diện cho ngành thép của EU trong khi gặp lãnh đạo EC đều cho rằng, thép Trung Quốc nhập vào EU tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh. Song họ không chỉ ra yếu tố nào khác ngoài giá rẻ, mà giá rẻ vì giá thành thấp nên không thể quy kết là cạnh tranh không lành mạnh và vi pham luật chơi. Thép giá rẻ Trung Quốc tràn ngập EU, nhưng có phải là sản phẩm của sự vi phạm luật chơi hay không – lãnh đạo EC phải tìm câu trả để cứu ngành thép của EU. Ảnh: BBC. Có thể thấy rằng, những nhà hoạch định chính sách kinh tế của EC đã chủ quan với việc đảo ngược quy trình kinh tế của Trung Quốc và hệ quả bây giờ là họ bị bất ngờ với kết quả của sự đảo ngược ấy. Hệ quả là ngành công nghiệp thép của EU bị đe dọa, người lao động trong lĩnh vực này mất việc làm, còn lãnh đạo EC thì phải giải một bài toán hết sức nan giải. Trung Quốc đã và đang nắm cả hai yếu tố quyết định đến thị trường thép giá rẻ toàn cầu là khối lượng và giá cả. Hiện nay, lượng thép của Trung Quốc đang dư thừa, một phần là do công suất lớn, một phần là do suy thoái và tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc nên lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước giảm. “Vào mùa hè năm 2015, giá trị đồng bảng Anh đạt mức cao nhất trong bảy năm - một trong những yếu tố làm cho mặt hàng thép của Anh đắt hơn. Trong khi đó giá thép thế giới đã giảm mạnh. Cùng với đó là suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, do nhu cầu tại thị trường nội địa đã bị đình trệ”, BBC bình luận. Tuy nhiên, việc sản xuất thép với sản lượng lớn, ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, chiếm lĩnh thậm chí lũng đoạn thị trường toàn cầu, có lẽ Trung Quốc còn hướng tới một mục tiêu khác, đó là dùng hàng hóa thay cho tiền tệ khi AIIB vận hành. Và đây là một trong những cách tính “lợi đơn lợi kép” của Bắc Kinh. Điều đó cho thấy, Bắc Kinh đã tính toán để đưa hàng loạt những nước khác bao gồm phần lớn thành viên EU tham gia AIIB chủ yếu là cung cấp vốn cho doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng mà không cần phải trả lãi suất vay. Còn với khách hàng của AIIB thì phải chấp nhận sự chi phối, thậm chí không chế của Bắc Kinh khi họ có cả tiền và hàng cho đối tác. Đây là một trong những đòn đau mà EU không thể lường trước đối với Bắc Kinh khi tham gia AIIB. Việc tìm biện pháp nhằm cứu ngành thép của EU không thể phạm luật cạnh tranh của thị trường tự do. Nhưng mặt khác, một phần cũng là do những lợi ích chồng chéo mà EU không thể tham bát bỏ mâm, vì chọn bảo vệ một lợi ích nhỏ để rồi ảnh hưởng đến những lợi ích lớn hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Như vậy, biện pháp cứu ngành thép EU khả dĩ nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép EU đối với thép Trung Quốc, chứ không chỉ là tìm cách chống lại nó bằng những công cụ phi kinh tế. Lãnh đạo EC không thể chỉ cứu nhà sản xuất, mà còn phải tính tới lợi ích của người tiêu dùng trong các biện pháp của mình. Nói tóm lại, ngành thép của EU sẽ phải chấp nhận thiệt hại khi thép Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường này nếu họ không đủ sức ngăn chặn, chứ không chỉ biết trông chờ vào cái phao pháp luật của lãnh đạo EC – bởi họ không thể vi phạm luật chơi. Lợi ích của người tiêu dùng phải được đảm bảo Phải thấy rằng, hàng thép giá rẻ của Trung Quốc xuất khẩu vào EU là có lợi cho người tiêu dùng châu Âu, khi nhu cầu của họ chỉ dừng lại ở chất lượng thép của Trung Quốc. Do đó không thể bảo vệ ngành sản xuất thép mà làm thiệt hại đối với người tiêu dùng EU. Vấn đề đã trở nên rất nan giải cho lãnh đạo EC. Nhu cầu hàng thép giá rẻ là nhu cầu thực tế nên dù bảo vệ nhà sản xuất thì cũng không được quên lợi ích của người tiều dùng. Ảnh: Internet. Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, nhu cầu hàng giá rẻ sẽ gia tăng mãi lực, cùng lúc đó là vấn nạn dân nhập cư tại Châu Âu hoành hành khiến cho nhu cầu hàng giá rẻ sẽ gia tăng đột biến. Dư luận thường nói nhiều đến việc người nhập cư sẽ chiếm mất việc làm của “công dân EU” mà chưa nói đến việc hình thành một kênh thị trường hàng giá rẻ bởi lực lượng “nghèo đói theo chuẩn châu Âu” này. Người Trung Quốc đã nhìn ra điều ấy và đã “đi tắt đón đầu” được xu thế này nên bây giờ họ là nhà cung cấp lớn nhất cho kênh thị trường này. Sẽ không chỉ là mặt hàng thép, sắp tới có thể là hàng loạt những mặt hàng giá rẻ khác của Trung Quốc sẽ tràn vào thị trường EU, đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giá rẻ. Dư luận phân tích nhiều đến hệ quả của việc tái cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc như kinh tế tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế co lại,…, nhưng lại không lưu ý đến những hệ quả khác của quá trình tái cơ cấu ấy, như sản lượng hàng hóa dư thừa do kinh tế suy giảm và do công suất thiết kế phục vụ cơ cấu kinh tế trước đây của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng hóa dạng tư liệu sản xuất của Trung Quốc như thép, xi măng chẳng hạn, làm cho thị trường toàn cầu dư thừa và ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, chính tình hình đó đã khiến cho người tiêu dùng được hưởng lợi. Khi đã nghiên cứu kỹ để tham gia cuộc chơi không phạm luật, khi biết chắc đối thủ không thể phạm luật chơi, khi biết hàng hóa của mình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng sở tại, Trung Quốc đã dốc toàn lực vào thị trường hàng giá rẻ. Xuất khẩu thép giá rẻ vào EU là một trong những cuộc chơi đầy toan tính của họ .Nó khiến Trung Quốc chiến thắng đối thủ trong một thế trận không thể đảo ngược. Tình hình thép giá rẻ Trung Quốc lũng đoạn tại EU cũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho ngành thép của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 2015, Công ty cổ phần Thép Hoà Phát (HPG) cùng với Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Việt Ý đã đề xuất tăng thuế nhập khẩu lên 45% với phôi thép và 33% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải còn cho biết, Việt Nam có thể sử dụng những công cụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép để ngăn chặn được dòng thép nhập khẩu này, khi việc nhập khẩu gia tăng đột biến, và nhập khẩu gia tăng đột biến đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trong nước, theo VOV. Tuy nhiên theo cá nhân người viết, dù có áp dụng biện pháp tự vệ nào cũng không phải là kế sách lâu dài và bền vững. Bởi lẽ một mặt nó ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, mặt khác nó khiến cho hệ thống doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh và cũng không thể bảo hộ mãi được. Điều quan trọng tạo cơ chế để giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình với sản phẩm ưu việt để có chỗ đứng trên thị trường. Qua việc thép Trung Quốc hoành hành thị trường EU, có thể thấy rằng kinh tế Trung Quốc chưa phải, thậm chí là không phải sắp đi đến bờ vực của sự sụp đổ như nhiều người suy đoán, thông qua những thông tin không khả quan về nền kinh tế nước này. Chính phủ Trung Quốc, hệ thống doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc đã chuẩn bị những công cụ và phương tiện để thực hiện những toan tính đầy