-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/02/2016 in all areas
-
Ông Tập Cận Bình hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải? Hồng Thủy 19/02/16 16:48 Thảo luận (0) (GDVN) - Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: "Senkaku nguy mất.... Báo đảng Trung Quốc đòi "dạy Mỹ một bài học" ở Hoàng Sa Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa Thành công Sunnylands và triển vọng chế ngự mộng bành trướng Biển Đông Zakzak, một tờ báo điện tử của tập đoàn Sankei Digital Inc Nhật Bản ngày 19/2 đưa tin, trong lúc Trung Quốc vừa kéo tên lửa ra hạ đặt (bất hợp pháp) ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) làm căng thẳng tăng vọt trên Biển Đông, có chuyên gia an ninh Hoa Kỳ lại cảnh báo Nhật Bản về nguy cơ Trung Quốc có thể "bất thình lình cướp đảo Senkaku". Chuyên gia giấu tên này cho rằng, quân đội Trung Quốc có kế hoạch chiếm Senkaku trong thời điểm chuyển giao lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Trong khi Biển Đông đang ngày một nóng, chuyên gia này nói với Zakzak: "Senkaku nguy mất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã quyết định sẽ có một trận sống mái với Nhật Bản". Ông Tập Cận Bình trao cờ thành lập Chiến khu, ảnh: egpaper.gmw.cn Thông tin lộ ra khiến lãnh đạo Nhật - Mỹ "hoang mang", theo Đa Chiều ngày 19/2. Báo Nhật dẫn nguồn tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ cho hay, từ năm 2015 trở lại đây chính phủ Trung Quốc liên tục tuyên truyền Senkaku/Điếu Ngư là "lợi ích cốt lõi" của họ. Từ cuối năm 2015, có nguồn tin nói rằng ông Tập Cận Bình đã hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải. Ngày 1/2/2016 khi thành lập 5 Chiến khu, ông Bình báo động sẵn sàng chiến đấu Chiến khu Đông. Tờ Quân Giải phóng ngày 3/2 khi giới thiệu về Bộ Tư lệnh các Chiến khu mới sau tái cơ cấu, riêng Chiến khu Đông được tờ báo này miêu tả bằng mệnh đề "mùi thuốc súng đang nồng nặc". Kịch bản giả định của phía Trung Quốc theo Zakzak, là lực lượng Cảnh sát biển nước này sẽ liều lĩnh đổ bộ lên Senkaku tuyên bố chủ quyền, nếu Cảnh sát biển Nhật Bản ngăn cản thì lập tức điều động chiến đấu cơ, tàu hộ vệ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ. Người Trung Quốc tin rằng, Nhật Bản chưa chắc đã dám tiến hành chiến tranh toàn diện bởi thái độ "tiêu cực" của ông Obama. Chỉ cần dựa vào điều đình của cộng đồng quốc tế là Trung Quốc thắng. Bằng cách này, ít nhất Bắc Kinh đã làm thay đổi lập trường của Nhật Bản rằng, không có tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp theo trung Quốc sẽ tiến hành bao vây, phân hóa quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật. Tuy nhiên theo Đa Chiều ngày 19/2, hôm 27/1 vừa qua Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã tuyên bố trước dư luận, nếu Trung Quốc tấn công Senkaku, Hoa Kỳ sẽ có trách nhiệm giúp Nhật bản giữ đảo. Hồng Thủy ======================== Bắc Kinh làm được điều này ở Senkaku thì cũng làm được ở Biển Đông. Mà ở biển Đông thì không cần báo động đến cấp quân khu. Xét về mặt quân sự thì chiếm Senkaku khó hơn nhiều vì quân đội Nhật có sức mạnh hơn hẳn. nhưng ít tai tiếng. Ở biển Đông thì dễ hơn nhiều, nhưng không khác tặng cho Hoa Kỳ tính chính danh trong việc quay trở lại Châu Á Thái Bình Dương với sự ủng hộ quốc tế. Tóm lại Bắc Kinh đang bế tắc không chỉ trong sách lược vĩ mô, mà cả tính chiến lược cục bộ. Sự bế tắc này sẽ dẫn đến hành vi "Cờ bí dí tốt".2 likes
-
Báo Trung Quốc khiêu khích nói 'muốn dạy cho Mỹ bài học' Hải Anh | 19/02/2016 20:39 Theo bài bình luận ngang ngược được tài khoản tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải, quân đội Trung Quốc nên bắn cảnh cáo hoặc cố tình đâm va tàu Mỹ nếu chúng tiến tới quần đảo Hoàng Sa. Tàu chiến duyên hải USS Fort Worth (LCS 3) của Mỹ. Ảnh: CNN Chia sẻ: ĐỌC NHIỀU NHẤT Chiến tranh biên giới 1979: Đặng Tiểu Bình ngông cuồng và thua nhục thế nào? Theo South China Morning Post, ngày 19/2, tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản nước ngoài đăng tải bài bình luận với giọng điệu đầy khiêu khích. Nhân dân Nhật báo là tờ báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài này vô căn cứ khi viết, quần đảo Hoàng Sa, nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc hơn 40 năm, là "điểm mấu chốt" trong việc bảo vệ Biển Đông. “Trung Quốc phải nêu lập trường rõ ràng đối với khu vực này bằng cách hành động cứng rắn hơn trước bất kỳ sự xâm phạm”, bài xã luận ngang ngược viết. Bài này gợi ý, một số “hành động cứng rắn” quân đội Trung Quốc có thể thực hiện gồm “xua đuổi các tàu khỏi khu vực” và thậm chí “đâm va với các tàu khác trong tình huống nghiêm trọng nhất nhằm dạy cho Mỹ một bài học”. "Sự linh hoạt và răn đe đúng cách sẽ tốt cho hòa bình", bài bình luận viết với lời lẽ khiêu khích. Mỹ từng hai lần điều tàu tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông. Lần gần đây nhất, theo lệnh của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân nước này điều tàu USS Curtis Wilbur tiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bài bình luận với lời lẽ xảo trá và mang tính thách thức xuất hiện trong bối cảnh dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc triển khai hệ thống phòng không HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, John Kirby, cho hay ảnh vệ tinh cho thấy việc Trung Quốc mới triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm. Điều này trái với cam kết không quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc từng nêu. "Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo", ông Kirby phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/2. "Tôi nhận thấy Trung Quốc sẽ không dừng nỗ lực quân sự hóa và không thực hiện bất kỳ hành động nào để giúp tình hình Biển Đông ổn định và an toàn hơn", ông nói. Ngày 19/2, Việt Nam gửi công hàm phản đối lên Liên Hợp Quốc trước việc Trung Quốc xây căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa và đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. "Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó", người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ. Australia và New Zealand hôm 19/2 thúc giục mạnh mẽ Trung Quốc không gây thêm căng thẳng ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh triển khai trái phép hệ thống tên lửa tới đảo Phú Lâm. Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbul, kêu gọi tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông ngừng mọi hoạt động xây dựng, quân sự hóa các đảo và cải tạo đất. Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand John Key nói rằng, họ sẽ tận dụng mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh để thúc giục nước này thực hiện các biện pháp nhằm giảm căng thẳng trên Biển Đông. theo Zing ======================= Điếu mựa! Tờ Nhân Dân Nhật báo chém gió chơi cho vui. Làm điếu gì có cửa bắn cảnh cáo và đem tàu ra húc nhau với tàu Hoa Kỳ. Bởi vì - mặc dù tầm nhìn chiến lược hẹp hòi, khả năng tư duy cục bộ, tiểu tiết - nhưng Bắc Kinh có lẽ vẫn còn đủ trí khôn để hiểu rằng: hành vi bắn cảnh cáo và húc tàu thủy , sẽ xác định quân lực Hoa Kỳ tuần tra bảo vệ tự do hàng hải là hoàn toàn đúng đắn. Nếu lão Gàn đoán sai - tức là Bắc Kinh bắn cảnh cáo và húc tàu thủy thật - thì đúng là ngu bỏ mẹ. Yên tâm là không có giọt nước tràn ly ở bể Đông. Nhưng bụp nhau vì can tội "nhìn đểu". Hì.2 likes
-
