• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/02/2016 in Bài viết

  1. "Mô hình Geneva" - giải pháp cho Biển Đông Thứ năm, 18/02/2016 - 13:00 Một Hội nghị quốc tế theo “mô hình Geneva” có thể là giải pháp cho vấn đề Biển Đông, trong đó Mỹ, ASEAN… là những lực lượng đi đầu. >> Mỹ, EU đề nghị Trung Quốc tôn trọng phán quyết về Biển Đông >> Mỹ lên án Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông Khu vực Biển Đông. (Nguồn: U.S. Central Intelligence Agency) Tiến sĩ Subhash Kapila - thuộc Nhóm phân tích Nam Á (SAAG), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Ấn Độ đã nhận định như vậy trong một bài viết trên tờ Eurasia Review ngày 11/2. Mối đe dọa trên toàn cầu Việc Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và tăng cường kiểm soát quân sự trên toàn bộ Biển Đông thông qua xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn ở các đảo nhân tạo đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh không chỉ tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu, khiến cộng đồng quốc tế phải lên tiếng. Chính sách phiêu lưu quân sự ngang ngược, liều lĩnh của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hiển hiện, một phần cũng bởi lập trường không rõ ràng của Mỹ, quốc gia vốn được coi là “nhà bảo đảm an ninh” tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Mỹ đã không phản ứng mạnh để ghìm chân Trung Quốc trước tham vọng của Bắc Kinh tại khu vực có tranh chấp này. Mỹ, các đồng minh và đối tác thân cận vẫn nhắc đi nhắc lại nguyên tắc “tự do hàng hải” thông qua “các lợi ích chung toàn cầu”. Tuy nhiên, hành động này không nhận được sự coi trọng và công nhận của Trung Quốc. Chưa có tín hiệu lạc quan nào cho giải pháp để giải quyết vấn đề Biển Đông, nhất là khi năm 2016 là thời gian Mỹ bận rộn với cuộc bầu cử Tổng thống, và thậm chí phải mất hai năm nữa để ổn định chính quyền mới. Hiện nay có một số câu hỏi lớn được đặt ra: Thứ nhất, liệu Mỹ, trong nỗ lực dù muộn màng, có thể ngăn chặn tham vọng hoặc có thể sẵn sàng một mình đương đầu với Trung Quốc hay không? Thứ hai, liệu các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ có khả năng thách thức và ngăn cản Trung Quốc leo thang xung đột tại Biển Đông hay không? Thứ ba, liệu Bắc Kinh có thể bị ngăn cản bởi các tập hợp lực lượng ba bên giữa Mỹ - Nhật - Ấn hay bốn bên giữa Mỹ - Nhật - Australia - Ấn hay không? Câu trả lời cho cả ba câu hỏi trên đều là không. Vậy liệu kịch bản tại Biển Đông có thể giống như cách Hitler chiếm cả châu Âu trước thế chiến thứ Hai sau khi có Thoả ước nhượng bộ tại Munich năm 1938? Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng có thể độc chiếm các tuyến hàng hải tại Biển Đông bởi chính sách nhượng bộ của Mỹ, qua đó gây nguy hại đến an ninh và hòa bình tại khu vực và thế giới. Mỹ cần phải đi đầu Xung đột Biển Đông ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng quốc tế, vốn có lợi ích lớn và chính đáng trong việc duy trì nguyên trạng tại Biển Đông. Mỹ và cộng đồng quốc tế cần lưu ý bài học về sự bùng nổ của thế chiến thứ Hai và đưa ra phản ứng thích hợp. Cách giải quyết là cần phải tổ chức một Hội nghị quốc tế theo “mô hình Geneva” nhằm thúc ép cộng đồng quốc tế duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Trung Quốc có thể sẽ phản đối gay gắt đề xuất này căn cứ theo lập trường lâu nay của họ và sử dụng quyền phủ quyết nếu Hội nghị quốc tế này được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Vì vậy, Cộng đồng ASEAN, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, cần thể hiện sự thống nhất và đưa ra đề nghị về một Hội nghị quốc tế Geneva, coi đây là một phần của tiến trình giải quyết xung đột tại Biển Đông. Một Hội nghị Quốc tế Geneva về Biển