-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/02/2016 in all areas
-
Quán vắng!
hungphupy and 6 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch BizLIVE 16/02/2016 13:57 GMT+7 Với những hệ lụy tiêu cực rất lớn tác động đến kinh tế - xã hội sau kỳ nghỉ kéo dài và thời gian chuẩn bị, chuyên gia cho rằng muốn có nền kinh tế hội nhập, cần phải bỏ Tết âm lịch. TS Nguyễn Trí Hiếu. Theo “thông lệ” hàng năm, cứ sau Tết người lao động, đặc biệt là công nhân không chịu đi làm sau Tết hoặc đi làm không đầy đủ khiến không ít ông chủ phải quỳ lạy mong họ đảm bảo tiến độ công việc. Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phải vấn TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế, người có nhiều năm lại việc tại Mỹ về vấn đề này. - Theo ông, tại sao người lao động Việt Nam làm việc rất uể oải sau Tết, thậm chí có người còn chưa chịu đi làm? Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là kỳ nghỉ Tết kéo dài. Kỳ nghỉ Tết dài có nhiều lợi ích nhưng thiệt hại thì nhiều hơn. Mặt lợi là giúp người lao động có nhiều thời gian bên gia đình. Đặc biệt, khi đường xá vẫn chưa thuận lợi, việc đi lại vẫn còn khó khăn, người dân càng muốn ở lâu bên gia đình hơn. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết dài còn giúp giữ gìn truyền thống, văn hóa ăn Tết có từ ngàn xưa. Thế nhưng, thiêt hại về kinh tế, xã hội thì rất lớn. Theo tôi được biết, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như vậy. Nhật Bản không ăn Tết Âm lịch từ lâu rồi. Họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng có. Tất cả các nước trên thế giới ăn Tết Dương lịch trong ngày 1/1 và ngày Noel chứ không nghỉ tới 9 ngày như Việt Nam. Kỳ nghỉ Tết dài tạo ra nhiều hệ lụy như khiến con người trì trệ trong công việc, lười biếng không muốn trở lại với công việc. Bia rượu quá nhiều là một tệ nạn, khiến người lao đông mệt mỏi khi đi làm trở lại. Trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, các cơ quan uể oải, họ đến chỉ để chúc Tết. Ngoài doanh nghiệp sản xuất vẫn phải làm đều, rất nhiều doanh nghiệp khác, kể cả ngân hàng rất trì trệ. Kỳ nghỉ Tết dài ngày tạo ra thói quen nghỉ ngơi không chỉ trong những ngày nghỉ chính thức mà còn lan sang những ngày cận Tết và cả tháng trời sau Tết. Việt Nam vốn có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Phải đến tháng 2, họ mới thực sự làm việc trở lại. 1 tháng làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%. Chưa kể thiệt hại về xã hội là tai nạn giao thông. - Chứ không phải do người Việt Nam có phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu kỷ luật sao, thưa ông? Việt Nam bắt đầu từ tâm lý kinh tế nông nghiệp . Từ xưa, hơn 90% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Công việc của họ theo mùa vụ. Ngày Tết, họ nghỉ rất dài, sau đó mới đi cấy lúa, gieo trồng trở lại. Tập quán này xuất hiện từ rất lâu rồi. Nhưng bây giờ Việt Nam đang bước vào nền kinh tế công nghiệp nên cần phải thay đổi. Trung Quốc cũng vậy, rất nhiều người không trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết vì áp lực ngành công nghiệp rất lớn. - Có nhiều người đổ lỗi cho doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ tốt nên người lao động mới không mặn mà với công việc. Điều đó có đúng không? Có lẽ đó cũng là lý do. Dĩ nhiên do đồng lương quá thấp, người lao đông không cảm thấy khuyến khích trở lại công việc. Lương tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng thì họ không đủ sống nên nếu có cơ hội, họ vẫn muốn dành thời gian bên người thân hơn. Đó là lý do nhưng theo tôi không quan trọng lắm. Thật sự, theo tôi, nếu có trả lương cao đi chăng nữa thì tâm lý ăn Tết lâu, ngại làm việc trở lại vẫn ăn sâu trong tâm lý con người Việt Nam. Bằng chứng là ngay đối với những ngành được trả lương cao như ngân hàng, sau Tết, người lao động vẫn khá uể oải. - Vậy có nên ăn Tết theo Dương lịch mà bỏ Tết Âm lịch không, thưa ông? Tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng. Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1. Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch. Tôi không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống. Trong Tết Dương lịch, chúng ta vẫn có thể giữ tất cả truyền thống như mặc áo dài, ăn bánh chưng, dưa hành, lì xì cho người thân, ông bà con cháu quây quần bên nhau,.... vào Tết Dương lịch. Vấn đề chỉ là đổi thời gian từ ngày Âm lịch sang ngày Dương lịch, chứ không phá vỡ phong tục, tập quán. Muốn để nền kinh tế thật sự thât sự hội nhập, chúng ta nên bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch. Nhưng đây không phải chuyện nhỏ, không thể làm một sớm một chiều mà cần giáo dục quần chúng, đông viên, tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích kinh tế. Điều này chắc chắn không được thực hiện trong khoảng 10 năm tới. - Lợi ích kinh tế của việc bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch là gì, thưa ông? Nền kinh tế Việt Nam có cơ hội đi cùng chu kỳ, xu thế kinh tế toàn cầu. Tôi sống và làm viêc ở Mỹ nhiều năm nên nhận thấy kinh tế Mỹ chậm lại trong tháng 11, 12. Điều đó được thể hiện rất rõ trong mảng ngân hàng. Sang tháng 1, kinh tế bật trở lại. Nhưng mình thì đi ngược lại chu kỳ đó. Khi người ta bật lại thì mình bắt đầu chuyển động để... nghỉ ngơi. Người dân không chỉ nghỉ mấy ngày Tết mà trước đó kinh tế đã trầm lắng hơn. Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều cơ sở kinh doanh cần thời gian 1 tháng để phục hồi tinh thần làm việc. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng làm việc kém hiệu quả hơn. Nếu dùng Tết Dương lịch, chúng ta sẽ chống lãng phí thời gian. Nếu mất 2 tháng trong 1 năm, thiệt hại kinh tế có thể lên đến 20% chứ không chỉ 10% như tôi dự báo ban đầu. - Xin cám ơn ông! Theo VTC ========================== BỎ TẾT ĐỂ HÓA KIẾP THÀNH DÒI - Í LỘN - THÀNH DỒNG?! Với những thứ tư duy như thế này đang tác động và ảnh hưởng đến xã hội - qua sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng thì - Xin lỗi quý vị - xã hội Việt Nam khó ngóc đầu lên nổi - dù tham gia TTP hay không. Lão Gàn chẳng phải kiêu ngạo và quá tự tin,nhưng chắc chắn rằng: Chỉ cần chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ, lão Gàn chỉ cần đóng góp ý kiến ngay tại diễn đàn này, cũng đủ để góp phần giúp sự phát triển của Việt Nam thành rồng. Giá trị của công bố này đến hết mùng 10 tháng Ba Bính Thân Việt lịch. Điếu mựa! Hàn Quốc có bỏ Tết Âm Lịch điếu đâu mà họ vẫn là một siêu cường vậy? Trung Quốc có bỏ Tết Âm lịch điếu đâu mà vẫn là siêu cường thứ hai thế giới vậy. Bởi vậy, nghe những thằng ngu nói chuyện thật muốn bỏ thuốc lá và hết muốn nhậu.7 likes -
Tiếng Việt
thanhdc and 4 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Nhân ngày Rằm tháng Giêng là ngày thầy thuốc Việt Nam, thăm Y Miếu Thăng Long (dựng từ thời Lê) 醫廟 Y MIẾU Câu đối trên cột hoa biểu: 1.1 衛 闡 丹丸千古粵 Vệ xiển đan hoàn thiên cổ Việt (Giữ gìn và nói rõ viên thuốc Việt hàng nghìn năm xưa) 1.2 祀隆樽俎億年香 Tự long đôn trở ức niên hương (Tế tự long trọng với mâm cỗ thơm hương mãi mãi) 2.1 道有君神唐虞三代上 Đạo hữu quân thần Đường Ngu tam đại thượng (Y đạo có vua và thần từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn tam đại xưa) 2.2 功回造化丁黎五世間 Công hồi tạo hóa Đinh Lê ngũ thế gian (Công lao hồi phục y đạo giữa năm đời Đinh tới Lê) 3.1 製神藥功高太嶺 Chế thần dược công cao thái lĩnh (Chế thần dược công cao như đỉnh núi Thái Sơn) 3.2 救生靈福滿河沙 Cứu sinh linh phúc mãn hà sa (Cứu sinh linh phúc đầy như cát sông) 4.1 壽世千年膽景岳 Thọ thế thiên niên đam Cảnh Nhạc (Sống mãi thọ cao đam mê như lương y Cảnh Nhạc) 4.2 回春百草向丹溪 Hồi xuân bách thảo hướng Đan Khê (Trẻ mãi nhờ cây cỏ như lương y Đan Khê) Hoành phi ban thờ tiền: 德若山 Đức nhược sơn (Đức cao như núi) 心如水 Tâm như thủy (Tâm trong như nước) Ban thờ tiền có hai tượng đồng Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Câu đối ban thờ tiền: 5.1 道本先天用妙陰陽醫是易 Đạo bản tiên thiên dụng diệu âm dương y thị dịch (Y đạo vốn dựa vào Tiên thiên bát quái khéo dùng âm dương chữa bệnh bằng dịch lý) 5.2 功高良相傳來部陳藥由 Công cao lương tướng truyền lai bộ trần dược do (Công lao như tướng hiền truyền lại bộ thuốc nguyên bản) 6.1 醫宗心領包括天下活方妙藥 Y tông tâm lĩnh bao khoát thiên hạ hoạt phương diệu dược (Sách y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông là phương thuốc sống diệu kì bao khoát thiên hạ) 6.2 良師要昰尊崇上古玄德仁心 Lương sư yếu thật tôn sùng thượng cổ huyền đức nhân tâm (Thấy thuốc phải thật tôn sùng nghiêm ngặt đức nhân tâm từ thượng cổ truyền ) Chú: chữ Thật trong câu đối viết bằng chữ Thượng上 trên chữ Nhật日, tôi đọc trên xuống dưới là Thượng 上 Nhật 日 thiết Thật (giống như tôi đọc chữ Nam 男 nghĩa là đàn ông theo trên xuống dưới là Điền 田 Lực 力 thiết Đực), biểu ý thì Thượng Nhật là Trên Trời, trên trời thi luôn luôn thật, vì Qui Luật Vũ Trụ chẳng hề lươn lẹo với bất kì ai. Nhưng tra tự điển Hán Việt không thấy có chữ trên mà chỉ có chữ Thị 昰 giải thích là chữ dùng cho tên người, chữ này gồm Viết 曰trên Chính 正 dưới, đọc trên xuống là Viết Chính, biểu ý là Nói (chữ Viết曰) Đúng (chữ Chính正), nói đúng thì tức là Thật, như tiếng Việt có từ Sự Thật, nên tôi dùng luôn chữ này thay cho chữ mà tự điển không có, nó đọc là Thị 昰là do đã lướt nhấn “Thật Chi 之!” = Thị 昰. Xin thức giả chỉ giáo. Ban thờ hậu có ba bài vị Hoàng Đế, Phục Hy, Thần Nông Câu đối ban thờ hậu: 7.1 神醫四世來醫宗長衍 Thần y tứ thế lai, y tông trường diễn (Thần y bốn đời nay y tông dài mãi) 7.2 黃帝千秋在古跡俱傳 Hoàng đế thiên thu tại cổ tích cụ truyền (Hoàng đế - <Nội kinh tố vấn> - nghìn năm còn cổ tích lưu truyền) 8.1 文廟臨前儒醫並重 Văn Miếu lâm tiền Y Nho bỉnh trọng (Đứng trước Văn miếu thì Nho đạo và Y đạo đều trọng như nhau) 8.2 神祠在望華越聯盟 Thần từ tại vọng Hoa Việt liên minh (Đền thờ thần là ước vọng liên minh Hoa Việt) 9.1 藥可通神先後聖 Dược khả thông thần tiên hậu thánh (Thuốc thông như thần thì trước sau vẫn là thánh) 9.2 人能及物古今師 Nhân năng cập vật cổ kim sư (Người làm chủ được vật thì xưa nay vẫn là thầy) 10.1 醫國有名存古錄 Y quốc hữu danh tồn cổ lục (Y học của đất nước nổi tiếng từng ghi trong sử xưa) 10.2 同人致敬表心丹 Đồng nhân chí kính biểu tâm đan (Kính trọng người với người là thể hiện trái tim hồng) Qui Luật Vũ Trụ là số 10 tức gồm Dương (số 1) và Âm (số 0) cân bằng nhau. Trong cái Mười (tức Trọn Vẹn) đó thì Qui Luật Vũ Trụ chia minh bạch 7 phần dành để tạo Phước, 2 phần là để có Đức, 1 phần là Thành Đạt của Ta. Ai muốn thành đạt cũng đều phải hành xử theo Qui Luật Vũ Trụ là như vậy, bằng tỷ lệ 7 – 2 – 1 , có Trọn Vẹn tức có Tròn Vuông mới là hoàn hảo. Đồng tiền cũng phải theo Qui Luật Vũ Trụ vì đó là qui luật của Trời Đất (đồng tiền hình Tròn tượng Trời, cái lỗ đồng tiền hình Vuông tượng Đất) là đồng tiền kiếm được phải chia ra theo tỷ lệ 7 phần cho Phước, 2 phần cho Đức, chỉ có 1 phần cho Ta thành đạt, nếu không như vậy nó sẽ là đồng tiền bẩn và Ta sẽ không thành đạt mà là thất bại. Hãy học theo văn hóa đạo đức thời thượng cổ như nêu trên, như trong câu đối về Hải Thượng Lãn Ông tại Y Miếu Thăng Long cũng đã nêu: YẾU THẬT TÔN SÙNG THƯỢNG CỔ HUYỀN ĐỨC NHÂN TÂM, con người Ta sẽ nhất định Thành Đạt.5 likes -
============================ Híc! Lão muốn "nhìn thẳng vào sự thật" mà nói thế này: Hoa Kỳ không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc đâu. Mà đánh giá cao đấy! Rất cao. Bởi vậy, Tân Hoa Xã cảnh báo Hoa Kỳ như vậy là sai. Chính vì đánh giá cao, là lý do mà năm ngoái tuy căng thẳng , nhưng chưa thể uýnh nhau ở bể Đông. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." mà. Nhưng lão cũng mún nói rằng: Sau Hội Nghị Thượng đỉnh giữa hai ngài đứng đầu hai quốc gia Tàu và Mỹ thì cánh cửa ngoại giao đã khép lại, hai bên không còn gì để nói với nhau nữa. Cho nên Hoa Kỳ mới nói với ASEAN. Nhưng Hoa Kỳ mún ASEAN đồng minh uýnh Trung Quốc à? Quên nhanh. Tất cả khối ASEAN và Nhật Bản cộng với Nam Triều Tiên, nếu đánh tay bo, bất chấp luật pháp quốc tế cũng không phải đối thủ của Trung Quốc. Sự thật là như vậy. Bởi vì họ không có vũ khí hạt nhân. Vậy Hoa Kỳ gặp các nước trong khối ASEAN để làm gì? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Thằng nào ngu thì chết. Điếu mựa! Cuối năm nay bít liền.2 likes
-
Lâu ngày mới dô điễn đàn, sao nó chạy chậm hơn Rùa bò.1 like
-
1 like
-
TỪ DẤU TÍCH CỦA CÁC NỀN VĂN MINH MAYA, INCA, CELT, HY - LA, LẠC VIỆT ĐẾN SÓNG HẤP DẪN CỦA EINSTEIN. Tuan Anh Bùi đã thêm 4 ảnh mới. ĐẾN SÓNG HẤP DẪN CỦA EINSTEIN1 like
-
Ngẫm Nghĩ
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Đồng
Bị lên án vì giết cá heo, người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước của tôi” Rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình. Từ câu chuyện của một nhà bảo vệ động vật Ngôi sao của một bộ phim tài liệu về hoạt động tàn sát cá heo tại Nhật đã bị trục xuất về Mỹ mới đây. Quan chức Cục Xuất nhập cảnh Nhật đã tạm giữ ông trong 2 tuần và ban hành lệnh cấm ông trở lại Nhật. Trong quá trình bị tạm giữ, ông đã sụt cân rất nhiều, sức khỏe suy yếu đi trông thấy. Khi được hỏi, nhà hoạt động bảo vệ cá heo, ông Ric O’Barry, cho biết ông quyết tâm sẽ trở lại Nhật và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ loài cá heo. Nói chuyện với phóng viên trước khi lên máy bay, ông tuyên bố: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục trở lại Nhật để theo đuổi những gì mà tôi cho là đúng. Việc đưa tôi ra khỏi nước Nhật không làm thay đổi quan điểm của tôi.” Ông O’Barry từng là cố vấn quan trọng cho bộ phim “The Cove” từng được giành giải Oscar cho với danh hiệu bộ phim tài liệu hay nhất. Trong phim đó, hàng trăm con cá heo đã bị truy đuổi đến một khu vịnh đặc biệt gần Taiji, Nhật và bị tàn sát đến chết, nước cả một khu vực rộng lớn nhuộm đỏ màu máu. Là một cựu huấn luyện viên cá heo giàu kinh nghiệm, ông hiểu rất rõ về loài động vật này, ông thường xuyên đến Taiji. Ông O’Barry hiện đang quản lý dự án bảo vệ cá heo của riêng mình, dự án có mục tiêu bảo vệ loài cá heo trên khắp thế giới. Ông đã làm việc với những người Nhật làm nghề săn cá heo trong suốt nhiều năm qua để thuyết phục họ chuyển sang các loại hình kinh doanh khác ví như kinh doanh dịch vụ lặn biển hay làm xiếc cá heo. Người Nhật trả lời: “Hãy biến khỏi đất nước chúng tôi” Và người Nhật nói gì? Ngay sau vụ việc trên, rất nhiều cơ quan truyền thông của Nhật đã tiến hành các cuộc điều tra ý kiến của người dân, và lần này, người Nhật đã kiên quyết bảo vệ những gì họ coi là thuộc về truyền thống của mình. Nhà báo Matt Gabriel tại Nagasaki nói: “Một quyết định hoàn toàn đúng đắn của chính phủ Nhật. Chúng tôi không cần những kiểu người như thế này đến đất nước chúng tôi để dạy chúng tôi phải cư xử thế nào, phải thay đổi truyền thống của mình ra sao.” Bà Kazuko Fujita, công chức ở Tokyo, khẳng định rằng vụ việc ông Ric O’Barry bị yêu cầu rời khỏi Nhật không liên quan gì đến tự do ngôn luận, bởi theo bà, những người phương Tây chỉ trích Nhật cần nhìn lại chính những gì họ đã và đang làm. Người Nhật chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích người phương Tây vì giết mổ gia cầm hay bò, lợn; bất kỳ loài động vật nào cũng có linh hồn, vì thế việc người Nhật giết một con cá heo cũng chẳng khác gì việc người Mỹ giết một con bò hay gà, lợn. Có thể người Nhật rất bảo thủ. Tuy nhiên, ngay cả với lý do bảo vệ loài cá heo, chính nhiều người phương Tây cũng không ủng hộ cách làm của ông Ric O’Barry. Kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ Trent Bruch nói: “Chắc chắn ông O’Barry sẽ chẳng bao giờ làm một bộ phim tài liệu tương tự về tình trạng thảm sát cá heo tương tự tại đảo Faroe bởi những người da trắng thường chia sẻ suy nghĩ rằng họ chung một chiến tuyến. Trên thế giới còn biết bao nhiêu nước giết hại loài cá heo như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng tại sao ông O’Barry không làm?” Rất nhiều nước trên thế giới đều có những phong tục dã man khác nhau Thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia và mỗi quốc gia có cách đối xử khác nhau đối với các loài động vật, có những con vật được đất nước này trân quý nhưng với nước khác chúng cũng chỉ là động vật bình thường. Sẽ là không hợp lý nếu lấy quan điểm sống của nước mình áp đặt lên nước khác, phản đối truyền thống phong tục của người mang quốc tịch khác mình. Ở Mông Cổ, người nước này rút xương và ruột của con bò hay cừu qua đường cổ họng sau đó nhét đá nóng cháy vào cũng qua đường này để thịt của con vật được chín từ trong ra ngoài. Người Peru thì nổi tiếng với món sinh tố ếch, người ta lột da con ếch rồi cho nó vào máy xay sinh tố khi nó còn đang sống nguyên cùng với một số loại gia vị khác để làm thành món sinh