• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/02/2016 in Bài viết

  1. Hỏi thiệt này nhé, ông bố ruột của cháu gái có keo kiệt bủn sỉn về tiền bạc lắm không, mẹ của cháu gái thì ngược với với bố bé gái, da vẻ bên ngoài của cô bé hồng hào hay trắng, cô bé gái nầy tánh ăn xài se sua hay tính ki kop từng đồng ? Ông bố cô bé, trên tay chân bên phải có tật sẹo gì ? Mẹ cô bé có thường bệnh về dạ dầy bao tử ? Hồi lúc sanh ra bé gái tronng năm đó có tang ai trong gia đình gần bên cha mẹ ? Lúc nhỏ sinh ra khó nuôi hay dễ nuôi ?
    2 likes
  2. Cuộc chiến biên giới 17-2-1979: Mỹ-Trung đã mặc cả những gì? (Quan hệ quốc tế) - Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược ngày 17-2-1979, biết bao xương máu quân dân Việt Nam đã đổ xuống vì mưu đồ của những nước lớn. Vai trò của nước thứ 3 trong cuộc chiến 1979 Trung Quốc chuẩn bị Chiến tranh xâm lược 17-2-1979 như thế nào? Trung Quốc khởi xướng chiến tranh xâm lược Việt Nam …Đến giữa tháng 1-1979, hơn một phần tư quân đội thường trực của Trung Quốc đã được đưa đến biên giới Trung-Việt, với tổng cộng khoảng hơn 320.000 quân núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương, cùng với khoảng 30 vạn dân binh và lực lượng hỗ trợ hậu cần. Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “Biển người” này, Trung Quốc đã huy động tổng cộng tới 8 Quân đoàn và Tập đoàn quân tham gia tác chiến trực tiếp, một Tập đoàn quân được sử dụng làm lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng chi viện cho các hướng. Guồng máy khổng lồ hoạt động cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện. Từ trước đến nay, mọi người thường chỉ bàn về nguyên nhân Trung Quốc đánh Việt Nam là do Trung Quốc không đạt được mục đích chi phối đường lối đối ngoại của Việt Nam, lo ngại Việt Nam tự lực tự cường lớn mạnh, trở thành một quốc gia có ảnh hưởng bao trùm Đông Dương. Hai nữa là Trung Quốc muốn ngăn chặn ảnh hưởng quá lớn của Liên Xô với Việt Nam và Đông Nam Á, tránh bị vây ép từ 2 phía, đồng thời thử độ bền vững của Hiệp ước hợp tác toàn diện mà Việt Nam và Liên Xô mới ký năm 1978. Quân Trung Quốc bắn pháo phản lực sang lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra còn có những vấn đề khác như mâu thuẫn Việt Nam-Trung Quốc trong vấn đề người Hoa, xuất phát từ việc Việt Nam cải tạo tư sản ở miền Nam sau giải phóng và những khúc mắc không thể tháo gỡ về chủ quyền biên giới-hải đảo những thập niên 70-80 của thế kỷ trước. Ngày nay, với sức mạnh của truyền thông, hầu như ai trong số chúng ta cũng đã nhận thức rất rõ những “cái mất” của Trung Quốc sau cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979, nhưng cơ bản vẫn còn mơ hồ về những điều Bắc Kinh đạt được, hay nói cách khác, chỉ ra tính mục đích của họ khi tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Ban đầu, ý định xâm lược Việt Nam của Đặng Tiểu Bình vấp phải sự phản đối của phần lớn thành viên Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi tất cả đều nhận định Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) "không được chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh". Một số lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng hết sức hoài nghi, cho rằng quyết định tấn công Việt Nam, "đổ các nguồn tài nguyên khan hiếm trong giai đoạn hiện đại hóa mới cất bước vào một mục đích khác" là hành động không hợp lý. Một ổ hỏa lực của quân xâm lược Trung Quốc Giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc nói chung cho rằng PLA chưa phục hồi sau Đại cách mạng văn hóa (1966-1976), kỷ luật lỏng lẻo, huấn luyện yếu kém. Lần cuối cùng mà quân đội Trung Quốc "thực sự đánh trận" là chiến tranh biên giới với Ấn Độ năm 1962. Trong khi đó, quân đội Việt Nam được tôi luyện nhiều thập kỷ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do đó, có quan điểm lo sợ rằng nếu thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam có thể khiến Bắc Kinh bị "bẽ mặt" trong một thời gian rất dài. Một mối lo ngại khác mà các nhà quyết sách Trung Quốc nêu ra là khả năng quân đội hùng mạnh của Liên Xô sẽ can thiệp nếu PLA dám hành động càn rỡ. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình vẫn quyết định tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược này. Vì sao? Tại sao chúng ta lại phải đưa vấn đề “Đặng Tiểu Bình và cuộc chiến quyền lực” vào phần mục đích của Trung Quốc khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979? Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Một là: Quyết định xâm lược của Trung Quốc xuất phát từ phần lớn các quyết định cá nhân của Đặng Tiểu Bình, với mục đích thâu tóm quyền lực lãnh tụ tối cao từ tay Hoa Quốc Phong - nhà lãnh đạo thuộc trường phái thủ cựu, vẫn trung thành với lí luận của Mao Trạch Đông. Hai là: Cuộc chiến năm 1979 gắn liền với tư tưởng cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình được sự giúp đỡ đắc lực của Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là sự ngã giá của Bắc Kinh với Washington, đổi lấy 10 năm Mỹ hỗ trợ Trung Quốc cải cách và phát triển lớn mạnh. …tháng 10-1976, sau khi lãnh đạo xóa bỏ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Hoa Quốc Phong đã thâu tóm tất cả các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (Chủ tịch Đảng), Thủ tướng Quốc vụ viện và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hoa Quốc Phong đã trở thành vị lãnh đạo Trung Quốc duy nhất cùng lúc đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao của đảng, chính phủ và quân đội, kể từ năm 1949 và nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh (nhân vật số 2) và Phó Chủ tịch Đảng Uông Đông Hưng (nhân vật số 5). Ông Hoa Quốc Phong chính là người đã đề xướng phương châm “kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế” tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần 3 khóa XI (Tháng 12-1978), mở đường cho cuộc cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình cũng đang ấp ủ. Sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ XI (năm 1977), Đặng Tiểu Bình mới được phục chức (sau khi bị cách hết chức vụ vào đầu năm 1976) và chỉ là nhân vật lãnh đạo số 3 của Trung Quốc (sau Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh) và đang ấp ủ giấc mộng nắm quyền lãnh đạo để thay đổi Trung Quốc. Lúc đó Đặng Tiểu Bình nắm giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc, Phó Thủ tướng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của ông ta cũng được công bố tại Hội nghị TW 3 là chuyển ưu tiên quốc gia của Trung Quốc sang hiện đại hoá kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài, nhưng Đặng đi xa hơn Hoa là muốn “Cải cách, mở cửa” mà trọng tâm là bắt tay với Mỹ. Theo sách lược này, Hoa Kỳ được xem là tấm gương để học tập các ý tưởng và công nghệ tiên tiến, đồng thời là tấm gương thích hợp nhất về hiện đại hoá. Đặng tin rằng, nếu Bắc Kinh mở cửa với các nước khác nhưng cự tuyệt Wasghington thì chính sách mới sẽ không có hiệu quả. Do đó, muốn “Cải cách, mở cửa” có hiệu quả thì phải bắt tay với Mỹ, cắt đứt quan hệ với Khối Xã hội Chủ nghĩa. Hoa Quốc Phong (trái) và Đặng Tiểu Bình năm 1987. (Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo) Tư tưởng của Đặng Tiểu Bình cũng đã khởi đầu cho việc Trung Quốc quyết định chấm dứt Hiệp định Xô - Trung có thời hiệu 30 năm, về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14-2-1950, hết thời hiệu ngày 15-2-1979 và mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ (chính thức vào tháng 1-1979). Tuy nhiên, khi đó nhóm lãnh đạo cao nhất trong Trung ương ĐCSTQ của Hoa Quốc Phong vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận của Mao Trạch Đông. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với đường lối chính trị và chính sách kinh tế của họ Đặng. Trong bối cảnh có nhiều tư tưởng “chống đối”, nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức cực đoan để có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với “Cải cách, mở cửa”. Trải qua 3 lần mất chức, thậm chí phải đi cải tạo, Đặng Tiểu Bình hiểu rằng, muốn thực hiện giấc mộng lớn “Cải cách, mở cửa” thì phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Để xây dựng uy tín và thực quyền phải thông qua quân đội, cách nhanh nhất là gây chiến tranh. Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam xuất phát từ ý đồ thâu tóm quyền lực để thực hiện sách lược “Cải cách, mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, đồng thời cũng là lời tuyên cáo đoạn tuyệt với Khối xã hội Chủ nghĩa của Bắc kinh, tạo lòng tin với người Mỹ để Washington trợ giúp trong quá trình cải cách. Ngày 10-5-2010, Trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc đã có bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - Vân Nam. Bài phát biểu này cũng đã được một số tờ báo của Việt Nam trích dẫn đoạn nói lên những nhược điểm của Trung Quốc. Thế nhưng, trong bài nói chuyện này, tướng Lưu có nhấn mạnh rằng, đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 (Trung Quốc gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ”), ngay cả nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội của nước này cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa to lớn của cuộc chiến đó. Mở đầu đoạn nói về chiến tranh Trung-Việt 17-2-1979, ông Lưu phát biểu: “…khi ấy có người nói rằng, chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, những người hy sinh hiện nay được coi là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời: “Vẫn là liệt sĩ!”. Viên tướng Trung Quốc cho rằng, việc nước này tiến hành chiến tranh xâm lược năm 1979 phải nhìn nhận từ góc độ chính trị, bởi ý nghĩa nó nằm bên ngoài cuộc chiến. “Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ” - tướng Lưu nhận định. Sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường vào năm 1978, giữa tháng đó ông ta đi thăm Mỹ, sau khi 2 nước vừa bình thường hóa quan hệ vào ngày 1-1-1979. Và đến tháng 2-1979 thì Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam. Đối với Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến với Việt Nam phải nổ ra. Đặng Tiểu Bình bên cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong chuyến thăm Washington năm 1979 Lí do thứ nhất là Đặng Tiểu Bình cần thâu tóm quyền lực tuyệt đối để thuận lợi tiến hành “Cải cách, mở cửa” nên phải nắm quân đội thông qua một cuộc chiến tranh với nước ngoài được tuyên truyền rầm rộ với vai trò “chính nghĩa” thuộc về Trung Quốc. Lí do thứ 2 là Đặng Tiểu Bình muốn vạch rõ ranh giới với khối Xã hội Chủ nghĩa để “bày tỏ gan ruột” với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter - người vốn không tin Trung Quốc có thể làm gì trước Liên Xô, khiến Mỹ thực sự tin tưởng và giúp đỡ Trung Quốc “Cải cách, mở cửa”. Tướng Lưu Á Châu nhận định rằng, Đặng Tiểu Bình gây ra cuộc chiến tranh này chính là vì người Mỹ, để trả hận cho người Mỹ, mà bằng chứng là ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình ra quyết định bắt đầu xâm lược Việt Nam. Ông ta cũng phân tích rằng, thực không phải Trung Quốc đánh Việt Nam vì Mỹ, mà là vì chính bản thân mình, vì công cuộc “Cải cách, mở cửa” đang bắt đầu triển khai. Trung Quốc không thể thực hiện được sách lược này mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bề ngoài các nước phương Tây bao vây, cô lập Trung Quốc về ngoại giao nhưng bên trong, Washington ngấm ngầm ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc phát triển. Tướng Lưu khẳng định, dù “Tuần trăng mật” giữa hai nước chỉ kéo dài trong một thập niên (sau sự kiện Trung Quốc đàn áp học sinh, sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4-6-1989) là tan vỡ, nhưng Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều. Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cựu Tổng thống Nixon “Cuộc chiến tranh Vệt Nam đã đem lại cho chúng ta những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây thực sự là một thành công vĩ đại.” - ông Lưu Á Châu nhận định. Viên tướng này còn cho rằng, ý nghĩa to lớn nhất của cuộc chiến xâm lược Việt Nam là ở chỗ, nó là yếu tố quyết định thắng lợi của “Cải cách, mở cửa” ở Trung Quốc! Kết luận: Như vậy có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một âm mưu lớn, đước chuẩn bị kỹ càng, nhằm thỏa mãn tư tưởng nước lớn, khát vọng bá quyền và phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc của họ, bất chấp trước đó 2 nước là anh em, đồng chí cùng ý thức hệ. Máu xương của quân dân Việt Nam đã phải đổ xuống vì những cái bắt tay, những âm mưu móc ngoặc chống phá nhau của các nước lớn. Cùng với sự kiện Hoàng Sa, đây chính là bài học lớn nhất, có giá trị xuyên suốt chiều dài lịch sử về giữ vững đường lối độc lập, tự chủ trong bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Thiên Nam ========================= Cuộc chiến 1979 cách sự sụp đổ của Liên Xô đúng 13 năm. Trong bài viết này lão Gàn không thấy Hoa Kỳ thỏa thuận cái gì với Đặng Tiểu Bình về cuộc chiến 1979 cả. Thực ra từ 1971 Hoa Kỳ và Bắc Kinh đã bắt tay với nhau trong độ nhậu nổi tiếng có rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ, tại Tử Cấm Thành. Mục đích là Hoa kỳ phải chiến thắng trong cuộc đối đầu với Liên Xô và Đồng minh. Chính người Trung Quốc lưu truyền câu ngạn ngữ "Cáo chồn hết, cung tên không còn". Bởi vậy, một thực tế sinh động là cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Trung với món tôm maine nấu sốt nấm Đông cô nổi tiếng ở Washinhton. Dự quốc yến còn có cả sự tham gia của quân sư cáo già Kissinge, biểu tượng của mối quan hệ Mỹ Trung 46 năm trước, cũng chỉ đi đến một kết quả lãng nhách, đã được tiên tri. Thời thế đã thay đổi, "canh bạc cuối cùng" đã bắt đầu. Những nước bạc đầu tiên đã được đặt xuống bàn. Tuy không tham gia đánh bạc, nhưng nước Việt có quyền lợi liên quan ở biển Đông. Bài viết trên Đất Việt chỉ mô tả chưa hết ý và không đưa ra được một hướng ứng xử.
    2 likes
  3. Cho dù có nhìn tới giây "O" của vũ trụ thì họ cũng sẽ chẳng nhìn thấy gì cả. Lời khuyên chân thành nhất của Thiên Sứ tôi là các vị hãy làm sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Sau đó, chúng ta sẽ ngồi với nhau để bàn về phần còn lại của vũ trụ, ngoài những cái mà những nhà khoa học đầu bảng đã "nhìn thấy". Nhưng tôi nhắc lại giới hạn thời gian là ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch sẽ là mốc để quyết định điều này.
    1 like
  4. mệt với xác định giờ sinh vì gần như phải suy nghĩ gấp đôi, trả lời cho cháu cũng đã nhiều bây giờ dành cho người khác khi nào có dư thời gian sẽ trở lại với cháu.
    1 like
  5. Những hàng hi lite ở trên là hợp với giờ Thìn mệnh cư Tỵ Thiên cơ thủ mệnh. Có sống đời sống ở nước ngoài không thì tôi không chắc nhưng cung thiên di rất tốt thích ưng với cuộc sống nước ngoài và có thể nói xuất ngoại cũng dễ dàng. Số bé này không giàu có vì mệnh có thiên không + tiểu hao là người tiêu xài vô chừng không cầm của được, tuần cung điền số không hưởng của phụ ấm hay tổ phụ để lạ sau cũng có nhà của cao ráo đẹp, không hợp với cha hay không thể sống gần, nhưng đối với mẹ sẽ có thời gian sống xa cách thật xa có khi lâu lắm mới gặp mặt. Đường tình duyên cũng tạm suông sẻ, có ông chồng cũng keo kiết về tiền bạc bủn sỉn nhưng hiền lành vợ chồng tương đối đâu lưng đấu cật với nhau cùng chia xẻ những khó khăn trong cuộc sống, có chồng cũng lại ương bướng bảo thủ, đẹp trai khá giả có của, nhưng trong gia đạo cũng không hài hòa có khi cũng có thời gian xa cách. Số được hưởng phúc đức nên trong đời ít khi gặp tai nạn hay sóng gió lớn , sau này lúc lớn tuổi sẽ mang chứng bệnh khó trị.