Đông có thể xem xét nhiều vấn đề, bao gồm việc phối hợp tuần tra chung của hải quân quốc tế trên Biển Đông và việc phi quân sự hóa các đảo hay đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trung Quốc phải bị cấm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Trong trường hợp Trung Quốc không tuân thủ các giải pháp giải quyết xung đột trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế có thể phải sử dụng các văn bản pháp lý như phán quyết của một bên (‘ex-parte’ decision). Không dễ đưa Trung Quốc ra bất kỳ hội nghị quốc tế nào nhằm tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Đã đến lúc Mỹ cần đi đầu để giải quyết vấn đề với sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU), ASEAN và các quốc gia lớn khác như Nhật Bản và Ấn Độ. Theo Hằng Phạm/Eurasia Review Thế giới và Việt Nam =========================== Kể ra thì thế giới này rất nhiều người yêu chuộng hòa bình, trong đó có lão Gàn. Nhưng tiếc thay! Chiến tranh lại có những quy luật riêng của nó và không dễ gì cản nổi. Quý vị và anh chị em chắc có người đã xem cuốn "Phía Tây không có gì lạ", một tác phẩm mô tả về chiến tranh và mang tinh thần chống chiến tranh nổi tiếng của một nhà văn Đức (Xem lâu quá, tôi quên mất tên tác giả). Chẳng ai muốn chiến tranh cả. Nhưng nó vẫn xảy ra. Trong lịch sử văn minh nhân loại, đã có rất nhiều danh nhân, triết gia bàn về nguyên nhân chiến tranh. Nhưng lại chưa có ai đưa ra một biện pháp có thể hóa giải chiến tranh cả. Từ thời cổ xưa, Lý học Việt đã mô tả một vấn đề liên quan đến chiến tranh: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". "Thánh nhân" là một khái niệm mô tả con người có trí tuệ tuyệt hảo, trong một hoàn cảnh cổ xưa, cũng không thể hóa giải được và phải "bất đắc dĩ dụng binh". Nhưng hoàn cảnh ngày nay khác xưa chính vì tốc độ thông tin. Vậy thì một giải pháp bao trùm lên những tập hợp nhỏ hơn và mâu thuẫn, sẽ chính là khả năng hóa giải chiến tranh. Nhưng giải pháp thể hiện trong nội dung của bài báo trên, không có tác dụng này. Khi đi làm phong thủy cho tha nhân, tôi đã gặp những trường hợp thân chủ bó tay với bệnh tật của người thân. Y học cả Đông Tây y bó tay; thày bà bùa chú, cúng kiếng cũng không làm bệnh thuyên giảm. Khi tôi đề nghị thực hiện phong thủy thì thân chủ tỏ ra lưỡng lự. Tôi thường nói với họ: "Khi tất cả các giải pháp bó tay thì hy vọng duy nhất có thể thực hiện là phong thủy". Bởi vậy, giải pháp duy nhất thoát hiểm - dù đến bây giờ rất mong manh, vì cái gì cũng có giới hạn của nó - là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Điều này sẽ dọn đường hướng tới một lý thuyết thống nhất vũ trụ - tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp. Và lúc đó, nó mới có thể hóa giải những mâu thuận của những tập hợp nhỏ hơn, nằm trong phạm trù của nó. Nhưng ngay bây giờ, nếu Việt sử được thừa nhận tính chân lý thì nó cũng không còn thời gian để triển khai, dẫn đến sự công nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất. Và nó cũng cần thời gian để thẩm thấu và công nhận những nguyên lý làm căn cứ xóa bỏ những mâu thuẫn trong sự tiến hóa của lịch sử. Nhưng sự thừa nhận một lý thuyết thống nhất, sẽ giải quyết những vấn nạn khác trong tương lai của con người. Bà Vanga đã đúng khi phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Mọi người tin bà Vanga vì hiệu quả tuyệt vời của một khả năng tiên tri. Nhưng đó không phải là một lý thuyết huyền vĩ đứng đằng sau những phương pháp tiên tri, như của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thiên Sứ tôi đã hết sức cố gắng. Những kết quả của sự cố gắng này đã không giúp gì cho sự thay đổi những cái không mong muốn sắp xẩy ra. Chỉ còn hy vọng vào tương lai thôi. Thật buồn.
