-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/02/2016 in all areas
-
Tiếng Việt
thanhdc and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Trang trí góc học tập ở nhà của học sinh Trang trí góc học tập này là làm cho học sinh làng Hạnh Kiều. Nói lên nền nếp gia phong nhân bản của gia đình chính là sự tri ân và tôn vinh văn hóa làng Hạnh Kiều 1/ Bức hoành phi lớn với bốn chữ ÂN TỨ NINH GIA. Câu này do Lãn Miên sưu tầm ở nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An 恩賜寧家 Giảng nghĩa: Sống thuận thiên theo Qui Luật Vũ Trụ (chữ ÂN TRẠCH恩澤) là đem đến (chữ TỨ賜) sự an lành (chữ NINH寧) cho mọi Nước và mọi Người (chữ GIA家). Chú giải: Nghĩa đen của câu Ân Tứ Ninh Gia là: sự ban ơn và biết ơn (chữ Ân恩) của các bộ phận cột kèo rui mè dứng vách giằng néo cho nhau (chữ Tứ 賜) làm nên sự vững chãi (chữ Ninh寧) của cái nhà (chữ Gia家). Ngụ ý là những người trong một nhà hay một quốc gia cũng phải như vậy, ban ơn và biết ơn với nhau. Rộng ra thì là ân trạch của Vũ Trụ cho sự sống, sống là phải biết ơn Vũ Trụ. Vũ Trụ là cái NÔI lớn, là cái Ổ âm (N-Negative) dương (I-Innegative), là cái Chứa Nhiều = Chữ Nhiều = Trữ 貯 Nhiều lắm = Tự 嗣 Nhan nhản = Tự 自 Nhiên 然 (lướt “Nhiều Lắm” = Nhan, Nhan = Nhiên). Sống theo Tự Nhiên là cái Đạo 道, tức cái Đi 辶 + Đầu 首 = Đạo 道 (lướt “Đi Đầu” = = Đạo) của loài người. Sống theo Tự Nhiên, chết trả về với Tự Nhiên gọi là Tiên (Tự Nhiên thiết Tiên, lướt “Tự 自Nhiên 然” = Tiên僊). Hán ngữ dùng chữ Tự 自 Nhiên 然 đọc là Zi 自 Ran 然, dùng chữ Tiên 僊 đọc là Xian 僊. Nhưng Zi Ran thiết Zan, trật, không thành Xian. Tiên là mục đích của Đạo, mục đích của Cụ Lâu = Cụ Lão = Tử 子Lão 老 > Lão 老 Tử 子 (chánh quả đắc Đạo thành Tiên). Không ai biết Cụ Lâu sống thời nào, <Đạo đức Kinh> của cụ là do người đời sau chép lại, chỉ biết rằng Đạo giáo có trước Phật giáo. < Đạo 道 đức 德 Kinh 京> nôm na là: Đi bằng Đầu (chữ Đạo 道) Đầy ắp (chữ Đức 德) của Con người (chữ Kinh 京), tức hành động bằng cái đầu có tư duy bao la của con người (hiểu theo cú pháp Việt), cái mà thời nay gọi là “kinh tế tri thức”. Cổ đại chữ Dịch Kinh 易京 hay Đạo Đức Kinh 道德京 đều viết bằng chữ Kinh 京 này (nguồn: theo đọc trên mạng của TQ, hổng nghiên cứu gì mà lưu, đọc chơi nhớ vzậy thôi), “Dịch Kinh 易京” phải hiểu theo cú pháp Việt đề trước thuyết sau là “thuyết Biến 易đổi của tác giả là loài Người 京”. Chữ Đức có nghĩa là đầy ắp và lan tỏa như giọt nước (ám chỉ cái đồ hình âm dương), nhưng một giọt nước mưa rớt xuống đất nó cũng lan tỏa đi ngay ti tỉ phương, Nước = Nác = Đác = Đức, “Đầy Ức” = Đức (béo Úc ích, Nục nịch, do “Ních” cho lắm vào), chữ Ức nghĩa là đầy hương thơm của rượu (thơm nức, mùi sực nức), thơm như thế nên chủ một nước cũng gọi là Đức (như Đức Ngài), chủ một giáo lý cũng gọi là Đức (như Đức Phật) dù không “Xức” nước hoa Sài Gòn (lướt “Xoa đầy Ức” = Xức). Biểu ý của chữ Đức 德 là: một mình nó (chữ Nhất 一) tâm nguyện (chữ Tâm 心) đi (chữ Hành彳) mười phương (chữ Thập 十) bốn biển (chữ Tứ 罒) nghĩa là tự nó lan tỏa “hữu xạ tự nhiên hương” như Phật giáo lan tỏa. Lâu về phía quá khứ thì càng xưa càng lâu hơn, “Lâu Hơn” = Luôn. Lâu về phía tương lai thì càng tới lâu càng muộn, “Lâu Muộn” = Luôn. Còn Đạo 道 thì Luôn Luôn tồn tại ở cả ba thì quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng hiện tại chỉ như một khoảnh khắc của lịch sử cho nên chỉ có tồn tại (vấn đề tồn tại) mà không cần chữ Luôn (khác với vấn đề Luôn Luôn tồn tại, là vấn đề đó kéo dài sự tồn tại suốt cả ba thì). Ví dụ nói: Hiện nay tôi Thường đi bộ và cả đời tôi là Luôn Luôn đi bộ. Đạo 道 là cái lý luận luôn luôn tồn tại. Chả thế mà đến tận bây giờ thế giới vẫn phải lo “đối phó với biến đổi khí hậu” là cái hậu quả do loài người gây ra, mà trách nhiệm đầu tiên là ở người Lãnh Đạo. Lãnh là “Lấy sạch sành Sanh” = Lãnh, như Lãnh lương vậy, là không bỏ sót một đồng nào, sau đó mới chi gì thì chi. Hán ngữ dùng chữ Lão Lão chỉ ý Luôn Luôn, nhưng chỉ có ý nghĩa cho quá khứ: Ngã lão thuyết 我老說 (tôi đã luôn nói ), Ngã thuyết trước 我說著 (tôi đang nói), Ngã tương thuyết 我將說 (tôi sẽ nói). Chữ Ninh 寧 nghĩa là an lành. An lành như Con nằm trong Nôi. “Nôi của Con” = “Nôi của Kinh” = Ninh. Đó là cái tiếng được tạo nên đọc là “Ninh”. Con người là Kinh 京, đẻ ra con người tức “Đẻ ra Kinh 京” = Đinh 丁, nên từ Đinh 丁chỉ con người, không phân biệt giới tính. Mỗi con người muốn an lành thì phải có được một Mái (chữ Miên宀) Ấm (chữ Tâm 心 ; Tâm thuộc Tá=Lả=Hỏa 