tố yêu thích. Món ăn ếch sống cũng không phải riêng người Peru mới có, ở một số vùng của nước Nhật người ta cũng ăn món ếch sống theo một cách mà người nước ngoài nhìn vào hẳn thấy rất kinh dị. Đó là người Nhật rửa sạch một con ếch sống, sau đó bổ đôi giữa lưng con vật, họ cho con vật bổ đôi vào bát, rắc gia vị lên rồi cho vào mồm nhai sống từng nửa một. Cá nhân người viết từng thấy rợn người khi mà người ta cho con ếch vào mồm, mắt nó vẫn mở trợn trừng và bởi nó bị chặt nhanh quá, dây thần kinh của nhiều bộ phận chân tay chưa chết hẳn, nó vẫn còn đủ khả năng giẫy vùng vẫy trong miệng người nhai để mong thoát thân. Trong các phong tục, lễ hội đấu bò tót của Tây Ban Nha cũng không kém phần dã man khi chạy đua cùng với người dân và khách du lịch thì hai chú bò tót bị giết chết ngay trước mắt hàng nghìn khán giả đang reo hò cổ vũ. Đó là một lễ hội đã có truyền thống rất lâu đời của Tây Ban Nha và nó mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho kinh tế Tây Ban Nha. Nếu một người xa lạ nhìn vào, đó chắc chắn là những hành động hêt sức dã man. Tuy nhiên, là một người trong cuộc, người dân chỉ đơn giản nhìn nó như những phong tục truyền thống của mình. Nó cũng giống như việc bạn sang Ấn Độ và yêu cầu họ phải ăn thịt bò, bạn sang Mỹ yêu cầu họ đừng giết lợn, sang Pháp bảo họ đừng ăn gan ngỗng nữa vi để làm ra món gan ngỗng thì họ đã đối xử với con vật đó vô cùng tàn tệ trong lúc nuôi. Tại sao người Việt không thế? Vòng quanh thế giới, quay lại Việt Nam, ta có thể có cái nhìn khác hơn về câu chuyện chém lợn ở làng Ném Thượng. Các tổ chức bảo vệ động vật rồi không ít người Việt chỉ trích đây là hành động bạo lực. Dưới những áp lực từ chính quyền, dư luận, lễ chém lợn năm nay phải tổ chức trong bạt kín, thay vì tổ chức lộ thiên cho bà con chứng kiến như mọi năm. Tuy nhiên, nếu ai đó lập luận rằng nó khiến làm tăng tình trạng bạo lực, vậy có ai thống kê được rằng tỷ lệ bạo lực hay tội phạm ở làng Ném Thượng cao nhất, cao nhì tại Việt Nam hay không? Nếu tìm hiểu, có thể thấy văn hóa truyền thống của làng lại bắt nguồn từ một câu chuyện ý nghĩa với nguồn gốc rõ ràng. Những người dân trong làng đều trân trọng truyền thống này, có chăng, chỉ có những "kẻ ngoài cuộc" ít hiểu biết về truyền thống, mới mạnh miệng lên án hay chạy theo phong trào. Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa người Việt với người Tây Ban Nha, người Chi Lê hay người Nhật Bản. Ở những quốc gia kia, họ hiểu rõ ý nghĩa của công việc mình đang làm. Không phải cứ họ đến từ những nước “nhà giàu” thì làm gì cũng hay, một bản lĩnh và nền tảng kiến thức để bảo vệ cho truyền thống dân tộc trước sức ép của những người nước ngoài với nền tảng văn hóa và truyền thống khác chúng ta là điều hoàn toàn cần thiết. Ngọc Thúy Theo Trí Thức Trẻ http://cafebiz.vn/life-style/bi-len-an-vi-giet-ca-heo-nguoi-nhat-tra-loi-hay-bien-khoi-dat-nuoc-cua-toi-20160215094512151.chn ====================================== Trích: Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy. Đúng, vì không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời nên mới phát sinh tâm lý vọng ngoại. Nhưng cái quan trọng là phải hiểu đúng giá trị văn hóa truyền thống của gần 5000 năm văn hiến.1 like -
"sầu Tây Tạng"
mutin liked a post in a topic by Thiên Sứ
"Sầu Tây Tạng" - Bộ tranh mê hoặc lòng người của nghệ sĩ Trung Quốc 07:00:00 03/08/2015 Bộ tranh "Sầu Tây Tạng" của nghệ sĩ nổi tiếng người Trung Quốc khiến người xem như lạc vào thế giới tâm hồn của các nhân vật trong từng bức tranh. Ai Xuan, một trong những nghệ sĩ tranh sơn dầu trường phái tả thực nổi tiếng của Trung Quốc, được sinh ra tại Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 11/11/1947. Ông là 1 trong những thành viên của Hiệp hội Nghệ sĩ Trung Quốc và là Giám đốc điều hành của Tổ chức tranh sơn dầu Trung Quốc. Là con trai của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Ai Qing, nghệ sĩ Ai Xuan cũng thừa hưởng được phần nào chất nghệ sĩ của cha mình để có thể phát triển và trở nên thành công như hiện nay. Chân dung nghệ sĩ Ai Xuan. Trong các tác phẩm của mình, nghệ sĩ Ai Xuan đặc biệt gây ấn tượng và để lại dấu ấn trong lòng người hâm mộ bởi bộ tranh về cuộc sống, con người Tây Tạng mang tên "Sầu Tây Tạng". Từ những bức tranh của ông, người xem có thể cảm nhận được nội tâm của nhân vật đó là sự cô đơn, tĩnh lặng. Thông qua những tác phẩm này, nghệ sĩ Ai Xuan cũng phần nào gửi gắm tâm tư, tình cảm của chính bản thân mình. Cùng ngắm bộ tranh mang tên "Sầu Tây Tạng" vô cùng cuốn hút và ám ảnh của nghệ sĩ Ai Xuan: (Nguồn: Chinacoolart) Theo Trí Thức Trẻ1 like -
Nhìn lại cuộc tranh luận "Nguồn gốc người Việt - người Mường" Hoàng Trực Bình Thứ tư, 18 Tháng 6 2014 10:44 Hơn một tháng đã trôi qua, giới khoa học nước nhà cũng như đông đảo cư dân mạng “nóng” lên quanh cuộc trao đổi về cuốn sách Nguồn gốc người Việt - người Mườngcủa tác giả Tạ Đức. Tạm tính từ ngày 16/ 5/ 2014 được coi là “khởi điểm” của cuộc tranh luận với bài của Trần Trọng Dương trên Tạp chí Tia sáng, đến nay, đã có trên 20 bài (thống kê chưa đầy đủ), được đưa lên các trang mạng (không tính các bài trùng nhau), thuộc các thể loại, chủ yếu là trao đổi: tin tức, phỏng vấn, bài viết dài mang tính nghiên cứu, bình luận, trả lời, thư ngỏ…; trong đó 18 bài có tính chất học thuật. Để bạn đọc nào chưa có điều kiện theo dõi liên tục cuộc tranh luận này, chúng tôi điểm lại những nét chính của các luận điểm đưa ra. Điểm đầu tiên mà bất kỳ ai khi cầm “Nguồn gốc người Việt - người Mường” cũng phải thấy là cuốn sách có nguồn tài liệu rất phong phú. Không chỉ những người ủng hộ Tạ Đức mà cả những người không đồng tình với các luận điểm của ông cũng phải nhận xét như vậy. Trần Trọng Dương cho rằng, “tác giả Tạ Đức đã làm hết sức mình với một tinh thần thuần túy vị khoa học, đó là điều rất đáng trân trọng trong bối cảnh hiện nay!”. Hà Văn Thùy coi “850 trang sách khổ to: “Nguồn gốc người Việt - người Mường” là kết quả mười năm làm việc của học giả Tạ Đức. Thật đáng nể phục về khối tư liệu đồ sộ được đưa vào sách” (Hà Văn Thùy c). Bùi Xuân Đính dù không tán đồng với các phương pháp và kết luận mà Tạ Đức đưa ra cũng phải phẳng định “sách có nguồn tài liệu phong phú” (Bùi Xuân Đính a). Bản thân học giả Tạ Đức cũng tự tin cho rằng “đã dùng một khối tư liệu mà tất cả ai đã đọc cũng phải công nhận là đồ sộ, phong phú của các ngành khảo cổ học, ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học…Mỗi một giả thuyết đều được chứng minh bằng các bằng chứng liên ngành, với cái nhìn hệ thống-tổng thể” (Tạ Đức d). Một số luận điểm được một hai người nhận xét là sức thuyết phục, như “tác giả chấp nhận An Dương Vương là người Thục. Những trang viết đòi lại vị trí chính thống của nhà Triệu trong sử Việt thật xác đáng và thuyết phục” (Hà Văn Thùy c). Tuy nhiên, ngoài những điểm chung đó, sách của Tạ Đức có nhiều vấn đề gây tranh luận trái chiều. Dưới đây, chúng tôi điểm mấy vấn đề chính: 1. Về việc sử dụng tài liệu internet trong công trình khoa học Luận điểm của Tạ Đức và Bùi Xuân Đính là hoàn toàn “đối nghịch” nhau. Ông Đính thì cho rằng, nếu không phải là trang web của các cơ quan khoa học chính thống thì phần lớn các thông tin khoa học trên mạng là các giả thiết hay mới chỉ là ý tưởng, hoặc ý kiến mở, không cần chứng minh hay chưa chứng minh được. Một bộ phận không nhỏ các thông tin ít được hoặc không được kiểm soát, nên dễ có những sai sót nghiêm trọng. Đặc biệt, trên wikipedia (từ điển mở) thường đưa ra các thông tin giản lược, sơ bộ, ai cũng có thể dễ dàng bổ sung, thêm bớt hay thay đổi; vì thế, cùng một vấn đề, thông tin ở các thời điểm rất khác nhau. Bùi Xuân Đính đã thống kê sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường” có đến 90 trang sử dụng tài liệu wikipedia, trong đó 7 trang sử dụng 2 lần và 1 trang sử dụng 4 lần; nhiều luận điểm quan trọng của sách được dựa trên wikipedia, từ đó đưa ra nhận định “người đọc có quyền đánh dấu hỏi về những luận điểm của sách đưa ra”.Trần Trọng Dương thận trọng hơn cho rằng, “trong một công trình khoa học, việc trích dẫn những nguồn thông tin được lấy từ mạng là nên hạn chế. Tình trạng này không chỉ tồn tại ở cuốn sách của Tạ Đức mà khá phổ biến hiện nay trong giới Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Bởi