tham vọng của họ. Ngọc Việt ========================== Trong "Lời tiên tri Bính Thân 2016", lão Gàn đã xác định rằng: "Nền kinh tế Trung Quốc chưa thể sụp đổ trong năm nay, mặc dù những biểu hiện suy thoái đã xuất hiện" và rằng: "Kinh tế Châu Âu năm nay sẽ suy thoái nặng nề, nhưng chưa đến mức làm EU tan rã". Đại ý vậy. Bởi vậy, bài viết này của tác giả Ngọc Việt chỉ là sự phản ánh cụ thể và chi tiết hơn cho "Lời tiên tri" của lão Gàn mà thôi. Nếu cho rằng Bắc Kinh sẽ thành công trong việc trụ vững trong một nền kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng này thì tôi có thể xác định luôn rằng: Chỉ sang năm, mọi người sẽ thấy Trung Quốc khủng khoảng nặng nề như thế nào. Nhanh thì cuối năm nay. Phán trước một năm để những ai làm ăn với Tàu thì liệu cơm mà gắp xì dầu.1 like
-
Mỹ tính kéo pháo đến Biển Đông tìm nơi triển khai chống bành trướng Hồng Thủy 24/02/16 07:10 Thảo luận (2) (GDVN) - Triển khai pháo binh di động của Mỹ ở Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác của các đồng minh và đối tác trong khu vực. Trung Quốc kéo chiến đấu cơ phi pháp ra Hoàng Sa trợ uy Vương Nghị Liên Hợp Quốc cần hành động ngăn bành trướng, chiến tranh ở Biển Đông Báo đảng Trung Quốc: Có khả năng kéo Su-35 ra "tuần tra" Biển Đông Báo Nga Sputnik News ngày 24/2 đưa tin, với những căng thẳng mới đang leo thang trên Biển Đông, quân đội Mỹ đang thảo luận khả năng điều động các đơn vị pháo binh di động đến khu vực này. Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục khẳng định, chính phủ của ông sẽ tiếp tục thách thức các yêu sách quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hình minh họa, nguồn: Youtube. Theo một quan chức cấp cao quân đội Mỹ xin giấu tên, Washington có thể sẽ sớm triển khai pháo binh di động thường được sử dụng trong các chiến dịch tấn công đến Biển Đông. "Chúng tôi có thể sử dụng pháo binh và các loại vũ khí để loại bỏ những mối đe dọa một khi ai đó cố gắng đánh chúng tôi từ trên không ở khoảng cách xa bằng cách sử dụng tên lửa và tên lửa hành trình", quan chức này nói. Kế hoạch triển khai pháo binh di động của Mỹ ở Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác của các đồng minh và đối tác trong khu vực, những nước sẽ phải chấp nhận sự hiện diện của vũ khí Hoa Kỳ. "Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội và lựa chọn chúng tôi mà trước đây đã không có, với các hệ thống phòng thủ di động và khả năng tấn công", quan chức này bình luận. Vẫn mang theo hiềm khích "không đội trời chung" với Hoa Kỳ, Sputnik News bình luận một cách phiến diện: "Nếu được phê duyệt, việc triển khai vũ khí của Washington sẽ tiếp tục là một hình xâm lược mới của Mỹ ở Biển Đông. Washington đã tiến hành tập trận chung với các đồng minh trong khu vực như một cuộc biểu dương lực lượng chống lại Trung Quốc." Còn một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, xây dựng phi pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam mà Hoa Kỳ tuần tra tự do hàng hải vừa qua thì Sputnik News lại khiến người đọc ngộ nhận khi gọi nó là "của Trung Quốc". Hồng Thủy ========================== Nếu chiến tranh nổ ra thì loại pháo mà Hoa Kỳ dự định đem tới biển Đông, chỉ để giải quyết trung cuộc, hoặc nó giống như những đường võ chào sới của các võ sĩ trên đấu trường. Để xử lý mấy cái đảo Bắc Kinh xây trái phép ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần dùng tới mấy khẩu pháo này. Bởi vậy, nó mang tính răn đe và cảnh báo Bắc Kinh nhiều hơn. Từ lâu tôi đã nói rằng: Nếu Hoa Kỳ chỉ giới hạn cho máy bay và tàu chiến tuần tra