Bởi vậy, với tầm tư duy "Ở trần đóng khố", khinh mạ với quá khứ, luôn coi 5000 năm trước tổ tiên ta chỉ "ở trần đóng khố" thì loại đầu óc ngu ngục ấy sẽ không bao giờ giải thích được sự kỳ vĩ của các nền văn minh cổ xưa.2 likes
-
2 likes
-
============================ Híc! Lão muốn "nhìn thẳng vào sự thật" mà nói thế này: Hoa Kỳ không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc đâu. Mà đánh giá cao đấy! Rất cao. Bởi vậy, Tân Hoa Xã cảnh báo Hoa Kỳ như vậy là sai. Chính vì đánh giá cao, là lý do mà năm ngoái tuy căng thẳng , nhưng chưa thể uýnh nhau ở bể Đông. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." mà. Nhưng lão cũng mún nói rằng: Sau Hội Nghị Thượng đỉnh giữa hai ngài đứng đầu hai quốc gia Tàu và Mỹ thì cánh cửa ngoại giao đã khép lại, hai bên không còn gì để nói với nhau nữa. Cho nên Hoa Kỳ mới nói với ASEAN. Nhưng Hoa Kỳ mún ASEAN đồng minh uýnh Trung Quốc à? Quên nhanh. Tất cả khối ASEAN và Nhật Bản cộng với Nam Triều Tiên, nếu đánh tay bo, bất chấp luật pháp quốc tế cũng không phải đối thủ của Trung Quốc. Sự thật là như vậy. Bởi vì họ không có vũ khí hạt nhân. Vậy Hoa Kỳ gặp các nước trong khối ASEAN để làm gì? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Thằng nào ngu thì chết. Điếu mựa! Cuối năm nay bít liền.2 likes
-
Thiên Sứ tôi ứng dụng sóng hấp dẫn đến từng chi tiết trong Địa Lý Lạc Việt. Nhưng nói sớm quá nó lại không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, chỉ có thể phát biểu chung chung về "Quy luật vận động và tương tác trong vũ trụ". Nhưng khi cái "cơ sở khoa học" phát hiện ra "sóng hấp dẫn" thì té ra nó sử dụng đến từng chi tiết trong Lý học Đông phương. Bởi vậy, vớ vẩn cả.1 like
-
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Không có “giọt nước tràn ly” ở Biển Đông Thứ sáu, 19/02/2016 - 10:30 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói sẽ không có một yếu tố "giọt nước làm tràn ly" duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. >> Đại sứ Mỹ đón tết ở "quê hương thứ hai" >> Đại sứ Mỹ: “Chúng ta là anh, chị, em” Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius. Trả lời câu hỏi của BBC "Mỹ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Mỹ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố giọt nước làm tràn ly hay không", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói: "Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Mỹ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế" - Đại sứ Ted Osius nói với BBC. Thei K.M/Lao Động ======================= Nhất trí cao với ngài Đại sứ là không có việc "giọt nước làm tràn ly". Hoa Kỳ cứ việc đem tàu thủy, tàu bay tiếp cận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng và xây trái phép. Trung Quốc cứ cực lực phản đối và không động thủ trước..Thế thì làm gì có chuyện giọt nước làm tràn ly?! Nhưng khi cuồng phong, bão tố xảy ra thì nó từ một nguyên nhân khác. Nhìn đểu chẳng hạn. Híc.1 like
-
Yonhap: Triều Tiên đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công Hàn Quốc (Vietnam+) lúc : 18/02/16 10:17 Hãng tin Yonhap ngày 18/2 dẫn lời nghị sỹ Lee Chul-woo, thuộc Đảng Thế giới mới cầm quyền tại Hàn Quốc, cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã ra lệnh cho các cơ quan quân sự và tình báo nước này tăng cường chuẩn bị cho các cuộc tấn công, mà ông này gọi là “tấn công khủng bố,” nhằm vào Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (ngồi phía trước) theo dõi vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-4. (Nguồn: Yonhap/ TTXVN) Nghị sỹ Lee Chul-woo cho biết các thông tin trên được Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) đưa ra tại một cuộc họp khẩn giữa Đảng Thế giới mới và Chính phủ về vấn đề Triều Tiên. Ông Lee Chul-woo nêu rõ: “Tổng cục Trinh sát (cơ quan tình báo của Triều Tiên phụ trách các điệp vụ ở nước ngoài và chiến tranh mạng) đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động gây rối, bao gồm cả tấn công mạng, nhằm vào Hàn Quốc." Tại cuộc họp trên, Chính phủ Hàn Quốc nhận định có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc tấn công, mà họ gọi là “tấn công khủng bố,” trong đó sử dụng các chất độc hoặc bắt cóc công dân Hàn Quốc. Hiện NIS đang tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khả năng này./. ====================== Phiền nhể! Điếu mựa! Trong khắp vùng từ Đông Bắc Á đến biển Đông, chỉ cần một chỗ tóe lửa là nổ bung bét hết. Mặt trận chính sẽ ở Hoa Đông. Xin quý vị có trách nhiệm trong các vùng lãnh thổ nói trên hãy liệu cái thần hồn.1 like
-
1 like
-
LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016 Biển Đông sôi sùng sục..... ======================== Mỹ điều thêm tàu tác chiến tới Thái Bình Dương (VNEWS) lúc : 17/02/16 15:02Bản inNgày 16/2, Tư lệnh Hạm đội 7, Phó Đô đốc Joseph Aucoin cho biết 21 tàu chiến sẽ được triển khai bổ sung cho các đơn vị Hải quân đang hoạt động tại vùng bờ biển phía Tây của Mỹ và tại Thái Bình Dương. Xem video ở đây: http://www.vietnamplus.vn/video-my-dieu-them-tau-tac-chien-toi-thai-binh-duong/371520.vnp Ông Aucoin còn bày tỏ quan ngại về "khả năng tác chiến chuyên nghiệp" của các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, cho rằng cần phải có biện pháp để các tàu của Trung Quốc tuân thủ Quy tắc ứng xử tránh đụng độ bất ngờ trên biển (CUES), đồng thời yêu cầu Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ tăng cường phối hợp tuần tra với các đơn vị Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương để đối phó với việc Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các tàu bảo vệ bờ biển của nước này tại các vùng biển trong khu vực. Tàu chiến Mỹ USS Lassen. (Nguồn: US Navy) ======================== Hai tàu sân bay và 1 tàu khu trục hiện đại chỉ để quảng cáo. Nhưng với 21 tàu chiến tăng cường thì zdấn đề bắt đầu được suy luận theo hướng khác. Lão Gàn bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch chưa có uýnh. Nhưng sau đó thì không biết. Bởi vì đến 10 tháng Ba Việt lịch, lão bắt đầu chuyển hướng chuyên nghiên cứu Phoengshui.1 like
-
Vừa viết xong bài trên thì đọc được bài này của Phamhung đưa thừa chủ đề vào "Quán Vắng". Nhưng nội dung căn bản cho thấy lão Gàn đã nhận xét chính xác: Chính vì Hoa Kỳ biết rõ điều này, nên không yêu cầu đưa vào tuyên bố chung. Nếu Hoa Kỳ yêu cầu tất sẽ có nước từ chối và như vậy rách việc. Vấn đề cốt lõi là Hoa Kỳ đã tập hợp tất cả các nước ASEAN tại hội nghị kỳ này. Và điều này đủ để xác định rằng: Hoa Kỳ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Nhưng lão Gàn nhắc lại rằng: Cánh cửa ngoại giao đã khép lại và "canh bạc cuối cùng" đã bắt đầu. Hy vọng cuối cùng chỉ còn là: Nó không kết thúc bằng một cuộc chiến tranh.1 like
-
Con post bài này vào topic này sư phụ thấy được không ạ? Nếu chưa hợp lí nhờ sư phụ chuyển qua nơi phù hợp dùm con. Con cám ơn sư phụ.1 like
-
