• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/02/2016 in Bài viết

  1. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Không có “giọt nước tràn ly” ở Biển Đông Thứ sáu, 19/02/2016 - 10:30 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói sẽ không có một yếu tố "giọt nước làm tràn ly" duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. >> Đại sứ Mỹ đón tết ở "quê hương thứ hai" >> Đại sứ Mỹ: “Chúng ta là anh, chị, em” Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius. Trả lời câu hỏi của BBC "Mỹ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Mỹ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố giọt nước làm tràn ly hay không", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói: "Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Mỹ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế" - Đại sứ Ted Osius nói với BBC. Thei K.M/Lao Động ======================= Nhất trí cao với ngài Đại sứ là không có việc "giọt nước làm tràn ly". Hoa Kỳ cứ việc đem tàu thủy, tàu bay tiếp cận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng và xây trái phép. Trung Quốc cứ cực lực phản đối và không động thủ trước..Thế thì làm gì có chuyện giọt nước làm tràn ly?! Nhưng khi cuồng phong, bão tố xảy ra thì nó từ một nguyên nhân khác. Nhìn đểu chẳng hạn. Híc.
    1 like
  2. LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016 Thế giới te tua như cái mền rách...... * Thưa quý vị. Hôm nay mới 12 tháng Giêng Bính Thân Việt lịch. Tức là còn 30 lần thời gian tính từ Tết đến nay. Mới chỉ 12 ngày, khúc nhạc bi tráng về nền kinh tế toàn cầu mới chi tấu lên khúc nhạc dạo. Cuối năm nay nó sẽ như thế nào? Hoặc te tua hơn, hoặc chỉ ở mức độ này sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Nhưng tôi luôn xác định rằng: Cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu lần này không trực tiếp tạo ra sự khủng khoảng nhân đạo, như các lần khủng khoảng khác trong lịch sử. Đây là điều tôi đã xác định từ lâu rồi. ========================== OECD: Tăng trưởng toàn cầu năm 2016 sẽ chậm nhất trong 5 năm P.V 20:23 18/02/2016 OECD hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 từ 3,3% trước đó xuống 3%, như vậy, kinh tế năm 2016 sẽ không tiến bước nào so với năm 2015 - tốc độ tăng trưởng chậm nhất 5 năm qua. Tổng thư ký OECD Angel Gurria. Ngày 18/2, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) gồm 34 thành viên có trụ sở tại Paris (Pháp) công bố dự báo không khả quan về tình hình kinh tế năm 2016, trong đó giảm mức dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nền kinh tế lớn, cũng như cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu phải đối phó với tình trạng giảm cầu.OECD hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 từ 3,3% đưa ra hồi tháng 11/2015 xuống 3%. Như vậy, kinh tế năm 2016 sẽ không tiến bước nào so với năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ 5 năm qua. Thương mại, đầu tư và mức lương giữ ở mức yếu, đặt ra yêu cầu phải có chính sách phù hợp khẩn cấp để kích thích tăng trưởng, trong đó không chỉ chính sách tiền tệ, mà cần phải có một chính sách phối hợp tập thể để tăng cầu. Mỹ và Đức là hai nền kinh tế lớn nhất cùng bị hạ mức dự báo tăng trưởng, lần lượt còn 2,0% và 1,3% trong năm 2016, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dụ báo cuối năm 2015. Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng giảm tốc, còn 1,4% trong năm 2016. Hiệu quả tích cực từ giá dầu thấp không lớn như kỳ vọng, thêm vào đó lãi suất rất thấp và đồng euro yếu đã không đảm bảo duy trì được dòng đầu tư mạnh hơn. Tuy nhiên, đến năm 2017, kinh tế Mỹ và Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,2% và 1,7% tương ứng. Đối với nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, OECD không thay đổi dự báo cho hai năm tới, song để ngỏ khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giảm tốc, với mức tăng trưởng còn 6,5% trong năm 2016 và 6,2% trong năm kế tiếp. Trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới khác, Brazil được xem là "nạn nhân chính" của giá hàng hóa giảm, suy giảm sẽ ở mức sâu hơn dự báo, với mức tăng trưởng là âm 4%, thay vì âm 2,8% như công bố hồi tháng 11/2015. Một trong những điểm sáng hiếm hoi trong báo cáo của OECD là Ấn Độ. Nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng tới 7,4% trong năm nay, tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức năm ngoái. Theo TTXVN