火, trong khi Thận thuộc Nậm = Thâm = Thủy 水, theo đông y). Mái ấm ấy là cái “Ổ Đựng” = Ứng (đáp ứng nhu cầu) = Hứng = Nưng = “Nưng Tôi” = Nôi của con người, mà nó nhỏ Xíu nên Nôi là cái Nưng Niu con người. Cái ổ đựng gọi là nôi ấy hình dáng như cái Máng = Mủng = Minh 皿 (chúa Giê Su sinh ra trong máng cỏ).Chữ Ninh 寧 đọctừ trên xuống là: Mái 宀 Ấm 心 Đựng 皿 Người 丁. Rõ ràng là người Việt đã đặt ra cái chữ Nho gọi là Ninh này, gồm đủ các bộ phận như kê trên, cả tiếng lẫn biểu ý. Cái gọi là “Lục thư tá âm” chỉ là cách gọi về sau nhà Tần thừa kế chữ Nho. Tần Thủy Hoàng phải “đốt sách, chôn nhà nho” để gọi chữ Nho là Hán tự một cách triệt để. Chữ Ân 恩 có gốc ở từ Ăn. Ăn = Ơn = Ân. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ăn là ban ơn cho cái dạ dày đang réo kêu đói, nhưng Ăn lại là mang ơn cái thực phẩm và người làm ra nó. Nhớ ghi là làm thành vết Hằn = Ăn = Ấn = In = Kín = Khin khít = Khin = Khảm vào trong tâm, gọi là Tâm Khảm hay “Tâm In” = Tin. Nhớ cái gì là do Tin vào cái ấy. Biết ơn như cái dấu Ấn ở trong lòng. Người có Nhân Tâm thì mới biết ơn, nên chữ Ân 恩 viết biểu ý là Nhân 因+ Tâm 心. Nhân 人 là người, là Nhân Đạo 人道; Nhân 仁 là Nhân Nghĩa 仁義; Nhân 因 cũng là Nguyên Nhân. Nhân 仁 các loại hột có loại nhân ăn được, có loại nhân ăn độc chết người, bới vậy phải biết phân biệt cái nguyên nhân 原 因. Bởi vậy chữ Ân 恩 = Nhân 因+ Tâm 心 khuyên người ta phải tỉnh táo để mà nhận cái ban ơn là vô tư hay là dụ dỗ “củ cà rốt”, kẻo mang ơn mắc lỡm cảnh “theo voi hít bã mía”. Đương nhiên nếu ăn phải cái nhân độc mà chưa kịp chết thì cũng biết ơn cái được rút kinh nghiệm “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Nhớ = Nhiễm (nhiễm hơi là nhớ hơi, nhiễm mùi là nhớ mùi). Nhớ = Nhiễm = Niệm 念 . Nhưng “Niệm cái cú ngộ độc do Ăn” = Năn, nên mới phải Ăn Năn, Hối Hận với sai lầm đã mắc phải. Chữ Tứ 賜 là “Ta cho người Chứ!” = Tứ 賜, chữ Tứ 賜 có bộ thủ “Báu của Tôi” = Bối 貝, cho người thì cho cái báu. Bối 貝 là từ chỉ chung các loài nhuyễn thể, là thức ăn đạm chủ yếu quí nhất của người nguyên thủy, nên mới gọi là “Báu của Tôi” = Bối 貝, thành chữ Nho là Bảo Bối 寶貝. Vỏ Bối vứt quanh đống lửa , bị nung nóng , dội nước cho nguội ai ngờ nó nhuyễn ra thành “Vữa của Bối” = Vôi, sau biết dùng vỏ bối hoặc dùng đá nung vôi, rồi mới biết ăn trầu. Chữ Tứ 賜 là động từ người cho. Còn trời cho thì là trời buông rót xuống mà người không biết. Buông Rót viết bằng chữ “Phóng 放 Chú 注” = Phú 賦 (trời cũng cho cái “Báu của Tôi” = Bối貝, nên chữ Phú 賦cũng có bộ Bối貝), mới có từ gọi là Trời Phú, trời phú cho anh ta cái trí thông minh, trời phú cho chị ta cái sắc đẹp. Quan tự coi mình quyền thế như trời nên quan cũng chiếm dụng động từ Phú 賦 về mình. Như tù cải tạo Hoàn Lương được tha thì quan ngục tuyên: “Phú cho con mẹ Hàng Lươn. Được thả ra khỏi án đường khổ sai!”. Chữ Gia 家 không đồng nghĩa với từ Nhà. Nhà chỉ là cái vỏ đựng người, chỉ vật thể kiến trúc. Cái âm chính của Nhà là “A” có trong hầu hết các từ chỉ nhà của nhiều ngôn ngữ, vì phát âm mở của nó nói lên sự thoải mái, tự do khi mình ở nhà mình, “ta về ta tắm ao ta”, “Ao Ta” = A. Nhà tiếng Indonexia là Tangga, là Đàng Gia hay Gia Đàng của tiếng Việt. Nhà tiếng Hán là Jia, tiếng Pháp là Ga (nhà ga), tiếng Nga cũng bắt đầu là âm tiết Ga-, kể cả từ Nhà Nước. Từ Nhà và từ Gia của tiếng Việt nếu đồng nghĩa như Từ Điển Tiếng Việt và Từ Điển Hán Việt giải thích thì viết Nhà Nước = Gia Quốc = Nhà Quốc = Gia Nước chắc là không sai ngữ pháp (?). Gia là quan hệ của những người ruột thịt cùng sống chung dưới một mái Nhà, như chữ Gia 家 biểu ý: Mái nhà (bộ thủ Miên 宀) + Thịt = nhấn “Thịt Chi!” = Thỉ (bộ thủ Thỉ 豕). Quan hệ ấy là sự Giằng níu chặt chẽ nên từ Giằng biểu thị quan hệ chặt chẽ ấy mới nhấn là “Giằng Ạ!” = Gia. Giằng níu nở ra các từ dính Dập-Dìu (quan hệ sôi động), Dắc-Díu (quan hệ lớn bé, già trẻ), Dan-Díu (quan hệ tình dục), Dan = Gian = Dâm. Cái quan hệ là Giằng = Gia ấy nhiều tầng nhiều lớp (tam đại , tứ đại đồng đường), gọi là “Giằng nhiều Lớp” = Dớp. Dớp là quan hệ người với người trong một cái Nhà, gọi là Dớp Nhà. Quan hệ tức là hoàn cảnh, Dớp Nhà còn gọi là hoàn cảnh Nhà. Lướt “Dớp Nhà” = Gia, Gia là cái quan hệ, Hán ngữ gọi là Gia Cảnh. Gia là các mối quan hệ ruột thịt, nếu là của nhiều người tức nhiều Đinh, mà nhiều Đinh là “Đinh Nhiều” = Đình (lướt lủn) hay “Đinh Đinh” = Đình, 0+0=1, thì gọi là Gia Đình. Gia Đình là mối quan hệ nhiều người ruột