    2 likes
  2. 2 likes
  3. ============================ Híc! Lão muốn "nhìn thẳng vào sự thật" mà nói thế này: Hoa Kỳ không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc đâu. Mà đánh giá cao đấy! Rất cao. Bởi vậy, Tân Hoa Xã cảnh báo Hoa Kỳ như vậy là sai. Chính vì đánh giá cao, là lý do mà năm ngoái tuy căng thẳng , nhưng chưa thể uýnh nhau ở bể Đông. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." mà. Nhưng lão cũng mún nói rằng: Sau Hội Nghị Thượng đỉnh giữa hai ngài đứng đầu hai quốc gia Tàu và Mỹ thì cánh cửa ngoại giao đã khép lại, hai bên không còn gì để nói với nhau nữa. Cho nên Hoa Kỳ mới nói với ASEAN. Nhưng Hoa Kỳ mún ASEAN đồng minh uýnh Trung Quốc à? Quên nhanh. Tất cả khối ASEAN và Nhật Bản cộng với Nam Triều Tiên, nếu đánh tay bo, bất chấp luật pháp quốc tế cũng không phải đối thủ của Trung Quốc. Sự thật là như vậy. Bởi vì họ không có vũ khí hạt nhân. Vậy Hoa Kỳ gặp các nước trong khối ASEAN để làm gì? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Thằng nào ngu thì chết. Điếu mựa! Cuối năm nay bít liền.
    2 likes
  4. Yonhap: Triều Tiên đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công Hàn Quốc (Vietnam+) lúc : 18/02/16 10:17 Hãng tin Yonhap ngày 18/2 dẫn lời nghị sỹ Lee Chul-woo, thuộc Đảng Thế giới mới cầm quyền tại Hàn Quốc, cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã ra lệnh cho các cơ quan quân sự và tình báo nước này tăng cường chuẩn bị cho các cuộc tấn công, mà ông này gọi là “tấn công khủng bố,” nhằm vào Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (ngồi phía trước) theo dõi vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-4. (Nguồn: Yonhap/ TTXVN) Nghị sỹ Lee Chul-woo cho biết các thông tin trên được Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) đưa ra tại một cuộc họp khẩn giữa Đảng Thế giới mới và Chính phủ về vấn đề Triều Tiên. Ông Lee Chul-woo nêu rõ: “Tổng cục Trinh sát (cơ quan tình báo của Triều Tiên phụ trách các điệp vụ ở nước ngoài và chiến tranh mạng) đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động gây rối, bao gồm cả tấn công mạng, nhằm vào Hàn Quốc." Tại cuộc họp trên, Chính phủ Hàn Quốc nhận định có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc tấn công, mà họ gọi là “tấn công khủng bố,” trong đó sử dụng các chất độc hoặc bắt cóc công dân Hàn Quốc. Hiện NIS đang tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khả năng này./. ====================== Phiền nhể! Điếu mựa! Trong khắp vùng từ Đông Bắc Á đến biển Đông, chỉ cần một chỗ tóe lửa là nổ bung bét hết. Mặt trận chính sẽ ở Hoa Đông. Xin quý vị có trách nhiệm trong các vùng lãnh thổ nói trên hãy liệu cái thần hồn.
    1 like
  5. Sóng hấp dẫn và sự mô tả trên bãi đá cổ Sapa
    1 like
  6. Trong dòng văn hóa của trang phục người phụ nữ Việt Nam thời Hùng Vương, không thể không biết đến dải yếm đào, đây là một trang phục nội y làm tăng thêm nét duyên dáng của các cô gái tuổi thanh xuân. Một nét đẹp văn hóa cổ truyền trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam, có thể nói còn đẹp hơn cả trang phục nội y hiện đại ngày nay, còn gọi là cái coócsê, quá thực tế và cụ thể về chức năng neo giữ, cực kém sinh động và mỹ thuật. Yếm đào và nón quai thao Ảnh thế kỷ XX Vậy dẫn chứng từ đâu của thời kỳ Hùng Vương? Dưới đây là một cổ vật thời Hùng Vương tượng trưng cho dải yếm đào, mà người ta gọi là "vòng đeo ngực có lục lạc"? Biểu tượng dải yếm đào thời Hùng Vương Cổ vật Đông Sơn Theo các nhà nghiên cứu, yếm đào có lẽ xuất hiện từ thời Lý. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cổ vật trên thì nó đã có trước đó muộn nhất là thế kỷ thứ V trước Dương lịch. Cổ vật này, ở đây là 4 chiếc chuông Đông Sơn chứ không phải là lục lạc, tượng trưng của người phụ nữ phương tây - độ số 4, hành âm kim, nam giới phương đông - độ sộ 3, hành dương mộc. Thể hiện sư đối xứng Đông Tây. Cũng cần chú ý, lớp yếm của các loại giáp xác như con cua, con ghẹ hay bất cứ một loại côn trùng nào mà có lớp cánh mỏng trước ngực và bụng. Tháng ba Tác giả: Phạm Ngọc Vĩnh Tháng Ba như mật dụ ong Như hoa dụ bướm, như đồng dụ mây Tháng Ba cái lạnh se gầy Mắt cây trổ lộc, lá quây bóng vờn. Đình chùa miếu mạo khang sơn Trống vang mõ điểm chân son bước dồn Hội làng trai xóm nữ thôn Kiệu khiêng múa rước vui hơn được mùa. Đường đi, cong vạt nắng trưa Lối về, cong cả sắc quê ngọt ngào Khai xuân thắm vạt yếm đào Nắm tay xao xuyến...ngỡ trao cho người. Hội xuân ...xuân thắm đất trời Xuân say lòng cứ bồi hồi...tháng Ba!