    1 like
  6. Mổi lần muốn trả lời cho cháu thì phải chống gậy đi tìm lá số của cháu, mệt quá !
    1 like
  7. Có phải hình avata đó là của cháu chứ ? trông cũng xinh gái lắm nhưng sao lá số cuộc đời lận đận thế nầy ! thôi tốt hơn không nên biết vội cứ nhắm mắt mà đi tới.
    1 like
  8. 1 like
  9. 1 like
  10. Tư lệnh Mỹ: Biển Đông không phải chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc (Vietnam+) lúc : 22/02/16 13:30 Ngày 22/2, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin đã bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông đang bị tô vẽ như một chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của một hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp sẽ không ngăn cản được quân đội Mỹ cho máy bay bay qua khu vực này. Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. (Nguồn: foxnews) Phát biểu với các phóng viên tại Sydney, chặng dừng chân trong chuyến thăm Australia để hội đàm với giới chức quốc phòng nước chủ nhà, ông Aucoin nói: "Tôi mong muốn tình hình không bị tô vẽ như một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc chúng tôi đang cố gắng làm là đảm bảo tất cả các nước, bất kể có diện tích hay sức mạnh lớn tới cỡ nào, đều có thể theo đuổi lợi ích của mình dựa trên luật biển và không gây nguy hiểm bằng những hành động kiểu này." Ông Aucoin cho biết hệ thống tên lửa trên "gây hiệu ứng bất ổn" trên khắp khu vực, đồng thời hối thúc Trung Quốc minh bạch trong các ý định của mình. Khi được hỏi liệu sự hiện diện của hệ thống tên lửa trên có ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị sẵn sàng bay qua khu vực này hay không, ông Aucoin khẳng định: "Chúng tôi sẽ điều máy bay, tàu thuyền, cũng như hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có các khu vực này"./. ============================ "Biển Đông không phải chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc". Đương nhiên rồi! Cái này lão nói lâu rùi mà: "Biển Đông không bao wờ là chiến trường chính trong "Canh bạc cuối cùng". Cùng lắm nó là dây dẫn nổ đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông". Chứ ai mà lại coi những siêu cường thế giới kéo nhau đến cái ao làng Vũ Đại thả thuyền giấy và chọi gạch uýnh nhau bao wờ. Hì. Chí ít cũng phải bể Hoa Đông mới đủ rộng để bụp chứ lị. Nhưng lão Gàn quảng cáo rằng: Chỉ cần xẹt lửa ở biển Đông thì lập tức thùng thuốc nổ ở Hoa Đông nổ liền. Liệu cái thần hồn! Lão quảng cáo rồi đấy nhé!