thịt. Xây dựng gia đình là xây dựng quan hệ nhiều người nối ruột, không phải là xây dựng cái nhà và cái đình. Lướt “Gia Đình” = Dinh, Dinh là mối quan hệ nhiều người thân, nếu thêm cho nó cái vỏ kiến trúc tương đương cái nhà thì phải gọi là Dinh Cơ, Dinh Cư, Dinh Thự, Dinh Lũy. Lí ngựa ô: “Anh đưa nàng về Dinh” nghĩa là anh đưa nàng về với các mối quan hệ phía bên anh, dù cái Nhà, cái Cơ, cái Thự của anh có là túp lều cũng vẫn sướng. Truyện Kiều: “Dớp Nhà nhờ lượng người thương daám nài” nghĩa là Các mối quan hệ rắc rối éo le (hoàn cảnh) - Dớp – trong ngôi nhà này – Nhà – nhờ người thương xót mà giải quyết cho, không dám nói dài. “Nói Dài” = Nài, “Nài Chi!” = Nỉ, Nài Nỉ là nói dài nhằm xin xỏ thuyết phục. Từ Daám được nói dài như thế để thành nghĩa ngược lại là Không Dám (như gạch dương thì dài mà gạch âm thì ngắn). Trẻ con nói: “Tao thách mày đánh tao đấy, daám!” có nghĩa là “Tao thách mày đánh tao đấy, không dám đâu”. “Dớp Nhà” = Gia, nhưng nếu chỉ dùng một chữ Gia thì vẫn ý đó nhưng không cảm thấy kể lể chi li của cái giọng đang nài nỉ thuyết phục người nghe. 2/ Câu đối về dân làng Hạnh Kiều. Câu này do Lãn Miên viết. NGUYÊN PHỤ KHAI CƠ, LAO ĐỘNG LÊ DÂN HIỂN VIỆT ĐÔNG A TĂNG TRƯỞNG DIỄN HOA NHO TRUYỀN THỐNG, HUY TRÍ NHI TÔN VỊ QUỐC LẬP CÔNG XỨNG HẠNH KIỀU 元父開基勞動黎民顯越東阿增長衍 華儒傳統揮智兒孫為國立功稱杏橋 Giảng nghĩa: Người bố đầu tiên (chữ NGUYÊN PHỤ 元父) khai khẩn lập nghiệp đất này (chữ KHAI CƠ 開基) dốc sức (chữ LAO ĐỘNG 勞動) cùng những người dân làm lúa (chữ LÊ DÂN 黎民) đã làm vẻ vang (chữ HIỂN 顯) và vươn lên (chữ VIỆT 越) ở phương đông (chữ ĐÔNG A 東阿) phát triển (chữ TĂNG增) lớn mãi (chữ TRƯỞNG 長) như mạch nước ngầm vươn ra biển (chữ DIỄN 衍,gồm chữ nước 氵đặt trong , ý là nước ngầm, của chữ hành行, ý là “Dấn ra Biển” = Diễn). Ở câu này nhắc đến những họ lớn người Việt cổ (chữ VIỆT 越) là dân làng như họ Nguyễn (chữ NGUYÊN PHỤ, Nguyên 元 + Phụ 阝= Nguyễn 阮), họ Lê (chữ LÊ 黎, nghĩa là dân làm lúa, biểu ý là Dân 人+ Mặt trời 勿+ làm Lúa 禾+Nước 水= Lê 黎), họ Trần (chữ ĐÔNG A, Đông東+ A 阿= Trần 陳), họ Tăng (chữ TĂNG曾). Câu này còn nhắc đến hình ảnh cái đình làng Hạnh Kiều mang tên đình Đông (chữ ĐÔNG 東) bề thế và trầm mặc của làng văn hóa cổ xưa. Tinh hoa của đạo Nho nguyên thủy (chữ HOA NHO TRUYỀN THỐNG 華儒傳統) là chìa khóa để phát huy (chữ HUY 揮) trí tuệ (chữ TRÍ 智) con cháu (chữ NHI TÔN 兒孫) biết sống và cống hiến cho đất nước (chữ VỊ QUỐC LẬP CÔNG 為國立功) xứng đáng (chữ XỨNG 稱) với nền văn hóa làng có đức hạnh (chữ HẠNH 杏) và biết tự hào kiêu hùng (chữ KIỀU 橋, Kiêu Hùng thiết Kiều, Hạnh Kiều phản thiết Kiêu Hãnh). Ở câu này có nhắc đến các họ trong dân làng là người Hoa gốc Bách Việt như các họ Tăng, Thái, Mã (thể hiện bằng một chữ HOA 華; tộc Việt Hoa có nghĩa là một tộc người Vượt lên đến tinh Hoa). Câu này còn nhắc nhớ công lao đối với đất nước của các bậc trí thức và các chiến sĩ là con của dân làng (chữ VỊ QUỐC LẬP CÔNG 為國立功). Chú giải: Cái đình làng này đặt tên là Đông hàm ý tự hào kiến trúc đình là kiến trúc độc đáo của phương đông, đình làng là nơi để họp cộng đồng nên mới gọi là nơi tụ tập “Đông Đinh” = Đình. Ca dao: “Qua đình ngả nón Trông đình. Đình bao nhiêu Ngói thương Mình bấy nhiêu”. Trông không phải là xem hay thăm quan. Trông là trông coi tức tự giác ý thức bảo vệ (như trông giữ xe máy). Mình là “Một Kinh” = Mình, là con người (chữ Kinh 京 gồm Đầu 亠 + Mình 口 + Chân tay 小). Ngói là “Người Coi” = Ngói = Người Chúng Ta = “Người Choa” = Ngõa = Ngã = Người. Nếu không phải vì ý đó thì người Ta đã đặt tên nó là “mảnh lợp cỏn con bằng đất nung” mà không gọi là “Ngói”. Mỗi viên ngói (chữ Ngõa 瓦) như một người trông coi bảo vệ cái đình như bảo vệ đất nước và xã hội, ai cũng phải nhìn vào cái đình mà soi mình (nên phải “ngả nón”). Một viên ngói Thối không còn lành là làm cho cả đình bị dột. Lướt lủn “Dột Lắm” = Dốt = “Như Dốt” = Nhốt. Nhốt = Nhập 入, trong khi Mở = Dỡ (dỡ vồng khoai lang) = Rỡ = Ra = Xả (xả láng) = Xuất 出. Thối là “Thối Lui” = Thúi = Lùi, tụt hậu là cái chắc nếu khi mới chỉ một viên ngói thối đã là “một con sâu làm rầu cả nồi canh”. Chữ Lê 黎 nghĩa là Dân 人 + mặt Trời 勿 + làm Lúa 禾 + Nước 水,dân đó gọi là họ “Lúa Hề!” = Lê 黎. Lúa nương ở miền núi có trước là loại lúa Nếp = nhấn “Nếp Chi!” = =Ni. Ni phiên thiết thành “Nua Mỉ” là tên gọi lúa nếp của tiếng Hán. Khi biển đã rút lộ ra vùng đồng bằng phía đông, dân bên Ni thấy “đứng bên Ni đồng nhìn bên Tê đồng thấy mênh mông bát ngát” họ bắt đầu