    1 like
  7. LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016 Biển Đông sôi sùng sục..... ======================== Mỹ điều thêm tàu tác chiến tới Thái Bình Dương (VNEWS) lúc : 17/02/16 15:02Bản inNgày 16/2, Tư lệnh Hạm đội 7, Phó Đô đốc Joseph Aucoin cho biết 21 tàu chiến sẽ được triển khai bổ sung cho các đơn vị Hải quân đang hoạt động tại vùng bờ biển phía Tây của Mỹ và tại Thái Bình Dương. Xem video ở đây: http://www.vietnamplus.vn/video-my-dieu-them-tau-tac-chien-toi-thai-binh-duong/371520.vnp Ông Aucoin còn bày tỏ quan ngại về "khả năng tác chiến chuyên nghiệp" của các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, cho rằng cần phải có biện pháp để các tàu của Trung Quốc tuân thủ Quy tắc ứng xử tránh đụng độ bất ngờ trên biển (CUES), đồng thời yêu cầu Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ tăng cường phối hợp tuần tra với các đơn vị Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương để đối phó với việc Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các tàu bảo vệ bờ biển của nước này tại các vùng biển trong khu vực. Tàu chiến Mỹ USS Lassen. (Nguồn: US Navy) ======================== Hai tàu sân bay và 1 tàu khu trục hiện đại chỉ để quảng cáo. Nhưng với 21 tàu chiến tăng cường thì zdấn đề bắt đầu được suy luận theo hướng khác. Lão Gàn bảo kê đến hết tháng 10 Việt lịch chưa có uýnh. Nhưng sau đó thì không biết. Bởi vì đến 10 tháng Ba Việt lịch, lão bắt đầu chuyển hướng chuyên nghiên cứu Phoengshui.
    1 like
  8. Iran: Tham gia thỏa thuận đóng băng khai thác dầu mỏ là “phi lý” Anh Tuấn | 17/02/2016 20:33 Đại diện của Iran tại OPEC cho biết, Iran cảm thấy việc tham gia thỏa thuận đóng băng khai thác dầu mỏ mà Nga và Ả Rập Xê út đã đồng thuận ngày 16/2 là “phi lý”. Thỏa thuận đóng băng dầu mỏ mà Nga và Ả Rập Xê út nhất trí ngày 16/2 vẫn chưa đem lại hiệu quả. ĐỌC NHIỀU NHẤT Chiến tranh biên giới 1979: Tướng TQ gọi Tổng chỉ huy là "tên điên" Học giả Trung Quốc: "Bắc Kinh chỉ có một đồng minh thực thụ" Bất ngờ nhận tin TQ đưa tên lửa ra Hoàng Sa, Ngoại trưởng Vương Nghị nói gì? Ngoại trưởng Austrlia bị TQ "dằn mặt" ngay trước giờ đặt chân đến Bắc Kinh Phát hiện tàu ngầm gần vùng biển phía Tây Nam Nhật Bản Ông Mehdi Asali, đại diện Iran tại OPEC trả lời trên báo địa phương rằng Iran sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất dầu cho đến khi đạt mức trước khi bị áp đặt cấm vận. Iran chỉ mới bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ trở lại sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Dự kiến Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ của Venezuela sẽ có cuộc hội đàm tại Tehran nhằm mang về một thỏa thuận với Iran và Iraq trong ngày 17/2. Thỏa thuận đóng băng dầu mỏ được xác lập giữa 4 quốc gia là Nga, Ả Rập Xê út, Venezuela và Qatar được đưa ra nhằm thúc đẩy giá dầu thô, hiện đã giảm 70% so với đỉnh điểm 116 USD/thùng ghi nhận vào năm 2014. Dù vậy, kế hoạch này vẫn chưa khiến các doanh nghiệp dầu mỏ bị thuyết phục. Vào ngày 17/2, giá dầu Brent giảm 3,2%. Ông Asali cho biết: “Việc yêu cầu Iran đóng băng sản xuất dầu mỏ là việc làm phi lý. Khi Iran còn bị cấm vận, một số nước đã đẩy mạnh khai thác dầu và chính họ đã khiến giá giảm xuống. Tại sao Iran phải hợp tác và trả giá?”. Hiện Iran đang có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu dầu lên thành 1 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 6 tháng tới. Một số nguồn tin thân cận với thỏa thuận cho biết Iran có thể sẽ được ưu đãi để tham gia vào thỏa thuận đóng băng khai thác dầu. Một số chuyên gia đã bày tỏ sự nghi ngại đối với động thái này. Ông Paul Stevens, một nhà phân tích thị trường dầu mỏ người Anh cho biết, thỏa thuận đóng băng dầu mỏ “không mang lại bất kỳ sự tin cậy nào”. Ông Stevens cho biết, Nga, một quốc gia không phải là thành viên OPEC, đã từng hủy ước với OPEC. Trước đây vào năm 2001 Nga từng nhất trí với OPEC một thỏa thuận tương tự nhưng chưa bao giờ làm theo cam kết và đơn phương đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ. Trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, Ả Rập Xê út và các nước OPEC trong vùng Vịnh đã thực hiện chiến lược đẩy mạnh sản xuất nhằm bảo vệ thị phần. Ngoài ra, quan hệ giữa Ả Rập Xê út và Nga còn đang căng thẳng do vấn đề Syria. Nga đang ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi đó Ả Rập Xê út đang hậu thuẫn các nhóm nổi dậy ở Syria. theo Infonet ============================ Thấy chưa?! Lão Gàn đã phán thì toàn từ đúng trở lên: Nhưng một đối sách như thế nào là tích cực thì lại không phải việc của lão. Điều lão wan tâm là Việt sử trải 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Việc của lão phải xong đã mới đến việc thiên hạ.