Trần Minh Nhật tiên đoán cho năm Bính Thân 2016. (Giới hạn trong Việt Nam) Nguyên lý để đưa ra dự đoán: a/ Hinh nào khí ấy. Khí ra sao hình như vậy. b/ Địa động nhân ứng. c/ Con người - địa hình - vũ trụ tương hợp với nhau. d/ Ngũ vận lục khí. BÍNH THÂN 2016 1/ Dự đoán đây sẽ là một năm có nhiều vụ cháy nổ, hỏa hoạn lớn. Hoành hành mạnh trong 6 tháng đầu năm và tiến triển phức tạp trong tháng 5 và tháng 6 âm lịch. 2/ Dịch bệnh sẽ hoành hành phức tạp nhưng từ tháng Chín âm lịch trở đi sẽ được khống chế. 3/ Bất động sản sẽ có chiều hướng phát triển minh bạch hơn. Sẽ có những khu vực có sự đột biến bất ngờ. Cơ hội mua nhà cho những người thu nhập thấp sẽ tăng cao. Các thương vụ mua bán bđs cần phát huy tính chính danh, nếu không sẽ có các mất mát không ngờ tới được. 4/ Càng lúc sẽ càng nhiều những người trẻ tuổi xuất chúng góp phần vào bộ mặt phát triển của đất nước. 5/ Tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ nhiều biến chuyển phức tạp nhưng sẽ không đụng độ vũ trang nặng. 6/ Các doanh nghiệp lớn có mặt trên sàn chứng khoán, các đại gia sẽ có một năm lao đao, không ít các đại gia sẽ ngã ngựa, sập tiệm hay bỏ của chạy lấy người. Đây cũng là cơ hội lớn cho một số các doanh nghiệp duy trì tính nhất quán và nội lực mạnh mẽ phất lên. 7/ Từ năm 2016 trở đi, các doanh nghiệp trước giờ phất lên nhờ các dự án "vẽ" hay các "áp phe" trung gian sẽ không còn đất sống và buộc phải nhường chỗ cho các doanh nghiệp có mô hình sản xuất bền vững và trung thực. 8/ Các mô hình Startup sẽ không thực sự thành công, trừ các dự án liên quan đến các ngành Công Nghệ hoặc IT. (Sẽ còn bổ sung tiếp các vấn đề có liên quan) Giờ Sửu, mùng 8 tháng Giêng năm Bính Thân. Khai bút đầu năm.1 like
-
Thế giới / Tin tức 24h Mỹ hoảng loạn khi Nga-Nhật kí hiệp ước? (Tin tức 24h) - Việc Nhật Bản có những động thái bắt tay và cải thiện mối quan hệ với Nga đang khiến Washington lo lắng, dè chừng. Nhật Bản lên kịch bản Senkaku bị đánh chiếm Phương Tây bối rối vì chiến tranh phi truyền thống của Nga Nhật Bản muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga Trong thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo tổng kết năm 2015 cho rằng lãnh đạo Nga và Nhật Bản cần tổ chức cuộc gặp cấp cao trong năm 2016 để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đối với khu vực Quần đảo Kuril (phía Nhật Bản gọi là khu vực lãnh thổ phương Bắc). Theo ông Abe, cuộc đối thoại cấp cao Nga - Nhật là hết sức cần thiết đối với việc giải quyết các vấn đề còn đang bế tắc trong việc thúc đẩy ký kết Hiệp ước hòa bình Nga-Nhật. Thủ tướng Nhật khẳng định sẽ nỗ lực không ngừng để Tổng thống Putin thực hiện một chuyến thăm cấp cao đến Nhật Bản năm 2016. Trong một diễn biến khác, trước khi đón năm mới 2016, Đại sứ mới của Nhật Bản tại Nga là Toesisa Kodzuki đã đến Moskva. Nhật Bản muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga Trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Ria Novosti của Nga, Đại sứ mới của Nhật tuyên bố sẽ cố gắng thúc đẩy các cuộc đối thoại chính trị ở các cấp độ khác nhau để thúc đẩy hợp tác Nga-Nhật Bản trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ tự do cầm quyền, đồng thời là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Masahico Komura cũng lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm 4 ngày đến Nga trong tháng 1/2016. Theo dự kiến, ông Komura sẽ có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hạ viện Nga Sergey Naryshkin để thảo luận hợp tác kinh tế giữa hai nước và khẳng định mong muốn chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Kuril. Ngoài việc lên các phương án về một cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo 2 nước, Moskva cũng khẳng định sẵn sàng trao đổi các biện pháp giảm bớt các thủ tục liên quan đến cấp visa, thậm chí có khả năng sẽ thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Nhật Bản. Theo Đại sứ Nga tại Tokyo Evghenhi Afanasev, trong năm 2016, Nga sẽ “cởi mở để đối thoại với Nhật Bản ở tất cả các cấp độ”. “Vấn đề này vẫn cần bàn bạc thêm nhưng chúng tôi đã sẵn sàng”- ông Afanasev khẳng định. Đại sứ Nga cũng để ngỏ khả năng Tổng thống Putin sẽ đến thăm Nhật Bản trong thời gian tới đồng thời nhấ mạnh mối quan tâm chính hiện không phải là thời hạn của chuyến thăm mà là kết quả của chuyến thăm và các dự án sẽ được đề cập đến. Mỹ sẽ tìm cách phá rối? Rõ ràng Nga và Nhật Bản đang có nhiều động thái tích cực nhằm xóa bỏ những khoảng cách, mâu thuẫn để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên cái bắt tay của Nga – Nhật đang khiến Washington hết sức lo lắng, dè chừng. “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga. Tuy nhiên, xét bối cảnh các lệnh cấm vận của Mỹ và EU chống Nga bị kéo dài đến tháng 7/2016 thì rõ ràng Mỹ không muốn mối quan hệ Nga-Nhật được cải thiện”- chuyên gia về hợp tác Nga-Nhật, Chủ tịch Hội đồng kinh tế Đông Bắc Á, giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga Susumu Yosida nhận định. Giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ lợi dụng những mâu thuẫn, xung đột của Nhật Bản với các nước trong khu vực để gây sức ép ngăn chặn việc hợp tác này hoặc chí ít là lùi thời gian hợp tác giữa Nga – Nhật. Đầu tiên đó là những căng thẳng Nhật Bản – Trung Quốc xung quanh các hòn đảo Sensaku/Điếu ngư giữa hai nước này. Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo và thời gian gần đây đều triển khai lực lượng vũ trang ở khu vực gần các đảo. Giới phân tích dự đoán nhiều khả năng Mỹ sẽ dùng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc Nga - Nhật bắt tay nhau. Những căng thẳng giữa 2 quốc gia này chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt và ngày càng được đẩy lên cao hơn nữa. Trong khi đó Mỹ, nước gắn kết với Nhật Bản bằng hiệp ước bảo vệ lẫn nhau sẽ dựa vào điều này để mặc cả và ra sức ép với Tokyo. Bên cạnh đó, nhiều khả năng Washington sẽ tiếp tục phản ứng với việc Tokyo đảm đương vai trò an ninh lớn hơn. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện Pew cho kết quả 47% số người Mỹ được hỏi nói rằng họ hoan nghênh một sự thay đổi của Nhật Bản, một phần để chia sẻ gánh nặng tài chính và hậu cần với Mỹ. Tuy vậy, cũng có tới 43% tin rằng, với lịch sử gây hấn của mình, Nhật Bản nên bị hạn chế về quân sự. Chính vì vậy, một khi chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe bắt tay với Nga, nhiều khả năng Nhà Trắng sẽ khoét sâu vào những quan điểm trái chiều này để tạo thêm áp lực buộc Tokyo phải thay đổi quyết định của mình. Long Vương (Tổng hợp) ======================= Hì! Thấy vậy mà không phải vậy. Nhưng thôi, chuyện thiên hạ, chẳng ảnh hưởng gì đến ngày mùng ba Tết của lão Gàn. Lão chúc cho Nga Nhật sống trong sự tin cậy và một hiệp ước hòa bình.1 like
-
Dầu tụt dốc không phanh, rúp Nga thảm hại (Tài chính) - Giá dầu đã tụt dốc xuống dưới 30 USD/thùng, đồng nội tệ Nga cũng giảm giá thảm hại trong khi giá vàng thế giới đột ngột tăng giá sau nhiều ngày chìm. Chỉ Mỹ cứu được giá dầu: Vì sao Mỹ khó hành động? Nga hết sức chịu đựng giá dầu: Khó bắt tay với OPEC Giá dầu trong phiên giao dịch ngày 8/2 đã tiếp tục trượt giá, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã xuống ngưỡng dưới 30 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng Ba giảm 1,2 USD, tương đương 3,9%, xuống 29,69 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tư hạ 1,18 USD, hay 3,5%, và đóng cửa phiên này ở mức 32,88 USD/thùng. Thị trường dầu mỏ vẫn trong trạng thái dư cung. Ảnh: Reuters Đây là biểu hiện đầu tiên về giá dầu sau khi hai nước chiếm thị phần lớn nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuyên bố không cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. Bộ trưởng Dầu mỏ của hai nước Saudi Arabia và Venezuela, 2 thành viên của OPEC đã thảo luận về vấn đề bình ổn thị trường song không đưa ra phương án cắt giảm sản lượng hay tổ chức một phiên họp khẩn của OPEC liên quan tới việc giá dầu thấp lần này. Trong khi đó, hồi