    1 like
  11. Nói vậy không biết có hiểu không nhỉ? Xin lỗi, lão đây đã gặp những người có học vị cao, nhưng chỉ số IQ thì thấp đến độ lão phải nghi ngờ trình độ của toàn thể nền văn minh. Lão ví dụ thế này nhá: Có một nền văn minh ngoài trái Đất và đã có một nền tảng tri thức cao cấp đạt đến lý thuyết thống nhất vũ trụ. Lưu ý là nền văn minh hiện nay chỉ đang mơ ước thôi nhá, chưa có cửa để chạm tay vào lý thuyết thống nhất. Vậy thì giữa nền văn hiến Việt nhân danh một lý thuyết thống nhất và nền văn minh giả tưởng ngoài vũ trụ đã đạt đến trình độ là có một lý thuyết thống nhất kia là hai lý thuyết thống nhất trong vũ trụ. Nhưng vũ trụ là một thực thể duy nhất, nên buộc hai lý thuyết này phải trùng khớp với nhau khi mô tả thực tại khách quan là toàn bộ vũ trụ này. Hay nói rõ hơn là không thể có hai lý thuyết thống nhất . Trong trường hợp này chỉ có một lý thuyết đúng hoặc cả hai đều sai. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt thì không thể nào sai được. Nó có hàng nửa tá thiên niên kỷ ứng dụng trong lịch sử văn minh nhân loại. Không tranh luận. ========================= 700 triệu nghìn tỉ hành tinh không "cái" nào như Trái đất Khám phá Khoa học vũ trụ Các nhà khoa học NASA cho biết có hơn 700 triệu nghìn tỉ hành tinh ở thiên hà đã được biết đến, tuy nhiên không nơi nào con người có thể sinh tồn được như Trái đất. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sẽ tìm được một nơi nào đó có khí quyển và môi trường giống Trái đất. Đây được cho là "nguyên lý Corpenich", trong đó khẳng định không chỉ Trái đất có điều kiện giúp cơ thể sống phát triển. Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Nhà thiên văn học Erik Zackrisson từ đại học Uppsala, Thụy Điển đã sử dụng mô hình máy tính nhằm xác định số lượng tất cả các hành tinh trong thiên hà và khả năng sự sống sinh tồn trên đó. Theo báo cáo trên trang Scientific American, mô hình máy tính của Erik mô phỏng lại phiên bản thiên hà thuở hồng hoang. Sau đó, Erik đưa vào đó mọi dữ liệu cần thiết, chẳng hạn các bằng chứng mà nhà bác học Kepler từng công bố hoặc các thuật toán tìm ra nhờ sử dụng quy tắc vật lý. Với kết quả thu được, các nhà khoa học khẳng định 700 triệu nghìn tỉ hành tinh không hề xuất hiện thực thể nào giống Trái đất. Các nhà thiên văn cho rằng hầu hết các hành tinh đều quá già cỗi và Trái đất vẫn là tương đối "trẻ" cũng như vị trí đặc biệt của nó trong hệ ngân hà. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal. Hiện chỉ có Trái đất là tồn tại sự sống. "Thật là dị thường khi hiện nay chúng ta có thể tính toán được những điều tưởng chừng bất khả", đồng tác giả Andrew Benson từ Đài quan sát Carnegie tại California trả lời trên Scietific American. Dù vậy, Erik khẳng định sẽ còn nhiều điểm sai sót trong tính toán hiện nay. Những gì chúng ta biết hiện tại về 700 triệu nghìn tỉ hành tinh này là vô cùng thiếu sót. Các nhà khoa học tin rằng hệ mặt trời được hình thành từ 4,6 tỉ năm trước và chỉ 8% trong số những hành tinh có khả năng đem lại sự sống được hình thành. Hàng trăm ngàn tỉ hành tinh khác có khả năng cấu thành sự sống thực sự vẫn chưa "chào đời". Sứ mệnh Kepler mà NASA thực hiện là tìm một hành tinh có sự sống như Trái đất. Cập nhật: 22/02/2016 Theo Dân Việt ======================= Tri thức khoa học hiện đại tiên tiên nhất - mới đây - mới xác định rằng: Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Còn lão Gàn đã phán điều này từ năm Napoleon còn mặc quần giải yếm đi học lớp một ở đảo Corse và xác định hệ quả của nó chính là tính nhân bản của Lý học Việt. Nền khoa học hiện đại phải dựa vào những bằng chứng trực quan và sự tính toán trên những số liệu trực quan được thừa nhận. Còn lão thì căn cứ vào tính hệ thống của một lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt. Đây không phải lần duy nhất đúng của lão Gàn, so với những tri thức tiên tiến nhất của nền văn minh hiện nay. Nhưng với lão thì tất cả những giá trị vượt trội với sự tiên đoán đó, cũng chỉ là phương tiện chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Lão Gàn sẵn sàng chia sẻ những bí ẩn của vũ trụ - tất nhiên với những nhà khoa học đầu bảng - với điều kiện duy nhất là Việt sử trải gần 5000 văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Lão nhắc lại là lão không áp đặt duy ý chí chủ quan về quan điểm của lão. Mà là một cuộc tranh luận sèng phẻng với những tri thức khoa học đầu bảng.