    1 like
  3. "Mô hình Geneva" - giải pháp cho Biển Đông Thứ năm, 18/02/2016 - 13:00 Một Hội nghị quốc tế theo “mô hình Geneva” có thể là giải pháp cho vấn đề Biển Đông, trong đó Mỹ, ASEAN… là những lực lượng đi đầu. >> Mỹ, EU đề nghị Trung Quốc tôn trọng phán quyết về Biển Đông >> Mỹ lên án Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông Khu vực Biển Đông. (Nguồn: U.S. Central Intelligence Agency) Tiến sĩ Subhash Kapila - thuộc Nhóm phân tích Nam Á (SAAG), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Ấn Độ đã nhận định như vậy trong một bài viết trên tờ Eurasia Review ngày 11/2. Mối đe dọa trên toàn cầu Việc Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và tăng cường kiểm soát quân sự trên toàn bộ Biển Đông thông qua xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn ở các đảo nhân tạo đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh không chỉ tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu, khiến cộng đồng quốc tế phải lên tiếng. Chính sách phiêu lưu quân sự ngang ngược, liều lĩnh của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hiển hiện, một phần cũng bởi lập trường không rõ ràng của Mỹ, quốc gia vốn được coi là “nhà bảo đảm an ninh” tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Mỹ đã không phản ứng mạnh để ghìm chân Trung Quốc trước tham vọng của Bắc Kinh tại khu vực có tranh chấp này. Mỹ, các đồng minh và đối tác thân cận vẫn nhắc đi nhắc lại nguyên tắc “tự do hàng hải” thông qua “các lợi ích chung toàn cầu”. Tuy nhiên, hành động này không nhận được sự coi trọng và công nhận của Trung Quốc. Chưa có tín hiệu lạc quan nào cho giải pháp để giải quyết vấn đề Biển Đông, nhất là khi năm 2016 là thời gian Mỹ bận rộn với cuộc bầu cử Tổng thống, và thậm chí phải mất hai năm nữa để ổn định chính quyền mới. Hiện nay có một số câu hỏi lớn được đặt ra: Thứ nhất, liệu Mỹ, trong nỗ lực dù muộn màng, có thể ngăn chặn tham vọng hoặc có thể sẵn sàng một mình đương đầu với Trung Quốc hay không? Thứ hai, liệu các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ có khả năng thách thức và ngăn cản Trung Quốc leo thang xung đột tại Biển Đông hay không? Thứ ba, liệu Bắc Kinh có thể bị ngăn cản bởi các tập hợp lực lượng ba bên giữa Mỹ - Nhật - Ấn hay bốn bên giữa Mỹ - Nhật - Australia - Ấn hay không? Câu trả lời cho cả ba câu hỏi trên đều là không. Vậy liệu kịch bản tại Biển Đông có thể giống như cách Hitler chiếm cả châu Âu trước thế chiến thứ Hai sau khi có Thoả ước nhượng bộ tại Munich năm 1938? Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng có thể độc chiếm các tuyến hàng hải tại Biển Đông bởi chính sách nhượng bộ của Mỹ, qua đó gây nguy hại đến an ninh và hòa bình tại khu vực và thế giới. Mỹ cần phải đi đầu Xung đột Biển Đông ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng quốc tế, vốn có lợi ích lớn và chính đáng trong việc duy trì nguyên trạng tại Biển Đông. Mỹ và cộng đồng quốc tế cần lưu ý bài học về sự bùng nổ của thế chiến thứ Hai và đưa ra phản ứng thích hợp. Cách giải quyết là cần phải tổ chức một Hội nghị quốc tế theo “mô hình Geneva” nhằm thúc ép cộng đồng quốc tế duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Trung Quốc có thể sẽ phản đối gay gắt đề xuất này căn cứ theo lập trường lâu nay của họ và sử dụng quyền phủ quyết nếu Hội nghị quốc tế này được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Vì vậy, Cộng đồng ASEAN, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, cần thể hiện sự thống nhất và đưa ra đề nghị về một Hội nghị quốc tế Geneva, coi đây là một phần của tiến trình giải quyết xung đột tại Biển Đông. Một Hội nghị