cuối năm 2015, khả năng Nga và OPEC có thể cùng ngồi lại thảo luận về khả năng cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu trong một khoảng thời gian ngắn được đồn đoán song hiện vẫn chưa có động thái nào cho thấy cuộc đàm phán trên sẽ diễn ra. Đồng nội tệ Nga sụt giá mạnh Đồng thời, theo những tín hiệu mới nhất từ thị trường Nga, đồng nội tệ của nước này đang sụt giá tới mức thảm hại. Không chỉ có đồng nội tệ, cả nền kinh tế của nước này cũng đang đứng trước một vực sâu khi giá dầu vẫn ở mức không thể thấp hơn trong cả vài thập kỷ qua. Đồng rúp Nga mất giá sâu. Ảnh: Bloomberg Nga hiện được cho là nước thứ 2 trên thế giới sau Argentina là nước có đồng nội tệ sụt giá nhanh nhất. Nguyên nhân chính khiến đồng rúp ngã nhào đến từ việc giá dầu thô thế giới giảm sâu. Hiện mức lạm phát của Nga đã lên tới gần 13%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 6%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng thì đã tăng lên gấp 4 lần so với mức mà ngân hàng trung ương Nga dự kiến là 4%. Việc giá dầu tiếp tục có xu hướng giảm cũng đồng nghĩa với việc lạm phát có thể sẽ còn tăng hơn nữa. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina thì tuyên bố hồi giữa tháng 1 rằng sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ trừ phi biến động tỷ giá đồng Rúp đe dọa sự ổn định của ngành ngân hàng Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga đang không có ý định ngăn cản đà mất giá đồng nội tệ, hoặc là không đủ sức để làm điều đó, khi mà quỹ dự trữ của Nga cũng đang bị sụt giảm mạnh và buộc chính phủ nước này cắt giảm chi tiêu trong hàng loạt các lĩnh vực như y tế hay giáo dục. Giá vàng tăng đột ngột Trong khi Nga đang vất vả với giá dầu và đồng rúp sụt giá, thị trường vàng thế giới đang có cơ hội tăng giá mạnh. Vàng được hưởng lợi rất nhiều từ các dòng chảy an toàn, do quan ngại nền kinh tế Mỹ, kinh tế toàn cầu sẽ kìm kẹp thị trường. Tăng trưởng toàn cầu yếu hơn dự kiến đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trở lại trên băng ghế dự bị và không nâng lãi suất ở tất cả trong năm 2016. Ngày càng có nhiều kỳ vọng FED không tăng lãi suất đã đẩy đồng đô la Mỹ xuống thấp hơn, từ đó hỗ trợ giá vàng. Những số liệu kinh tế đáng thất vọng thời gian gần đây, nhất là từ Mỹ và Trung Quốc, cũng khiến thị trường tài chính đồn đoán Fed có thể không nâng lãi suất 4 lần trong năm nay như dự kiến trước kia, thậm chí còn cho rằng FED chỉ nâng lãi suất 1 lần trong năm 2016 này. Vàng tăng giá đột ngột sau nhiều ngày chìm. Ảnh: Người đưa tin Giá vàng trên sàn Kitco thời điểm 6h30 sáng 9/2 (theo giờ Việt Nam) đang duy trì mức 1.192,70 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng đạt 1.200,6 USD/ounce, cao nhất kể từ 22/6/2015. Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex tăng mạnh 40,2 USD, tương ứng 3,5%, lên 1.197,9 USD/ounce, ghi nhận mức tăng tốt nhất kể từ tháng 12/2014 và cao nhất kể từ 19/6/2015. Tâm lý tích cực còn được thể hiện ở tốc độ mua vào của các quỹ ETF vàng. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Sáu 5/2 tăng 0,7% lên 698,46 tấn. Giá vàng đột ngột tăng sau hôm 8/2, giá vàng thế giới đi xuống, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên sau báo cáo khả quan về thị trường lao động Mỹ. Hài Nhi (Tổng hợp) ========================= Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 'bốc hơi' mạnh (Tài chính) - Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tiếp tục bị thu hẹp khi giảm tới 99,47 tỷ USD xuống còn 3.230 tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2016. Kinh tế Trung Quốc ảm đạm: Việt Nam nên phản ứng nhanh Kinh tế Trung Quốc ngày càng ốm yếu Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), sự sụt giảm của kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc trong tháng 1/2016 vẫn thấp hơn mức giảm 107,9 tỷ USD trong tháng 12/2015 - tháng ghi nhận có mức giảm kỷ lục từ trước tới nay. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải vật lộn để ngăn đà giảm giá của nhân dân tệ bằng cách "đốt" dần lượng dự trữ ngoại hối để giảm sự biến động của nội tệ. Zhao yang, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Holding, nhận định, khi các dòng vốn chảy đi, rất khó để PBOC ngăn sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối. PBOC không muốn NDT mất giá quá nhanh. Đó là lý do vì dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh như vậy. Dự trữ ngoại hối đã giảm khoảng 420 tỷ USD trong 6 tháng qua và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cạn dần một phần là do PBoC liên tục rót thêm tiền vào nền kinh tế trong những tháng đầu năm. Mới nhất là ngày 6/2 PBoC đã "bơm" 110 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 16,7 tỷ USD, vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở để tăng tính thanh khoản trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ông Rajiv Biswas, kinh tế trưởng về châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn tư vấn IHS Global Insight, nhận định: “Mặc dù quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn còn rất lớn nhưng tốc độ suy giảm nhanh chóng trong những tháng gần đây là xu thế không bền vững”. Trong khi đó, giới chức trách Trung Quốc lo sợ sự mất giá đồng nội tệ có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang gánh những khoản nợ tính bằng USD trong khi đồng nhân dân tệ mất giá có thể gây ra không ít vấn đề dẫn đến việc một số công ty phá sản. Mối lo ngại kinh tế Trung Quốc chậm lại, tài sản sẽ nhanh chóng bị mất giá đã thôi thúc các nhà đầu tư bán tháo các tài sản định giá bằng đồng nhân dân tệ để mua các tài sản định giá bằng USD. Trong tháng 12/2015, dòng tiền chảy khỏi Trung Quốc đã lên tới 158,7 tỷ USD và tính riêng trong năm 2015, dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế thứ 2 thế giới đã lên tới hơn 1.000 tỷ USD, gấp 7 lần năm 2014. Nhằm ổn định tình hình trên, Trung Quốc đã tung USD để mua đồng nhân dân tệ. Bình luận về sự sụt giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, nhà kinh tế kỳ cựu George Magnus cho rằng có sự "nhầm lẫn" trong chính sách ngoại hối của Trung Quốc. "Rõ ràng điều này không thể kéo dài", chuyên gia này nhận định. An Nhiên (Tổng hợp) ========================= Bởi vậy, cái này lão Gàn nói lâu rồi: "Chiến tranh kinh tế đã xảy ra". Lão nói điều này trước cả khi giá dầu giảm. Nhưng đây là cuộc chiến với một đối thủ vô hình. Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Việt sử 5000 năm văn hiến mà không xong thì còn lắm chuyện. Xin xem hồi sau sẽ rõ.1 like
-