tiến xuống đồng bằng để mở rộng trồng lúa do áp lực dân số gia tăng ở bên Ni. Tê là con số 2 của tiếng Khơme. Xuống đến bên Tê, dân làm lúa tạo ra được giống thứ hai gọi là lúa Tẻ năng suất cao hơn. Công cuộc Đi về phía Đông khai thác đồng bằng trồng lúa gọi là công cuộc Đông Di (nhằm phía Đông mà Đi) đã để lại vô vàn di tích cổ như di chỉ Hà Mẫu Độ ở Triết Giang niên đại 7000 năm trước, có hạt lúa, có nhà sàn mái cong bằng tre. Cũ = “Cũ Lưu” = Cựu = Cửu = Cậu = Lâu = Lão, xưa đến độ con cóc còn là “Cậu” ông trời. Trên mảnh đất Việt Nam còn gặp rất nhiều hòn đá thờ “Tự Nhiên” = Tiên gọi là hòn “Cậu”, thờ “Cậu”, đến tít tận Hà Tiên, Phú Quốc. Chỗ nhà ở Cũ gọi là “Cũ Chứ!” = Cư, từ Dân Cư hiểu là dân bản địa, mới như Cư Xá, Chúng Cư chỉ là nhà thời hiện đại dùng cho đa phần là dân nhập cư ở. Thời mẫu hệ con sinh ra ở nhà mẹ, tức Nhà Nái , còn di lại tục này, gái đẻ thường về Nhà Nái để sinh con, khoảng thời gian ấy là về “Cư Cũ” = =Cữ (lướt lủn), gọi là ở cữ, là thời gian kiêng làm việc nặng nhọc để sản phụ chóng hồi phục sức khỏe. Cữ chuyển nghĩa chỉ khoảng thời gian, “cữ này bà con đang vào mùa cấy lúa đây”. Sản phụ “Ở Cữ” còn gọi là “Ở Áng” . (Từ đôi Nhà Áng viết bằng chữ Gia Đàng 家堂). Từ Áng cũng chuyển nghĩa chỉ khoảng thời gian, “áng chừng dăm bảy ngày gì đó thôi”. Nhà Nái = Nhà Ngoại hay Đàng Ngoại. Từ Ngoại này nghĩa là bên Nái, không có nghĩa là bên Ngoài, chẳng qua mượn chữ nho cận âm là chữ “Ngoài Ạ!” = Ngoại 外 (lướt lủn) để ghi từ bên Ngoại = Nái mà thôi. Còn bên Nội thì “Nó là bên chồng Tôi” = Nội, không có nghĩa là bên trong, chỉ là mượn chữ nho Trong 中 = NÒNG = Lòng = Lí 里 = Ní = Nội 内 để ghi mà thôi. Thời mẫu hệ thì bên mẹ mới là bên Nái = NÒNG = Trong. Còn bên cha là bên NỌC = Cộc = Cải = Ngoài, chồng là người ngoài của nhà vợ nhưng được Cải (Đổi) lần lượt nhiều vợ trong nhà đó (vợ mất thì được em vợ hay cháu vợ thay thế làm vợ). Dân làm lúa suốt năm chỉ quanh quẩn việc Đồng Áng, tức việc ngoài ruộng (Đồng) và việc nhà (Áng). Từ điển Tiếng Việt giải thích từ “đồng áng” là “chỉ công việc làm ruộng nói chung” là giải thích sai. Trống đồng có con Nai ngụ ý thờ Nái (đạo Mẫu), mà chữ Nho chỉ con Nai mẹ lại là chữ U 麀. U 麀 = “Là U” = Lu = =Lộc 鹿, người Hán lại đọc chữ Lộc 鹿 là “Lu”. Vùng đất Tổ và cả đồng bằng sông Hồng đều gọi mẹ là U. Ở Khoái Châu, Hưng Yên có làng còn gọi bên Nội là ông Đực bà Đực, gọi bên Nái là ông Cái bà Cái. U = Mụ = Mẹ = “Mẹ Âu” = Mẫu. U Cả = Âu Cơ 歐 姬, do lướt “U Đầu” = Âu, nhấn “Cả Chớ!” = Cơ. U Cả cũng là U Đẻ hay U Đĩ, vì nhấn “Đẻ Chi!” = Đĩ = Kĩ 妓 = nhấn “Kĩ Chớ!” = Cơ 姬. Giống cái có chức năng đẻ, gọi là “Mắc Đẻ” = Mẹ. Như vậy thấy rõ là từ U có trước từ Mẹ. Đứa trẻ vừa lọt lòng nó khóc ngay “U… A, U…A” = Oa, gọi là khóc oa oa. Tiếng “u” là tiếng “ngậm” biến thành từ gọi U, tiếng “a” là tiếng “toang” biến thành từ gọi Cha. Đó chính là tiền thân của kết cấu Âm Dương, Mẹ Cha, Vợ Chồng trong lối nói của người Việt. Người Hán phiên âm từ Âm Dương là “Yin Yang” rồi phương Tây cũng dùng phiên âm đó là YinYang. Mẹ Âu” = Mẫu, chỉ có người Việt mới có đạo Mẫu vì là con cháu của Âu Cơ. Thời mẫu hệ lấy họ mẹ, họ đầu tiên là họ Cơ 姬. Ông Cơ Xương, tức Chu Công, thờ trong Văn Miếu Thăng Long còn trên vị Khổng Tử. Sách < Bách gia tánh> của TQ giải thích thì cả trăm họ đều “bắt nguồn từ họ Cơ 姬”. Nhưng sông Cơ tức sông Cả lại chính là Rào Rum (Sông Lam) ở Ngàn Hống, mà <Hùng Vương Ngọc Phả> lưu tại đền Hùng ở Phú Thọ viết: " Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống". Trống đồng đương nhiên thờ cả cha là ông Lộc Tục tức thờ cái họ lâu đời nhất, Lộc Tục chính là từ lái ngược của Lục Tộc. Tại sao phải lái ngược, vì thờ là thờ người âm, đến chữ Nho mà thuộc về cho người âm còn được cấu tạo bằng cách lái ngược (ví dụ nêu sau ở phần giải thích chữ Lục) và con ấn còn khắc chữ mặt phải để đóng vào tờ sớ cho người âm đọc trái (thế giới Âm xem hình Ảo, là cái để “Âm nhìn Vào” = Ảo). Loài Hươu Nai được mượn đưa lên trống đồng để ngụ ý Dương Âm (hươu có sừng tượng cha, nai không sừng tượng mẹ Nái). Sách <Thuyết Văn Giải Tự 說文解字> của Hứa Thận 許慎 cách nay hai nghìn năm nói: “Thời nước Kinh Sở, dân ở đó đọc chữ Nữ 女 là Nô 奴 Giải 解 thiết Nái” (bởi có Nái rồi thì mới có nhấn “Nái Chứ!” = Nữ 女). Hươu là từ cổ hơn, giống nhỏ con là loài “Hươu con bắng Nhắng” = Hoẵng. Hoẵng dễ thương vì nó nhỏ con và nhanh nhẹn, bắng nhắng, nên tiếng miền Trung gọi nó là “Con nhỏ Hươu” = “Mọn Hươu” = “Mén Hươu” = Mưỡu, gọi con Hoẵng là con Mưỡu. Con Hươu trên trống đồng tượng thờ cha . Cha là ông Lộc Tục nên từ đó mới có tên mới cho loài hươu nai gọi chung là loài “Lộc”. Sâu xa về quá khứ là Sâu = Lâu = Lão = Lục. Lục Tộc có nghĩa là một họ (chữ “Tố Gốc” = Tộc) lâu đời xa xưa (chữ Lục). Cụ già giữ đền thường gọi là cụ Lục. Lục 六 cũng là con số Sáu. Sáu = Sâu = Lâu = Lão = Lục. Xưa đếm hệ ngũ phân, đến Prăm = Năm là hết vòng. Đếm Lâu hơn, Sâu hơn mới thành Sáu. Thích lấy bí danh là “Sáu” là do vậy. Chữ Minh 冥 âm nghĩa là tối như “rừng U Minh”, dùng cho người âm, nên nhấn “Minh 冥 Ạ!” = =Mã 冥 (Mã có dấu ngã thuộc nhóm âm là nhóm 0). Hàng Mã dành cho người âm, không nhìn thấy người âm, còn di tích họ để lại dương thế là cái Mả (Mả có dấu hỏi thuộc nhóm dương là nhóm 1). Chữ Minh 冥 âm có cấu tạo là Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 (Mịch 冖 = Mật là kín mít im lặng như đêm là tịch mịch, Viết 曰 = Và = Na = Nói, Lâu = Lục 六). Mịch Và Lâu thì người âm hiểu nó bằng lái ngược lại là Mầu Và Linh. Thế giới âm là Mầu nhiệm và Linh thiêng. 3/ Câu đối về một danh nhân họ Trần , mà dân làng có hậu duệ là họ Trần – Đức Trần Hưng Đạo được nhân dân tôn phong “Trần triều hiển Thánh 陳朝顯聖”. Câu đối này do Lãn Miên sưu tầm ở làng Nghi Tàm, Hà Nội. HUYỀN XUẤT ĐÔNG A THANH SỬ BÚT CÔNG CAO NAM QUỐC BẠCH ĐẰNG GIANG 玄出東阿青史筆 功高南國白藤江 Giảng nghĩa Bình minh như mặt trời từ tối (chữ HUYỀN 玄) mọc lên (chữ XUẤT出) ở phương Đông (chữ ĐÔNG A 東 阿) là một người họ Trần (chữ ĐÔNG 東 + A 阝= TRẦN 陳) được bút ghi trong sử xanh (chữ THANH SỬ BÚT 青史筆) Có công lớn (chữ CÔNG CAO 功高) với nước Việt Nam (chữ NAM QUỐC 南國) là trận chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược ở sông Bạch Đằng (chữ BẠCH ĐẰNG GIANG 白藤江) Dịch ý: Vừng trời đông ánh hồng tươi sáng bừng lên Bạch Đằng Giang công cao ngời sao Nam quốc Ngàn triệu dân sát vai nhau, giống Lạc Hồng dân tộc Việt Nam Khối kết đoàn muôn năm bền vững. Dịch ý câu đối trên có lẽ hợp với tinh thần thời Trần toàn dân đoàn kết bảo vệ đất nước thể hiện ở hội nghị Diên Hồng. Chữ Diên Hồng có nghĩa là mở rộng (chữ Diên延) tự do hiến kế cho con Lạc cháu Hồng (chữ Hồng鴻). Nên thời đó đã xây nên được tượng đài phi vật thể về tinh thần quyết tâm giữ chủ quyền độc lập tự do của dân Việt thể hiện bằng hai chữ “Sát Thát” xăm trên cánh tay. Tại hội nghị Diên Hồng Trần Hưng Đạo đã nói với Vua: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã” (nguồn: Wikipedia). Nghe nói trên di tích Vạn lý trường thành có khắc một vế đối của người đời sau: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán不到長城非好漢” (Bất=Phi=Không, Trường Thành là cái tượng đài vật thể ). LM có thể viết đối lại là: “Vô tri “Sát Thát” mặc minh quân 無知殺韃莫明君” (Vô = Mặc = =Không, “Sát Thát” là cái tượng đài phi vật thể. Không công nhận sự thật lịch sử thì không phải là người thông minh - minh quân). Không Có = Mô Chắc, lướt “Mô Chắc” = Mặc. Mặc=Không. Mặc kệ nó là không kể đến nó. 4/ Câu đối về một danh nhân họ Lê, mà dân làng có hậu duệ là họ Lê – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Câu đối này do Lãn Miên sưu tầm ở Y Miếu Thăng Long, số 9 phố Y Miếu, Hà Nội. Y TÔNG TÂM LĨNH BAO KHOÁT THIÊN HẠ HOẠT PHƯƠNG DIỆU DƯỢC LƯƠNG Y YẾU THẬT TÔN SÙNG THƯỢNG CỔ HUYỀN ĐỨC NHÂN TÂM 醫宗心領包括天下活方妙藥 良醫要昰尊崇上古玄德仁心 Giảng nghĩa: Sách < Y Tông Tâm Lĩnh 醫 宗 心 領> của Hải Thượng Lãn Ông là phương thuốc sống (chữ HOẠT PHƯƠNG 活方) kì diệu (chữ DIỆU 妙) cho khắp (chữ BAO KHOÁT 包括) thiên hạ (chữ THIÊN HẠ 天下) Người lương y (chữ LƯƠNG Y 良醫) phải thật (chữ YẾU THẬT 要昰) tôn sùng (chữ TÔN SÙNG 尊崇) nhân tâm (chữ NHÂN TÂM 仁心) sâu đầy (chữ HUYỀN ĐỨC 玄德) của thời thượng cổ (chữ THƯỢNG CỔ 上古) Chú giải: Chữ THẬT 昰gồm đọc từ trên xuống dưới là VIẾT曰 CHÍNH 正 có nghĩa là Nói Đúng tức không nói lươn lẹo sai sự thật, không đánh tráo khái niệm. Chữ VIẾT 曰nghĩa là Nói, vì lướt “Van nghĩa là nói của tiếng Việt” = VIẾT曰, hay lướt lủn “Việt Nói” = VIẾT曰. Chữ KHOÁT 括 có nghĩa là Khắp, là sự thu gom rộng để tập trung lại. Gom = =Gươm = Gồm =Gập = Gắp = Khắp = Khoát = Khu = Kho = Khư = Cứ = Cặp = =Kèm = Kiêm = Kiếm. Thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn làm bằng hợp kim (gom, gold) lại qua công nghệ rèn là dát mỏng, gập lại, lại dát mỏng, lại gập lại, lại dát mỏng nhiều lần như gom nhiều lớp kèm nhau tập trung thành như cái kho nhiều lớp, do vậy rất dẻo dai, chuôi thanh kiếm ấy có đề chữ Gươm. Hồ Gươm ở Thăng Long sở dĩ mang tên Gươm ý nói là nơi hội tụ tinh hoa mọi miền của đất Việt, hội tụ tinh hoa ắt phát sáng để ai cũng có thể soi mình vào cái sáng đó mà tự sửa mình, chính vậy mà từ Gươm phái sinh ra từ Gương. (Hán ngữ gọi gương là Kính Tử 鏡子). Muôn đời thì dân vẫn gọi là hồ Gươm vì cái hàm ý rộng mà sâu sắc của từ đó, như câu đối trong đền Ngọc Sơn: “Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc thanh 山不在高有先則聲. Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh 水不在深有龍則靈” để đề cao tinh hoa của dòng giống Tiên Rồng. Thời Lê nhà nho hư cấu nên chuyện vua trả kiếm cho rùa để nói ý yêu hòa bình ghét chiến tranh, theo cốt “buông đao thành Phật” nên mới có tên chữ là hồ Hoàn Kiếm, dân vẫn thích gọi là hồ Gươm, như lời bài hát: “Đây, hồ Gươm…” . Lại có nhà nho sính chữ thấy hồ nước xanh nên viết cho chữ là hồ Lục Thủy, tưởng chữ mà đẹp hóa nghĩa lạt nhách. Chữ BAO KHOÁT có nghĩa là Ban Vào Khắp Loạt (không trừ một ai). Lướt lủn “Ban Cho” = Ban, lướt “Ban Vào” = Bao, lướt “Khắp Loạt” = Khoát. Khi trao đổi Vật (sản phẩm) thì có hai hình thức là lấy bằng Đổi vật hoặc lấy bằng Gián tiếp qua tiền. Vật là Báu (vì nó có giá trị) nên khi lượng giá thì nhìn thấy nó như tự xưng “Báu Rằng” = Bằng (bằng vật khác ngang giá hay bằng tiền), bởi vậy phải chú ý cho nó về chất lượng và mĩ quan. Nếu trao nó “Bằng Đổi” = Bồi thì được bồi thường bằng vật khác ngang giá. Nếu trao nó “Bằng Gián” = Bán thì gọi là Bán lấy tiền. Còn bán miễn phí tức “Bán Không” = =Ban (do lướt lủn), gọi là Ban. Lướt lủn “Ban Cho” = Ban, “Cho Ban” = Cho, nên Ban và Cho đồng nghĩa tặng miễn phí. Tôi Ban Vào anh một bữa nhậu tức tôi “Ban Vào” = Bao anh một bữa nhậu. Còn lướt cả câu “Khắp quan lính đều được Bao” = Khao, gọi là Khao quân. Ban là Cho nhưng “Ban Cấp” = Bán (do lướt lủn). Cấp không đồng nghĩa với Cho. Chế độ Bao Cấp là khi nhận được tem phiếu cứ hí hửng tưởng được nhà nước cho (Bao, Ban) nhưng khi lấy hàng vẫn phải xì tiền vì nhà nước độc quyền chỉ “Ban Cấp” = Bán (mà là bán hạn chế) Từ Cần Phải được Nho viết bằng chữ Yếu 要. Gốc xa xưa của nó là ở tiếng Tày do từ “Au” nghĩa là cần lấy. Di tích chữ Nho cổ trên xẻng đá phát lộ mới đây ở Cảm Tang tỉnh Quảng Tây có niên đại sáu nghìn năm. Tiếng Tày khi hỏi mua hàng thì nói “Au Nẩy?” nghĩa là cần lấy chừng nào . Thực ra là “cần lấy?” + “nó ấy?” (do lướt: “Nó Ấy?” = Nẩy?). Tiếng Trung Bộ khi hỏi mua hàng thì nói “Răng nấy?” nghĩa là hãy nói coi nó giá bao nhiêu . Thực ra là “Rằng bao Nhiêu?” = Răng ? (do lướt lủn, tương tự “Rằng Sao?” = Răng?) + “Nó Ấy?” = Nấy? Nôi khái niệm của từ “Au” đã sinh ra: Au = Yêu = =Ái 愛= Yếu 要= Ơn = Ân 恩 = Ăn = Cắn = Cần = Phấn 奮= Phải = Hãy = Lạy = Lấy. Đây chính là trường hợp cái Nôi = Nứng = Hứng = Hưng Phấn (lướt lủn “Hưng Phấn” = Hứng). Các từ đồng nghĩa trong nôi khái niệm này có thể xếp thành câu lục bát biểu thị một chữ Ái 愛: “Yêu nhau Phải Lạy Lấy nhau. Ăn Ơn Hãy Yếu Cắn Au Ân Cần”. Đang “Au” thành lướt “Đang Au” = Đáu là Đau Đáu tức nóng ruột cần gấp. 5/ Câu đối về nền nếp gia phong . Câu đối này do Lãn Miên viết. LOAN PHỤNG TIÊN LONG TƯ DƯƠNG NGÂN THIỀU BÍNH NHƠN TỪ KIÊN CẢNH BỔN TÙNG NHỎ TƯƠNG LIÊN 鸞鳳僊龍資陽銀韶炳 仁慈堅耿本從孺相聯 Giảng nghĩa: Trai gái nhỏ (chữ LOAN PHỤNG) và gái trai lớn (chữ TIÊN LONG) đều có tư cách (chữ TƯ 資) trong sạch như mặt trời (chữ DƯƠNG 陽) mặt trăng (chữ NGÂN 銀) sáng đẹp (chữ THIỀU 韶) bừng bừng (chữ BÍNH 炳) Nếp gia phong sống nhân từ (chữ NHÂN TỪ 仁慈) và ngay thẳng (chữ KIÊN CẢNH 堅耿) truyền do cha mẹ là cái vốn (chữ BỔN本) làm cho anh chị em chung nhau từ nhỏ (chữ TÙNG NHỎ 從孺) đã luôn gắn bó thương nhau (chữ TƯƠNG LIÊN 相聯) Chú giải: Chữ NHỎ 孺 có bộ Tí 子 tức khi còn bé tí, nên gọi là Nhỏ 孺. Chữ NHO 儒 có bộ Người 亻, tức có học mới thành người, nên chữ gọi là Nho 儒. Lướt cả câu “Nhỏ tí phải học nhiều mới thành người To” = Nho. Bởi vậy Nho 儒 mang nghĩa là có học, có học thì mới Sáng, nhấn “Sáng Chi!” = Sĩ, nên chữ Sĩ 士 có nghĩa là đã học nhiều thành sáng, như Bác Sĩ, Nhạc Sĩ, Dược Sĩ, Văn Sĩ, Nho Sĩ. Người có học thành sáng gọi là Sĩ 士 là người luôn nói đúng sự thật vì họ có bằng thật và tri thức thật, như chữ Sĩ 士 thể hiện bằng đọc từ trên xuống dưới là "Thập 十 Nhất 一" = Thật. Như vậy là Sĩ 士 biểu âm thì ra cái Thật, mà Thật 昰 biểu ý thì ra cái Nói Đúng (Viết 曰Chính正), có nghĩa là đã là Sĩ thì phải Nói Đúng, như cách hai lúa "nghĩ sao nói vzậy", không thể nói dối, lươn lẹo, nói