    1 like
  9. Tổng thống Obama nói gì với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình Biển Đông? Ngọc Quang 17/02/16 07:41 Thảo luận (1) (GDVN) - Tại cuộc hội kiến kéo dài gần 40 phút, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việt Nam kêu gọi chấm dứt hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn thành lập Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ Ngày 16/2/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Tổng thống Obama bên lề Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại Sunnylands để trao đổi về quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp, Tổng thống Obama thông báo sẽ thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2016. Tổng thống cho biết sẽ thực hiện chuyến thăm với mong muốn tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, đồng thời trao đổi về những biện pháp hợp tác cụ thể nhằm duy trì đà tích cực của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam. Tổng thống Obama cho biết, Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông. ảnh: VGP. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam chào đón Tổng thống Obama và sẽ giao Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với phía Hoa Kỳ chuẩn bị tốt nhất cho chuyến thăm. Thủ tướng bày tỏ vui mừng chuyến thăm sẽ góp phần mở ra một giai đoạn hợp tác mới vì hòa bình và phát triển trong quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam rất quan ngại trước tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa thực sự hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không do những hành động đơn phương bồi đắp quy mô lớn các đảo chiếm đóng trái phép và xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo từ những cấu trúc nửa nổi nửa chìm, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC. Tổng thống Obama khẳng định, Hoa Kỳ lo ngại về tình hình Biển Đông và ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cở sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và DOC. Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký chính thức, do đó các bên cần khẩn trương hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định theo quy định của từng nước. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; đề nghị Hoa Kỳ kéo dài thời gian từ 18 tháng lên 3 đến 4 năm để phía Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi các biện pháp quản lý nhằm đáp ứng những quy định liên quan trong Luật Nông trại 2014 (Farm Bill 2014) của Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Thủ tướng cho biết mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn rất lớn nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm mạnh và ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của hàng chục triệu người lao động nghèo của Việt Nam. Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Tổng thống Obama tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, nhất là việc tẩy độc dioxin và rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương, coi đây là biện pháp quan trọng để củng cố lòng tin chính trị giữa hai nước; đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Tổng thống Obama bày tỏ nhất trí với các đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan của Hoa Kỳ phối hợp với phía Việt Nam để đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp cho từng vấn đề nhằm tăng cường lòng tin, hiểu biết lẫn nhau và làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam. Tổng thống Obama bày tỏ hài lòng và cho rằng cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất thành công. Ngọc Quang
    1 like
  10. Vừa viết xong bài trên thì đọc được bài này của Phamhung đưa thừa chủ đề vào "Quán Vắng". Nhưng nội dung căn bản cho thấy lão Gàn đã nhận xét chính xác: Chính vì Hoa Kỳ biết rõ điều này, nên không yêu cầu đưa vào tuyên bố chung. Nếu Hoa Kỳ yêu cầu tất sẽ có nước từ chối và như vậy rách việc. Vấn đề cốt lõi là Hoa Kỳ đã tập hợp tất cả các nước ASEAN tại hội nghị kỳ này. Và điều này đủ để xác định rằng: Hoa Kỳ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Nhưng lão Gàn nhắc lại rằng: Cánh cửa ngoại giao đã khép lại và "canh bạc cuối cùng" đã bắt đầu. Hy vọng cuối cùng chỉ còn là: Nó không kết thúc bằng một cuộc chiến tranh.