Hàn Quốc quyết định đàm phán triển khai hệ thống THADD với Mỹ Hồng Thủy 07/02/16 14:01 (GDVN) - Đây là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất, Trung Quốc xem nó như mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, đánh chặn tên lửa Triều Tiên nhưng cuối cùng không hành động. Ảnh: SCMP. Hãng thông tấn AP ngày 7/2 đưa tin, cục diện bán đảo Triều Tiên lại gia tăng căng thẳng sau vụ phóng tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên sáng nay. Trong diễn biến mới có thể khiến cả Bắc Kinh lẫn Bình Nhưỡng lo ngại, Seoul và Washington đã thống nhất bắt đầu đàm phán việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THADD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Yoo Seung Jeh đã nói điều này với các phóng viên. Đây là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất, Trung Quốc xem nó như mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của nước này. Ông Yoo Seung Jeh cho hay, các cuộc đàm phán về THADD nhằm mục đích củng cố hợp tác quốc phòng Mỹ - Hàn để đối phó với các mối đe dọa đang lên từ Bắc Triều Tiên. Tham dự cuộc họp báo cùng ông Thứ trưởng còn có Trung tướng Thomas Vandal, một sĩ quan chỉ huy của lực lượng quân sự Hoa Kỳ đồn trú tại Hàn Quốc. Vandal cho hay, quyết định này được thực hiện trên cơ sở khuyến cáo của tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. Hồng Thủy ========================== Còn một giờ nữa mới đến giao thừa. nên có nói chuyện bắn súng, phi dao găm giữa các quốc gia trên thế giới thì nói nốt. Chứ trong ba ngày Tết là các cụ kiêng lắm. Lão phát biểu là các cụ kiêng là hoàn toàn có "cơ sở Lý học", chứ không phải phong long đâu. Vài bữa , nếu rảnh lão Gàn sẽ lần lượt phân tích vì sao các cụ kiêng: Kiêng nói bậy, chửi nhau, kiêng sát sinh..... Với bài viết cuối cùng của năm Ất Mùi, lão nhận xét thế này: Mọi chuyện bắt đầu keng thẻng. Nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biển Đông. Vì Bắc Kinh lâm vào thế "cờ bí, dí tốt".1 like
-
Em trai Lệnh Kế Hoạch tiết lộ bí mật động trời của Trung Quốc 06:56 ngày 06 tháng 02 năm 2016 Tình báo Mỹ đang thẩm vấn Lệnh Hoàn Thành, em trai cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch. Lệnh Hoàn Thành (trái) và anh trai Lệnh Kế Hoạch. Lệnh Hoàn Thành, em trai cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch, đã tiết lộ một số những bí mật diện thâm cung bí sử nhất về chính quyền và quân đội Trung Quốc, trong đó có thông tin chi tiết liên quan đến hệ thống điều khiển và trung tâm điều hành lực lượng hạt nhân – tờ Washington Freebeacon ngày 3/2 dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ đưa tin. Kẻ đào tẩu bị Trung Quốc truy lùng gắt gao này đã không còn xuất hiện công khai ở California từ cuối năm ngoái, ngay sau khi người anh trai Lệnh Kế Hoạch bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng. Các quan chức Mỹ theo dõi vụ việc tiết lộ, kể từ cuối mùa thu năm 2015, Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bắt đầu thẩm vấn Lệnh Hoàn Thành tại một địa điểm bí mật ở Mỹ. Kẻ đào tẩu này được cho là đối tượng bị các điệp vụ Trung Quốc truy nã gắt gao, với mục tiêu bắt giữ hoặc thủ tiêu. Một trong những thông tin mà tình báo Mỹ thu lượm được là quy trình vận hành vũ khí hạt nhân của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, ví như các bước chuẩn bị đối với lực lượng hạt nhân trước khi tung đòn tấn công, mã khởi động vũ khí hạt nhân… Một số bí mật khác liên quan đến giới lãnh đạo Bắc Kinh, khu phức hợp được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô được biết với cái tên Trung Nam Hải. Đây được xem là nguồn tin rất có giá trị đối với lực lượng tình báo điện tử của Mỹ, nhất là khi nó được sử dụng cho các chiến dịch tấn công tình báo mạng nhằm vào các hệ thống bảo mật của giới lãnh đạo Trung Quốc. Theo giới chức Mỹ, Lệnh Hoàn Thành hiện đang được quản thúc dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, sau khi các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện ra hoạt động của các đặc vụ ngầm Trung Quốc – những người được Bắc Kinh phái đi với nhiệm vụ truy lùng những nhân vật trốn khỏi đại lục, tháo chạy ra nước ngoài. “Quả bom” sẽ có sức công phá mạnh hơn nữa một khi ông Lệnh khai ra thông tin liên quan đến tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc, liên quan đến số phận gần đây của Chu Vĩnh Khang, Bạch Hy Lai…, cùng với đó là các bí mật trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, quy trình vận hành hệ thống tài chính – đầu trong và ngoài nước. Lệnh Hoàn Thành được cho là chuồn sang Mỹ hồi mùa hè năm 2015, ngay sau khi Lệnh Kế Hoạch - người nắm giữ hơn 2.700 tài liệu mật có được từ quãng thời gian làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, bị bắt giữ. Lệnh Kế Hoạch đã chuyển tài liệu cho em trai, người sở hữu dinh thự trị giá 2,5 triệu USD ở Loomis, California, gần Sacramento. Việc chuyển giao thông tin mật này được xem như là một biện pháp bảo vệ an toàn cho hai người: Chúng được sử dụng như là sức ép buộc chính quyền Trung Quốc không có biện pháp mạnh nhằm vào Lệnh Kế Hoạch. Khu dinh thự 2,5 triệu USD được cho là của Lệnh Hoàn Thành ở California. Ảnh: AP. Phía Mỹ cho biết, ông Lệnh Hoàn Thành giữ số tài liệu này để “giữ mạng” và sẽ giao thẳng cho chính quyền Mỹ một khi anh trai bị bắt giữ. Hồi tháng 7/2015, Bắc Kinh tuyên bố truy tố Lệnh Kế Hoạch vì tội tiết lộ bí mật, nhận hối lộ, quan hệ trai gái, sử dụng cương vị cá nhân làm giàu bất chính cho người thân trong gia đình. Cựu quan chức dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào này hiện đang bị thẩm vấn gắt gao ở Trung Quốc.Số phận của Lệnh Hoàn Thành là một trong những điểm nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung thời gian gần đây. Tháng 8/2015, Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Barack Obama trao trả nhân vật này, nhưng chưa được Washington hồi âm, với lý do không thấy có yếu tố cấu thành phạm tội với ông này. Bắc Kinh xem vụ việc này là tội hình sự, trong khi Mỹ lại coi đào tẩu là vấn đề thuộc về tình báo, thuộc phận sự của FBI hay các cơ quan thực thi pháp luật nội địa nào đó. Chính yếu tố này khiến cho việc dẫn độ Lệnh Hoàn Thành về nước gặp khó khăn. Phát ngôn viên Nhà Trắng, FBI, CIA và Bộ An ninh Nội địa Mỹ từ chối bình luận về thông tin mà tờ Washington Freebeacon đưa ra. Một số quan chức khác tiết lộ, nếu Lệnh Hoàn Thành được cấp quốc tịch Mỹ trong vòng vài tháng tới, thì “kẻ đào tẩu hợp pháp” thì sẽ là con cá lớn nhất từ Trung Quốc mà tình báo Mỹ “tóm” được trong suốt hơn 30 năm qua. “Đó là món quà tình báo đầy bất ngờ”, một quan chức cấp cao nói. Theo Báo Tin Tức =========================== Tên hai anh em nhà ông này quái chiêu: Kế hoạch hoàn thành. Nếu mọi chuyện cứ đúng như kế hoạch và hoàn thành thì sự đau đầu của Bắc Kinh là hoàn toàn có "cơ sở khoa học"(*). Hì. =========================== * Thuật ngữ được giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê chính thức sử dụng trong phản biện hệ thống luận điểm về "Chữ Việt cổ" của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền. Nhưng không thấy định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Cũng như từ "Điếu mựa" của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng chưa có trong từ điển.1 like
-