    1 like
  12. Tuyệt nhau thì về sau con trưởng thành sẽ ko ở cùng cha mẹ, và hay bất hòa. CHo nên tốt nhất vẫn là 2019. Thân mến.
    1 like
  13. Bác sợ trả lời cháu cho uống cà phê nó pha hóa chất gì đó uống vào đau bệnh chết sớm.
    1 like
  14. Về nguyên tắc khí thì nên đặt cổng phía bên phải, tính theo hướng nhìn từ trong nhà ra ngoài. Nguyên tắc chung là vậy, còn thực tế tùy vào địa hình mỗi căn nhà!
    1 like
  15. Dạ, cám ơn sư phụ có lời khen! Con còn phải ngâm cứu nhiều lắm!
    1 like
  16. Phòng khách – không gian mở đón nhận cát tường Thiên Luân Tạp chí Mẹ Yêu Bé 11-2015 Phòng khách từ xưa đến nay luôn là một không gian đóng vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy, bài trí phòng khách như thế nào khi bạn xây dựng một căn nhà cũng khiến bạn tốn kém không ít giấy mực. Và để bố trí một căn phòng khách hợp Phong Thủy cũng đòi hỏi gia chủ phải tìm hiểu thật kỹ càng. Một căn phòng khách được bố trí hợp lý theo Phong Thủy sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, cuộc sống cân bằng mọi mặt. Vậy làm thế nào để bố trí phòng khách hợp Phong Thủy ? Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tự tay thiết kế cho mình một căn phòng như ý. Thông thường, khi bước vào nhà, căn phòng đầu tiên sẽ là phòng khách, cũng là nơi đầu tiên dòng sinh khí vào nhà bạn tụ hội trước khi lan tỏa ra khắp căn nhà của bạn. Do đó, bạn phải tận dụng phòng khách làm nơi tụ khí đầu tiên thật tốt để khí tốt có thể tràn ngập căn nhà của bạn, tạo sức sống, may mắn và thuận lợi cho mọi việc. Ánh sáng Điều kiện đầu tiên, căn phòng của bạn phải đầy đủ ánh sáng. Ánh sáng ở đây luôn ưu tiên là ánh sáng tự nhiên từ cửa chính hoặc cửa sổ. Trong trường hợp thiếu sáng như nhà ống, bạn nên trang bị thêm đèn để bù sáng kể cả ban ngày hoặc thiết kế một hệ thống đèn hợp lý để có thể chiếu sáng mọi góc tỏng phòng. Một phương án tốt hơn nữa là bố trí một đèn chùm ở giữa phòng, trong Phong Thủy gọi là Thiên Quang Tỉnh, vừa có tác dụng trang trí, vừa tạo nguồn Dương khí cung cấp cho nhà. Phòng khách sáng sủa sẽ tạo nên vận khí tốt cho gia đình bạn, tạo điều kiện cho một cuộc sống thịnh vượng, ấm cúng ngay từ khi bước vào nhà. Ngoài ra, bạn lưu ý không nên tận dụng không gian phòng khách để bày biện quá nhiều vật dụng, làm giảm sự thông thoáng và cản ánh sáng trong phòng. Tranh ảnh Tranh ảnh đóng vai trò rất lớn trong việc trang trí và tạo tính thẩm mỹ cao cho căn phòng khách hiện đại. Mặc dù vậy, không phải loại tranh ảnh nào cũng có thể đem vào phòng khách. Hãy lựa chọn những bức tranh hợp lý để tăng cường cát khí cho nhà của bạn. Tranh treo phòng khách nên tránh những bức tranh màu sác ảm đạm, buồn, tranh ảnh thiếu sức sống. Không nên treo nhiều tranh đơn sắc (trắng đen), tranh tuyết trắng xóa, hình ảnh thê lương cũng không phải là lựa chọn tốt. Bạn nên chọn những bức tranh tươi tắn, màu sắc hài hòa. Trong trường hợp này, tranh hoa