ở biển Đông và Bắc Kinh cứ kịch liệt phản đối thì cuối cùng cũng chỉ tốn dầu và chẳng được tích sự gì. Cuộc gặp của hai vị bộ trường ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa rồi đã xác định chuyện này: Bắc Kinh không hề nhân nhượng. Quay trở lại với những khẩu pháo. Lão Gàn đặt một giả thuyết rằng: Tất cả các nước ASEAN đều đặt pháo của Hoa Kỳ thì điều này cũng không phải là biện pháp cuối cùng để Trung Quốc xuống thang. Đấy là một giả thuyết thuận lợi nhất cho ý định của Hoa Kỳ. Huống chi giả thuyết này không thể xảy ra một cách hoàn hảo. Bởi vì, ngay cả khi Hoa Kỳ cam kết bảo vệ những quốc gia đặt pháo của Hoa Kỳ sẽ được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt quốc phòng, thì cũng không phải tất cả các quốc gia trong ASEAN đều thực hiện điều này. Dù họ không chống lại Hoa Kỳ, thậm chí ủng hộ về mặt ngoại giao. Cho nên, không phải tất cả các nước ASEAN sẽ đặt pháo của Hoa Kỳ trên đất nước của họ. Ngoại trừ những quốc gia đồng minh của Hoa kỳ và đã được Hoa Kỳ bảo vệ khi chiến tranh xảy ra, thí dụ như Nam Hàn, hoặc Phi Luật Tân. Nhưng ý định mang pháo tới đặt ở Đông Nam Á, sẽ có tác dụng răn đe mạnh mẽ và mọi vấn đề sẽ tiếp tục leo thang trên biển Đông, cho đến khi nó đủ độ nóng và với một vài yếu tố liên quan khác, nó sẽ bùng nổ thành một cuộc chiến toàn diện và khá khốc liệt. Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh. "Không có chiến tranh thế giới thứ III xảy ra theo cách hiểu là hai phe đánh nhau, như hai cuộc đại chiến thế giới trước đây. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn". Lão Gàn phát biểu điều này đã lâu và nhắc lại lần này. Sau ngày mùng 10 tháng Ba Bính Thân Việt lịch, topic này sẽ không có sự tham gia của lão Gàn.1 like
-
======================== Trước khi cuộc họp Thượng đỉnh Trung Mỹ diễn ra, bà cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Raice đã phát biểu: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Hay điều tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương". Khi cuộc họp thượng đỉnh Trung Mỹ ở Wasington thất bại, nó đã khép lại tất cả khả năng ngoại giao trên thực tế. Những cố gắng như cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ ASEAN, hoặc cuộc gặp ngoại trưởng Trung Mỹ lần này, thực chất chỉ là những nước bạc đánh xuống, nhắm gây chú ý của dư luận quốc tế đến một sự đối đầu sẽ xảy ra giữa hai siêu cường Mỹ Trung. Nó hoàn toàn không có tác dụng thực tế với mục đích hóa giải những tham vọng của Trung Quốc. Nhưng nó có tác động rất lớn trong việc đánh động dư luận quốc tế về tham vọng bành trướng ở biển Đông. Và cuối cùng sẽ dẫn đến cái gì, khi cánh cửa ngoại giao đã hoàn toàn bế tắc trên thực tế? Đến lúc này không cần phải thông minh lắm cũng có thể có câu trả lời.1 like
-
2016 Bính Thân được thiên can hợp cha, mạng sinh cho mẹ, con sinh ra sẽ khá yếu về sức khỏe, nếu là con trai, con gái thì đỡ hơn. Hiện tại 4 tuổi trong nhà đang có cách cuộc khá ổn, nên cân nhắc thêm trước khi sinh.1 like
-
Tất nhiên, với một dd đàn lý học thì nói thể này sẽ không chính danh. Nhưng trước khi các cao nhân trên diễn đàn xem cho cô bé, lão muốn nói về kinh nghiệm sau khi tổng kết gần 50 năm cãi nhau với vợ, là thế này: Tất cả mọi nguyên nhân dẫn đến vợ chồng và các đôi tình nhân cãi nhau đều rất "lãng nhách như giẻ rách". Vấn đề là họ không thể nghĩ đến tính chất giẻ rách của nguyên nhân cãi nhau vào thời điểm xảy ra. Mà họ cứ nghĩ rằng họ đang bảo vệ chân lý. Ngày xưa cô ntpt và bác Hải Thiện Hà phán thế nào về cuộc tình này? Người yêu của cháu tuổi con gì?1 like