    1 like
  11. Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch BizLIVE 16/02/2016 13:57 GMT+7 Với những hệ lụy tiêu cực rất lớn tác động đến kinh tế - xã hội sau kỳ nghỉ kéo dài và thời gian chuẩn bị, chuyên gia cho rằng muốn có nền kinh tế hội nhập, cần phải bỏ Tết âm lịch. TS Nguyễn Trí Hiếu. Theo “thông lệ” hàng năm, cứ sau Tết người lao động, đặc biệt là công nhân không chịu đi làm sau Tết hoặc đi làm không đầy đủ khiến không ít ông chủ phải quỳ lạy mong họ đảm bảo tiến độ công việc. Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phải vấn TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế, người có nhiều năm lại việc tại Mỹ về vấn đề này. - Theo ông, tại sao người lao động Việt Nam làm việc rất uể oải sau Tết, thậm chí có người còn chưa chịu đi làm? Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là kỳ nghỉ Tết kéo dài. Kỳ nghỉ Tết dài có nhiều lợi ích nhưng thiệt hại thì nhiều hơn. Mặt lợi là giúp người lao động có nhiều thời gian bên gia đình. Đặc biệt, khi đường xá vẫn chưa thuận lợi, việc đi lại vẫn còn khó khăn, người dân càng muốn ở lâu bên gia đình hơn. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết dài còn giúp giữ gìn truyền thống, văn hóa ăn Tết có từ ngàn xưa. Thế nhưng, thiêt hại về kinh tế, xã hội thì rất lớn. Theo tôi được biết, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như vậy. Nhật Bản không ăn Tết Âm lịch từ lâu rồi. Họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng có. Tất cả các nước trên thế giới ăn Tết Dương lịch trong ngày 1/1 và ngày Noel chứ không nghỉ tới 9 ngày như Việt Nam. Kỳ nghỉ Tết dài tạo ra nhiều hệ lụy như khiến con người trì trệ trong công việc, lười biếng không muốn trở lại với công việc. Bia rượu quá nhiều là một tệ nạn, khiến người lao đông mệt mỏi khi đi làm trở lại. Trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, các cơ quan uể oải, họ đến chỉ để chúc Tết. Ngoài doanh nghiệp sản xuất vẫn phải làm đều, rất nhiều doanh nghiệp khác, kể cả ngân hàng rất trì trệ. Kỳ nghỉ Tết dài ngày tạo ra thói quen nghỉ ngơi không chỉ trong những ngày nghỉ chính thức mà còn lan sang những ngày cận Tết và cả tháng trời sau Tết. Việt Nam vốn có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Phải đến tháng 2, họ mới thực sự làm việc trở lại. 1 tháng làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%. Chưa kể thiệt hại về xã hội là tai nạn giao thông. - Chứ không phải do người Việt Nam có phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu kỷ luật sao, thưa ông? Việt Nam bắt đầu từ tâm lý kinh tế nông nghiệp . Từ xưa, hơn 90% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Công việc của họ theo mùa vụ. Ngày Tết, họ nghỉ rất dài, sau đó mới đi cấy lúa, gieo trồng trở lại. Tập quán này xuất hiện từ rất lâu rồi. Nhưng bây giờ Việt Nam đang bước vào nền kinh tế công nghiệp nên cần phải thay đổi. Trung Quốc cũng vậy, rất nhiều người không trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết vì áp lực ngành công nghiệp rất lớn. - Có nhiều người đổ lỗi cho doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ tốt nên người lao động mới không mặn mà với công việc. Điều đó có đúng không? Có lẽ đó cũng là lý do. Dĩ nhiên do đồng lương quá thấp, người lao đông không cảm thấy khuyến khích trở