theo, nói leo. 6/ Câu đối về tố chất cương nhu . Câu này do Lãn Miên viết 1. TRUY THIỀU NHƯỢC HOÀN DƯƠNG TẮC NHẬT THĂNG CHIẾU LIỆU 2. DƯ NHU NHƯ LAN CÚC TẤT BÌNH THẢN NINH LINH 追韶若還陽則日升照瞭 餘柔如蘭菊必平坦寧靈 Giảng nghĩa: Theo đòi (chữ TRUY 追) cái sáng đẹp (chữ THIỀU 韶) như (chữ NHƯỢC 若) hướng về (chữ HOÀN 還) mặt trời (chữ DƯƠNG陽) thì (chữ TẮC 則) thăng hoa như mặt trời lên (chữ NHẬT THĂNG 日升) chiếu rọi (chữ CHIẾU LIỆU 照瞭). Câu này nói về lợi ích của cái tố chất cương của con người. Dồi dào (chữ DƯ 餘) đức nhu thuận (chữ NHU 柔) như (chữ NHƯ 如) hoa lan hoa cúc (chữ LAN CÚC 蘭菊) thì (chữ TẤT 必) con người luôn bình tĩnh (chữ BÌNH THẢN 平坦) yên ổn (chữ NINH 寧) tâm hồn (chữ LINH 靈). Câu này nói về lợi ích của cái tố chất nhu của con người. 7/ Câu đối về công ơn thầy cô giáo. Câu đối này do Lãn Miên viết. TRÍ ĐỨC VIÊN TOÀN HOAN KHÁNH HƯỞNG NHI TÔN THÀNH ĐẠT LẠC PHƯỢNG PHI 智德圓全歡磬響 兒孫成達樂鳳飛 Giảng nghĩa: Thầy cô đều vui sướng (chữ HOAN LẠC 歡樂) khi học trò do mình dạy dỗ đã có được cả trí cả đức trọn vẹn (chữ TRÍ ĐỨC VIÊN TOÀN 智德圓全), học trò như là con cháu (chữ NHI TÔN 兒孫) đều thành đạt, đó là niềm vui như chuông ngọc vang lên (chữ KHÁNH HƯỞNG 磬響), như bầy chim bay bổng (chữ PHƯỢNG PHI 鳳飛)2 likes -
Tư lệnh Mỹ: Biển Đông không phải chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc (Vietnam+) lúc : 22/02/16 13:30 Ngày 22/2, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin đã bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông đang bị tô vẽ như một chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của một hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp sẽ không ngăn cản được quân đội Mỹ cho máy bay bay qua khu vực này. Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. (Nguồn: foxnews) Phát biểu với các phóng viên tại Sydney, chặng dừng chân trong chuyến thăm Australia để hội đàm với giới chức quốc phòng nước chủ nhà, ông Aucoin nói: "Tôi mong muốn tình hình không bị tô vẽ như một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc chúng tôi đang cố gắng làm là đảm bảo tất cả các nước, bất kể có diện tích hay sức mạnh lớn tới cỡ nào, đều có thể theo đuổi lợi ích của mình dựa trên luật biển và không gây nguy hiểm bằng những hành động kiểu này." Ông Aucoin cho biết hệ thống tên lửa trên "gây hiệu ứng bất ổn" trên khắp khu vực, đồng thời hối thúc Trung Quốc minh bạch trong các ý định của mình. Khi được hỏi liệu sự hiện diện của hệ thống tên lửa trên có ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị sẵn sàng bay qua khu vực này hay không, ông Aucoin khẳng định: "Chúng tôi sẽ điều máy bay, tàu thuyền, cũng như hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có các khu vực này"./. ============================ "Biển Đông không phải chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc". Đương nhiên rồi! Cái này lão nói lâu rùi mà: "Biển Đông không bao wờ là chiến trường chính trong "Canh bạc cuối cùng". Cùng lắm nó là dây dẫn nổ đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông". Chứ ai mà lại coi những siêu cường thế giới kéo nhau đến cái ao làng Vũ Đại thả thuyền giấy và chọi gạch uýnh nhau bao wờ. Hì. Chí ít cũng phải bể Hoa Đông mới đủ rộng để bụp chứ lị. Nhưng lão Gàn quảng cáo rằng: Chỉ cần xẹt lửa ở biển Đông thì lập tức thùng thuốc nổ ở Hoa Đông nổ liền. Liệu cái thần hồn! Lão quảng cáo rồi đấy nhé!2 likes
-
1 like
-
1 like
-
Đứng trên quan điểm về tử vi > số phận con người đã được định sẵn cho nên mình được sinh ra đúng giờ ngày tháng năm, tức là không thể thay đổi định mệnh. Nhưng tác động với bối cảnh trong cuộc sống từ môi trường sống hay lối sống, cách sống thì có thể biến đổi phần nào trong cuộc sống, mà có thể gọi là những phương cách của phong thủy, dù phong thủy có tốt đến đâu cũng không thể biến anh ăn mày thành 1 đại phú gia, 1 anh lính quèn không thể thành ông đại tướng được. Nói chung, phong thủy sẽ làm thay đổi cục diện mình đang sống tăng thêm hay giảm bớt những cái gì xấu hay tốt.1 like
-
1 like
-