lẽ, thông tin trên mạng (như wikipedia) là kiểu thông tin không nguồn gốc, có thể do bất kỳ ai đưa lên mà không phải chịu trách nhiệm khoa học về những thông tin đó” và “dùng một thông tin từ một trang mạng du lịch sẽ làm phương hại đến hệ thống luận cứ và lập luận của tác giả”. Những nhận xét trên đây đã bị Tạ Đức “phản đòn” quyết liệt mà người “ăn đòn” nhiều nhất, lại toàn đòn nặng, là Bùi Xuân Đính, được nhận “đủ thứ” từ ông Đức, như “những nhận xét nêu trên (của Bùi Xuân Đính) là của một người ít hay không hề tham khảo tư liệu khoa học nước ngoài trên mạng nên hoàn toàn võ đoán, chủ quan” (tuy nhiên, ở phía dưới bài, ông Đức lại tự mâu thuẫn với mình khi viết “Tham khảo mà không trích dẫn thì là “đạo văn”. Phải chăng BXĐ nhiều lần đã áp dụng qui định này?)”, rồi “Không cập nhật kiến thức”, “Hãy nhờ người nào đó đọc, dịch trang wiki… này” và ông khuyên ông Đính “Phải dùng mới biết” … (Tạ Đức c). “Ông đồ 8 X” Trần Trọng Dương” cũng bị Tạ Đức cho là “có cái nhìn quá nặng nề và hơi kinh viện”(Tạ Đức a, B); rồi như một bậc “cha chú”, ông đã dạy “Dương” đủ điều, trong khi ông quên mất rằng, đây là tranh luận khoa học, mà đã là tranh luận thì phải bình đẳng, dựa trên tư liệu và lập luận để hướng tìm ra lẽ phải, không phải cứ số đông là thắng số ít, người cao tuổi là thắng người ít tuổi, người có chức quyền, hàm vị thắng người không có, người giàu thắng người nghèo, “người nhà nước” thắng “người ngoài nhà nước” . Trong tình hình trên, cần lấy lấy một hai ý kiến trung gian làm “trọng tài”. Có vẻ như ý kiến của Nguyễn Huỳnh Mai là thỏa đáng hơn. Người viết đưa ra vài “tập tục”mà các đại học Âu Mỹ thường gợi ý cho sinh viên và nhân viên khảo cứu của họ”. Gọi là “tập tục”, nhưng dường như đã trở thành “luật”, nghĩa là trở thành nguyên tắc bắt buộc - Nguyễn Huỳnh Mai cho biết, luật đầu tiên và … duy nhất là tài liệu tham khảo phải khả tín (tin cậy được). Chữ “khả tín” ở đây được hiểu theo một nghĩa rất hẹp: phải được duyệt bởi những chuyên gia quốc tế. Hẹp đến nổi nó có thể đồng nghĩa với các bài đã được đăng trên các tập san khoa học sau khi đã qua sự bình chọn của một hội đồng “đọc” (reviewers) của tập san này.Ngay cả khi tài liệu được đăng trên các báo khoa học tín nhiệm, việc ghi rõ ngày hay năm đăng báo cũng quan trọng, vì có những khoa học, nhất là y khoa và sinh học, sự tiến bộ đi rất nhanh, một bài viết cách đây 5 năm có khi đã không còn giá trị, như vậy “khả tín bao gồm khái niệm cập nhật”.Một số tài liệu khoa học cũng có thể đọc được trên mạng, nhưng thông thường chỉ có bài tóm lược (abstract) chứ không có toàn văn (full text). Nhưng các sites, persee cũng tùy thuộc điều lệ về bản quyền của các nhà xuất bản cho ít nhất là một số tài liệu mới mà nhà xuất bản giữ bản quyền. Để bạn đọc tiếp cận các tài liệu có giá trị, tin cậy, hệ thống thư viện của các đại học lớn thường trả tiền mua dài hạn các tạp chí khoa học. Bạn đọc muốn tham khảo đương nhiên phải trả tiền. Những tài liệu khác trên internet đòi hỏi người sử dụng phải “vô cùng thận trọng vì ở đây … đá sỏi chen lẩn với đá quí”, vì bất cứ ai cũng có thể viết bất cứ cái gì rồi cho lên mạng” (Nguyễn Huỳnh Mai). Trường hợp của vikipedia thì sao? Nguyễn Huỳnh Mai cho biết, wikipedia là loại bách khoa toàn thư mà bất cứ ai cũng có thể là cộng tác viên. Có những tài liệu rất khả tín, được viết với những cẩn trọng của một bài khoa học và được viết dưới dạng hoàn chỉnh của một tài liệu khoa học - cô đọng và súc tích với danh sách tài liệu tham khảo nghiêm chỉnh. Nhưng giá trị của các bài trên wikipedia không đồng đều. Ở đây, nhà nghiên cứu cũng phải có những cẩn mật cần thiết trước khi dùng nguồn wikipedia. Như vậy, với ý kiến của một người có nhiều kinh nghiệm như Nguyễn Huỳnh Mai, việc sử dụng tài liệu internet đã rõ. Tuy nhiên, ở nước ta, dường như chưa có luật về việc này nên mới xảy ra chuyện ông Bùi Xuân Đính thì cho rằng, “wikipedia (từ điển mở) thường đưa ra các thông tin giản lược”, thì ông Tạ Đức lại cho rằng, “đa số các mục, đặc biệt bằng tiếng Anh, là những bài tổng hợp công phu, được viết gọn gàng, sáng sủa, có dẫn tư liệu gốc đàng hoàng. Còn chuyện thay đổi của thông tin theo thời gian thì đó là chuyện thường, chả cứ ở wiki mà ở các sách báo hàn lâm cũng vậy”. Ông Đức còn “dạy” ông Đính “đọc trực tiếp mục về Phùng Hưng (vi.wikipedia.org/wiki/Phùng_Hưng) mà ông Đức đã dùng để xem nhận xét của mình có đúng không” (Tạ Đức c). Nhưng, ý kiến của ông Đức đã bị một độc giả mang tên “Dân Hành Thiện” phản đối trên một trang mạng: “Khoan bàn đến chuyện ông Đức cho rằng việc thay đổi thông tin theo thời gian của wiki và sách báo hàn lâm cũng như nhau; tôi làm theo đề nghị của ông ta: đọc trực tiếp mục về Phùng Hưng”. Mục từ này, dùng 4 tài liệu tham khảo: Lịch sử Việt Nam, tập I; 2 (Phan Huy Lê, 1991), Danh tướng Việt Nam, tập IV (Nguyễn Khắc Thuần, 2007), Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục; ai cũng biết, trong 4 cuốn này đâu là sách gốc; vậy mà Tạ Đức lại dùng wiki”. Từ đó, “Dân Hành Thiện” kêu lên: “Trời đất! Liệu đó phải là nguồn tham khảo mà tác giả đã dùng để mất 10 năm viết 1 cuốn sách khảo cứu đồ sộ như như tác giả đã nói ?” (Hoàng Trực Bình thu thập). 2. Về tiếp cận các nguồn tài liệu mới của nước ngoài Có lẽ đây là một trong những hạn chế, điểm yếu của một bộ phận đông các nhà nghiên cứu Việt Nam, kể cả ông Bùi Xuân Đính, ông Tạ Đức- người được những người nhận xét, giới thiệu sách cho rằng đã ”tổng hợp, kiểm định lại toàn bộ nhận thức và vốn hiểu biết và vốn tư liệu đồ sộ của mình” (Tiến sĩ Nguyễn Việt, Nhận xét 2 sách “Nguồn gốc người Viêt - người Mường”) hay “đã tập hợp được một khối lượng tư liệu khổng lồ từ các di chỉ khảo cổ học, ngôn ngữ học lịch sử và dân tộc học” (Đỗ Lai Thúy). Tuy nhiên, sách sẽ đầy đủ tư liệu hơn nếu Tạ Đức có được cuốn “Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học” của Cung Đình Thanh do Tủ sách nghiên cứu Việt học, Nhà xuất bản Tư tưởng và Tập san Tư tưởng ấn hành năm 2003 tại Sydney (Australia)- cuốn sách đã sử dụng các kết quả nghiên cứu mới nhất về gien để chứng minh Việt - Mường là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam. “Thâm ý” của ông Bùi Xuân Đính khi giới thiệu sách của Cung Đình Thành là, nếu năm 2003 (hoặc 2004 - 2005), ông Đức tiếp cận được cuốn sách này, không biết ông có từ bỏ ý định viết cuốn“Nguồn gốc người Việt - người Mường” không; hoặc nếu tiếp tục thực hiện công việc để chứng minh luận điểm “người Việt và người Mường là hai dân tộc khác nhau và đều từ Trung Quốc di cư sang”, chắc chắn ông Đức phải tìm thêm nhiều tài liệu hơn và tiếp cận theo hướng khác để chứng minh cho kỳ được công trình nghiên cứu về gien của Giáo sư người Mỹ gốc Hoa J. Y. Chu là sai. Song, trong bài phản bác lại cả ông Bùi Xuân Đính và ông Hà Văn Thùy, Tạ Đức cho rằng, dù không có cuốn sách của Cung Đình Thanh, nhưng ông đã nắm được “hồn cốt” tư tưởng của học giả này trên các thông tin internet (tuy nhiên, các thông tin này lại không có trong mục Tài liệu tham khảo sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường”) và ông cho rằng, luận điểm “Người thuộc Văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á, mà điểm chính có thể từ Bắc Việt Nam đã di cư lên góp phần thành lập nước Trung Hoa” là hoàn toàn vô lý và không có bất cứ cơ sở nào về khảo cổ học và sử học (Tạ Đức d, đ). Nhân bàn về những khó khăn và bất cập trong tiếp cận các kết quả nghiên cứu (ở dạng sách, tạp chí) ở nước ngoài, tôi thấy cần tím hướng “thoát”. Ở đây, vai trò của các thư viện trong việc tiếp cận và thông tin với các thư viện nước ngoài là một hướng quan trọng. Bên cạnh đó, cần có sự trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học và bản thân các nhà khoa học cũng phải nỗ lực tìm kiếm, đọc tài liệu. 3. Vấn đề phương pháp luận của sách Sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Những người ủng hộ ông Đức cho rằng, trên cơ sở khối tư liệu khổng lồ từ các di chỉ khảo cổ, sắp xếp chúng theo thời gian, rồi so sánh theo loại hình để tìm ra sự tương đồng, sự tiến triển hay thoái lùi của nhiều hiện vật, từ đó lần theo dấu chân thiên di (của các tộc người Việt) từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (Đỗ Lai Thúy). Cũng tương tự là các nhận xét của Đào Hùng, Nguyễn