Quốc tế Geneva về Biển Đông có thể xem xét nhiều vấn đề, bao gồm việc phối hợp tuần tra chung của hải quân quốc tế trên Biển Đông và việc phi quân sự hóa các đảo hay đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trung Quốc phải bị cấm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Trong trường hợp Trung Quốc không tuân thủ các giải pháp giải quyết xung đột trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế có thể phải sử dụng các văn bản pháp lý như phán quyết của một bên (‘ex-parte’ decision). Không dễ đưa Trung Quốc ra bất kỳ hội nghị quốc tế nào nhằm tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Đã đến lúc Mỹ cần đi đầu để giải quyết vấn đề với sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU), ASEAN và các quốc gia lớn khác như Nhật Bản và Ấn Độ. Theo Hằng Phạm/Eurasia Review Thế giới và Việt Nam =========================== Kể ra thì thế giới này rất nhiều người yêu chuộng hòa bình, trong đó có lão Gàn. Nhưng tiếc thay! Chiến tranh lại có những quy luật riêng của nó và không dễ gì cản nổi. Quý vị và anh chị em chắc có người đã xem cuốn "Phía Tây không có gì lạ", một tác phẩm mô tả về chiến tranh và mang tinh thần chống chiến tranh nổi tiếng của một nhà văn Đức (Xem lâu quá, tôi quên mất tên tác giả). Chẳng ai muốn chiến tranh cả. Nhưng nó vẫn xảy ra. Trong lịch sử văn minh nhân loại, đã có rất nhiều danh nhân, triết gia bàn về nguyên nhân chiến tranh. Nhưng lại chưa có ai đưa ra một biện pháp có thể hóa giải chiến tranh cả. Từ thời cổ xưa, Lý học Việt đã mô tả một vấn đề liên quan đến chiến tranh: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". "Thánh nhân" là một khái niệm mô tả con người có trí tuệ tuyệt hảo, trong một hoàn cảnh cổ xưa, cũng không thể hóa giải được và phải "bất đắc dĩ dụng binh". Nhưng hoàn cảnh ngày nay khác xưa chính vì tốc độ thông tin. Vậy thì một giải pháp bao trùm lên những tập hợp nhỏ hơn và mâu thuẫn, sẽ chính là khả năng hóa giải chiến tranh. Nhưng giải pháp thể hiện trong nội dung của bài báo trên, không có tác dụng này. Khi đi làm phong thủy cho tha nhân, tôi đã gặp những trường hợp thân chủ bó tay với bệnh tật của người thân. Y học cả Đông Tây y bó tay; thày bà bùa chú, cúng kiếng cũng không làm bệnh thuyên giảm. Khi tôi đề nghị thực hiện phong thủy thì thân chủ tỏ ra lưỡng lự. Tôi thường nói với họ: "Khi tất cả các giải pháp bó tay thì hy vọng duy nhất có thể thực hiện là phong thủy". Bởi vậy, giải pháp duy nhất thoát hiểm - dù đến bây giờ rất mong manh, vì cái gì cũng có giới hạn của nó - là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Điều này sẽ dọn đường hướng tới một lý thuyết thống nhất vũ trụ - tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp. Và lúc đó, nó mới có thể hóa giải những mâu thuận của những tập hợp nhỏ hơn, nằm trong phạm trù của nó. Nhưng ngay bây giờ, nếu Việt sử được thừa nhận tính chân lý thì nó cũng không còn thời gian để triển khai, dẫn đến sự công nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất. Và nó cũng cần thời gian để thẩm thấu và công nhận những nguyên lý làm căn cứ xóa bỏ những mâu thuẫn trong sự tiến hóa của lịch sử. Nhưng sự thừa nhận một lý thuyết thống nhất, sẽ giải quyết những vấn nạn khác trong tương lai của con người. Bà Vanga đã đúng khi phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Mọi người tin bà Vanga vì hiệu quả tuyệt vời của một khả năng tiên tri. Nhưng đó không phải là một lý thuyết huyền vĩ đứng đằng sau những phương pháp tiên tri, như của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thiên Sứ tôi đã hết sức cố gắng. Những kết quả của sự cố gắng này đã không giúp gì cho sự thay đổi những cái không mong muốn sắp xẩy ra. Chỉ còn hy vọng vào tương lai thôi. Thật buồn.
    1 like
  4. Sóng hấp dẫn và sự mô tả trên bãi đá cổ Sapa
    1 like
  5. TẾT CÓ NGUỒN GỐC VIỆT TỘC.
    1 like
  6. Nhiều khi không đủ thời gian đọc báo....cứ lôi xuống cuối đọc mấy dòng tim tím của sư phụ là đủ nắm bắt chính xác tình hình thế sự, lại rõ nước cờ các bên ;~)
    1 like