lại công việc. Lương tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng thì họ không đủ sống nên nếu có cơ hội, họ vẫn muốn dành thời gian bên người thân hơn. Đó là lý do nhưng theo tôi không quan trọng lắm. Thật sự, theo tôi, nếu có trả lương cao đi chăng nữa thì tâm lý ăn Tết lâu, ngại làm việc trở lại vẫn ăn sâu trong tâm lý con người Việt Nam. Bằng chứng là ngay đối với những ngành được trả lương cao như ngân hàng, sau Tết, người lao động vẫn khá uể oải. - Vậy có nên ăn Tết theo Dương lịch mà bỏ Tết Âm lịch không, thưa ông? Tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng. Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1. Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch. Tôi không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống. Trong Tết Dương lịch, chúng ta vẫn có thể giữ tất cả truyền thống như mặc áo dài, ăn bánh chưng, dưa hành, lì xì cho người thân, ông bà con cháu quây quần bên nhau,.... vào Tết Dương lịch. Vấn đề chỉ là đổi thời gian từ ngày Âm lịch sang ngày Dương lịch, chứ không phá vỡ phong tục, tập quán. Muốn để nền kinh tế thật sự thât sự hội nhập, chúng ta nên bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch. Nhưng đây không phải chuyện nhỏ, không thể làm một sớm một chiều mà cần giáo dục quần chúng, đông viên, tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích kinh tế. Điều này chắc chắn không được thực hiện trong khoảng 10 năm tới. - Lợi ích kinh tế của việc bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch là gì, thưa ông? Nền kinh tế Việt Nam có cơ hội đi cùng chu kỳ, xu thế kinh tế toàn cầu. Tôi sống và làm viêc ở Mỹ nhiều năm nên nhận thấy kinh tế Mỹ chậm lại trong tháng 11, 12. Điều đó được thể hiện rất rõ trong mảng ngân hàng. Sang tháng 1, kinh tế bật trở lại. Nhưng mình thì đi ngược lại chu kỳ đó. Khi người ta bật lại thì mình bắt đầu chuyển động để... nghỉ ngơi. Người dân không chỉ nghỉ mấy ngày Tết mà trước đó kinh tế đã trầm lắng hơn. Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều cơ sở kinh doanh cần thời gian 1 tháng để phục hồi tinh thần làm việc. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng làm việc kém hiệu quả hơn. Nếu dùng Tết Dương lịch, chúng ta sẽ chống lãng phí thời gian. Nếu mất 2 tháng trong 1 năm, thiệt hại kinh tế có thể lên đến 20% chứ không chỉ 10% như tôi dự báo ban đầu. - Xin cám ơn ông! Theo VTC ========================== BỎ TẾT ĐỂ HÓA KIẾP THÀNH DÒI - Í LỘN - THÀNH DỒNG?! Với những thứ tư duy như thế này đang tác động và ảnh hưởng đến xã hội - qua sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng thì - Xin lỗi quý vị - xã hội Việt Nam khó ngóc đầu lên nổi - dù tham gia TTP hay không. Lão Gàn chẳng phải kiêu ngạo và quá tự tin,nhưng chắc chắn rằng: Chỉ cần chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ, lão Gàn chỉ cần đóng góp ý kiến ngay tại diễn đàn này, cũng đủ để góp phần giúp sự phát triển của Việt Nam thành rồng. Giá trị của công bố này đến hết mùng 10 tháng Ba Bính Thân Việt lịch. Điếu mựa! Hàn Quốc có bỏ Tết Âm Lịch điếu đâu mà họ vẫn là một siêu cường vậy? Trung Quốc có bỏ Tết Âm lịch điếu đâu mà vẫn là siêu cường thứ hai thế giới vậy. Bởi vậy, nghe những thằng ngu nói chuyện thật muốn bỏ thuốc lá và hết muốn nhậu.
    1 like
  12. 1 like