Việt trong các lời nhận xét của sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường”. Tuy nhiên, có ba vấn đề về phương pháp luận trong sách đã được các bài viết chỉ ra: 1. Về việc sử dụng truyền thuyết Tạ Đức dùng các tài liệu tổng hợp (trong đó chiếm tỷ lệ lớn là các tài liệu khảo cổ học Trung Quốc) để chứng minh truyền thuyết Hồng Bàng, sự tồn tại của nước Xích Quỷ là có thật và khẳng định các luận điểm của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc coi người Việt từ Trung Quốc chuyển cư sang, không phải cư dân bản địa ở miền Bắc Việt Nam là đúng. Tuy nhiên, Bùi Xuân Đính đã coi đó là “sai lầm về phương pháp luận”, vì truyền thuyết này có nhiều yếu tố hoang đường và phi lý mà chính sử triều Nguyễn đã chỉ ra, còn luận điểm của hai học giả Đào Duy Anh và Bình Nguyên Lộc thì đâu đã được giới khoa học xã hội Việt Nam thừa nhận (Bùi Xuân Đinh a). Trần Trọng Dương cũng chỉ ra “Việc sử dụng huyền thoại (một thể loại của văn học) để nghiên cứu lịch sử - như trong sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường” không phải lúc nào cũng có kết quả thực sự chắc chắn. Công thức {huyền thoại + hiện vật khảo cổ} trước nay vẫn là công thức ưa thích ở Việt Nam, trong khi công thức nghiêm cẩn hơn {sử liệu + hiện vật khảo cổ} đến nay vẫn còn đầy rẫy những chông gai thử thách. Việc coi huyền thoại có tính sử liệu, hoặc ít nhiều phản ánh một phần sự thực lịch sử nào đó khiến mọi giả thuyết khoa học luôn đứng chông chênh trên ranh giới giữa thực và hư, giữa sử học và văn học!”. 2. Về các phương pháp cụ thể trong các luận điểm của Tạ Đức cũng không nhận được chia sẻ. Tác giả Huy Phong viết trên một facebook về cách sử dụng lý thuyết của Tạ Đức: “Ông ấy toàn dẫn các ý kiến, lý thuyết các bậc 1-2-3-4-5 rồi đưa ra một cái kết luận chả logic tý nào! cứ lý thuyết này chồng lên lý thuyết khác, rồi kết luận! mà chả có cái nào của ông ấy cả! thậm chí cả cái kết luận ấy!”(tổng hợp của HoàngTrực Bình). Trần Trọng Dương cho rằng, các bước lập luận và cứ liệu nêu ra trong sách nhằm để bắc cầu kết nối những khoảng siêu không gian, siêu thời gian, nối liền Lạc Việt với Đại Cồ Việt cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, và nối Lạc Việt với văn hóa người Đản (Giang Tô). Về việc so sánh các di vật khảo cổ học cũng có những bất ổn, như so sánh hình dáng con rái cá trên internet với con vật lạ trên thạp Đào Thịnh để chứng minh rằng “rái cá” là vật tổ của người Đản kéo dài từ thời cổ cho đến tận thời Đinh Bộ Lĩnh. (Trần Trọng Dương). Lâm Mỹ Dung thì kết luận “Nói chung là hổ lốn quá, ví dụ nối một đồ gốm Ân Thương với một đồ đồng Đông Sơn với thạp thời Trần rồi thì bảo chung một nguồn gốc sinh học thì vô lối quá. Nhiều thứ nữa”(Hoàng Trực Bình thu thập). Bùi Xuân Đính coi việc “Chỉ đem một số ít di vật trong một vài di tích có những nét tương đồng với các di tích ở Trung Quốc để so sánh và kết luận đó là do các khối cư dân ở Trung Quốc thiên di mang sang là không thỏa đáng, thậm chí là vội vàng. Sự giống nhau của các di vật trong các văn hóa khảo cổ học do nhiều nguyên nhân, hoặc do tương đồng về văn hóa, hoặc do trao đổi, có khi là quà tặng, là chiến lợi phẩm của chiến tranh, đâu phải chỉ là kết quả của thiên di” (Bùi Xuân Đính a). Trong nghiên cứu so sánh, theo Trần Trọng Dương “việc đồng quy các hiện tượng văn hóa, hay đồng quy ngôn ngữ là việc hết sức mạo hiểm”; thế nhưng, trong sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường”, Tạ Đức đã tiến hành công thức truy nguyên đồng quy hàng loạt các hiện tượng về một chỉ số gốc... Trong nhiều trang, tác giả tiến hành đồng quy nhiều hiện tượng ngôn ngữ, mà sự đồng quy nhiều khi lại dựa trên bề mặt ngữ âm... Tác giả đã dùng những cứ liệu dân tộc học để đưa ra những đẳng thức ngữ âm khá chông chênh…. Và để chứng minh/hay phản biện được những kết luận này thì cần phải có những thao tác phục nguyên (tái lập âm đọc cổ: reconstruction) một cách chuyên nghiệp, chứ chưa thể dựa trên những nét hao hao trên ký hiệu văn tự của âm Hán -Việt hay phiên âm Latin ở thời điểm hiện tại (Trần Trọng Dương). Bùi Xuân Đính cũng tán đồng “để phục nguyên nghĩa và âm của một từ, phải tuân theo một phương pháp nghiêm ngặt, có trình tự, không thể căn cứ vào sự giống nhau về âm và nghĩa ở dạng thực thể đồng đại”, không thể chỉ dẫn ra sự giống nhau về âm của một số từ trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, như Cửa Lò/Kulua,lòng thung lũng/klung… để chứng minh nguồn gốc bên ngoài của các địa danh thuộc địa bàn người Việt sinh sống hiện nay (Bùi Xuân Đính a). 4. Những “câu kết” về nguồn gốc người Việt - người Mường Trong các bài trả lời, tranh luận, ông Tạ Đức khẳng định các tư liệu và luận điểm của mình là đúng, thậm chí trong bài “Về lá thư của Bùi Xuân Đính”, ông Đức còn dẫn lại lời của nhà sử học Lê Văn Lan khẳng định những điều được (ông Đức) nói “với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử” và ông Đức “hoàn toàn tự hào và yên tâm” về những phát ngôn bị coi là “lạc dòng và ngược dòng” . Nói vậy thôi, tôi không hẳn tin ông Đức vui khi “Ông đồ 8 X” Trần Trọng Dương viết hóm hỉnh rằng:“Trong khi, cả giới khoa học đã xác quyết, người Việt - người Mường là những cư dân bản địa, thì ông (Tạ Đức) cho rằng tổ tiên trực tiếp của người Việt - người Mường là người Lạc Việt - người Phùng Nguyên, là dân di cư từ phương Bắc xuống. Trong khi, ai cũng tin rằng văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn là văn hóa gốc thì ông lại cho rằng tổ tiên của họ là người Đản (Mon) cổ vốn sống ở vùng hạ lưu sông Mân (Phúc Kiến) hay có nguồn gốc từ văn hóa Dạ Lang (Thục), văn hóa Điền, Nam Việt (Nam Trung Hoa)”. Ông Bùi Xuân Đính sau khi chỉ ra “những bất cập” của Tạ Đức trong việc sử dụng nguồn tư liệu, trong phương pháp luận cũng đưa ra kết luận “Những thành tựu của khoa học xã hội trong hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định người Việt và người Mường (Lạc Việt) cùng với người Tày và một bộ phận Nùng, Thái cổ (Âu Việt) là các cư dân bản địa, sở tại, sinh sống từ rất lâu đời ở vùng Bắc Việt Nam, tạo lập ra các nền văn hóa mang tính liên tục để bước vào thời kỳ dựng nước với đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn rực rỡ” (Bùi Xuân Đính, a). Theo Bùi Xuân Đính, cuốn sách Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học của Cung Đình Thanh được ông giới thiệutrên Tạp chí Văn hóa Nghệ An (ngày 31/5/2014) đã làm sáng rõ vấn đề. Học giả Cung Đình Thanh (dựa trên các thành tựu khoa học đã được xác nhận) đưa ra hai kết luận quan trọng: - Văn hóa Hòa Bình là một trong ba cái nôi phát sinh trồng trọt của thế giới và là nôi của cây lúa nước. Từ Bắc Việt Nam, một nhóm cư dân ở đây đem nghề này vào lưu vực sông Hoài, gặp môi trường thuận lợi đã nhanh chóng phát triển nghề nông ở đây, phát triển nghề gốm, để trở thành nền Văn hóa Ngưỡng Thiều trong phạm vi lưu vực sông Hoài. - Theo Hà Văn Thùy, cơ sở quan trọng nhất để tìm về nguồn gốc tộc người là gien. Công trình nghiên cứu về Di truyền học do Nhà bác học người Mỹ gốc Hoa J. Y. Chu chủ trì được Cung Đình Thanh dẫn lại trong sách ông, khẳng định gốc gác của người Trung Hoa là từ Đông Nam Á di lên, sau lại lai giống với người từ Trung Á và châu Âu di cư đến, có lẽ đây là tổ tiên của người Hoa Hán lập nên nhà Thương” và như vậy, “Người thuộc Văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á, mà điểm chính có thể từ Bắc Việt Nam đã di cư lên góp phần thành lập nước Trung Hoa, người Đông Nam Á không chỉ góp phần mà còn đóng vai trò chính, là bộ phận chủ đạo của nhân chủng lập nên nước Trung Hoa (Bùi Xuân Đính c). Hai luận điểm của Cung Đinh Thanh mà Bùi Xuân Đính và Hà Văn Thùy đưa ra bị Tạ Đức phản lại trong bài LẠI TRẢ LỜI BÙI XUÂN ĐÍNH VỀ CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ CUNG ĐÌNH THANH trên Văn hóa Nghệ An 10/6/2014. Về kết quả phân tích mẫu lúa ở hang Xóm Trại (Hòa Bình), Tạ Đức cho rằng, mẫu lúa này có niên đại thời Trần, không phải cách đây vài nghìn năm. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứukhảo cổ học chorằng, mẫu lúa mà Nguyễn Việt đưa sang phân tích C14 ở Đức năm 1980 không phải mẫu chuẩn, tức không phải mẫu trong địa tầng văn hóa, mà là mẫu ở bên ngoài, có thể lúa đó do chim, chuột tha vào (!?). Vấn đề này chưa thấy ông Nguyễn Việt lên tiếng. Chắc là ông Việt không dễ dàng từ bỏ quan điểm của mình. Ý kiến về kết quả phân tích gien của học giả Mỹ gốc Hoa khẳng định người Việt ở Bắc Bộ di lên Trung Quốc chứ không phải từ Trung Quốc di xuống cũng bị Tạ Đức phản bác “là hoàn toàn vô lý và không có bất cứ cơ sở nào về khảo cổ học và sử học” Tạ Đức đ). Có thể nói, đến nay, cuộc tranh luận về “Nguồn gốc người Việt - người Mường” diễn ra gay gắt giữa một bên là ông Tạ Đức và bên kia là ông Bùi Xuân Đính, Hà Văn Thùy, Trần Trọng Dương và một số người khác. Tất cả đã bị ông Tạ Đức bác bỏ với sự tự tin đến lạ lùng. Ông Bùi Xuân Đính là người bàn đến sách của Tạ Đức trên tạp chí Dân tộc học, rồi Văn hóa Nghệ An, nhưng đã bị Tạ Đức bắt bẻ, phản đòn và tuyên bố “ông Đính thua cuộc”. Trong bài “Về lá thư của Bùi Xuân Đính”, ông Đức cho rằng, trên bàn cờ tranh luận, xe pháo mã của ông Bùi Xuân Đính đã bị ông Tạ Đức bắt hết, giờ cờ bí, ông Đính phải “dí tốt”, lá thư của ông Đính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm đánh giá sách của Tạ Đức chỉ là một con tốt đáng thương, tội nghiệp (!?). Vậy là “trời chẳng chịu đất, đất không chịu trời”. Đánh giá đúng sai, hay dở, thành công hoặc không thành công cuốn sách của Tạ Đức là quyền của bạn đọc, nhất là của các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây tôi vẫn cứ băn khoăn đến ba nhận xét của ông Hà Văn Thùy về sách của Tạ Đức: - “Ông Tạ Đức nói rằng, ý tưởng thiên di-truyền bá là ông nhận được từ Đào Duy Anh và Bình Nguyên Lộc. Ta có thể thấy, vào thập niên 1970, do hạn chế về tư liệu khoa học, đề xuất của các vị trên là những giả thuyết có tính tìm tòi. Nhưng nay, sau thập niên đầu của thế kỷ XXI, khoa học nhân loại đã đi những bước dài. Không chỉ cổ nhân chủng học mà cả di truyền học đều xác nhận, dân cư trên đất Việt Nam hình thành sớm và liên tục từ Sơn Vi, Hòa Bình tới Bắc Sơn, Phùng Nguyên … Do vậy, thuyết của Đào Duy Anh và Bình Nguyên Lộc không còn đất đứng.Kéo dài thêm sai lầm của những người đi trước, sách của ông Tạ Đức không chỉ trái ngược với thực tế lịch sử mà còn đẩy khoa học nhân văn Việt Nam thụt lùi một nửa thế kỷ! Không những thế, do phủ định nguồn gốc bản địa của con người và văn hóa Việt, nó gây hoang mang, làm nản lòng những ai đang gom nhặt chắt chiu từng mảnh vụn của quá khứ, khôi phục gia tài lịch sử chân thực của dân tộc” (Hà Văn Thùy B). - “Một cuốn sách lạc đường, đẩy học thuật Việt thụt lùi hơn nửa thế kỷ... Bên trong, không đủ tâm và trí để nói với nhân dân về cội nguồn cùng văn hóa đích thực của dân tộc; thậm chí vẫn ca những bài ca mốc meo về “ngã tư đường giao lưu quốc tế”, về “tiếp biến văn hóa,” về “tiếng Việt mượn 70% từ ngôn ngữ trung Hoa”… Bên ngoài, nó câm nín trước những đòn tấn công hiểm ác không chỉ xuyên tạc chính nghĩa dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà cả những mưu toan nhân danh khoa học phủ định tới cỗi rễ dân tộc” (Hà Văn Thùy c). -“Bằng con đường sinh học, chỉ cần 1% lượng giấy ông Tạ Đức đã dùng, vấn đề nguồn gốc người Việt-người Mường được trình bày một cách chính xác, khoa học” (Hà Văn Thùy B). Liệu có đúng thế không? Có nặng nề quá không? Qua cuộc tranh luận về cuốn sách “Nguồn gốc người Việt - người Mường” cũng lộ ra những vấn đề cần được các cơ quan hữu trách, như việc xét duyệt, thẩm định bản thảo, như Lâm Mỹ Dung đã viết trên một trang mạng :“Để in những cuốn sách gọi là chuyên khảo khoa học như thế này cần có hội đồng tử tế đánh giá về mặt khoa học, không phải cái kiểu tôi tự viết, tự in và hạ thấp những cuốn sách in bằng tiền ngân sách, những dự án do nhà nước tài trợ. Nội dung cuốn sách có thật sự khoa học hay không, không phải do tiền ai tài trợ!” (tổng hợp của Hoàng Trực Bình); về tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, nhất là các cuốn sách có những nội dung dễ bị coi là “nhạy cảm”, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để có thể kết luận chính thức cho vấn đề, “gióng chuông hạ màn” cho những cuộc tranh luận căng thẳng, kéo dài, tôi nghĩ, cần có một trọng tài phân xử. Phải chăng, Viện Hàn lâm KHXH - cơ quan có nhiều viện chuyên ngành liên quan đến sách của Tạ Đức có đủ năng lực, sớm tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm với tinh thần khoa học, cởi mở, làm rõ những vấn đề về nguồn tư liệu, các luận điểm mà tác giả Tạ Đức đặt ra; có thế mới thúc đẩy khoa học tiến bộ và lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Trực Binh(thu thập), MỘT SỐ BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỐN “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - NGƯỜI MƯỜNG” CỦA TẠ ĐỨC TRÊN CÁC BLOG THU THẬP ĐƯỢC. Trần Trọng Dương, ĐỌC “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - NGƯỜI MƯỜNG” CỦA TẠ ĐỨC, Tạp chí Tia sáng, thứ Tư, 16/5/2014; đăng lại trên Văn hóa Nghệ An, Thứ tư, 28 tháng 5/2014. Bùi Xuân Đính a,BÀN VỀ “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - NGƯỜI MƯỜNG”, Tạp chí Dân tộc học, số 1- 2. Bùi Xuân Đính b, THƯ NGỎ GỬI TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN VÀ BẠN ĐỌC, Văn hóa Nghệ An, thứ Sáu, 30 tháng 5/2014. Bùi Xuân Đính c,“TÌM VỀ NGUỒN GỐC VĂN MINH VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG MỚI CỦA KHOA HỌC - MỘT CUỐN SÁCH GÓP PHẦN LÝ GIẢI NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT”, Văn hóa Nghệ An, Thứ Hai, 02 tháng 6/2014. Tạ Đức a, TRAO ĐỔI VỚI TRẦN TRỌNG DƯƠNG, Văn hóa Nghệ An, thứ Tư, 28 tháng 5/2014. Tạ Đức b, TRAO ĐỔI TIẾP VỚI TRẦN TRỌNG DƯƠNG, Văn hóa Nghệ An, thứ Tư, 28 tháng 5/2014. Tạ Đức c,tRẢ LỜI Ý KIẾN CỦA BÙI XUÂN ĐÍNH VỀ CUỐN “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”, Văn hóa Nghệ An, thứ Tư, ngày 28 tháng 5/2014. Tạ Đức d,LẠI TRẢ LỜI BÙI XUÂN ĐÍNH VỀ CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ CUNG ĐÌNH THANH, Văn hóa Nghệ An, thứ Ba, ngày 10 tháng 6/2014. Tạ Đức đ,TRAO ĐỔI VỚI ÔNG HÀ VĂN THÙY VỀ “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”, Văn hóa Nghệ An, thứ Năm, 12 tháng 6/2014. Tạ Đức e, VỀ LÁ THƯ CỦA BÙI XUÂN ĐÍNH, Văn hóa Nghệ An, thứ Sáu, 13 tháng 6/2014. Nguyễn Huỳnh Mai,VẤN ĐỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO, Văn hóa Nghệ An, thứ Năm, 29 tháng 5/2014. Tạp chí Văn hóa Nghệ An, PGS.TS BÙI XUÂN ĐÍNH ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CÓ Ý KIẾN CHÍNH THỨC VỀ SÁCH "NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - NGƯỜI MƯỜNG" CỦA TẠ ĐỨC, Thứ năm, 12 tháng 6/2014 Cung Đình Thanh, PHẢI CHĂNG ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TA ĐÃ CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM? Văn hóa Nghệ An, thứ Hai, 31 tháng 3/ 2014 (bài đăng lại). Hà Văn Thùy a, TRAO ĐỔI VỚI PGS.TS BÙI XUÂN ĐÍNH, Thuyhavan.blogspot. com/ 2014/05. Hà Văn Thùy b, MỘT KIẾN GIẢI SAI VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC, Văn hóa Nghệ An, Thứ Sáu, 30 Tháng 5 2014. Hà Văn Thùy c,“NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”* VÀ THỰC TRẠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM, Thuyhavan.blogspot. com/ 2014/05. Đỗ Lai Thúy, NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT, NGƯỜI MƯỜNG - MỘT GIẢ THUYẾT KHÁC, Văn hóa Nghệ An, Thứ Ba, 27 Tháng 5/2014. Tôi ghi chú: - Nếu không sử dụng nguồn tư liệu và những ý tưởng phong phú trong cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường của Tạ Đức thì rất khó khăn khi truy tìm lại lịch sử Văn Lang thời thượng cổ. Đây là một cuốn sách biên soạn rất công phu, vấn đề lịch sử đã vượt khỏi "ranh giới Việt Nam" hiện nay, điều này không có gì khó hiểu khi biên giới Văn Lang thời Hùng Vương ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, Đại việt sử ký toàn thư, các thần tích và phả hệ dòng họ và các nguồn tư liệu khác là rất rộng lớn. - Cuốn sách Nguồn gốc người Việt người Mường và các cuốn sách và biên khảo, bài viết về lịch sử, văn hóa của các tác giả khác đã ra đời cực kỳ đúng thời điểm.1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mọi cha mẹ nên cho con đọc: Bài phát biểu chấn động Thế giới của người diệt Bin Laden Thứ Tư, 03/02/2016 08:30:00 Vntinnhanh.vn - Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, người là cựu sinh viên Đại học Texas, đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ. Đô đốc William H. McRaven. (Ảnh: AP) Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân. Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt này: "Tôi đã là một người lính SEAL của Hải quân trong 36 năm. Nhưng cuộc đời binh nghiệp chỉ bắt đầu khi tôi tốt nghiệp trường UT và tham gia khóa huấn luyện cơ bản của SEAL ở Coronado, California. Đó là 6 tháng chạy khổ nhọc trên cát mềm, bơi giữa đêm trong làn nước lạnh giá ngoài khơi San Diego, các bài vượt chướng ngại, các bài tập thể lực không ngừng nghỉ, nhiều ngày không ngủ, luôn ở trong tình trạng ướt, lạnh và khổ sở. Đó là 6 tháng thường xuyên bị lăng mạ bởi các thầy huấn luyện chuyên nghiệp, những người luôn tìm các điểm yếu trong tâm hồn và thể xác của học viên rồi loại bỏ chúng, trước khi họ trở thành một người lính SEAL. Nhưng hoạt động huấn luyện còn là để tìm hiểu xem các học viên có thể hoạt động bình thường trong một môi trường thường xuyên phải chịu áp lực, sự hỗn loạn, thất bại và cả khó khăn hay không. Toàn bộ bài phát biểu của đô đốc McRaven. (Nguồn: ĐH Texas/YouTube) Với tôi, huấn luyện SEAL cơ bản giống như các thách thức của cả cuộc đời, được nhét vào trong vỏn vẹn 6 tháng trời. Vì thế, dưới đây là 10 bài học thu được từ hoạt động huấn luyện SEAL mà tôi hy vọng sẽ có giá trị với bạn, khi bạn tiến lên trong cuộc sống. Mỗi buổi sáng trong hoạt động huấn luyện SEAL cơ bản, các thầy của tôi, những người đều là cựu binh thời chiến tranh Việt Nam, sẽ xuất hiện trong phòng của tôi ở doanh trại và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra giường ngủ. Nếu bạn dọn giường chuẩn xác thì các góc phải vuông vắn, ga giường phải phẳng phiu, gối được đặt ở vị trí trung tâm, giữa tấm ván đầu giường và chăn phải được gấp gọn gàng, đặt ở chân giường. Đó là một nhiệm vụ đơn giản, bình thường. Nhưng mỗi buổi sáng, chúng đều được yêu cầu phải dọn giường sao cho đạt tiêu chuẩn hoàn hảo. Lúc ấy chuyện có vẻ kỳ cục, đặc biệt khi tất cả chúng tôi đều đang nóng lòng muốn trở thành các chiến binh thực thụ, những người lính SEAL dạn dày lửa đạn chiến trường. Phải mãi về sau, tôi mới nhận thấy sự thông thái trong hoạt động có vẻ đơn giản này. Một lính đặc nhiệm Mỹ. (Ảnh: CNN) Nếu dọn giường vào mỗi buổi sáng, bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày. Nó sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác. Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong. Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa. Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn. Và nếu chẳng may bạn có một ngày tồi tệ, bạn sẽ về nhà với một chiếc giường được dọn dẹp ngay ngắn - do bản thân thực hiện. Và chính chiếc giường được dọn dẹp tới hoàn hảo đó sẽ động viên bạn rằng ngày mai có thể sẽ khá hơn. Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường! Trong hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên được chia thành từng nhóm nhỏ 7 người để tham gia chèo thuyền. Cứ 3 người lại ngồi vào một bên của chiếc thuyền cao su nhỏ và một người còn lại sẽ cầm lái. Đô đốc McRaven từng là một lính đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: CNN) Mỗi ngày, đội chèo thuyền của bạn lại xuất hiện trước bãi biển và được hướng dẫn cách chèo qua vùng sóng vỗ và đi vài cây số dọc theo bãi biển. Mùa Đông, những con sóng ở San Diego có thể cao từ 3 tới 4 mét và rất khó để chèo qua chúng, trừ phi tất cả mọi người cùng tham gia. Mỗi cú khua chèo phải được thực hiện đồng bộ với nhau. Tất cả đều phải dồn sức lực như nhau, nếu không con thuyền sẽ xoay ngang trong con sóng và bị ném trở lại bãi biển. Và như vậy, để tới được đích, tất cả mọi người đều phải chèo thuyền. Bạn không thể một mình thay đổi thế giới - bạn sẽ cần ai đó giúp đỡ. Để đi từ điểm xuất phát tới đích, bạn sẽ thực sự cần bạn bè, đồng nghiệp , thiện chí của người lạ và một người lái thuyền mạnh mẽ để hướng dẫn tất cả. Nếu muốn thay đổi thế giới, hãy tìm ai đó giúp bạn chèo thuyền. Chỉ sau vài tuần huấn luyện, lớp SEAL của tôi đã từ 150 người giảm xuống còn 35. Nay mỗi chiếc thuyền chỉ còn lại 6 người thay vì 7 người như ban đầu. Lính SEAL trong một buổi diễn tập. (Ảnh: WikiCommon) Tôi từng ở trong một con thuyền với những anh chàng cao to, nhưng đội chèo thuyền giỏi nhất chúng tôi có được lại hợp thành từ những anh chàng nhỏ con - đội chèo thuyền của các chú lùn, như những người khác đã gọi họ - với không ai trong đó cao hơn 1m65. Đội chú lùn có một người gốc thổ dân, một người gốc Phi, một người gốc Ba Lan, một người gốc Hy Lạp, một người gốc Italy và hai anh chàng nữa tới từ vùng Trung Tây. Nhưng họ đã chèo vượt tất cả các đội thuyền khác. Những anh chàng to con trong các đội thuyền khác thường trêu chọc đội chú lùn, dựa trên những đôi dép nhỏ họ đi trước mỗi buổi luyện tập. Tuy nhiên những chú lùn đó, tới từ mọi ngóc ngách trên thế giới, rốt cục lại chiến thắng - họ chèo thuyền nhanh hơn bất kỳ ai khác và tới đích trước toàn bộ các nhóm còn lại. Hoạt động huấn luyện SEAL là một thước đo hoàn hảo. Không thứ gì có thể giúp ích cho bạn, ngoại trừ ý chí thành công. Không phải là màu da, nguồn gốc chủng tộc, trình độ giáo dục hay đẳng cấp xã hội của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đánh giá ai đó theo trái tim của họ, chứ không phải kích cỡ đôi dép họ đi dưới chân. Mỗi tuần vài lần, các thầy huấn luyện sẽ bắt cả lớp xếp hàng và kiểm tra quân phục. Đó là cuộc kiểm tra vô cùng kỹ càng. Chiếc mũ và quần áo của bạn phải được gấp nếp rõ ràng, không tì vết. Thắt lưng của bạn phải sáng bóng, không có vết bẩn nào. Đặc nhiệm SEAL từng tiêu diệt Bin Laden. (Ảnh: Wikimedia) Nhưng dù bạn dồn bao nhiêu công sức chuẩn bị, dường như các nỗ lực ấy vẫn là không đủ. Các thầy sẽ luôn tìm ra vấn đề nào đó. Và nếu không đạt trong bài kiểm tra quân phục, học viên sẽ phải chạy nguyên quần áo vào vùng sóng và rồi khi đã ướt như chuột lột từ đầu tới chân, anh ta sẽ phải lăn vòng trên bãi biển, cho tới khi thân thể đầy cát bám. Hình phạt đó được gọi là "bánh quy bọc đường". Bạn sẽ phải mặc bộ quân phục đó suốt cả ngày, trong điều kiện lạnh run, ướt nhèm và đầy cát bám. Có rất nhiều học viên không chấp nhận được thực tế rằng nỗ lực của họ rốt cục lại trở thành vô ích. Rằng không cần biết đã chuẩn bị quân phục kỹ tới cỡ nào, họ vẫn chẳng thể thành công. Các học viên đó đã không thể vượt qua đợt huấn luyện. Các học viên đó không hiểu được mục đích của bài tập. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự thành công trong bài đó. Bạn sẽ không bao giờ có được bộ quân phục hoàn hảo cả. Đôi khi, không cần biết đã chuẩn bị kỹ thế nào, bạn vẫn có thể trở thành một chiếc bánh quy bọc đường. Bởi vì cuộc sống là như thế. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy chấp nhận việc trở thành bánh quy bọc đường và tiếp tục tiến lên. Lính SEAL chiến đấu dưới nước. (Ảnh: The Blaze) Mỗi ngày, trong quá trình huấn luyện, bạn sẽ bị yêu cầu thực hiện nhiều hoạt động tiêu tốn thể lực khác nhau - chạy cự ly dài, bơi trên cự ly dài, vượt chướng ngại vật, nhiều giờ tập thể lực không ngừng - nhằm kiểm tra tinh thần của bạn. Mọi bài tập đều có các tiêu chuẩn - khung thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu không đạt chuẩn, tên bạn sẽ được đưa vào một danh sách và vào cuối ngày, những người trong danh sách đó sẽ được mời tới một "rạp xiếc". Một rạp xiếc chỉ hoạt động thể lực kéo dài thêm 2 giờ nữa. Việc này nhằm khiến bạn mệt mỏi rã rời, đánh quỵ tinh thần của bạn, buộc bạn phải bỏ cuộc. Không ai muốn vào "rạp xiếc" cả. Một lần vào "rạp xiếc" sẽ gây thêm mỏi mệt và điều này đồng nghĩa với việc hôm sau khó khăn sẽ tăng lên gấp bội, dẫn tới việc bạn nhận thêm nhiều đợt tới "rạp xiếc" khác. Vào lúc này hay lúc khác trong quá trình huấn luyện SEAL, mọi người - tất cả các học viên - đều đã góp mặt trong danh sách vào "rạp xiếc". Nhưng khi đó, sẽ có điều thú vị xảy ra với những người thường xuyên vào danh sách. Theo thời gian, các học viên đó - những người phải tập luyện thêm 2 giờ mỗi ngày - trở nên khỏe hơn so với kẻ khác. Nỗi đau khổ của việc phải vào các "rạp xiếc" đã âm thầm tạo ra sức bền về thể lực mà họ không biết. Cuộc sống luôn đầy các "rạp xiếc" như thế. Chỉ có những quân nhân Mỹ giỏi nhất mới có thể trở thành đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: Semperfimac) Bạn sẽ thất bại và thất bại sẽ thường xảy ra. Thất bại sẽ luôn