cỏ cây cối mùa xuân là những lựa chọn hợp lý và dễ dàng, hoặc tranh phong cảnh hữu tình như sống suối hoa cỏ. Trong trường hợp treo tranh động vật như ngựa, nai, rồng, hổ thì lưu ý nên hướng phần đầu của những con vật này ra ngoài cửa, không nên hướng vào trong nhà và phải lựa chọn tranh động vật hiền hòa, tránh những con vật dữ tợn sẽ tạo sát khí không tốt cho gia chủ. Tivi Phòng khách trong gia đình đa phần ngoài chức năng tiếp khách còn đóng vai trò là nơi sinh hoạt quần tụ của cả gia đình. Và nhiều gia đình hay bố trí đặt tivi ở phòng khách để cả nhà cùng nhau thư giãn, xem phim, thưởng thức các chương trình truyền hình. Nhưng bạn lưu ý rằng, bề mặt của tivi cũng phản chiếu như một tấm gương. Vì thế, không nên bố trí tivi thẳng với cửa nhà. Tác dụng tấm gương của bề mặt sẽ đẩy khí ra ngoài và bạn đang làm giảm đáng kể tài lộc đổ vào nhà mình. Nên bố trí tivi sang 2 bên vách. Điều này giúp tivi không phải chiếu ra ngoài. Về mặt an ninh, gia đình bạn vẫn có thể quan sát bên ngoài nhà khi ngồi xem tivi thay vi ngồi quay lưng ra cửa khi xem tivi và không quan sát được những gì đang diễn ra trước nhà bạn, nhất là những tình huống bất ngờ. Hồ Cá Trang trí hồ cá đang là xu hướng đang lên trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là các loại hồ Thủy Sinh vì tính thẩm mỹ hài hòa của nó. Về mặt Phong Thủy, hồ cá có tác dụng tạo sinh khí cho ngôi nhà của bạn rất mạnh. Việc bố trí trong phòng khách một hồ cá sẽ giúp không khí trong phòng đối lưu tốt hơn, tạo vượng khí cho phòng cũng như ‘’nước là tài lộc’’. Và nên đặt hồ cá ở nơi thông thoáng trong phòng khách để có được cát khí tốt nhất. Bàn thờ Một số nhà của người Việt ta hay có thói quen đặt bàn thờ ngay trong phòng khách, chính diện với cửa ra vào. Tuy nhiên, theo lý thuyết Âm Dương của Phong Thủy Lạc Việt, việc đặt bàn thờ ngay phòng khách đối diện cửa ra vào không phải lúc nào cũng hợp lý. Phòng khách là không gian mở, gắn liền với các hoạt động thường nhật của cả gia đình. Trong khi đó, việc thờ tự cần phải lựa chọn nơi yên tĩnh, trang nghiêm, tránh xa các hoạt động náo nhiệt. Do đó, theo Phong Thủy Lạc Việt, bạn nên lựa chọn một căn phòng riêng để thờ, tốt hơn là đặt bàn thờ ngay phòng khách. Một bên là cái Động của phòng khách, một bên là cái Tĩnh của bàn thờ, nên tách biệt ra để không ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên những xung đột không đáng có. Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến căn phòng của bạn. Tuy nhiên, việc sắp xếp hợp lý một số yếu tố như trên cũng đảm bảo chon bạn có thể tự tay thiết kế cho mình một căn phòng khách hợp lý, vượng khí. Từ đó tăng cường cát khí vào nhà, thúc đẩy tài lộc, giúp bạn có cuộc sống nhiều may mắn và thành đạt hơn trong sự nghiệp. Thiên Luân
    1 like
  17. Giỏi! Sư phụ luc nào cũng lo lắng, không biết các đệ tử như thế nào. Nay với những bài viết như Thiên Luân, sư phụ rất yên tâm.
    1 like