Nói vậy không biết có hiểu không nhỉ? Xin lỗi, lão đây đã gặp những người có học vị cao, nhưng chỉ số IQ thì thấp đến độ lão phải nghi ngờ trình độ của toàn thể nền văn minh. Lão ví dụ thế này nhá: Có một nền văn minh ngoài trái Đất và đã có một nền tảng tri thức cao cấp đạt đến lý thuyết thống nhất vũ trụ. Lưu ý là nền văn minh hiện nay chỉ đang mơ ước thôi nhá, chưa có cửa để chạm tay vào lý thuyết thống nhất. Vậy thì giữa nền văn hiến Việt nhân danh một lý thuyết thống nhất và nền văn minh giả tưởng ngoài vũ trụ đã đạt đến trình độ là có một lý thuyết thống nhất kia là hai lý thuyết thống nhất trong vũ trụ. Nhưng vũ trụ là một thực thể duy nhất, nên buộc hai lý thuyết này phải trùng khớp với nhau khi mô tả thực tại khách quan là toàn bộ vũ trụ này. Hay nói rõ hơn là không thể có hai lý thuyết thống nhất . Trong trường hợp này chỉ có một lý thuyết đúng hoặc cả hai đều sai. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt thì không thể nào sai được. Nó có hàng nửa tá thiên niên kỷ ứng dụng trong lịch sử văn minh nhân loại. Không tranh luận. ========================= 700 triệu nghìn tỉ hành tinh không "cái" nào như Trái đất Khám phá Khoa học vũ trụ Các nhà khoa học NASA cho biết có hơn 700 triệu nghìn tỉ hành tinh ở thiên hà đã được biết đến, tuy nhiên không nơi nào con người có thể sinh tồn được như Trái đất. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sẽ tìm được một nơi nào đó có khí quyển và môi trường giống Trái đất. Đây được cho là "nguyên lý Corpenich", trong đó khẳng định không chỉ Trái đất có điều kiện giúp cơ thể sống phát triển. Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Nhà thiên văn học Erik Zackrisson từ đại học Uppsala, Thụy Điển đã sử dụng mô hình máy tính nhằm xác định số lượng tất cả các hành tinh trong thiên hà và khả năng sự sống sinh tồn trên đó. Theo báo cáo trên trang Scientific American, mô hình máy tính của Erik mô phỏng lại phiên bản thiên hà thuở hồng hoang. Sau đó, Erik đưa vào đó mọi dữ liệu cần thiết, chẳng hạn các bằng chứng mà nhà bác học Kepler từng công bố hoặc các thuật toán tìm ra nhờ sử dụng quy tắc vật lý. Với kết quả thu được, các nhà khoa học khẳng định 700 triệu nghìn tỉ hành tinh không hề xuất hiện thực thể nào giống Trái đất. Các nhà thiên văn cho rằng hầu hết các hành tinh đều quá già cỗi và Trái đất vẫn là tương đối "trẻ" cũng như vị trí đặc biệt của nó trong hệ ngân hà. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal. Hiện chỉ có Trái đất là tồn tại sự sống. "Thật là dị thường khi hiện nay chúng ta có thể tính toán được những điều tưởng chừng bất khả", đồng tác giả Andrew Benson từ Đài quan sát Carnegie tại California trả lời trên Scietific American. Dù vậy, Erik khẳng định sẽ còn nhiều điểm sai sót trong tính toán hiện nay. Những gì chúng ta biết hiện tại về 700 triệu nghìn tỉ hành tinh này là vô cùng thiếu sót. Các nhà khoa học tin rằng hệ mặt trời được hình thành từ 4,6 tỉ năm trước và chỉ 8% trong số những hành tinh có khả năng đem lại sự sống được hình thành. Hàng trăm ngàn tỉ hành tinh khác có khả năng cấu thành sự sống thực sự vẫn chưa "chào đời". Sứ mệnh Kepler mà NASA thực hiện là tìm một hành tinh có sự sống như Trái đất. Cập nhật: 22/02/2016 Theo Dân Việt ======================= Tri thức khoa học hiện đại tiên tiên nhất - mới đây - mới xác định rằng: Trái đất là hành tinh duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu cho sự sống sinh sôi. Còn lão Gàn đã phán điều này từ năm Napoleon còn mặc quần giải yếm đi học lớp một ở đảo Corse và xác định hệ quả của nó chính là tính nhân bản của Lý học Việt. Nền khoa học hiện đại phải dựa vào những bằng chứng trực quan và sự tính toán trên những số liệu trực quan được thừa nhận. Còn lão thì căn cứ vào tính hệ thống của một lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt. Đây không phải lần duy nhất đúng của lão Gàn, so với những tri thức tiên tiến nhất của nền văn minh hiện nay. Nhưng với lão thì tất cả những giá trị vượt trội với sự tiên đoán đó, cũng chỉ là phương tiện chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Lão Gàn sẵn sàng chia sẻ những bí ẩn của vũ trụ - tất nhiên với những nhà khoa học đầu bảng - với điều kiện duy nhất là Việt sử trải gần 5000 văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Lão nhắc lại là lão không áp đặt duy ý chí chủ quan về quan điểm của lão. Mà là một cuộc tranh luận sèng phẻng với những tri thức khoa học đầu bảng.1 like
-
Thiên Sứ tôi ứng dụng sóng hấp dẫn đến từng chi tiết trong Địa Lý Lạc Việt. Nhưng nói sớm quá nó lại không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, chỉ có thể phát biểu chung chung về "Quy luật vận động và tương tác trong vũ trụ". Nhưng khi cái "cơ sở khoa học" phát hiện ra "sóng hấp dẫn" thì té ra nó sử dụng đến từng chi tiết trong Lý học Đông phương. Bởi vậy, vớ vẩn cả.1 like
-
1 like