gây đau đớn, gây nản lòng. Đôi khi, thất bại thách thức cả các giá trị sâu xa nhất nằm trong con người bạn. Nhưng nếu muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ các rạp xiếc. Ít nhất 2 lần một tuần, các học viên được yêu cầu tham gia bài tập vượt chướng ngại vật. Bài tập này có 25 chướng ngại vật, bao gồm một bức tường cao 3 mét, một tấm lưới dài 10 mét và một màn chui rào thép gai. Nhưng thách thức lớn nhất là "cú trượt của cuộc đời". Nó gồm một cây cột 3 tầng, cao 10 mét, nằm ở một đầu và 1 cây cột thấp hơn ở đầu bên kia. Giữa các cột này là một đoạn thừng dài chừng 65 mét. Bạn phải leo lên cây cột cao và khi tới đỉnh thì đu lấy đoạn dây thừng rồi dùng chân tay kéo mình sang đầu bên kia. Kỷ lục thời gian vượt qua chướng ngại này đã đứng vững trong nhiều năm, khi lớp học của tôi bắt đầu huấn luyện vào năm 1977. Kỷ lục đó dường như là bất bại, cho tới ngày nọ, một học viên quyết định dùng biện pháp mới. Thay vì đu mình dưới thừng và nhích từng chút một về phía bên kia, anh dũng cảm nằm lên đoạn dây thừng, chúc đầu về phía trước rồi vừa tự cân bằng vừa kéo mình sang đầu bên kia. Chiến đấu trong điều kiện lạnh giá. (Ảnh: Navy SEALs) Kỹ thuật di chuyển đó rất nguy hiểm và thậm chí còn trông có vẻ ngu xuẩn vì đầy rủi ro. Nếu ngã khỏi đoạn dây thừng, học viên ấy có thể bị thương và lập tức bị loại khỏi hoạt động huấn luyện. Nhưng rốt cục học viên ấy chỉ mất nửa thời gian so với những người khác để tới đích và đồng thời phá luôn kỷ lục được lập ra trước đó. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi bạn phải cắm đầu lao tới trở ngại. Trong giai đoạn huấn luyện chiến đấu trên bộ, các học viên được đưa tới đảo San Clemente, nằm ngoài khơi San Diego. Vùng nước ngoài khơi San Clemente đầy cá mập trắng. Để vượt qua hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên phải thực hiện nhiều bài bơi cự ly dài, với một bài diễn ra trong đêm. Trước bài đó, các thầy vui vẻ hướng dẫn cho học viên biết thông tin về mọi loài cá mập đang sống ở vùng nước ngoài khơi San Clemente. Họ đảm bảo với bạn rằng không một sinh viên nào từng bị cá mập ăn thịt, ít nhất là cho tới gần đây. Nhưng bạn cũng được cho biết rằng nếu cá mập bắt đầu bơi lòng vòng quanh mình, hãy ở yên một chỗ. Đừng bơi đi, nhưng cũng đừng tỏ ra sợ hãi. Các chiến binh SEAL không sợ cá mập. (Ảnh: West Coast Action Alliance) Và nếu con cá mập, dĩ nhiên đang đói nên mới mò đi kiếm ăn trong đêm, lao về phía bạn thì hãy dồn toàn bộ sức mạnh để đấm vào miệng nó. Con vật sẽ xoay mình và bỏ đi. Thế giới có rất nhiều cá mập. Nếu muốn hoàn thành chặng bơi của mình, bạn sẽ phải đương đầu với chúng. Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ cá mập. Trong vai trò lính SEAL, một trong những hoạt động chúng tôi phải thực hiện là tiến hành tấn công dưới nước chống lại tàu địch. Chúng tôi tập rất kỹ hoạt động này trong quá trình huấn luyện cơ bản. Nhiệm vụ tấn công như thế sẽ khiến 2 lính SEAL mặc đồ lặn được thả xuống nước trong đêm, tại khu vực bên ngoài bến cảng của "quân địch". Họ phải lặn 3km vào bờ, không sử dụng đồ gì khác ngoài một máy đo sâu và một chiếc la bàn để định vị. Suốt quá trình lặn, vẫn có chút ánh trăng xuyên qua làn nước ở trên đầu, khiến bạn cảm thấy khá thoải mái. Nhưng khi bạn tới gần con tàu đã neo đậu, ánh sáng bắt đầu tắt dần. Cấu trúc to lớn của con tàu sẽ chặn lại ánh trăng, chặn ánh đèn đường và gần như mọi ánh sáng khác. Để thành công trong nhiệm vụ này, bạn phải lặn dưới tàu và tìm sống tàu, thứ nằm ở giữa con tàu, tại khu vực sâu nhất. Đó là mục tiêu của bạn, nhưng sống tàu cũng là khu vực tối nhất của con tàu - nơi bạn xòe tay ra trước mặt cũng không thể nhìn thấy gì, nơi tiếng ồn từ hệ thống máy móc của tàu phát ra gây đinh tai nhức óc, khiến bạn rất dễ mất phương hướng và gặp thất bại. Các chiến binh SEAL phải trải qua một đợt huấn luyện như "địa ngục". (Ảnh: eBay) Mọi người lính SEAL đều biết rằng dưới khu vực sống tàu, tại khoảnh khắc đen tối nhất của nhiệm vụ - lúc mà bạn cần phải bình tĩnh - là khi mọi kỹ năng, chiến thuật, sức mạnh thể lực và tinh thần của bạn cần phải được lôi ra. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy thể hiện năng lực tốt nhất của mình trong khoảnh khắc đen tối nhất. Tuần thứ 9 của hoạt động huấn luyện được gọi là "Tuần địa ngục". Đó là 6 ngày không ngủ, thường xuyên bị quấy rối về thể lực và tinh thần. Trong đó có một ngày đặc biệt được gọi là Mud Flats - chỉ khu vực đầm lầy nằm giữa San Diego và Tijuana. Ngày Mud Flats nằm trong thứ 4 của Tuần địa ngục và bạn phải ngâm mình trong bùn suốt 15 giờ đồng hồ, cố gắng sống sót qua điều kiện bùn lầy lạnh giá, gió lạnh thổi ràn rạt cùng áp lực bắt bạn phải bỏ cuộc từ các thầy huấn luyện. Khi mặt trời bắt đầu lặn vào chiều ngày thứ Tư đó, lớp huấn luyện của tôi được lệnh ngâm mình xuống bùn. Bùn sẽ ngập dần tới cổ từng người. Các thầy huấn luyện nói rằng chúng tôi chỉ có thể rời khỏi tình cảnh khốn khổ nếu có 5 người bỏ cuộc - chỉ 5 người thôi và chúng tôi sẽ thoát ra khỏi cái lạnh khủng khiếp. Nhìn quanh, tôi thấy một số học viên đã muốn bỏ cuộc. Vẫn còn tới 8 giờ nữa Mặt trời mới mọc - tức 8 giờ lạnh thấu xương. Những hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng xuýt xoa của các học viên bị lạnh bắt đầu vang lên, to tới mức người ta chẳng nghe thấy gì khác nữa. Đó là khi có một giọng hát vang lên. Biệt kích SEAL không ngại khó khăn. (Ảnh: Brookings) Người cất tiếng hát hoàn toàn lệch tông, nhưng anh hát một cách đam mê. Sau đó thì giọng hát thứ hai, thứ ba vang lên. Và rồi mọi người trong lớp đều hát. Chúng tôi biết rằng nếu một người đã vươn lên khỏi cảnh khốn cùng thì những người khác cũng có thể làm được. Các thầy huấn luyện dọa chúng tôi rằng tất cả sẽ phải ngâm mình trong bùn lâu hơn nếu tiếp tục hát, nhưng tiếng hát vẫn vang vọng. Và rồi bùn lầy dần trở nên ấm hơn. Gió cũng dịu đi và binh minh dần xuất hiện. Nếu tôi học được điều gì đó sau khi đi khắp thế giới thì đó là sức mạnh của sự hy vọng. Sức mạnh của một cá nhân - từ những người nổi tiếng như George Washington, Abraham Lincoln, Luther King, Nelson Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan có tên Malala - có thể thay đổi thế giới chính là việc họ mang tới hy vọng cho người khác. Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy cất lời ca khi bùn đã ngập tới cổ mình. Cuối cùng, trong hoạt động huấn luyện của SEAL có một cái chuông. Cái chuông đó làm từ đồng, treo giữa khu huấn luyện để mọi học viên có thể nhìn thấy. Tất cả những gì bạn phải làm để bỏ cuộc chỉ là rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải dậy từ 5 giờ sáng nữa. Rung chuông và bạn không còn phải thực hiện các bài bơi dài trong giá lạnh nữa. Rung chuông và bạn không còn phải chạy dài, phải vượt chướng ngại vật, phải tập thể dục. Bạn không còn phải chịu đựng sự khổ sở của hoạt động tập luyện nữa. Chỉ cần rung chuông. Đô đốc McRaven đã có một bài phát biểu "lịch sử" trước các sinh viên tốt nghiệp của Đại học Texas. (Ảnh: AP) Nhưng bếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông. Với khóa học sắp ra trường của năm 2014, chỉ còn chút nữa thôi là các em sẽ chính thức tốt nghiệp. Chỉ chút nữa thôi là các em bắt đầu hành trình cuộc đời. Chỉ một chút nữa thôi là các em sẽ bắt đầu thay đổi thế giới - theo hướng tốt đẹp hơn. Chuyện sẽ không dễ dàng. Nhưng, các em là một khóa học có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tiếp theo. Vì thế hãy bắt đầu mỗi ngày bằng cách hoàn thành một việc. Hãy tìm ai đó giúp các em đi qua cuộc đời. Hãy tôn trọng mọi người. Hiểu rằng cuộc sống không công bằng và các em sẽ thường thất bại, nhưng nếu các em đón nhận chút rủi ro, bước tiếp trong khoảnh khắc khó khăn, đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị chà đạp và không bao giờ bỏ cuộc - nếu các em làm được những điều trên, thế hệ tiếp theo và nhiều thế hệ sau đó, sẽ được sống trong một thế giới tốt hơn nhiều những gì chúng ta có ngày hôm nay - những gì bắt đầu tại đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Cảm ơn các em rất nhiều". Hương Giang (Theo Business Insider)1 like -
Về nguyên tắc khí thì nên đặt cổng phía bên phải, tính theo hướng nhìn từ trong nhà ra ngoài. Nguyên tắc chung là vậy, còn thực tế tùy vào địa hình mỗi căn nhà!1 like