Cơn hỗn loạn chứng khoán: Điều Trung Quốc muốn từ lâu (Thị trường) - TQ rất khôn ngoan, mọi nước đi đều nằm trong chiến lược đã được tính toán kỹ lưỡng của họ... Trung Quốc vung tiền không ngăn nổi chứng khoán sập sàn Trung Quốc bấn loạn thay đổi chính sách vì chứng khoán Hoàn toàn chủ động PGS.TS Nguyễn Huy Quý nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc nhận xét về cơn hỗ loạn chứng khoán của Trung Quốc (TQ) được cho là khiến nước này lâm cảnh lao đao. Ảnh minh họa Phân tích nguyên nhân suy giảm của thị trường chứng khoán TQ, vị chuyên gia cho hay: Tất cả việc tụt dốc của thị trường chứng khoán TQ cũng như sự mất giá của đồng nhân dân tệ đều nằm trong một bối cảnh tổng thể là: nền kinh tế khó khăn, sản xuất bị thu hẹp, tăng trưởng giảm tốc. Đó là nguyên nhân khiến nhiều người cho rằng, kinh tế TQ đã khó lại thêm khó hơn. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Huy Quý thẳng thắn cho rằng, ông nhìn thấy những dấu hiệu vừa bình thường vừa bất thường trên thị trường nước này. Lý giải vì sao lại nói là bình thường, vị chuyên gia cho biết sự giảm tốc này hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của Chính phủ TQ. Trên thực tế, có 3 lý do khiến cho nền kinh tế TQ bị giảm tốc và điều này hoàn toàn đã được TQ dự liệu trước đó. Thứ nhất, những động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, tăng trưởng nóng của TQ không còn nữa. Thứ hai, yêu cầu của thị trường thế giới với chất lượng sản phẩm, hàng hóa của TQ cũng ngày càng tăng lên. Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn kéo theo nền kinh tế cũng khó khăn. (Trước đây tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu chiếm 60-70$% GDP, hiện nay thì tăng rất ít chỉ tăng khoảng 6%, thậm chí có tháng còn giảm). Thứ ba, TQ cần hi sinh một số tăng trưởng nóng để dồn sức vào thực hiện cải cách kinh tế và xây dựng các phương thức phát triển kinh tế mới, đó là yêu cầu không thể thiếu nhằm tạo bước phát triển bền vững trong thập kỷ thứ hai. "Đó là 3 lý do khiến kinh tế TQ giảm sút. Nhưng những lý do trên hoàn toàn không hề bất ngờ với TQ nếu không muốn nói là họ đã có sự chuẩn bị rất kỹ để đối diện với khó khăn trên", vị chuyên gia nhận định. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Quý, điều này được thể hiện rõ hơn tại kế hoạch phát triển kinh tế từ 2011-2015 của TQ, Chính phủ nước này đã đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm là 7%, trên thực tế họ đang vượt. Trong hai năm gần đây cụ thể 2015-2016 trong kế hoạch TQ đề ra tăng trong khoảng 7%,. Dựa vào những số liệu trên nếu nói rằng Chính phủ TQ bị bất ngờ, nền kinh tế đang lâm cảnh hoảng loạn là hoàn toàn không đúng. Còn giải thích vì sao lại bất bình thường, vị chuyên gia cho biết ở đây chỉ có thể có khả năng là số liệu thống kê không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế nước này dẫn tới sự bị động về mặt điều hành, quản lý cũng như những chính sách, chiến lược phát triển nền kinh tế vĩ mô. Như vậy cũng có nghĩa những nhận định về nền kinh tế TQ tăng trưởng ảo, chỉ tăng trưởng 5-6% là có cơ sở. Nếu thật sự như vậy thì vị chuyên gia lo ngại sẽ có một lỗ hổng rất lớn trong nội lực nền kinh tế nước này và sự lao dốc vừa rồi là sự bục vỡ của cái lỗ hổng đó. Vì thế, vị chuyên gia cho biết, năm 2014 và 2015 kinh tế TQ đã đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng theo đúng kế hoạch và để đạt được tăng trưởng đó TQ buộc phải áp dụng cả những biện pháp không bình thường, kể cả phải hi sinh một số mục đích khác nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng. "Nếu các thông số tăng trưởng công bố là chính xác thì rõ ràng cải cách đã có tác động tích cực tới nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, nếu đó là những con số ảo thì cũng phải thừa nhận đã có những lỗ hổng trong nền kinh tế nước này và rất khó có thể đưa ra một dự báo chính xác về kinh tế TQ trong thời gian tới", PGS.TS Nguyễn Huy Quý cho biết. Cơn hỗn loạn chứng khoán: Điều TQ muốn làm Trở lại cơn hỗn loạn của thị trường chứng khoán TQ, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu TQ cho biết, "có thể là điều TQ muốn từ lâu". Chính sách bơm tiền giải cứu thị trường chứng khoán của Chính phủ TQ, vị chuyên gia nói thẳng TQ đang đạt được hai mục tiêu kép: Vừa giữ ổn định được thị trường vừa thâu tóm được nhà đầu tư ngoại. Ông nói rằng, việc Chính phủ đứng sau, bơm tiền thông qua Ngân hàng trung ương TQ để mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài thực tế là cách làm không lạ. Cách này, năm ngoái TQ đã làm, năm nay cũng làm và ở nhiều nước trên thế giới từ Mỹ, Nhật cũng đã làm. Tuy nhiên, việc tung tiền vào thị trường chỉ là một nhân tố nhưng hiệu quả thế nào phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là chỉ số tăng trưởng thực sự của nền kinh tế TQ đang cho biết ở mức nào? Nền kinh tế TQ có thật sự khỏe mạnh hay đang hỗn loạn như nhiều dự đoán? "Vì thế, rất khó tin rằng kinh tế TQ thật sự bị hỗn loạn vì như tôi đã nói sự giảm tốc này hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của Chính phủ TQ. Có thể đặt nghi ngờ TQ đang sử dụng con bài tài chính, thông qua việc bơm tiền mua cổ phiếu nhằm thâu tóm nhà đầu tư nước ngoài". Bởi thực tế, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) cũng như giá dầu giảm nói là bất ổn nhưng thực tế lại đang có lợi cho kinh tế TQ. Vì TQ là nước chủ yếu nhập khẩu dầu do đó, giá dầu hạ thực tế đang tạo thuận lợi rất lớn cho nền sản xuất công nghiệp của nước này. Cơn hỗn loạn chứng khoán Trung Quốc: Bị động hay mưu sâu? Còn về đồng NDT giảm giá, việc này một mặt dẫn tới sự thiếu ổn định của nền kinh tế sản xuất nhưng mặt khác lại là mong muốn từ lâu của Trung Quốc hàng nhiều năm nay. Vì nếu NDT giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có lợi, nhưng nhập khẩu sẽ gặp khó khăn. Vì thế, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở TQ sẽ chịu nhiều thiệt hại khi quy đổi từ NDT sang đồng USD. Sẽ có một số nhà đầu không đủ lực phải rút khỏi thị trường nước này nhưng sẽ có một số nhà đầu tư mạnh, phát triển công nghệ cao vẫn trụ lại được. "Như tôi đã nói, vấn đề miêu tả nhà đầu tư nước bỏ chạy khỏi TQ là không chính xác, vì hiện nay đầu tư trên thị trường thế giới cũng bắt đầu bão hòa. Vì thế, có chuyện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi TQ nhưng không đủ lớn để tạo ra cú sốc đột ngột cho nền kinh tế nước này. TQ rất khôn ngoan, họ làm gì cũng đều có tính toán kỹ lưỡng và nó nằm trong chiến lược xuyên suốt của họ'' - ông Quý nhấn mạnh. Lan Vũ ========================== Lão Gàn thành thật nhận khuyết điểm là chả bít cái con mựa gì về chiên môn sâu như các chiên gia kinh thế - Ý lộn! - Kinh tế. Nhưng lão nhìn từ cái ống dòm Lý học về vấn đề này. Trong Lý học có "chiên khoa" về "kinh bang, tế thế" - thuật ngữ này là ông cố nội đẻ ra cái khái niệm "kinh tế học" hiện nay. Từ góc nhìn này, lão đã phán chắc nịch rằng: Năm nay nước Tàu chưa hạ cánh cứng, nhưng lao đao. Cũng từ góc nhìn này thì lão thấy bài báo trên của vị chiên gia nào đó thật là lởm khởm. Đọc xong khiến người xem hiểu rằng cứ làm như nước Tàu chủ động trong việc suy sụp của thị trường chứng khoán. Điếu có thứ mưu nào lại chủ động tự sát - hoặc giả vờ tự sát để tiếp tục vươn lên. Và nếu sự suy sụp thị trường chứng khoán Tàu quả là một âm mưu, hoặc chí ít là chủ động được - như bài phân tích - thì ít nhất nó là âm mưu ngu nhất trong khả năng "kinh bang, tế thế" theo lý học Đông phương. Bài này nếu là một học giả Tàu và phố biến bằng tiếng Tàu, trên nước Tàu, cho dân Tàu xem thì nó là một sự tuyên truyền để an dân nhiều hơn là phản ánh thực tế. Thâu tóm vốn đầu tư nước ngoài cái con Bính Thân. Điếu mựa! Đây là dấu hiệu đầu tiên sẽ dẫn đến khủng khoảng kinh tế toàn diện của nước Tàu bắt đầu vào cuối năm nay. Với các nước khác thì sự khủng khoảng mang tính cục bộ sau đó họ kéo nhau tiếp tục đi lên. Còn nước Tàu mà khủng hoảng thì....đi luôn.Vì sự tự cô lập của họ. Hãy chờ xem.1 like
-
Bắc Kinh lo sợ nhất là lập trường của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông Hồng Thủy 02/02/16 14:48Thảo luận (0) (GDVN) - Với Trung Quốc, kể cả vấn đề Senkaku/Điếu Ngư hay Biển Đông đều "nhạy cảm", liên quan đến chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) và (cái gọi là) lòng yêu nước. Bà Thái Anh Văn sẽ không phái người thị sát (trái phép) đảo Ba Bình "Trung Quốc sẽ tấn công nếu Đài Loan tuyên bố độc lập" Sóng sẽ vỗ mạnh hai bờ eo biển Đài Loan Tiến sĩ Thái Anh Văn, tân lãnh đạo tối cao Đài Loan. Ảnh: Chinapost.com.tw. China Times Đài Loan ngày 2/1 có bài xã luận khuyên Tiến sĩ Thái Anh Văn, tân lãnh đạo tối cao đảo Đài Loan rằng, trong quan hệ với Bắc Kinh bà Thái Anh Văn nên khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn hơn nữa. Kể từ khi bà giành chiến thẳng trong cuộc bầu cử đầu tháng này, tranh cãi giữa Dân Tiến đảng ở Đài Loan với các nhà cầm quyền Trung Quốc về "nhận thức chung 1992" vẫn cứ liên miền không dứt. Do thiếu kênh liên lạc, đối thoại giữa hai bên nên Dân Tiến đảng cầm quyền ở Đài Loan với Trung Quốc đều tự suy diễn ý đồ của đối phương xung quanh nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên", tức là Trung Hoa Dân quốc đối với Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Trung Quốc. Thời gian tới, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vẫn bị chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài, mức độ bất ổn khá cao. Trong bối cảnh đó, vấn đề Biển Đông lại dậy sóng. Trước khi loại bỏ các tranh cãi về "nhận thức chung 1992", vấn đề Biển Đông là một rủi ro lớn trong quan hệ giữa đảng Dân Tiến với Bắc Kinh. Philippines đang đề nghị Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hiện đang do Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) không phải một đảo (island) theo định nghĩa trong Điều 181 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Ông Mã Anh Cửu, người sắp mãn nhiệm đã tức tốc bay ra đảo Đài Loan để khẳng định (cái gọi là) chủ quyền đối với Trường Sa và Biển Đông, đồng thời tìm cách chứng minh Ba Bình là một đảo (Island), chứ không phải đảo đá (rock), theo Điều 181 UNCLOS. Thời báo Hoàn Cầu lập tức có bài xã luận ca ngợi (cái gọi là) tinh thần dân tộc bảo vệ chủ quyền của Mã Anh Cửu, tiếp tục bày tỏ thiện chí với lập trường "nhận thức chung 1992" của Quốc Dân đảng, sau cuộc gặp Tập Cận Bình - Mã Anh Cửu tại Singapore tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, Dân Tiến đảng đã từ chối phái người đi cùng Mã Anh Cửu, tiếp đó còn lên án hành động này. Bản thân Tiến sĩ Thái Anh Văn nhắc lại yêu sách của Đài Loan về "chủ quyền" với Biển Đông, nhưng đồng thời nhấn mạnh các bên cần tôn trọng tự do hàng hải, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. China Times bình luận, đối với Trung Quốc, kể cả vấn đề Senkaku/Điếu Ngư hay Biển Đông đều "nhạy cảm", liên quan đến chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) và (cái gọi là) lòng yêu nước. Mặt khác dưới áp lực của "phe diều hâu" trong quân đội và một bộ phận dư luận cộng đồng mạng, lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không cách nào có thể rút lui, thay đổi được. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận lập trường của Tiến sĩ Thái Anh Văn về "nhận thức chung 1992". Nếu chính quyền của bà Thái Anh Văn tiếp tục theo đuổi mục tiêu "không gian riêng cho Đài Loan", Bắc Kinh sẽ khó tránh khỏi việc đình chỉ hợp tác kinh tế hai bờ cũng như các kênh tiếp xúc giữa hai bên. Vì thế để cải thiện quan hệ hai bờ, China Times khuyên Tiến sĩ Thái Anh Văn, với Bắc Kinh phải biết "khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn hơn nữa". Hồng Thủy ======================= Híc! "Nhân bảo như thiên bảo"! Lão đây đã phán điều này - ngay trong topic này - từ khi bà Thái Anh Văn chưa xuất hiện trên báo chí tiếng Việt: Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cần phải rút lại yêu sách "đường lưỡi bò". Trong trường hợp này Trung Quốc sẽ không có tính chính danh trong việc lấn chiếm biển Đông. Khi tranh cử Tổng Thống, lệnh bà Thái Anh Văn đã tuyên bố điều này như một mục tiêu tranh cử. Cá nhân lão Gàn hy vọng lệnh bà Thái Anh Văn sẽ thực hiện mục tiêu này, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Còn điều mà Bắc Kinh lo lắng sợ lệnh bà Thái Anh Văn tuyên bố độc lập - thì lão Gàn đây nói cho các người rõ: Lệnh bà Thái Anh Văn sẽ chưa tuyên bố độc lập trước khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc. Còn sau đó thế nào thì "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão cũng cần phải nhắc lại rằng: Đã nhiều lần lão cảnh báo cô em Đài Loan về những hành vi cà chớn trên biển Đông dưới thời ngài Mã Anh Cửu cầm đồ - í lộn - cầm quyền. Và cảnh báo về việc bị loại khỏi cuộc chơi như mô tả trong bức tranh nổi tiếng mà lão đặt tên là "canh bạc cuối cùng". Nhưng một lần nữa, lão nhắc lại rằng: Chính quyền của Lệnh bà Tổng Thống Thái Anh Văn cần phải rút mọi dính líu liên quan đến biển Đông, sẽ thoát khỏi việc bị loại khỏi cuộc chơi. Lão cũng cảnh báo rằng: Trong trường hợp Đài Loan rút khỏi biển Đông và trả lại đảo Ba Bình thì nó sẽ tạo ra một sự tranh chấp mới giữa các nước liên quan. Bởi vậy, lão nhắc nhở các nước liên quan - tất nhiên trong đó có Việt Nam - phải có sự chuẩn bị về mặt pháp lý cho những tình huống mới, nếu nó xảy ra. Lão cũng khuyến cáo nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Đây là cơ hội để các người xuống thang trở về cos 0 trong tranh chấp biển Đông thì các người có khả năng - dù rất mong manh - tránh được sự đối đầu với Hoa Kỳ. Mọi chuyện đều có giới hạn thời gian trong cõi Hậu Thiên này. Thời gian mà lão ấn định là hết mùng 10/ tháng Ba Bính Thân Việt lịch. Hì. Một nước nhỏ chống lại một nước lớn đã mệt mỏi. Nhưng cả thế giới này chống lại "tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp, không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó" còn mệt mỏi hơn. Giả thiết các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ đúng khi dự báo động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ thì sẽ ra sao nhỉ? May quá! Lão Gàn đã đúng khi xác định nó không xảy ra. Lão có ăn mừng chiến thắng bằng chuối xanh, muối ớt rồi đấy! Hì. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet/media_set?set=a.1002464429800583.1073742047.100001111066256&type=3&pnref=story1 like
-
Trung Quốc “đã sẵn sàng cho kịch bản đánh chìm tàu chiến Mỹ” Thứ ba, 02/02/2016, 06:17 (GMT+7) (Quốc tế) - Ngày 2/1, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã tăng tải bài viết với nhan đề: “Con hổ giấy ra oai hù dọa ai?” lớn tiếng hù dọa: Trung Quốc đã sẵn sàng cho kịch bản đánh chìm tàu chiến Mỹ để đối phó với những hành vi khiêu khích của nước này trên biển Đông. >> Mỹ sẵn sàng đối phó với hành động gia tăng quân sự của Trung Quốc >> Lộ hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất giữa Mỹ và Malaysia >> Ashton Carter: Nhiều nước hợp tác với Mỹ ngăn Trung Quốc ở Biển Đông >> Trung Quốc bế tắc vì Tết >> Trung Quốc xâm phạm ADIZ Hàn Quốc, Nhật Bản TRung Quốc phản ứng mạnh mẽ khi Mỹ đưa tàu khu trục DDG-54 vào quần đảo Hoàng Sa Ngày 30/1, tàu khu trục DDG-54 thuộc Hạm đội tàu chiến số 7 của Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trái phép, thông tin này thực sự đã kích nộ Trung Quốc. Làm thế nào để đối phó với tàu chiến Mỹ? Ngày 1/2, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc tiết lộ, Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn kịch bản từ lâu, có luồng dư luận còn kêu gọi tàu Trung Quốc cần tấn công hợp pháp để trục xuất tàu Mỹ. Sau khi đưa tàu khu trục vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trái phép, Mỹ cho biết: “Mỹ sẽ triển khai các hành động bay và đi lại tự do trong phạm vi luật quốc tế cho phép. Hành động này sẽ thách thức ý đồ hạn chế quyền đi lại tự do của Trung Quốc”. Điều này cho thấy, tuyến đường hàng hải quan trọng này được Mỹ coi là khu vực quốc tế. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis nhấn mạnh, không có bất kỳ bên nào nhận được thông báo về lần thông qua trên vùng biển này, “điều này phù hợp với quy trình thông thường và luật quốc tế”. Trung Quốc xây dựng trái phép sân bay trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Ngày 31/1, kênh truyền hình N24 của Đức cho rằng, thức thách thức của Mỹ trên biển Đông khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng hơn, vấn để biển Đông đã trở thành nút thắt khó gỡ nhất trong mối quan hệ hai nước. Các nhà quan sát lo ngại rằng, chỉ cần xảy ra một sự hiểu lầm nhỏ, Mỹ và Trung Quốc rất dễ xảy ra một cuộc xung đột lớn. Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitun của Đức cảnh báo, nếu biển Đông xảy ra xung đột thì đây sẽ là một mối đe dọa lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hãng Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, việc Mỹ đưa tàu khu trục vào biển Đông có thể sẽ làm phức tạp hóa cho những thảo luận về vấn đề trừng phạt Triều Tiên. Hãng thông tấn Jiji của Nhật Bản chỉ ra rằng, hành động lần này của Mỹ nhằm vào quần đảo Hoàng Sa, mục đích là muốn dùng cái đó để ngăn chặn hành vi của Trung Quốc trên biển Đông. Trước động thái này của Mỹ, Bộ Ngoại giao và Bộ quốc phòng Trung Quốc đã lập tức đưa ra phản ứng dữ dội. Website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải thông cáo “tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54) vi phạm luật pháp Trung Quốc, tự ý đi vào lãnh hải quần đảo Tây Sa của Trung Quốc” (thực tế đây là đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của VIệt Nam). Lực lượng quân đội đóng quân trên đảo và tàu chiến của hải quân Trung Quốc nói rằng đã “lập tức áp dụng hành động đối phó, nhận diện, kiểm tra giấy tờ của tàu chiến Mỹ, đồng thời lập tức cảnh cáo đuổi ra”!?. Đại sứ Trung Quốc ại Mỹ Thôi Thiên Khải cảnh cáo, hành động này của tàu chiến Mỹ là “hành vi khiêu khích chính trị và quân sự hết sức nghiêm trọng”. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đôn đốc phía Mỹ tôn trọng , tuân thủ luật pháp có liên quan của Trung Quốc, làm nhiều việc có lợi cho sự tin tưởng giữa hai nước và nền hòa bình ổn định trong khu vực. Cục diện biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Mỹ đưa tàu khu trục ĐG 54 vào đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Tờ Nhân dân nhật báo ra ngày 1/2/2016 của Trung Quốc đăng tải bài viết với nhan đề “Con hổ giấy ra oai định hù dọa ai” tức tối cho rằng, so với tàu khu trục Lassen ngày 27/10/2015 tự tiện đi vào khu vực gần quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc lấn chiếm trái phép), lần này phía Mỹ sắp xếp tinh ý và dày công hơn. Trước khi hành động, Mỹ đã tập trung tạo thanh thế trong dư luận, bọc lót cho hành động quân sự của mình. Nhân dân Nhật báo cáo buộc việc lựa chọn địa điểm cũng rất “dụng tâm”. Sau khi hành động, mở rộng độ ảnh hưởng một cách phù hợp. Quan chức Bộ quốc phòng Mỹ chủ động cung cấp đầu mối cho báo chí, thao thao bất tuyệt về cái gọi là quyền lợi và tự do đi lại trên biển. Mỹ dày công thiết kế như vậy chỉ nhằm mục đích khiêu khích Trung Quốc, gây rối cho hành động “bảo vệ chủ quyền chính đáng” của Trung Quốc tại biển Đông, ép Trung Quốc phải dừng các hoạt động lấn biển xây đảo (trái phép). Mặc dù thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có triển khai các đợt lấp biển xây đảo trái phép trên biển Đông nhưng Bắc Kinh vẫn trơ tráo nhấn mạnh rằng họ “chưa bao giờ có các hành động khiêu khích”. Bắc Kinh còn đóng vai nạn nhân khi cho rằng đã nhiều lần nêu rõ lập trường với Washington rằng hành động khiêu khích của phía Mỹ không thể ép được rung Quốc từ bỏ “lợi ích chủ quyền” trên biển Đông. Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai các “hoạt động chính đáng”, chuẩn bị sẵn kịch bản cho vấn đề biển Đông, tự vệ và bảo vệ đều làm được. Hành động ra oai của Mỹ để hù dọa ai? Nhân dân Nhật báo khẳng định chắc chắn không thể dọa dẫm được Trung Quốc, mà chỉ khiến cho các quốc gia trên biển Đông bất an (!?). Theo tờ báo, dư luận Trung Quốc cho rằng, hành động lần này của Mỹ chỉ có thể được hiểu là: Thách thức leo thang. Ở Trường Sa không gặt hái được gì nên đành mở ra “chiến trường thứ hai” ở Hoàng Sa. Mỹ biết rất rõ rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc, trong tình huống này, làm cách nào để đối phó với tàu chiến đột nhập trước cổng nhà? Cách mà Trung Quốc sẽ làm là trục xuất. Và tấn công chính là một cách trục xuất hợp pháp. Thời báo Hoàn cầu thì cho rằng, hiện tại, đấu pháp của Trung Quốc và Mỹ trên biển Đông là “anh đánh của anh, tôi đánh của tôi”, Trung Quốc xây đảo theo đúng pháp luật (thực chất là trái phép), Mỹ “phản đối mạnh mẽ” nhưng không làm được gì. Mỹ tự xưng “dựa theo luật quốc tế” đưa tàu chiến vào quấy rối, khiêu khích, Trung Quốc cũng “phản đối mạnh mẽ”, nhưng ũng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. E rằng rất khó đánh giá tính chất chiến lược đối đầu của hai nước trên biển Đông, cả hai đều có sự chủ động và thế mạnh của mình, nhưng đồng thời cũng có phần lực bất tòng tâm. Dường như dư địa tiến thoái của Trung Quốc khá lớn, tuy nhiên khả năng kiểm soát toàn bộ cục diện của Mỹ lại mạnh hơn. Do đây là sự việc xảy ra “trước cửa nhà” Trung Quốc, cuộc khủng hoảng trên biển Đông càng ầm ĩ thì càng tác động lớn tới xã hội Trung Quốc hơn. Hiện tại cảm giác là Mỹ đang “trói chặt Trung Quốc”, sự đề phòng trước Trung Quốc mang tính tấn công, khiến người Trung Quốc có cảm giác đang bị “bắt nạt”. Hành vi khiêu khích và gây sức ép trên biển Đông của Trung Quốc sẽ không vì sự phản đối của Trung Quốc mà dừng lại, người Trung Quốc cũng cần hiểu rõ rằng, trong thời gian ngắn, biện pháp chống tiếp cận đối với Mỹ sẽ rất có hạn. Tàu khu trục DDG-54 thuộc Hạm đội tàu chiến số 7 của Mỹ xuất hiện trên biển Đông nhằm cảnh báo những động thái khiêu khích của Trung Quốc Hoàn Cầu lu loa rằng, hành vi khiêu khích của tàu chiến Mỹ diễn ra trước thềm diễn ra Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc Trung Quốc (Chính hiệp) và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội), lại một lần nữa nhắc nhở Trung Quốc cần duy trì mức tăng trưởng của ngân sách chi cho quốc phòng, đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác xây dựng năng lực tấn công chiến lược, bao gồm xây dựng lực lượng tấn công hạt nhân lần thứ hai. Tờ báo dân tộc chủ nghĩa chủ quan phán rằng, có thể khẳng định, trước khi Trung Quốc sở hữu sức mạnh đe dọa hạt nhân bám sát cấp độ của Mỹ và Nga, chắc chắn Mỹ sẽ do dự trong việc dành cho quân sự Trung Quốc sự tôn trọng tối thiểu. Trung Quốc không thể dựa vào quyết tâm chiến lược “bất chấp mọi giá” để xua đuổi tàu chiến Mỹ đến thách thức. Nếu trong tương lai Mỹ tin rằng cái giá mà họ phải trả cho việc khiêu khích Trung Quốc lớn hơn cái giá mà Trung Quốc phải chịu thì việc thực hiện sự tôn trọng giữa hai nước Trung – Mỹ sẽ dễ hơn rất nhiều. (Theo VietTimes) ========================== Biết ngay mà! Thế nào Trung Quốc cũng cực lực phản đối, lên án mạnh mẽ và sẵn sàng phản ứng quyết liệt...vv....Hì. Nhưng sau đó thì... "hòa cả làng". Lão đây đi mòn cả mấy đôi guốc mộc trong dạ dày truyền thông Tàu.1 like